nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống bí đỏ trồng tại trường đại học nông lâm thái nguyên

95 3.3K 27
nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống bí đỏ trồng tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MẠNH THẮNG Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng một số giống bí đỏ trồng tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT MÃ SỐ : 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nụng Thái Nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào trong và ngoài nƣớc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin tài liệu đƣợc viện dẫn, trình bày trong luận văn này đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc tham khảo. Tác giả Nguyễn Mạnh Thắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Nguyễn Ngọc Nông - Phó Hiệu Trƣởng Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Khuyến nông và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Thực hành thực nghiệm, Viên Khoa học sự sống - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành công tác và thực hiện đề tài này. Cảm ơn các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cùng bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Nguyễn Mạnh Thắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình sản xuất bí đỏ ở các khu vực trên thế giới 16 Bảng 1.2 : Tình hình sản xuất bí đỏ của một số nƣớc trên thế giới 19 Bảng 1.4: Sinh trƣởng, phát triển của một số giống bí 25 Bảng 1.5: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 26 Bảng 1.6: Thời vụ trồng bí ở các khu vực ở Việt Nam 28 Bảng 3.1: Thời gian từ gieo đến khi mọc mầm của các giống bí đỏ trong thí nghiệm 36 Bảng 3.2: Thời gian sinh trƣởng và phát triển của các giống bí đỏ 37 Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái lá cây ở thời điểm 40 và 70 ngày sau gieo 42 Bảng 3.4: Chiều dài của thân cây 47 Bảng 3.5: Số hoa cái trên cây và tỷ lệ đậu quả sau các giai đoạn 52 Bảng 3.6: Chiều dài và đƣờng kính quả của các giống bí thí nghiệm 54 Bảng 3.7: Bệnh hại và mức độ bệnh hại các giống bí trong thí nghiệm 58 Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống bí đỏ trong thí nghiệm vụ xuân năm 2009 62 Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống bí đỏ trong thí nghiệm vụ thu đông năm 2009 64 Bảng 3.10: So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống bí trong các thí nghiệm 67 Bảng 3.11: So sánh năng suất và sự chênh lệch năng suất của các giống bí 68 Bảng 3.12: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lƣợng bí đỏ trong vụ xuân 70 Bảng 3.13: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lƣợng bí trong vụ thu đông 73 Bảng 3.14: Chất lƣợng của các giống bí qua đánh giá cảm quan 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 3 3. Nội dung của đề tài 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại thực vật của Bí đỏ 4 1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố 4 1.1.2. Phân loại thực vật bí đỏ 5 1.2. Một số đặc tính sinh vật học của cây Bí đỏ 8 1.2.1. Đặc tính thực vật học 8 1.2.2. Đặc tính sinh trƣởng, phát triển của cây bí đỏ 10 1.2.3. Điều kiện ngoại cảnh 11 1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí đỏ trên thế giới và Việt Nam 12 1.3.1. Tình hình nghiên cứu bí đỏ trên thế giới 12 1.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng bí đỏ trên thế giới 15 1.3.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí đỏ tại Việt Nam 23 Chƣơng 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Vật liệu nghiên cứu 29 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 30 2.3. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm 30 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 31 2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 31 2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 32 2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá 34 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển và mức độ sâu bệnh hại 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn 3.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm 36 3.1.2. Thời gian sinh trƣởng và phát triển 37 3.1.3. Đặc điểm hình thái lá 41 3.1.4. Động thái tăng trƣởng chiều dài thân 46 3.1.5. Số hoa cái và tỷ lệ đậu hoa 50 3.1.6. Quả và hình dạng quả của các giống bí thí nghiệm 53 3.1.7. Tình hình sâu bệnh hại 56 3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 61 3.2.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất trong thí nghiệm vụ xuân 62 3.2.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất trong thí nghiệm vụ thu đông năm 2009 64 3.2.3. So sánh năng suất của các giống bí đỏ 66 3.3. Chất lƣợng của các giống bí đỏ trong thí nghiệm 69 3.3.1. Chất lƣợng của các giống bí đỏ trong thí nghiệm vụ xuân 69 3.3.2. Chất lƣợng của các giống bí đỏ trong thí nghiệm vụ thu đông 73 3.3.3. Đánh giá chất lƣợng qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá cảm quan 75 Kết luận 78 Đề nghị 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHô LôC 1: kÕT QU¶ Xö Lý Sè LIÖU 82 PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỀ TÀI 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô có tên khoa học là Cucurbita pepo L, có tên tiếng Anh là Pumpkin là một loại cây dây thuộc chi Cucurbita và họ bầu bí Cucurbitaceae [2]. Đây là loài cây dễ trồng, không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ ruộng vƣờn ở vùng đồng bằng đến đất đồi núi và cả đất mặn vùng ven biển, đƣợc trồng ở khắp mọi miền của Việt Nam, có mặt ở nhiều vùng sinh thái trong cả nƣớc [1]. Cây bí đỏ có thể trồng vào tất cả các vụ trong năm. Bí đỏ đƣợc sử dụng làm thực phẩm có thể là nụ, hoa, ngọn và lá non, tuy nhiên thƣờng thấy nhất là sử dụng phần thịt của quả. Phƣơng thức sử dụng các sản phẩm của bí đỏ cũng rất phong phú nhƣ: Nấu canh, làm rau, làm bánh, làm nguyên liệu công nghiệp chế biến Quả bí đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cũng là một vị thuốc nam trị nhiều bệnh. Bí đỏ đƣợc biết đến nhƣ một loại thực phẩm giàu dinh dƣỡng. Bí đỏ là cây trồng mà dƣờng nhƣ rất quen thuộc với đời sống con ngƣời, tuy nhiên cho tới nay vẫn chƣa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về loại cây trồng này, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, phân tán và chƣa tạo đƣợc sự bứt phá về giống. Kỹ thuật canh tác của ngƣời dân ở các địa phƣơng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ truyền do chƣa có nhiều tài liệu nghiên cứu hay các quy trình kỹ thuật hƣớng dẫn cụ thể về cách trồng loại cây trồng này Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, thâm canh và chọn tạo những giống bí đỏ có năng suất, chất lƣợng phù hợp với các vùng sinh thái, đồng thời tạo thành những vùng chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng bí đỏ là rất cần thiết. Tại các địa phƣơng hiện nay, việc sử dụng các giống bí mới có năng suất và chất lƣợng là chƣa nhiều. Phần lớn vẫn sử dụng các giống bí của địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 phƣơng, đó là những giống bí thụ phấn tự do nhiều đời. Năng suất và chất lƣợng không đƣợc cải thiện trong khoảng thời gian dài. Thị hiếu sử dụng các sản phẩm của ngƣời tiêu dùng hiện nay là đi sâu vào chất lƣợng, nên các sản phẩm bí đỏ địa phƣơng thƣờng chỉ để sử dụng cho gia đình, cho chăn nuôi và một phần ra thị trƣờng. Việc nghiên cứu và chọn tạo những giống bí có chất lƣợng cao, phù hợp với các điều kiện sinh thái để đƣa vào sản xuất là rất cần thiết. Tìm ra các giống tốt có chất lƣợng cao để đƣa vào cơ cấu cây trồng và đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của ngƣời nông dân. Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, việc tìm ra giống cây nào có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện canh tác và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng sinh thái là vấn đề hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy có nhiều loại cây trồng sinh trƣởng phát triển rất tốt ở khu vực này nhƣng khi đƣa đến trồng ở các khu vực khác thì lại phát triển rất kém, năng suất giảm, chất lƣợng thay đổi. Vì vậy các nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng và phát triển thích hợp của các giống đối với các địa phƣơng, các vùng là rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu về khả năng phù hợp của các giống cây trồng với mỗi vùng sinh thái sẽ giúp ta đƣa ra những khuyến cáo kỹ thuật hợp lý, đảm bảo sự thành công của việc đƣa các giống vào sản xuất. Vụ xuân năm 2006, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thử