Ròng rọc là cấu trúc có vai trò quan trọng trong chức năng của bàn tay. Sự hiểu biết về đặc điểm giải phẫu của ròng rọc cùng mối liên quan với các cấu trúc lân cận sẽ giúp cho điều trị các tổn thương liên quan đến ròng rọc một cách tốt nhất.
Trang 1NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG RÒNG RỌC CÁC NGÓN TAY
Đào Thanh Tú *, Đỗ Phước Hùng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ròng rọc là cấu trúc có vai trò quan trọng trong chức năng của bàn tay Sự hiểu biết về đặc
điểm giải phẫu của ròng rọc cùng mối liên quan với các cấu trúc lân cận sẽ giúp cho điều trị các tổn thương liên quan đến ròng rọc một cách tốt nhất
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca Gồm các tay được cắt từ cổ tay trở
lên tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và của xác tươi người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải Phẫu Học - Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả: Có 34 ngón I và 136 các ngón dài Ở ngón I, 100% có sự hiện diện của 4 ròng rọc gồm A1, Av,
chéo và A2 Ròng rọc Av hiện diện 3 kiểu hình: ngang (58,82%), chéo (35,3%) hoặc liên tục với A1 (5,88%) Bờ gần ròng rọc A1 nằm cách nếp da gần khớp bàn đốt ngón I 1,15mm Thần kinh phía quay nằm sát bờ quay ròng rọc A1, cách 0,55mm Ở các ngón dài, ròng rọc A1, A2, A3, A4 hiện diện 100%, A5 97,79% Ròng rọc A1 có dạng một, hai, ba dải vòng hoặc liên tục với A2 (4,41%) Khoảng cách từ nếp da khớp bàn đốt tới bờ gần ròng rọc A1 tương đương khoảng cách từ nếp da khớp bàn đốt tới nếp da khớp gian đốt gần
Kết luận: Các ròng rọc hiện diện tương đối hằng định ở các ngón tay Sự liên quan của các ròng rọc với các
nếp da giúp xác định chính xác vị trí ròng rọc trên lâm sàng
Từ khóa: Ròng rọc ngón tay, nếp da tay
ABSTRACT
THE ANATOMICAL STUDY OF THE FINGER FLEXOR PULLEYS
Dao Thanh Tu, Do Phuoc Hung
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement Vol 21 - No 2 - 2017: 181 - 186
Introduction: The flexor pulleys system plays an important role in movement of the finger In hand practice,
m anagement of these pulley problems requires accurate knowledge to achieve proper treatment and better outcome.
Objectives: The purpose of the study was to identify anatomical characteristics and landmarks of finger flexor pulleys of the hand.
Methods: Serial case study We studied t hirty fresh cadaveric hands and four amputated upper extremities
Results: Three annular (A1, Av, A2) and 1 oblique pulley were identified in all thumbs The Av (variable annular pulley) appear to be 3 discrete forms which designated transverse (58.82%) , oblique (35.3%) or fused with the A1 pulley (5.88%) The proximal edge of the A1 pulley was 1.15mm proximal to the most proximal metacarpophalangeal joint flexion crease The distance of radial digital nerve and the proximal margin of the A1 pulley is 0.55mm In finger, the A1, A2, A3 and A4 pulleys were identified in all cases and A5 was 97.79% There are three types of A1: 1 band, 2 bands or 3 bands The A1 pulley was fused with the A2 in 4.41% We found no difference between the distance of digital-palmar to proximal interphalangeal creases and the proximal edge of the A1 pulley to the digital-palmar crease.
Conclusions: The appearance of the flexor pulleys system were relatively static in all the cases Skin creases can be used as surface landmarks to accurately locate the underlying pulleys.
