Nghiên cứu sử dụng mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

10 89 0
Nghiên cứu sử dụng mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài viết trình bày việc xác định kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ biến chứng trong và sau mổ, tỷ lệ đau ngực tái phát, tỷ lệ thông nối của mảnh ghép và tỷ lệ tử vong trung hạn, đánh giá kết quả giữa nhóm nối đầu gần của mảnh ghép động mạch quay với động mạch ngực trong trái kiểu Y và nhóm nối với động mạch chủ.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MẢNH GHÉP ĐỘNG MẠCH QUAY   TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH  Vũ Trí Thanh*, Nguyễn Hồng Định*, Nguyễn Anh Dũng**  TĨM TẮT  Mở  đầu:  Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (PTBCĐMV) đã trở thành phương pháp chuẩn hóa trong  điều trị bệnh mạch vành. Thời gian thơng suốt của cầu nối rất quan trọng để đánh giá kết quả phẫu thuật. Sử  dụng ĐM quay để làm cầu nối động mạch vành được Carpentier giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1971và ngày  càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới.  Mục tiêu: (1) Xác định kết quả nghiên cứu: tỷ lệ biến chứng trong và sau mổ, tỷ lệ đau ngực tái phát, tỷ lệ  thơng nối của mảnh ghép và tỷ lệ tử vong trung hạn. (2) Đánh giá kết quả giữa nhóm nối đầu gần của mảnh  ghép động mạch quay với động mạch ngực trong trái kiểu Y và nhóm nối với động mạch chủ. (3) Đánh giá kết  quả giữa nhóm nối đầu xa của mảnh ghép động mạch quay vào nhánh của động mạch vành trái và nhóm nối vào  động mạch vành phải.  Đối tượng ‐ Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mơ tả hàng loạt ca, được tiến hành tại bệnh  viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bệnh viện tim Tâm Đức trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2007  đến tháng 12 năm 2010.  Kết quả: Có 147 bệnh nhân được phẫu thuật. Trong đó Nam giới chiếm tỉ lệ 74,83%. Độ tuổi trung bình  63± 10,02 tuổi. Có 72,8% bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp; 40,1% từng bị nhồi máu cơ tim; 29,9% mắc đái  tháo đường; 35,4% có rối loạn chuyển hóa lipid; 12,9% có tiền sử bệnh động mạch ngoại vi; 4,8% bị suy thận;  4,1% từng bị tai biến mạch máu não và 49,7% bệnh nhân có hút thuốc lá. Đánh giá trước mổ, 40,1% bị nhồi  máu cơ tim, 90,5% có đau thắt ngực, 1,4% bị chống tim, 5,4% bị rối loạn nhịp tim. Phân độ CCS II là 72,8%,  CCS III là 12,3%. Phân độ NYHA II là 72,5%, NYHA III là 16,3%. 147 bệnh nhân đều được sử dụng mảnh  ghép động mạch quay với 160 cầu nối được thực hiện, trong đó, ĐM quay nối với các nhánh thuộc động mạch  vành trái 128 trường hợp chiếm 87,07% và nối với các nhánh thuộc động mạch vành phải 19 trường hợp chiếm  tỷ lệ 12,93%. Biến chứng sau mổ: Chảy máu 2,04%; Khơng có TH nào bị nhồi máu cơ tim hay tắc cầu nối sớm  sau mổ; Nhiễm trùng vết mổ 7,48%; Viêm phổi 13,61%; Nhiễm trùng huyết 4,08%; Suy thận 2,72%. Khơng có  trường hợp nào bị tử vong sớm trong thời gian 30 ngày sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 4,6 ± 0,4 năm  (từ  3,7  đến  6,7  năm);  tỷ  lệ  thơng  nối  của  mảnh  ghép  ĐMNT  trái  và  ĐMNT  phải  là  98,77%,  ĐM  quay  là  92,85% và của mảnh ghép TM hiển là 82,5%.  Kết  luận:  Sử dụng mảnh ghép ĐM quay trong PTBCĐMV cho kết quả và tỷ lệ thơng nối tốt. Việc lấy  mảnh ghép động mạch quay khả thi, an tồn và hiệu quả. Có thể linh động sử dụng ĐMNT phải hoặc ĐM quay  như  là  mảnh  ghép  chọn  lựa  thứ  2  sau  ĐMNT  trái  trong  chiến  lược  sử  dụng  toàn  cầu  nối  động  mạch  trong  PTBCĐMV.  Từ khóa: động mạch quay, phẫu thuật bắc cầu mạch vành  ABSTRACT  RESEARCH USE OF RADIAL ARTERY GRAFT IN CORONARY ARTERY BYPASS GRAFTING  Vu Tri Thanh, Nguyen Hoang Dinh, Nguyen Anh Dung  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 138 ‐ 147  * Bộ mơn Ngoại Lồng ngực – Tim mạch, khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: ThS. BS. Vũ Trí Thanh  ĐT: 0913747348  Email: drthanhtrinh2000@yahoo.com  Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu 139 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Background  –  Objectives:  CABG  has  become  standard  treatment  for  CAD.  The  patency  rates  is  very  important to evaluate the surgical results. The radial artery in CABG was introduced by Carpentier in 1971 and  widely applied more and more in the world.  Aims of Study: Evaluate the results of perioperative complications, recurrent angina pectoris and coronary  artery stenosis rate and mid‐term mortality. Compare the results of proximal anastomosis of the radial artery to  the side of the internal thoracic artery or the aorta. Compare the results of distal anastomosis of the radial artery to  left coronary arteries or right coronary artery.  