1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn ở việt nam đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động

95 99 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 499,5 KB

Nội dung

Vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp 2013 Điều 10: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp côngnhân và của người

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LỀU VŨ LINH

HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ Tæ CHøC C¤NG §OµN ë VIÖT NAM

§¸P øNG Y£U CÇU B¶O VÖ QUYÒN CñA NG¦êI LAO §éNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LỀU VŨ LINH

HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ Tæ CHøC C¤NG §OµN ë VIÖT NAM

§¸P øNG Y£U CÇU B¶O VÖ QUYÒN CñA NG¦êI LAO §éNG

Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người

Mã số: 8380101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS CHU HỒNG THANH

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

LỀU VŨ LINH

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 9

1.1 Nhận thức chung về công đoàn và pháp luật về tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động 9

1.1.1 Khái quát về quyền của người lao động 9

1.1.2 Công đoàn và pháp luật về tổ chức công đoàn 13

1.1.3 Hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn 16

1.2 Pháp luật quốc tế về tổ chức công đoàn và bảo vệ quyền của người lao động 19

1.2.1 Quyền của người lao động theo luật nhân quyền quốc tế 19

1.2.2 Quyền công đoàn và tổ chức công đoàn theo luật nhân quyền quốc tế 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 34

2.1 Khái quát về lao động và tổ chức công đoàn ở Việt Nam 34

2.1.1 Quyền của người lao động theo pháp luật Việt Nam 34

2.1.2 Tổ chức công đoàn Việt Nam 44

2.2 Thực trạng hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động 53

Trang 5

2.2.1 Những bảo đảm của pháp luật hiện hành về tổ chức công đoàn

trong việc bảo vệ người lao động 532.2.2 Hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn thông qua việc sửa

đổi, bổ sung các quy định hiện hành 552.2.3 Kết quả đạt được và ưu điểm 572.2.4 Hạn chế và Nguyên nhân 63

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 67 3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn đáp

ứng yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động 67 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn đáp ứng

yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động 77

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về tổ chức công đoàn phù

hợp với pháp luật quốc tế 773.2.2 Hoàn thiện pháp luật về thành lập và tham gia tổ chức công đoàn 783.2.3 Hoàn thiện các quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức

công đoàn 803.2.4 Hoàn thiện pháp luật về cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý đối với

hoạt động công đoàn 82

KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐCS: Công đoàn cơ sở

CPTPP: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình DươngĐVNLĐ: Đoàn viên người lao động

ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóaILO: Tổ chức lao động quốc tế

NLĐ: Người lao động

NSDLĐ: Người sử dụng lao động

TƯLĐTT: Thỏa ước lao động tập thể

UDHR: Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bất cứ ai sinh ra trên thế giới đều được hưởng một món quà từ tạo hóa

đó là “Quyền con người”, đây là một phạm trù lịch sử, có ý nghĩa vô cùngquan trọng trong tiến trình phát triển của loài người Trong quá khứ, tư tưởngnày được thể hiện ở Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, và đãđược Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong Bản tuyên ngôn độc lập của nước

ta vào ngày 02/09/1945: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Cho đến thời điểm hiện tại, quyền con người vẫn luôn là một vấn đề được tấtcả các quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm Có thể nói rằng, không mộtquốc gia nào trên thế giới có thể đứng ngoài sự tác động của quyền con người

và dự đoán trong tương lai, sự tác động sẽ ngày càng lớn

Và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, việc bảo đảm quyền conngười vẫn luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm Trong lĩnhvực lao động, quyền con người, nhất là quyền của người lao động lại càngthu hút được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và xã hội, bởi lẽ, lao động

là hoạt động tất yếu của con người, “đóng một vai trò vĩ đại trong tiến trình lịch sử của nhân loại” [19, tr.5], còn người lao động lại là lực lượng xã hội

quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội của đất nước.Bên cạnh đó, trong quan hệ lao động, người lao động luôn ở vị trí yếu thếhơn so với người sử dụng lao động, và là người phải thực hiện các nghĩa vụlao động nên thường phải đối mặt với các rủi ro, dẫn đến quyền con ngườicủa họ rất dễ bị xâm phạm Chính vì vậy, rất nhiều vấn đề đặt ra liên quantrực tiếp đến việc tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền của người lao động

Trang 8

cần được giải quyết một cách hợp lý Và tổ chức công đoàn, tổ chức đại diệncho người lao động, là một thực thể pháp lý được lập ra để bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp chính đáng của họ.

Ở nước ta hiện nay, trong lĩnh vực lao động, tổ chức công đoàn có vị tríđặc biệt quan trọng, cả về ý nghĩa chính trị cũng như địa vị pháp lý Vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp

2013 (Điều 10):

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp côngnhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đạidiện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lýkinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của

cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đềliên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vậnđộng người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặc dù với trọng trách nặng nề như vậy, nhưng đến nay tổ chức côngđoàn Việt Nam đã từng bước thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của người lao động Tuy nhiên, bên cạnh những thànhquả đã đạt được, hoạt động của tổ chức công đoàn Việt Nam vẫn còn bộc lộnhiều hạn chế

Nhiều tổ chức công đoàn cơ sở trong hệ thống Tổng Liên đoàn laođộng, tuy được thành lập từ lâu nhưng hiệu quả hoạt động không cao, quyềnđại diện của công đoàn chỉ mang tính hình thức, việc tham gia ký thoả ước laođộng tập thể của tổ chức này chưa thực sự có ý nghĩa với người lao động Bêncạnh đó, chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao, vẫn chưa phát huy và thểhiện được vai trò là đại diện duy nhất của người lao động

Trang 9

Xét về nhân sự, đội ngũ cán bộ tổ chức công đoàn (cán bộ công đoàn)thường xuyên biến động, nhận thức về tổ chức công đoàn, trình độ, năng lựccòn hạn chế so với yêu cầu của tổ chức Ở khu vực có vốn đầu tư ngoài nhànước, vị thế của cán bộ công đoàn không được nâng cao do lệ thuộc về mặtkinh tế và quản lý lao động của doanh nghiệp Ngoài ra, cán bộ công đoàncòn hoạt động kiêm nhiệm, không có cơ hội tập trung phát triển hoạt động; cơchế bảo vệ cán bộ công đoàn cũng chưa được hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở vàchưa được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, nên khả năng tạo động lựckhuyến khích cán bộ công đoàn nhiệt tình tham gia còn hạn chế.

Công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động chưa thực sự hiệu quả,nội dung tuyên truyền, giáo dục còn chung chung, chưa tập trung vào lợi íchthiết thực của người lao động Phương pháp hoạt động công đoàn cơ sở vẫn cònlạc hậu, chưa được đổi mới mạnh mẽ đáp ứng điều kiện kinh tế, xã hội mới;

Chất lượng tham gia góp ý, xây dựng, nhằm hoàn thiện chính sách,pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn chưa cao Đoànviên và người lao động ít có cơ hội được tham gia, quyết định những vấn đềliên quan đến quyền, lợi ích của họ trong tổ chức công đoàn; người lao độngkhông có thời gian để tham gia các hoạt động công đoàn; người lao động bịphân biệt đối xử dưới nhiều hình thức khác nhau khi tham gia tổ chức côngđoàn Vai trò tham gia đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người laođộng ở một số công đoàn ngành, công đoàn địa phương hiệu quả còn thấp,đặc biệt là tổ chức công đoàn cơ sở, phần lớn chịu ảnh hưởng bởi tác độngcủa người sử dụng lao động Ngoài ra, hoạt động công đoàn còn hình thứctrong kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách Tổ chức công đoàn

cơ sở chưa thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của mình trong việc tổ chức đình côngtheo quy định của pháp luật, còn lúng túng, bị động khi tham gia giải quyếttranh chấp lao động, đình công tại cơ sở Việc tổ chức các hoạt động tư vấn

Trang 10

pháp luật, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm chưa đáp ứng yêu cầu của đoànviên, người lao động.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với xuhướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đang và sẽ đứng trướcnhững thời cơ và thách thức mới Kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy sự gia tăngnhanh chóng của các thành phần kinh tế cộng với sự gia tăng về số lượng,chất lượng của đội ngũ những người lao động Cơ chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa sẽ có tác động không hề nhỏ đến quan hệ lao động.Dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích giữa người sử dụng lao động và người laođộng sẽ ngày càng gia tăng, sâu sắc, quyết liệt Và với lợi thế về kinh tế vàquyền quản lý, người sử dụng lao động đương nhiên có ưu thế hơn so vớingười lao động Hệ quả là người lao động bị lệ thuộc, bóc lột, đàn áp ngaycả trong xã hội hiện đại Vì lẽ đó, việc phát huy và bảo đảm quyền côngđoàn của người lao động là biện pháp cần thiết nhằm duy trì sự cân bằngtương quan lực lượng hai bên trong quan hệ lao động, bảo đảm quan hệ laođộng ổn định, hài hòa và tiến bộ

Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về

tổ chức công đoàn ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để nângcao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của ngườilao động, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức Công đoàn Một sốcông trình tiêu biểu có thể kể đến như: Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2000

về "Địa vị pháp lý của Công đoàn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" của Nguyễn Tuấn Long; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2005 về “Giải quyết tranh chấp lao động và vấn đề nâng cao vị trí của tổ chức Công đoàn trong

Trang 11

giải quyết tranh chấp lao động” của Nguyễn Thị Thái Thuận; Luận văn thạc

sĩ Luật học năm 2010 về "Công đoàn - tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động" của Nguyễn Ngọc Việt; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2009 về “Vai trò của Công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công” của Nguyễn Thị Phương Thúy; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2014 về “Vai trò của Công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Hà; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2014 về “Vai trò của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay” của Vũ Xuân Kiểm…

Bên cạnh đó, đã có rất nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học

pháp lý chuyên ngành như: Dương Văn Sao (2003), “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Lao

động và Công đoàn; Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Lê Thị Hoài Thu (2009),

“Cơ chế ba bên và vai trò của Công đoàn”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp…

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, bài viết trên mới chỉ mang tínhchất gợi mở hoặc đi sâu nghiên cứu một vài khía cạnh, lĩnh vực cụ thể, chưatập trung vào vấn đề hoàn thiện pháp luật về tổ chức Công đoàn ở Việt Namtrên cơ sở đối chiếu với các quy định pháp luật nhân quyền quốc tế Chính vì

vậy, việc nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống về vấn đề “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động” là việc làm mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức côngđoàn Việt Nam, luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằmnâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích củangười lao động Việt Nam

Trang 12

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu quyền của người lao động trong pháp luật nhân quyềnquốc tế, đặc biệt là quyền công đoàn

- Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn

về tổ chức công đoàn Việt Nam và công đoàn quốc tế

- Đánh giá ưu nhược điểm trong thực tiễn hoạt động của tổ chức côngđoàn Việt Nam

- Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật quốc tế và pháp luậtViệt Nam liên quan đến tổ chức công đoàn, tác giả đưa ra một số giải pháphoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận

và thực tiễn về tổ chức công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động

- Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật quốc tế và Việt Nam liên quan đếnhoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền củangười lao động Việt Nam

5 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về hoạt độngcủa tổ chức công đoàn Việt Nam trong việc bảo về quyền của người lao động

Luận văn phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của tổ chức công đoàn, sosánh với pháp luật nhân quyền quốc tế, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nângcao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền của người lao động

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận, pháp lý

về hoạt động của tổ chức công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ người laođộng trên cơ sở các quy định của pháp luật nhân quyền quốc tế và việc ápdụng thực hiện tại Việt Nam

- Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng của tổ chức công đoàn tại

Trang 13

Việt Nam, qua đó chỉ ra những kết quả và tồn tại, hạn chế, cùng nhữngnguyên nhân của các kết quả, tồn tại, hạn chế đó.

- Luận giải các quan điểm và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiệnpháp luật về tổ chức công đoàn, đáp ứng điều kiện của pháp luật nhân quyềnquốc tế trong việc bảo vệ quyền của người lao động tại Việt Nam

7 Tổng quan tài liệu

Xây dựng tổ chức công đoàn và nâng cao hiệu quả hoạt động côngđoàn cơ sở trong các doanh nghiệp là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước vàcác cấp công đoàn quan tâm.Thời gian qua, công tác này đã có những chuyểnbiến nhất định, tuy đây không phải là một vấn đề mới nhưng đòi hỏi phải cónhững nghiên cứu sâu sắc nhằm làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn Để đápứng yêu cầu đó, đã có một số tài liệu đề cập đến vấn đề này như: Đỗ Thị Thảo

(2007), Vai trò của công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp; Vũ Xuân Kiểm (2014), Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ; Nguyễn Thị Phương Thúy (2009), Vai trò của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công, Luận văn thạc sĩ Luật học.

Ngoài ra, đã có một số bài viết đăng trên tạp chí khoa học pháp lý

chuyên ngành như Dương Văn Sao (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tạp chí Lao động và Công đoàn; Lê Thị Hoài Thu (2009), Cơ chế ba bên và vai trò của công đoàn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; hay “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động Công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh” của Ban Tổ chức

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 1997

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ mang tính chất gợimở hoặc đi sâu nghiên cứu một số khía cạnh, lĩnh vực cụ thể của Luật Lao

Trang 14

động và Luật Công đoàn cũ, mà chưa đi vào nghiên cứu một cách toàn diện,đầy đủ và có hệ thống vấn đề hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn trongbảo về quyền của người lao động ở Việt Nam, tập trung dưới góc độ nhânquyền – một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

8 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểmcủa Đảng, Nhà nước ta về quyền con người, quyền công dân

Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm phương pháplịch sử, phương pháp logic, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích,tổng hợp và so sánh để nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, hoàn thiện hệthống lý luận pháp lý.Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt đểđảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu

9 Cơ cấu của luận văn

Ngoài các phần Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các tàiliệu tham khảo và Kết luận, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý hoàn thiện pháp luật về tổ chức

công đoàn đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động

Chương 2: Thực trạng pháp luật về tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu

bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức

công đoàn đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động

Trang 15

1.1.1 Khái quát về quyền của người lao động

Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, hoạt động quan trọng

nhất của con người là lao động, Ph.Ăngghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rang: Lao động đã tạo ra chính bản thân con người” [3, tr.49].

Lao động là hoạt động bình thường của con người, nhưng lại đóng mộtvai trò vĩ đại trong tiến trình lịch sử phát triển nhân loại Nó chẳng những lànhân tố cơ bản, đầu tiên tạo ra con người, mà còn là điều kiện để con người làchính họ Nhờ có lao động mà con người tách mình ra khỏi thế giới động vật,đồng thời biết vận dụng quy luật của tự nhiên để chinh phục nó Điều đó đãkhẳng định: lao động là hoạt động liên tục, có mục đích của con người tácđộng vào thế giới xung quanh để tạo ra những giá trị vật chất và tinh thầnnhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội loài người Lao động có

tổ chức với năng suất, chất lượng là nhân tố quyết định cho sự phát triển củađất nước nói riêng và nhân loại nói chung Lao động của con người luôn nằmtrong một hình thái xã hội nhất định, bởi vì trong quá trình lao động conngười không chỉ quan hệ với thiên nhiên mà còn quan hệ với nhau Quan hệgiữa người với người trong lao động gọi là quan hệ lao động, là biểu hiện củaquan hệ sản xuất chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu, phương thức tổ chứclao động do đặc điểm, tính chất của quan hệ sở hữu quyết định Chính vì thế,

Trang 16

ở từng chế độ xã hội khác nhau trong lịch sử, tùy thuộc vào đặc điểm và tínhchất của các quan hệ sở hữu của giai cấp, mà có sự hợp tác, phân công laođộng thông qua những phương thức tổ chức lao động tương ứng.

Từ trước đến nay, mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một loại quan hệ laođộng đặc thù, thích ứng với nó Song, nhìn chung, các loại quan hệ lao độngcủa bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào đều bao gồm hai chủ thế là ngườilao động và người sử dụng lao động Lao động được xã hội hóa ở mức độcàng cao thì việc thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động và người

sử dụng lao động càng trở nên quan trọng và cần thiết Người sử dụng laođộng có nhu cầu sử dụng người lao động, người lao động có nhu cầu vềviệc làm và thu nhập Hai loại nhu cầu này buộc họ phải kết hợp với nhau

để tạo thành quan hệ lao động

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra định nghĩa về quan hệ lao động(Industrial Relations) là:

Những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa người lao động và người

sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng như các mối quan hệ giữa cácđại diện của họ với nhà nước Những mối quan hệ như thế xoay quanhcác khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồmcả những vấn đề như tuyển mộ, thuê mướn, sắp xếp công việc, đàotạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoàigiờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, vệ sinh, giải trí,chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các vấn đề phúc lợi chongười thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật [7]

Xuất phát từ bản chất của quan hệ lao động, người sử dụng lao động vàngười lao động phải cùng hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng vàcùng có lợi Vì vậy, các bên cam kết và cùng thực hiện quan hệ lao động vớitinh thần tôn trọng lẫn nhau Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ đều

Trang 17

diễn ra tốt đẹp, nhiều quan hệ nảy sinh mâu thuẫn về quyền lợi từ cả hai phía

và ngày càng gia tang về số lượng cũng như tính nghiêm trọng của mâuthuẫn Người sử dụng lao động bỏ vốn ra kinh doanh, bao giờ cũng muốn thuđược lợi nhuận cao, do đó, họ tìm cách hạ thấp các chi phí, trong đó có việchạ giá nhân công bằng cách tăng giờ làm, giảm tiền lương, trốn bảo hiểm, bảo

hộ lao động… Sự vi phạm các cam kết ban đầu, sự đối xử thiếu công bằngtrong quá trình lao động, hành vi ứng xử không hợp tình, hợp lý của đôi bên

