1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc điểm rối loạn chức năng đông máu ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết dengue tại khoa nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk

6 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 350,46 KB

Nội dung

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả một số đặc điểm rối loạn đông máu và mối liên quan giữa TQ, TCK, fibrinogen, tiểu cầu với độ sốc, xuất huyết tiêu hóa, tái sốc ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết dengue tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk.

Trang 1

ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG ĐÔNG MÁU

Ở BỆNH NHÂN SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI KHOA NHI - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK

Phạm Văn Phong*, Hà Thị Tuấn Oanh*

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm rối loạn đông máu và mối liên quan giữa TQ, TCK, fibrinogen, tiểu cầu

với độ sốc, xuất huyết tiêu hóa, tái sốc ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca

Kết quả: từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2010 chúng tôi nghiên cứu 31 trường hợp sốc sốt xuất huyết có rối

loạn đông máu tại khoa nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk Bệnh nhân từ 5 tuổi trở lên chiếm đa số Nữ chiếm

ưu thế, tỷ số nữ/nam = 1,58/1 Đa số bệnh nhân vào sốc vào ngày thứ 5 (45,2%) SXH độ III chiếm 64,5% Xuất huyết dưới da (80,7%), xuất huyết tiêu hóa (XHTH) (58,1%), xuất huyết niêm mạc (51,6%) Tiểu cầu trung bình 35,8 ± 19,7 (x1000/mm3), tiểu cầu giảm nặng chiếm 58,1% TQ kéo dài có 21 trường hợp (67,7%),

TQ > 20 giây có 11 trường hợp (35,5%) TCK kéo dài có 19 trường hợp (61,3%), TCK > 60 giây có 3 trường hợp (9,7%) Fibrinogen có giá trị trung bình là 1,87 g/l, giảm < 1 g/l có 5 trường hợp (16,1%) TCK kéo dài, đặc biệt

là TCK > 60 giây và fibrinogen < 1g/l có liên quan đến độ nặng của sốc Nhóm XHTH biểu hiện rối loạn đông máu nặng hơn nhóm không XHTH: TQ > 20 giây ở nhóm XHTH chiếm 55,5%, nhóm không XHTH là 7,7%, khác biệt có ý nghĩa thống kê Tiểu cầu ở nhóm XHTH giảm nhiều hơn so với nhóm không XHTH Không có sự khác biệt về tiểu cầu, fibrinogen, TQ và TCK ở nhóm tái sốc và không tái sốc

Kết luận: Rối loạn đông máu thường gặp trong sốc SXH-D, đặc biệt là bệnh cảnh SXH-D tái sốc và sốc

kéo dài TQ và TCK kéo dài là các xét nghiệm có liên quan đến độ nặng của sốc

Từ khóa: sốc sốt xuất huyết, rối loạn đông máu

ABSTRACT

THE CHARACTERISTICS OF COAGULATION ABNORMALITIES

IN DENGUE SHOCK SYNDROME IN CHILDREN

Pham Van Phong, Ha Thi Tuan Oanh

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 2 - 2012: 38 - 43

Objectives: To characterize coagulation abnormalities and the relationship between TQ, TCK,

fibrinogen, platelet and severity of shock, gastrointestinal hemorrhages and reshock in Dengue shock syndrome in children

Method: A case-series study of 31 patients with was admitted to the Department of Pediatrics of Đăk

Lăk General Hospital from 9/2009 to 12/2010

Results: Study has shown the predominance in females (female to male ratio is 1.58:1) The majority of

patients got shock at the 5th day (45.2%), the Dengue shock syndrome grade III was 64.5% Clinical bleeding signs were: petechiae (80.7%), gastrointestinal hemorrhages (58.1%), and mucosal hemorrhage (51.6%) The mean platelet was 35.8 ± 19.7 (x1000/mm3), the rate of platelet under 30 (x1000/mm3) was

*Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Tỉnh ĐắkLắk

Tác giả liên lạc: BS Phạm Văn Phong ĐT: 01225 991 999 Email: bsphamphong@yahoo.com