Methods: Prospective study of describing case series. Researched from January 2007 to December 2010, in  University Medical Center of Ho Chi Minh City and Tam Duc Heart Institute.  Results:  147  patients  were  operated  (74.83%  Males).  The  average  age  was  63±10.02  years  old.  Postoperative complications: bleeding 2.04%, wound infection: 7.48%, pneumonia: 13.61%, septicaemia: 4.08%,  renal  failure:  2.72%.  No  postoperative  myocardial  infarction  and  early  mortality  attributable  to  radial  artery  bypass was observed. About the history, there are 72.8% hypertension; 40.1% previous myocardial infarction;  29.9% Diabetes; 35.4% hyperlipidemia; 12.9% peripheral vascular disease; 4.8% chronic  kidney  failure;  4.1%  cerebral  vascular  accident  and  49.7%  smoking  history.  Preoperative  evaluation,  40.1%  patients  had  acute  myocardial  infarction,  90.5%  stable  angina,  5.4%  arrhymia,  1.4%  cardiogenic  shock.  CCS  II  72.8%,  CCS  III  12.3%. NYHA II 72.5%, NYHA III 16.3%. The radial artery was used in 147 pts with 160 grafts. The distal  anastomoses of the RA grafts to the LCX or the diagonal artery of left coronary artery and the RCA are 87.07%  and 12.93%, respectively. Median follow‐up was 4.6 ± 0.4 years, recurrent angina pectoris rate 9.86%; patency  rate of left ITA and RITA, radial artery and safen vein graft is 98.77%, 92.85 and 82.5% respectively; mid‐term  mortality ratio is 4.76%.  Conclusions:  The results of present study were satisfactory with acceptable morbidity and mortality. The  RA should preferably be harvested as a pedicle graft and should be used to bypass critically stenosed (≥ 70%)  coronary  artery  or  arteries.  The  prophylaxis  against  spasm  of  RA  graft  by  the  non‐touch  technique  for  radial  artery harvesting and using of calcium channel blocker resulted in excellent quality of our harvested conduits.  The  use  of  radial  artery  bypass  is  safety  and  efficacy,  contribute  to  increasing  the  chance  of  total  arterial  revascularization and to decreasing the occurrence of remote cardiac events or cardiac deaths.  Keywords: radial artery, coronary artery bypass graft  đáng kể so với cầu nối tĩnh mạch hiển và động  MỞ ĐẦU  mạch  ngực  trong  trái  được  sử  dụng  trong  các  Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là một  bệnh  nhân  tương  tự.  Năm  1981,  Christophe  trong  những  phẫu  thuật  ảnh  hưởng  lớn  nhất  Acar, Carpentier và cộng sự bắt đầu thực hiện  đến lịch sử y học. Thời gian thông suốt của cầu  một nghiên cứu mới gồm 910 bệnh nhân. Một  nối là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá  số cải tiến so với kỹ thuật ban đầu đã được áp  kết  quả  phẫu  thuật.  Thời  gian  này  phụ  thuộc  dụng trong lúc mổ lấy động mạch quay và sử  vào nhiều yếu tố, trong đó vật liệu làm cầu nối  dụng thêm các thuốc chống co thắt mạch máu  là yếu tố rất quan trọng. Ngày nay, động mạch  mà  nổi  bật  là  sử  dụng  thuốc  ức  chế  canxi  sau  ngực  trong,  động  mạch  quay  và  tĩnh  mạch  mổ.  Kết  quả  lâm  sàng  và  chụp  động  mạch  hiển được sử dụng rộng rãi để làm cầu nối. Sử  vành sớm sau mổ cho thấy kết quả rất tốt, với  dụng  động  mạch  quay  để  làm  cầu  nối  động  tỷ  lệ  hoạt  động  tốt  của  cầu  nối  là  92%  sau  10  mạch vành được Carpentier giới thiệu lần đầu  năm. Nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho  tiên  vào  năm  1971.  Năm  1975,  Curtis  và  các  kết  quả  tương  tự.  Ở  nước  ta,  phẫu  thuật  bắc  đồng nghiệp báo cáo tỷ lệ thất bại của cầu nối  cầu  động  mạch  vành  được  triển  khai  lần  đầu  động  mạch  quay.  Tỷ  lệ  thất  bại  này  cao  hơn  tại Việt Nam vào năm 1997 tại Bệnh viện Việt  140 Chuyên Đề Ngoại Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Đức, Hà Nội, năm 2000 tại bệnh viện Chợ Rẫy  và  năm  2001  tại  Viện  Tim  Thành  phố  Hồ  Chí  Minh. Mặc dù đa số những báo cáo trong nước  và  ngồi  nước  liên  quan  đến  sử  dụng  mảnh  ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu  động  mạch  vành xảy ra trong 10 năm gần đây  đều  cho  rằng  động  mạch  quay  là  một  mảnh  ghép tốt và việc sử dụng mảnh ghép này trong  phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có nhiều  ưu  điểm,  hiệu  quả  và  an  tồn,  vẫn  còn  đó  những câu hỏi chưa được trả lời xác đáng và vẫn  còn  tranh  luận,  vì  vậy  chúng  tơi  tiến  hành  nghiên cứu đề tài này.   MỤC TIÊU  1.  Xác  định  kết  quả  nghiên  cứu:  tỷ  lệ  biến  chứng trong và sau mổ, tỷ lệ đau ngực tái phát,  tỷ lệ thơng nối của mảnh ghép và tỷ lệ tử vong  trung hạn.   2. Đánh giá kết quả giữa nhóm nối đầu gần  của mảnh ghép động mạch quay với động mạch  ngực  trong  trái  kiểu  Y  và  nhóm  nối  với  động  mạch chủ.  3.  