đã dẫn đến những rạn nứt trong quan hệ lao động Mâu thuẫn ngày càng đượcđẩy lên cao khi các bên không tìm được đến nói chung Để bảo vệ bản thânchống lại sự bóc lột của người sử dụng lao động, người lao động đã phản ứngbằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức liên kết đấu tranh, ngừng việc,đình công…

Nhìn chung, trong quan hệ lao động, người lao động tham gia quan hệlao động với tư cách là người bán sức lao động, còn người sử dụng lao độngkiếm lợi nhuận dựa trên sức lao động đó Sức lao động của họ chính là hànghóa để đổi lấy tiền lương phục vụ cho nhu cầu đời sống thiết yếu của gia đình

họ Điều dễ thấy nhất trong quan hệ lao động, đó là việc người lạo động phải

lệ thuộc vào người sử dụng lao động và được đặt trong mối quan hệ khôngcân sức với người sử dụng lao động Do đó, ở mọi quốc gia, nhà nước luônthiết lập một hành lang pháp lý tối thiểu để bảo vệ nhóm người yếu thế nàytrong quan hệ lao động Họ được đảm bảo đầy đủ các quyền con người, trong

đó đặc biệt là quyền con người trong lao động

Về cơ bản, có thể hiểu quyền con người trong lao động là những quyềncon người liên quan đến điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động,bao gồm việc làm, tiền lương, an toàn lao động, hoạt động công đoàn, an sinh

xã hội nói chung và bảo hiểm nói riêng [39, tr.12] Tuy nhiên, cần phân biệt

“quyền con người trong lao động” và “quyền của người lao động” để có thể

Trang 18

hiểu rõ hơn về quyền của nhóm người lao động trong quan hệ với người sử

dụng lao động Nhắc đến “quyền con người trong lao động” là muốn nói quyền của con người trong lĩnh vực “lao động”, dùng để phân biệt với quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau như “chính trị”, “văn hóa”, “giáo dục”… Còn khi nói “quyền của người lao động” là muốn phân biệt quyền

của người lao động với quyền của con người nói chung và quan trọng nhất là

phân biệt với “quyền của người sử dụng lao động” trong quan hệ lao động.

Quyền của người lao động mặc dù có thể được diễn giải ít nhiều khácnhau ở mỗi một quốc gia, song về cơ bản bao gồm các nhóm quyền chính sau:

- Quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền không bị lao động cưỡngbức, quyền tự do chấp nhận và lựa chọn công việc;

- Quyền được hưởng mức lương công bằng và được trả lương tươngđương cho những công việc như nhau;

- Quyền được làm việc trong điều kiện bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động;

- Quyền được có thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý;

- Quyền được thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, trong đó baogồm cả quyền được thương lượng tập thể và đình công;

- Quyền được hưởng an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội nói riêng

Những quyền của người lao động được ghi nhận, định nghĩa trong cácđiều ước quốc tế (tuyên ngôn, công ước, khuyến nghị…) trong hệ thống phápluật quốc gia (hiến pháp, đạo luật,…) Với tư cách là các quyền con người,chúng sẽ tạo ra những nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia trong việc bảo đảmrằng tất cả mọi người trong nước được thụ hưởng những quyền này (như đưa

ra những chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy việc thực hiện) và đưa ranhững giải pháp pháp lý khi những quyền đó bị xâm phạm (như hoạt độnggiám sát, phán xử) [39, tr.13]

Như vậy, các quyền của người lao động là một bộ phận trong hệ thốngquyền con người, nhóm quyền này được ghi nhận, xem xét, bảo đảm trên bình

Trang 19

diện cả quốc tế và quốc gia, cả khía cạnh quyền và nghĩa vụ.

1.1.2 Công đoàn và pháp luật về tổ chức công đoàn

Trong quan hệ lao động, người lao động luôn bị lệ thuộc vào người sửdụng lao động, sự phụ thuộc này có thể giảm bớt dựa trên sự tiến bộ của loàingười, nhưng nó vẫn luôn tồn tại trong mỗi hình thái xã hội và từng giai đoạn pháttriển Vì vậy, nhằm đảm bảo cân bằng địa vị pháp lý giữa người lao động vàngười sử dụng lao động, việc liên kết trong tập thể lao động được xem như một

nhu cầu tất yếu khách quan Từ đó, xuất hiện khái niệm “đại diện lao động”.

Đại diện lao động là hệ quả của quan hệ mua bán sức lao động, nó đượcxác lập trên cơ sở tương tác giữa người lao động và người sử dụng lao động.Xét trong mối tương quan giữa các chủ thể của quan hệ lao động, đại diện laođộng phản ánh kết quả của sự liên kết trên cơ sở tự do thỏa thuận giữa các bênhoặc theo quy định pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp phápcủa tập thể người lao động Ở đâu khi người lao động vào vị trí bất lợi trongmối quan hệ với người sử dụng lao động, thì ở đó xuất hiện đại diện lao động

Cùng với sự phát triển ngày càng phong phú, đa dạng của quan hệ laođộng, các thiết chế đại diện của người lao động ngày càng có cơ hội khẳngđịnh được vị trí cũng như việc mở rộng phạm vi thiết lập mạng lưới trên khuvực và thế giới Đặc biệt là sự ảnh hưởng của thiết chế đại diện người laođộng tới quan hệ lao động Đảm bảo quyền lợi của tập thể người lao động,xây dựng quan hệ lao động ổn định, bền vững là những mục tiêu cơ bản củathiết chế này hướng đến Thiết chế mà tác giả đang nhắc đến đó là công đoàn

Tổ chức công đoàn (labour union) là tổ chức đại diện cho quyền lợikinh tế của một bộ phận lực lượng lao động nhất định Công đoàn có nhiềuhình thức, chẳng hạn công đoàn công ty- là tổ chức công đoàn đại diện cho tấtcả lao động trong một công ty và nói chung không liên kết với các công đoànkhác Hình thức công đoàn này phổ biến ở Nhật Ở Anh, hình thức chủ yếu

Trang 20

được vận dụng là công đoàn nghề - một tổ chức công đoàn đại diện cho mộtnhóm thợ thủ công làm cùng một nghề, chẳng hạn thợ điện Những người này

có thể làm việc ở các ngành khác nhau Ở Mỹ và lục địa châu Âu, công đoànngành là hình thức chủ yếu đại diện cho tất cả công nhân trong một ngành.Hình thức tổng công đoàn – một hình thức đại diện cho công nhân trongnhiều ngành nghề - hiện nay cũng đã trở thành phổ biến ở Mỹ và châu Âu Nó

là kết quả của sự sáp nhập các công đoàn nghề và công đoàn ngành lại vớinhau

Mặc dù, tổ chức công đoàn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhautại từng khu vực, quốc gia, nhưng nhìn chung, tổ chức công đoàn là tổ chứcnhân danh tập thể, thay mặt, đại diện cho người lao động thỏa thuận, hợp tácvới người sử dụng lao động để đạt được lợi ích cao hơn trong tiến trình laođộng Thông qua tổ chức này, người lao động có thể đạt được mức thu nhậptốt, phản ánh đúng giá trị thực sức lao động đã tiêu hao, họ được làm việc trongmôi trường an toàn, đảm bảo hỗ trợ thực hiện công việc, những tranh chấp mâuthuẫn được hạn chế… Lợi ích mà tổ chức công đoàn luôn hướng đến cũngchính là lợi ích mà người lao động mong muốn

Tổ chức công đoàn là tổ chức xã hội do người lao động tự nguyện liênkết, lập ra nhằm thống nhất ý chí, định hướng hành động và tập trung sứcmạnh để hợp tác phát triển quan hệ lao động, giải quyết các vấn đề lợi íchbằng thương lượng, thỏa thuận Do vậy, hoạt động nội bộ của tổ chức côngđoàn do các thành viên quyết định thông qua việc xây dựng một điều lệchung, điều chỉnh thống nhất trong cả tổ chức Thông qua tổ chức công đoàn,đoàn viên được đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia quan

hệ lao động Trong quan hệ ba bên giữa Nhà nước – Người sử dụng lao động– Người lao động, tổ chức công đoàn vừa là cầu nối giữa các bên, vừa là láchắn bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động

Là tổ chức xã hội, song tổ chức công đoàn được nhà nước trao các

Trang 21

quyền năng pháp lý nhất định: có tư cách pháp nhân, có cơ chế pháp lýbảo đảm hoạt động trên thực tế Về bản chất, địa vị pháp lý của tổ chứcnày đặt trong quan hệ với người sử dụng lao động là độc lập, bình đẳngtrong đó, quyền nhân danh mình hoặc thay mặt, đại diện người lao động

để thực hiện chức năng bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho người laođộng là quan trọng hơn cả

Quyền về công đoàn được các điều ước quốc tế cũng như pháp luậtquốc gia quy định Theo đó, quyền tự do liên kết, tự do hiệp hội của người laođộng được pháp luật thừa nhận trong Hiến pháp, Luật lao động, Luật côngđoàn của mỗi nước với các hình thức khác nhau Những người lao động tậphợp lại để thông qua một tổ chức do tập thể lựa chọn, thay mặt tập thể vàngười lao động bày tỏ ý chí với người sử dụng lao động, với nhà nước Ngườilao động có quyền lựa chọn gia nhập hoặc không gia nhập một tổ chức đạidiện mà không phải chịu sức ép của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào Mọi

sự can thiệp dưới các hình thức ảnh hưởng đến quyền tự do liên kết, tự do lậphội của người lao động đều không được ủng hộ và phải chịu trách nhiệm

Khi tham gia vào quan hệ lao động, công đoàn có thể là một hoặcnhiều tổ chức xã hội được pháp luật quy định những điều kiện cụ thể để thựchiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Chứcnăng này được thực hiện khi tổ chức đó được thành lập, hoạt động hợp pháp

và thông qua người đại diện của tổ chức Tùy thuộc vào pháp luật mỗi quốcgia, một đất nước có thể có một hoặc nhiều tổ chức công đoàn để tạo ra sựcạnh tranh lành mạnh, thu hút người lao động tham gia Từ đó, nâng caochất lượng của việc thực hiện chức năng quan trọng nhất, chức năng bảo vệngười lao động

Trên thực tế, không nhiều nước độc tôn công đoàn là đại diện lao động,chủ yếu là các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hoặc trước đây pháttriển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hầu hết các nước thừa nhận sự đa dạng

Trang 22

của các tổ chức đại diện lao động, điển hình là mô hình đa công đoàn Tuynhiên, việc thừa nhận công đoàn là tổ chức duy nhất bảo vệ người lao động haychấp nhận mô hình đa công đoàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tiêu biểu làđiều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của từng quốc gia Trên cơ sở đó, pháp luậtquốc gia quy định cụ thể mô hình, cơ cấu tổ chức công đoàn cũng như quy địnhchi tiết về thủ tục lựa chọn, điều kiện để tổ chức trở thành tổ chức đại diện laođộng và mối quan hệ giữa những tổ chức này trong hệ thống.

1.1.3 Hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn

Trong giai đoạn hiện nay, pháp luật lao động tại mỗi quốc gia đều đã cóthể đáp ứng một cách nhất định nhu cầu của việc điều tiết các quan hệ laođộng, đây là cơ sở để tổ chức đại diện lao động thực hiện quyền, trách nhiệmcủa mình đối với người lao động, là hành lang để tổ chức này khẳng định vịthế của mình trong mối tương quan với người sử dụng lao động Pháp luật vềđại diện lao động ngày càng hòa nhập, bắt kịp xu thế toàn cầu hóa và sự pháttriển của thị trường lao động thế giới Tuy nhiên, xã hội luôn phát triển, quan

hệ lao động cũng không ngoài vòng xoáy của tiến trình này Vì vậy, việc cảitiến, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là vô cùng cần thiết

Như đã biết, Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắtbuộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thểhiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháttriển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình Hoàn thiện pháp luật về tổ chức côngđoàn là việc sửa đổi, bổ sung, cải tiến hệ thống các quy tắc xử sự điều chỉnh tổchức công đoàn tại Việt Nam Trong khuôn khổ luận văn này, việc hoàn thiệnpháp luật về tổ chức công đoàn được nghiên cứu theo chức năng quan trọng nhất

của tổ chức công đoàn, đó là “bảo vệ quyền của người lao động”

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn là cơ sở cốt lõi tạo hànhlang pháp lý cho tổ chức công đoàn hoạt động phù hợp với bản năng của tổchức này Đây là một vấn đề tất yếu khách quan, việc hoàn thiện cần phải đáp

Trang 23

ứng các yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống pháp luật mang tính toàn diện,thống nhất và có tính khả thi trên thực tế.

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn trước hết phải tập trung vào

ba nhóm quy phạm pháp luật chủ yếu của quyền công đoàn: tổ chức, thànhlập; quyền, trách nhiệm; những bảo đảm pháp lý cho tổ chức công đoàn hoạtđộng Tất nhiên, không phải hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ kéo theo sựhoàn thiện, hiệu quả của tổ chức công đoàn Về cơ bản, pháp luật chỉ tạo môitrường pháp lý trên lý thuyết, hỗ trợ việc vận hành trên thực tế, còn tổ chứccông đoàn có áp dụng hiệu quả hay không phải phụ thuộc vào chính tổ chức

đó, đặc biệt là những người trực tiếp thực hiện các quyền và trách nhiệm bảo

vệ người lao động

Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức công đoàn đã xác lậpcác nguyên tắc tổ chức và hoạt động cũng như quy định hình thức tổ chứccông đoàn, mở rộng thẩm quyền của công đoàn cấp trên trong việc xúc tiếnthành lập các công đoàn cơ sở Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng, nhóm quyphạm pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức công đoàn chưa thực sự

rõ ràng, mới chỉ dừng lại ở những quy định chung mà không có hướng dẫnchi tiết, khiến cho việc bảo đảm cơ chế để người lao động thực sự sử dụngquyền tự do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn chưa được hiện thựchóa Thực tế, trong quá trình tổ chức và hoạt động, công đoàn còn gặp nhiềukhó khăn trong phân cấp trong quản lý, về sự độc lập trong quá trình thựchiện Người sử dụng lao động vẫn có sức ảnh hướng, can thiệp rất lớn đến quátrình thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động Tất cảcác vấn đề này cần phải được tiếp tục nghiên cứu xem xét và sửa đổi trongquá trình xây dựng và hoàn thiện chế định đại diện lao động, tiêu biểu là tổchức công đoàn

Ở Việt nam hiện nay, pháp luật lao động đang trong quá trình xây

Trang 24

dựng, hoàn thiện và ngày càng bắt kịp với hệ thống pháp luật lao động trênthế giới Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam mới phê chuẩn Hiệpđịnh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Việcnày đòi hỏi pháp luật về lao động ở Việt Nam cần có những bước tiến mớiphù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Trong đó, Bộ luật lao động và Luật côngđoàn là những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị điều chỉnh tương đốitoàn diện các quan hệ lao động, đặc biệt là quan hệ giữa tổ chức công đoàn vàngười sử dụng lao động Đây là những văn bản cần phải được nghiên cứu kỹlượng và sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới Ngoài ra, với việc đã gianhập Tổ chức lao động quốc tế và phê chuẩn nhiều công ước quan trọng,Việt nam đang trên con đường hoàn thiện, thúc đẩy quyền tự do công đoàn,làm cơ sở cho việc thực thi pháp luật lao động Đây là một trong những đònbẩy, tạo động lực cho quyền tự do công đoàn tại Việt Nam được chú trọng

và thực thi hiệu quả trên thực tế

Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thuận lợi, quyền tự do công đoàn của ngườilao động Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và tháchthức nhất định:

- Công đoàn, người lao động, người sử dụng lao động vẫn chưa thực sựquan tâm, có cái nhìn toàn diện khi tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế;

- Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều công ước về lao động, tuy nhiên,với 2 công ước cốt lõi liên quan trực tiếp đến quyền tự do công đoàn (Côngước 87, Công ước 98), Quốc hội mới đây mới chỉ thông qua Nghị quyết phêchuẩn gia nhập Công ước 98, với Công ước 87 hiện vẫn còn đang bỏ ngỏ;

- Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật lao động nói chung và pháp luậtđiều chỉnh về quyền tự do công đoàn nói riêng còn chưa được chú trọng,khiến quyền của người lao động chưa được bảo vệ một cách hiệu quả;

- Việc mới đây phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa là thuận lợi nhưng cũng là thách thức

Trang 25

không hề nhỏ đối với pháp luật Việt Nam về những vẫn đề liên quan đếnquyền tự do công đoàn của người lao động.

Do vậy, việc học tập, nghiên cứu về vấn đề này trong giai đoạn hiện tại

là vô cùng cần thiết Chúng ta vừa phải tìm hiểu, đánh giá về tiêu chuẩn laođộng của quốc tế, vừa phải tự nhìn nhận, tìm ra những điểm thiếu sót của quyđịnh pháp luật trong nước, từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị để hoàn thiệnhành lang pháp lý về tổ chức công đoàn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền củangười lao động trong bối cảnh hiện nay

1.2 Pháp luật quốc tế về tổ chức công đoàn và bảo vệ quyền của người lao động

1.2.1 Quyền của người lao động theo luật nhân quyền quốc tế

Quyền của người lao động không chỉ xuất hiện từ khi các văn kiện của

Bộ luật nhân quyền quốc tế ra đời, mà trước đó, quyền của người lao động đãđược biết đến thông qua Tổ chức lao động quốc tế Tổ chức Lao động quốc tế(International Labour Organization – ILO) được thành lập năm 1919, đi tiênphong trong việc công nhận quốc tế đối với các quyền kinh tế - xã hội nóichung và các quyền về lao động nói riêng Điều lệ của ILO đã tuyên bố:

Xét thấy một nền hòa bình bao quát và bền vững chỉ có thể xâydựng trên cơ sở công bằng xã hội… bất luận quốc gia nào khôngchấp thuận những điều kiện nhân đạo cho lao động cũng sẽ là mộttrở ngại đối với những quốc gia khác hằng mong muốn cái thiệnđiều kiện này trong đất nước mình

Trong Tuyên ngôn Philadelphia năm 1944, ILO đã khẳng định rằng:Tất cả mọi người đều có quyền theo đuổi sự giàu có về vật chất và

sự phát triển về tinh thần trong điều kiện tự do và nhân phẩm, sự anninh về mặt kinh tế và cơ hội bình đẳng

Năm 1998, ILO đã ra Tuyên bố về “Các Nguyên tắc và Quyền cơ bản

Trang 26

tại nơi làm việc”, theo đó xác định 8 công ước cơ bản của ILO cần được áp

dụng với mọi quốc gia, không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cùngnhư trình độ phát triển Các công ước này đã hợp thành các tiêu chuẩn laođộng quốc tế cơ bản và cũng được xem là các quyền cơ bản của người laođộng, được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi toàn cầu

Trước khi có Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948,trong các đạo luật quốc gia (Anh, Pháp, Đức, Mexico, Hoa Kỳ,…) và các điều

ước quốc tế, quyền của người lao động đã ít nhiều được “pháp điển hóa”.

Tuy nhiên, phải đến khi có Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm

1948 và nhất là khi có hai Công ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR),các quyền về kinh tế, xã hội và văn háo (ICESCR) năm 1966 thì các quyềncon người, trong đó có quyền của người lao động, mới thực sự được côngnhận trên phạm vi toàn cầu

ILO có chức năng cơ bản là thiết lập các chuẩn mực lao động quốc tếbằng việc thông qua các công ước và khuyến nghị bao trùm các lĩnh vực liênquan đến lao động, có vai trò quan trọng trong việc khẳng định, cụ thể hóa vàbảo đảm thực hiện các quyền của người lao động Với 189 Công ước, và cũngkhoảng từng ấy khuyến nghị do ILO thông qua, đã hợp thành Bộ luật laođộng quốc tế (International Labour Code)

Các văn kiện quốc tế quy định khá nhiều quyền của người lao động,trong đó bao gồm: quyền không bị lao động cưỡng bức, tự do quyết định chấpnhận và lựa chọn công việc, quyền được hưởng mức lương công bằng vàđược trả lương bằng nhau cho những công việc như nhau, quyền có thời giờnghỉ ngơi và việc giới hạn hợp lý thời giờ làm việc, quyền được đảm bảo điềukiện làm việc an toàn và vệ sinh, quyền được thành lập và gia nhập công đoàn,quyền được đình công… Các quyền về lao động tuy phân ra như thế nhưng lại

có mối liên quan với nhau, chẳng hạn như quyền làm việc có được thực hiện

Trang 27

thì mới phát sinh quyền công đoàn, đến lượt nó, quyền công đoàn có được thựchiện thì mới có cơ sở để thực hiện quyền đình công… [39, tr.15].

Tại Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người, các quyền của người laođộng bao gồm: quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 22); quyền làm việc

và được trả lương ngang nhau cho những công việc như nhau, được trả lươngxứng đáng và hợp lý để đảm bảo cho một cuộc sống có giá trị như một conngười, được thành lập hoặc gia nhập công đoàn (Điều 23); quyền nghỉ ngơi,giải trí (Điều 24)

Để cụ thể hóa tuyên ngôn, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa đã quy định về quyền làm việc (Điều 6); quyền được hưởng các điềukiện lao động thích đáng và thuận lợi (Điều 7); quyền được thành lập và gianhập công đoàn (Điều 8); quyền được hưởng an sinh xã hội, bao gồm cả bảohiểm xã hội (Điều 9)

Ngoài ra, các quyền trong lĩnh vực lao động còn được ghi nhận và đảmbảo bởi nhiều văn kiện pháp luật của Tổ chức lao động quốc tế thông qua.Các tiêu chuẩn quốc tế tại 189 Công ước cùng với các khuyến nghị đã đề cậpđến hầu như toàn bộ những vấn đề về lao động và chia ra thanh nhiều chủ đềkhác nhau, trong đó quan trọng nhất là nhóm 8 Công ước cơ bản cần phải bảođảm thực hiện Người lao động phải có những quyền căn bản này mới có thểđấu tranh để cải thiện những quyền lợi cá nhân và tập thể trong môi trườnglao động của mình 8 Công ước cơ bản gồm: Công ước số 87 và 98 về tự dohội đoàn và thương lượng giữa công đoàn và người sử dụng lao động; Côngước số 29 và 105 về lao động cưỡng bức; Công ước số 100 và 111 về phânbiệt đối xử; Công ước số 138 và 182 về lao động trẻ em

Việc thông qua các Công ước quốc tế về lao động mới chỉ là một nửacông việc của ILO Vấn đề quan trọng hơn cả là bảo đảm Công ước được ápdụng tại các quốc gia, người lao động được thụ hưởng các quyền đó Là những

Trang 28

điều ước quốc tế, các Công ước của ILO yêu cầu các quốc gia thành viên cầnphê chuẩn và sau khi phê chuẩn có nghĩa vụ thi hành Tuy nhiên, cùng với việcbảo đảm để các quốc gia thành viên thực hiện các Công ước thì cũng đòi hỏi sựđấu tranh của người lao động và tổ chức đại diện của nó để được thụ hưởng cácquyền đó Thực tế cho thấy, từ khi Điều lệ của ILO được thông qua thì phảiđến những năm 30 của thế kỷ trước, quyền thành lập, hoạt động công đoàn mớiđược chấp nhận trong pháp luật phần lớn các nước châu Âu và đến giữa thế kỷquyền đình công mới được nhiều nước thừa nhận [14, tr 509].

Theo đó, việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người lao động không chỉdừng lại ở việc thông qua các điều ước quốc tế mà còn là sự chủ động đấutranh của người lao động, nhóm người lao động trong việc liên kết với nhau

để bảo vệ từng thành viên của nó Điều này được thể hiện ở quyền công đoàn,

và đó cũng chính là mục đích mà luận văn hướng tới

1.2.2 Quyền công đoàn và tổ chức công đoàn theo luật nhân quyền quốc tế

Quyền công đoàn là quyền có tính chất tập thể của người lao động.Hiểu đầy đủ thì quyền công đoàn bao gồm quyền được thành lập, tham giacông đoàn, được thương lượng tập thể và được đình công Quyền tự do côngđoàn của người lao động, về cơ bản, chỉ là một khía cạnh của quyền tự do lập

hội của con người nói chung được tuyên bố tại Điều 20 của UDHR “1 Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa; 2 Không bị ai

ép buộc phải tham gia bất cứ tổ chức nào” [39, tr 36].

Để hiểu rõ hơn về quyền công đoàn cũng như vận dụng trong việc tìmhiểu giá trị của tổ chức công đoàn, chúng ta phải nắm được nguồn cội củaquyền này Trước khi phân tích quyền công đoàn, tác giả muốn phân tích cơbản về quyền tự do hiệp hội theo pháp luật nhân quyền quốc tế

1.2.2.1 Quyền tự do hiệp hội

Trang 29

Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc, khái niệm “hội” (association)dùng để chỉ bất cứ nhóm nào của các cá nhân và/hoặc các thực thể pháp lý tụhọp với nhau để cùng hành động, bày tỏ, thúc đẩy, theo đuổi hoặc bảo vệ mộtlĩnh vực quan tâm chung Một số dạng phổ biến của xã hội bao gồm: các tổchức xã hội dân sự, các câu lạc bộ, các hợp tác xã, các tổ chức phi chính phủ,các hội mang tính tôn giáo, các đảng chính trị, các nghiệp đoàn, các quỹ vàcác hội liên kết trực tuyến trong việc hỗ trợ những công dân tích cực tham giavào việc xây dụng xã hội dân chủ [13, tr 136].

Quyền tự do hiệp hội bao gồm 3 nội dung cơ bản: 1) Quyền thành lậphội; 2) Quyền gia nhập hội; 3) Tự do hoạt động, điều hành các hội

- Về quyền thành lập và gia nhập hội

Khoản 1 Điều 22 ICCPR quy định: “Mọi người có quyền tự do hiệp hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo

vệ lợi ích của mình”.

Theo đó, ICCPR ghi nhận tất cả mọi người đều được hưởng quyền tự

do hiệp hội, không bị giới hạn ở công dân, mà còn bao gồm cả người nướcngoài và người không quốc tịch đang sinh sống hợp pháp ở một quốc gia.Quyền thành lập và gia nhập các hội là nội dung chủ yếu của quyền tự do hiệphội Quyền này bao hàm cả quyền thành lập và gia nhập các công đoàn để bảo

vệ lợi ích của người lao động

Trình tự, thủ tục thành lập một hội có tư cách pháp nhân được quy địnhkhác nhau trong pháp luật của các quốc gia, nhưng điều quan trọng là các cơquan nhà nước giải quyết thủ tục một cách thiện chí, bình đẳng và nhanh

chóng Chuyên gia của Liên Hợp Quốc khuyến nghị rằng một “thủ tục thông báo” (a notification procedure) thì tốt hơn, phù hợp với luật nhân quyền hơn là một “thủ tục cho phép trước” (prior authorization procedure) đòi hỏi phải có

sự chấp thuận của cơ quan nhà nước để thiết lập một pháp nhân [21, tr 371].Cả hai thủ tục này đều đòi hỏi sự nhanh chóng, việc chậm trễ đăng ký, cấp

Trang 30

phép cho một hội có thể coi là sự vi phạm quyền tự do hiệp hội Mặt khác,nếu từ chối thì phải nêu rõ lý do và thông báo cho chủ thể có đơn thành lập.

Đồng thời với việc thành lập, các cá nhân có quyền gia nhập và thoát lykhỏi các hội Các hội cũng vậy, có quyền ngưng hoạt động và tự giải tán Tuynhiên, việc cơ quan nhà nước buộc dừng hoạt động và giải tán hội lại phảituân thủ chặt chẽ các quy định của luật

- Về quyền hoạt động tự do và được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô lý

Quyền tự do hiệp hội được hiểu là quyền hoạt động tự do của các hội,

và điều này xác định các nghĩa vụ của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ

và thực thi quyền này Luật nhân quyền quốc tế đòi hỏi Nhà nước có nghĩa vụthực thi các biện pháp chủ động và thụ động nhằm bảo đảm các quyền tự docăn bản của người dân:

 Nhà nước không được can thiệp vào các hoạt động bình thường củahội, không được tùy tiện đặt điều kiện cho những quyết định và hoạt động củahội; không được đảo ngược kết quả bầu cử thành viên ban lãnh đạo; khôngđược bắt buộc trong ban lãnh đạo của các hội phải có sự hiện diện của đạidiện Chính phủ

 Nhà nước có nghĩa vụ thúc đẩy quyền tự do hiệp hội thông qua việctiến hành các biện pháp tích cực để thiết lập và duy trì môi trường thuận lợicho hoạt động của các hội Thành viên của các hội cần phải được thực hànhquyền của mình mà không lo sợ việc có thể trở thành đối tượng của bất cứ sự

đe dọa hay hành động bạo lực nào

 Nhà nước phải tạo điều kiện cho các hội tìm kiếm, tiếp cận và sửdụng các nguồn lực trong nước và quốc tế phục vụ việc hoạt động (các nguồntài chính được chuyển giao, các đóng góp phi tài chính, các nguồn lực vậtchất, nguồn nhân lực…)

Trang 31

 Các quốc gia có nghĩa vụ ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền tự

do hiệp hội từ phía công quyền cũng như cá nhân, tổ chức

- Về hạn chế quyền tự do hiệp hội

Cũng giống đa số các quyền con người khác, quyền tự do hiệp hộikhông phải là quyền tuyệt đối mà có thể bị giới hạn Khoản 2 Điều 22 ICCPRquy định cụ thể:

Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế doluật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích anninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏehoặc đạo đức của công chúng hay quyền và tự do của người khác.Điều này không ngăn cản việc đặt ra những hạn chế hợp pháp trongviệc thực hiện quyền này đối với những người làm việc trong lựclượng vũ trang và cảnh sát

Theo đó, chỉ có luật mới có thể giới hạn quyền tự do hiệp hội, tuynhiên, luật cũng không thể giới hạn quyền một cách tùy tiện, mà phải đảmbảo yêu cầu cần thiết phù hợp với mục đích của giới hạn

Qua phân tích trên đây về quyền tự do hiệp hội, chúng ta có thể thấyrằng quyền này bao hàm cả quyền thành lập và gia nhập công đoàn để bảo vệlợi ích của người lao động Cũng cần lưu ý là quyền công đoàn không chỉđược quy định trong quyền tự do hiệp hội mà nó còn được ghi nhận, bảo vệtrong rất nhiều các văn kiện quốc tế khác về nhân quyền

1.2.2.2 Quyền công đoàn và tổ chức công đoàn

Lịch sử hình thành và phát triển của quan hệ lao động trên thế giới chothấy, cho đến cuối thế kỷ XVIII, quan hệ giữa người thuê lao động và người

đi làm thuê vẫn được xem như quan hệ dân sự thuần túy, nhà nước hầu nhưkhông can thiệp vào mối quan hệ này Đến đầu thế kỷ XIX, với sự phát triểnđột phá của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc, quá

Trang 32

trình công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ cao, các ông chủ tư bản đua nhau đầu

tư tiền của và thuê mướn lao động để thực hiện tham vọng lợi nhuận củamình Trên con đường tìm kiếm lợi nhuận, các nhà tư bản không từ bỏ bất kỳthủ đoạn nào, bóc lột lao động một cách thậm tệ, làm cho quan hệ chủ - thợngày càng phức tạp Trước tình hình này, người lao động đã liên kết thành lậpcác nghiệp đoàn của mình để đấu tranh bảo vệ và giành quyền lợi Các cuộcbãi công, biểu tình của người lao động nổ ra ở khắp nơi có diễn ra quan hệ laođộng, mà trong nhiều trường họp, các cuộc đấu tranh này nhằm vào các nhàcầm quyền với yêu sách phải ban hành những đạo luật phù hợp để bảo vệquyền lợi cho những người lao động làm thuê Để đối phó với làn sóng đấutranh này, người sử dụng lao động cũng liên kết thành lập các hiệp hội của họ

Trong hoàn cảnh đó, nhà nước không thể tiếp tục đối xử với quan hệchủ - thợ như quan hệ dân sự thuần túy nữa, mà phải thừa nhận nó là quan hệđặc trưng, quan trọng và cần một hệ thống pháp luật điều chỉnh cụ thể (quan

hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật lao động) Các quy chế về lao độnglần lượt được ra đời ở các quốc gia, như: quy chế về tiền lương tối thiểu đượcban hành ở Niu Di Lân vào năm 1884, ở Úc năm 1898, ở Anh năm 1909, ở

Mỹ năm 1913, ở Pháp năm 1915, ở Đức năm 1923… Sau Chiến tranh thế giớilần thứ nhất (1914 – 1918), luật lệ lao động cấp quốc gia mới ra đời và được

áp dụng một cách rộng rãi Từ năm 1919 trở đi, với sự ra đời của ILO, quan

hệ lao động không chỉ được thừa nhận ở cấp quốc gia mà còn được thừa nhậnở cả tầm quốc tế, tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động đãphải ngồi lại với nhau để thương thuyết về các vấn đề liên quan tới quyền lợicủa các bên [39, tr 184 - 185]

Với khái quát trên đây, chúng ta đều thấy rõ sự thành lập của tổ chứcđại diện người lao động là phong trào lớn trên thế giới Người lao động có thểthành lập một hoặc nhiều tổ chức đại diện của mình tùy thuộc vào phạm vi

Trang 33

quyền tự do lập hội được thừa nhận như thế nào bởi pháp luật từng quốc gia Các

tổ chức đại diện của người lao động của các quốc gia có quyền gia nhập tổ chứcđại diện của người lao động trong khu vực và quốc tế, như: Tổ chức khu vựcchâu Á – Thái Bình Dương (APRO), Hội đồng Công đoàn ASEAN (ATUC),Công đoàn ngành nghề quốc tế, Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU)…

Ở cấp độ quốc tế, quyền công đoàn được bảo vệ chủ yếu bởi các điềuước quốc tế đa phương của Liên hợp quốc và Tổ chức lao động quốc tế.Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, quyền công đoàn được ghi nhận và đảm bảobởi hàng loạt văn kiện quan trọng về quyền con người nói chung và quyềncủa người lao động nói riêng Trước tiên, chúng ta phải kể đến một văn kiệnmang tính chất khuyến nghị, đó là Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyềnnăm 1948 Dù không có giá trị bắt buộc thực thi, nhưng văn kiện được xemnhư là một học thuyết pháp lý nền tảng, tạo tiền để, cơ sở cho việc xây dựngcác văn bản pháp lý quốc tế khác về những quyền cơ bản của con người,trong đó có quyền công đoàn

Trong nhóm các quyền liên quan đến lao động được ghi nhận tại Điều

23 của Tuyên ngôn trên, quyền công đoàn là một quyền đi liền với người laođộng Khoản 4, Điều 23 quy định về quyền thành lập và gia nhập công đoàn

(righ to form and join trade union): “4 Mọi người đều có quyền thành lập hoặc gia nhập công đoàn để bảo vệ các quyền lợi của mình”.

Để đảm bảo giá trị pháp lý quốc tế của quyền tự do công đoàn nêu trên,Liên hợp quốc đã có hàng loạt các công ước với những điều khoản buộc cácquốc gia thành viên, khi phê chuẩn công ước, phải tôn trọng và tạo điều kiệncho tất cả người lao động tham gia, thành lập công đoàn để bảo vệ lợi ích của

họ trong quan hệ lao động với giới chủ

Điều 22 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm

1966 quy định:

Trang 34

1 Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cảquyền lập và gia nhập các công đoàn bảo vệ lợi ích của mình.

2 Việc thực hiện các quyền này không bị hạn chế, trừ những hạnchế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ,

vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo

vệ sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự docủa người khác Điều này không ngăn cản việc đặt ra những hạnchế hợp pháp trong việc thực hiện quyền này đối với những ngườilàm việc trong các lực lượng vũ trang và cảnh sát

3 Không một quy định nào của điều này cho phép các Quốc giathành viên đã tham gia Công ước về tự do lập hội và bảo vệ quyềnlập hội năm 1948 của Tổ chức Lao động quốc tế được tiến hànhnhững biện pháp lập pháp hoặc hành pháp làm phương hại đếnnhững bảo đảm nêu trong Công ước đó

Tại quy định trên, khoản 1 ghi nhận nhận quyền thành lập và gia nhậpcông đoàn tương tự như quyền tự do lập hội Theo đó, công đoàn cũng là mộtdạng hiệp hội hoạt động vì lợi ích chung của các thành viên, việc nhấn mạnhquyền công đoàn là để bảo vệ tốt hơn quyền này, do thực tế quyền này và cácquyền lao động khác luôn trong tình thế đối lập với lợi ích của giới chủ và đôikhi với cả chính quyền nên thường bị đàn áp và hạn chế

Mặc dù vậy, khoản 2 Điều 22 đã xác định quyền lập và gia nhập côngđoàn không phải là quyền tuyệt đối, nó có thể bị giới hạn bởi luật của quốcgia nếu cần thiết để đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự côngcộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền tự do của ngườikhác Đặc biệt, quyền này có thể bị hạn chế đối với những người làm việctrong lực lượng vũ trang và cảnh sát

Khoản 3 Điều 22 quy định đối với các thành viên tham gia Công ước

Trang 35

về tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội năm 1948 của ILO (Công ước số 87)

về việc không được làm phương hại đến những bảo đảm nêu trong Công ước

đó bằng những biện pháp lập pháp và hành pháp Khoản này như củng cố rõthêm quan điểm của pháp luật quốc tế trong sự tham gia quản lý nhà nước đốivới quyền công đoàn của người lao động

Không chỉ được ghi nhận tại ICCPR, quyền công đoàn có được ghinhận tại Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa:

1 Các quốc gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm:

a) Quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn domình lựa chọn, chỉ tuân theo quy chế của tổ chức công đoàn đó đểthúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình Khôngđược áp đặt bất kỳ hạn chế nào lên việc thực thi quyền này, ngoạitrừ những hạn chế theo pháp luật và được coi là cần thiết trong một

xã hội dân chủ, vì lợi ích của an ninh quốc gia và trật tự công cộng,hoặc vì mục đích bảo vệ các quyền và tự do của những người khác;b) Quyền của các tổ chức công đoàn được thành lập các liên hiệpcông đoàn quốc gia được thành lập hay gia nhập các tổ chức côngđoàn quốc tế;

c) Quyền của các công đoàn được hoạt động tự do, không bị bất kỳ

sự hạn chế nào ngoài những hạn chế do pháp luật quy định và là cầnthiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia và trật

tự công cộng, hoặc nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do củangười khác;

d) Quyền đình công với điều kiện là các quyền này phải được thựchiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước

2 Điều này không ngăn cản việc áp đặt những hạn chế hợp pháp vớiviệc thi hành những quyền nói trên đối với những nhân viên phục vụ

Trang 36

trong các lực lượng vũ trang, cảnh sát hoặc bộ máy chính quyền.

3 Không quy định nào trong điều này cho phép các quốc gia thànhviên Công ước năm 1948 về tự do hội họp và bảo vệ quyền lập hộicủa Tổ chức lao động quốc tế được sử dụng các biện pháp lập pháphoặc hành pháp mà có thể làm tổn hại đến các bảo đảm nêu trongCông ước đó

Về cơ bản, quyền công đoàn tại Điều 8 ICESCR có nội dung tương tựquy định về quyền này tại Điều 22 ICCPR, tuy nhiên, chúng ta có thể nhậnthấy một số điểm khác biệt và chi tiết hơn về quyền công đoàn tại ICESCR.Điều 8 ICESCR quy định khía cạnh tập thể của quyền làm việc, bao gồmquyền của cá nhân thành lập hoặc tham gia công đoàn theo lựa chọn củamình, quyền của tổ chức công đoàn thành lập hoặc gia nhập các công đoàn vàquyền tự do hoạt động của tổ chức công đoàn Ngoài ra, khoản 1.d cũng ghinhận về quyền đình công, đây được xem như một trong những thành tố đểđảm bảo quyền làm việc và quyền có điều kiện làm việc công bằng và thuậnlợi khi phát sinh tranh chấp

Khác với một số quyền được ghi nhận trong ICESCR bằng cụm từ

“Nhà nước công nhận”, quyền về công đoàn được bắt đầu bằng “Nhà nước đảm bảo”, với hàm ý coi nghĩa vụ đảm bảo quyền về công đoàn là nghĩa vụ

tức thời, đòi hỏi quốc gia thành viên phải thực hiện ngay lập tức và đầy đủ.Đồng thời, trong khi các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khác trong Côngước thường được quy định dưới dạng các thủ hưởng, quyền công đoàn là mộtquyền tự do của cá nhân và tập thể người lao động nên chỉ bị giới hạn trongmột số trường hợp cụ thể Nhưng giới hạn này, tương thích với Điều 4 củaCông ước, được giải thích trong Các nguyên tắc Limburg như sau: Nhữnggiới hạn được áp dụng để bảo vệ các quyền của cá nhân hơn là cho phép các

quốc gia thành viên áp đặt các hạn chế với quyền đó; “Theo quy định của

Trang 37

pháp luật” hàm ý với điều kiện phải nhất quán với Công ước, không được tùy

tiện, bất hợp lý hoặc phân biệt đối xử, đồng thời phải rõ ràng và dễ tiếp cậnvới mọi người, kèm theo các biện pháp bảo vệ và khắc phục hiệu quả chốnglại việc áp đặt một cách lạm dụng hoặc bất hợp pháp các hạn chế lên cácquyền kinh tế, xã hội và văn hóa [21, tr.107]

Theo các nguyên tắc Limburg, các quốc gia thành viên phải tôn trọngquyền này ở mức tối đa và chỉ có thể đặt ra các giới hạn khi thực sự cần thiết.Quyền về công đoàn cần phải được tôn trọng, đảm bảo thay vì cho phép cácquốc gia thành viên được quyền tùy ý áp đặt các giới hạn Nguyên tắc Limburg

cho rằng tiêu chí “thực sự cần thiết” được xác lập dựa vào ba căn cứ:

- Sức ép của công luận hoặc nhu cầu xã hội;

- Việc theo đuổi một mục đích chính đáng;

- Tỷ lệ theo mục đích đó

Theo Điều 8 ICESCR, những căn cứ làm cơ sở để áp đặt giới hạn lên

quyền công đoàn là “an ninh quốc gia”, “trật tự công cộng” và “quyền tự do của người khác” Với “an ninh quốc gia”, lý do này chỉ được biện minh cho

các biện pháp giới hạn khi chúng được thực hiện để bảo vệ sự tồn tại của quốc

gia hay toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị Còn đối với khái niệm “trật

tự công cộng”, được hiểu như tổng thể các quy tắc cơ bản là nền tảng cho một

xã hội Cuối cùng, phạm vi “quyền và tự do của người khác” bao trùm các

trường hợp quyền về công đoàn vượt quá giới hạn, ảnh hưởng tới việc thựchiện các quyền và tự do khác được ghi nhận trong Công ước

Các giới hạn của quyền công đoàn tại mỗi quốc gia là mối quan tâmđặc biệt của Ủy ban khi giám sát và thực thi điều khoản này Hướng dẫn báocáo Điều 8 yêu cầu các quốc gia thành viên trình bày những cơ sở pháp lý vềcông đoàn và đình công, những hạn chế (nếu có) với việc thành lập và hoạtđộng của công đoàn và đình công, cũng như các cơ chế thỏa ước, thươnglượng tập thể hiện có

Trang 38

Ngoài việc xuất hiện trong Bộ luật nhân quyền quốc tế, quyền côngđoàn còn được ghi nhận chi tiết trong các văn kiện của Tổ chức lao động quốc

tế (ILO) Ngay trong Lời nói đầu Hiến chương ILO đã tuyên bố “thừa nhận nguyên tắc tự do liên kết”, sau đó Tuyên ngôn Philadelphia cũng khẳng định:

“tự do ngôn luận và tự do liên kết là điều kiện thiết yếu của tiến bộ lâu dài”

và một lần nữa, nguyên tắc này được nhắc đến trong Tuyên bố vè các nguyêntắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, năm 1998 Việc này cho thấy, Tổ chức

lao động quốc tế coi trọng nguyên tắc “tự do liên kết” và xem đây như một

nền tảng cho tổ chức này

Năm 1948, ILO đã thông qua Công ước số 87 về “Quyền tự do hiệp hội

và về việc bảo vệ quyền được tổ chức”, theo đó những người lao động và

những người sử dụng lao động đều có quyền tập hợp thành những tổ chức theo

sự lựa chọn của mình Các tổ chức này phải lập ra điều lệ, những quy tắc quản

lý, tự do bầu đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và đưa ra phương ánhoạt động cho chính nó, những thành viên tham gia phải chấp thuận vô điềukiện việc thực hiện quy tắc, điều lệ này Tránh mọi sự can thiệp của nhà nước

có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó.Các tổ chức của người lao động có quyền liên kết tạo thành các tổ chức và mọi

tổ chức đều có quyền gia nhập các tổ chức quốc tế của họ Mọi nước thànhviên, mà tại đó Công ước có hiệu lực, cam kết áp dụng mọi biện pháp cần thiết

và thích hợp để bảo đảm cho người lao động được tự do thi hành quyền đượcliên kết Cần lưu ý rang, ngay cả khi chưa phê chuẩn Công ước số 87, nếu đã làthanh viên của ILO, các quốc gia đều phải tôn trọng nguyên tắc tự do liên kết

Cùng với Công ước số 87, Công ước số 98 (1949) về “quyền tổ chức

và thương lượng tập thể” còn yêu cầu các chính phủ phải bảo đảm rằng

quyền liên kết được thực hiện bằng các biện pháp thích hợp Chính phủ phải

có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ những người lao động với mọi hành vi phân

Trang 39

biệt đối xử chống lại quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn trongquá trình lao động của họ Sự bảo vệ phải được áp dụng ngay từ đầu đối vớinhững hành vi buộc người lao động vì việc làm mà không được thành lập, gianhập công đoàn hoặc phải từ bỏ tham gia công đoàn, hoặc là sa thải người laođộng vì lý do gia nhập công đoàn, hoạt động công đoàn Hơn nữa, các biệnpháp bảo vệ còn được áp dụng chống lại mọi hành vi can thiệp vào các côngviệc nội bộ Đầu tiên phải kể đến hành vi dẫn tới việc tạo ra tổ chức của ngườilao động bị chế ngự bởi người sử dụng lao động Tiếp đến là hành vi bằng tàichính hay bằng những cách khác, với ý đồ đặt các tổ chức đó dưới sự điềutiết, chi phối của người sử dụng lao động Do vậy, việc thiết lập những cơ cấuphù hợp với điều kiện từng quốc gia là không thể thiếu để đảm bảo cho việc

tôn trọng “quyền tổ chức” cũng như phải có những biện pháp để khuyến

khích, xúc tiến việc triển khai và sử dụng hoàn tất các hình thức thương lượngtập thể Đây được xem như mối quan tâm đặc biệt của ILO trong quá trìnhxây dựng, thúc đẩy và bảo đảm thực thi quyền này đối với các quốc gia thànhviên và các quốc gia khác trên thế giới

Ngoài ra, quyền công đoàn cũng được thể hiện tại các văn kiện quốc tếkhác về quyền con người với nội dung tương tự, chỉ thu hẹp đối tượng ápdụng với từng chủ đề của Công ước, cụ thể:

- Điểm i Khoản 4 Điều 5 và điểm b Khoản 5 Điều 5 Công ước quốc tế

về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (1965)

- Điều 26, 36, 40 Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả ngườilao động di trú và các thành viên gia đình họ (1990)

Qua những phân tích trên đây, ta thấy được: quyền công đoàn là mộtquyền vô cùng quan trọng trong pháp luật quốc tế, được thể hiện ở rất nhiềuvăn kiện khác nhau, nó trở thành một trong những quyền quan trọng nhất củangười lao động Và tổ chức công đoàn được thành lập ra để đáp ứng yêu cầu

Trang 40

bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong mọi bối cảnh

Chương 2 THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO

ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Khái quát về lao động và tổ chức công đoàn ở Việt Nam

2.1.1 Quyền của người lao động theo pháp luật Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xãhội chủ nghĩa, Nhà nước đã thừa nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùngtồn tại, các chủ sở hữu có thể tham gia quan hệ lao động hết sức đa dạng vàphức tạp Quan hệ giữa người làm công ăn lương với người sử dụng lao độngthuộc mọi thành phần kinh tế đó trở thành mối quan hệ lao động phổ biến

Đảng và Nhà nước đã xác định chiến lược vì con người và phát huy nhân

tố con người trong quan hệ lao động nhằm giải phóng và phát triển nguồn nhânlực của đất nước Tư tưởng bảo vệ người lao động xuất phát từ quan điểm coi

mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là “Vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động” được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ VII Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định:

Để phát triển sức sản xuất cần phát huy khả năng của mọi thànhphần kinh tế, thừa nhận trên thực tế còn có bóc lột, sự phân hóagiàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm, bảo

vệ lợi ích của người lao động

Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định:

Bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của giai cấpcông nhân trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường [8, tr.125]

Ngày đăng: 10/01/2020, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư T.Ư Đảng (2001), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ViệtNam giai đoạn 2001 – 2010
Tác giả: Ban Bí thư T.Ư Đảng
Năm: 2001
2. Đỗ Ngân Bình (2004), “Đình công và giải quyết đình công nhìn từ góc độ so sánh giữa Luật lao động Việt Nam và Luật lao động Cộng hóa Liên bang Đức”, Dân chủ và pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình công và giải quyết đình công nhìn từ gócđộ so sánh giữa Luật lao động Việt Nam và Luật lao động Cộng hóa Liênbang Đức”," Dân chủ và pháp luật
Tác giả: Đỗ Ngân Bình
Năm: 2004
3. C.Mác – Ph.Awngghen (1983), Tuyển tập, Tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: C.Mác – Ph.Awngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1983
4. Nguyễn Hữu Chí (2001), “Vai trò của công đoàn trong cơ chế ba bên và trong việc giải quyết tranh chấp lao động”, Nhà nước và pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của công đoàn trong cơ chế ba bên vàtrong việc giải quyết tranh chấp lao động”, "Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Nguyễn Hữu Chí
Năm: 2001
5. Nguyễn Hữu Chí, Đào Mộng Điệp (2010), “Pháp luật công đoàn một số nước và kinh nghiệm với Việt Nam”, Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật công đoàn một sốnước và kinh nghiệm với Việt Nam”," Luật học, Hà
Tác giả: Nguyễn Hữu Chí, Đào Mộng Điệp
Năm: 2010
6. Công đoàn Việt Nam (2003), Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Tác giả: Công đoàn Việt Nam
Năm: 2003
7. David Macdonal & Caroline Vandenabeele (1997), Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm có liên quan, Tổ chức lao động Quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ quan hệcông nghiệp và các khái niệm có liên quan
Tác giả: David Macdonal & Caroline Vandenabeele
Năm: 1997
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
9. Đào Mộng Điệp (2011), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đại diện lao động”, Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đạidiện lao động”, "Luật học
Tác giả: Đào Mộng Điệp
Năm: 2011
10. Đào Mộng Điệp (2014), Pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận án Tiến sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam thựctrạng và hướng hoàn thiện
Tác giả: Đào Mộng Điệp
Năm: 2014
11. Phạm Quang Đồng (2004), Công đoàn tổ chức đại diện tập thể người lao động lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công đoàn tổ chức đại diện tập thể người laođộng lý luận và thực tiễn
Tác giả: Phạm Quang Đồng
Năm: 2004
12. Viên Thế Giang (2010), “Quyền quản lý lao động và giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về lao động”, Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền quản lý lao động và giải pháp hoàn thiệnpháp luật quản lý nhà nước về lao động”," Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Viên Thế Giang
Năm: 2010
14. Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide (CB), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, 1948: mục tiêu chung của nhân loại, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn quốc tế nhânquyền, 1948: mục tiêu chung của nhân loại
Nhà XB: Nxb Lao động – Xã hội
15. Lê Thanh Hà (2011), “Vai trò công đoàn trong kinh tế thị trường định hướng XHCN”, Báo lao động, (85), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò công đoàn trong kinh tế thị trường địnhhướng XHCN”, "Báo lao động
Tác giả: Lê Thanh Hà
Năm: 2011
16. Đào Thị Hằng (2005), “Cơ chế ba bên và khả năng thực thi trong pháp luật lao động ViệtNam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế ba bên và khả năng thực thi trong phápluật lao động ViệtNam”, "Tạp chí nhà nước và pháp luật
Tác giả: Đào Thị Hằng
Năm: 2005
17. Hồ Chí Minh (1985), Giai cấp Công nhân và Công đoàn, Nxb Lao động Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp Công nhân và Công đoàn
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Lao độngHà Nội
Năm: 1985
18. Nguyễn Thị Hường (2015), Quyền thành lập và gia nhập công đoàn của người lao động ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền thành lập và gia nhập công đoàn củangười lao động ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Năm: 2015
19. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật lao độngViệt Nam
Tác giả: Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
20. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Luật nhân quyền quốc tế những vấn đề cơ bản, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật nhân quyền quốc tế những vấn đềcơ bản
Tác giả: Khoa Luật – ĐHQGHN
Nhà XB: Nxb Lao động – Xã hội
Năm: 2011
58. Cao Nhất Linh, Quyền thành lập, tham gia công đoàn trong luật quốc tế và Luật Việt Nam,http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=88 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w