1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trọng tài thương mại - một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại ..9 điểm.doc

16 1,7K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 119 KB

Nội dung

Trọng tài thương mại - một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại ..9 điểm

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ.

Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng có điềukiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều ngành nghề khácnhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh tranh nhau đang ngày càng trở nênphổ biến Bên cạnh những hợp đồng hợp tác, những giao kết “thuận buồm xuôi gió”vẫn còn tồn tại khá nhiều những mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm quyền lợi lẫnnhau giữa các doanh nghiệp Từ đó gây ra những thiệt hại cho các bên và cho cả nềnkinh tế thị trường Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyêndiễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường Do tính chất thường xuyên cũngnhư hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nềnkinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có những quan tâm nhất định đếnhoạt động này, cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quyđịnh cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật Chính vì vậy, thuật ngữ “tranh chấp thươngmại” hay “tranh chấp kinh doanh” đã là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xãhội ở các nước trên thế giới và mới được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở nước ta trongnhiều năm gần đây.

Trọng tài thương mại là một trong bốn hình thức cơ bản để giải quyết tranh chấpthương mại được quy định ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Khiphát sinh tranh chấp, doanh nghiệp lựa chọn hình thức trọng tài thương mại sẽ có rấtnhiều ưu điểm như: doanh nghiệp được lựa chọn tổ chức trọng tài, địa điểm, ngôn ngữ,thời gian tiến hành các hoạt động tố tụng của trọng tài Ngoài ra, việc xét xử bằng hìnhthức trọng tài còn giữ được bí mật cho các chủ thể tham gia tranh chấp, đảm bảo uy tíncủa các chủ và có tính minh bạch cao trong xét xử Và cuối cùng, quyết định của trọngtài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực cưỡng chế ngay Tuy nhiên, trọng tài thươngmại vẫn là phương thức giải quyết tranh chấp chưa được phổ biến hiện nay Tại saovậy? Bài tiểu luận dưới đây xin được phân tích và giới thiệu rõ hơn về vấn đề “Trọngtài thương mại - một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại”.

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI.

1 Khái niệm trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trênthế giới, nhất là tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển Tại Việt Nam, tuymới được hình thành nhưng trọng tài cũng được khuyến khích sử dụng trong một loạtcác luật như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Hàng hải v.v…Hiện nay, Việt Nam đã có Luật trọng tài thương mại 2010 là văn bản quy định khá

Trang 2

chi tiết về trọng tài, trình tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Theo đó trọng tài

thương mại “là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến

hành theo quy định của Luật này” (khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010).

Cũng giống như các phương thức giải quyết tranh chấp khác, việc giải quyếttranh chấp bằng trọng tài cũng có một số nguyên tắc nhất định Một trong nhữngnguyên tắc cơ bản của trọng tài đó là thẩm quyền được hình thành từ ý chí thoả thuậncủa các bên tranh chấp Ý chí đó thường được thể hiện dưới dạng các thoả thuận bằng

văn bản hay thoả thuận trọng tài “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về

việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh” (khoản 2

Điều 3 Luật trọng tài thương mại).

Thoả thuận trọng tài là một thoả thuận đặc biệt bởi nó quy định việc giải quyếttranh chấp phát sinh từ hợp đồng bằng trọng tài mà thoả thuận trọng tài nằm ngaytrong chính hợp đồng đó Thoả thuận này, trong hầu hết các trường hợp, phải được lậpbằng văn bản Tuy nhiên, hình thức bằng văn bản có thể thể hiện dưới nhiều dạng khácnhau, có thể được ký kết, trao đổi qua thư, telex, điện tín hay fax trao đổi giữa hai bên,hoặc bất kì phương tiện nào khác mà chứng minh được sự tồn tại của thoả thuận đó.

2 Các hình thức trọng tài thương mại:

Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc (trọng tài hoc) và trọng tài thường trực.

ad-2.1 Trọng tài vụ việc

Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thành lập để giảiquyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xongvụ tranh chấp.

Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất, được sử dụng rộngrãi ở các nước trên thế giới Pháp luật về trọng tài của các nước trên thế giới đều ghinhận sự tồn tại của hình thức trọng tài này Tuy nhiên, quy định của pháp luật các nướcvề hình thức trọng tài này cũng ở mức độ sâu, rộng khác nhau.

Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tựchấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.

Tính chất “vụ việc” hay “lâm thời” của hình thức trọng tài này thể hiện ở chỗ trọng tàichỉ được thành lập theo thoả thuận của các bên tranh chấp để giải quyết vụ tranh chấpcụ thể giữa các bên Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại và hoạt động trong thời giangiải quyết vụ tranh chấp giữa hai bên, khi giải quyết xong vụ tranh chấp, trọng tài tựchấm dứt hoạt động.

Trang 3

Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điềuhành ( vì chỉ được thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo sự thoả thuận của cácbên) và không có danh sách trọng tài viên riêng.

Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên trong hoặcngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào.

Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tục dành riêng cho mình.

Trọng tài vụ việc chỉ được các bên thành lập khi phát sinh tranh chấp nên quy tắc tốtụng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thoả thuận xây dựng Tuy nhiên, đểtránh lãng phí thời gian cũng như công sức đầu tư vào việc xây dựng quy tắc tố tụng,các bên tranh chấp có thể thoả thuận lựa chọn bất kì một quy tắc tố tung phổ biến nào,mà thông thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nướcva quốc tế.

2.2 Trọng tài thường trực

Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới nhữnghình thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài, các hiệp hội trọng tài hay các việntrọng tài nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâmtrọng tài Ta có định nghĩa: Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cáchpháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định.

Từ khái niệm về trung tâm trọng tài trên, ta có thể đưa ra một số đặc trưng cơ bản vềhình thức trọng tài này như sau:

Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệthống cơ quan nhà nước Thể hiện:

- Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên saukhi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chứ không phải được thành lậpbởi Nhà nước Do đó, nó không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước cũngkhông thuộc hệ thống cơ quan xét xử Nhà nước.

- Hoạt động của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không đượccấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước.

- Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhànước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết.

- Dù không được thành lập bởi Nhà nước nhưng trung tâm trọng tài vẫn luôn đặtdưới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các hoạt động như: ban hành cácvăn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của trung tâmtrọng tài; cấp, thay đổi, bổ sung hay thu hồi giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạtđộng của các trung tâm trọng tài; hỗ trợ trung tâm trọng tài trong việc hủy hoặc khônghủy quyết định trọng tài, hỗ trợ trong việc cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài

Trang 4

Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau.Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới.

Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ Cơcấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm.Cụ thể:

- Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài vàcó thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử.

- Các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có thể tham giai vào việcgiải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định.

Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tốtụng riêng Thể hiện:

- Tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên, mỗi trung tâm trọng tàicó quyền tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời có thể mở rộng hoặcthu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động trên cơ sở sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền.

- Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng đượcxây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quyđịnh của pháp luật về trọng tài thương mại Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọngtài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này.

- Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thường dựa trên cơ sở làmột số bản quy tắc trong tài hay một số công ước quốc tế có liên quan cũng như bảnquy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín.

Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tàiviên của trung tâm Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia giải quyết tranhchấp chỉ được giới hạn trọng danh sách trọng tài viên của trung tâm Vì vậy, hoạt độngxét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trungtâm.

3 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại

3.1 Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài

Nguyên tắc này được hiểu như sau: tranh chấp thương mại chỉ được giải quyếttại trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài đó có hiệu lực.Theo điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, nếu không có thỏa thuận trọng tàihoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu mà hội đồng trọng tài vẫn giải quyết thì quyết địnhcủa hội đồng sẽ bị hủy Đây là nguyên tắc quan trọng và có tính quyết định đối với việccó hay không áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Nếu không cónguyên tắc này thì những nguyên tắc sau cũng trở thành vô nghĩa và không cần thiết.Chính vì vậy mà nó được đưa lên làm nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc cần áp

Trang 5

dụng trước tiên khi tiến hành xem xét một vụ tranh chấp bằng hình thức trọng tàithương mại.