Đánh  giá  kết  quả  giữa  nhóm  nối  đầu  xa  của mảnh ghép động mạch quay vào nhánh của  động  mạch  vành  trái  và  nhóm  nối  vào  động  mạch vành phải.  ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên  cứu  tiền  cứu  mô  tả  hàng  loạt  ca.  Chúng  tôi  đưa  vào  nghiên  cứu  tất  cả  những  bệnh  nhân  hẹp  ĐM  vành  được  sử  dụng  ĐM  quay bắc cầu ĐM vành tại bệnh viện Đại học Y  Dược  TP.  Hồ  Chí  Minh  và  bệnh  viện  tim  Tâm  Đức từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2010. Có tất cả  147 bệnh nhân trong nhóm nghiên  cứu.  Chúng  tơi  đã  loại  trừ  18  bệnh  nhân  được  mổ  PTBCĐMV  nhưng  không  sử  dụng  mảnh  ghép  ĐM quay hoặc có kèm với phẫu thuật thay van  ĐMC.  Sau  mổ,  bệnh  nhân  được  tiêm  tĩnh  mạch  Nitroglycerin  10‐10μg  /kg/  phút  trong  24  giờ  đầu  sau  mổ.  Các  chất  gây  co  mạch  như  Norepinephrine  và  Neosynephrine  tránh  sử  dụng.  Bệnh  nhân  được  cho  uống  Aspirin  81  Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu Nghiên cứu Y học mg hàng ngày bắt đầu trong vòng 1 ngày sau  mổ  và  tiếp  tục  vơ  hạn  định.  Nifedipine  bằng  đường  uống  đã  được  bắt  đầu  ngày  đầu  tiên  sau mổ và tiếp tục trong thời gian sau mổ. Đối  với bệnh nhân khơng dung nạp Nifedipine, có  thể  thay  thế  bằng  Diltiazem  hoặc  Amlodipi.  Điện tâm đồ liên tiếp được thực hiện trước mổ  và ngày 1 và 5 sau mổ.  Kỹ thuật mổ  Kỹ thuật phẫu tích động mạch quay  Bệnh  nhân  nằm  ngửa,  cẳng  và  bàn  tay  để  ngửa.  Rạch  da  ở  giữa  mặt  trước  cẳng  tay  dọc  theo  đường  đi  của  động  mạch  quay.  Khi  phẫu  tích  động  mạch,  khơng  cặp  nhíp  hay  kéo  căng  động  mạch  quá  mức,  không  cặp  clip  lên  thành  mạch để tránh gây tổn thương không hồi phục.  Tránh  đốt  các  nhánh  gần  clip  vì  sẽ  làm  bỏng  động mạch. Cần cắt các nhánh bằng kéo hay đốt  xa  các  clip.  Bơm  xịt  Papaverin  lên  cuống  mạch  và mở đầu xa để xác định lưu lượng dòng chảy  của cuống mạch. Nếu máu đầu xa khơng chảy,  phải  nối  lại,  tránh  làm  tổn  thương  bàn  tay  do  thiếu máu.  Kỹ thuật phẫu tích động mạch ngực trong  Mở  ngực  đường  dọc  giữa  xương  ức.  Dùng  bộ  banh  ngực  Couetil  (Delacroix‐Chevalier)  để  nâng nửa bản xương ức bên trái, bộc lộ giường  ĐMNT. Dùng gạc nhỏ đẩy tách màng phổi tạng  và mơ liên kết lỏng lẻo. ĐMNT có thể được phẫu  tích  cùng  với  tĩnh  mạch  và  cân  cơ  thành  một  cuống hay phẫu tích trần.   Kỹ thuật phẫu tích tĩnh mạch hiển trong  Chọn  bên  chân  khơng  có  giãn  tĩnh  mạch,  khơng  nhiễm  trùng  hay  lt.  Rạch  da  từ  phía  trước  mắt  cá  trong  theo  đường  đi  của  tĩnh  mạch  hiển  ở  mặt  trong  cẳng  chân  qua  mặt  trong  gối  lên  đến  đùi.  Phẫu  tích  tĩnh  mạch  khỏi  mơ  mỡ  dưới  da,  cần  nhẹ  nhàng,  không  được kéo hay làm căng tĩnh mạch để tránh gây  tổn  thương  nứt  nội  mạc.  Cột  kẹp  và  cắt  các  nhánh  bên.  Tránh  gây  tổn  thương  cho  thần  kinh hiển gây dị cảm sau mổ.   Kỹ thuật PTBCĐMV có sử dụng máy tim phổi  141 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học  Mở  ngực  đường  giữa  xương  ức.  Thiết  lập  tuần  hoàn  ngoài  cơ  thể.  Đặt  ống  hút  máu  từ  thất  trái  qua  tĩnh  mạch  phổi  trên  phải.  Nhiệt  độ cơ thể có thể giữ ở 37oC hay hạ nhẹ xuống  32oC.  Bảo  vệ  cơ  tim  bằng  cách  truyền  dung  dịch  liệt  tim  có  máu.  Khi  tim  ngưng  đập,  làm  miệng  nối  xa  giữa  ĐMNT  trái  với  nhánh  xuống  trước  trái;  làm  miệng  nối  xa  giữa  ĐM  quay  với  nhánh  mũ  hoặc  các  nhánh  xuyên  thuộc  ĐM  vành  trái;  làm  miệng  nối  xa  giữa  tĩnh  mạch  hiển  và  các  nhánh  còn  lại.  Chọn  vị  trí làm miệng nối gần trên gốc động mạch chủ  hay nối vào ĐMNT trái kiểu Y.   Chọn lựa mảnh ghép làm cầu nối  Theo  khuyến  cáo  ACC/  AHA  2011,  động  mạch  ngực  trong  trái  được  sử  dụng  tái  tưới  máu cho động mạch xuống trước trái cần được  xem  xét  ưu  tiên  hàng  đầu.  Cầu  nối  này  được  xem  là  cầu  nối  tiêu  chuẩn  (15).  Tĩnh  mạch  hiển  dễ lấy, dễ ghép, nên có thể được sử dụng trong  một số trường hợp phẫu thuật cấp cứu hay có  nguy cơ phẫu thuật cao. Ở bệnh nhân trẻ dưới  65  tuổi,  thường  sử  dụng  động  mạch  ngực  trong phải như là một mảnh ghép quan trọng  thứ  2,  thường  là  cho  nhánh  mũ,  và  ĐM  quay  được sử dụng như 1 mảnh ghép bổ sung thứ 3.  Trường  hợp  bệnh  nhân  có  nhiều  yếu  tố  nguy  cơ  (tuổi  >  65,  béo  phì,  đái  tháo  đường,  bệnh  phổi  tắc  nghẽn  mạn  tính),  động  mạch  ngực  trong phải ít được sử dụng hơn, và động mạch  quay thường được sử dụng như là mảnh ghép  chọn  lựa  thứ  2,  đặc  biệt  là  nối  với  nhánh  mũ  hoặc  nhánh  động  mạch  vành  xuống  sau.  