Keywords: finger flexor pulleys, skin creases
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Ròng rọc là những dải mô sợi nằm dọc theo
bao gân gấp tại ngón tay Hệ thống ròng rọc của
ngón tay giữ cho gân gấp đi đúng đường, ngăn
hiện tượng cung tên và về mặt cơ sinh học là bản
lề giúp gấp, duỗi ngón tay hiệu quả Tổn thương
một phần hoặc toàn bộ các ròng rọc này sẽ gây
đau hoặc mất chức năng ngón tay Các bệnh lí
liên quan đến ròng rọc ngày càng gặp nhiều trên
lâm sàng Thường gặp nhất là tổn thương do vết
thương, do chấn thương, do bệnh lí viêm hẹp
bao gân gấp hoặc ít gặp hơn do biến chứng điều
trị như chích corticosteroid
Y học hiện đại ngày nay cho thấy để điều trị
tốt một thương tổn thì điều cần thiết đầu tiên là
phải có hiểu biết sâu sắc cấu trúc giải phẫu của
vùng thương tổn đó Các trường hợp đứt ròng
rọc A2, A4 do vết thương hay chấn thương thì
cần thiết phải phục hồi hoặc tái tạo Để tái tạo
ròng rọc A2 ngày càng có nhiều kĩ thuật mới
được áp dụng như kĩ thuật ít xâm lấn, tạo hình
kiểu 1 vòng, 2 vòng hay 3 vòng Ngoại khoa cắt
ròng rọc A1 điều trị viêm hẹp bao gân gấp cũng
ngày càng gặp nhiều trên lâm sàng Dù mổ kín
hay mổ hở đều đòi hỏi cần phải cắt hết ròng rọc
A1, không cắt vào ròng rọc A2 và không gây tổn
thương thêm cho gân gấp, mạch máu, thần kinh
Do đó, muốn đạt được các yêu cầu trên không
thể không có hiểu biết về đặc điểm giải phẫu các
ròng rọc cũng như mối liên quan với các cấu trúc
giải phẫu gần bên
Trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất
hoàn toàn về số lượng ròng rọc, vị trí, sự liên
quan của ròng rọc với các mốc da, mốc xương,
thần kinh, mạch máu Ngoài ra, giữa các
chủng tộc khác nhau đặc điểm giải phẫu ròng
rọc cũng khác Ở Việt Nam, việc nghiên cứu
về giải phẫu ròng rọc làm nền tảng cho ứng
dụng lâm sàng còn bỏ ngỏ Từ thực tế này,
chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu giải phẫu
ứng dụng ròng rọc các ngón tay”
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca
Đối tượng nghiên cứu
34 bàn tay, trong đó 30 bàn tay từ xác tươi, 4 bàn tay từ chi cắt cụt
Tiêu chí đưa vào
Tay cắt cụt từ cổ tay trở lên tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tay của xác tươi người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải Phẫu Học - Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí loại trừ
Các ngón tay có những bất thường hoặc bị tổn thương vùng phẫu tích như: biến dạng, có dấu hiệu chấn thương, có vết thương trước đó
Các ngón tay được phẫu tích nhằm xác định
sự hiện diện, vị trí, hình dạng và kích thước của các ròng rọc vòng Sau đó xác định khoảng cách
từ các ròng rọc tới bó mạch thần kinh 2 bên và tới các nếp da, khe khớp gần bên
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sự hiện diện, vị trí kích thước các ròng rọc
Ngón 1
100% trường hợp có sự hiện diện của cả 4 ròng rọc: A1, Av, OP và A2
