1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp và các yếu tố liên quan tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh đắk lắk từ tháng 11 năm 2010 tháng 3 năm 2011

64 305 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 719,5 KB

Nội dung

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ SSCNT 24Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ SSCNT theo tình hình khám thai của mẹ 33 ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp được coi là chỉ số phản ánh sự chăm sóc sứckhỏe phụ nữ, điều k

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVBMTSS: Bảo vệ Bà mẹ Trẻ sơ sinh

CSSKBMTE: Chăm sóc Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em.

CSSKSS: Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản.

KHHGĐ: Kế hoạch hoá gia đình.

TLLS: Trọng lượng lúc sinh.

SSCNT: Sơ sinh cân nặng thấp.

MICS: Điều tra đánh giá mục tiêu trẻ em và phụ nữ.

UNCEF: Tổ chức Nhi đồng Liên hiệp Quốc.

WHO: Tổ chức Y tế Thế giới.

MỤC LỤC

Trang

Trang 2

Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5 Tình hình sơ sinh cân nặng thấp trên thế giới và ở Việt Nam 9

Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4 Nhân lực, kĩ thuật, công cụ thu thập số liệu và chỉ tiêu đánh giá 19

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phân bố tình trạng SSCNT theo mức độ nhẹ cân 25

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sơ sinh cân nặng thấp 27

3.3.6 Tình trạng sức khoẻ của mẹ trong thời gian mang thai 31

3.3.7 Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai 31

Chương IV BÀN LUẬN

4.1.2 Phân bố tình trạng SSCNT theo mức độ nhẹ cân 37

4.2.6 Tình trạng sức khoẻ của mẹ trong thời gian mang thai 44

4.2.7 Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai 45

Trang 3

4.2.8 Tình trạng thiếu máu của mẹ 46

Phụ lục 1: Phiếu điều tra tỷ lệ SSCNT và yếu tố liên quan

Phụ lục 2: Tiến trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Phụ lục 3: Giấy xác nhận

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Cân nặng, chiều dài, vòng đầu và tuổi thai tương ứng 5

Bảng 1.5 Tình hình sơ sinh cân nặng thấp ở Việt Nam qua các năm theo dõi 12 Bảng 1.6 Tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp tại tỉnh Bình Dương 13 Bảng 1.7 Số liệu về sơ sinh cân nặng thấp từ năm 1995 đến 2000 của Viện

Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

14

Bảng 3.11a Ảnh hưởng của thứ tự của trẻ trong gia đình đến SSCNT 27 Bảng 3.11b Ảnh hưởng của thứ tự của trẻ trong gia đình đến SSCNT 28

Trang 4

Bảng 3.14 Ảnh hưởng trình độ học vấn của mẹ đến SSCNT 30

Bảng 3.16 Ảnh hưởng tình trạng sức khỏe của mẹ đến SSCNT 31 Bảng 3.17a Ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng của mẹ đến SSCNT 31 Bảng 3.17b Ảnh hưởng chăm sóc dinh dưỡng của mẹ đến SSCNT 32 Bảng 3.18 Ảnh hưởng tình trạng thiếu máu của mẹ đến SSCNT 32

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang 5

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ SSCNT 24

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ SSCNT theo tình hình khám thai của mẹ 33

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp được coi là chỉ số phản ánh sự chăm sóc sứckhỏe phụ nữ, điều kiện dinh dưỡng và tình trạng kinh tế, xã hội của một vùngmiền hay một quốc gia [12] Trong những năm gần đây kinh tế, xã hội của cácnước đều được cải thiện, vấn đề chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là sức

Trang 6

khoẻ phụ nữ và trẻ em rất được chú trọng Tuy nhiên tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấptheo các báo cáo là khá cao chủ yếu tập trung ở những nước đang phát triển.

Theo Tổ chức Nhi đồng Liên hiệp Quốc năm 2001, trên toàn thế giới cóđến 18 triệu trẻ sinh nhẹ cân và 51,7% số trẻ này được sinh ra ở các nước vùngNam Á Tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp ở vùng Đông Á - Thái Bình Dương vàokhoảng 9,5% [9], [23]

Theo kết quả chương trình Điều tra Đánh giá Mục tiêu Trẻ em và Phụ nữcủa các nước từ năm 2003 đến 2008 cho thấy tình hình không thay đổi nhiều, ởcác nước đang phát triển, tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp vẫn là 16% [14] Hàngnăm, trên thế giới có khoảng 3,9 triệu tử vong nhi, trong đó nguyên nhân do sinhnhẹ cân chiếm 50% [8]

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2006, tỷ lệ sơ sinh cân nặngthấp là 4,3% [3] Theo số liệu thống kê của Mạng lưới Giám sát Dinh dưỡng -Viện Dinh dưỡng năm 2009, tại 305 xã thuộc 61 tỉnh/thành, tỷ lệ sơ sinh cân nặngthấp là 12,5% [20] Năm 2005, 25% trẻ suy dinh dưỡng từ 1 - 5 tuổi có nguồngốc từ tình trạng sơ sinh cân nặng thấp [21]

Sơ sinh cân nặng thấp không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng chobản thân trẻ mà cho cả gia đình và xã hội Nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh cân nặngthấp tăng gấp 20 lần so với trẻ sinh đủ cân, tần suất mắc bệnh phổi, nhiễm khuẩn vàcác bệnh lý thông thường khác cũng cao hơn trẻ sinh đủ cân Hậu quả làm tăng sốngày nằm viện và cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, do đó gây ra nhiều tốnkém cho gia đình, xã hội trong những năm đầu đời Ngoài ra, trẻ sơ sinh cân nặngthấp khi lớn lên còn gánh chịu nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như suygiảm hệ miễn dịch, tiểu đường, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trítuệ do giảm chỉ số thông minh Trẻ em khi trưởng thành sẽ là nguồn lực chính, giữvai trò quan trọng giúp gia đình, xã hội phát triển Những trẻ sơ sinh cân nặng thấpkhi trưởng thành thường có tình trạng sức khỏe không tốt, chỉ số thông minh thấp,

Trang 7

khả năng làm việc có giới hạn nên việc đóng góp cho gia đình và xã hội hạn chếảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước Vì vậy việc hạ thấp tỷ lệ sơ sinh cânnặng thấp là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm [1], [9], [22].