Những mảnh ghép bổ sung bao gồm ĐM quay  thứ 2 hoặc tĩnh mạch hiển.  Chụp mạch vành sau mổ  Chụp cắt lớp điện tốn đa  lớp  cắt  (MSCT)  có cản quang hoặc chụp động mạch vành chọn  lọc sau mổ có khả năng đánh giá chính xác hẹp  hoặc  tắc  nghẽn  cầu  nối  mạch  vành.  Vì  vậy,  chúng tơi sử dụng một trong hai phương pháp  này để đánh giá sự thông suốt của cầu nối.   Bảng 1: Đánh giá sự thông suốt của cầu nối (13)  Độ thông suốt 142 Tiêu chuẩn Độ A Độ B Độ O Thơng hồn tồn Hẹp 50% cầu nối Tắc hoàn toàn cầu nối Xử lý dữ kiện  Các  bộ  câu  hỏi  sau  khi  đã  được  thu  thập  xong  sẽ  được  kiểm  tra  lại  tính  đầy  đủ  và  tính  phù  hợp.  Nhập  dữ  kiện  bằng  phần  mềm  Epidata 3.1. Phân tích dữ kiện bằng phần mềm  Stata 12.0.  Phân tích dữ kiện  Thống kê mơ tả  Tính tần số và tỷ lệ phần trăm cho các biến  số định tính.  Tính  trung  bình  và  độ  lệch  chuẩn  cho  các  biến số định lượng.  Thống kê phân tích  Xác định mối liên quan giữa biến độc lập và  biến  phụ  thuộc:  Sử  dụng  kiểm  định  Chi  bình  phương hoặc kiểm định Fisher chính xác nếu tỷ  lệ các ơ có vọng trị   50% hoặc tắc 3 ĐMV chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đó là  hẹp/tắc 2 ĐMV và hẹp > 50% thân chung trái(25).  ‐ Phân suất tống máu thất trái: Trong nghiên  cứu  của  chúng  tơi,  46,9%  bệnh  nhân  có  phân  suất  tống  máu  (EF)  trên  60%;  39,5%  có  EF  từ  40%‐60%. Trong các báo cáo khác, 82‐ 88% bệnh  nhân có phân suất tống máu trên 40%.  Thơng tin ghi nhận trong q trình phẫu thuật  Nghiên cứu Y học Có  84,3%  bệnh  nhân  được  phẫu  thuật  theo  chương trình, số trường hợp phẫu thuật bán cấp  chiếm 15%, trường hợp cấp cứu chỉ chiếm 0,7%  (1  ca).  34%  bệnh  nhân  được  ghi  nhận  có  nhồi  máu cơ tim bán cấp; 28,6% đau thắt ngực khơng  ổn định/ NSTEMI; 6,8% hẹp khít thân chung, 2%  biểu hiện choáng tim, 0,7% thủng vách liên thất.  Kết quả khảo sát số cầu nối được sử dụng, tỷ lệ  bệnh nhân được bắc 2 cầu nối, 3 cầu nối lần lượt  là 58,5% và 34,7%; 49,7% bệnh nhân được phẫu  thuật bắc 1 cầu nối tĩnh mạch; 31,9% được bắc 2  cầu nối tĩnh mạch.  Kết  quả  ngắn  hạn  của  việc  sử  dụng  ĐM  quay trong PTBCĐMV  Nghiên  cứu  của  chúng  tơi  có  3  bệnh  nhân  (2,04%) cần được mổ lại do chảy máu, trong đó  có 1 trường hợp chảy máu ở thành ngực bên trái,  nơi  bóc  tách  ĐMNT  trái  và  2  trường  hợp  chảy  máu xương ức; Có 1 trường hợp bị chảy máu ở  vết mổ cẳng chân cần được khâu lại 2 mũi cầm  máu; Có 2 bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ ở  cẳng  chân,  nơi  lấy  tĩnh  mạch  hiển,  chiếm  tỷ  lệ  1,36%;  Có  2  trường  hợp  có  biểu  hiện  rối  loạn  nhận thức thống qua sau đó tự hồi phục, chiếm  tỷ  lệ  1,36%;  Có  13  trường  hợp  bị  xẹp  phổi  và  viêm  phổi  sau  mổ,  chiếm  tỷ  lệ  8,84%;  Có  4  trường hợp bị suy thận, chiếm tỷ lệ 2,72%, trong  đó 3 trường hợp điều trị nội khoa, và  1  trường  hợp cần phải lọc thận. Khơng có trường hợp nào  bị  tử  vong,  khơng  có  trường  hợp  nào  bị  nhồi  máu cơ tim trong thời gian 30 ngày sau mổ. So  sánh với các tác giả khác (Bảng 2).  Bảng 2: Tỷ lệ tử vong sau PTBCĐMV  Tác giả Nguyễn Hồng Định (24) Hồ Huỳnh Quang Trí (0) Dương Đức Hùng (12) Đỗ Kim Quế (1) Nalysnyk L (23) Wael H (34) Chúng Tỷ lệ tử vong sau PTBCĐMV (%) 5,1 0,7 4,3 1,38 2,1 1,36 Kết  quả  trung  hạn  của  việc  sử  dụng  ĐM  quay trong PTBCĐMV  Nghiên cứu của chúng tơi, có 74 bệnh nhân  Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu 143 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Bảng 3: Kết quả tỉ lệ thơng suốt của mảnh ghép ĐM  quay  Tác giả (TLTK) (Năm) Tổng số cầu nối Mảnh ghép ĐM quay ĐM quay đánh giá thơng nối Acar cs(2) (1992) 56 56 (100%) Califiore cs(10) (1995) 76 75 (98,7%) (9) Brodman cs (1996) 89 87 (97,8%) Manasse cs(21) (1996) 18 18 (100%) Sundt cs(30) (1991) 62 51 (82%) Bhan cs(7) (1999) 62 60 (96,8%) Iaco cs(19) (2001) 74 73 (98,6%) Chúng 84 78 (92,85) 0.50 0.75 1.00 Kaplan-Meier survival estimate 0.25 được chụp cắt lớp 64 lát cắt và 7 bệnh nhân được  chụp  thông  tim  can  thiệp  để  khảo  sát  mạch  vành,  kết  quả  chung  tỷ  lệ  thông  nối  của  mảnh  ghép ĐMNT trái và ĐMNT phải là 98,77%, ĐM  quay  là  92,85%  và  của  mảnh  ghép  TM  hiển  là  82,5%.  Đây  là  kết  quả  rất  khả  quan  về  mảnh  ghép  ĐMNT  và  ĐM  quay.  Khảo  sát  biến  cố  tử  vong  trung  hạn,  chúng  tơi  nhận  thấy  khơng  có  sự khác biệt giữa tỷ lệ tử vong ở nam giới và nữ  giới (p>0,05). Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ≥70 tuổi  chiếm  2,2%,  cao  hơn  so  với  bệnh  nhân  dưới  70  tuổi,  tuy  nhiên  sự  khác  biệt  này  khơng  có  ý  nghĩa thống kê, p>0,05. Tương tự như vậy, tình  trạng  đau  ngực,  nhồi  máu  cơ  tim,  phân  suất  tống  máu,  hoàn  cảnh  phẫu  thuật  ở  bệnh  nhân  khơng  có  liên  quan  đến  tử  vong  ở  bệnh  nhân,  p>0,05.   