Ròng rọc A1 có dạng nằm ngang, liên kết với tấm sụn mặt lòng, nằm tại vị trí khớp bàn đốt Ròng rọc Av (ròng rọc vòng thay đổi) nằm gần ròng rọc A1, là một ròng rọc tương đối tách biệt, nằm ngay tại 1/2 gần của xương đốt gần Ròng rọc này xuất phát từ phía bờ trụ của xương đốt gần ngón 1, ngay tại mức tiếp nối gân cơ của cơ khép ngón cái rồi chạy qua bám vào phía bờ quay Ròng rọc chéo xuất phát từ phía bờ trụ của xương đốt gần và chạy chéo qua bám vào phía
bờ quay tại nền xương đốt xa Ròng rọc A2 nhìn chung thấy mỏng, dạng nằm ngang và nằm về phía gần nơi bám gân gấp ngón cái dài,tại vùng khớp gian đốt
Trang 3Ròng rọc Av hiện diện dưới 3 dạng: nằm
ngang 58,82%, nằm chéo 35,3% và liên tục với A1
5,88% Ở trường hợp liên tục với A1 quan sát
thấy tại vùng tiếp giáp giữa 2 ròng rọc thực tế là
dải mô sợi mỏng và hướng đi các thớ sợi của 2
ròng rọc cũng tương đối khác nhau
Bảng 1: Kích thước các ròng rọc
Kích thước (mm) 5,0 ± 0,91
4,62 ± 0,92 3,68 ± 0,7 3,5 ± 0,73
Hình 1: Các ròng rọc ngón 1 với các dạng của Av ( A:) Dạng ngang (B): Dạng chéo (C): Dạng liên tục A1
Các ngón dài
Có tất cả 5 ròng rọc vòng, theo thứ tự từ gần
đến xa là A1, A2, A3, A4 và A5 Ròng rọc A5
hiện diện trong 97,78% trường hợp
Các ròng rọc này có dạng vòng và nằm
ngang ở ngón tay Ròng rọc A1 nằm ngay tại vị
trí khớp bàn đốt, bám vào tấm gan tay Ròng rọc
A2 nằm tại vùng xương đốt gần, ròng rọc A3 tại
vị trí khớp gian đốt gần, ròng rọc A4 nằm tại
xương đốt giữa, còn ròng rọc A5 nằm ở vùng khớp gian đốt xa, ngay trước nơi bám tận của gân gấp các ngón sâu
Ròng rọc A1 liên tục với ròng rọc A2 trong 4,41% trường hợp, nhưng vẫn quan sát thấy lớp mỏng giữa 2 ròng rọc này
Ròng rọc A1 có thể là dạng 1 dải vòng, dạng
2 hoặc 3 dải vòng
Bảng 2: Kích thước ròng rọc A1 của các ngón (mm)
Ngón 2 7,05 ± 0,65 13,07 ± 0,65 2,11 ± 0,67 6,13 ± 1,6 1,37 ± 0,32 Ngón 3 7,1 ± 0,78 16,68 ± 2,14 2,11 ± 0,56 7,11 ± 1,3 1,54 ± 0,4 Ngón 4 6,27 ± 0,73 14,32 ± 1,6 2,09 ± 0,54 6,28 ± 1,52 1,56 ± 0,4 Ngón 5 5,39 ± 0,76 10,14 ± 1,69 1,7 ± 0,5 5,45 ± 1,17 1,08 ± 0,46
Hình 2: Các ròng rọc ngón dài A: Các ròng rọc ngón tay B: A1 và A2 nằm sát nhau C: A1 dạng 3 dải vòng
Mối liên quan của của các ròng rọc với các
cấu trúc giải phẫu lân cận
Ngón 1
Bờ gần ròng rọc A1 nằm về phía gần so với
này đo được là 1,15 ± 0,71mm
Ròng rọc A1 gần khe khớp bàn đốt hơn so với ròng rọc Av; ròng rọc A2 nằm cũng gần khe khớp liên đốt hơn so với ròng rọc chéo
Trang 4Bó mạch thần kinh bên quay chạy sát với
ròng rọc A1 hơn so với bên trụ
Các ngón dài
Tỉ lệ khoảng cách trung bình từ nếp da
khớp bàn đốt tới nếp da khớp gian đốt gần so
với từ nếp da khớp bàn đốt tới bờ gần ròng
rọc A1 gần như là 1
Ròng rọc A1 nằm về phía xa so với nếp da
gần hoặc xa của gan tay, khoảng cách từ bờ gần
ròng rọc A1 của ngón 2 đến nếp gan tay gần
trung bình là 3,76 ± 1,64mm, của ngón 3, 4 và 5
tới nếp gan tay xa là 2,2 ± 1,14mm, 3,39 ± 1,29mm
và 2,28 ± 1,39mm
Bó mạch thần kinh chạy cách ròng rọc A1 từ
2-4mm mỗi bên
BÀN LUẬN
