Tỷ lệ mổ lấy thai (MLT) trên thế giới tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển. Vấn đề này đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu đòi hỏi phương cách giữ tỷ lệ MLT ở mức hợp lý tại các trung tâm sản khoa. Với mục đích này, rất nhiều hệ thống phân loại mổ lấy thai khác nhau đã ra đời, đặc biệt phân loại MLT của Robson hình thành và đang được áp dụng ở nhiều quốc gia giúp tạo nên một tiêu chuẩn chung trong việc so sánh các kết quả nghiên cứu.
Trang 1TỈ LỆ MỔ LẤY THAI NHÓM I THEO NHÓM PHÂN LOẠI
CỦA ROBSON TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK
Nguyễn Tiến Công*, Nguyễn Hồng Hoa
TÓM TẮT
Mở đầu: Tỷ lệ mổ lấy thai (MLT) trên thế giới tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các
nước phát triển Vấn đề này đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu đòi hỏi phương cách giữ tỷ lệ MLT ở mức hợp lý tại các trung tâm sản khoa Với mục đích này, rất nhiều hệ thống phân loại mổ lấy thai khác nhau đã ra đời, đặc biệt phân loại MLT của Robson hình thành và đang được áp dụng ở nhiều quốc gia giúp tạo nên một tiêu chuẩn chung trong việc so sánh các kết quả nghiên cứu MLT tại Bệnh viện đa khoa Đắk Lắk năm 2009 là 44,5%, năm 2015 là 41,73% nhưng tại bệnh viện chưa có hệ thống phân loại mổ lấy thai nào được áp dụng Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: xác định tỷ lệ mổ lấy thai nhóm 1 theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk để đưa phân tích của Robson vào bệnh viện
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang hồi cứu
Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk, thời gian từ 01/01/2016 đến
30/09/2016, chúng tôi thu thập 3457 trường hợp vào sinh tại bệnh viện, xác định được tỷ lệ MLT tại bệnh viện là 39,46%; Kích cỡ nhóm1 (con so, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên) là 41,54%, trong đó MLT chiếm 26,95% Đóng góp của nhóm 1 vào tỷ lệ MLT chung là 11,19% Sử dụng Oxytocin làm gia tăng tỷ lệ MLT lên 1,52 lần so với nhóm sản phụ không có sử dụng Oxytocin, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, KTC 95%: 0,56 – 0,78
Kết luận: nhóm 1 là nhóm nguy cơ thấp nhưng có tỷ lệ MLT cao vậy nên tìm kiếm giải pháp giảm tỷ lệ
MLT trong nhóm này Sử dụng oxytocin có thể làm tăng nguy cơ MLT, vì vậy nên sử dụng oxytocin theo phác
đồ chuẩn
Từ khóa: Mổ lấy thai
ABSTRACT
USE OF ROBSON CLASSIFICATION TO ASSESS CESAREAN SECTION RATE OF GROUP I
IN DAK LAK HOSPITAL
Nguyen Cong Tien, Nguyen Hong Hoa
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement Vol 22 - No 1- 2018: 93 - 98
Background: Cesarean section (CS) rates are increasing worldwide but there is some concern with this trend
because of potential maternal and perinatal risks The Robson classification is the standard method to monitor and compare CS rates Our objective was to analyze CS rates of group I (nulliparous women with a single vertex pregnancy, at ≥ 37 weeks gestation in spontaneous labor) in Dak Lak hospital using the Robson classification
Methods: Data are from all the records of women which hospitalized and delivered by cesarean from January
1 st 2016 to September 30 th 2016 We collected all nulliparous women with a single vertex pregnancy, at ≥ 37 weeks gestation in spontaneous (group I) and reported the relative size, the CS rate and the absolute and relative contributions made by this group to the overall CS rate
* Khoa Y, Đại học Tây Nguyên ** Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Hồng Hoa ĐT: 0908285186 Email: drhonghoa73@gmail.com
Trang 2Results: The overall CS rate at Dak Lak was 39.46% The Robson group 1 (nulliparous, term, cephalic) size were 41.54% with induced accounted for 11.19% CS carried out in the hospital Using Oxytocin augmentation was likely to increased in those with cesarean section to 1.52 (p < 0.001, CI 95%: 0.56 – 0.78)
Conclusion: Solution reducing CS should be considered in nulliparous women Besides oxytocin augmentation should be used carefully
Keyword: Cesarean Section
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ mổ lấy thai (MLT) trên thế giới tăng
nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt
là các nước phát triển: ở Hoa Kỳ năm 1988 tỷ
lện MLT trung bình là 25%, đến 2013 tỷ lệ
MLT tăng lên 32,7%(1) Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT
cũng ngày càng tăng: tại bệnh viện (BV) Phụ
Sản trung ương (PSTƯ) năm 1998 là 34,6%,
năm 2008 là 45,3%(6,8); tỷ lệ MLT tại Bệnh viện
Từ Dũ năm 2008 là 47,02%, năm 2015 là
46,92%(5) Sự gia tăng tỷ lệ MLT không những
ở những trường hợp thai kỳ nguy cơ cao mà
trong những trường hợp thai kỳ nguy cơ thấp
Đối với hầu hết các trường hợp mang thai có
nguy cơ thấp, MLT có nguy cơ cao về biến
chứng và tử vong cho mẹ hơn sinh thường Để
nhóm nguy cơ thấp để can thiệp Phân loại
MLT của Robson, ra đời năm 2001, không chú
trọng vào chỉ định MLT, thay vào đó phân loại
này dựa trên các đặc điểm riêng của từng sản
phụ giúp phân các sản phụ vào các nhóm, qua
đó cho phép đánh giá tỷ lệ MLT từng nhóm(7)
Hệ thống MLT của Robson ra đời đã được Tổ
chức Y tế Thế giới khuyến khích sử dụng rộng
rãi để phân tích tỷ lệ MLT ở các cơ sở sản
khoa, các quốc gia và vùng lãnh thổ, qua đó
đánh giá kết cục thai kỳ trong bối cảnh can
thiệp khác nhau giữa các đơn vị(9) Bệnh viện
đa khoa tỉnh Đắk Lắk chưa có hệ thống phân
loại mổ lấy thai nào được áp dụng Vì thế
chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Tỷ lệ mổ lấy
thai theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh
viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk”
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ mổ lấy thai nhóm I theo phân
loại của Robson (Con so, đơn thai, ngôi đầu, ≥ 37
tuần, chuyển dạ tự nhiên) tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk
Mô tả đặc điểm chuyển dạ của các trường hợp mổ lấy thai nhóm I theo phân loại của Robson (Con so, đơn thai, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên) tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk
Mô tả nguyên nhân mổ lấy thai của các trường hợp mổ lấy thai nhóm I theo phân loại
của Robson (Con so, đơn thai, ngôi đầu, ≥ 37
tuần, chuyển dạ tự nhiên) và kết cục của mẹ và
con tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp cắt ngang hồi cứu
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk, thời gian từ 01/01/2016 đến 30/09/2016, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu
từ hệ thống máy tính của bệnh viện chúng tôi thu thập số trường hợp nhập viện sinh mỗi ngày
từ ngày 01/01/2016 thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu
cho tới đủ số mẫu 3457 Ghi nhận 1436 hồ sơ sản
phụ sinh con so, đơn thai, ngôi đầu, ≥ 37 tuần,
chuyển dạ tự nhiên, lọc ra hồ sơ 387 trường hợp
MLT thuộc nhóm này đưa vào phân tích
Đặc điểm của dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình của sản phụ đi sinh tại bệnh viện tỉnh là 27,2 tuổi (độ lệch chuẩn là 5,5), độ tuổi thấp nhất đi sinh tại bệnh viện là 16 tuổi, cao
nhất là 46 (Bảng 1) Trong đó nhóm tuổi đi sinh
chiếm tỷ lệ cao nhất là 25 – 29 tuổi chiếm tỷ lệ 37,58%, nhóm tuổi thấp nhất đi sinh là từ 18 tuổi trở xuống chiếm 3,73%
Dân số có địa chỉ ngoài thành phố chiếm tỷ
Trang 3lệ cao 70%, dân số sống tại thành phố chiếm
30% Có sự phân bố về dân tộc trong nhóm
dân số sinh tại bệnh viện tỉnh, chủ yếu là dân
tộc kinh chiếm tỷ lệ 77,03%, tiếp đó là dân tộc
Ê đê chiếm tỷ lệ 11,69%, còn lại các dân tộc
khác có tỷ lệ 11,28%
Bảng 1 Đặc điểm dịch tễ nhóm đối tượng tham gia
nghiên cứu
(n=3457)
Tỷ lệ %
Nhóm tuổi
Trung bình 27,2 ± 5,5
( Nhỏ nhất, lớn nhất) (16, 46)
Địa chỉ
Ngoài thành phố BMT 2420 70
Thành phố BMT 1037 30
Dân tộc
Tỷ lệ MLT nhóm I
Bảng 2 Tỷ lệ MLT chung, tỷ lệ MLT nhóm 1 và
đóng góp của nhóm 1 vào tỷ lệ MLT chung
Tổng số
mẫu
nghiên
cứu
Tỷ lệ mổ lấy
thai
Kích cỡ nhóm 1
Số sản phụ MLT trong nhóm 1
Đóng góp nhóm 1 vào tỷ lệ MLT chung
3457 136439,46% 143641,54% 387 26,95% 11,19%
Trong 3457 trường hợp nghiên cứu tỷ lệ
MLT tại bệnh viện là 39,46% Kích cỡ nhóm con
so, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên là
41,54%, trong đó MLT chiếm 26,95% Đóng góp
của nhóm 1 vào tỷ lệ MLT chung là 11,19%
Các chỉ định mổ lấy thai
Trong các ca MLT nghiên cứu, chia ra
nhiều nhóm nguyên nhân mổ lấy thai khác
nhau, nhóm nguyên nhân MLT do chuyển dạ
ngưng tiến chiếm tỷ lệ cao nhất 54.78%, đóng
góp vào tỷ lệ MLT chung của nhóm là 14.76%
(Bảng 3) Nhóm thấp nhất là nhóm nguyên
nhân do bất xứng đầu chậu và cơn go cường
tính chiếm tỷ lệ 1,55%
Bảng 3 Chỉ định mổ lấy thai theo các nhóm nguyên
nhân (N = 387)
(%)
Đóng góp tỷ lệ MLT trong nhóm 26,95%(%)
Thai trình ngưng tiến 212 54,78 14,76
Do thai, PP thai 111 28,68 7,73 Bất thường phía mẹ 31 8,01 2,16 Bất xứng đầu chậu,
Cơn gò cường tính
6 1,55 0,42 Nguyên nhân khác 27 6,98 1,88
Mối liên quan sử dụng Oxytocin đến MLT
Sử dụng Oxytocin làm gia tăng tỷ lệ MLT lên 1,52 lần so với nhóm sản phụ không có sử dụng Oxytocin, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001, KTC 95% = 0,56 – 0,78 (Bảng 4) Sử
dụng Oxytocin làm gia tăng tỷ lệ MLT lên 1,52 lần so với nhóm sản phụ không có sử dụng Oxytocin, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001, KTC 95% = 0,56 – 0,78
Bảng 4 Mối liên quan sử dụng Oxytocin đến MLT
Không sử dụng Oxytocin
1
Sử dụng Oxytocin 0,66 0,56 – 0,78 < 0,001
BÀN LUẬN Đặc điểm của dân số nghiên cứu
Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy độ tuổi trung bình tham gia trong nghiên cứu của chúng tôi là 27,2 ± 5,5 tuổi (độ tuổi cao nhất đưa vào nghiên cứu là 46 tuổi và thấp nhất là 16 tuổi) Nhóm tuổi nhiều nhất trong nghiên cứu là 25 –
29 tuổi chiếm tỷ lệ 37,58%, tiếp đến là nhóm tuổi
19 – 24 chiếm tỷ lệ 28,03% Chúng ta thấy đây là hai nhóm tuổi nằm trong độ tuổi sinh sản nên chiếm tỷ lệ cao nhất Điều này cũng tương đương với nghiên cứu của tác giả Phạm Bá Nha tại BV Bạch Mai năm 2008 thì độ tuổi MLT cao nhất từ 25 – 29 tuổi(4)
Qua nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu nhóm 1 theo phân loại Robson (nhóm con so, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên) là một nhóm nghiên cứu thông thường, có độ
Trang 4tuổi trung bình là 27,2 ± 5,5 tuổi, nằm trong độ
tuổi có các yếu tố nguy cơ thấp, không có
mang nhưng đặc điểm riêng đặc biệt như (con
so lớn tuổi, tiền sử bệnh tật) giống như tất cả
các nghiên cứu khác
Địa chỉ
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sản
phụ đi sinh tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk phần lớn
được chuyển từ tuyến huyện/ thị xã chuyển lên,
có địa chỉ ở ngoài TP BMT chiếm tỷ lệ cao là
70%, số sản phụ ở thành phố khoảng 1/3 chiếm
tỷ lệ 30% có sự chênh lệch này cũng do đặc thù
từng tỉnh thành, Đắk Lắk là tỉnh có 1 thành phố,
1 thị xã và 13 huyện, dâm số ở khu vực thành
phố chỉ bằng 1/3 dân số tại huyện, thị xã nên sản
phụ đi sinh có địa chỉ ở thành phố thấp hơn
Dân tộc
Tại tỉnh Đắk Lắk có rất nhiều dân tộc anh
em, có trên 40 dân tộc khác nhau định cư tại Đắk
Lắk Trong nghiên cứu của chúng tôi Sản phụ đi
sinh dân tộc Kinh chiếm đa số 77,03%, dân tộc Ê
đê chiếm tỷ lệ thấp 11,69% ngang bằng với các
dân tộc khác cộng lại là 11,28% Do đó chúng tôi
đây là một đặc điểm riêng là có thêm người dân
tộc thiểu số, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ người dân tộc cao hơn so với những nghiên cứu
ở bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Hùng Vương
Tỷ lệ MLT nhóm I
Trong 3.457 trường hợp nghiên cứu, số ca MLT chiếm tỷ lệ 39,46% Kích cỡ nhóm con so, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên (nhóm I)
là 41,54%, trong đó MLT chiếm 26,95% Đóng góp của nhóm I vào tỷ lệ MLT chung là 11,19%
So với nghiên cứu của tác giả Lê Quang Thanh(5) tại BV Từ Dũ năm 2015 nghiên cứu trên 5.409 trường hợp Nhóm 1 (con so, ngôi đầu, thai ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên) chiếm tỷ lệ 26,94%, trong đó tỷ lệ MLT của nhóm là 39,05%, đóng góp vào tỷ lệ MLT chung là 10,52%(9) Như vậy,
tỷ lệ MLT nhóm I của chúng tôi là cao hơn nghiên cứu của tác giả Lê Quang Thanh, nhưng
sự khác biệt rõ là nhóm I là nhóm nguy cơ thấp chiếm phân nửa dân số nhập viện sinh tại Đắc Lắk trong khi BV Từ Dũ dân số này chỉ chiếm khoảng một phần tư Điều này chứng tỏ tại BV Đắc Lắk có tình trạng MLT trong nhóm I rất cao
vì vậy cần có chính sách hợp lý để giảm tình trạng MLT trong nhóm nguy cơ thấp này
Hình 1 So sánh tỷ lệ MLT giữa các Bệnh viện
Trong nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh,
đánh giá tỷ lệ sinh và MLT nhóm 1 (con so, đơn
thai, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên) và
9 nhóm còn lại trong 10 nhóm phân loại của
Robson Tỷ lệ sinh thường của nhóm 1 và 9
nhóm còn lại tương đương nhau là 30,34% và
30,21%, trong khi đó tỷ lệ MLT nhóm 1 là 11,19% hơn 1/3 tỷ lệ MLT 9 nhóm còn lại là 28,26%, điều này cho thấy nhóm 1 là nhóm nguy cơ thấp nhưng tỷ lệ MLT lại khá cao so với các nhóm còn lại, trong khi đó 9 nhóm còn lại thì đa phần tỷ lệ MLT đã rõ ràng và khó can thiệp như nhóm
Trang 55,6,7,8,9,10 Vì vậy để có tỷ lệ MLT hợp lý chúng
ta cần xem xét đánh giá can thiệp trong nhóm 1,
kết quả của chúng tôi cũng cùng với kết luận của
tác giả Lê Quang Thanh nghiên cứu tại BV Từ
Dũ năm 2015 “chiến lược then chốt để có tỷ lệ
MLT hợp lý là can thiệp vào nhóm 1(sản phụ con
so, ngôi đầu, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự
nhiên)”(4) Nghiên cứu của tác giả Đoàn Vũ Đại
Nam tại bệnh viện Hùng Vương đưa ra kết luận
“ Nhóm 1( con so, ngôi đầu, ngôi đầu, ≥ 37 tuần,
chuyển dạ tự nhiên) là chìa khóa để giảm tỷ lệ
MLT” cũng cùng quan điểm với nghiên cứu của
chúng tôi (3)
Các chỉ định mổ lấy thai
Trong các trường hợp MLT nghiên cứu, chia
ra nhiều nhóm nguyên nhân mổ lấy thai khác
nhau, nhóm nguyên nhân MLT do chuyển dạ
ngưng tiến chiếm tỷ lệ cao nhất 54,78%, đóng
góp vào tỷ lệ MLT chung của nhóm là 14,76%,
nhóm thấp nhất là nhóm nguyên nhân do bất
xứng đầu chậu và cơn gò cường tính chiếm tỷ lệ
1,55% Các tiêu chuẩn chẩn đoán chuyển dạ
ngưng tiến triển đang được bàn cãi rất nhiều vì
nếu chỉ dựa theo tiêu chuẩn thời gian chuyển dạ
tiềm thời hay thời gian hoạt động hay thời gian
trung bình cho sự thay đổi của cổ tử cung sẽ gây
chẩn đoán quá mức chuyển dạ ngưng tiến triển
Vì vậy, chúng ta nên cùng với các nghiên cứu
đang thực hiện, tìm kiếm những tiêu chuẩn mới
cho chẩn đoán “chuyển dạ ngưng tiến triển” để
giảm tỷ lệ MLT
Mối liên quan sử dụng Oxytocin đến MLT
Sử dụng Oxytocin làm gia tăng tỷ lệ MLT lên
1,52 lần so với nhóm sản phụ không có sử dụng
Oxytocin, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001, KTC 95%: 0,56 – 0,78 Điều này
cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lê
Quang Thanh(4) tại BV Từ Dũ, sử dụng oxytocin
làm tăng nguy cơ MLT, để có tỷ lệ MLT hợp lý
thì sử dụng oxytocin phù hợp và có chọn lọc(8)
Nghiên cứu của tác giả Đoàn Vũ Đại Nam tại BV
Hùng Vương năm 2017 cũng chỉ ra rằng sử dụng
oxytocin trong chuyển dạ làm tăng tỷ lệ MLT lên 7,78 lần so với không sử dụng oxytocin(3)
KẾT LUẬN
Tỷ lệ MLT tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk 2016
- Tỷ lệ MLT tại khoa sản BV tỉnh Đắk Lắk là 39,45%
- Kích cỡ nhóm 1 “Nhóm con so, đơn thai, ngôi đầu, ≥ 37 tuần chuyển dạ tự nhiên” là lớn nhất trong dân số nhập sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk là 41,54%
- Tỷ lệ MLT của nhóm 1 là 26,95%, đóng góp vào
tỷ lệ MLT chung là 11,19%
Nhận xét các nguyên nhân MLT tại khoa sản
BV đa khoa tỉnh Đắk Lắk
- Nhóm nguyên nhân MLT do thai trình ngưng tiến chiếm tỷ lệ là 54,78% Trong đó nguyên nhân MLT do đầu không lọt và CTC không tiến triển gần tương đương nhau tỷ lệ 48,58% và 41,98%, kiểu thế bất thường tỷ lệ 9,49%
- Nhóm nguyên nhân MLT do thai và phần phụ của thai chiếm 28,68% trong đó thai suy chiếm tỷ
lệ cao nhất là 50,45%, thấp nhất là sa dây rốn tỷ
lệ 3,6%
- Nguyên nhân bất thường phía mẹ chiếm 8,01%
- Bất xứng đầu chậu, cơn gò cường tính chiếm tỷ
lệ thấp 1,55%
- Nguyên nhân khác 6,98%
Mối liên quan sử dụng oxytocin đến mổ lấy thai
Sử dụng oxytocin làm gia tăng tỷ lệ MLT lên 1,52 lần so với nhóm sản phụ không sử dụng oxytocin, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 KTC (0,56 – 0,78)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 CDC (2014) CDC and consumer Reports Track Cesarean Birth Rates URL: http:// www.ourbodiesourselves.org/ /ddc-consumer-reports-track-cesarean
2 Đỗ Quang Mai (2007) "Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai sản phụ con so tại bệnh viện Phụ sản Trương ương 2 năm 1996 và
2006" Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học Trường Đại học Y Hà
Nội
Trang 63 Đoàn Vũ Đại Nam (2017) “Khảo sát tỷ lệ mổ lấy thai theo nhóm
phân loại của Robson tại bệnh viện Hùng Vương 2016 – 2017”
Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú Đại học Y Dược TP.HCM
4 Lê Quang Thanh (2016) “Chiến lược giảm tỷ lệ Mổ lấy thai”
Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp 16:pp.33-49
5 Phạm Bá Nha (2008) "Nghiên cứu về chỉ định MLT tại khoa sản,
Bệnh viện Bạch Mai năm 2008" Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở
Trường Đại học Y Hà Nội
6 Phạm Bá Nha (2008) “Nghiên cứu về chỉ định MLT tại khoa
sản, Bệnh viện Bạch Mai năm 2008” Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở,
pp.31-34 Trường Đại học Y Hà Nội
7 Robson M (2001) “Classification of caesarean sections” Fetal
Matern Med Rev, 12(1):pp.23-39
8 URL: http://www.who.int/WHO_RHR_15.02_eng.pdf
9 Vương Tiến Hòa (2004) “Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở
người đẻ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2002”
Nghiên Cứu Y Học, 21(5):pp.79-84
10 World Health Organization (2015) WHO statement on caesarean section rates
Ngày nhận bài báo: 17/11/2017 Ngày nhận phản biện: 25/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 30/03/2018