Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ở người trên 40 tuổi tại Nghệ An và mô tả đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí của nhóm đối tượng mắc COPD ở Nghệ An.
Trang 1MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ DỊCH TỄ HỌC BỆNH PHỔI
TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI NGHỆ AN
Lê Nhật Huy¹, Chu Thị Hạnh², Dương Đình Chỉnh 3
¹Khoa Hô hấp – Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An,
²Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội,
3 Sở Y tế Nghệ An Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ở người trên 40 tuổi tại Nghệ An và mô tả đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí của nhóm đối tượng mắc COPD ở Nghệ An Nghiên cứu được khảo sát trên 4000 người từ 40 tuổi trở lên sống tại Nghệ An theo phương pháp mô tả cắt ngang, tiêu chuẩn chẩn đoán COPD theo GOLD với chỉ số FEV 1 /FVC < 0,7 sau test HPPQ Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc COPD chiếm 4,15%; trong đó nam giới 8,44% và nữ giới 1,07%; GOLD I chiếm tỷ lệ 34,34%; GOLD II 42,77%; GOLD III 18,67%; GOLD IV 4,22% Nhóm tuổi trên
60 mắc COPD cao nhất (83,73%) Yếu tố nguy cơ của bệnh về hút thuốc với OR = 10,2 (95% CI [6,9 - 15,3]) Triệu chứng lâm sàng thường gặp: ho (66,87%), khạc đờm (53,61%), khó thở (45,78%) Các chỉ
số trung bình về CNTK bao gồm FEV 1 , MMEF, FEF 75% , FEF 50% , FEF 25% đều giảm rõ rệt so với trị số lý thuyết (tương ứng với 67,2%, 29,1%, 29,3%, 25,1%, 30,6%) và không cải thiện sau test HPPQ Như vậy,
tỷ lệ mắc COPD tại Nghệ An chiếm 4,15%; liên quan đến tình trạng phơi nhiễm với khói thuốc, các triệu chứng hay gặp nhất là ho, khạc đờm và khó thở CNTK giảm nhiều và không hồi phục sau test HPPQ
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD – Chronic Obstructive Pulmonary Disease), Chức năng thông khí (CNTK), Rối loạn thông khí (RLTK), chỉ số Gaensler (FEV 1 /FVC), Hồi phục phế quản (HPPQ).
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là
nguyên nhân gây tử vong sớm, tỷ lệ tử vong
cao và chi phí điều trị đáng kể cho các hệ thống
y tế Dự báo của WHO cho thấy, năm 2020
COPD sẽ là nguyên nhân thứ ba gây tử vong
trên toàn thế giới và nguyên nhân thứ năm gây
tử vong do tử vong sớm hoặc tàn tật [1] Ước
tính đến nay có khoảng 329 triệu người mắc
COPD trên toàn thế giới và con số này còn
tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ tới do
tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ COPD và tình trạng già đi của dân số [2]
Với tính chất tiến triển của bệnh, COPD đang trở thành mục tiêu quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Để có thể ngăn chặn
sự diễn biến của COPD, đòi hỏi phải hiểu biết toàn diện về bệnh học, các yếu tố nguy cơ cũng như gánh nặng bệnh tật, từ đó đề xuất những phương pháp phòng ngừa, quản lý và điều trị
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về dịch tễ học COPD trong cộng đồng với kết quả cho thấy tỷ lệ mắc từ 3,0% đến 5,1% [3; 4] Tại Nghệ An, trước đây chưa có nghiên cứu dịch tễ học nào liên quan đến COPD trong toàn tỉnh cũng như đánh giá các yếu tố nguy
Tác giả liên hệ: Lê Nhật Huy, Bệnh viện Hữu Nghị
Đa Khoa Nghệ An
Email: lenhathuy78@gmail.com
Ngày nhận: 03/01/2019
Ngày được chấp nhận: 19/02/2019
Trang 2cơ của bệnh Chúng tôi thực hiện nghiên cứu
nhằm xác định hai mục tiêu sau: (1) Xác định
tỷ lệ COPD ở người trên 40 tuổi tại Nghệ An
năm 2018, (2) Mô tả đặc điểm lâm sàng và
chức năng thông khí của nhóm đối tượng mắc
COPD ở Nghệ An.
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1 Đối tượng nghiên cứu
Người dân trên 40 tuổi sống tại Nghệ An
phân bố đầy đủ trên các vùng miền: núi cao,
trung du, đồng bằng và ven biển
Tiêu chuẩn lựa chọn người mắc COPD:
Có kết quả đo chức năng thông khí (CNTK)
biểu hiện rối loạn thông khí (RLTK) tắc nghẽn
không hồi phục hoàn toàn sau test HPPQ: Chỉ
số Gaensler (FEV1/FVC) < 70%
Tiêu chuẩn loại trừ: người dân từ chối tham
gia ngiên cứu hoặc không đo được CNTK
2 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018
2.2 Địa điểm tiến hành:
Tại 4 huyện (Tương Dương, Tân Kỳ, Diễn
Châu và Quỳnh Lưu) của tỉnh Nghệ An theo
phương pháp chọn ngẫu nhiên 4 vùng miền
2.3 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phân
tích các yếu tố nguy cơ với người mắc COPD
2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu:
* Công thức tính cỡ mẫu
n
d
p(1 p)
DE
z1 2
2
2
Trong đó:
z1- a2(Hệ số tin cậy) = 1,96 (thang phân vị
chuẩn ở mức ý nghĩa α = 0,05)
P = 0,042 (tỷ lệ COPD ước đoán, lấy p =
5% theo các nghiên cứu trước đây tại Việt
Nam [4; 6])
d: mức độ tin cậy (độ chính xác mong
muốn), chọn d = 0,01
DE = 2 (hệ số thiết kế nghiên cứu)
Từ công thức tính: n = 3650 người Thêm 10% phòng trừ sai số những trường hợp vắng mặt hoặc không hợp tác khi điều tra Chúng tôi có số đối tượng cần cho nghiên cứu là n = 4000 người
* Chọn mẫu
Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo 3 bước Tại bước 1 và bước 2
sẽ kết hợp chọn ngẫu nhiên đơn
+ Bước 1: chia thành 4 tầng (núi cao, trung
du, đồng bằng và ven biển), tại mỗi tầng chọn ngẫu nhiên 1 Huyện
+ Bước 2: tại mỗi Huyện chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống 5 xã
+ Bước 3 tại mỗi xã chọn 2 thôn/xóm như bậc 2, mỗi thôn/xóm chọn toàn bộ người dân trên 40 tuổi
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn theo bộ câu hỏi, khám lâm sàng,
đo chức năng thông khí phổi, làm test hồi phục phế quản (nếu có tắc nghẽn) Từ đó tìm ra các đối tượng mắc COPD, nghiên cứu về vai trò của các yếu tố nguy cơ
2.5 Phương tiện và các kỹ thuật thu thập thông tin:
* Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn
Trước khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng bộ câu hỏi để phỏng vấn đối tượng nghiên cứu Nội dung của bộ câu hỏi bảo đảm tính chi tiết, chính xác và dễ hiểu về triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử tiếp xúc các yếu tố nguy cơ
* Khám lâm sàng
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu được khám lâm sàng theo thứ tự sau: Khám toàn trạng, đo chiều cao, cân nặng (tính chỉ
số BMI); Khám chuyên khoa Hô hấp và ghi kết quả khám vào phiếu khám lâm sàng
Trang 3* Đo thông khí phổi
- Máy Chestgraph HI-105 (Nhật Bản)
- Đo các chỉ tiêu: Đo dung tích sống thở chậm
(SVC), Đo dung tích sống thở mạnh (FVC), các
thông số khác máy tự động cho kết quả
- Đánh giá kết quả: Bình thường, RLTK tắc
nghẽn, Hướng tới RLTK hạn chế, hướng tới
RLTK hỗn hợp
* Kỹ thuật làm test hồi phục phế quản và
đánh giá kết quả
- Chỉ định: Áp dụng cho tất cả những đối
tượng có rối loạn thông khí tắc nghẽn với giá trị
của FEV1 < 80% SLT, chỉ số Gaensler (FEV1/FVC)
< 70%
- Chẩn đoán xác định bệnh: chẩn đoán xác
định COPD khi chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) <
70% sau test HPPQ
3 Xử lý số liệu
- Số liệu được quản lý và làm sạch trên chương trình Microsoft Access
- Xử lý theo chương trình STATA 13
4 Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Y Hà Nội (số 187/HĐĐĐ - ĐHYHN ngày 20/02/2016 của Trường Đại học Y Hà Nội), chính quyền địa phương và người dân
- Đối tượng hoàn toàn tự nguyện tham gia vào nghiên cứu
- Những đối tượng được phát hiện ra bệnh được tư vấn hướng dẫn khám, điều trị và phòng bệnh
- Kết quả nghiên cứu được phản hồi cho người bệnh
III KẾT QUẢ
1 Tỷ lệ mắc COPD tại Nghệ An
Biểu đồ 1 Tỷ lệ mắc COPD (n = 4000) và phân loại theo GOLD (n = 166)
Dựa vào thăm khám lâm sàng và đo CNTK cùng với test HPPQ để xác định bệnh Kết quả có
166 bệnh nhân COPD trong số 4000 người được thăm khám, chiếm tỷ lệ 4,15% Trong đó GOLD
I 34,34% ; GOLD II 42,77%; GOLD III 18,67%; GOLD IV 4,22%
Trang 42 Tỷ lệ mắc COPD tại Nghệ An theo giới, nhóm tuổi
Bảng 1 Tỷ lệ mắc COPD theo giới và nhóm tuổi (n = 4000)
Tuổi
Giới 40 - 49 50 - 59 60 - 69 ≥ 70 Tổng Tỷ lệ%
Nam (n = 1671) 6 14 50 71 141 8,44
Chung (n = 4000) 8 19 59 80 166 4,15
Tỷ lệ % 4,82 11,45 35,54 48,19 100,00
Tuổi trung bình 68,80 ± 10,06 ; tuổi thấp nhất 40; tuổi cao nhất 91
Tỷ lệ mắc chung cho 2 giới là 4,15%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 8,44% và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới là 1,07 % Số đối tượng mắc COPD có độ tuổi từ 60 - 69 và trên 70 chiếm tỷ lệ cao (35,54% và 48,19%)
3 Mức độ phơi nhiễm khói thuốc ở nhóm COPD
Bảng 2 Liên quan giữa hút thuốc với COPD (n = 4000)
COPD Hút thuốc n (%) Có Không n (%) (95% CI) OR p
Không 35 (0,88) 2804 (70,10) 10,2
(6,9 – 15,3) < 0,05
Đối tượng hút thuốc có nguy cơ mắc COPD cao gấp 10,2 lần so với đối tượng không hút thuốc
4 Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng của nhóm bệnh nhân COPD
Biểu đồ 2 Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân COPD (n = 166)
Các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở chiếm tỷ lệ cao (66,87%, 53,61% và 45,78%) Nhóm không triệu chứng chiếm tỷ lệ 15,06%
Trang 55 Kết quả CNTK trung bình trước và sau test hồi phục phế quản
Biểu đồ 3 Kết quả CNTK trung bình trước và sau test HPPQ tính theo % (n = 166)
So sánh kết quả đo CNTK của đối tượng COPD sau test HPPQ, các chỉ số đều tăng rất ít hoặc không tăng
IV BÀN LUẬN
1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dịch tễ học COPD thường
được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu
mô tả cắt ngang, khó khăn trong nghiên cứu
là phương pháp chọn mẫu, sự tham gia của
đối tượng nghiên cứu, đòi hỏi sự kiên nhẫn và
chính xác trong kỹ thuật đo CNTK Trong khi,
Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất nước
và dân số đứng thứ tư cả nước Dân cư phân
bố rộng đầy đủ trong 4 vùng miền: núi cao,
trung du, đồng bằng và ven biển Đây là một
khó khăn với chúng tôi khi lựa chọn đối tượng
tham gia nghiên cứu
Khi lựa chọn các đối tượng trên 40 tuổi
tham gia nghiên cứu, chúng tôi dựa trên cơ sở
nghiên cứu về dịch tễ học COPD trên thế giới
và Việt Nam Theo Halbert (2006), tỷ lệ COPD
tăng theo tuổi, hiếm gặp ở những người dưới
40 tuổi [5]
2 Tỷ lệ mắc COPD
Theo kết quả bảng 1 tỷ lệ mắc COPD chiếm
tỷ lệ 4,15%; trong đó nam giới chiếm 8,44% và
nữ giới là 1,07% Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Phan Thu Phương (2010) trên 2002 đối tượng trong dân cư ngoại thành Thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang tỷ lệ mắc chung cho 2 giới là 3,6%; trong đó nam giới là 6,5% và nữ giới là 1,2% [6]; kết quả của chúng tôi cao hơn có thể
do Nghệ An là tỉnh người dân chủ yếu sống ở nông thôn, có thói quen hút thuốc lá - thuốc lào cao và sử dụng nhiên liệu đốt chủ yếu từ than, củi, rơm… là một trong những yếu tố nguy cơ cao của COPD Nhận xét này của chúng tôi cũng tương tự nhận xét của Đinh Ngọc Sỹ và
CS (2007) nhận thấy tỷ lệ mắc ở nông thôn cao hơn thành thị và phơi nhiễm cao với các yếu tố nguy cơ [3] Một nghiên cứu về COPD (2003) tại 12 nước thuộc vùng Châu Á Thái Bình Dương với mục đích ước tính tỷ lệ COPD
ở những đối tượng từ 30 tuổi trở lên đã cho kết quả là tỷ lệ mắc COPD rất khác nhau giữa các nước trong đó thấp nhất là 3,5% ở Hồng Kông và Singapore, Úc 4,7%, Trung Quốc 6,5
Trang 6%, Nhật Bản 6,1% và cao nhất là ở Việt Nam
với tỷ lệ 6,7% [7]
3 Tuổi và COPD
COPD có đặc điểm là tiến triển từ từ, liên
quan đến tình trạng viêm mạn tính của phế
quản-phổi, quá trình khởi phát từ khi tiếp xúc
với các yếu tố nguy cơ và tiến triển kéo dài
trong nhiều năm kể cả sau khi không tiếp tục
tiếp xúc nữa, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc
COPD càng tăng [8] Nghiên cứu của chúng tôi
phát hiện bệnh nhân COPD với độ tuổi trung
bình là 68,80 ± 10,06, tuổi thấp nhất là 40 và
tuổi cao nhất 91, tỷ lệ mắc ở lứa tuổi 40 - 60 là
4,82%, ở lứa tuổi 50 - 59 là 11,45%; nhóm tuổi
trên 60 tuổi là 35,54% và chiếm tỷ lệ cao nhất
ở nhóm trên 70 tuổi với tỷ lệ 48,19% Khi so
sánh với nghiên cứu của Phan Thu Phương,
nhóm tuổi trên 60 tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao
nhất (75%) [6]
4 Ảnh hưởng của khói thuốc với COPD
Hút thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ
chính của COPD đã được đề cập trong nhiều
nghiên cứu, hút thuốc gặp ở 85 - 90% bệnh
nhân COPD Trong nghiên cứu của chúng tôi
tỷ lệ hút thuốc mắc COPD chiếm 3,28% và
nguy cơ mắc bệnh cao gấp 10,2 lần so với
những người không hút thuốc (bảng 2) Theo
Đinh Ngọc Sỹ (2009) và Chu Thị Hạnh (2007)
nhận thấy hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu
của COPD với tỷ lệ tương ứng OR = 3,5 (95%
CI [2,9 - 4,2]) và OR = 6,7 (95% CI [2,3 - 26])
[3; 10]
5 Triệu chứng lâm sàng của COPD
Triệu chứng lâm sàng của COPD là ho và
khạc đờm mạn tính, ở giai đoạn muộn xuất
hiện triệu chứng khó thở Trong phân tích
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có 66,87%
bệnh nhân có triệu chứng ho; 53,61% bệnh
nhân có khạc đờm; khó thở gặp 45,78% Các
nghiên cứu khác đều cho thấy triệu chứng ho
và khạc đờm chiếm tỷ lệ cao Như vậy cần thăm khám kỹ và đo CNTK ở nhóm đối tượng viêm phế quản mạn để chẩn đoán COPD và quản lý bệnh
6 Đặc điểm CNTK
Kết quả biểu đồ 3 cho thấy chỉ số FEV1 giảm (trung bình 67,2% trị số lý thuyết), tỷ lệ FEV1/FVC trung bình 54,54%, sau test HPPQ chức năng phổi không tăng lên đáng kể, điều này phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán COPD Một số tác giả trên thế giới khuyến cáo, để phát hiện sớm rối loạn thông khí đường thở nhỏ khi chưa có biểu hiện lâm sàng hoặc khi FEV1 và tỉ số FEV1/FVC vẫn bình thường, thì nên tham khảo các chỉ số MMEF, MEF75%, MEF50%, MEF25% [9] Trong nghiên cứu của chúng tôi các chỉ số MMEF, MEF75%, MEF50%, MEF25% đều giảm rõ rệt so với trị số lý thuyết (tương ứng với 30,6%, 25,1%, 29,3%, 29,1%)
và không cải thiện sau test HPPQ Kết quả cũng tương tự với nghiên cứu của Chu Thị Hạnh (2007) nhận xét các lưu lượng thời điểm (MMEF, MEF75%, MEF50%, MEF25%) đều giảm nhiều ở bệnh nhân COPD [10]
V KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về dịch tễ học COPD tại Nghệ An, dựa vào phương pháp chọn mẫu và
đo CNTK với tiêu chuẩn chẩn đoán là chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 0,7 sau test HPPQ, chúng tôi xác định được tỷ lệ mắc bệnh chung
là 4,15%, nam giới chiếm 8,44% và nữ giới là 1,07% Nhóm tuổi mắc nhiều nhất ở độ tuổi trên 60 (83,73%), tuổi trung bình là 68,80 ± 10,06 Đối tượng hút thuốc có nguy cơ mắc COPD cao gấp 10,2 lần so với đối tượng không hút thuốc Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là ho, khạc đờm và khó thở, CNTK giảm nhiều và không cải thiện nhiều sau test HPPQ, đặc biệt tắc nghẽn ở đường dẫn khí nhỏ
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Murray, C.J and A.D Lopez (1997)
Alternative projections of mortality and
disability by cause 1990-2020: Global
Burden of Disease Study Lancet, 349(9064):
p 1498-504
2 Vogelmeier CF1, C.G., Martinez FJ3,
et al (2017) Global, regional, and national
deaths, prevalence, disability-adjusted life
years, and years lived with disability for
chronic obstructive pulmonary disease and
asthma, 1990-2015: a systematic analysis
for the Global Burden of Disease Study 2015
Lancet Respir Med, 5(9): p 691-706.
3 Đinh Ngọc Sỹ (2009) Nghiên cứu tình
hình dịch tễ bệnh phổi phế quản mạn tính ở
Việt Nam Y học thực hành, 2: p 8-11.
4 Ngô Quý Châu (2006) Nghiên cứu
dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở
một số tỉnh thành phố khu vực phía bắc Việt
Nam Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện
Bạch Mai, 11: p 59-64.
5 Halbert R, N.L., Gano A et al (2006)
“Global Burden of COPD: systematic review
and meta – analysis” Eur Respir J, 28: p 523
- 532
6 Phan Thu Phương (2009) Nghiên
cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà
nội và tỉnh Bắc Giang, Luận án Tiến sĩ Y học,
Trường Đại Học Y Hà Nội
7 Group, R.C.W (2003) COPD
prevalence in 12 Asia-Pacific countries and regions: projections based on the COPD
prevalence estimation model Respirology,
8(2):p.192-8.
8 Lopez, A D., Shibuya, K Rao, C et
al (2006) Chronic obstructive pulmonary
disease: current burden and future
projections Eur Respir J, 27(2): p 397-412.
9 Güder, Gülmisal, Brenner, G(2015)
Diagnostic and prognostic utility of mid-expiratory flow rate in older community-dwelling persons with respiratory symptoms, but without chronic obstructive pulmonary
disease BMC Pulmonary Medicine, 15: p
83
10 Chu Thị Hạnh (2007) Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân một số
nhà máy công nghiệp ở Hà Nội Luận án Tiến
sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
Summary EPIDEMIOLOGICAL AND CLINICAL CHARACTERISTICS
OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE
IN NGHE AN
This study was conducted to determine the prevalence of COPD among people aged 40 and above in Nghe An and to assess risk factors, clinical characteristics and ventilation function of COPD patients This study was carried out among 4,000 people aged 40 years and above living in Nghe An using a cross-sectional descriptive design Severity of COPD was measured using GOLD diagnostic criteria with FEV1 / FVC ratio < 0.7 after post-bronchodilator test The results showed that the prevalence of COPD was 4.15% (men, 8.44%; women, 1.07%), with GOLD I accounting for 34.34%; GOLD II 42.77%; GOLD III 18.67%; GOLD IV 4.22% The highest prevalence of COPD was found in those aged above 60 (83.73%), the mean age was 68.80 ± 10.06 Smoking was the main risk factor for COPD with OR = 10.2 (95% CI [6.9-15.3]) The common clinical symptoms were cough (66.87%),
Trang 8sputum production (53.61%), and dyspnea (45.78%) The average indexes of the ventilation function, including FEV1, MMEF, FEF75%, FEF50% , FEF25% , were significantly lower than predicted values (67,2%, 29.1%, 29.3%, 25.1% %, 30.6%, respectively) and did not improve after post-bronchodilator test In conclusion, the prevalence of COPD in Nghe An province was 4.15%, which is related to exposure to cigarette smoke The most common symptoms were cough, sputum and dyspnea Ventilation functions decreased significantly and did not recover after post-bronchodilator test
Keywords: Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD), Ventilation functions,
Gaensler (FEV1 / FVC) ratio, Post-bronchodilator test, GOLD.