Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay bằng nắn kín và cố định bằng bột tại Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát

6 334 9
Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay bằng nắn kín và cố định bằng bột tại Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Gãy đầu dưới xương quay là loại gãy xương thường gặp nhất, chiếm 1/6 các gãy xương trong cấp cứu, điều trị đa số các gãy đầu dưới xương quay là nắn kín và cố định bằng bột do gãy xương thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên do tỷ lệ tai nạn giao thông ngày càng tăng làm gia tăng số người trẻ bị chấn thương do tốc độ cao cho nên gãy đầu dưới xương quay ở người trẻ tăng lên và phức tạp hơn.Đánh giá kết quả lành xương bằng phương pháp điều trị bảo tồn nắn kín và cố định bằng băng bột.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG  QUAY BẰNG NẮN KÍN VÀ CỐ ĐỊNH BẰNG BỘT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XàBẾN CÁT                                                                    BS Phạm Văn Dũng  CN Trần Thị Thùy Lam, BS Phạm Thị The                   Trung tâm y tế Thị xã Bến Cát, Bình Dương TĨM TẮT: Đặt vấn đề: Gãy đầu dưới xương quay là loại gãy xương thường gặp nhất, chiếm 1/6 các   gãy xương trong cấp cứu, điều trị đa số các gãy đầu dưới xương quay là nắn kín và cố định bằng   bột do gãy xương thường gặp  ở người lớn tuổi   Tuy   nhi ên     t ỷ   l ệ   tai nạn giao thông ngày  càng tăng làm gia tăng số  người trẻ  bị  chấn thương do tốc độ  cao cho nên gãy đầu dưới xương   quay ở người trẻ tăng lên và phức tạp hơn Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả lành xương bằng phương pháp điều trị bảo tồn nắn   kín và cố định bằng băng bột Phương pháp nghiên cứu: Ti ế n c ứ u Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nam (56,9%) nhiều hơn nữ (43,1%). Thường là độ  tuổi từ  16   –45 (50,5%) . Ngun nhân chính do tai nạn giao thơng chiếm tỷ lệ cao ( 65,7%). Tay thường bị   gãy là tay phải (64,3%). Đa số  trường hợp là kiểu gãy duỗi ngồi khớp (73,1%). Kết quả  phục   hồi vận động cổ tay, sấp ngửa cẳng tay rất tốt chiếm tỷ lệ rất cao (79,9%).  Kết luận:  Phương pháp điều trị  bảo tồn bằng nắn kín và cố  định bằng bột kết quả  của   chúng tơi cho thấy nếu kéo tạ hết di lệch chồng ngắn, cố định đủ thời gian, tập vận động sớm, tái   khám đúng hẹn thì kết quả lành xương với mức độ vận động khớp cổ tay và sấp ngửa cẳng tay sẽ   được phục hồi rất tốt, tỷ lệ lành xương và phục hồi vận động cổ  tay rất tốt chiếm tỷ lệ khá cao   79,9%.  Điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay bằng nắn kín và cố định bằng băng bột vẫn còn   hữu hiệu,  chi phí thấp, áp dụng rộng rãi cho mọi tuyến y tế cơ sở ĐẶT VẤN ĐỀ:   Gãy  đầu dưới  xương quay là loại gãy xương chi trên thường gặp nhất, chiếm  khoảng 1/6 các gãy xương trong cấp cứu, điều trị  đa số  các gãy đầu dưới xương quay là   nắn kín và cố định bằng băng bột do gãy xương thường gặp  ở người lớn tuổi. Tuy nhiên  do tình hình  tốc độ  đơ thị  hóa tại địa phương q nhanh, cơ  sở  hạ  tầng giao thơng chưa  đáp ứng được với tốc độ phát triển của xã hội về  lĩnh vực giao thơng và xây dựng vì vậy   tỷ  lệ  tai nạn giao thơng tăng cao làm gia tăng số  người trẻ  bị chấn thương do tốc độ  cao  cho nên gãy đầu dưới xương quay ở người trẻ tăng lên và phức tạp hơn Do còn hạn chế về kỹ thuật, trang thiết bị và nhân sự nên có những loại gãy xương  mà phương pháp điều trị  bảo tồn được  ưu tiên hàng đầu. Tuy nó chưa   hồn tồn đưa   người bệnh trở lại trạng thái chức năng vận động, sinh hoạt như ban đầu, nhưng ít nhiều  cũng giúp người bệnh hòa nhập tốt với cộng đồng sau khi lành xương, đặc biệt là tiết   kiệm được phần lớn về  tài chính cho bệnh nhân. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu  này nhằm mục đích đánh giá kết quả lành xương bằng phương pháp điều trị bảo tồn nắn  kín và cố định bằng bột  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu 2. Đối tượng nghiên cứu: ­ 1 ­  ­ Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả  những bệnh nhân  từ  16 tuổi trở  lên được chẩn  đốn gãy đầu dưới xương quay   có chỉ  định điều trị  bảo tồn bằng nắn kín, cố  định bằng  bột tại khoa Ngoại tổng hợp Trung tâm y tế Thị xã  Bến cát  từ  01/2016 đến 06/2019  ­ Tiêu chuẩn loại trừ: Gãy hở đầu dưới xương quay, Gãy đầu dưới xương quay có  chèn ép thần kinh vùng cổ tay; Gãy xương cũ khơng lành xương, can lệch.  3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu tồn bộ 4. Xử lý số liệu:  phần mềm Excel 5. Phương pháp tiến hành: Chuẩn bị  bệnh nhân và dụng cụ:  Giải thích cho bệnh nhân hiểu q trình nắn  xương và bó bột để bệnh nhân hợp tác, dụng cụ gồm: giàn khung nắn, thuốc tê, bột bó  Kỹ thuật tiến hành:   ­  Gây tê ổ gãy từ 10 đến 20ml Novocain 2%  ­ Thứ tự nắn xương: Nắn di lệch chồng ngắn bằng cách kéo đoạn gãy xa dọc trục  xương bởi rọ mây   ngón 1 và ngón 2 kéo lên và treo tạ    phần cánh tay kéo xuống ( hai   lực kéo ngược chiều nhau)   Trọng lượng tạ  để  kéo hết di lệch chồng ngắn là: 1cm 16kg;  di lệch gập góc sẽ mất theo nhờ kéo xa đoạn gãy xa; nắn   di lệch xoay bằng đặt cằng tay trung tính, theo Nguyễn Vĩnh Thống (2005) [9]; nắn di lệch   sang bên bằng tay của thầy thuốc: trên phim thẳng thì nắn di lệch vào trong hay ra ngồi,  trên phim nghiêng thì nắn di lệch ra trước hay ra sau; Kiểm tra lại các mốc xương: để biết   nắn hết di lệch bằng kiểm tra vị trí các mốc xương về vị trí bình thường( mõm trâm quay   thấp hơn mõm trâm trụ từ 1 ­ 1,5cm)   ­ Băng bột cánh bàn tay có rạch dọc bột 6. Phương pháp đánh giá kết quả:   Đánh giá kết quả sau nắn xương bằng X­ Quang [4]  ­ Ở phim thẳng: Mõm trâm quay nằm thấp hơn mõm trâm trụ từ  1 ­ 1,5cm. Đường  thẳng nối 2 điểm mõm trâm tạo cùng đường thẳng nằm ngang một góc trị số bình thường   khoảng  100 – 150   ( theo Russe) ­ Ở phim nghiêng: góc các xương cổ tay là góc tạo nên bởi các đường trục dọc của   từng xương cổ tay một, cắt nhau từng đơi một hoặc cắt với trục dọc xương quay Đánh giá chức năng theo Gartland & Werley (1951) [11] Biến dạng còn lại Điểm Lồi mấu trâm trụ Lệch sau Lệch ngồi Cảm giác chủ quan của bệnh nhân Rất tốt: khơng đau, khơng giới hạn vận động Tốt: thỉnh thoảng đau, giới hạn ít Trung bình: thỉnh thoảng đau, giới hạn vừa, yếu cổ tay Xấu: đau thường xun, giới hạn vận động ­ 2 ­ Đánh giá khách quan Mất nghiêng quay Mất gập mặt lòng Mất ngữa Mất nghiêng trụ Mất gập mặt lưng Biến chứng Thối hóa khớp Ít Vừa Ít kèm đau Nặng Vừa kèm đau Nặng kèm đau Chèn ép thần kinh giữa 1­3 Rất tốt: 0 – 2 điểm; Tốt: 3 – 8 điểm; Trung bình: 9 – 20 điểm; Xấu > 20 điểm  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN: Theo số liệu thống kê của phòng bột  khoa Ngoại tổng hợp Trung tâm y tế thị xã Bến  