Từ các phương án đề xuất của Bộ LĐTB &XH: để đơn giản hơn về xác định nghèo đa chiều và kết hợp chặt chẽ giữa nghèo về thu nhập/ chi tiêu với các chiều xã hội khác ( y tế, giáo dục, điều kiện sống….). Tiếp cận và đo lường nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới và nó sẽ hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều khác hay dễ bị tổn thương khác bởi các chiều khác, điều quan trọng là cần xác định các chiều nghèo cho phù hợp và xác định các trong số cho phù hợp.
Hình 4.1: So sánh tỉ lệ nghèo đa chiều và nghèo đơn chiều 2014 của xã Kim Phượng
50
Qua hình trên ta thấy tỉ lệ hộ nghèo đa chiều và cận nghèo đa chiều theo 2 phương án cho sự chênh lệch nhau, cụ thể:
Phương án 1: có 30 hộ nghèo đa chiều, chiếm 37,50% , tăng lên 17,50% so với cách tính nghèo theo thu nhập hiện hành. Với cách xác đinh hộ nghèo theo phương án này về cơ bản hộ nghèo không thay đổi, thấy được mức độ nghèo của người dân thông qua thu nhập và mức độ thiếu hụt của người dân.
Phương án 2: Có 31 hộ nghèo đa chiều (38,75%), tăng lên 13,75% so với cách tính nghèo đơn chiều. Trong quá trình rà soát điều tra sẽ không bỏ sót đối tượng nghèo đa chiều, nhưng có 1 vấn đề bất cập ở đây là có những hộ có thu nhập cao nhưng hộ đó lại thiếu hụt về các chiều, tại sao họ có thu nhập cao mà họ lại không giải quyết vấn đề thiết yếu cho gia đình có thể họ không muốn mua, muốn tiết kiệm, hay vấn đề ốm đau bệnh tật họ phải mua thuốc uống hàng tháng, cũng có thể số tiền thu nhập đó họ chi vào những việc khác như: ăn uống, vui chơi….
Trong 2 phương án trên tôi đề xuất lựa chọn phương án 1, theo phương án 1 này thì tỉ lệ hộ nghèo đa chiều tăng lên và phản ánh được mức độ thiếu hụt của người dân, dễ dàng phân loại hộ nghèo đa chiều và cận nghèo, phù hợp với định hướng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và khả năng cân đối.