Thước đo nghèo đói đa chiều trong đánh giá mức độ phát triển của các cộng đồng,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

các cộng đồng, các địa phương

Bằng thước đo MPI, chúng ta có thể đo đạc và đánh giá nghèo đói một cách sâu sắc ở các cấp độ khác nhau: gia đình, khu vực, quốc gia và quốc tế. MPI cung cấp thang đo toàn diện hơn về sự nghèo đói so với cách tính truyền thống (đô la/ ngày) trước đây. Nó chính là sự hoàn thiện cho hệ thống các công cụ đánh giá các chiều cạnh rộng lớn hơn sự thình vượng (Well-being) của con người, bao gồm tất cả các mặt toàn diện của cuộc sống: một cuộc sống no đủ, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, các cơ hội lựa chọn luôn rộng mở và năng lực nắm bắt cơ hội cũng luôn được quan tâm bồi dưỡng và nâng

18

cao…. “Chỉ số nghèo đa chiều này giống như một giải pháp hữu hiệu mới có thể giúp chúng ta xác định những thách thức đa dạng luôn rình rập người nghèo và các hộ gia đình nghèo nhất các cộng đồng vẫn đang phải đối mặt” Đúng như những người sáng lập ra chỉ số nghèo khổ đa chiều đã nhận định: “Chỉ số nghèo đa chiều cung cấp thang đo đầy đủ hơn về sự nghèo đói so với cách tính truyền thống là thu nhập (tính bằng đô la/ngày). Đây là một sự bổ sung hữu ích vào hệ thống các công cụ đánh giá các chiều cạnh rộng lớn một cuộc sống thịnh vượng (Well-being) của con người”.

Thậm chí ở các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây, việc phân tích chỉ số nghèo đói đa chiều lại bộc lộ sự dai dẳng của sự nghèo đói một cách sâu sắc (acute poverty), trong khi nếu tính theo thu nhập, cộng đồng đó đã vượt qua được ngưỡng nghèo của thế giới, như ở Ấn Độ, Hunggary… là những trường hợp điển hình. Chỉ số nghèo này còn có khả năng chỉ ra từng mức độ tiến bộ, hay xu hướng thay đổi lớn của các quốc gia. Theo tiêu chí này, tỷ lệ người nghèo của thế giới tăng thêm 21%, tức hiện có hơn 1,7 tỷ người nghèo trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nó cũng cho phép nhìn nhận nghèo một cách toàn diện và biện chứng hơn, nhờ các chỉ báo đa dạng, cụ thể , dễ xác định, và do vậy chính xác hơn.

Như vậy, có thể thấy, công tác giảm nghèo nếu chỉ dựa trên tiêu chí thu nhập/chi tiêu là chưa đủ. Bởi trên thực tế, nếu đánh giá nghèo đơn chiều theo thu nhập, nhiều địa phương không còn hộ nghèo, theo cả chuẩn nghèo quốc gia lẫn địa phương. Nhưng, nhiều người dân tuy đã thoát nghèo theo các tiêu chuẩn vẫn thiếu thốn rất nhiều những nhu cầu cần thiết so với mức phát triển chung của cộng đồng. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề chất lượng bền vững trong giảm nghèo trong thời gian tới, đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận đa ngành, trong đó, tình trạng nghèo đói phải được xem như một hiện tượng đa

19

chiều, không chỉ có mỗi nghèo về thu nhập, chi tiêu (TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc) [6].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)