1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kết quả điều trị phẫu thuật bệnh cột sống cổ tại khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 9/2009-8/2016

5 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 301,77 KB

Nội dung

Mô tả và phân tích tất cả trường hợp được mổ cột sống cổ tại khoa ngoại thần kinh Bv NDGĐ từ tháng 09/2009 đến tháng 08/2016, đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật cột sống cổ do nhiều bệnh lý và nhiều nguyên nhân khác nhau, những kỹ thuật mổ đã làm được.

Trang 1

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BỆNH CỘT SỐNG CỔ

TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

TỪ THÁNG 9/2009 - 8/2016

Dương Thanh Tùng*, Phạm Duy Tân*, Trần Hoài Dạ Vĩnh*, Nguyễn Mạnh Hùng*, Nguyễn Quốc Giang*

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Mô tả và phân tích tất cả trường hợp được mổ cột sống cổ tại khoa ngoại thần kinh Bv NDGĐ

từ tháng 09/2009 đến tháng 08/2016, đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật cột sống cổ do nhiều bệnh lý và nhiều nguyên nhân khác nhau, những kỹ thuật mổ đã làm được

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả và phân tích tất cả trường hợp được

mổ cột sống cổ Tất cả bệnh nhân đều được chụp X quang quy ước và chụp cắt lớp vi tính (CTscan) để phân tích tổn thương xương và đánh giá sự mất vững, chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định tổn thương đĩa đệm, mức độ

và vị trí chèn ép, có tổn thương tủy hay không Chỉ định mổ: thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ hay tổn thương tủy, vôi hóa dây chằng dọc sau gây hẹp ống sống hay tổn thương tủy, chấn thương gãy cột sống mất vững

Kết quả: Trong thời gian 7 năm từ 9/2009 - 8/2016, khoa ngoại thần kinh đã mổ tổng cộng 1770 trường hợp

bệnh lý, trong đó mổ về bệnh cột sống cổ là 115 trường hợp Bệnh thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ là 82 trường hợp, chấn thương gãy mất vững cột sống cổ là 15 trường hợp, bệnh vôi hóa dây chằng dọc sau chèn ép tủy

cổ là 10 trường hợp, ung thư di căn cột sống cổ chèn ép tủy là 05 trường hợp, dị dạng Arnold Chiary là 03 trường hợp Trong số đó có 02 trường hợp phải mổ lại và 02 trường hợp bị biến chứng dò dịch não tủy do rách màng cứng khi lấy nhân đệm, cả 04 trường hợp này đều được điều trị ổn và xuất viện

Bàn luận: Phẫu thuật cột sống cổ là một kỹ thuật khó đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kiến thức và kỹ năng

tốt mới có thể thực hiện được và ít để lại biến chứng Tại khoa Ngoại thần kinh Bv NDGĐ bước đầu triển khai phẫu thuật bệnh cột sống cổ đã cho kết quả tốt và tai biến sau mổ là không nhiều

Từ khóa: Điều trị phẫu thuật bệnh cột sống cổ, Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, Chấn thương cột sống cổ

ABSTRACT

RESULTS OF SURGICAL TREATMENT CERVICAL SPINE DISEASE AT NEUROSURGERY DEPARTMENT IN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH HOSPITAL FROM MONTHS 9/2009 TO 8/2016

Duong Thanh Tung, Pham Duy Tan, Tran Hoai Da Vinh, Nguyen Manh Hung, Nguyen Quoc Giang

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 20 - No 5 - 2016: 153 - 157

Ojectives: Describe and analyze all cases of cervical spine surgery in the Department of Neurosurgery Gia

Dinh’s People Hospital from 9/2009 to 08/2016 months, evaluate the effectiveness of surgical treatment of cervical spine caused by many diseases and different many reasons, these surgical techniques have done

Methods: Retrospective study describes and analyzes all cases of cervical spine surgery All patients received

conventional radiography and computed tomography (CT scan) to analyze bone injury and to assesse the unstabiity Magnetic resonance imaging (MRI) to determine disk injuries, degree and level of neural compression with spinal cord injury or not Indications surgery: disc herniation with compression roots or spinal cord injury, ossification of posterior longitudial ligament (OPLL) causing spinal stenosis or spinal cord injury, traumatic spinal fracture instability

Results: During the 7 years from 9/2009 - 8/2016, Neurosurgery Depatment has operated total 1770 cases,

* Khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Trang 2

including surgery of the cervical spine disease was 115 cases Herniated disc disease cervical spine was 82 cases, fracture cervical spine instability was 15 cases, ossification of posterior longitudial ligament caused cord compression was 10 cases, cervical spine metastatic cord compression was 05 cases, Arnold Chiary deformity was

03 cases Of which 02 cases of surgery again and 02 cases of complications due CSF probe dural tear when removed nucleus pulposus, all 04 cases were fine and discharge hospital

Conclusion: Cervical spine surgery is a difficult technique requires the surgeon must have good knowledge

and skills can be done and leave little complications At neurological surgical Gia Dinh’s People Hospital initially deployed cervical spine surgery have good results and postoperative complications are not many

Key words: Treatment of cervical spine surgery, herniated disc in the cervical spine, cervical spine injury

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh cột sống cổ rất đa dạng và phức tạp,

nguyên nhân có thể do chấn thương liên quan

đến tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn

sinh hoạt; có thể do bệnh lý như: thoái hóa đĩa

đệm, thoái hóa cột sống, u cột sống… Vì cấu trúc

giải phẫu vùng cột sống cổ liên quan đến nhiều

yếu tố quan trọng nên tai biến sau mổ nếu có sẽ

rất nặng nề và nguy hiểm Vì vậy, sau khi chuẩn

bị kỹ lưỡng về nhân lực và trang thiết bị, khoa

ngoại thần kinh Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

(Bv NDGĐ) đã bắt đầu triển khai mổ về bệnh cột

sống cổ từ tháng 9/ 2009 đến nay

Năm 1943, Semmes và Murphy đã mô tả một

trường hợp thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ

C6 chèn ép rễ C7 tại lỗ liên hợp(7)

Vào những năm 1940, Spurling và Scoville và

Frykholm đã mô tả kỹ thuật giải ép lỗ liên hợp

lối sau(7)

Năm 1955, Robinson và Smith đã mô tả kỹ

thuật mổ lấy đĩa đệm lối trước và hàn xương liên

thân sống sử dụng xương ghép tự thân hình

móng ngựa (horse-shaped) 3 năm sau, Cloward

đã mô tả kỹ thuật cắt bỏ đĩa đệm lối trước, lấy

các cấu trúc chèn ép và làm cứng bằng chốt

xương (bone dowel)(7)

Năm 1960, Bailey và Badgley đã thiết lập

phương pháp cố định cột sống cổ lối trước bằng

thanh chống (onlay strut grafting)(7)

Năm 1973, Oyama và cộng sự đã mô tả kỹ

thuật mở rộng ống sống giải ép lối sau theo hình

chữ Z (Z – shaped laminoplasty) và sau đó kỹ

thuật này được sửa đổi bởi Hirabayashi và cộng

sự(7) Tại Việt Nam, bệnh TVĐĐ cột sống cổ chỉ được chú ý và phát hiện vào những năm 80 - 90 của thế kỷ trước Năm 1981, Lê Xuân Trung, Trương Văn Việt và Võ Văn Nho đã báo cáo 6 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được

mổ trong đó có 4 trường hợp được mổ lối trước với bộ dụng cụ tự chế tạo theo nguyên tắc dụng

cụ Cloward(5) Các trường hợp này đều có ảnh hưởng trực tiếp từ chấn thương và tất cả các trường hợp đều cho kết quả tốt Năm 1995, Trương Văn Việt và Võ Văn Nho báo cáo 8 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp Robinson tại bệnh viện Chợ Rẫy(5) Năm 1996, tại bệnh viện Việt Đức và học viện Quân Y 103 đã áp dụng mổ cột sống cổ bằng đường mổ lối trước(5) Tháng 3/1999, Dương Chạm Uyên và Hà Kim Trung báo cáo 64 trường hợp mổ cột sống cổ lối trước tại hội nghị phẫu thuật thần kinh Việt Úc(1) Năm

2005, Võ Văn Thành, Ngô Minh Lý và Trương Minh Hiển ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình báo cáo 100 trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm ở lối trước Năm 2007, Nguyễn Công Tô và Nguyễn Đình Hưng đã báo cáo phẫu thuật 24 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có hội chứng rễ và hội chứng tủy bằng sử dụng Cespace hàn liên thân đốt có kết quả tốt(6)

Triệu chứng lâm sàng của bệnh cột sống cổ rất đa dạng, về bệnh lý có thể có hội chứng rễ cổ hay hội chứng tủy cổ, về chấn thương có thể chỉ

có triệu chứng đau tại chỗ hay hội chứng tủy cổ

từ hội chứng tổn thương tủy không hoàn toàn

Trang 3

đến tổn thương tủy hoàn toàn và luôn chú ý đến

cơ chế chấn thương để có chẩn đoán thích hợp

và phương pháp điều trị đúng nhất Khảo sát

cận lâm sàng thì không thể thiếu, bao gồm: chụp

X quang cột sống cổ thường quy, CTscan cột

sống cổ không thuốc có tái tạo 3D, MRI cột sống

cổ có hoặc không có thuốc thuận từ tùy từng

bệnh lý

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu hồi cứu mô tả và phân tích

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Tất cả bệnh nhân được mổ về cột sống cổ tại

khoa Ngoại thần kinh trong 7 năm từ tháng

9/2009 – 8/2016

Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân đa chấn thương, có tổn thương

kết hợp nặng, đe dọa tính mạng hay hôn mê,

không đánh giá được kết quả điều trị

Đánh giá kết quả sau mổ 1 ngày và trước khi

bệnh nhân xuất viện: dựa vào thang điểm VAS,

đánh giá triệu chứng cơ năng cột sống cổ theo

thang điểm Macnab

Phương pháp mổ

Lối trước: ->Bn mê nội khí quản, nằm ngửa,

tư thế cổ hơi ưỡn

Rạch da ngang theo nếp lằn cổ ước tính tầng

phẫu thuật

Xác định tầng phẫu thuật trên C-arm

Đặt banh thân sống, banh Caspart

Lấy nhân đệm và giải ép rễ thần kinh dưới

kính vi phẫu hay corpectomy thân sống giải ép

tủy

Đặt miếng ghép đĩa đệm hay lồng xương

hay dụng cụ thay thế thân sống (ADD)

Đặt nẹp vít nếu cần thiết

Kiểm tra và cầm máu kỹ lưỡng

Đóng da cơ từng lớp

Mang nẹp cổ sau mổ 01 tuần

Lối sau: - Bn mê nội khí quản, nằm sấp, tư thế

cổ trung gian

Rạch da trên mỏm gai sau tùy từng đoạn phẫu thuật

Bóc tách cân cơ cạnh sống bộc lộ bản sống và

bờ ngoài khối khớp bên 2 bên

Sử dụng C-arm để xác định vị trí bắt vít, sử dụng khoan mài để mở rộng ống sống giải ép tủy tùy từng trường hợp

Kiểm tra và cầm máu kỹ lưỡng, đặt ống dẫn lưu

Đóng da cơ từng lớp

Mang nẹp cổ sau 01 tuần

KẾT QUẢ

Tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi và lớn nhất là 84 tuổi Tuổi trung bình 49,7 ±11,4 Chiếm nhiều nhất là nhóm tuổi từ 41-50 với tỉ lệ 29,5% Tiếp theo là nhóm tuổi từ 51-60, chiếm 27.9%

Bảng 1:

Dân số nghiên cứu có 82 nam và 33 nữ, chiếm tỉ lệ lần lượt là 71% và 29%

Trong thời gian 7 năm từ 9/2009 - 8/2016, khoa ngoại thần kinh đã mổ tổng cộng 1770 trường hợp bệnh lý, trong đó mổ về bệnh cột sống cổ là 115 trường hợp

Bảng 2: Tỉ lệ phẫu thuật bệnh cột sống cổ so với

tổng số case phẫu thuật trong 6 năm

09/2009 – 09/2015

Tổng số ca phẫu thuật

Tổng số case phẫu thuật cột sống cổ

Trang 4

Biểu đồ 1: Tỉ lệ phẫu thuật bệnh cột sống cổ so với

tổng số case phẫu thuật trong 6 năm

Trong đó, bệnh thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột

sống cổ là 82 trường hợp, chấn thương gãy mất

vững cột sống cổ là 15 trường hợp, bệnh vôi hóa

dây chằng dọc sau chèn ép tủy cổ là 10 trường

hợp, ung thư di căn cột sống cổ chèn ép tủy là 05

trường hợp, dị dạng Arnold Chiary là 03 trường

hợp

Bảng 3: Các loại bệnh lý cột sống cổ đã phẫu thuật

Loại

bệnh

TVĐĐ Gãy CS

cổ

OPLL Kdi căn

CS cổ

Arnold Chiary

Số case 82 15 10 05 03

Tỉ lệ % 71,3% 13% 8,7% 4,3% 2,7%

Biểu đồ 2: Các loại bệnh lý cột sống cổ đã phẫu

thuật

Phẫu thuật TVĐĐ 1 tầng và 2 tầng chiếm đa

số với tỉ lệ lần lượt là 41,4% và 33% Phẫu thuật

TVĐĐ 3 tầng ít hơn với 17 case, chiếm 20,7% và

chỉ có 04 case phẫu thuật TVĐĐ 4 tầng, tỉ lệ 4,9%

Bảng 4: Danh sách và so sánh bệnh TVĐĐ cột

sống cổ 1,2,3,4 tầng

Số ca phẫu

thuật

Tỉ lệ % 100% 41,4% 33% 20,7% 4,9%

Biểu đồ 3: Danh sách và so sánh bệnh TVĐĐ cột

sống cổ 1,2,3,4 tầng

So sánh 2 phương pháp phẫu thuật: Corpectomy và Laminoplasty

Bảng 4: Số ca được phẫu thuật theo phương pháp

Corpectomy và Laminoplasty

Phương pháp phẫu thuật

chằng dọc sau

Corpectomy 5 case 6 ca

Biểu đồ 4:

Đánh giá kết quả phẫu thuật, 111 case đạt kết quả phẫu thuật tốt Còn lại có 02 trường hợp phải mổ lại và 02 trường hợp bị biến chứng dò dịch não tủy do rách màng cứng khi lấy nhân đệm, cả 04 trường hợp này đều được điều trị, bệnh nhân xuất viện ổn

Bảng 5: Số ca và kết quả phẫu thuật

Kết quả phẫu thuật

Di lệch dụng

cụ

Biểu đồ 5: Số case và kết quả phẫu thuật

Trang 5

BÀN LUẬN

Tuổi BN nhỏ nhất là 19 tuổi là trường hợp

TVĐĐ C5C6 liên quan đến chấn thương sau tai

nan lao động, còn BN lớn tuổi nhất là 82 tuổi bị

TVĐĐ C3C4-C4C5-C5C6 trong bệnh cảnh thoái

hóa cột sống

Giới tính nam gặp nhiều hơn nữ vì bệnh

cảnh TVĐĐ sau chấn thương và chấn thương

gãy mất vững cột sống cổ liên quan đến tai nạn

giao thông và tai nạn lao động

Phẫu thuật lối trước ưu thế hơn lối sau vì

sinh lý bệnh học của TVĐĐ, kinh nghiệm và thói

quen sử dụng kính vi phẫu trong phẫu thuật

thần kinh của chúng tôi

Gãy cột sống cổ mất vững mà chúng tôi

phẫu thuật đa số là gãy cột sống cổ cao không

hoặc ít có biến chứng về thần kinh như: gãy trật

C1C2, gãy mấu răng C2 Còn chấn thương cột

sống cổ thấp đa số là có biến chứng về thần kinh

như liệt tứ chi, rối loạn cơ vòng, thì chúng tôi

chưa triển khai mổ vì chưa có trang thiết bị để

kéo nắn, theo dõi và chăm sóc hậu phẫu bệnh

nhân liệt tứ chi

2 ca hậu phẫu bị tụ dịch não tủy hố mổ là

do rách màng cứng tủy trong quá trình cắt dây

chằng dọc sau thì chúng tôi đặt dẫn lưu thắt

lưng trong 07 ngày để lỗ dò tự bít và tất cả đều

ổn Một cas bị di lệch PEEK ra phía sau gây

chèn ép tủy thì chúng tôi mổ lại giải ép tủy và

thay PEEK cỡ lớn hơn Một cas bị di lệch Cage

và bung vít vì mổ ung thư di căn xâm lấn lan rộng lên cả thân sống trên và dưới nhiều, sau

đó chúng tôi mổ lại lấy thêm mô ung thư, chỉnh Cage và đặt lại nẹp vít, sau mổ bệnh ổn

và xuất viện

KẾT LUẬN

Từ tháng 9/2009 đến tháng 08/2016, khoa ngoại thần kinh Bv NDGĐ đã mổ 115 trường hợp bệnh về cột sống cổ, 111 case đạt kết quả phẫu thuật tốt, 04 case bị biến chứng sau phẫu thuật đều được điều trị ổn và xuất viện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dương Chạm Uyên, Hà Kim Trung (1999) Điều trị phẫu thuật cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước bên, Hội nghị thần kinh Việt Úc

2 Greenberg MS (2010), Cervical disc herniation Handbook of neurosurgery, (7): p 461

3 Greenberg MS (2010), Cervical spine fractures Handbook of neurosurgery, (7): p 951

4 Greenberg MS (2010), Ossification of the posterior longitudinal ligement Handbook of neurosurgery, (7): p 504

5 Lê Xuân Trung, Trương Văn Việt, Võ Văn Nho (1981) “Nhận

xét về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ”, Tạp chí y học Việt Nam,

115 (20): 9-11

6 Nguyễn Công Tô và cộng sự (2007) “Sử dụng cespace hàn liên thân đốt trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ”

Kỷ yếu hội nghị phẫu thuật ngoại thần kinh toàn quốc lần thứ

8, trang 10

7 Youmans Neurological surgery 5th (2004), vol4, p.4587-4598

Ngày nhận bài báo: 15/08/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/09/2016 Ngày bài báo được đăng: 15/11/2016

Ngày đăng: 14/01/2020, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w