Cát, từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2019 tổng cộng có 283 case gãy đầu dưới xương quay  được điều trị bảo tồn bằng nắn kín và cố định bằng bột 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:  Bảng 1: Phân bố theo giới tính và độ tuổi Số lượng bệnh nhân  N=283 161 122 143 76 64 Đặc điểm chung Giới tính Độ tuổi Nam Nữ 16 ­ 45 46 ­ 60 Trên 60 Tỷ lệ (%) 56,9 43,1 50,5 26,9 22,6 Nhận xét:  Có 161 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 56,9%, nhiều hơn nữ, kết quả tương   đồng với Nguyễn Hữu Phước (2018) trong 563 bệnh nhân có 316 bệnh nhân nam, chiếm tỷ  lệ  56,13% [7]. Có sự  khác biệt với tác giả  Võ Văn Phúc (2013) trong 398 bệnh nhân cao  tuổi, nữ chiếm 83,5% [6]. Nghiên cứu này khảo sát ở  tuổi từ 16 trở lên nên gãy đầu dưới  xương quay gặp ở nam hơn nữ, có thể nam giới là người lao động chính trong gia đình nên  thường xun đi làm việc, điều khiển xe máy thường chạy xe với tốc độ  cao hơn nữ giới   nên xảy ra tai nạn nhiều hơn Đa số  thuộc nhóm tuổi 16 ­ 45, chiếm tỷ  lệ  50,5%; tiếp theo là nhóm tuổi 46­60   chiếm 26,9%; có 22,6% thuộc nhóm tuổi Trên 60. Tuổi thường gặp có sự  tương đồng với  tác giả  Nguyễn Hữu Phước (2018), nhóm tuổi 16­45 chiếm 53,28% [7], khác biệt với tác  ­ 3 ­ giả  Phạm Văn Vĩnh Lâm (2015) trong 45 bệnh nhân thì có 40 bệnh nhân trên 40 tuổi [3].  Trong nghiên cứu của chúng tơi, đa số rơi vào nhóm tuổi từ 16 ­ 45, có thể  vì đây là nhóm   tuổi lao động, là trụ  cột trong gia đình phải làm việc đặc biệt là nghề  lao động chân tay,   thường xuyên dùng xe gắn máy với tốc độ  cao nên dễ  bị  chấn thương do tai nạn giao   thơng 2. Một số đặc điểm lâm sàng gãy đầu dưới xương quay:   Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng Đặc điểm lâm sàng Ngun nhân  chấn thương Tay gãy Thời gian xử trí Kiểu gãy đầu  dưới xương  quay Tai nạn giao thông Tai nạn sinh hoạt Tai nạn lao động Tai nạn thể dục thể  thao Tay phải Tay trái Dưới 12 giờ Trên 12 giờ Ngoài khớp kiểu duỗi Ngoài khớp kiểu gập Phạm khớp kiểu duỗi Phạm khớp kiểu gập Số lượng bệnh nhân  Tỷ lệ (%) N=283 186 65,7 58 20,5 30 10,6 3,2 182 101 216 67 207 52 17 64,3 35,7 76,3 23,7 73,1 18,4 2,5 Nhận xét: Đa số  là do tai nạn giao thông chiếm tỷ  lệ  cao nhất 65,7%, tai nạn sinh   hoạt 20,5%, thấp nhất là tai nạn thể  dục thể thao 3,2%. Kết quả này khác với tác giả  Lý   Nhân và cộng sự  (2014) với ngun nhân gãy đầu dưới xương quay do tai nạn sinh hoạt   chiếm tỷ  lệ  cao nhất với 46,79% [5]. Từ đây có thể  thấy tỷ  lệ  tai nạn giao thơng ở  Việt   Nam còn cao do người dân sử dụng xe gắn máy là phương tiện giao thơng chính, cơ sở hạ  tầng giao thơng và ý thức tham gia giao thơng kém là các yếu tố dễ xãy ra tai nạn.   Gãy đầu dưới xương quay bên tay phải chiếm tỷ lệ 64,3% nhiều gần gấp 2 lần bên  tay trái. Lý giải điều này có thể  tay phải là tay thuận, do đó khi bị  chấn thương, té ngã   thường đập phần tay thuận xuống nên tay bên phải thường bị gãy hơn so với tay trái Phần lớn  bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay đều đến sớm dưới 12 giờ chiếm tỷ  lệ  76,3% cao gấp 3 lần bệnh nhân đến trên 12 giờ. Đến sớm dưới 12 giờ  sưng nề ít nên   tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắn xương gãy tốt, cho thấy bệnh nhân ý thức về  bệnh   tật và quan tâm đến sức khỏe của mình ngày càng cao, hơn nữa hệ thống giao thơng cũng  thuận tiện nên việc đi lại được nhanh