Có nhiều yếu tố liên quan với sơ sinh cân nặng thấp Yếu tố do mẹ quantrọng nhất chiếm khoảng 60%, các yếu tố về phía mẹ có thể xuất hiện từ lúc cònnhỏ, trước khi mang thai, trong quá trình mang thai Các yếu tố đó có thể dobệnh lý của người mẹ, dinh dưỡng của người mẹ, cũng có thể liên quan đếnchủng tộc, kinh tế, xã hội…

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ở Châu Á, thuộc vùng dịch tễ sơsinh cân nặng thấp ở mức 9,5% [10] Vì vậy việc thực hiện nghiên cứu xác định tỷ

lệ sơ sinh cân nặng thấp và các yếu tố liên quan theo từng vùng dân cư của quốcgia là nguồn tham khảo quan trọng, để các nhà chuyên môn soạn thảo các chươngtrình can thiệp sức khỏe trong từng cộng đồng dân cư, để hạn chế tỷ lệ và hậu quảcủa trẻ sơ sinh cân nặng thấp cho từng vùng miền nói riêng và cho quốc gia nóichung

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, có 44 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu sốchiếm 30% dân số Tỷ lệ người nghèo còn ở mức cao, theo chuẩn nghèo cũ năm

2010 chiếm 10% dân số và theo chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ này là 20,82% Làtỉnh mà tỷ lệ bệnh lưu hành còn khá cao như sốt rét, lao, bướu cổ, tỷ lệ trẻ emsuy dinh dưỡng dưới 5 tuổi năm 2010 là 27,4%, tỷ lệ sinh còn mức cao 2.3%[11], [18] Hiện nay tại tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp vẫn chưa cómột thống kê đầy đủ, yếu tố nào tác động đến người mẹ trong việc sinh con nhẹcân Trong các yếu tố đó yếu tố nào tác động mạnh và có thể can thiệp

Vì lí do trên, em tiến hành đề tài nghiên cứu “ Khảo sát tỷ lệ sơ sinh cân

nặng thấp và các yếu tố liên quan tại Khoa sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ 11/2010 - 3/2011” với các mục tiêu sau:

Trang 8

1 Xác định tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp trên tổng số trẻ sinh ra sống tại Khoa sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ 11/2010 - 3/2011

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến sơ sinh cân nặng thấp.

Trang 9

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) sơ sinh cân nặng thấp (SSCNT)

là trẻ có trọng lượng lúc sinh (TLLS) dưới 2.500g, những trẻ này có thể đủtháng hay non tháng, bình thường hay dị tật bẩm sinh, có thể do chậm phát triểntrong tử cung hoặc không [7], [9]

1.1.2 Tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp của một cộng đồng

Tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp của một cộng đồng là tỷ số giữa số trẻ sinhnhẹ cân trên tổng số trẻ sinh ra sống được cân, trong một khoảng thời gian nhấtđịnh (thường là trong 1 năm) [7]

1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC THỜI KỲ TRONG TỬ CUNG

1.2.1 Các thời kỳ của trẻ em [16]

Theo trường phái các nhà Nhi khoa Liên Xô (A.F Tua), gồm 6 thời kỳ:

(1) Thời kỳ trong tử cung: Từ lúc thụ thai cho đến khi sinh

(2) Thời kỳ sơ sinh: Từ lúc sinh cho đến 28 ngày

(3)Thời kỳ nhũ nhi: Từ 1 - 12 tháng sau sinh

(4) Thời kỳ răng sữa: Từ 1 - 6 tuổi

(5) Thời kỳ thiếu niên: Từ 7 - 15 tuổi

(6) Thời kỳ dạy thì

1.2.2 Đặc điểm sinh học thời kỳ trong tử cung [16]

Từ lúc thụ thai cho đến khi sinh Sự phát triển bình thường từ 280 - 290ngày, tính từ ngày đầu của kì kinh nguyệt cuối cùng Thời kỳ này chia làm 2 giaiđoạn:

- Giai đoạn phát triển phôi: 3 tháng đầu, dành cho sự hình thành và biệt

hóa bộ phận Vào tuần thứ 8 phôi nặng khoảng 1g và dài 2,5cm, đến tuần lễ thứ

12 nặng 14g và dài 7,5cm Như vậy giai đoạn này chủ yếu phát triển về chiềudài, đến cuối giai đoạn này tất cả các bộ phận đã hình thành đầy đủ để tạo nênmột con người Trong giai đoạn này nếu có những yếu tố độc hại như hóa chất,

Trang 10

virus, một số thuốc… có thể gây rối loạn hoặc cản trở sự hình thành các bộphận, gây quái thai hoặc các dị tật sau này.

- Giai đoạn phát triển thai nhi: Đến tháng thứ 4 đã hình thành nhau thai

và qua đó người mẹ trực tiếp nuôi con Vì vậy thời kỳ này thai lớn rất nhanh, ởtuần thứ 16 cân nặng đến 100g và dài khoảng 17cm, tuần thứ 28 cân nặng đạt1.000g và dài 35cm Sự tăng cân của thai phụ thuộc vào sự tặng cân của mẹ và

sự giản nở của tử cung

1.2.3 Tương ứng giữa tuổi thai và các chỉ số nhân trắc

Bảng 1.1 Cân nặng, chiều dài, vòng đầu và tuổi thai tương ứng [17]

34cm - 35cm36cm - 37cm38cm - 39cm41cm - 42cm43cm - 45cm46cm - 47cm48cm - 49cm49cm - 50cm

23cm - 24cm25cm - 26cm27cm - 28cm29cm - 30cm30cm - 31cm32,2cm - 32,8cm33cm - 33,5cm34cm - 34,8cm

Trang 11

1.2.4.2 Mức độ sơ sinh cân nặng thấp [5], [23]

Bảng1.2 Mức độ sơ sinh cân nặng thấp

Mức độ Trọng lượng lúc sinh

Nhẹ cân 1.500g – < 2.500gRất nhẹ cân 1.000g – < 1.500g

1.3 NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SSCNT [17]

Có rất nhiều yếu tố về di truyền, về thai, về nhau - tử cung, dinh dưỡng,môi trường, có thể ảnh hưởng đến sơ sinh cân nặng thấp Nhưng trong một vàitrường hợp, người ta không rõ nguyên nhân gây sơ sinh cân nặng thấp Có thểphân thành 4 nhóm nguyên nhân sau:

1.3.1 Từ thai nhi

Sự tăng trưởng thai trong 3 tháng đầu, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi yếu tố ditruyền của thai Bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, rốiloạn điều hòa nội tiết, nhiễm trùng trong tử cung, tiếp xúc với độc chất, một sốthuốc… ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào của phôi gây dị dạng thai làm thaikhông lớn lên một cách bình thường Vì vậy những thai bị tác động bởi nhữngyếu tố không tốt trong giai đoạn này dễ gây nên SSCNT kèm theo dị tật bẩmsinh

1.3.2 Từ bánh nhau

Trang 12

Do tổn thương bánh nhau hoặc rối loạn về huyết động học nhau - thai gâysuy thai là nguyên nhân thường gặp nhất trong 3 tháng cuối của thai kỳ Nhữngbệnh lý thường gặp như gai nhau không có mạch máu, tắt mạch trong gai nhau,thoái hóa, xơ hóa bánh nhau… Do đó những chất dinh dưỡng từ mẹ qua thaigiảm, thành phần nước ối thay đổi, thiểu ối làm cho thai bị ảnh hưởng rất nhiều

và dễ dẫn đến SSCNT

1.3.3 Từ tình trạng tử cung

Các bất thường tại tử cung gồm các bệnh mắc phải hay bẩm sinh thườnggặp như u xơ tử cung, tử cung dị dạng… làm cho kích thước, sự dãn nở của tửcung theo sự phát triển của thai nhi và dinh dưỡng tại tử cung đều giảm, lànhững yếu tố có thể gây nên SSCNT

1.3.4 Từ người mẹ

Đây là yếu tố quan trọng nhất chiếm khoảng 60% trường hợp gây nênSSCNT Các yếu tố về phía mẹ có thể xuất hiện từ lúc còn nhỏ, trước khi mangthai, trong quá trình mang thai Các yếu tố từ phía mẹ có thể gặp:

- Tuổi tác, tầm vóc, lao động nặng nhọc, trình độ học vấn…

- Thoái quen không tốt như nghiện rượu, hút thuốc lá…

Bệnh tật: Thường gặp như thiếu máu, bệnh tim, bệnh thận, tiền sản giật sản giật…

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ khi mang thai: Thiếu dinh dưỡng ở

mẹ, đặc biệt là thiếu protein là yếu tố đáng kể gây SSCNT Thiếu hụt các yếu tố

vi lượng như Kẽm, Mangan, Magnesium cũng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻsau sinh

Ngoài ra, các yếu tố như tình hình kinh tế, xã hội, địa dư, chủng tộc, cũnggóp phần đáng kể dẫn đến SSCNT

1.4 HẬU QUẢ CỦA TRẺ SSCNT [1], [9], [22]

Trang 13

1.4.1 Đối với trẻ

1.4.1.1 Về trước mắt

- Rối loạn hô hấp: Sau sinh trẻ dễ bị tím tái, suy hô hấp, đặc biệt là nhữngtrẻ nhẹ cân - non tháng do thiếu hụt hoạt chất surfactant nên nhu mô phổi khôngdãn nở tốt để trao đổi không khí Đối với trẻ già tháng tình trạng ngạt nặngthường do hít phải nước ối, phân su dẫn đến xẹp phổi, viêm phổi, xuất huyếtphổi

- Nhiễm trùng: Do chức năng miễn dịch của trẻ kém nên trẻ dễ bị nhiễmtrùng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm ruột hoại tử…Khi bị nhiễm trùng triệu chứng không rõ ràng, khó chẩn đoán, tỉ lệ tử vong cao

- Xuất huyết: Thường gặp ở những trẻ nhẹ cân - non tháng do hiện tượngthiếu hụt yếu tố V, VII, đồng thời lượng prothrompin thấp do gan tổng hợp kém.Nếu nồng độ prothrompin giảm dưới mức bình thường 15% sẽ có xuất huyếtnhiều cơ quan phủ tạng như mắt, phổi, dạ dày… gây thiếu máu cấp tính, nguyhiểm nhất là xuất huyết não khiến trẻ co giật, hôn mê và tử vong

- Rối loạn chuyển hóa: Thường gặp là hạ đường huyết và hạ canxi huyết,hay xảy ra ở những trẻ nhẹ cân - non tháng Trong những trường hợp nặng gây

co giật, tím tái dễ để lại di chứng thần kinh

1.4.1.2 Về lâu dài

- Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ trẻ SSCNT có thể phát triển kịp những trẻ

có cân nặng bình thường trong vòng 3 - 6 tháng đầu

- Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy về lâu dài trẻ SSCNT có nhữngnguy cơ sau:

+ Về thể chất:

 Nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp tục bị suy dinh dưỡng trong tương lai