Sự hiện diện, vị trí kích thước các ròng rọc
Ngón 1
Tất cả 34 mẫu phẫu tích đều có sự hiện
diện của 4 ròng rọc, gồm 3 ròng rọc vòng và 1
ròng rọc chéo là phù hợp với các y văn thế
giới(1,3,13) rong những năm gần đây, quan niệm
về số lượng ròng rọc của ngón I đã thay đổi
với sự tìm ra ròng rọc Av Ròng rọc này được
đề cập đến đầu tiên bởi tác giả Schmidt(12) và
được làm rõ sau này bởi các tác giả Bayat và
Schubert(1,13) Theo các tác giả này, có 3 dạng
của ròng rọc Av: dạng liên tục với ròng rọc
A1, dạng chéo và dạng nằm ngang Trong đó,
dạng nằm ngang là dạng chiếm ưu thế Như
vậy kết quả của chúng tôi cũng tương đồng
với các tác giả khác Vai trò của ròng rọc này
đến nay vẫn chưa được làm rõ
Kích thước các ròng rọc trong nghiên cứu
nhỏ hơn so với nghiên cứu của tác giả Bayat(1)
hay Schubert(13) Sự khác biệt này theo chúng tôi
có thể do khác về chủng tộc, khác về cỡ mẫu Các
nghiên cứu của tác giả trên thế giới thực hiện ở
châu Âu hoặc Mỹ Tạng người ở các nước này
thường là cao lớn hơn châu Á, bàn tay lớn hơn
nên đây có thể là yếu tố ảnh hưởng đến kích
thước các ròng rọc
Các ngón dài
Các ròng rọc ngón dài hiện diện từ gần đến
xa theo đúng thứ tự từ 1 đến 5 Vị trí xuất hiện của các ròng rọc trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như y văn thế giới(2,14) Đó là các ròng rọc A1, A3 và A5 tương ứng nằm ở khớp bàn đốt ngón, khớp gian đốt gần và khớp gian đốt xa ngón tay Tất cả đều xuất phát từ tấm mặt lòng của khớp Ròng rọc A2 và A4 tương ứng nằm ở vùng xương đốt gần và đốt giữa Ròng rọc A5 hiện diện trong 97,78% số trường hợp Tỉ
lệ hiện diện của các ròng rọc cũng tương tự các nghiên cứu khác(2,7,15)
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có các trường hợp A1 và A2 nằm sát nhau Dù tỉ
lệ không cao nhưng các phẫu thuật viên cần phải chú ý đến điều này Nếu không có thể sẽ cắt luôn 1 phần hoặc cả ròng rọc A2 khi thực hiện phẫu thuật cắt ròng rọc A1 để điều trị bệnh ngón tay lò xo
Ngoài ra chúng tôi nhận thấy ròng rọc A1 có thể hiện diện dưới dạng 1 dải vòng duy nhất hoặc dạng 2 dải vòng, 3 dải vòng gần nhau Tỉ lệ dạng 1 dải vòng chiếm tỉ lệ ưu thế là 92,65% số trường hợp Do có sự hiện diện của ròng rọc A1 dạng 2 hoặc 3 dải vòng nên khi phẫu thuật cắt ròng rọc A1, các phẫu thuật viên có thể sẽ cắt không hết nếu không chú ý
Tương tự như ở ngón cái, kích thước các ròng rọc ngón dài trong nghiên cứu nhỏ hơn so với y văn thế giới(2,5) Sự khác biệt này theo chúng tôi có thể do khác về chủng tộc, khác về cỡ mẫu như đã nói ở trên
Mối liên quan của của các ròng rọc với các cấu trúc giải phẫu lân cận
Ngón 1
Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận bờ gần ròng rọc A1 nằm về phía gần so với nếp gấp da gần của khớp bàn ngón 1, tức nếp da này nằm ngày trên ròng rọc Khoảng cách giữa 2 mốc trên chúng tôi đo được là 1,15 ± 0,71mm Kết quả này
Trang 5không khác biệt so với các tác giả Hazani (2011)(6)
và tác giả Patel (2013)(11) Đây là một mốc da hữu
hiệu dùng làm mốc để xác định bờ gần ròng rọc
A1 trên lâm sàng
Hình 3: Xác định bờ gần A1 trên lâm sàng
Tương tự như Patel (2013)(11), nghiên cứu của
chúng tôi cũng nhận thấy bờ quay của ròng rọc
A1 nằm sát với bó mạch – thần kinh phía quay
nên cần chú ý để không cắt phạm vào các cấu
trúc này khi phẫu thuật cắt ròng rọc A1 ngón I
Hình 4: Liên quan của các ròng rọc ngón dài với các
nếp da
Các ngón dài
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới xác định
mối liên quan của các nếp da tay với vị trí của
các ròng rọc Năm 1958, nghiên cứu của
ngón 2 nằm tương ứng tại vị trí nếp gan tay gần
và với các ngón 3, 4 và 5 là tại vị trí nếp gan tay
xa(8) Năm 1992, tác giả Lyu cũng cho kết quả như của Lorthioir, trừ ngón 3 Lyu cho rằng bờ gần A1 nằm ở khoảng giữa của nếp gan tay gần
và gan tay xa(9) Cả hai nghiên cứu trên không cho khoảng cách cụ thể là bao nhiêu và cũng không chính xác khi thực tế lâm sàng, vị trí bờ gần của ròng rọc A1 không nằm ngay tại các nếp
da gan tay Năm 1997, Nagoshi đã chỉ ra rằng bờ gần của ròng rọc A1 nằm cách nếp gan tay gần khoảng 5mm với ngón 2 và khoảng vài mm về phía xa nếp gan tay xa với các ngón 3, 4 và 5(10) Năm 1999, Dunn và Pess đã nghiên cứu và cho kết quả rằng bờ gần ròng rọc A1 nằm cách nếp
da khớp bàn đốt trung bình 20mm về phía gần(4) Theo chúng tôi, mốc da này nằm hơi xa để xác định bờ gần A1 Như vậy, so với các nghiên cứu khác, chúng tôi cho kết quả rõ ràng hơn Ròng rọc A1 nằm về phía xa so với nếp da gần hoặc xa của gan tay, khoảng cách từ bờ gần ròng rọc A1 của ngón 2 đến nếp gan tay gần trung bình là 3,76 ± 1,64mm, của ngón 3, 4 và 5 tới nếp gan tay
xa là 2,2 ± 1,14mm, 3,39 ± 1,29mm và 2,28 ± 1,39mm Chúng tôi cho rằng trên lâm sàng cũng
có thể sử dụng các mốc da này để xác định bờ gần ròng rọc A1
Tác giả Wilhelmi (2001)(16) và Fiorini (2011)(5) chỉ ra rằng khoảng cách từ nếp da khớp bàn đốt tới nếp da khớp gian đốt bằng với khoảng cách
từ nếp da khớp bàn đốt tới bờ gần ròng rọc A1 Trong nghiên cứu, qua đo đạc cẩn thận, chúng tôi cũng ghi nhận được kết quả tương tự Như vậy, cũng có thể xem đây là mốc giải phẫu đáng tin cậy để xác định vị trí của ròng rọc A1 Cách xác định này chính xác hơn việc sử dụng các nếp
da gan tay Thứ nhất là do các nếp da gan tay dễ thay đổi trên mỗi người chứ không hằng định như các nếp gấp da của các khớp ngón tay Thứ hai là sử dụng các nếp da gan tay sẽ phải cộng thêm các con số khoảng cách nên sẽ khó nhớ và
dễ có sai số hơn
Các mốc da trên có ưu điểm là tương đối
Trang 6ròng rọc cũng như các khoảng cách với mốc da
có thể giúp các phẫu thuật viên bàn tay xác định
vị trí của các ròng rọc trên lâm sàng hay khi thực
hiện phẫu thuật, giúp tiếp cận tổn thương nhanh
nhất, chính xác nhất và ít xâm lấn các mô mềm
khác của ngón tay
Bó mạch thần kinh nằm tương đối cách xa
bờ của ròng rọc A1, tuy nhiên vẫn cần phải
chú ý khi cắt ròng rọc A1 để không phạm phải
các cấu trúc này
Hình 5: Minh họa cách xác định vị trí bờ gần ròng
rọc A1 các ngón dài
KẾT LUẬN
Sự hiện diện, vị trí, kích thước cũng như
mối liên quan của các ròng rọc ngón tay với
nếp da, khe khớp và bó mạch thần kinh là
tương đối hằng định Trong đó, có thể sử
dụng các nếp da tay làm mốc để xác định sự
hiện diện của các ròng rọc một cách dễ dàng
trên lâm sàng Cần có thêm các nghiên cứu
lâm sàng để củng cố kết quả có được từ
nghiên cứu Bên cạnh đó, sự xuất hiện của
ròng rọc Av đòi hỏi cần có các nghiên cứu cơ sinh học để làm rõ vai trò của ròng rọc này
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bayat A, et al (2002), "The pulley system of the thumb:
anatomic and biomechanical study", J Hand Surg Am 27 (4), pp
628-635
2 Doyle JR (1988), "Anatomy of the finger flexor tendon sheath
and pulley system", J Hand Surg Am 13 (4), pp 473-484
3 Doyle JR, et al (1977), "Anatomy of the flexor tendon sheath
and pulleys of the thumb", J Hand Surg Am 2 (2), pp 149-151
4 Dunn MJ, et al (1999), "Percutaneous trigger finger release: a comparison of a new push knife and a 19-gauge needle in a
cadaveric model", J Hand Surg Am 24 (4), pp 860-865
5 Fiorini HJ, et al (2011), "Anatomical study of the A1 pulley: length and location by means of cutaneous landmarks on the
palmar surface", J Hand Surg Am 36 (3), pp 464-468
6 Hazani R, et al (2011), "Transverse anatomic landmarks for the A1 pulley of the thumb", Hand (N Y) 6 (4), pp 416-419
7 Katzman BM, et al (1998), "Anatomy and histology of the A5
pulley", J Hand Surg Am 23 (4), pp 653-657
8 Lorthioir J, (1958), "Surgical treatment of trigger-finger by a
subcutaneous method", J Bone Joint Surg Am 40-a (4), pp
793-795
9 Lyu SR, (1992), "Closed division of the flexor tendon sheath for
trigger finger", J Bone Joint Surg Br 74 (3), pp 418-420
10 Nagoshi M, et al (1997), "Percutaneous release for trigger finger
in idiopathic and hemodialysis patients", Acta Med Okayama 51
(3), pp 155-158
11 Patel RM, et al (2013), "Hand surface landmarks and
measurements in the treatment of trigger thumb", J Hand Surg
Am 38 (6), pp 1166-1171
12 Schmidt HM, et al (1999), "(Pulleys of the tendon sheath of the
flexor pollicis longus muscle)", Handchir Mikrochir Plast Chir 31
(6), pp 362-366
13 Schubert MF, et al (2012), "Varied anatomy of the thumb pulley system: implications for successful trigger thumb
release", J Hand Surg Am 37 (11), pp 2278-2285
14 Strauch B, et al (1985), "Digital flexor tendon sheath: an anatomic study", J Hand Surg Am 10 (6 Pt 1), pp 785-789
15 Tang JB, et al (2001), "Effect of A3 pulley and adjacent sheath
integrity on tendon excursion and bowstringing", J Hand Surg
Am 26 (5), pp 855-861
16 Wilhelmi BJ, et al (2001), "Trigger finger release with hand
surface landmark ratios: an anatomic and clinical study", Plast Reconstr Surg 108 (4), pp 908-915
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017