Trang 2

58.1% Prolonged TQ> 20s was 35.5%; TCK > 60s was 9.7%; the mean of fibrinogen was 1.87g/l Prolonged TCK > 60sand fibrinogen < 1g/l was associated with the severity of shock The prolonged TQ and thrombocytopenia were also associated with gastrointestinal hemorrhages There were no different between non-reshock and re-shock group in platelet count, fibrinogen, TQ and TCK

Conclusion: Coagulation abnormalities commonly occured in Dengue shock syndrome, especially in

relapsing shock and persistent shock The prolonged TQ and TCK were associated with the severity of shock

Key words: Dengue shock syndrome, coagulation abnormalities

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là bệnh

truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virus Dengue

gây nên và được truyền qua người do muỗi

Aedes agypti Đặc điểm của bệnh là sốt, xuất

huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc

giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu

Nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời

bệnh dễ dẫn đến tử vong Theo Tổ chức Y tế thế

giới, có khoảng 2,5 tỷ người có nguy cơ nhiễm

virus Dengue, ước tính mỗi năm khoảng 50 -100

triệu người mắc bệnh và 500.000 trường hợp phải

nhập viện điều trị, trong đó phần lớn là trẻ em Tỉ

lệ tử vong trung bình 2,5%

Phần lớn các trường hợp sốc do SXH-D đều

đáp ứng với điều trị theo phác đồ của Bộ y tế,

tuy nhiên tình hình SXH-D diễn biến ngày càng

phức tạp và khó tiên lượng, vẫn còn một số

trường hợp sốc SXH-D tái sốc, sốc kéo dài sau

khi điều trịđúng phác đồ hoặc xuất hiện nhiều

biến chứng nặng nhưSXH-D thể não, suy hô

hấp, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…

Biến chứng rối loạn đông máu rất thường gặp

trong SXH-D nặng đặc biệt là tình trạng đông

máu nội mạc lan tỏa (ĐMNMLT) gây xuất huyết

nặng và có thể dẫn đến tử vong Rối loạn trong

cơ chế cầm máu bao gồm tăng tính thấm thành

mạch, giảm tiểu cầu và giảm yếu tốđông máu do

tiêu thụ trong quá trình ĐMNMLT

Trong năm 2010, tình trạng trẻ SXH nhập

viện tại BVT Đắk Lắk gia tăng, tỉ lệ vào sốc cao,

diễn biến của sốc thường khá nặng nề, biểu hiện

rối loạn đông máu và nguy cơ tử vong cao Với

những điều kiện hiện có của bệnh viện, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm rối loạn chức

năng đông máu ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết

Dengue tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk”

Mục tiêu

- Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm xuất huyết trên lâm sàng và những thay đổi của các xét nghiệm chức năng đông máu

- Khảo sát mối liên quan giữa những thay đổi của xét nghiệm đông máu với độ sốc, xuất huyết tiêu hóa, tái sốc

ĐỐ I TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu

Mô tả hàng loạt ca

Dân số chọn mẫu

Tất cả bệnh nhân ≤ 15 tuổi được chẩn đoán SXH-D độ III, IV theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế

(2009)

Tiêu chí chọn bệnh

Bệnh nhân được chọn vào lô nghiên cứu khi

có 2 tiêu chuẩn sau:

- Sốc do SXH Dengue: Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của SXH-D kèm theo các triệu chứng của sốc: bứt rứt, chi mát/lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ hoặc kẹp (hiệu áp ≤ 20mmHg) hoặc không đo được, tiểu ít; hematocrit tăng, tiểu cầu giảm, Mac-ELISA dương tính

- Có rối loạn chức năng đông máu: (1) TQ > 18 giây (tỉ lệ protrombin < 60%), (2) TCK > 45 giây, (3) Fibrinogen < 1,5 g/l

Tiêu chuẩn loại trừ

- Hồ sơ không đủ các dữ kiện cần cho nghiên cứu

- Bệnh nhân có các bệnh lý khác gây nên rối loạn đông máu như: sốt rét, viêm gan siêu vi cấp, bệnh lý huyết học (leucemia, thiếu máu tán

Trang 3

huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu,…), hoặc sử dụng

thuốc có ảnh hưởng đến rối loạn đông máu trước

khi nhập viện (quinin, aspirrin,…)

Xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Stata 10.0

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đặc điểm dịch tễ

Bảng 1: Các đặc điểm dịch tễ

Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ (%)

Nhóm tuổi

< 1 tuổi 2 6,5

1 – 4 tuổi 4 12,9

5 – 9 tuổi 12 38,7

10 – 14 tuổi 13 41,9

Tình trạng dinh dưỡng Suy dinh dưỡng 1 3,2

Dư cân/ Béo phì 5 16,1

Tuổi mắc bệnh

Cũng như các thể sốc SXH-D khác, lứa tuổi

mắc bệnh nhiều nhất là từ 5 tuổi trở lên, tuổi nhũ

nhi chiếm tỉ lệ thấp nhất Theo Gupta, lứa tuổi

trung bình của sốc SXH-D là 12,2 tuổi, trẻ trên 5

tuổi có nguy cơ sốc SXH-D cao(5) Theo Tạ Văn

Trầm, lứa tuổi từ 5-9 có nguy cơ sốc SXH-D kéo

dài và rối loạn đông máu nhiều hơn so với các

nhóm tuổi khác

Giới tính

Vai trò của giới tính trong sốc SXH-D đến nay

vẫn chưa rõ vì các kết quả nghiên cứu cho ra

những kết luận khác nhau.Trong nghiên cứu của

chúng tôi, nữ chiếm đa số với tỷ số nữ/nam=

1,58/1 Kết quả này tương đồng với nghiên cứu

của Huỳnh Nguyễn Duy Liêm(8), Katherine

L.Anders(1), Halstead SB cho rằng có bằng chứng

đáp ứng miễn dịch ở nữ mạnh hơn nam, dẫn đến

sản xuất các chất cytokin nhiều hơn và có thể

thành mao mạch của nữ nhạy cảm hơn đối với

tăng tính thấm thành mạch hơn thành mạch của

nam(6) Tuy nhiên, theo Nguyễn Minh Tiến(10), Tạ

Văn Trầm giới tính không ảnh hưởng đến độ nặng

của sốc

Tình trạng dinh dưỡng

Trẻ dư cân/ béo phì trong nghiên cứu của

chúng tôi chiếm tỉ lệ khá cao (16,1%), cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Minh Tiến(7,1%), Huỳnh Nguyễn Duy Liêm (1,8%) Nghiên cứu của các tác giả Thái Lan nhận thấy trẻ DC/BP có nguy cơ SXH nặng hơn trẻ có cân nặng bình thường có lẽ

do đáp ứng miễn dịch nặng hơn Theo tác giả Lê Nguyễn Thanh Nhàn, trẻ DC/BP có nguy cơ SHH cao hơn trẻ có cân nặng bình thường Thực

tế, việc điều trị, chăm sóc, theo dõi trẻ SXH

DC/BP khó khăn hơn những trẻ khác

Đặc điểm lâm sàng

Bảng 2: Các đặc điểm lâm sàng

Đặc điểm Tần suất (%)

Ngày vào sốc

Ngày thứ 3 4 (12,9) Ngày thứ 4 8 (25,8) Ngày thứ 5 14 (45,2) Ngày thứ 6 5 (16,1)

Độ IV 11 (35,5)

Xuất huyết dưới da 25 (80,7) Xuất huyết

niêm mạc

Chảy máu mũi 8 (25,8) Chảy máu chân răng 7 (22,6) Chảy máu âm đạo / rong kinh 3 (9,7) Xuất huyết

tiêu hóa

Nôn ra máu 6 (19,3)

Đi cầu phân đen 7 (22,5) Nôn ra máu &đi cầu phân đen 5 (16,1)

Xuất huyết đường hô hấp 2 (6,5)

Có chỉđịnh truyền máu toàn phần 8 (25,8)

Phân bố theo ngày vào sốc

Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận sốc SXH-D có rối loạn đông máu cũng giống như các thể sốc SXH-D khác là thường vào sốc ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh Đây là giai đoạn thoát huyết tương nhiều nhất trong SXH-D, tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu, ngoài ra còn do xuất huyết phủ tạng dẫn đến làm giảm thể tích máu lưu thông

Phân bố theo độ sốc

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi SXH-D độ III có 20 trường hợp, chiếm 64,5%, SXH-D độ IV

có 11 trường hợp, chiếm 35,5% Kết quả này tương tự của Huỳnh Nguyễn Duy Liêm ghi nhận SXH độ III chiếm tỉ lệ nhiều hơn SXH độ IV(8)

Trang 4

Tình trạng tái sốc

Ghi nhận của chúng tôi có 48,4% trường hợp

bị tái sốc

Biểu hiện xuất huyết

Xuất huyết dưới da chiếm tỉ lệ 80,7% Phù

hợp với nghiên cứu của Tạ Văn Trầm, Bùi Đại(2)

Xuất huyết niêm mạc chiếm tỉ lệ (51,6%),

trong đó chảy máu mũi chiếm 25,8%, chảy máu

chân răng chiếm 22,6% và chảy máu âm đạo/

rong kinh ở trẻ nữ chiếm 9,7% Tỉ lệ này cao hơn

so với tỉ lệ của các tác giả Nguyễn Thái Sơn(11), Tạ

Văn Trầm, Nguyễn Minh Tiến(10)

Xuất huyết tiêu hóa và phủ tạng: Xuất huyết

đường hô hấp với biểu hiện ho ra máu có 2

trường hợp (6,5%) XHTH chiếm tỉ lệ cao, gồm 18

trẻ (58,1%) Theo nghiên cứu của Tạ Văn Trầm,

trong nhóm sốc kéo dài có trên 2/3 trường hợp có

rối loạn đông máu và khoảng 2/3 trường hợp xuất

huyết tiêu hóa Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

so với nhóm chứng XHTH trong nghiên cứu của

chúng tôi cao hơn của Huỳnh Nguyễn Duy Liêm:

tỉ lệ XHTH chiếm 23,8% và 100% ca tử vong đều

có XHTH(8) Theo nghiên cứu Nguyễn Thái Sơn,

trong 17 trường hợp XHTH thì có 9 trường hợp

chảy máu nặng, trong đó 2 trường hợp là tử vong,

nhận thấy tất cả 9 trường hợp đều sốc nặng và đều

có đông máu nội mạch lan tỏa(11) Như vậy, trong

sốc SXH-D có rối loạn đông máu thường có xuất

huyết nặng, với biểu hiện phổ biến là XHTH

Đặc điểm cận lâm sàng

Đặ c điểm các chỉ số đông máu và tiểu cầu

Bảng 3: Đặc điểm các chỉ số đông máu và tiểu cầu

Thành phần TB ĐLC

(tối thiểu - tối đa) Tần suất (%)

TQ (giây) 20,1 ± 4,8

(13,4 - 36,7) 21 (67,7)

TCK (giây) 48,6 ± 17,5

(32 - 115) 19 (61,3)

Fibrinogen (g/l) 1,87 ± 1

(0,7 - 4,42) 16 (51,6)

Thành phần TB ĐLC

(tối thiểu - tối đa) Tần suất (%)

TQ> 18 giây, TCK > 45 giây &

Fibrinogen < 1,5g/l

9 (29) Tiểu cầu (/mm3) 35,8 10

3

± 19,7 (7 - 84)

Tiểu cầu: Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% các ca sốc SXH-D có rối loạn đông máu đều

có tiểu cầu giảm <100.000/mm3 Trong đó, tiểu cầu giảm nhẹ chiếm 12,9%, giảm vừa chiếm 29%

và giảm nặng chiếm 58,1% các trường hợp Tiểu cầu giảm nặng chiếm tỉ lệ cao hơn các tác giả Tạ Văn Trầm (37,5%), Nguyễn Thái Sơn (30%)(11) Theo Nguyễn Thái Sơn, giảm Tiểu cầu là yếu tố hằng định trong SXH-D và mức độ giảm tiểu cầu

có liên quan đến độ nặng của bệnh(11) Theo Nimmanitya, mặc dù giá trị trung bình của các trường hợp sốc là 20.103/mm3 nhưng lại không phải là luôn tương quan với xuất huyết nặng(12) Trong nghiên cứu của chúng tôi, các trường hợp XHTH, ngoài tiểu cầu giảm còn có TQ, TCK và fibrinogen giảm

Trong nghiên cứu của chúng tôi, TQ có giá trị trung bình là 20,1 giây TQ kéo dài có 21 trường hợp, chiếm 67,7%, trong đó TQ > 20 giây chiếm 35,5% Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Nguyễn Duy Liêm(8) TCK trung bình là 48,6 giây, TCK kéo dài chiếm 58,1%, TCK

> 60 giây chiếm 12,9%, kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Nguyễn Duy Liêm(8), Nguyễn Minh Tiến(10) Nhưng kết quả tương đương với một số tác giả như Hathirat(7), Mitrakul(9) Fibrinogen có giá trị trung bình là 1,87g/l, fibrinogen <1g/l chiếm 16,1% Do còn hạn chế về xét nghiệm nên chúng tôi chỉ ghi nhận được 9 trường hợp (29%) có ĐMNMLT (TQ >20 giây, TCK >45 giây, fibrinogen <1,5 g/l), thực tế

có lẽ nhiều hơn

Trang 5

Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu, các chỉ số

đ ông máu với độ sốc

Bảng 4: Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu, các chỉ

số đông máu với độ sốc

Thành phần

ĐỘ III ĐỘ IV

p

TB ĐLC n = 20

(%) TB ĐLC

n = 11 (%)

Tiểu cầu

(/mm3)

38,5.103 ±

4,2

31,6.103 ±

TQ (giây) 19,5 ± 1,2 21,3 ± 1,1 0,31

> 18 giây 9(45) 1(9) 0,055

> 20 giây 5(25) 6(54,5) 0,13

TCK (giây) 42,7 ± 1,96 59,2 ± 7,2 0,009

> 45 giây 10(50) 5(45,5) 1

Fibrinogen(g/l) 1,87 ± 0,19 1,88 ±0,38 0,95

< 1,5 g/l 9(45) 2(18,2) 0,24

< 1 g/l 1(5) 4(36,4)0,042

Giá trị trung bình của TCK ở nhóm SXH độ

III là 42,7 giây, TCK trung bình ở nhóm SXH độ

IV là 59,2 giây, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

với p = 0,009 Fibrinogen trung bình ở nhóm

SXH độ III là 1,87g/l và nhóm SXH độ IV là

1,88g/l tương đương nhau Nhóm SXH độ,

fibrinogen giảm nhiều hơn và có 4 trường hợp

(36,4%) có fibrinogen <1g/l, p = 0,042 Điều này

tương đồng với kết quả của Nguyễn Thái Sơn

Theo tác giả Nguyễn Thái Sơn, giảm

fibrinogen, kéo dài TCK, TQ trong hơn 90% các

trường hợp sốc nặng, trong khi chỉ 30% ở sốc

nhẹ Fibrinogen bị tiêu thụ trong trường hợp có

sốc và cả một số trường hợp không sốc, do

lượng fibrinogen bị tiêu thụ trong quá trình

đông máu nhiều hơn ở trong sốc(11)

Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu, các chỉ số

Bảng 5: Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu, các chỉ

số đông máu với XHTH

Thành phần

Không XHTH XHTH

p

TB ĐLC n = 13

(%) TB ĐLC

n = 18 (%)

Tiểu cầu

(/mm3)

43,9.103 ±

5,87

29,9.103 ±

TQ (giây) 18,7 ± 1,6 21,2 ± 0,9 0,15

> 18 giây 7(53,8) 3(16,7) 0,052

> 20 giây 1(7,7) 10(55,5)0,008

TCK (giây) 42,1 ± 2,4 53,2 ± 4,9 0,07

Thành phần

Không XHTH XHTH

p

TB ĐLC n = 13

(%) TB ĐLC

n = 18 (%)

> 45 giây 7(53,8) 8(44,4) 0,72

> 60 giây 0 4(22,2) 0,12 Fibrinogen(g/l) 1,89 ± 0,21 1,85 ± 0,28 0,91

< 1,5 g/l 5(38,5) 6(46,2) 1

XHTH là một biểu hiện nặng trong SXH-D Theo Chua thì TQ và TCK kéo dài là những chỉ

số có giá trị để tiên đoán xuất huyết trong

SXH-D(3) Theo Nguyễn Thái Sơn, mức độ giảm fibrinogen máu, kéo dài TQ và TCK nhiều hơn ở các trường hợp XHTH hơn là không XHTH(11) Theo Hathirat P(7), bên cạnh giảm tiểu cầu thì

đông máu tiêu thụ và thiếu hụt phức hợp prothrombin là những yếu tố góp phần gây xuất huyết trong bệnh SXH-D Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận nồng độ TQ, TCK, fibrinogen

ở nhóm XHTH và nhóm không XHTH khác biệt không có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, TQ ở nhóm không XHTH đa số chỉ tăng nhẹ (>18 giây) chiếm 53,8% TQ > 20 giây ở nhóm XHTH có chiếm 55,5%, trong khi nhóm không XHTH chỉ chiếm 7,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với

p = 0,008 Lượng tiểu cầu trong các trường hợp XHTH giảm nhiều hơn so với nhóm không XHTH (p=0,049)

Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu, các chỉ số

đ ông máu và tái sốc

Bảng 6: Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu, các chỉ

số đông máu và tái sốc

Thành phần

Không tái sốc Tái sốc

p

TB ĐLC n = 16 (%) TB ĐLC n = 15

(%)

Tiểu cầu (/mm3)

32,3.103 ± 4,5

39,5.103 ± 5,5

0,32

TQ (giây) 19,3 ± 0,6 21± 1,65 0,34

(33,3)

1

> 20 giây 5 (31,3) 6

(40) 0,72 TCK (giây) 46,8 ± 5,01 50,4 ± 3,8 0,58

> 45 giây 6 (37,5) 9

(60) 0,29

> 60 giây 2 (12,5) (13,3) 2 1

Trang 6

Thành phần

Không tái sốc Tái sốc

p

TB ĐLC n = 16

(%) TB ĐLC

n = 15 (%)

Fibrinogen

(g/l)

1,75 ± 0,21 2 ± 0,3

0,5

(53,3) 0,066

< 1 g/l 4 (25) 1 (6,7) 0,33

Theo Phan Thị Thanh Huyền và Tạ Thị

Thanh Minh có sự khác biệt về rối loạn đông máu

giữa tái sốc và không tái sốc Theo tác giả, tỉ lệ

Prothrombin càng thấp, INR càng cao càng có

giá trị tiên lượng trong tái sốc Trong nghiên cứu

của Đinh Thị Bích Loan về mối tương quan giữa

chỉ số đông máu và tái sốc SXH, qua phân tích

hồi quy đa biến nhận thấy có sự khác biệt về TQ,

TCK giữa nhóm tái sốc và không tái sốc nhưng

fibrinogen và tiểu cầu giảm không liên quan đến

tái sốc(4)

Trong nghiên cứu của chúng tôi TQ ở nhóm

tái sốc là 21 giây, nhóm không tái sốc là 19,3 giây

TCK ở nhóm tái sốc là 50,4 giây, không tái sốc là

46,8 giây TQ và TCK kéo dài không có ý nghĩa

thống kê giữa 2 nhóm, cần có nghiên cứu với cỡ

mẫu lớn hơn để kiểm chứng lại

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 31 trường hợp sốc SXH-D có

rối loạn đông máu tại khoa Nhi, bệnh viện đa

khoa tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi có một số nhận

định: bệnh chiếm phần lớn ở bệnh nhân từ 5 tuổi

trở lên, nữ chiếm đa số, trẻ DC/BP chiếm 16,3%

Cũng như các thể sốc SXH-D khác, ngày vào sốc

thường là ngày thứ 4, 5, SXH-D độ III chiếm đa số

Biểu hiện xuất huyết đa dạng, trong đó XHTH

chiếm tỉ lệ 58,1% Đa số có TC giảm nặng chiếm

58,1% TQ kéo dài chiếm 67,7%, trong đó TQ > 20

giây chiếm 35,5% TCK kéo dài chiếm 58,1%,

TCK > 60 giây chiếm 12,9% Fibrinogen có giá trị

trung bình là 1,87g/l, fibrinogen <1g/l

chiếm16,1% TCK kéo dài, đặc biệt là TCK > 60

giây và fibrinogen < 1g/l có liên quan đến độ

nặng của sốc TQ > 20 giây và lượng TC giảm ở nhóm XHTH nhiều hơn nhóm không XHTH Không có sự khác biệt về tiểu cầu, fibrinogen, TQ

và TCK ở nhóm tái sốc và không tái sốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Anders KL, N M Nguyet, N V Chau, N T Hung, T T Thuy, B Lien Le, et al (2011), "Epidemiological factors associated with dengue shock syndrome and mortality in hospitalized dengue patients in Ho Chi Minh City, Vietnam",

Am J Trop Med Hyg, 84(1), pp 127-134

2 Bùi Đại (1999), Dengue xuất huyết, Hà Nội, Nhà xuất bản y học

3 Chua MN, Molanida R, Guzman M and Laberiza F(1993),

"Prothrombin time and partial thromboplastin time as a predictor of bleeding in patients with dengue hemorrhagic fever", Southeast Asian J Trop Med Public Health, 24 Suppl 1,

pp 141-143

4 Đinh Thị Bích Loan (2009), Mối liên quan giữa các xét nghiệm bạch cầu, dung tích hồng cầu, tiểu cầu, thời gian prothrombin, thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần và lượng fibrinogen lúc vào sốc với sốc sốt xuất huyết Dengue tái sốc tại Khoa Nhi bệnh viện An Giang, Luận văn Thạc sỹ Y học, Chuyên ngành Nhi khoa, Đại Học Y Dược, Tp Hồ Chí Minh

5 Gupta V, Yadav TP, Pandey RM, Singh A, Gupta M, Kanaujiya P, et al (2011), "Risk factors of dengue shock syndrome in children", J Trop Pediatr,57(6): 451-456

6 Halstead SB (1970), "Observations related to pathogensis of dengue hemorrhagic fever VI Hypotheses and discussion", Yale J Biol Med, 42(5), pp 350-362

7 Hathirat P, Isarangkura P, Srichaikul T, Suvatte V and Mitrakul C (1993), "Abnormal hemostasis in dengue hemorrhagic fever", Southeast Asian J Trop Med Public Health, 24 Suppl 1, pp 80-85

8 Huỳnh Nguyễn Duy Liêm (2009), Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trịở trẻ em lúc vào sốc SXH D có rối loạn đông máu tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, Luận văn Thạc sỹ Y học, Chuyên ngành Nhi khoa, Đại học Y Dược, Tp

Hồ Chí Minh

9 Mitrakul C (1987), "Bleeding problem in dengue haemorrhagic fever: platelets and coagulation changes", Southeast Asian J Trop Med Public Health, 18(3), pp 407-412

10 Nguyễn Minh Tiến (2005), Tổn thương các cơ quan trong sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng

1 năm 2003-2005, luận án bác sỹ chuyên khoa cấp II, chuyên ngành nhi khoa, Đại học y dược, Thành phố Hồ Chí Minh

11 Nguyễn Thái Sơn và Nguyễn Trọng Lân (2002), "Rối loạn đông máu trong sốc sốt xuất huyết Dengue và các yếu tố tiên lượng", Thời sự Y Dược học, Hội Y dược học Tp Hồ Chí Minh, Tháng

2, pp 4-7

12 Nimmannitya S, Thisyakorn U and Hemsrichart V (1987),

"Dengue haemorrhagic fever with unusual manifestations", Southeast Asian J Trop Med Public Health, 18(3), pp 398-406

Ngày đăng: 20/01/2020, 08:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w