3.2 Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan

Một số tổ chức trọng tài yêu cầu trọng tài viên xác nhận bằng văn bản rằng họđang và sẽ độc lập với các bên và yêu cầu trọng tài viên trình bày bất kỳ sự kiện hoặcchi tiết nào có thể khiến các bên nghi ngờ về tính độc lập của họ Điều này cho thấy,việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng, tính độc lập của các trọng tài viên đốivới các bên là vấn đề được quan tâm đặc biệt Trọng tài viên phải có đủ cách điều kiệnnhất định để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranhchấp Để trở thành một trọng tài viên của một trung tâm trọng tài, công dân Việt Namcần hội tụ đầy đủ những điều kiện quy định tại điều 12 Pháp lệnh trọng tài thương mại.Khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên phải thật sự là người thứba độc lập, vô tư, không liên quan đến các bên có tranh chấp cũng như không có bất kỳlợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó Nếu vi phạm những quy định trên, trọng tàiviên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp hoặc các bên có quyền yêu cầu đổi trọng tàiviên vụ tranh chấp.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải căn cứ vào các tình tiếtcủa vụ tranh chấp, xác mình sự việc nếu thấy cần thiết và phải căn cứ vào các chứng cứmà mình thu thập được chứ không thể bị chi phố bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.Không ai có quyền can thiệp, chỉ đạo vào việc giải quyết tranh chấp của trọng tài viên.Quyết định của trọng tài viên phải đúng với sự thật khách quan.

Tại điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 còn quy định: Nếu trọng tài viênkhông vô tư, không khách quan trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, vi phạmnghĩa vụ của trọng tài viên thì quyết định của hội đồng trọng tài có trọng tài viên đó sẽbị hủy bỏ.

3.3 Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật

Đây được coi là một nguyên tắc rất quan trọng trong mọi thủ tục tố tụng cũngnhư giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội trong điều kiện nhà nước pháp quyền.Vì vậy, để giải quyết tranh chấp thương mại một cách công bằng, hợp lý, bảo vệ quyềnvà lợi ích chính đáng của các bên; trọng tài viên – người được các bên có tranh chấplựa chọn để giải quyết tranh chấp phải căn cứ theo pháp luật.

Nếu trọng tài viên không căn cứ vào pháp luật, nhận hối lộ hoặc có hành vi viphạm đạo đức trọng tài viên thì các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài Tư tưởngchỉ đạo đối với trọng tài viên là pháp luật, chỉ có căn cứ vào pháp luật, trọng tài viênmới giải quyết được các tranh chấp một cách vô tư, khách quan Có như vậy mới đượccác nhà kinh doanh tín nhiệm.

Trang 6

3.4 Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên

Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tụcgiải quyết tranh chấp mà trọng tài viên phải tôn trọng, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả làquyết định của hội đồng trọng tài sẽ bị tòa án hủy theo yêu cầu của các bên.

Có thể thấy rằng, thông qua thỏa thuận trọng tài, quyền hạn của hội đồng trọng tàitrong việc giải quyết tranh chấp là do các bên giao cho họ Cụ thể như:

- Các bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng nào nào, hình thức trọng tài nào thì chỉcó trung tâm trọng tài đó và hình thức trọng tài đó có thẩm quyền giải quyết.

- Các bên lựa chọn trọng tài viên nào thì trọng tài viên đó có quyền giải quyết.- Các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết thì chỉcó trọng tài viên duy nhất đó có quyền giải quyết.

- Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp.

- Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc giảiquyết.