nghiệm một số mô hình trình diễn trồng các giống bí đỏ chất lƣợng cao. Kết quả đánh giá cho thấy các mô hình giống bí đỏ mới có chất lƣợng cao có giá trị kinh tế và cho thu nhập cao hơn hẳn các giống bí địa phƣơng và có thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác trên địa bàn. Sản phẩm quả bí đỏ đƣa ra thị trƣờng đƣợc chấp nhận tốt. Nông dân đều đƣợc các ngƣời thu mua bí đỏ, các cơ sở chế biến và xuất khẩu bí đỏ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm [4]. Hiện nay một số giống bí có chất lƣợng đang đƣợc phát triển tại nhiều địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 phƣơng ở khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Điều đó chứng tỏ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và xuất khẩu với các giống bí có chất lƣợng là rất lớn. Xuất phát từ những thực tế nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống bí đỏ trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Đề tài đƣợc thực hiện sẽ nhằm: Tìm ra những giống bí đỏ vừa có năng suất, chất lƣợng tốt vừa có khả năng sinh trƣởng phù hợp với điều kiện tự nhiên của các vùng tƣơng tự nhƣ Thái Nguyên; Đóng góp vào lý thuyết khoa học về cây bí đỏ; Khuyến cáo các kỹ thuật trồng trọt để phát triển cây bí đỏ thành cây trồng có giá trị kinh tế cao. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng của một số giống bí đỏ nhằm chọn ra giống có năng suất và chất lƣợng tốt phục vụ cho sản xuất và nhu cầu của thị trƣờng. 3. Nội dung của đề tài - Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của các giống bí trong thí nghiệm. Tìm hiểu các chỉ tiêu nhƣ: Khả năng nảy mầm; Thời gian sinh trƣởng, phát triển; Động thái tăng trƣởng; Đặc điểm hình thái; khả năng chống chịu sâu bệnh. - Nghiên cứu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống bí trong thí nghiệm. Tìm hiểu các chỉ tiêu nhƣ: Mật độ cây; Số quả TB/cây; Khối lƣợng quả trung bình - Nghiên cứu chất lƣợng của các giống bí trong thí nghiệm thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu và thông qua đánh giá cảm quan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại thực vật của Bí đỏ 1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố Bí đỏ gồm 25 loài nhƣng phát triển phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới là các loài Cucurbita pepo và Cucurbita moschata, còn loài Cucurbita maxima và Cucurbita mixta thì thích hợp ở vùng ôn đới có khí hậu mát. Trong một thời gian dài, nguồn gốc của bí đỏ là chủ đề gây tranh cãi. Tuy nhiên theo nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy, bí đỏ có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Có nhiều nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng: Loài Cucurbita pepo phân bố rộng khắp ở các vùng bắc Mexico và tây nam Hoa Kỳ từ 7000 năm trƣớc Công nguyên. Các loại bí hỗn hợp đã đƣợc ghi chép lại ở các thời kỳ tiền Columbus. Loài Cucurbita moschata đã xuất hiện ở Mexico và Peru từ hàng ngàn năm nay. Ở Peru các nhà khảo cổ đã tìm đƣợc các mẫu hạt bí đỏ có niên đại 4000 năm trƣớc Công nguyên. Loài Cucurbita maxima cũng đƣợc tìm thấy bởi các nhà khảo cổ khi khai quật ở Peru có niên đại khoảng 1200 năm trƣớc Công nguyên [7]. Bí đỏ đƣợc những ngƣời thổ dân ở Bắc Mỹ thuần hoá trồng và sử dụng nhƣ một nguồn thức ăn chính. Đến thế kỷ 16, khi những ngƣời da trắng đến định cƣ và từ đó bí ngô đƣợc chuyển các nƣớc Châu âu và dần trở thành phổ biến nhƣ ngày nay [8]. Một số tài liệu khác cho rằng bí đỏ cũng nhƣ các cây bầu bí khác có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ, nam châu Á, (Ấn Độ, Malacca, nam Trung Quốc) do vậy yêu cầu về nhiệt độ để sinh trƣởng và phát triển cao hơn các loại rau ăn quả khác nhƣ cà chua [2]. Nhờ vậy bí đỏ cũng nhƣ các loại bầu bí khác có khả năng phát triển rộng ở nƣớc ta từ Nam tới Bắc và tất cả các mùa vụ trong năm. [...]