 Khi đã trở thành người trưởng thành thì khả năng lao động, sức dẻo daikém

Trang 14

1.4.2 Đối với gia đình và xã hội

- Nguy cơ tử vong ở trẻ SSCNT tăng gấp 20 lần so với trẻ sinh đủ cân, tầnsuất mắc bệnh mãn tính, nhiễm khuẩn và các bệnh lý thông thường khác cũng caohơn ở trẻ sinh đủ cân Hậu quả làm tăng số ngày nằm viện và cần phải có chế độchăm sóc đặc biệt, do đó gây ra nhiều tốn kém cho gia đình, xã hội

- Trẻ em khi trưởng thành sẽ là nguồn lực chính, giữ vai trò quan trọng giúpgia đình, xã hội phát triển Những trẻ SSCNT khi trưởng thành thường có tình trạngsức khỏe không tốt, chỉ số thông minh thấp nên việc đóng góp cho gia đình và xãhội hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước

1.5 TÌNH HÌNH SSCNT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.5.1 Tình hình SSCNT trên thế giới

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 18 triệu trẻ SSCNT được sinh ra,chiếm 14% tổng số ca sinh sống trên toàn thế giới Phần lớn những đứa trẻ nàyđược sinh ra ở các nước đang phát triển [5]

Trong số 127 triệu trẻ được sinh ra trên thế giới vào năm 1982, ước tính

có khoảng 20 triệu trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g, chiếm khoảng 16% vàtrên 90% trong số đó được sinh ra ở các nước đang phát triển [22]

Theo Tổ chức Nhi đồng Liên hiệp Quốc (UNICEF) năm 2001, trên toànthế giới có đến 18 triệu trẻ SSCNT và 51,7% số này được sinh ra ở các nước

Trang 15

vùng Nam Á Tỷ lệ SSCNT ở vùng Đông Á - Thái Bình Dương vào khoảng9,5% [23] Kết quả Điều tra Đánh giá Mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ (MICS) củacác nước từ năm 2003 - 2008 cho thấy tình hình không thay đổi nhiều, ở cácnước đang phát triển, tỷ lệ SSCNT vẫn là 16% [7]

Theo thống kê của UNICEF năm 2009, vùng Nam Á là khu vực có số trẻSSCNT cao nhất, chỉ riêng Ấn Độ đã có tới 7,4 triệu trẻ SSCNT chiếm tỷ lệ caonhất 43% và thấp nhất là 4,7% tại Nhật Bản [7]

Bảng 1.3 Tỷ lệ cân nặng sơ sinh thấp ở các nước [20]

Chung các nước đang phát triển (2003 – 2009)

Một số quốc gia Năm Số trẻ sơ sinh

sống được cân Giới

Tỷ lệ SSCNT(%)

Trang 16

Theo báo cáo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ SSCNT chiếm từ 12% đến 14%vào những năm 1990 - 1992, các năm về sau tỷ lệ này có xu hướng giảm dần,năm 1995 là 10,1%, năm 1996 còn 9,8% và năm 1997 là 9,3% [2].

Theo báo cáo của 61 trung tâm Bà mẹ và Trẻ em (BMTE) tỉnh/thành phốnăm 2001, tỷ lệ SSCNT là 6,1%, trong đó cao nhất ở các tỉnh Tây Nguyên11,5% và thấp nhất là các tỉnh Duyên hải Miền Trung 3,4% [2]

Thống kê của Bộ Y tế năm 2006, tỷ lệ SSCNT là 4,3% [5] và trung tâmChăm sóc Sức khỏe Sinh sản (CSSKSS) TP.HCM năm 2006 là 7,17% [20].Theo số liệu thống kê của Mạng lưới Giám sát Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng tại

305 xã thuộc 61 tỉnh/thành năm 2009, tỷ lệ SSCNT ở nữ là 12,2%, nam là 12,8%

và tỷ lệ SSCNT chung là 12,5% [12]

1.5.2.2 Số liệu dựa vào các cuộc điều tra và nghiên cứu tại cộng đồng

Theo các số liệu thống kê cách đây 10 năm, tỷ lệ SSCNT còn ở mức cao,chủ yếu tập trung ở những tỉnh có đời sống kinh tế, xã hội khó khăn

Bảng 1.4 Tình hình sơ sinh cân nặng thấp năm 1999 [7]

2009 là 13% và tại 61 tỉnh/thành năm 2010 là 12,5% [20]

Trang 17

Bảng 1.5 Tình hình SSCNT ở Việt Nam qua các năm theo dõi [20]

Năm Số tỉnh/thành

theo dõi

Số trẻ sơ sinh sống được cân

lệ từ 7,9% ở Hà Tây đến 12,8% ở Nam Hà, trong khi đó khu vực thành phố có tỷ

lệ từ 2,3% tại nhà hộ sinh ở Hà Nội đến 5,6% tại nhà máy dệt Nam Định [4]

Nguyễn Đỗ Huy và Đặng Đức Phú nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ từphía người mẹ ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh tại huyện VĩnhBảo - Hải Phòng năm 2001, cho thấy tỷ lệ SSCNT là 11,6%, trong đó nam là10,4% và nữ là 12,8% [5]

Nghiên cứu Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự về tình trạng dinh dưỡng của phụ

nữ mang thai, trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại 4 xã miền núi, huyện

Trang 18

Yên Thế - Bắc Giang năm 2003 - 2004 cho thấy, tỷ lệ SSCNT là 10,8%, không

có sự khác biệt tỷ lệ này giữa nhóm dân tộc Kinh và dân tộc Nùng [6]

Nghiên cứu của Trần Thanh Nhàn cùng cộng sự tiến hành tại huyện CủChi từ 9/2007 - 2/2008 Trong nghiên cứu này có tất cả 590 cặp bà mẹ - trẻ sinhsống được đưa vào phân tích và tỷ lệ SSCNT là 6,6% [9]