chóng, bên cạnh đó các cơ sở dịch vụ y tế ngày càng   phát triển rộng khắp nên người dân sớm được tiếp cận và xử  trí y tế  ngay sau chấn   thương Hầu hết là gãy đầu dưới xương quay ngồi khớp kiểu duỗi (73,1%), gãy ngồi khớp  kiểu gập (18,4%), gãy phạm khớp kiểu duỗi (6%), ít nhất là gãy phạm khớp kiểu gập   (2,5%). Nghiên cứu của chúng tơi tương đồng với tác giả Lý Nhân (2014) trong 192 trường  hợp gãy đầu dưới xương quay có 81,25% kiểu duỗi, 7,29% kiểu  gập, 6,77% gãy Barton  [5] . Có thể đây là phản xạ tự nhiên của con người khi té chống tay thường là duỗi cổ ­ bàn   tay 3. Một số đặc điểm về điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay: ­ 4 ­ Bảng 3:  Đặc điểm về điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay: Đặc điểm về điều trị bảo tồn gãy đầu dưới  Số lượng bệnh  xương quay nhân N=283 Tỷ lệ  (%) Lần 1 Lần 2 237 46 83,7 16,3 Dưới 0,5 cm # 14kg 0,5 ­ 1cm # 15kg Trên 1 cm # 16kg 04 tuần 05 tuần 06 tuần 156 102 25 52 174 57 55,1 36 8,9 18,4 61,5 20,1 Số lần nắn xương  Di lệch chồng  ngắn(cm) và trọng  lượng tạ kéo(kg) Thời gian cố định  (tuần) Nhận xét: Đa số các gãy xương được nắn vào ngay lần nắn đầu tiên (83,7%), nắn  lần 2 (16,3%). Phần lớn bệnh nhân đến sớm sau gãy xương, sưng nề ít, người nắn xương   phải nắm rõ cơ  chế  và giải phẫu cũng như  áp dụng đúng quy trình và thứ  tự  nắn xương  như kéo hết di lệch chồng ngắn thì mới nắn các di lệch còn lại được và sự  phối hợp tốt   của bệnh nhân nên đưa đến kết quả  nắn thành cơng ngay trong lần nắn đầu tiên, nếu kỹ  thuật nắn chưa tốt, người nắn  khơng tn thủ  đúng quy trình nắn xương và bệnh nhân   khơng hợp tác thì phải nắn lại lần 2 Với di lệch chồng ngắn  dưới 0,5cm chiếm tỷ lệ cao nhất (55,1%); 0,5­1cm (36%), ít   nhất là di lệch chồng ngắn trên 1cm (8,8%). Qua bảng phân loại này ta thấy vùng đầu dưới   xương quay có ít cơ co kéo nên khi gãy thường di lệch chồng ngắn ít. Tỷ lệ di lệch chồng   ngắn trên 1cm chỉ chiếm 8,8% gặp khi té với lực va chạm rất mạnh thường gặp ở lứa tuổi   16 ­ 45 tuổi Trọng lượng tạ 14 kg chiếm tỷ lệ 55,1% tương đương với di lệch chồng ngắn dưới  0,5cm Trọng lượng tạ  15 kg chiếm tỷ  lệ  36% tương đương với di lệch chồng ngắn từ  0,5cm ­ 1cm Trọng lượng tạ  16 kg chiếm tỷ  lệ  8,8% tương đương với di lệch chồng ngắn trên   1cm Điều này khá phù hợp với di lệch chồng ngắn nhiều thì trọng lượng tạ kéo cũng phải   nhiều hơn Thời gian cố  định 5 tuần chiếm tỷ  lệ  61,5%, tiếp đến là thời gian cố  định 6 tuần   chiếm 20,1% và thời gian cố  định 4 tuần chiếm 18,4%. Kết quả  tương đồng với tác giả  Nguyễn Hữu Phước(2018) thời gian cố  định 5 tuần chiếm 61,46% [7]. Trong bảng này   cũng phản ánh phù hợp với thời gian lành xương   vùng xương xốp của gãy đầu dưới   xương quay Bảng 4: Mức độ vận động cổ tay khi lành xương Vận động cổ tay Số lượng bệnh nhân N=283 Rất tốt 226 Tốt 27 Trung bình 20 Xấu 10 Tỷ lệ (%) 79,9 9,5 3,6 Nhận xét:  Chức năng vận động khớp cổ  tay, sấp ngửa cẳng tay và sự  than phiền,   dựa trên bảng điểm Gartland và Werley [11],  có 79,9% đạt rất tốt, chiếm tỷ lệ cao nhất;   vận động cổ tay tốt đạt tỷ lệ 9,5%; vận động trung bình đạt tỷ lệ 7%, và có 10 bệnh nhân   mức độ  vận động khớp cổ  tay loại xấu (3,6%) phải chuyển mỗ  kết hợp xương. Trong   ­ 5 ­ nghiên cứu của chúng tơi lành xương rất tốt cao hơn so với kết quả  của Võ Văn Phúc  (2013) lành xương rất tốt đạt 70,8%; tốt 