0.00 Nghiên cứu Y học  20 analysis time 40 60   Biểu đồ 1: Đường Kaplan – Meier biểu diễn tỷ lệ sống  còn theo thời gian sau khi xuất viện tính bằng tháng  Việc sử dụng thuốc ức chế canxi như khuyến  cáo của Fremes đóng vai trò rất quan trọng ngăn  ngừa co thắt mạch. Một sự xuất hiện ngẫu nhiên  vừa co thắt mảnh ghép và và hẹp đọan nối đầu  xa 8% (24/320) được ghi nhận trong nghiên cứu  của Fitzgibbon và cộng sự. Sarabu và Blanche đã  báo  cáo  các  trường  hợp  co  thắt  sau  PTBCĐMV  với mảnh ghép ĐMNT trái dẫn đến huyết động  khơng ổn định. Chính yếu tố dễ bị co thắt do cấu  trúc  mô  học  của  lớp  áo  giữa  dày,  lớp  cơ  trơn  chiếm ưu thế và đáp ứng mạnh với các chất gây  co mạch, vì vậy, bên cạnh việc hồn chỉnh các kỹ  thuật  lấy  mảnh  ghép,  cần  phải  sử  dụng  các  thuốc chống co thắt mảnh ghép. Có nhiều phác  đồ sử dụng thuốc chống co thắt, sử dụng ngay  trong mổ và sau mổ.  Bảng 4: Phác đồ sử dụng thuốc chống co thắt theo các tác giả  Tác giả (TLTK) (Năm) Califiore cs(10) (1995) Borger cs(8) (1998) Possati cs(27) (1998) Sundt cs(30) (1999) Moran cs(22) (2001) Tatoulis cs(32) (2002) Chúng Thuốc mổ/ Liều lượng Diltiazem TTM 4mg/g Nitroglycerin 0,5- 4,0µg/kg/phút Diltiezem, chích TM Nitroglycerin 1,0 µg/kg/phút Nitroglycerin 30- 100 µg /phút Milrinone 0,1 µg/kg/phút Nitroglycerin 30- 100 µg /phút Đánh  giá  kết  quả  nối  đầu  gần  ĐM  quay  với ĐM ngực trong trái kiểu Y   Kết quả nghiên cứu của Carpentier và cộng  sự  trong  đó,  đầu  gần  mảnh  ghép  ĐM  quay  144 Thuốc trì/ Liều lượng Diltiazem 60mg, uống lần/ ngày Nifedipine 10mg, uống giờ, 30 mg/ngày Diltiazem 120mg, uống lần/ ngày Diltiazem uống Diltiazem 180mg, uống lần/ ngày Amlodipin uống 5- 10 mg, uống lần/ngày Thời gian điều trị tháng tháng Amlodipin uống 5- 10 mg, uống lần/ngày Lâu dài Lâu dài tuần năm tháng được  nối  với  ĐMC  cho  kết  quả  thông  nối  rất  tốt.  Tuy  nhiên,  Calafiore  và  cộng  sự(10)  đã  lý  luận  rằng  mảnh  ghép  ĐM  quay  nối  trực  tiếp  vào  ĐMC  lên  có  thể  là  đặc  biệt  nhạy  để  tiến  triển  tăng  sinh  lớp  nội  mạch  do  ảnh  hưởng  Chuyên Đề Ngoại Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Tác  giả  Sundt  và  cộng  sự  đã  chứng  minh  rằng có thể thực hiện PTBCĐMV sử dụng tồn  động mạch với ĐMNT trái và ĐM quay nối kiểu  Y. Có 649 bệnh nhân, tỷ lệ tử vong trong mổ là  0,2%, tần suất nhồi máu cơ tim chu phẫu là 5%,  có 2% trường hợp có giảm cung lượng tim tạm  thời.  Theo  dõi  1‐  35  tháng,  tỷ  lệ  cầu  nối  còn  thơng là 100% đối với ĐMNT trái và 82% đối với  ĐM quay (30). Tector và cộng sự đã đạt được tỷ lệ  91%  cầu  nối  còn  thơng  với  kỹ  thuật  nối  ĐM  quay  vảo  ĐMNT  trái  kiểu  Y.  Calafiore  và  cộng  sự đã đạt được tỷ lệ 93% cầu nối còn thơng với  kỹ thuật nối ĐM quay vào ĐMNT trái kiểu Y.   Chúng  tôi  thực  hiện  nối  mảnh  ghép  ĐM  quay  với  ĐMNT  trái  kiểu  Y  cho  30  bệnh  nhân.  So  sánh  giữa  2  nhóm  nối  đầu  gần  động  mạch  quay  –  động  mạch  ngực  trong  trái  kiểu  Y  với  nhóm nối động mạch quay – động mạch chủ về  các đặc tính: tuổi, giới, tình trạng bệnh đái tháo  đường, suy thận mạn, bệnh phổi tắt nghẽn mạn  tính, bệnh động mạch ngồi tim, tình trạng đau  thắt ngực, nhồi máu cơ tim, phân suất tống máu  của bệnh nhân, khơng có sự khác biệt về kết quả  với p> 0,05.   Kết  quả  chúng  tơi  nhận  thấy  các  đặc  tính:  thời gian mổ, thời gian thở máy, thời gian điều  trị  hồi  sức  ở  bệnh  nhân,  cũng  như  biến  chứng  thần kinh, suy thận cấp, suy đa cơ quan sau mổ,  viêm xương ức, viêm trung thất cũng khơng có  sự  khác  biệt  giữa  2  nhóm  với  p>0,05.  So  sánh  giữa 2 nhóm về tỷ lệ đau ngực tái phát, tỷ lệ tắc  cầu nối và tỷ lệ tử vong trung hạn, sự khác biệt  khơng có ý nghĩa thống kê.  Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu 0.25 0.50 0.75 1.00 Kaplan-Meier survival estimates 0.00 trực  tiếp  dòng  chảy  áp  lực  cao  của  ĐMC.  Với  lý luận tương tự, việc nối mảnh ghép ĐM quay  vào ĐMNT trái kiểu Y có thể tránh tiếp xúc với  áp  lực  động  mạch  trung  tâm  nên  tránh  được  hẹp cầu nối. Lý thuyết này được nhiều tác giả  ủng hộ, tuy nhiên vẫn còn 1 nhóm tác giả vẫn  nối trực tiếp mảnh ghép vào ĐMC. Tỷ lệ thơng  nối gần như tương đương giữa 2 kỹ thuật nối  này. Kỹ thuật nối kiểu Y đã cho phép mở rộng  việc sử dụng ĐMNT trái đồng thời thuận tiện  cho những bệnh nhân có bệnh lý của ĐMC.   