Nguyễn Văn Khoa và Huỳnh Nguyễn Khánh Trang tiến hành nghiên cứucắt ngang trên 518 phụ nữ sống tại tỉnh Bình Phước sinh từ 10/2007 đến02/2008 cho thấy, tỷ lệ SSCNT là 11% [8]

Tại tỉnh Bình Dương tỷ lệ SSCNT từ 9,3% năm 2000, còn 7,08% năm

2002, năm 2009 là 4,05% trung bình mỗi năm giảm 0,52% [14]

Bảng 1.6 Tỷ lệ SSCNT tại tỉnh Bình Dương [14]

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ % 9,30 7,92 7,08 6,78 6,75 5,39 5,46 4,71 4,90 4,05

Trang 19

1.5.2.3 Số liệu thống kê và nghiên cứu lâm sàng, bệnh viện

Số liệu thống kê về tỷ lệ SSCNT của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinhtại Bệnh viện Phụ sản Trung ương qua các năm đều cao, dao động trong khoảng

từ 12 - 15,5% [7], [19]

Bảng 1.7 Số liệu về sơ sinh cân nặng thấp từ năm 1995 đến 2000 của Viện Bảo

vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương [7], [19]

Tại Bệnh viện tỉnh An Giang trong năm 2008, có tất cả 404 trường hợp trẻ

sơ sinh trung bình 6,8 ± 8,0 ngày tuổi nhập viện tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi, thì

tỷ lệ trẻ SSCNT là 30,2%, chủ yếu trẻ SSCNT là do sinh non chiếm 82,8% [13]

1.2.3 Một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến sơ sinh cân nặng thấp

Kết quả nghiên cứu của Tô Thanh Hương và cộng sự cho thấy, chiều caocủa mẹ dưới 145cm là một yếu tố ảnh hưởng đến SSCNT Một nghiên cứu của

Ấn Độ cũng cho thấy, tỷ lệ SSCNT thường tăng cao ở bà mẹ có chiều cao dưới145cm [12]

Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến cho thấy, có sự tương quan giữathiếu máu của bà mẹ trong thời gian mang thai và tỷ lệ SSCNT Nghiên cứucũng cho kết quả thiếu máu càng nặng thì tỷ lệ SSCNT càng cao Theo Phan

Trang 20

Hiếu và cộng sự cho biết, trong 173 trường hợp sinh tại Bệnh viện Phụ sản HàNội thì thiếu máu là nguyên nhân gây sinh con thấp cân chiếm 15,7% [12].

Nghiên cứu của Tô Thanh Hương cho thấy, những bà mẹ không khámthai thì tỷ lệ SSCNT là 14% và giảm dần theo số lần khám thai Nếu khám thaitrên 5 lần thì tỷ lệ SSCNT chỉ còn 4% [12]

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Nhàn và cộng sự cho thấy rằng,tuổi thai dưới 37 tuần có liên quan đến tỷ lệ SSCNT Trong nghiên cứu này có

25 trường hợp thai dưới 37 tuần thì có đến 12 trường hợp có cân nặng lúc sinhdưới 2.500g chiếm 48% [9]

Theo Hoàng Văn Tiến số bà mẹ có con lần đầu và trên 4 lần thì tỷ lệSSCNT là 24% và 21,1%, trong khi đó nhóm sinh từ 2 - 3 lần thì tỷ lệ SSCNTchỉ có 15% Sự khác biệt giữa lần sinh đầu và trên 4 lần so với 2 - 3 lần đều có ýnghĩa thông kê [12]

Theo Nguyễn Thị Tuyết Anh năm 2006, khi phân tích các yếu tố liênquan đến cân nặng trẻ sơ sinh cho thấy, có sự liên quan giữa ăn uống thiếu chấtvới tỷ lệ SSCNT [1]

Theo kết quả nghiên cứu của Tô Thanh Hương cho thấy, tuổi dưới 20 có tỷ

lệ SSCNT là 13%, trong khi tuổi từ 20 - 34 chỉ có 7%, trên 35 tuổi là 9,5% [12]

Theo kết của nghiên cứu của Trần Thanh Nhàn và cộng sự tiến hành tạihuyện Củ Chi từ 9/2007 - 2/2008, cho thấy có sự liên quan giữa bà mẹ khi mangthai lần này dưới 18 tuổi với tỷ lệ SSCNT [9]

Theo TCYTTG khi phân tích các yếu tố liên quan đến SSCNT kết luận,

có sự liên quan giữa mẹ dưới 18 tuổi hoặc trên 35 tuổi với tỷ lệ CNSST [22]

Theo nghiên cứu của Trần Thanh Nhàn và cộng sự cho thấy, bà mẹ cóđiều kiện kinh tế gia đình nghèo có tỷ lệ CNSST cao nhất chiếm 39.1%, trongkhi đó tỷ lệ SSCNT ở những bà mẹ có điều kiện kinh tế khá giả và giàu chỉ có5,3% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [9]

Trang 21

1.6 MỤC TIÊU DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 [20]

Trang 22

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tiêu chuẩn lựa chọn:

Thai phụ chuyển dạ sinh tại Khoa sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ1/11/2010 - 30/03/2011

Trẻ sau sinh sống của những bà mẹ trên

Tiêu chuẩn loại trừ:

Các thai phụ nhập viện vào Khoa sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ1/11/2010 - 30/3/2011 vì lí do: thai chết lưu, sẩy thai, phá thai, thai chết trongchuyển dạ không đưa vào mẫu nghiên cứu

2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Số liệu được thu thập trong 5 tháng (từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 3năm 2011)

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn cỡ mẫu

Chọn mẫu toàn bộ Tất cả bà mẹ mang thai chuyển dạ sinh tại Khoa sảnBệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ 1/11/2010 - 30/3/2011 được đưa vào mẫunghiên cứu

2.3.3 Các biến số chính trong nghiên cứu

2.3.3.1 Tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp

Là tỷ số giữa số trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g trên tổng số trẻ sinh

ra sống được cân, của bà mẹ sinh tại Khoa sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk

từ 1/11/2010 - 30/3/2011

2.3.3.2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan

Thông qua việc tìm hiểu các thông tin từ người mẹ, bao gồm:

Trang 23

- Tuổi của mẹ lúc sinh trẻ: Là tuổi của bà mẹ tính tại thời điểm nhập việnchờ sinh Tuổi được tính bằng năm.