20,8% và xấu 8,4% [6] . Nguyễn Hữu Phước  (2018) với chức năng vận động cổ tay rất tốt là 80,11% [7] KẾT  LUẬN: Phương pháp điều trị  bảo tồn bằng nắn kín và cố  định bằng bột kết quả của chúng   tơi cho thấy nếu kéo tạ hết di lệch chồng ngắn, cố định đủ  thời gian, tập vận động sớm,  tái khám đúng hẹn thì kết quả lành xương với mức độ vận động khớp cổ tay và sấp ngửa   cẳng tay sẽ được phục hồi rất tốt, tỷ lệ lành xương và phục hồi vận động cổ  tay rất tốt   chiếm tỷ  lệ  khá cao 79,9%. Vì vậy  phương pháp điều trị  bảo tồn gãy đầu dưới xương   quay bằng nắn kín và cố  định bằng băng bột vẫn còn hữu hiệu, phù hợp với quy luật tự  nhiên, phù hợp với tâm lý người bệnh, chi phí thấp, có thể áp dụng rộng rãi cho mọi tuyến   y tế cơ sở TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.  Nguyễn Phương Á, “Gãy đầu dưới xương quay”, Thực hành kỹ thuật bột  (2009), trang 91­112 2.  Bùi Văn Đức, “Gãy đầu dưới xương quay”, Chấn thương chỉnh hình chi trên, Nhà xuất bản Lao động Xã  hội (2003), trang 406 ­ 424 3. Phạm Văn Vĩnh Lâm và Cộng sự, Kết quả bước đầu điều trị gãy đầu dưới xương quay, nắn bằng tay và  băng bột cẳng bàn tay, Báo cáo Hội thảo khoa học kỹ thuật điều trị bảo tồn lần thứ XXI , Thành phố Hồ Chí  Minh (2015) 4.  Nguyễn Quang Long, Triệu chứng học cơ quan vận động, Nhà xuất bản Y học Hà Nội  (2005), trang 25­ 34  5.  Lý Nhân và Cộng sự, Điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay kiểu duỗi tại Bệnh viện Vĩnh Long, báo  cáo Hội thảo khoa học kỹ thuật điều trị bảo tồn lần thứ XX, Thành phố Hồ Chí Minh (2014) 6.  Võ Văn Phúc và Cộng sự, Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay tại Khoa ngoại  Bệnh viện đa khoa Ba Tri, Báo cáo Hội thảo khoa học điều trị bảo tồn cơ xương khớp lần thứ XIX, Bến Tre  (2013) 7. Nguyễn Hữu Phước và Cộng sự, Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay, Báo cáo  Hội nghị điều trị bảo tồn Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh (2018) 8.  Nguyễn Văn Quang, Điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay, Sinh hoạt học tập lần thứ VIII kỹ thuật  bột, Thành phố Hồ Chí Minh (2002), trang 66­74 9.  Nguyễn Vĩnh Thống,  Gãy xương vùng cổ tay, Bài giảng bệnh học chấn thương chỉnh hình và phục hồi  chức năng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2005) 10.  Cohen MS, Mc Murtry RY, Jupiter JB, “Fractures of the distal radius”, Skeletal Trauma  (1998), Volum 2,  pp. 1383 ­ 1417 11. Gartland JJ, Werley CW:“Evaluation of healed Colles fractures J.Bone Joint Surg 33A ” (1951), page 895­ 907 ­ 6 ­ ...  16 tuổi trở  lên được chẩn  đốn g y đầu dưới xương quay  có chỉ định điều trị bảo tồn bằng nắn kín, cố định bằng bột tại khoa Ngoại tổng hợp Trung tâm y tế Thị xã Bến cát  từ  01/2016 đến 06/2019... Bệnh viện đa khoa Ba Tri, Báo cáo Hội thảo khoa học điều trị bảo tồn cơ xương khớp lần thứ XIX, Bến Tre  (2013) 7. Nguyễn Hữu Phước và Cộng sự, Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn g y đầu dưới xương quay,  Báo cáo  Hội nghị điều trị bảo tồn Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh (2018)... 3. Phạm Văn Vĩnh Lâm và Cộng sự, Kết quả bước đầu điều trị g y đầu dưới xương quay, nắn bằng tay và băng bột cẳng bàn tay, Báo cáo Hội thảo khoa học kỹ thuật điều trị bảo tồn lần thứ XXI , Thành phố Hồ Chí 

Ngày đăng: 15/01/2020, 02:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan