Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt gà hmông nuôi tại xã hang kia, pà cò huyện mai châu tỉnh hòa bình

84 65 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt gà hmông nuôi tại xã hang kia, pà cò huyện mai châu tỉnh hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐỖ ĐỨC NHÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, NĂNGSUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ H’MÔNG NUÔI

TẠI XÃ HANG KIA, PÀ CÒ

HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HOÀ BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐỖ ĐỨC NHÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, NĂNGSUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ H’MÔNG NUÔI

TẠI XÃ HANG KIA, PÀ CÒ

HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HOÀ BÌNH

Chuyên ngành: Chăn nuôiMã ngành: 8.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Mỵ

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi Các số liệu, kếtquả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bấtkỳ công trình nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luậnvăn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõnguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Đức Nhân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứulý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả Những kiến thức mà thầycô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốtquá trình thực hiện luận văn này.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với

PGS.TS Nguyễn Thị Thuý Mỵ - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi

hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Chănnuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quátrình học tập và hoàn thành luận văn.

Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúpđỡ của Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện MaiChâu và các cán bộ tại các xã nghiên cứu, những người đã cung cấp số liệu, tưliệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôi đưa ra những phân tích đúng đắn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đìnhđã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành luận văn Tôi xin chânthành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợivà đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Đức Nhân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii DANHMỤC CÁC BẢNG v DANHMỤC CÁC HÌNH vi MỞĐẦU 1

1.1.1 Điều kiện địa lý 3

1.1.2 Văn hoá xã hội 3

1.2 Khả năng sinh trưởng 4

1.2.1 Khái niệm sinh trưởng 4

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng 6

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 8

1.3 Khả năng cho thịt và một số chỉ tiêu đánh giá 10

1.3.1 Năng suất thịt 10

1.3.2 Chất lượng thịt 11

1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gia cầm 12

1.4 Vài nét về giống gà H’Mông 13

1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 13

1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13

1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 16

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

212.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

Trang 7

2.2.1 Nội dung nghiên cứu 21

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.3 Xử lý số liệu 24

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

3.1 Kết quả đánh giá thực trạng về chăn nuôi gà H’Mông tại xã Hang Kia, Pà Cò 25

3.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của gà khảo nghiệm 32

3.2.1 Sinh trưởng tích lũy 32

3.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối của gà khảo nghiệm 34

3.2.3 Sinh trưởng tương đối của gà khảo nghiệm 36

3.3 Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn 38

3.3.1 Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà khảo nghiệm 38

3.3.2 Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà khảo nghiệm 41

3.4 Khảo sát đánh giá năng suất cho thịt và chất lượng thịt 42

3.4.1 Đánh giá sức sản xuất cho thịt của gà H’Mông 42

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 22

Bảng 2.2 Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thí nghiệm 22

Bảng 2.3 Lịch dùng vắc-xin cho gà nuôi khảo nghiệm 23

Bảng 3.1: Cơ cấu phân bố đàn gà H’Mông tại hai xã Hang Kia, Pà Cò 25

Bảng 3.2: Quy mô chăn nuôi gà H’Mông nuôi tại hai xã Hang Kia, Pà Cò 26

Bảng 3.3: Phương thức và chuồng trại trong chăn nuôi gà H’Mông 26

Bảng 3.4: Đặc điểm ngoại hình của gà H’Mông nuôi tại hai xã Hang Kia, Pà Cò 28

Bảng 3.5: Đặc điểm màu sắc lông gà H’Mông nuôi tại hai xã Hang Kia, Pà Cò 29

Bảng 3.6: Tỷ lệ sống của gà khảo nghiệm (đvt:%) 31

Bảng 3.7: Sinh trưởng tích lũy của gà khảo nghiệm (gam) 38

Bảng 3.8: Sinh trưởng tuyệt đối của gà khảo nghiệm 35

Bảng 3.9: Sinh trưởng tương đối của gà khảo nghiệm (%) 37

Bảng 3.10: Khả năng tiêu thụ thức ăn gà khảo nghiệm (g/con/ngày) 39

Bảng 3.11: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà khảo nghiệm (kg) 41

Bảng 3.12: Khả năng cho thịt của gà H’Mông khảo nghiệm 43

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá cảm quan món ăn từ thịt gà khảo nghiệm ở 13tuần tuổi 58

Bảng 3.14: Kết quả đánh giá cảm quan món ăn từ thịt gà khảo nghiệm 17tuần tuổi 59

Bảng 3.15: Kết quả đánh giá cảm quan món ăn từ thịt gà khảo nghiệm 20tuần tuổi 60

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Chuồng gà mới xây dựng được người dân đầu tư để nuôi gà 27

Hình 3.2 Một số màu sắc lông của gà trưởng thành 29

Hình 3.3 Gà H’Mông nuôi đối chứng 30

Hình 3.4 Theo dõi, đánh giá nuôi khảo nghiệm 43

Hình 3.5 Màu sắc thân thịt gà H’Mông khảo nghiệm 17 tuần tuổi 45

Hình 3.6 Gà 17 tuần tuổi luộc có váng mỡ to 48

Trang 10

MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Chăn nuôi gia cầm là một ngành sản xuất truyền thống của nước ta.Hàng năm ngành này cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinhdưỡng cao, đáp ứng đuợc nhu cầu của người tiêu dùng Hiện nay, khi đờisống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm khôngnhững chỉ đảm bảo đủ về số lượng mà còn đòi hỏi cao về chất lượng Vì vậy,các giống gia cầm địa phương có chất lượng thơm ngon ngày càng được quantâm và chú trọng phát triển đặc biệt là các giống gà quý hiếm như gà Ri, Ác,Hồ, Đông Tảo, H’Mông, Mía … Một trong số đó phải kể đến là giống gàH’Mông.

Gà H’Mông là một giống bản địa ở nước ta có da đen, thịt đen, xươngđen, phủ tạng đen và mang nhiều đặc điểm quý như khả năng chống chịu cao,ít đòi hỏi về chế độ ăn và chế độ chăm sóc cầu kỳ, nhưng lại cho tốc độ sinhtrưởng tương đối nhanh Gà H’Mông có chất lượng thịt thơm ngon, ít mỡ vàđược người tiêu dùng coi như là một giống gà thuốc để bồi bổ cơ thể Tuynhiên, giống gà này mới chỉ nuôi ở vùng núi cao phía bắc nước ta với sốlượng không nhiều và đang có nguy cơ pha tạp, vì vậy trong xu thế khai thácvà bảo vệ sự phong phú giống vật nuôi hiện nay thì việc nghiên cứu giống gàH’Mông này đang là vấn đề thiết thực và cấp bách nhằm mở rộng được phạmvi phân bố của nó và cung cấp các số liệu cơ sở để so sánh với các giống nộikhác Từ đó làm nền tảng cho nhiều hướng nghiên cứu mới.

Nghiên cứu, phát triển giống gà quý hiếm này còn để đáp ứng nhu cầusản phẩm đặc sản, giá trị cao cho thị trường "Du lịch cộng đồng" đang ngàymột phát triển hiện nay tại huyện Mai Châu từ đó đóng góp cho sự tăng trưởngkinh tế trong chăn nuôi gia cầm ở huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình và đón đầusự phát triển của “Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnhHòa Bình

Trang 11

đến năm 2030” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số1728/QĐ-UBND ngày 4/7/2016.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn để đóng góp cơ sở khoa học cho việc đánhgiá một cách có hệ thống về giống gà H’Mông nuôi tại huyện Mai Châu tỉnhHoà Bình, đồng thời góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình,

năng suất và chất lượng thịt gà H’Mông nuôi tại xã Hang Kia, Pà Còhuyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình”.

1.2 Mục tiêu của đề tài:

- Xác định đặc điểm ngoại hình số lượng, phân bố của gà H’Mông tại

các bản dân tộc H’Mông, huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình.

- Nghiên cứu sự thích nghi, khả năng sản xuất và chất lượng thịt củagiống gà H’Mông nuôi tại hai xã Hang Kia, Pà Cò của huyện Mai Châu, tỉnhHòa Bình.

- Khảo sát, đánh giá chất lượng thịt đã qua chế biến (thịt chín) để xácđịnh được giai đoạn tuổi gà đưa vào khai thác hiệu quả nhất từ đó đưa rakhuyến cáo định hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương vừađảm bảo hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu người tiêudùng và khách du lịch đến với địa phương.

1.3 Ý nghĩa khoa học

- Nghiên cứu để thu thập về số lượng, phân bố của gà H’Mông tại các

bản người H’Mông huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình.

- Khả năng thích nghi, sinh trưởng, sinh sản của gà H’Mông nuôi theo

phương thức chăn thả tại các bản dân tộc H’Mông, huyện Mai Châu tỉnh Hoà

1.4 Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp thông tin kỹ thuật kinh tế giúp định hướng bảo tồn giống gà

- Tìm ra các yếu tố thuận lợi và khó khăn, góp phần phát triển giống gà

quý hiếm này tại địa phương.

- Phát triển sản phẩm đặc trưng mang tính đặc sản vùng miền gắn liềnvới vùng "Du lịch cộng đồng" tại huyện Mai Châu.

Trang 12

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Điều kiện địa lý và văn hoá xã hội của huyện Mai Châu

1.1.1 Điều kiện địa lý

Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh H o à B ì n h Mai Châu làhuyện cực tây của tỉnh, phía Đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phíaTây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáphuyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La; Theo Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình(2018) huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 56.983 ha; dân số 56.048người; mật độ trung bình là 98 người/km vuông.

Huyện Mai Châu có 01 Thị trấn Mai Châu và 22 xã Địa hình Mai Châukhá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao Theo đặcđiểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:

- Vùng thấp phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15, có

diện tích gần 2.000 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ.

- Vùng cao giống như một vành đai bao quanh huyện, gồm 8 xã

với tổng diện tích trên 400 km2, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểmtrở Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 800 - 900m, điểmcao nhất là 1.536m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220m(thị trấn Mai Châu) Độ dốc trung bình từ 300 đến 350 Nhìn tổng thể,địa hình Mai Châu thấp dần theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Hai xã Hang Kia, Pà Cò, thuộc huyện vùng cao Mai Châu, tỉnh HòaBình; đây là xã vùng cao, cách trung tâm huyện lỵ gần 50km về phía Tây Bắc.

1.1.2 Văn hoá xã hội

Mai Châu là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc Theo số liệuthống kê chính thức tính đến năm 2018, dân số huyện Mai Châu 56.048người Trong đó, người Thái chiếm đa số gần 60%, dân tộc Mường chiếm

Trang 13

14,05%, người Kinh chiếm 14,01%, người Mông chiếm 9,6%, người Daochiếm 2,02%, còn lại là đồng bào các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Tại huyện Mai Châu dân tộc H’Mông thường sống ở vùng núi cao, điềukiện sản xuất còn rất nhiều khó khăn, lương thực chính là cây ngô và thu nhậpchính từ chăn nuôi Đây là cộng đồng dân tộc ít người của huyện Mai Châu, ítgiao tiếp với bên ngoài, bất đồng ngôn ngữ với các dân tộc khác, vẫn còn tồntại một số tập tục lạc hậu như tảo hôn, ma chay tốn kém, bên cạnh đó ngườiH’Mông có Lễ hội "Gầu Tào" mang đậm bản sắc dân tộc mình Điều kiện đilại khó khăn, địa hình phức tạp, người dân sống rải rác nên việc phổ cập giáodục tiểu học đối với người dân gặp nhiều vất vả.

Người H’Mông chủ yếu nuôi 3 loại vật nuôi chính: Bò, lợn và gà, trongđó con gà được thể hiện sức sống, sức sinh sôi của đồng bào H’Mông, khikhánh thành gia thất hay đến nơi ở mới phải có đàn gà làm giống Trong cácdịp ma chay, lễ tết, cưới xin hoặc các hoạt động tín ngưỡng, làng bản ngườiH’Mông không thể thiếu tiếng gà gáy Thịt gà là thức ăn bắt buộc khi phụ nữsinh nở trong tháng đầu Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình (2018) công bốtổng đàn gia cầm của huyện Mai Châu là 269.000 con.

1.2 Khả năng sinh trưởng

1.2.1 Khái niệm sinh trưởng

Chambers J R (1990) định nghĩa: Sinh trưởng là sự tổng hợp quá trìnhtăng lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt, da, xương Tuy nhiên có khităng khối lượng chưa phải là sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự phải là tăngcác tế bào của mô cơ, tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều của cơ thể.Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3 quá trình đó là:

- Phân chia để tăng khối lượng tế bào.- Tăng thể tích tế bào.

- Tăng thể tích giữa các tế bào.

Trang 14

Trong quá trình này thì sự phát triển của tế bào là chính, các đặc tính củacác bộ phận trong cơ thể hình thành nên quá trình sinh trưởng là sự tiếp tụcthừa hưởng các đặc tính di truyền từ đời trước, nhưng hoạt động mạnh hayyếu, hoàn thiện hay không hoàn thiện còn phụ thuộc vào sự tác động của môitrường.

Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein,vì thế người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trìnhsinh trưởng.

Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), sinh trưởng làquá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiềucao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vậttrên cơ sở di truyền của đời trước Sự sinh trưởng chính là quá trình tíchlũy dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ tích lũy của các chấtcũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng củacơ thể Mà sự hoạt động của các gen điều khiển này chịu ảnh hưởng của hệthống tuyến nội tiết Đặc biệt là hormon STH (Somato Tropin Hormon) củathùy trước tuyến yên, có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình sinh trưởngcủa sinh vật.

Theo Johanson (1972), cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giaiđoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật Ở giai đoạnphôi là quá trình hình thành, phát triển các tổ chức mới của cơ thể Còn giaiđoạn sau khi nở, sự sinh trưởng là sự lớn lên của các mô, sự tăng lên về khốilượng, kích thước tế bào Sự sinh trưởng ở gia cầm sau khi nở được chia làmhai thời kỳ, thời kỳ gà con và thời kỳ gà trưởng thành.

+ Thời kỳ gà con

Ở thời kỳ gà con, quá trình sinh trưởng diễn ra rất mạnh do lượng tế bàotăng nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng tế bào, trong khi đó cáccơ quan nội tạng nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về chức năng, cácmen tiêu hoá trong hệ tiêu hoá chưa đầy đủ, vì thế thức ăn ở giai đoạn này ảnh

Trang 15

hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà Ở gà con còn diễn ra quá trìnhthay lông, đây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm Do vậy, cần chú ýcung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gia cầm nhất là các axitamin không thay thế như: Lysine, Methionine, Tryptophan…

+ Thời kỳ gà trưởng thành

Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần như đã phát triển hoànthiện, số lượng tế bào tăng chậm chủ yếu là quá trình phát dục Thời kỳ nàygà đã có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi của điều kiện môi trường.Trong cơ thể gà lúc này xảy ra quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng và nănglượng một phần để duy trì cơ thể, một phần để tích luỹ mỡ, do vậy tốc độ sinhtrưởng chậm hơn so với thời kỳ gà con Vì vậy, giai đoạn này cần xác địnhtuổi giết mổ thích hợp để cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng

Theo Chambers J R (1990), để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầmngười ta thường dùng các chỉ tiêu chính như: Kích thước cơ thể, sinh trưởngtích luỹ (khối lượng cơ thể), tốc độ sinh trưởng (sinh trưởng tuyệt đối, sinhtrưởng tương đối) và đường cong sinh trưởng.

+ Kích thước cơ thể

Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặctrưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vàoviệc phân biệt giống Giới hạn kích thước của loài, cá thể…do tính ditruyền quy định Tính di truyền của kích thước không tuân theo sự phân lyđơn giản theo các quy luật Mendel.

Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khốilượng cơ thể Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sảnnhư tuổi thành thục về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịtthích hợp trong chăn nuôi.

Trang 16

+ Khối lượng cơ thể

Ở từng giai đoạn phát triển, chỉ tiêu này xác định sự sinh trưởng của cơthể tại một thời điểm, nhưng lại không khẳng định được sự sai khác về tỷ lệsinh trưởng giữa các thành phần của cơ thể trong cùng một thời gian ở các độtuổi Khối lượng cơ thể được tính bằng g/con hoặc kg/con Và được biểu thịbằng đồ thị sinh trưởng tích lũy.

+ Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thểtrong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (Bùi Hữu Đoàn, 2011) Sinhtrưởng tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càngcao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.

+ Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của khốilượng (thể tích, kích thước) của cơ thể khi kết thúc quá trình khảo sát so vớithời điểm đầu khảo sát (Bùi Hữu Đoàn, 2011) Gà còn non có sinh trưởngtương đối cao sau đó giảm dần theo tuổi.

Sau giai đoạn trưởng thành là giai đoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối lượngcơ thể không tăng mà có chiều hướng giảm Nếu vẫn có hiện tượng tăng khốilượng thì đây là do quá trình tích luỹ mỡ Thời kỳ này sớm hay muộn phụthuộc vào giống, tuổi và điều kiện sống của con vật Thời kỳ già cỗi được tínhtừ khi con vật ngừng sinh trưởng, khả năng sinh sản và mọi khả năng khácđều giảm (Lê Huy Liễu và cs, 2004).

+ Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị sinh trưởng

của gia súc, gia cầm nói chung Theo Chambers J R (1990), đặc điểm củađường cong sinh trưởng được chia làm 4 pha:

+ Pha tốc độ sinh trưởng tăng dần sau khi nở.

+ Điểm uốn: Là thời điểm tốc độ sinh trưởng cao nhất chuyển sangtốc độ sinh trưởng chậm dần.

Trang 17

+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần tới đường tiệm cận.

+ Đường tiệm cận là đường trùng với khối lượng cơ thể lúc trưởng thành Trần Long (1994) khi nghiên về đường cong sinh trưởng của các dòng V1,

V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát triểntheo

đúng quy luật sinh học Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác nhauvà trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau, thường sinhtrưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi với gà trống và 6 - 7 tuần tuổi đối với gà mái.

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên ngoài phầnảnh hưởng do các yếu tố của bản thân con vật (giống, tính biệt), chúng cònchịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng,thức ăn, phương thức chăn nuôi

+ Ảnh hưởng của dòng, giống

Mỗi dòng hay mỗi giống gia cầm có nhiều điểm khác nhau về đặc điểmngoại hình, sức sản xuất, khả năng kháng bệnh…từ đó ảnh hưởng rất lớn đếnsự sinh trưởng Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cáthể, giữa dòng, giống có sự sai khác.

Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) cho biết sự khác nhau giữa các giốnggia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 -700g (từ 15 - 30%).

Theo Kushner (1969), hệ số di truyền khối lượng sống của gà 1 thángtuổi là 0,33; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 tháng tuổi là 0,55 vàcủa gà trưởng thành là 0,43.

+ Ảnh hưởng của tính biệt

Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhaunên khả năng đồng hoá, dị hoá và quá trình trao đổi chất dinh dưỡng củachúng là khác nhau Thường con trống có cường độ sinh trưởng lớn hơn sovới con mái.

Trang 18

Theo Jull (1923), gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái từ 24- 32% Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính, nhữnggen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái North (1990) đã rút ra kếtluận: Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sự khácnhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%; 3 tuần tuổi hơn 11%; 5 tuần tuổi hơn17%; 6 tuần tuổi hơn 20%; 7 tuần tuổi hơn 23%; 8 tuần tuổi hơn

+ Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng

Chambers J R (1990) cho biết: “Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốcđộ sinh trưởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biếnđổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác Dinh dưỡng khôngchỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến sự di truyền về sinhtrưởng”.

Có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực sinh lý sinh dưỡng đã chứng minh đểđạt được năng suất cao nhất không những phải cung cấp đầy đủ các chất dinhdưỡng mà còn phải chú ý đến tỷ lệ thích hợp nhất giữa chúng.

Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995),hàm lượng các axit amin là rất quan trọng, đặc biệt nếu thiếu Methionin trongkhẩu phần sẽ có hại cho sinh trưởng và hiệu số chuyển hóa thức ăn.

Meller David Soares, Josepbb (1981) đã xác định được sự ảnh hưởngcủa hàm lượng Clorocid, Sulfat và lượng Natri, Photpho trong chế độ dinhdưỡng tới sinh trưởng của gà.

+ Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của giacầm như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng Trong đó nhiệt độ vàẩm độ là hai yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ và có ảnh hưởng rõ rệt đến tốcđộ sinh trưởng của gia cầm Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được sựảnh hưởng của hai yếu tố này.

Trang 19

Reddy (1999) cho rằng khi nhiệt độ môi trường lên cao trên 36 - 370C sẽgây stress nhiệt, làm giảm quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể, từđó giảm lượng thức ăn tiêu thụ và giảm tốc độ sinh trưởng Do vậy, cần phảiđảm bảo điều kiện chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt, cung cấp đủ ôxy, đồngthời có mật độ nuôi cũng như chế độ chiếu sáng thích hợp để tăng hiệu quảchăn nuôi.

Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), gà Broiler nuôi trong vụhè cần phải tăng mức ME (năng lượng trao đổi) và CP (protein thô) cao hơnnhu cầu vụ đông 10 - 15%.

Trong chăn nuôi gia cầm cần phải chú ý đến yếu tố ánh sáng, vì gia cầmlà loài rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn gàđẻ Nếu thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp thì thuận lợi cho hoạt độngăn, uống từ đó ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng.

Hãng Arbor Acres (1995) khuyến cáo: Với gà Broiler giết thịt sớm 38 42 ngày tuổi; từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ với cườngđộ chiếu sáng là 20lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời gian chiếu sáng 23/24 giờcường độ chiếu sáng 5lux Gà Broiler nuôi dài ngày 49 - 56 ngày: Thời gianchiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ15 là 12 giờ; ngày thứ 16 - 18 là 14 giờ; ngày thứ 19 - 22 là 16 giờ; ngày 23-24 là 18 giờ; từ ngày thứ 25 đến kết thúc là 24 giờ Cường độ chiếu sáng ởnhững ngày đầu là 20lux, những ngày sau là 5 lux.

-1.3 Khả năng cho thịt và một số chỉ tiêu đánh giá

Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của hệcơ, kích thước và khối lượng khung xương (Brandsch và Biil, 1978) Hệ số ditruyền rộng ngực là 25% (20 - 30%) của góc ngực là 40% (30 - 45%), hệ số ditruyền của góc ngực gà lúc 8 tuần tuổi là 24 - 30%

Trang 21

Năng suất thịt hay tỷ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượngthân thịt so với khối lượng sống của gia cầm Năng suất thịt phụ thuộc vàodòng, giống, tính biệt, chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y.

Ricard và Rouvier (1967) cho thấy mối tương quan giữa khối lượng sốngvà khối lượng thịt xẻ là rất cao, thường là 0,9; còn giữa khối lượng sống vàkhối lượng mỡ bụng thấp hơn thường từ: 0,2 - 0,5.

Tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi so với khối lượng thịt xẻ là chỉ tiêu phản ánh rõnhất khả năng cho thịt (năng suất thịt) của gia cầm Theo Nguyễn Duy Hoanvà cs (2001), thông thường khi tỷ lệ thịt xẻ cao thì tỷ lệ cơ ngực và cơ đùicũng cao và ngược lại

Peter (1959), Ristic và Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương,2004) đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đưa ra tỷ lệ các phần của thânthịt như sau: Khối lượng sống của gia cầm 100%, trong đó khối lượng thânthịt chiếm khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là xương), phủ tạngchiếm khoảng 6%, máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ haohụt khi giết mổ chiếm khoảng 13%.

1.3.2 Chất lượng thịt

Thịt gia cầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao và có mùi vị hấpdẫn, điều này liên quan đến đặc điểm sinh thái của tổ chức cơ và tính chất lýhọc của nó như độ mềm, độ ướt Những sợi cơ của thịt gà rất mỏng và các tổchức liên kết giữa chúng nhỏ hơn thịt một số loài gia súc khác Nhìn chungthịt gia cầm có giá trị sinh học cao.

Chất lượng thịt phụ thuộc vào thành phần hoá học của thịt và có sựkhác nhau giữa các dòng, giống, cùng một chế độ chăm sóc và nuôidưỡng, cùng một lứa tuổi và cùng một giống thì không có sự khác nhau vềthành phần hoá học của thịt Prias (1984) đã xác định được hệ số di truyềnvề tỷ lệ thịt xẻ như: Độ ẩm là 0,38; protein là 0,47; mỡ là 0,48 và khoánglà 0,25 (dẫn Theo Chambers J R 1990).

Trang 22

Thịt trắng có giá trị sinh học cao hơn thịt đỏ, bởi nó có hàm lượngprotein cao và tỷ lệ giữa các axit amin cân đối hơn Kết quả nghiên cứu củaLương Thị Hồng (2005) cho biết hàm lượng protein thô của gà H’Mông là22,04% và tỷ lệ Methionine là 1,504%, Glutamic là 3,487%, Aspartic là2,115% Ngoài việc xác định thành phần hoá học của thịt, người ta còn có thểđánh giá chất lượng thịt theo các chỉ tiêu cảm quan (mầu sắc, trạng thái, mùivị), khả năng giữ nước của thịt, vệ sinh an toàn thực phẩm (các chất tồn dưđộc hại: Hormon, kháng sinh, kim loại nặng).

1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gia cầm

Khả năng cho thịt của các loại gia cầm có liên quan mật thiết với đặcđiểm ngoại hình, thể chất, tốc độ sinh trưởng…

Trong ngành chăn nuôi gia cầm hướng thịt, phải đánh giá gia cầm sốngtheo các chỉ tiêu: Khối lượng, tốc độ mọc lông, ngoại hình và sự phát triểncủa cơ lưỡi hái, chi phí thức ăn cho tăng khối lượng, tỷ lệ nuôi sống của đànnuôi thịt và đàn mẹ Đây là các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất thịt của giacầm.

Cần chú ý thời điểm thay lông của gia cầm, nếu gia cầm mọc lông muộnđặc biệt là lông lưng, các chân lông ở dưới da thì sẽ làm giảm chất lượng thịt.Sự biến dạng của xương ngực, xương chân và xương chậu đều làm cho chấtlượng thịt không đạt yêu cầu.

Đồng thời, sau khi giết thịt thì cần quan tâm đến các chỉ tiêu: Lườnkhông được nhô ra, hướng của lườn song song với trục của thân Da phảinhẵn, không rách, không có lông măng Thịt tươi, ngon, mịn, sáng, hàm lượngmỡ không quá cao Sự hao hụt nhiều hay ít sau khi mổ, sau khi bảo quản vàsau khi chế biến phản ánh chất lượng thịt tốt hay không tốt Trong thịt cóchứa hàm lượng nước nhất định, điều đó sẽ làm tăng sự ngon miệng của thịt.Các công trình nghiên cứu đã chứng minh là độ ngon miệng phụ thuộc vào

Trang 23

hàm lượng tuyệt đối của nước trong thịt Thịt có hàm lượng nước tuyệt đốicao do khả năng giữ nước kém nên mất nhiều nước sẽ làm giảm giá trị.

Để nâng cao chất lượng thịt gia cầm cần áp dụng nhiều biện pháp như:chọn lọc, lai tạo, quản lý thích hợp Hiện đã có rất nhiều công trình nghiêncứu để bảo tồn các giống: Gà Ri, gà H’Mông, gà Ác… Đây là những giống gàcó chất lượng thịt thơm ngon, nhưng số lượng còn ít và bị lai tạp nhiều.

1.4 Vài nét về giống gà H’Mông

Giống gà H’Mông ở các huyện vùng cao của Mai Châu thường đượcchăn thả tự nhiên, thường ăn ngô xay trong một, hai tháng đầu sau đó đượcthả để gà tự đi kiếm ăn, tận dụng thức ăn rơi vãi, không được ăn những thứcăn tổng hợp đủ thành phần dinh dưỡng, nên gà lớn chậm và thời gian nuôi kéodài Tuy nhiên do cách sống riêng biệt, nên gà H’Mông ít bị bệnh dịch Vềmặt chọn giống, người H’Mông nhận thức ý nghĩa của con trống đối với đàngà là trống chuồng (đầu đàn) nên họ thường chọn con trống có tầm vóc to lớn,tiếng gáy vang nhất để làm giống, những trống khác được thiến vào lúc 5 - 6tháng tuổi khi bắt đầu gáy, màu sắc lông không được chú trọng chọn giữ nêncó nhiều màu.

Đặc điểm nổi bật của giống gà H’Mông ở Mai Châu là bộ lông pha tạpnhiều màu như: Nâu, hoa mơ, vàng sẫm, trắng, đen Chân, da màu đen Khốilượng gà trưởng thành, con trống là 1,8 - 2,2 kg; con mái là 1,4 - 1,7 kg Sảnlượng trứng 50 - 80 quả/năm, khối lượng trứng 40 - 50 g/quả, trứng màutrắng Gà H’Mông có sức kháng bệnh rất tốt, rất thích nghi với điều kiện chănthả tại nông hộ nhờ khả năng tự kiếm mồi cao Chất lượng thịt đặc biệt thơmngon và cũng có màu đen rất đặc biệt, nên được thị trường ưa chuộng.

1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.5.1.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới

Trong những năm gần đây, theo kết quả các công trình của các nhànghiên cứu, thì chăn nuôi gia cầm thả vườn mang lại hiệu quả lớn về phát

Trang 24

triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình từ đó làm giảm sự nghèo đói vàphát triển ngành chăn nuôi gia cầm có rất nhiều thuận lợi hơn các loại giasúc khác (Saleque M A, 1996) Cùng với những tiến bộ về di truyền, ngànhchăn nuôi gia cầm đã có những bước tiến vượt bậc Nhờ đó mà các kết quảnghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất, nhờ đómà năng suất và chất lượng thịt ở các nước trên thế giới không ngừng tăng lên.Để đảm bảo về mặt chất lượng thịt, hiện nay các nước trên thế giới đangchú ý đến thịt gà sạch, chất lượng cao nuôi theo công thức hữu cơ, nuôi báncông nghiệp và thả vườn (Free - range Chicken hay còn gọi là Farmyard) Gàđược sử dụng thức ăn đặc biệt để sản phẩm thịt không còn tồn dư những chấtbất lợi cho sức khỏe người tiêu dùng Nước ta thường hay gọi là gà nông trạihay gà thả vườn chất lượng cao, nhiều nước gọi là gà Label Rouge.

Theo tiêu chuẩn châu Âu, có 3 điều kiện cơ bản mang tính chất bắt buộcđối với gà “Label Rouge” đó là:

- Sử dụng tổ hợp lai gà lông màu có tốc độ sinh trưởng chậm.- Phải được nuôi thả tự do ngoài đồng ruộng.

- Chỉ được sử dụng thức ăn có nguồn gốc thực vật, không được bổ sungmỡ hoặc sản phẩm có nguồn gốc động vật; không sử dụng chất kích thíchtăng trọng, kháng sinh và các nguyên liệu có tồn dư thuốc trừ sâu, hóa chất,kháng sinh

Ngoài ra, gà chất lượng cao có những đặc điểm nổi bật khác như:

- Khả năng thích nghi cao, kháng bệnh tốt, ít bị ảnh hưởng với các stressnên tỷ lệ nuôi sống cao.

- Khả năng cho thịt tốt, do có tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với loại gàcông nghiệp (Broilers) nên thường nuôi kéo dài tới 180 - 200 ngày, do vậy khigiết mổ, gà đã thành thục hơn lại được vận động nhiều nên thịt gà chắc, ít mỡ,hương vị hấp dẫn, ngon hơn so với gà công nghiệp Thịt gà Label Rougethuộc loại thịt sạch và chất lượng cao hơn so với các loại thịt gà khác.

Trang 25

Một đặc điểm rất quan trọng khác: Quan trọng là giá thịt gà “LabelRouge” thường cao hơn so với thịt gà công nghiệp (broilers) Pháp là nuớcnuôi và tiêu thụ sản phẩm gà “Label Rouge” nhiều nhất thế giới; năm 1996 là90 triệu con, sản xuất trên 133.000 tấn thịt chất lượng cao, chiếm khoảng 20%sản lượng thịt gà và trên 10% tổng sản lượng thịt gia cầm (theo Đoàn XuânTrúc, 1999).

Theo tài liệu của Giáo sư Turo Komai, Đoàn Xuân Trúc (1999) thịt gàchất lượng cao nay chiếm tới 16% thị trường thịt gà ở Nhật và đang tăngtrưởng ở mức 10% hàng năm

1.5.1.2 Vấn đề bảo tồn các nguồn gen vật nuôi quí hiếm

Sự tăng nhanh về dân số dẫn đến nhu cầu về thực phẩm cũng tăng, cácthành tựu về công tác giống dần lấn át trong chăn nuôi động vật nông nghiệp,những nhà nghiên cứu về chăn nuôi phần lớn chỉ giành sự quan tâm cho mộtgiống, loài cải tiến có giá trị kinh tế cao, vô tình đã lãng quên những giống địaphương giá trị kinh tế thấp đây là nguyên nhân dẫn đến một số giống vật nuôitruyền thống của một số đại phương đã dần biến mất và có nguy cơ tuyệtchủng.

Từ những năm 1970 chương trình bảo vệ các giống vật nuôi quý hiếmđược bắt đầu tại nước Anh với sự ra đời của tổ chức RBST (Rare BreedsSurvival Trusr), theo Lê Viết Ly (1994) cho biết: Tổ chức này hỗ trợ tài chínhcho các công viên nuôi các loài động vật hiếm Sau đó là hoạt động của Hộichăn nuôi Châu Âu Qua điều tra đã thống kê được 240 giống gia súc có nguycơ biến mất Tài nguyên về các giống gia cầm đã được tiến hành điều tra sauđó tại Canada.

Theo Wel Rong-People’s Daily (1997), gà xương đen có chứa cáchormon, sắc tố xanh và các axít amin thiết yếu cho người Những yếu tố nàycó thể làm tăng các tế bào máu và huyết sắc tố Kinh nghiệm về lâm sàng chothấy rằng gà Thái Hoà có tác dụng trong việc chữa bệnh phụ nữ vô sinh, dễxẩy thai, khí hư, tử cung chảy máu và các bệnh sau khi sinh đẻ, một số bệnh ở

Trang 26

phổi, bệnh lao, bệnh tim, chứng suy nhược thần kinh và nhuyễn xương ở trẻem Trứng gà Thái Hoà có thể sử dụng hiệu quả để trị các chứng nhức đầu, sựmệt mỏi, bệnh hen và chứng viêm thận Trứng cũng là chất dinh dưỡng lýtưởng, nhất là đối với người cao tuổi và bệnh nhân cao huyết áp, vì hàmlượng cholesterol thấp và axít amin tự do cao hơn so với các giống gà khác.

Từ đó bảo vệ các nguồn gen quý là bước đi cấp thiết của các nhà khoahọc trên thế giới, từ những mặt trái của sự phát triển nền sản xuất công nghiệpcủa thế kỷ XX đã lộ rõ, nhân loại có những bước đi, những hoạt động tích cựcnhằm hạn chế sự suy thoái, hủy hoại môi trường do nền sản xuất công nghiệpgây ra Như vậy việc ra đời RBI, việc thiết lập ngân hàng di truyền động vật ởHanover cho các nước châu Âu, ngân hàng tư liệu tại Rome cho khu vực cácnước đang phát triển do FAO thành lập và nhiều hoạt động khác Bên cạnh đókhuynh hướng muốn trở lại thiên nhiên Một bầu không khí trong lành khôngô nhiễm, nước uống sạch, da sạch, thịt sạch đang là mục đích phấn đấu củacác Quốc gia trên thế giới Vấn đề thịt sạch được hiểu là không có các chấttồn dư có hại cho sức khỏe con người.

1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.5.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở nước ta

Nghề chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng thường vớiquy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con chăn thả tự do.Bên cạnh những giồng gia cầm truyền thồng như gà Ri, vịt Bầu được nuôi ởkhắp mọi miền do dễ nuôi, sức chống chịu bệnh tật cao, khả năng kiếm mồitốt, chịu kham khổ, thịt thơm ngon Ở một số vùng còn khá nhiều giống gàkhác nhau như: gà Đông Tảo, gà Mía, gà Tàu Vàng, gà Tre, gà Hồ, gà Ác, vịtCỏ

Hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác trênthế giới đang có hiện tượng suy thoái giống và mất dần tính đa dạng ditruyền của giống gia cầm truyền thống Nhiều giống đang bị tạp giao, thoáihóa, một số giống bị tuyệt chủng Lo ngại nhất là việc nhập ồ ạt các giống

Trang 27

vật nuôi cao sản nhưng chất lượng sản phẩm và khả năng thích nghi kém đãlàm hỗn loạn giống lai tạp giao với nhau, thay thế giống địa phương quýhiếm Theo đánh giá, phân tích của các nhà nghiên cứu trên thế giới thì cứmỗi tuần có 2 loài biến mất và hiện có 1.350 loài động vật nông nghiệpđang bị đe dọa tuyệt chủng Hiện trạng ngành chăn nuôi nước ta cũng đangtrong tình trạng chung đó, ở nước ta đàn gà phân bố không đều, chủ yếu tậpchung ở vùng núi, trung du phía Bắc (27,5%), Đồng bằng sông Hồng(24,7%), Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (15,6%), chủ yếu vẫn là cácgiống gà nội chiếm khoảng 80% Các giống gà nội của Việt Nam có nhiềugiống, chúng có đặc điểm chung là chịu đựng tốt khí hậu địa phương, dễnuôi dưỡng, chăm sóc và các sản phẩm thịt, trứng thơm ngon, có hương vịđặc trưng Nhưng nhược điểm là khả năng sinh sản kém, năng suất thấpnhư giống gà Ri, gà Đông Tảo, gà Mía, gà Mèo

Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu con lai giữa giống gà Ai cậpvới giống gà xương đen, thịt đen, da đen như gà Ác, H’Mông, gà Thái Hòa -Trung Quốc con lai được phát triển rộng rãi và cho kết quả tốt.

Lương Thị Hồng và cs (2007) nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợplai giữa gà H’Mông và gà Ai Cập cho biết gà F1 (trống H’Mông x mái AiCập) mang đặc điểm di truyền cặp tính trạng da đen thịt đen của gà H’Mônglà 62,19% và cải thiện được tính trạng năng suất trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ ấp nở,tỷ lệ hao hụt đàn và tiêu tốn thức ăn trên 10 trứng so với gà H’Mông Ưu thếlai về năng suất trứng + 5,77%, tỷ lệ phôi + 2,8%, tỷ lệ nở + 5,72%, tỷ lệ haohụt + 10% Tiêu tốn thức ăn trên 10 quả trứng 2,48 kg thấp hơn gà H’Mông27,91%.

Gà lai ½ và ¾ máu H’Mông nuôi thịt đến 12 tuần tuổi có chỉ tiêu kinh tếkỹ thuật tương đương gà H’Mông, ngoại hình gần giống gà H’Mông nhưlông, da, thịt, xương, mào, chân đen và được thị trường chấp nhận.

Theo Trần Thanh Vân (2015), gà H’Mông nuôi bán chăn thả có khảnăng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái thuộc Tỉnh Thái Nguyên Tuổi

Trang 28

thành thục sinh dục tại 146,67 ngày tuổi, tại 40 tuần tuổi năng suất trứng đạt48,71 quả/mái; khối lượng trứng 42,1 g/quả; tỷ lệ trứng giống đạt 96,52%;chất lượng trứng tốt, tỷ lệ lòng đỏ đạt 33,59%, tỷ lệ lòng trắng đạt 54,51%,chỉ số lòng đỏ đạt 0,46 và chỉ số lòng trắng 0,09, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứnggiống là 3,29 kg; tỷ lệ cho phôi cao 95,99%; tỷ lệ nở/ phôi 92,93%, tỷ lệ gàloại 1 đạt rất cao 98,59%.

Năm 2004 đến năm 2007 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc tạihuyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành lai tạo giữa gà Mèo Yên Báivới gà Ri, trong đó 412 con gà Mèo và 218 con gà Ri, lựa chọn và theo dõi120 gà Mèo, 80 gà mái RM và 110 gà mái MR Kết quả số trứng của gà Mèo12,89 quả/lứa, số trứng/mái/năm là 95,31 quả so với gà RM số trứng 15,22quả/lứa, số trứng/mái/năm là 135,40 quả và gà MR là trứng 14,86 quả/lứa, sốtrứng/mái/năm là 124,28 quả như vậy khả năng sinh sản của gà Mèo rất thấp,gà Mèo có tuổi đẻ 142,55 ngày Hai công thức lai đã cải thiện đáng kể khảnăng sinh sản của gà Mèo, nâng tỷ lệ đẻ và khối lượng con lai F1.

Gà Mèo là một giống gà quý của đồng bào H’Mông phân bố chủ yếu ởcác tỉnh phía bắc Năm 2000 được đưa về Hà Nội và các tỉnh lân cận nuôikhảo nghiệm.

Trải qua một thời gian nuôi thích nghi và tìm kiếm thị trường kết hợp vớicông tác tuyên truyền, nghiên cứu về giá trị của thịt gà Mèo cho đến naygiống gà này đang được bảo tồn và phát triển trong khắp cả nước.

1.5.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta ngày càngphát triển với tốc độ phát triển nhanh cả về số và chất lượng, có tới trên 75%là gà nuôi thả tự nhiên, chủ yếu là các giống địa phương có hương vị thơmngon như gà Ri, gà Mía, gà Tre, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Ác, gà Đen…

Chăn nuôi gà thả vườn mang tính tận dụng, quy mô nhỏ, tuy nhiên nếugiải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm ổn định thì tiềm năng phát triểnchăn nuôi gà thả vườn chất lượng cao sẽ có điều kiện để phát triển.

Trang 29

1.5.2.3 Tình hình nghiên cứu và bảo tồn nguồn gen các giống gà trong nước

Những năm gần đây chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã phát triển mạnh vàvững chắc, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi Có đượcnhững thành tựu đó là do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng góp phầnquyết định là các thành tựu đạt được trong lĩnh vực di truyền giống (lai tạo vàchọn lọc) được sử dụng rộng rãi.

Đào Lệ Hằng (2001) nghiên cứu một số tính trạng của gà H’Mông nuôibán công nghiệp tại đồng bằng Bắc Bộ cho biết gà H’Mông có ngoại hình caoto, mào cờ, chân có nhiều lông, màu sắc lông đa dạng, tỷ lệ nuôi sống đến49 ngày tuổi đạt 94,64 đến 98,31%, khối lượng sơ sinh 31,96 gam, lúc 16 tuầntuổi gà trống đạt 1232,55 gam, gà mái đạt 1071,9 gam, tuổi đẻ quả trứng đầu140 ngày, năng suất trứng đạt 74,6 quả trên 36 tuần đẻ, tỷ lệ trứng có phôi87,23% và tỷ lệ nở 44,37% Phạm Công Thiếu và cs (2004) nghiên cứu bảotồn, chọn lọc và phát triển gà H’Mông qua ba thế hệ nuôi tại Viện Chăn nuôicho biết tuổi đẻ quả trứng đầu là 133 - 141 ngày, năng suất trứng đạt 66,2 -74,6 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ phôi đạt 83,14 - 94,6%, tỷ lệ ấp nở 48,48 -65,73%.

Nguyễn Văn Hải và cs (1999) cho biết thành phần hóa học của thịt gàÁc có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với gà khác, đặc biệt hàm lượng sắt củathịt gà Ác (7,9 mg/100 gam) cao gấp đôi so với thịt gà Ri (3,9 mg/100 gam)hàm lượng acid amin trong thịt gà Ác cũng cao hơn thịt gà khác Trần ThịMai Phương (2004) khi nghiên cứu về phẩm chất thịt gà Ác cũng cho kết quảtương tự.

Nghiên cứu về chất lượng thịt của gà da đen, thịt đen, xương đen, cáctác giả Bùi Kim Tùng (1993), Nguyễn Văn Thiện và cs (2000) cho biết thịtgà Ác lành, là nguồn protein rất tốt không gây dị ứng với những người nhạycảm, hàm lượng protein trong thịt gà Ác cao (21,86% ở thịt đùi và 25,27% ởthịt lườn) Trong khi đó ở thịt gà Ri chỉ đạt 21,08% và 23,61%, Trần Thị

Trang 30

Mai Phương (2003) cũng khẳng định điều này Hàm lượng mỡ lại rất thấp0,53% ở thịt lườn và 1,52% ở thịt đùi.

Lương Thị Hồng (2005) , nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp laigiữa gà H’Mông với gà Ai Cập cho biết hàm lượng protein trong thịt gàH’Mông (22,04%), hàm lượng mỡ thấp (0,38%) và hàm lượng các acid amincao Đặc biệt là acid amin glutamic (3,49%).

Trang 31

- Giống gà H’Mông thuần của Viện Chăn nuôi

- Địa điểm nghiên cứu: các Bản dân tộc H’Mông huyện Mai Châu,

tỉnh Hoà Bình.

- Thời gian nghiên cứu: tháng 06/2018 đến tháng 06/2019.2.2 Nội dung, phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá đặc điểm ngoại hình, sức sản xuất giống gà H’Mông nuôi tạicác xã Hàng Kia, Pà Cò.

- Nuôi đối chứng để đánh giá khả năng sản xuất của gà H’Mông.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

a) Điều tra đại trà

- Bằng cách phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôitại xã Hang Kia, xã Pà Cò của huyện Mai Châu Mỗi xã triển khai tại 100 hộ.Phương pháp tiến hành điều tra cá thể vật nuôi theo bộ câu hỏi đã chuẩn bịtrước, việc ghi chép do nhiều người nhưng mô tả chỉ do một người quyết định.

- Các mô tả dựa trên sự quan sát trực tiếp và chụp ảnh bằng máy ảnh kỹthuật số.

+ Đánh giá hiện trạng đàn gà tại 2 xã (theo phiếu điều tra).+ Phương thức chăn nuôi, số lượng gà, thức ăn sử dụng.+ Xác định về cơ cấu đàn gà tại các hộ chăn nuôi.

b) Nuôi đối chứng, mổ khảo sát đánh giá giá trị dinh dưỡng của thịt gà H’Mông.

Căn cứ vào kết quả điều tra, sử dụng phương pháp nuôi khảo sát Số congiống được chọn lọc ngay trên địa bàn huyện Mai Châu và con giống củaViện Chăn nuôi Thí nghiệm được bố trí đảm bảo sự đồng đều về các yếu tố:

Trang 32

Cùng thời điểm, giống, tuổi, tính biệt, thức ăn và quy trình chăm sóc, nuôidưỡng Số lô thí nghiệm là 02 lô được bố trí theo sơ đồ.

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Nguồn gốc gà thí nghiệmMai Châu - HBViện Chăn nuôi

Phương thức nuôi:

01 - 21 ngày22 - 140 ngày

Nhốt hoàn toàn- ăn tự do cả ngàyBán nuôi nhốt - ăn 2 bữa tự do/ngày

- Thời gian mổ khảo sát lần 1

- Số lượng gà mổ khảo sát, đánh giá chất lượng thịt lần 1

- Hội nghị thử nếm

- 13 tuần tuổi- 3 trống + 3 mái- 3 trống + 3 mái

- Thời gian mổ khảo sát lần 2

- Số lượng gà mổ khảo sát, đánh giá chất lượng thịt lần 2

- Hội nghị thử nếm

- 17 tuần tuổi- 3 trống + 3 mái- 3 trống + 3 mái

- Thời gian mổ khảo sát lần 3

- Số lượng gà mổ khảo sát, đánh giá chất lượng thịt lần 3

- Hội nghị thử nếm

- 20 tuần tuổi- 3 trống + 3 mái- 3 trống + 3 mái

Bảng 2.2 Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thí nghiệm

Trang 33

Bảng 2.3 Lịch dùng vắc-xin cho gà nuôi khảo nghiệm

- Đậu

Nhỏ mắt, mũiXuyên màng cánh

c) Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Tỉ lệ nuôi sống- Khối lượng sống

- Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn.- Chỉ tiêu giết mổ

- Đánh giá chất lượng thịt qua cảm quan

Theo dõi tính toán các chỉ tiêu bằng các phương pháp hiện hành trong nghiên cứu gia cầm.

- Tỷ lệ nuôi sống: Khảo sát ở các giai đoạn: 1 tuần tuổi, 7, 13 và 20 tuần

tuổi và tính theo công thức:

Trang 34

Tỷ lệ nuôi sống (%) = t Số con đầu kỳ(con)

- Khả năng tiêu thụ và chuyển hoá thức ăn:

x 100

TTTA/kg tăng khối lượng (kg) =

Tổng TTTA trong giai đoạn (kg)Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg)+ Chỉ số sản xuất - PI (Performance Index):

PN =

Tăng KL tuyệt đối cộng dồn (g) x Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%)TTTĂ/kg tăng KL cộng dồn x 10

Trang 36

+ Tỉ lệ thân thịt (%) =

Khối lượng thân thịt (g)Khối

lượng+ Tỉ lệ thịt ngực (%) =

Khối lượng thịt ngực (g)Khối lượng

- Các chỉ tiêu giết mổ: Tiến hành mổ khảo sát ở 03 lần gà 13 tuần tuổi,

17 tuần tuổi và 20 tuần tuổi, với các chỉ tiêu sau:

+ Khối lượng thịt ngực = KL thịt ngực trái x 2

- Đánh giá cảm quan: Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7046:2009

và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3215-79 bao gồm đánh giá các chỉ tiêu màusắc thịt, mùi, vị thịt, trạng thái cấu trúc của thịt.

2.2.3 Xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel

Trang 37

3.1 Kết quả đánh giá thực trạng về chăn nuôi gà H’Mông tại xã HangKia, Pà Cò

Bảng 3.1: Cơ cấu phân bố đàn gà H’Mông tại hai xã Hang Kia, Pà Cò

Chỉ tiêu

XãHang Kia

Để thấy rõ hơn về quy mô chăn nuôi và giá trị của giống gà này vớingành chăn nuôi gia cầm, cũng như hiệu quả kinh tế của nó đối với các hộdân vùng cao Chúng tôi tiến hành điều tra về quy mô chăn nuôi gà H’Mông.Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.2.

Trang 38

Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

Số hộ nuôi với quy mô dưới 10 và trên 50 con đều chiếm tỷ lệ thấp, cònđại đa số nông hộ nuôi với quy mô nhỏ 11- 30 con chiếm tỷ lệ 57,35%, hộnuôi quy 31 - 50 con chiếm 25% Quy mô chăn nuôi của các nông hộ mangtính nhỏ lẻ như vậy là phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, trình độnhận thức về khoa học kỹ thuật, biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tập quán chănnuôi Chăn nuôi gà nói chung và chăn nuôi gà H’Mông nói riêng của đồngbào dân tộc H’Mông hoàn toàn mang tính quảng canh, chăn thả tự nhiên, hầunhư ít đầu tư về thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi Hiện chỉ có một số ít hộ cóđiều kiện kinh tế và nhận thức chăn nuôi theo hướng hàng hoá, mới chú trọngđến việc đầu tư về chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh Cònlại các hộ chăn nuôi chủ yếu mang tính tận dụng cả về thức ăn và chuồng trại,vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi và quy mô chăn nuôi.

Bảng 3.3: Phương thức và chuồng trại trong chăn nuôi gà H’Mông

Phương thức chăn nuôi

Trang 39

hưởng không nhỏ đến tập quán chăn nuôi của bà con.

Kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy: Gà H’Mông tại 2 xã Hang Kia,Pà Cò nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên vẫn chiếm tỷ lệ lớn lần lượt là54,29%, 51,52% Đây là hình thức chăn nuôi cổ điển, dựa vào nguồn thức ănsẵn có, hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết khí hậu.

Phương thức chăn nuôi quyết định không nhỏ đến năng suất, chất lượnggà H’Mông tại địa phương.

Qua điều tra chúng tôi cũng nhận thấy người dân đồng bào H’Mông ítchú trọng đến thiết kế chuồng trại cho gà, chuồng nuôi được làm thô sơ, tạmbợ bằng các vật liệu sẵn có của địa phương như: Gỗ, tre, nứa Kiểu chuồngnày chiếm đa số, ở một số gia đình còn không có chuồng cho gà, gà thả tựnhiên, ngủ dưới gầm sàn, đậu trên cây hoặc ở chung chuồng với các gia súckhác Tại Hang Kia, Pà Cò tỷ lệ chăn nuôi gà không sử dụng chuồng trạichiếm 31,43-36,36% ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, phòng trừ bệnh chogà.

Hình 3.1 Chuồng gà mới xây dựng được người dân đầu tư để nuôi gà

Trang 40

H’Mông có hình dáng cân đối, vững chắc, to, khỏe, nhanh nhẹn Đầu nhỏ,tròn, cổ cao, mắt linh hoạt, lông dầy Một số đặc điểm ngoại hình đặc biệt củagiống gà H’Mông được chúng tôi mô tả ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Đặc điểm ngoại hình của gà H’Mông nuôitại hai xã Hang Kia, Pà Cò

Giai đoạn

Gà conTrưởng thành

Màu lông

Màu lông đa

Hoa mơ đen và hoa mơđen thẫm, đen đỏ

Xám, vàng sẫm, nâuđen, đen, trắngdạng: Nâu, sọc

dưa, đen, xámcú, vàng nhạt

-Đen hoặc đen tím, tíchtai chảy có ánh xanh.Mào đơn, mào nụ Mỏ

cong, dài và nhọn.

Đen, đỏ hoặc đentím Mỏ cong, dài,

Chân đen hoặc đen chì,dài, đôi khi có lông,lông nhiều hơn con mái

Chân đen hoặcđen chì, dài, đôi khi

có lông.chân chì

Lông mượt Thân hìnhto, thô, chân cao

Lông mượt.

đỉnh đầu

Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy gà H’Mông là giống gà đặc biệt so với cácgiống gà địa phương khác, có thể nói màu đen là màu đặc trưng của giống gànày Vì vậy, bà con còn gọi giống gà này là gà đen Đối với những cá thể cómào màu đen thì phần lớn các bộ phận của cơ thể như lông, da, mỏ, thịt màu

Ngày đăng: 17/01/2020, 12:54

Tài liệu liên quan