- Các bên có quyền thỏa thuận thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.Như vậy, có thể thấy nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham giatranh chấp là một trong những nguyên nhắc tiên quyết của việc áp dụng hình thứctrọng tài thương mại Và chỉ có trong tố tụng trọng tài – hình thức giải quyết tranh chấpdo các bên lựa chọn, các bên mới có quyền thỏa thuận nhiều vấn đề như vậy và trọngtài viên bắt buộc phải tuân theo.

3.5 Nguyên tắc giải quyết một lần

Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc giải quyết tranh chấpthương mại là nhanh chóng, tránh dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp Chính vì vậy mà ngày nay, để các tranh chấp thương mạigiữa các nhà kinh doanh có thể được giải quyết nhanh chóng và dứt điểm, các tổ chứctrọng tài phi chính phủ đã ra đời để đáp ứng yêu cầu đó của các nhà kinh doanh.

Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, trọng tài thương mại không có cơquan cấp trên nên phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như bản án sơ thẩm của tòa án, cũng không có thủtục giám đốc thẩm, tái thẩm Tố tụng trọng tài chỉ có một trình tự giải quyết, tức là cáctranh chấp thương mại chỉ được giải quyết một lần tại trọng tài.

Nếu quyết định của trọng tài không bị tòa án hủy bỏ theo đơn yêu cầu của mộttrong các bên mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì sau thời hạn 30 ngày,kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, bên được thi hành quyết địnhtrọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cưtrú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.

Trang 7

II THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI.

Trọng tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp thương mại.Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọngtài thương mại nếu các bên có tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tàinày có hiệu lực.

Khác với thẩm quyền của tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền vụviệc, nếu được các bên có “vụ việc” lựa chọn đích danh Các nguyên tắc phân địnhthẩm quyền theo lãnh thổ, theo trụ sở hoặc chỗ ở của bị đơn và theo sự thỏa thuận củanguyên đơn không được áp dụng trong tố tụng trọng tài Thẩm quyền của trọng tàikhông được phân định theo lãnh thổ, vì các bên có tranh chấp có quyền thỏa thuận lựachọn bất kỳ một tổ chức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho họ, không phụ thuộcvào nơi ở cũng như trụ sở của nguyên đơn hay bị đơn, cũng không phân định theo cấpxét xử, vì chỉ có một cấp trọng tài và lại càng không phân định theo sự lựa chọn củanguyên đơn, vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết nếu các bên có thỏa thuận trọngtài.

Khi các bên đã thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng con đường trọngtài, tức là họ đã trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủđịnh thẩm quyền xét xử đó của tòa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bênhủy thỏa thuận trọng tài.

Nói tóm lại, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nàođược pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này phát sinh trong hoạtđộng thương mại giữa cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh doanh và các bên có thỏathuận trọng tài Nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện trên, vụ việc sẽ không thuộc thẩm quyềngiải quyết của trọng tài thương mại.

Trên cơ sở Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và các văn bản pháp luật hiện hànhcó liên quan, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về thẩm quyền của trọng tài thươngmại thông qua 2 điều kiện trên:

1 Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại phải làtranh chấp thương mại giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh

Như ta đã biết, trong hoạt động giao kết hợp đồng giữa 1 bên là thương nhân vớimột bên là các cá nhân, tổ chức (không phải là thương nhân), nếu có phát sinh tranhchấp thì Luật thương mại 2005 cho phép bên có hoạt động không nhằm mục đích sinhlợi (bên có hành vi dân sự) có thể chọn áp dụng Luật thương mại để giải quyết.

Về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịchvới thương nhân không phải là hoạt động thương mại thuần túy nhưng bên khôngnhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng Luật thương mại thì quan hệ này trở thànhquan hệ pháp luật thương mại và tranh chấp phát sinh từ quan hệ này phải được quan

Trang 8

niệm là tranh chấp thương mại Ví dụ như: tranh chấp giữa công ty với thành viên côngty hay tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau thực chất là tranh chấp thươngmại hiểu theo nghĩa rộng vì tranh chấp này phát sinh từ hoạt động đầu tư với mục đíchsinh lợi.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, loại tranh chấp nói trên khôngthuộc thẩm quyền của trọng tài vì không thỏa mãn điều kiện các bên tranh chấp là cánhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh (điều 2 Nghị định số 25/2004/NĐ – CP ngày15/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh trọngtài thương mại) và cũng không thuộc loại tranh chấp về kinh doanh, thương mại theođiều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Bởi vậy, tranh chấp này theo pháp luật Việt Namhiện hành thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa dân sự, song bên có hoạt động khôngnhằm mục đích sinh lợi có thể chọn áp dụng Luật thương mại để giải quyết Tương tự,các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ cũng chỉ thuộc thẩm quyền củatrọng tài khi các bên tranh chấp là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh.

Tóm lại, trọng tài thương mại Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranhchấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các bên là cá nhân kinh doanh hoặc tổchức kinh doanh Như vậy, so với pháp luật một số nước trên thế giới, pháp luật ViệtNam ta không mở rộng hoàn toàn thẩm quyền của trọng tài thương mại.1

2 Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài hợp lệ

2.1 Thỏa thuận trọng tài

Trước hết, có thể hiểu thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giảiquyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạtđộng thương mại Như vậy, các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh chấphoặc sau khi có tranh chấp Khác với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án – cơ quan tàiphán nhà nước, khi có tranh chấp phát sinh, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị viphạm có quyền đệ đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết mà không cần có sựthỏa thuận trước, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi phải có sự thỏathuận của các bên Nguyên tắc chung là “không có thỏa thuận giải quyết bằng phươngthức trọng tài, không có tố tụng trọng tài”.

Thỏa thuận trọng tài có thể là một thỏa thuận riêng hoặc là thỏa thuận trong hợpđồng và phải được lập thành văn bản Các hình thức thỏa thuận qua thư, điện báo,Telex, Fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện ý chí của các bên giảiquyết vụ tranh chấp bằng trọng tài đều được coi là thỏa thuận trọng tài Ngay cả khihợp đồng giữa các bên không được thể hiện bằng văn bản thì thỏa thuận trọng tài vẫnphải lập thành văn bản Khi nộp đơn kiện cho trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải nộpkèm theo thỏa thuận trọng tài Nếu không có thỏa thuận trọng tài, trung tâm trọng tài sẽkhông có thẩm quyền giải quyết.

Trang 9

2.2 Thỏa thuận trọng tài hợp lệ

Thỏa thuận trọng tài hợp lệ là thỏa thuận trọng tài đó không bị vô hiệu Điều nàycó nghĩa là, ngay cả khi có thỏa thuận trọng tài nhưng nếu thỏa thuận trọng tài đó vôhiệu thì trọng tài cũng không có thẩm quyền giải quyết Các trường hợp thỏa thuậntrọng tài vô hiệu được quy định tại điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.

Sau đây, trên cơ sở điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, chúng ta sẽ cùng tìmhiểu về các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu, từ đó kéo theo việc loại trừ thẩmquyền của trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp trong những trường hợp này:

- Thứ nhất, tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại (ví dụ: tranhchấp hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa văn phòng luật sư hoặc công ty luật sư với doanhnghiệp Pháp luật Việt Nam không quan niệm đây là tranh chấp kinh doanh, thươngmại).

Với cách quy định này dường như nhà làm luật có sự trùng lặp giữa thỏa thuậntrọng tài không có hiệu lực với vụ việc không thuộc thẩm quyền của trọng tài? Bảnthân lí do tranh chấp không thuộc hoạt động thương mại đã loại trừ thẩm quyền củatrọng tài Như vậy, quy định thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu trong trường hợp này thựcsự không có ý nghĩa.

- Thứ hai, người kí thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền kí kết Quy định nàycần được hiểu ở hai khía cạnh.

Ở khía cạnh thứ nhất, một bên kí thỏa thuận trọng tài không có năng lực chủ thể (vídụ: chi nhánh, văn phòng đại diện).

Ở khía cạnh thứ hai, người kí thỏa thuận trọng tài không phải là người đại diện hợppháp cho pháp nhân hoặc kí thay cá nhân không được ủy quyền.

- Thứ ba, một bên kí thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ(người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vidân sự).

- Thứ tư, thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ về đối tượngtranh chấp hay tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó cácbên không có thỏa thuận bổ sung (ví dụ: Điều khoản trọng tài ghi chung chung như“Tranh chấp giữa các bên được giải quyết tại cơ quan trọng tài Việt Nam”).

Cốt lõi của thỏa thuận trọng tài là phải thể hiện rõ ý chí và sự thống nhất ý chí củacác bên trong việc lựa chọn tổ chức trọng tài có thẩm quyền Còn những sai sót về mặtkỹ thuật trong soạn thảo điều khoản trọng tài không làm sai lệch ý chí của các bên thìsẽ không không làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu (ví dụ: Trong hợp đồng giữa mộtbên là doanh nghiệp của Việt Nam với một bên là doanh nghiệp nước ngoài có ghi:“Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên được giải quyết tại tòa án trọng tài Việt Nambên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam” Thỏa thuận trọng tài này

Trang 10

không bị coi là vô hiệu mặc dù khái niệm “tòa án trọng tài” không phù hợp với tên gọithực của hình thức trọng tài mà các bên hướng tới Đó là sai sót về mặt kỹ thuật nhưngkhông làm sai lệch ý chí của các bên trọng việc lựa chọn tổ chức trọng tài, đó là Trungtâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên canh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

Vì vậy, thỏa thuận này hoàn toàn có hiệu lực.

- Thứ năm, thỏa thuận trọng tài không được lập thành văn bản (ví dụ: Các bên thỏathuận miệng, trao đổi qua điện thoại )

- Thứ sáu, bên kí kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyênbố thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu.

Như vậy, thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu khi thỏa thuận đó không thể hiệnđầy đủ, thể hiện không đúng ý chí của các bên hoặc ý chí của các bên không phù hợpquy định của pháp luật Thỏa thuận trọng tài vô hiệu không tạo ra thẩm quyền chotrọng tài Khi đó vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án.

III ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNGTRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI.

1 Ưu điểm của trọng tài thương mại:

Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng Trọng tàicho thấy có một số ưu điểm sau:

Thứ nhất, quyết định của Trọng tài là chung thẩm và vì vậy nó có giá trị bắt buộcđối với các bên, các bên không thể chống án hay kháng cáo Việc xét xử tại Trọng tàichỉ diễn ra ở một cấp xét xử, đó cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với xét xử tạiTòa án bởi thông thường xét xử tại Tòa án diễn ra ở hai cấp Hội đồng trọng tài sau khituyên phán quyết xong là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm dứt sự tồn tại.

Thứ hai, hoạt động của Trọng tài diễn ra liên tục vì Hội đồng Trọng tài xét xử vụkiện là do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện, do đócác trọng tài viên là người theo vụ kiện từ đầu đến cuối, vì vậy họ có điều kiện để nắmbắt và tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ/việc Chính điều này có lợi ngay cả khi cácbên muốn hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗtrợ các bên đạt tới một thỏa thuận, điều mà ít khi xảy ra ở Tòa án.

Thứ ba, trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết của Trọng tài có tínhriêng biệt Hầu hết các quy định pháp luật về Trọng tài của các quốc gia đều thừa nhậnnguyên tắc Trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác Đây là một ưuđiểm quan trọng bởi các doanh nghiệp không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp bịđem ra công khai trước Tòa án, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạtđộng kinh doanh của mình.

Thứ tư, khi xét xử, Trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm củacác chuyên gia và điều này được thể hiện ở quyền chọn Trọng tài viên của các bên.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w