- Chiều cao: Được tính bằng cm

- Nghề nghiệp: Là công việc chính mà bà mẹ đang làm Trường hợpngười mẹ làm nhiều nghề thì quy ước chọn nghề có thời gian làm việc nhiềunhất

- Trình độ học vấn: Được tính bằng cấp học mà bà mẹ đã tốt nghiệp

- Tình trạng sức khỏe khi mang thai: Được thu thập với 2 nhóm là mắcbệnh hay không mắc bệnh Trong đó, nếu bà mẹ mắc bất cứ bệnh gì, thời gianbao lâu trong thai kỳ đều được xếp vào nhóm mắc bệnh

- Chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai: Là chế độ dinh dưỡngcho bà mẹ khi mang thai Số liệu được chia thành 3 nhóm:

+ Bình thường: Là người mẹ ăn uống như khi chưa mang thai, không cóchế độ đặc biệt như ăn nhiều hơn, ăn nhiều chất bổ dưỡng hơn

+ Đầy đủ: Là người mẹ có chế độ ăn uống tốt hơn khi chưa mang thai như

ăn nhiều hơn, sử dụng các thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng

+ Kém: Là bà mẹ ăn ít hơn khi chưa mang thai, ăn kiêng khem Hoặc thờigian mang thai do kinh tế gia đình kém nên không được ăn uống đầy đủ

Ngoài ra, tôi còn quy ước chia biến này thành 2 nhóm: Chế độ dinh dưỡngđúng (đầy đủ) và không đúng (bình thường và kém)

- Thứ tự của trẻ trong gia đình: Là thứ tự của trẻ so với các đứa con kháccủa bà mẹ

- Kinh tế gia đình: Số liệu khai thác dựa vào lời khai của người mẹ, khôngđược kiểm chứng trên thực tế nên biến số này chỉ có tính chất định tính (đây làmột hạn chế của đề tài) Kinh tế gia đình được xếp 4 nhóm nhỏ (giàu, khá giả,

đủ ăn và nghèo) hoặc xếp thành 2 nhóm: Nghèo và không nghèo (bao gồm giàu,khá giả, đủ ăn)

Trang 24

- Số lần khám thai: Là số lần bà mẹ đến cơ sở y tế khám thai.

2.4 NHÂN LỰC, KỸ THUẬT, CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

2.4.1 Nhân lực

Những thành phần hỗ trợ cho nghiên cứu là các nữ hộ sinh Khoa sảnBệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk, sinh viên Y6 trường đại học Tây Nguyên đãđược hướng dẫn về phỏng vấn, ghi chép, kỹ thuật cân trẻ sơ sinh

2.4.2 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu

- Cân trẻ sơ sinh: Dùng cân sơ sinh lòng máng Nhơn Hòa, sai số 10g Tất

cả các trẻ sau sinh đều được cân cùng một cân Trẻ được cân khi chưa mặc quầnáo

- Đo chiều cao bà mẹ: Sử dụng loại thước đo người lớn có vạch chia0,1cm

- Phỏng vấn trực tiếp sản phụ bằng bộ câu hỏi soạn sẵn trong phiếu điềutra lúc chờ sinh hoặc sau sinh

- Xét nghiệm Hemoglobin (Hb) và các xét nghiêm khác khi nhập viện chờsinh do bác sĩ và kỹ thuật viên khoa xét nghiệm Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắkthực hiện

- Thu thập những thông tin trong các phiếu khám thai định kỳ, giấy raviện, xét nghiệm trong thời gian mang thai

Trang 25

- Đánh giá thiếu máu dựa vào bảng phân loại của TCYTTG đối với phụ

nữ có thai và chia theo mức thiếu máu, nặng (Hb < 7g%), vừa (7 – < 9g%), nhẹ(9 – < 11g%) Phụ nữ có thai được coi là không thiếu máu khi Hb ≥ 11g%

2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, nhập vào máy tính, xử lý vàphân tích dựa trên phần mền EPI-INFO phiên bản 6.04 tiếng Việt, để tính toáncác tỷ lệ, tần suất, xử lý các mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với trẻSSCNT Các test thống kê được sử dụng là test 2, tỷ suất chênh (POR =

Prevalence Odd Ratio) Giá trị p<0,05 được coi là sự khác biệt có ý nghĩa thống

2.6 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Đảm bảo những thông tin của sản phụ cung cấp hoàn toàn được giữ bímật

- Điều tra trên nguyên tắc tuyệt đối tôn trọng, những sản phụ không đồng

ý trả lời những câu hỏi thì không ép buộc

- Tích cực hướng dẫn cho những bà mẹ có con là sơ sinh cân nặng thấpcách nuôi dưỡng cho phù hợp để con họ giảm thiểu nguy cơ bệnh tật và pháttriển kịp những đứa trẻ có cân nặng bình thường

- Hướng dẫn cho những bà mẹ có con là sơ sinh cân nặng thấp trongnhững lần sinh con tiếp theo cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, lao động phùhợp, khám thai định kỳ để có thể sinh ra đứa con khỏe mạnh

- Hướng dẫn những bà mẹ đặc biệt là những bà mẹ sinh con lần đầu cáchnuôi dưỡng, chăm sóc cho cả mẹ và trẻ

Trang 26

Chương III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 PHÂN BỐ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đối tượng là trẻ

3.1.1.1 Phân bố đối tượng trẻ theo giới

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng trẻ theo giới

Có 584 trẻ sơ sinh là nam giới (49,1%) và 606 trẻ sơ sinh nữ giới (50,9%)

3.1.1.2 Phân bố đối tượng trẻ theo dân tộc

Bảng 3.2 Phân bố đối tượng trẻ theo dân tộc

Trang 27

3.1.2 Đối tượng là mẹ

3.1.2.1 Phân bố đối tượng mẹ theo nhóm tuổi

Bảng 3.3 Phân bố đối tượng mẹ theo nhóm tuổi

và trên 40 tuổi chiếm 2,8%

3.1.2.2 Phân bố đối tượng mẹ theo trình độ học vấn

Bảng 3.4 Phân bố đối tượng mẹ theo trình độ học vấn

3.1.2.3 Phân bố đối tượng mẹ theo nghề nghiệp

Bảng 3.5 Phân bố đối tượng mẹ theo nghề nghiệp

Trang 29

3.2 TÌNH TRẠNG SƠ SINH CÂN NẶNG THẤP

Bảng 3.6 Tình trạng sơ sinh cân nặng thấp

Số đối tượng

nghiên cứu

Số trẻ SSCNT (TLLS < 2.500g)

Tỷ lệ (%) KTC 95%

Có 198 trẻ sơ sinh trong tổng số 1.190 trẻ sinh ra sống tại Khoa sản Bệnhviện đa khoa tỉnh Đắk Lắk trong thời điểm tiến hành nghiên cứu (từ tháng11/2010 đến tháng 3/2011) có TLLS dưới 2.500g, chiếm tỷ lệ 16,6% (KTC 95%

= 14,6 ÷ 18,9) (Biểu đồ 3.1).

83.4 16.6

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ SSCNT.

3.2.1 Phân bố tình trạng sơ sinh cân nặng thấp theo mức độ

Trang 30

độ rất nhẹ cân Không có trường hợp nào ở mức độ cực nhẹ cân.

3.2.2 Phân bố tình trạng sơ sinh cân nặng thấp theo giới

là 28,7% (KTC 95% = 24,1 ÷ 33,7) với p<0,001 (biểu đồ 3.2).

Trang 31

28.7

0 5 10 15 20 25 30

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ SSCNT theo dân tộc.

3.2.4 Phân bố tình trạng sơ sinh cân nặng thấp theo tuổi thai

Bảng 3 10 Tình trạng SSCNT theo tuổi thai

Trang 32

3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG SƠ SINH CÂN NẶNG THẤP

3.3.1 Thứ tự của trẻ trong gia đình

Bảng 3.11a Ảnh hưởng của thứ tự của trẻ trong gia đình đến SSCNT

Tỷ lệ SSCNT cao nhất ở nhóm trẻ là con thứ 4 trở lên (66,7%), sau đó trẻ

là con thứ 3 trong gia đình (17,7%), sau đó trẻ là con đầu lòng (9,8%) và thấpnhất là trẻ thuộc nhóm con thứ 2 trong gia đình (5,9%) Như vậy trong kết quảnghiên cứu này những trẻ là con thứ 3 trở lên có tỷ lệ SSCNT cao hơn trẻ là conđầu lòng hay con thứ 2 trong gia đình Có sự kết hợp thống kê giữa thứ tự của

Ngày đăng: 04/05/2018, 09:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Tuyết Anh (2006), Phân tích các yếu tố liên quan đến cân nặng trẻ sơ sinh, Luận văn thạc sĩ y học, trang 5 - 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Tuyết Anh (2006), "Phân tích các yếu tố liên quan đến cânnặng trẻ sơ sinh
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Anh
Năm: 2006
2. Bộ Y tế - Vụ Sức khoẻ sinh sản (2000), Tài liệu hội nghị: Tổng kết công tác CSSKBMTE/KHHGĐ năm 2000 và phương hướng năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế - Vụ Sức khoẻ sinh sản (2000), "Tài liệu hội nghị
Tác giả: Bộ Y tế - Vụ Sức khoẻ sinh sản
Năm: 2000
3. Bộ Y tế - Vụ Sức khoẻ sinh sản (2006), Tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2006 và phương hướng năm 2007, trang 8 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế - Vụ Sức khoẻ sinh sản (2006), "Tổng kết công tác chăm sóc sứckhỏe sinh sản năm 2006 và phương hướng năm 2007
Tác giả: Bộ Y tế - Vụ Sức khoẻ sinh sản
Năm: 2006
4. Đinh Phương Hoà (2000), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đối với đẻ con thấp cân và tử vong chu sinh ở một số vùng miền Bắc - Việt Nam, Luận án tiến sỹ y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Phương Hoà (2000), "Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đối với đẻ conthấp cân và tử vong chu sinh ở một số vùng miền Bắc - Việt Nam
Tác giả: Đinh Phương Hoà
Năm: 2000
5. Nguyễn Đỗ Huy, Đặng Đức Phú (2004), “Một số yếu tố liên nguy cơ từ phía người mẹ ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh tại huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng năm 2001”, Tạp chí y học thực hành, số 7 (483), trang 78 - 80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đỗ Huy, Đặng Đức Phú (2004), “Một số yếu tố liên nguy cơ từphía người mẹ ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh tại huyệnVĩnh Bảo - Hải Phòng năm 2001”, "Tạp chí y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Đỗ Huy, Đặng Đức Phú
Năm: 2004
6. Nguyễn Đỗ Huy và cs (2009), “Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại 4 xã miền núi, huyện Yên Thế - Bắc Giang năm 2003 - 2004”, Tạp chí y học Việt Nam, số 1, trang 23 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đỗ Huy và cs (2009), “Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mangthai, trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại 4 xã miền núi, huyện YênThế - Bắc Giang năm 2003 - 2004”, "Tạp chí y học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đỗ Huy và cs
Năm: 2009
7. Nguyễn Đỗ Huy, Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Đức Vinh (2010), “Tình hình cân nặng sơ sinh và một số vấn đề liên quan ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Y học thực hành, số 5 (715), trang 87 - 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đỗ Huy, Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Đức Vinh(2010), “Tình hình cân nặng sơ sinh và một số vấn đề liên quan ở ViệtNam hiện nay”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Đỗ Huy, Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Đức Vinh
Năm: 2010
8. Nguyễn Văn Khoa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2009), “Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bình Phước từ 10/2007 - 02/2008”, Bộ môn Phụ sản Trường Trung học Y tế tỉnh Bình Phước, trang 114 - 118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Khoa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2009), “Tỷ lệ trẻ nhẹcân và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bình Phước từ 10/2007 - 02/2008”, "Bộmôn Phụ sản Trường Trung học Y tế tỉnh Bình Phước
Tác giả: Nguyễn Văn Khoa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang
Năm: 2009
9. Trần Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Từ Vân, Nguyễn Quang Vinh (2009),“Tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở huyện Củ Chi từ 09/2007 - 02/2008”, Chuyên đề Sản phụ khoa Trường Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh, trang 129 - 134 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Từ Vân, Nguyễn Quang Vinh (2009),“Tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở huyện Củ Chi từ 09/2007- 02/2008”, "Chuyên đề Sản phụ khoa Trường Đại học Y - Dược thành phốHồ Chí Minh
Tác giả: Trần Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Từ Vân, Nguyễn Quang Vinh
Năm: 2009
10.Vũ Ngọc Ruẩn (2005), Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM, trang 329 - 346 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Ngọc Ruẩn (2005), "Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Tác giả: Vũ Ngọc Ruẩn
Nhà XB: Nhà xuất bảnđại học quốc gia TP.HCM
Năm: 2005
12. Hoàng Văn Tiến (1998), Các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh thấp cân ở huyện Sóc Sơn - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ dinh dưỡng cộng đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Văn Tiến (1998), "Các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh thấp cânở huyện Sóc Sơn - Hà Nội
Tác giả: Hoàng Văn Tiến
Năm: 1998
13.Lê Thái Thiên Trinh, Dương Thanh Long, Trương Thị Mỹ Tiến, Lương Mỹ Hương, Lâm Thị Minh Thư, Lê Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Ngọc Rạng (2008), Các yếu tố nguy cơ gây tử vong trẻ sơ sinh tại Khoa nhi Bệnh viện An Giang, Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thái Thiên Trinh, Dương Thanh Long, Trương Thị Mỹ Tiến, LươngMỹ Hương, Lâm Thị Minh Thư, Lê Thị Thu Nguyệt, Nguyễn NgọcRạng (2008), "Các yếu tố nguy cơ gây tử vong trẻ sơ sinh tại Khoa nhi Bệnhviện An Giang
Tác giả: Lê Thái Thiên Trinh, Dương Thanh Long, Trương Thị Mỹ Tiến, Lương Mỹ Hương, Lâm Thị Minh Thư, Lê Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Ngọc Rạng
Năm: 2008
14.Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh Bình Dương (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2001 - 2010 và đề ra phương hướng thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015 tại tỉnh Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh Bình Dương (2010)
Tác giả: Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh Bình Dương
Năm: 2010
15.Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản - tp Hồ Chí Minh (2006), Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và công tác phòng chống suy dinh dưỡng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản - tp Hồ Chí Minh (2006)
Tác giả: Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản - tp Hồ Chí Minh
Năm: 2006
18.Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2010 và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011)
Tác giả: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Năm: 2011
19.Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh - Chương trình mục tiêu Phòng chống Suy Dinh dưỡng Trẻ em (2003), “Khảo sát trọng lượng sơ sinh và các yếu tố ảnh hưởng”, Báo cáo sơ bộ kết quả đề tài khoa học Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ sinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh - Chương trình mục tiêu Phòngchống Suy Dinh dưỡng Trẻ em (2003), “Khảo sát trọng lượng sơ sinh vàcác yếu tố ảnh hưởng”
Tác giả: Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh - Chương trình mục tiêu Phòng chống Suy Dinh dưỡng Trẻ em
Năm: 2003
20. Vụ Bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hoá gia đình (2011), Tài liệu hội nghị:Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ Bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hoá gia đình (2011), "Tài liệu hội nghị
Tác giả: Vụ Bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hoá gia đình
Năm: 2011
21.Dinh PH, To TH, Vuong TH, Hojer B, Persson LA (1996), “Maternal factors influencing the occurrence of low birth weight in northern Vietnam”, Ann Trop Paediatr , vol 16(4), pp: 327 - 333 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh PH, To TH, Vuong TH, Hojer B, Persson LA (1996), “Maternalfactors influencing the occurrence of low birth weight in northern Vietnam”,"Ann Trop Paediatr
Tác giả: Dinh PH, To TH, Vuong TH, Hojer B, Persson LA
Năm: 1996
22.M. S. Kramer (1997), “Determinants of low birth weight:methodological assessment and meta-analysis”, Bulletin of the World Health Organization, vol 65 (5), pp: 663-737 Sách, tạp chí
Tiêu đề: M. S. Kramer (1997), “Determinants of low birth weight:methodological assessment and meta-analysis”, "Bulletin of the WorldHealth Organization
Tác giả: M. S. Kramer
Năm: 1997
23.Unicef (2001), “Low birth weight - Reduction of Low Birthweight Rate to less than 10%”, Graph leaflet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Unicef (2001), “Low birth weight - Reduction of Low Birthweight Rate toless than 10%”
Tác giả: Unicef
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w