... Tây nguyên và đông nam bộ 4, 5, 6 8, 9, 10 4 Tây nam bộ 11, 12, 1 2, 3, 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 CHƢƠNG II VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu - Các giống bí đỏ: gồm 6 giống 1- Giống bí đỏ lai F1 M315 Là giống bí quả dài trung bình 30cm trọng lƣợng quả 2-3 kg có hình hồ lô nên thƣờng gọi là bí hồ lô Bí có màu xanh hơi vàng,... quả cho thấy bí có hình quả dài, vỏ quả màu vàng cứng có phấn phủ, phẩm chất quả thơm, ngon, thịt quả màu vàng cam, dày Thời gian sinh trƣởng 100 ngày 6 - Giống bí ngô địa phương Đây là giống bí đƣợc trồng từ lâu ở các khu vực của Thái Nguyên Là giống bí đƣợc ngƣời dân tự trồng và tự để giống cho các vụ tiếp theo Giống có một số đặc điểm: Quả dạng tròn dẹt, có khía rò, Thịt quả màu vàng đỏ, ở bên trong... mầm cao, sinh trƣởng phát triển khỏe, năng suất cao Ở nhiều địa phƣơng, cây bí đỏ đã thực sự trở thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 cây trồng cho thu nhập chủ yếu của ngƣời dân Tuy nhiên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ chất lƣợng hạt giống, điều kiện sinh thái, điều kiện canh tác mà nhiều nơi ngƣời trồng bí đỏ khi đƣa các giống vào sản xuất... 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Trong những quốc gia sản xuất bí ngô có năng suất cao phải kể đến Mỹ Năng suất bí ngô trung bình của Mỹ đạt cao nhất thế giới, và trong những năm trở lại đây, năng suất trung bình của Mỹ có xu hƣớng tăng Năm 2003, năng suất bí đỏ bình quân của Mỹ đạt 196,10 tạ/ha bằng 149,02% nắng suất của thê giới Năm 2008 năng suất. .. cho năng suất quả rất cao, có những giống có chất lƣợng quả ngon và đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng Cây bí đỏ không những đƣợc trồng để lấy quả mà còn đƣợc trồng để lấy ngọn, hạt Một hƣớng sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập của ngƣời dân hiện nay là trồng bí đỏ lấy ngọn Ngọn bí đỏ làm rau hiện đang đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng, nhiều ngƣời trồng bí đã chuyển từ việc trồng bí để lấy quả sang trồng bí để... [10] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 1.2.1.6 Hạt bí đỏ Hạt bí đỏ đƣợc hình thành bên trong giữa quả do quá trình thụ phấn thụ tinh của hoa đực và hoa cái Hạt bí đỏ có hình dạng dẹt, hơi dài, một đầu nhọn và một đầu tròn Kích thƣớc hạt từ 5-12mm Trong một quả có thể chứa 500600 hạt [16] Hạt chứa nhiều chất béo nên rất dễ mất sức này mầm Một số loại bí trong... ngón tay bị héo, thối Các giống bí đỏ đƣợc bà con nông dân ở đây trồng nhiều giống bí do Công ty giống Việt Nông tỉnh Đồng Nai cung cấp thông qua các đại lý tại địa phƣơng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đắk Song và Công ty giống Việt Nông cũng đã cử cán bộ xuống kiểm tra thực tế tại địa phƣơng nhƣng vẫn chƣa tìm ra nguyên nhân làm cho bí đỏ không ra quả Sau đó ngƣời... trĩ hại nhẹ 85 Bí Ngô (đ/c) 62 Bọ trĩ hại ở mức độ trung bình 110 Bọ trĩ hại ở mức độ trung bình, bệnh phấn trắng nhiễm nặng 105 Nguồn: Trung tâm khuyến nông Vĩnh Phúc Cũng theo kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm các giống bí đỏ của Trung tâm khuyến nông Vĩnh Phúc cho thấy các kết quả về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... ăn bí đỏ vì chất sợi trong bí giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận tràng nhẹ Tuy đã xuất hiện từ lâu và là cây trồng khá phổ biến nhƣng đến nay các nghiên cứu về cây bí đỏ lại không có nhiều và phổ biến ở Việt Nam Ở nhiều vùng, đặc biệt là vùng núi, ngƣời ta vẫn chỉ trồng những giống bí đỏ đã có từ lâu đời ở địa phƣơng Ngƣời trồng bí cũng không có một. .. cây trồng ở nhiều địa phƣơng cây bí đỏ đã đƣợc lựa chọn để đƣa vào thay thế cho các loại cây trồng cũ Nhiều giống bí mới đã đƣợc nhập nội và thử nghiệm trồng, cây bí đỏ đã bắt đầu đƣợc sản xuất với quy mô lớn hơn, nhiều vùng sản xuất chuyên canh để phục vụ xuất khẩu đã đƣợc hình thành Vụ xuân năm 2006, Trung tâm khuyến nông Vĩnh Phúc bắt đầu đƣa vào trồng thử nghiệm một số giống bí đỏ mới đó là các giống . sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng một số giống bí đỏ trồng tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT MÃ SỐ : 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP. các giống bí có chất lƣợng là rất lớn. Xuất phát từ những thực tế nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống bí đỏ trồng tại. 3.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống bí đỏ trong thí nghiệm vụ xuân năm 2009 62 Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống bí đỏ trong

Ngày đăng: 19/09/2014, 18:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan