1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến kinh nghiệm môn Địa

7 1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 59,5 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ CHO BÀI HỌC MÔN ĐỊA LIÙ I-ĐẶT VẤN ĐỀ : Học lớp 6 là lớp đầu cấp của trường trung học cơ sở, trước đó các em đã làm quen với cách học ghi nhớ của các bài học đòa lý ở lớp 5. học sinh đã quen học thuộc lòng nội dung bài ghi trong tập do giáo viên tóm lượt từ sách giáo khoa. Khi kiểm tra bài cũ các em thường đọc từ chữ đầu đến hết bài. Vấn đề thường gặp là: “thưa thầy phần 1 hay phần 2 trong tập”. Có khi các em không nhớ đầu bài học là đối tượng đòa líù nào . Chính vì vậy mà chất lượng môn đòa lí đầu cấp thường thấp vì các vấn đề trong bài kiểm tra viết hay thi học kì là kiến thức tổng hợp tư duy và xác lập mối quan hệ đòa lí chứ không phải viết lại những gì đã học thuộc lòng. Cũng từ đó các em không ham thích môn học,các em cho rằng môn học quá trừu tượng, khó hiểu khó học, bài học không vần. Trước tình hình đó tôi phát hiện ra rằng kết quả của môn học tỉ lệ yếu và kém cao là do những nguyên nhân trên. Từ đó tôi quyết đònh thực hiện phương pháp đặt vấn đề trong các bài học đòa lí từ đầu bài đến các đề mục trong bài . Đó cũng là vấn đề tôi muốn giới thiệu trong báo cáo này. II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Điều tra thực tế: a.Về học sinh: Đầu năm học 2002-2003 ở bốn lớp sáu tôi được phân công giảng dạy,khi kiểm tra bài cũ tôi thường phát hiện những biểu hiện của học sinh trước vấn đề được đặt ra là: + Thầy hỏi phần nào trong tập ạ? + Thầy nhắc giùm em chữ đầu câu đó ? + Vấn đề đó trong bài nào thưa thầy. + Thầy hỏi ở ngoài em không biết. + Thưa thầy em quên học tựa bài ạ. Điều đó đã làm cho việc học tập cũng như tiếp thu nội dung của bài học hết sức khó khăn . Các em chỉ chú ý đến phần ghi nhớ của bài. Đó cũng là vấn đề thường gặp ở các lớp bậc tiểu học. Qua đó kết quả các bài kiểm tra đa số là điểm xấu, chất lượng bộ môn thường thấp. Khảo xác chất lượng đầu năm của bốn lớp kết quả như sau: Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém Ghi Chú 6a1 43 4 7 12 16 3 Lớp giỏi 6a2 40 2 5 14 14 5 6a3 42 1 5 16 13 7 6a4 42 2 6 17 11 6 Trong giờ học các em thường thụ động, ít chòu làm việc vấn đề các em quan tâm là bài ghi hay phần ghi nhớ ở cuối bài. b. Đặc điểm bộ môn: - Môn đòa lý 6 mỗi tuần một tiết. - Loại bài: Khái quát các sự vật hiện tượng đòa lí trên trái đất những vấn đề hết sức gần gũi các em nhưng nó cũng thật là các vấn đề hơi trừu tượng đối với học sinh.Ví dụ các kinh tuyến,vó tuyến trên trái đất chỉ có trên bản đồ mà thôi… - Sách giaó khoa đối với học sinh còn thiếu nhiều. C.Về giáo viên: - Dạy chéo môn chưa nắm được thù của bộ môn nên thường dạy theo phương pháp thuyết trình, dạy theo cách ghi nhớ là chính ít phát huy tính tích cực học tập của các em. - Chưa nhiệt tình trong giảng dạy, chưa sử dụng các phương pháp tích cực để nâng cao chất lượng bộ môn từ đó khó lôi kéo học sinh quan tâm đến môn học. D. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh bộ môn còn thiếu do chưa được cấp đồng bộ theo chương trình thay sách. - Không có băng hình minh hoạ. - Các máy chiếu không được sử dụng làm phương tiện phục vụ bộ môn mà chỉ dùng trong các giờ giảng báo cáo là chính. 2.Lí luận và biện pháp giải quyết vấn đề đặt ra. a. Đối với giáo viên: Những điều kiện đã nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy học rút kinh nghiệm qua các tiết dạy, bài dạy tôi quyết đònh thực hiện phương pháp đã nêu trên. Kể từ đầu bài tôi bắt đầu phân tích đề bài tìm ra những vấn đề cần giải quyết trong bài học đó. Ngay từ bài học đầu tiên tôi tập cho học sinh làm quen với cách học này, từ đầu bài cho học sinh phân tích đầu bài để tìm ra nội dung từ đầu bài từ đó đặt vấn đề cho từng vấn đề trong các đề mục. Ví dụ: Bài 1 “ VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT. Từ đầu bài tôi yêu cầu học sinh phân tích xem có mấy vấn đề cần làm sáng tỏ trong bài này. Học sinh dể dàng phát hiện ba vấn đề trong nội dung trên như sau: - Vò trí của Trái Đất ? - Hình dạng Trái Đất ? - Kích thước của Trái Đất ? Như vậy ngay từ đầu bài các em tự đặt ra vấn đề để tự tìm hiểu vấn đề đó trong kênh hình và kênh chữ của bài học. Các vấn đề dể dàng phát hiện qua từng đề mục của từng bài học như: - Mục 1 :VỊ TRÍ CỦA TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. - Mục 2 :HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG KINH VĨ TUYẾN. Từ mục1 tôi yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi cho mục này theo hướng sau: - Hệ Mặt Trời ?: - Vò trí Trái Đất thứ mấy ? - Vò trí của Trái Đất có gì đặc biệt so với các hành tinh khác? Tương tự ở mục 2 cũng phải đặt vấn đề và giải quyết vấn đề theo vấn đề đã được đặt ra. - Hình dạng Trái Đất ? - Kích thước? - Hệ thống kinh tuyến vó tuyến ? Khi củng cố bài học chúng ta cũng chú ý các câu hỏi củng cố phải theo dàn câu hỏi đặt ra ở đầu bài. Trước vấn đề đó buộc học sinh tự giác tìm hiểu trong từng đề mục của sách giáo khoa để đặt vấn đề và giải quyết vấn đề . Như vậy từ đầu bài học sinh đã làm quen cách phát hiện các vấn đề trong bài học và biết cách giải quyết vấn đề trong bài học . Từ đó các em đã xoá đi dần cách học ghi nhớ máy móc ban đầu . Chú ý : Giáo viên phải cận thận đặt vấn đề thật rõ ràng cụ thể trong từng bài học .Các vấn đề đặt ra phải từ dễ đến khó tập cho các em tư duy nhẹ nhàng , tạo ra không khí thoải mái trong giờ học để các em tự tìm hiểu bài theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn . Vấn đề trên phải làm thường xuyên để các em quen hẳn mới chuyển sang phương pháp học sinh tự đặt vấn đề cho nhau để cùng nhau giải quyết . Ở bài học thứ hai giáo viên cũng làm như bài một để tạo dần thói quen cho học sinh. Đến khi các em quen dần cách học trên thì chúng ta chuyển sang phương án các em tự đặt vấn đề cho mình hay cho nhóm, cho lớp giải quyết. Từ cách học trên bước đầu tôi thấy học sinh tiến bộ rõ rệt qua các lần kiểm tra kiến thức bài cũ các em không còn phải ngỡ ngàng trước các câu hỏi trắc nghiệm hay các câu hỏi tự luận. Thật sự các em đã biết học đòa lí là học như thế nào chứ không như trước đây là học thuộc lòng nội dung bài ghi hay chỉ học phần ghi nhớ cuối bài là xong. b.Đối với học sinh : Ở các bài học sau các em tự đặt vấn đề cho mình, đặt vấn đề cho các bạn để cùng tìm hiểu bài. Giáo viên chỉ gợi mở cho các em ở một số vấn đề khó hơn cao hơn và mở rộng vấn đề. Ví dụ: Ở bài 15 “ CÁC MỎ KHOÁNG SẢN” Học sinh khó phát hiện vấn đề trong đầu bài học này mà các em chỉ dựa vào đề mục trong bài để đặt câu hỏi. Nhưng chúng ta vẫn phải yêu cầu học sinh xác đònh vấn đề cần tìm hiểu ở đầu bài đó là hai vấn đề: “ khoáng sản và mỏ khoáng sản”. Còn ở đề mục trong bài. Mục1: Các loại khoáng sản. Học sinh tự đặt ra các vấn đề để làm rõ mục 1 này có thể các em đặt ra nhiều vấn đề khác nhau như: - Khoáng sản là gì? - Khoáng sản có ở đâu? Phân bố như thế nào? - Khoáng sản gồm có các loại nào? - Khoáng sản dùng để làm gì? Như vậy các em đã biết cách đặt vấn đề để khai thác kiến thức bài học bằng phương pháp tích cực. Có thể học sinh giải quyết vấn đề theo cặp, nhóm hay cá nhân. Bốn vấn đề trên lần lược làm rõ từng vấn đề một. Giáo viên kết luận vấn đề đó đúng, sai như thế nào rồi chọn lọc chuẩn xác kiến thức cho học sinh ghi vào nôïi dung bài học .Như vậy bài học đã được tìm hiểu một cách độc lập ,giáo viên chỉ hướng dẫn gợi ý chứ không đọc chép một cách máy móc như đã học ở cấp dưới . làm như vậy giáo viên đã dần dần thay đổi cách nhận thức của học sinh ,hướng các em theo phương pháp học mới đó cũng là phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong bài học đòa lí ở lớp 6. Có thể chúng ta khuyến khích cho điểm nhóm hoặc cá nhân có câu hỏi hay và câu trả lời chính xác từ các câu hỏi của bạn. Cứ như vậy từ bài học này đến bài học khác lần lược được các em khai thác làm sáng tỏ dưới sự dẫn dắt của giáo viên. c. Học ở nhà : Khi ôn bài cũ các em cũng phải ôn theo các vấn đề ở trên lớp chứ không được học vẹt từ đầu bài đến hết bài . Đối với lớp 6 phần lớn các loại bài là bài sự vật hay một hiện tượng đòa lí .Trong đó vấn đề quan trọng là phải làm nổi bật mối quan hệ nhân quả .từ các vấn đề trên ta đã làm được thì mối quan hệ nhân quả này học sinh sẽ dể dàng phát hiện kiến thức của các em tự tìm thấy sẽ được khắc sâu hơn từ đó chất lượng của môn học sẽ được năng cao dần . 3. Thử nghiệm qua học kì 1 kết quả như sau : Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém 6a1 43 08 12 16 6 1 6a2 40 06 10 15 06 03 6a3 42 07 13 13 08 01 6a4 42 06 11 16 07 02 Qua kết quả ở học kì 1 tôi thấy tỉ lệ học sinh yếu kém giảm dần tỉ lệ học sinh trung bình khá đựơc nâng lên. Đặc biệt là học sinh ở lớp 6a2 và học sinh lớp 6a4 học tập yếu nhưng nay cũng tiến bộ tương đối đồng đều so với các lớp khác. Từ đó tôi áp dụng thường xuyên với các học sinh yếu kém tạo điều kiện cho các em làm việc nhiều hơn ,kiểm tra đánh giá liên tục cho điểm khuyến hoặc biểu dương khi các em có ý kiến giải quyết vấn đề đúng hay phát hiện được nguyên nhân và kết quả trong mối quan hệ nhân quả của một sự vật, hiện tượng. Còn đối với đối tượng trung bình khá giỏi thì đặt ra những vấn đề khó hơn cao hơn liên hệ đến thực tế,đời sống sinh hoạt ở xung quanh các em trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó mà kiến thức được học trên lớp biết vận dụng giải thích sự vật hiện tượng một cách độc lập, kiến thức được khắc sâu hơn. Qua các lần kiểm tra và thi học kì hai số điểm tốt được tăng lên yếu kém giảm dần. Thống kê học kì hai kết quả như sau: Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém Ghi chú 6a1 43 08 16 18 01 0 6a2 40 07 17 14 02 0 6a3 42 08 16 17 01 0 6a4 42 09 14 16 03 0 Như vậy phương pháp học theo cách tự đặt vấn đề đã mang lại hiệu quả trong giảng dạy và học tập môn đòa lí lớp 6. III. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kết quả khi thực hiện phương pháp trên . - Thực hiện thử nghiệm trong năm học 2002-2003 với những kết quả trên đã cho thấy phương pháp đem lại hiệu quả thiết thực đối với môn học, học sinh đã say mê môn học hơn xoá đi tâm lý cho đây chỉ là môn học phụ , chỉ cần học qua loa là được.Nay đã lôi kéo các em về với môn học với sự say mê với nét đặc trưng của môn học, học sinh đã biết độc lập tự tìm tòi những kiến thức mới Riêng đối với bản thân tôi khi áp dụng các giải pháp trên dẫn tìm được bước đi mới trong công tác giảng dạy đối với lứa tuổi học sinh đầu cấp . đó cũng là tiền đề cho các em học tiếp ở các khối sau được dễ dàng hơn và chất lượng môn học cũng được nâng cao . 2. Bài học kinh nghiệm : Từ phương pháp dạy học trên đã : - Rèn luyện được tính tích cực trong học tập, độc lập trong giờ học tiếp thu vấn đề mới của học sinh. - Xoá được tính e vè, thụ động trong giờ học. - Nâng cao được chất lượng dạy và học môn đòa lí ở đầu cấp. - Học sinh không còn xem nhẹ môn học, chủ động đến với môn học . IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TRÊN . Vấn đề trên không phải là mới và khi áp dụng cũng không mấy khó khăn , nhưng mang lại hiệu quả cao đối với môn học đòa lý lớp 6 sau đây là những ý kiến đề xuất : • Đối với giáo viên bộ môn nên áp dụng phương pháp này rộng rãi ở các lớp đầu cấp . p dụng phải thường xuyên mang tính liên tục và chú ý đến các đối tượng yếu kém , để đặt ra các vấn đề phù hợp . • Đối với ban giám hiệu : -Tổ chức các chuyên đề phổ biến sâu rôïng trong giáo viên để thấy được hiệu quả khi sử dụng phương pháp trên . -Thường xuyên dự giờ thăm lớp kiểm tra việc thực hiện phương pháp đó của giáo viên và học sinh . . giảng dạy và học tập môn đòa lí lớp 6. III. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kết quả khi thực hiện phương pháp trên . - Thực hiện thử nghiệm trong năm học. đối với môn học, học sinh đã say mê môn học hơn xoá đi tâm lý cho đây chỉ là môn học phụ , chỉ cần học qua loa là được.Nay đã lôi kéo các em về với môn học

Ngày đăng: 18/09/2013, 04:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w