Nghiên cứu Y học 20 analysis time noichuy = khong 40 60 noichuy = co   Biểu đồ 2: Đường Kaplan – Meier biểu hiện tỷ lệ  đau ngực tái phát sau ra viện của nhóm sử dụng cách  nối Y và nhóm khơng sử dụng  Chúng  tơi  nhận  thấy  việc  nối  mảnh  ghép  ĐM quay vảo ĐMNT trái kiểu Y giúp nới thêm  chiều dài của động mạch đủ để nối với hầu hết  ĐM vành đồng thời tránh phải nối trực tiếp ĐM  quay vào ĐM chủ. Nhiều tác giả đã nghiên cứu  và  có  cùng  kết  luận  với  chúng  tơi,  đó  là  tỷ  lệ  thơng của cầu nối động mạch quay  không  phụ  thuộc  vào  việc  động  mạch  quay  được  nối  trực  tiếp từ động mạch chủ vào động mạch vành hay  từ  động  mạch  ngực  trong  vào  mạch  vành  kiểu  ghép Y(19).  Đánh giá chỉ định chọn ĐM vành đích để  nối với đầu xa của mảnh ghép ĐM quay   Nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định mạch  vành  đích  phù  hợp  cũng  như  mức  độ  ảnh  hưởng  của  mạch  vành  đích  bị  hẹp  với  tỷ  lệ  thông nối của mảnh ghép ĐM quay. Một số tác  giả cho rằng tỷ lệ thông nối của mảnh ghép ĐM  quay tốt nhất nếu được nối với ĐM vành xuống  trước  trái  hoặc  các  nhánh  của  nó  và  thơng  nối  giảm  đáng  kể  nếu  nối  với  ĐM  vành  phải  hoặc  các  nhánh  của  nó.  Trước  đây,  vị  trí  mạch  vành  đích đã được đánh giá là một yếu tố quan trọng  cho tỷ lệ thơng nối của cả mảnh ghép TM hiển  và ĐMNT. Trong số 19 trường hợp trong nghiên  cứu  của  chúng  tơi,  có  1  trường  hợp  đoạn  gần  của mảnh ghép ĐM quay từ chỗ nối với ĐMNT  trái đến miệng nối đầu xa bị tắc, tuy nhiên, đoạn  xa vẫn còn thơng. Khơng có sự khác biệt giữa 2  145 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học  nhóm nối đầu xa động mạch quay ‐ động mạch  vành trái và nhóm nối động mạch quay ‐ động  mạch  vành  phải  về  các  biến  chứng  thần  kinh,  suy  thận  cấp,  suy  đa  cơ  quan  sau  mổ,  viêm  xương ức hay viêm trung thất (p>0,05). So sánh  giữa 2 nhóm về tỷ lệ đau ngực tái phát và tỷ lệ  tắc cầu nối, sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống  kê.  Tỷ  lệ  tử  vong  trung  hạn  ở  nhóm  nối  động  mạch  quay  –  động  mạch  quay  vành  phải  cao  hơn  nhóm  nối  động  mạch  quay  –  động  mạch  quanh vành trái và sự khác biệt này có ý nghĩa  thống kê. Tuy nhiên số liệu của chúng tơi khá ít,  để có kết luận khách quan, chúng tơi cần nghiên  cứu số lượng lớn hơn.  0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 Kaplan-Meier survival estimates 20 analysis time F150 = trai 40 60 F150 = phai   Biểu đồ 3: Đường Kaplan – Meier biểu hiện tỷ lệ  đau ngực tái phát sau ra viện của nhóm đầu nối  ĐMQ – ĐMV trái và nhóm đầu nối ĐMQ – ĐMV  phải  Huddleston  và  cộng  sự  đã  cho  thấy  tỷ  lệ  thông  nối  của  mảnh  ghép  ĐMNT  khi  nối  với  ĐM vành xuống trước trái cao hơn khi nối với  những  nhánh  còn  lại.  Tương  tự,  Paz  và  cộng  sự đã cho thấy tỷ lệ thơng nối của mảnh ghép  TM hiển khi nối với ĐM vành xuống trước trái  cao hơn khi nối với những nhánh còn lại. Khối  lượng cơ tim được cung cấp máu bởi ĐM vành  xuống trước trái và các nhánh của nó được cho  là dòng chảy mạnh hơn và do đó có tỷ lệ thơng  nối  cao  hơn.  Có  lẽ  sự  phân  bố  giường  mạch  máu nhỏ của ĐM vành phải giải thích cho tỷ lệ  thơng  nối  tương  đối  kém  của  nó  được  ghi  146 nhận  trong  nhiều  kết  quả  thông  của  cầu  nối  tĩnh mạch. Buxton và cộng sự cũng báo cáo tỷ  lệ  thông  nối  khi  nối  mảnh  ghép  ĐMNT  phải  vào  ĐM  vành  phải  kém  hơn  khi  nối  vào  hệ  thống  ĐM  vành  bên  trái.  Một  số  tác  giả  khác  đã báo cáo tỷ lệ thông nối của mảnh ghép ĐM  quay  giảm  đi  khi  nối  với  những  nhánh  ĐM  vành  sau  bên  hoặc  sau  dưới.  Tuy  nhiên  theo  tác  giả  Mario  Gaudino,  vị  trí  nối  đầu  xa  của  ĐM quay khơng ảnh hưởng đến kết quả thơng  nối  lâu  dài  về  hình  ảnh  học  và  những  mảnh  ghép  ĐM  quay  được  dùng  để  nối  vào  nhánh  mũ  của  ĐM  vành  trái,  nhánh  xiên  của  ĐM  vành  trái  có  kết  quả  thơng  nối  tương  tự  với  mảnh ghép nối trực tiếp vào những nhánh ĐM  vành sau bên hoặc sau dưới. Theo hầu hết các  tác giả (27), yếu tố duy nhất có ảnh hưởng rõ nét  nhất tỷ lệ thơng nối của mảnh ghép ĐM quay  là mức độ hẹp của mạch vành đích. Thực tế, sự  tắc  nghẽn  của  mảnh  ghép  ĐM  quay  thường  xảy  ra  khi  nối  với  những  mạch  vành  đích  khơng  bị  hẹp  nhiều.  Mảnh  ghép  ĐM  quay  được  đề  nghị  ghép  với  ĐM  vành  bị  hẹp  trên  70%  nhằm  tránh  nguy  cơ  cạnh  tranh  dòng  chảy  và  tránh  diễn  tiến  hẹp  lan  tỏa  của  mảnh  ghép  và  tạo  dấu  hiệu  sợi  dây  (string  sign).  Những  mạch  vành  đích  thường  được  nối  là  nhánh  mũ  của  ĐM  vành  trái,  nhánh  xiên  của  ĐM vành trái hoặc nhánh ĐM vành phải. Tuy  nhiên,  rất  nhiều  những  nghiên  cứu  đã  được  xuất  bản  đã  cho  thấy  tỷ  lệ  thông  nối  giảm  đáng  kể  nếu  nối  với  nhánh  ĐM  vành  phải.  Nếu nối kiểu liên tục (sequential), miệng nối ở  giữa  có  xu  hướng  ít  bị  hẹp  hơn  so  với  miệng  nối ở đầu tận.  KẾT LUẬN  Sử  dụng  mảnh  ghép  ĐM  quay  trong  PTBCĐMV  cho  kết  quả  và  tỷ  lệ  thơng  nối  tốt.  Việc lấy mảnh ghép động mạch quay khả thi, an  tồn  và  hiệu  quả.  Có  thể  linh  động  sử  dụng  ĐMNT  phải  hoặc  ĐM  quay  như  là  mảnh  ghép  Chun Đề Ngoại Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  chọn lựa thứ 2 sau ĐMNT trái trong chiến lược  sử  dụng  tồn  cầu  nối  động  mạch  trong  PTBCĐMV.  Việc  nối  mảnh  ghép  ĐM  quay  vảo  ĐMNT trái kiểu Y giúp nới thêm chiều dài của  động  mạch  đủ  để  nối  với  hầu  hết  ĐM  vành  đồng thời tránh phải nối trực tiếp ĐM quay vào  ĐM chủ, tuy nhiên tỷ lệ thông của cầu nối động  mạch  quay  không  phụ  thuộc  vào  việc  động  mạch quay được nối trực tiếp từ động mạch chủ  vào  động  mạch  vành  hay  từ  động  mạch  ngực  trong trái vào mạch vành kiểu ghép Y.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  10 11 12 13 Acar  C,  et  al  (2006),  “Arterial  Grafting  for  Coronary  Artery  Bypass Surgery”, Springer‐Verlag Berlin Heidelberg, pp 157‐ 169.  Acar C, Jebara V, Portoghese M, Deloche A, Carpentier A, et  al  (1992),  “Revival  of  the  radial  artery  for  coronary  artery  bypass grafting”, Ann Thorac Surg, 54, pp 652‐ 660.  Achouh P, Boutekadjirt R, Toledano D, Hammoudi N, Pagny  JY, Goube P, et al (2010), “Long‐term (5‐ to 20‐year) patency of  the  radial  artery  for  coronary  bypass  grafting”,  J  Thorac  Cardiovasc  Surg,  140(1),  pp  73‐79.  PubMed  PMID:  19944433.  Epub 2009/12/01.  AHA  (2010),  “Heart  Disease  and  Stroke  Statistics  ‐  2010  Update”, Circulation, 121, e46‐ e215  Barner H, Sundt T, Baily M, Zang Y (2001), “Midterm results  of  complete  arterial  revascularisation  in  more  than  1000  patients  using  an  internal  thoracic  artery/  radial  artery  T  graft”, Ann Surg, 234, pp 447‐53.  Benedetto  U,  Angeloni  E,  Refice  S,  Sinatra  R  (2010),  “Radial  artery versus saphenous vein graft patency: Meta‐analysis of  randomized controlled trials”, J Thorac Cardiovas Surg, 139, pp  229‐31.  Bhan A, Gupta V et al (1999), “Radial artery in CABG: could  the  early  results  be  comparable  to  internal  mammary  artery  graft?”, Ann Thorac Cardiovasc Surg, 67, pp1631‐6  Borger  M,  Cohen  G,  Buth  K,  et  al  (1998),  “Multiple  arterial  grafts:  Radial  versus  right  internal  thoracic  arteries”,  Circulation, 98(Suppl 19):II‐7‐14.  Brodman R, Frame R, Camacho M, Ha E, Chen A, HollingerI  (1996), ʺRoutine use of unilateral and bilateral radial arteries  for  coronary  artery  bypass  graft  surgeryʺ,  J  Am  Coll  Cardiol,  28, pp 959‐63.  Calafiore  A,  Di  Giammarco  G,  Teodori  G,  D’Annunzio  E,  Vitolla G, Fino C, et al  (1995),  “  Inventors  Radial  artery  and  inferior  epigastric  artery  in  composite  grafts:  improved  midterm  angiographic  results”,  Ann Thorac Surg, 58, pp 185‐  190  Đỗ Kim Quế, Chung Giang Đông (2010), “Kết quả phẫu thuật  cầu nối động mạch chủ ‐ vành trong điều trị hẹp nhiều nhánh  động mạch vành”, Y học Việt Nam số đặc biệt tháng 11/2010, tập  375, tr 194‐ 199.  Dương  Đức  Hùng  (2008),  “Nghiên  cứu  kết  quả  phẫu  thuật  bắc cầu chủ ‐ vành trong điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ”,  Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.  Fitzgibbon  G,  Kafka  H,  Leach  A,  Keon  W,  Hooper  G,  al  e  (1996),  ʺCoronary  bypass  graft  fate  and  patients  Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Nghiên cứu Y học outcome:Angiographic  follw‐  up  of  5,065  grafts  related  to  survival and reoperation in 1,388 patients during 25 yearsʺ, J  Am Coll Cardiol, 28, pp 616‐ 26.  Fukui  T,  Tabata  M,  Manabe  S,  Shimokawa  T,  Takanashi  S  (2010), ʺGraft selection and one‐year patency rates in patients  undergoing  coronary  artery  bypass  graftingʺ,  Ann  Thorac  Surg,  89(6),  pp  1901‐  5.  PubMed  PMID:  20494046.  Epub  2010/05/25.  Gaudino M, Prati F, Possati G (2006), ʺRadial artery graftingʺ,  Multimedia  manual  of  Cardio‐  thoracic  Surg,  Volume  2006,  Issue  0109.  Hayward  PA,  Hare  DL,  Gordon  I,  Matalanis  G,  Buxton  BF  (2007), ʺWhich arterial conduit? Radial artery versus free right  internal thoracic artery: six‐year clinical results of randomized  controlled trialʺ, Ann Thorac Cardiovasc Surg, 84, pp 493‐ 7.  Hillis D, Smith P, Anderson J, Bittl J, Bridges C, Byrne J, et al  (2011),  ʺACCF/AHA  Guideline  for  Coronary  Artery  Bypass  Graft  Surgeryʺ,  J.  Am.  Coll.  Cardiol.  Published  online  Nov  7,  2011; doi: 10.1016/j.jacc.2011.08.009  Hồ Huỳnh Quang Trí, Phan Kim Phương, Nguyễn Văn Phan,  Phạm  Nguyễn  Vinh  (2004),  “Kết  quả  bước  đầu  của  phẫu  thuật bắc cầu nối động mạch vành tại Viện Tim”, Thời sự Tim  mạch học, số 67, tr 8‐11.  Iaco  A,  Teodori  G,  Di  Giammarco  G,  Di  Mauro  M  (2001),  ʺRadial  artery  for  myocardial  revascularization:  long  term  clinical and angiographic resultsʺ, Ann Thorac Surg, 72, pp 464‐  9.  Kim WS, Lee J, Lee YT, Sung K, Yang JH, Jun TG, et al. (2008),  ʺTotal  arterial  revascularization  in  triple‐vessel  disease  with  off‐pump  and  aortic  no‐touch  techniqueʺ,  Ann  Thorac  Surg,  86(6), pp 1861‐ 5. PubMed PMID: 19021996. Epub 2008/11/22.  Manasse E, Sperti G, Suma H, et al (1996), ʺUse of the radial  artery for myocardial revascularizationʺ, Ann Thorac Surg, 62,  pp 1076‐ 82.  Moran S, Baeza R, Guarda E, al e (2001), ʺPredictors of radial  artery  patency  for  coronary  bypass  operationsʺ,  Ann  Thorac  Surg, 72, pp 1552‐ 6.  Nalysnyk L, Fahrbach K, Reynolds M, et al (2003), ʺAdverse  events  in  coronary  artery  bypass  graft  trials:  a  systematic  review and analysisʺ, Heart, 89, pp 767‐ 72.  Nguyễn  Hoàng  Định  (2012),  “Nghiên  cứu  chỉ  định  phẫu  thuật bắc cầu mạch vành bằng động mạch ngực trong trái”,  Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.  Phạm Hữu Minh Nhựt (2007), “Đánh giá kết quả sớm phẫu  thuật  bắc  cầu  động  mạch  vành  ở  bệnh  nhân  tổn  thương  ba  nhánh  động  mạch  vành”,  Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại  học  Y  Dược TP Hồ Chí Minh.  Phạm  Thọ  Tuấn  Anh,  Nguyễn  Hồng  Định  (2006),  “Phẫu  thuật cầu nối mạch vành tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Y học TP Hồ  Chí Minh, phụ bản của số 1/2006(10), tr 137‐ 143.  Possati G, Gaudino M, Alessandrini F, al e (1998), ʺMidterm  clinical  and  angiographic  results  of  radial  artery  grafts  used  for myocardial revascularizationʺ, J Thorac Cardiovas Surg, 116,  pp 1015‐ 21.  Ramadan  A,  Stefanidis  C,  N’Gatchou  W,  El  Oumeiri  B,  Jansens J, De Smet J, et al (2010), ʺFive years follow‐up after Y‐ graft  arterial  revascularization:  on  pump  versus  off  pump;  prospective  clinical  trialʺ,  Interact  Cardiovasc  Thorac  Surg,  pp  423‐ 7.  Simek  M,  Marcian  P  et  al  (2013),  ʺEndoscopic  radial  artery  harvesting  for  coronary  artery  bypass  grafting.  A  single  center evolving experienceʺ, Biomed Pap Med Fac Univ Palacky  147 Nghiên cứu Y học  30 31 32 33 34 148 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Olomouc Czech Repub, 157 (1), pp 64‐ 9.  Sundt III T, Barner H, Camillo CJ, and Gay WA (1999), ʺTotal  arterial revascularization with an internal thoracic artery and  radial artery T graftʺ, Ann Thorac Surg, 68, pp 399‐ 405.  Tatoulis J, Buxton B, Fuller J, Meswani M, Theodore S, Powar  N  and  Wynne  R  (2009),  ʺLong‐term  patency  of  1108  radial  arterial‐coronary angiograms over 10 yearsʺ, Ann Thorac Surg,  88, pp 23‐ 30.  Tatoulis J, Royse A, Buxton B, et al (2002), ʺThe radial artery in  coronary  surgery:  A  5‐years  experience  clinical  and  angio‐ graphic resultsʺ, Ann Thorac Surg, 73, pp 143‐ 8.  Văn Hùng Dũng (2013), “Nghiên cứu sử dụng toàn bộ mạch  ghép động mạch trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành”,  Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.  Wael H, Hegazy Y, Albert A, Ennker I, Rosendahl U, Bauer S,    35 et  al.  (2010),  ʺShort  term  outcomes  of  total  arterial  coronary  revascularization  in  patients  above  65  years:  a  propensity  score analysisʺ, J Cardiothorac Surg, 5, pp 25.  Zacharias  A,  Schwann  T,  Riordan  C,  Durham  S,  Shah  A,  Habib R, et al. (2009), ʺLate results of conventional versus all‐ arterial  revascularization  based  on  internal  thoracic  and  radial artery graftingʺ, Ann Thorac Surg, 87, pp 19‐ 26.    Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:  Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014    Chuyên Đề Ngoại Khoa  ... Minh. Mặc dù đa số những báo cáo trong nước  và  ngồi  nước  liên  quan  đến  sử dụng mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành xảy ra trong 10 năm gần đây  đều  cho  rằng  động mạch quay ... ĐM chủ, tuy nhiên tỷ lệ thông của cầu nối động mạch quay không  phụ  thuộc  vào  việc  động mạch quay được nối trực tiếp từ động mạch chủ  vào  động mạch vành hay  từ  động mạch ngực  trong trái vào mạch vành kiểu ghép Y.  ... tiếp từ động mạch chủ vào động mạch vành hay  từ  động mạch ngực  trong vào  mạch vành kiểu  ghép Y(19).  Đánh giá chỉ định chọn ĐM vành đích để  nối với đầu xa của mảnh ghép ĐM quay   Nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định mạch

Ngày đăng: 15/01/2020, 05:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan