1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay

12 838 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 332,06 KB

Nội dung

Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay Trần Mạnh Quân Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Luận văn ThS. Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật; Mã Số: 60 38 01 Nghd: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung của pháp luật thi hành án dân sự. Đánh giá đúng đắn về thực trạng pháp luật thi hành án dân sự hiện hành và trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật nói chung. Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam. Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Thi hành án Contents: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là công đoạn cuối cùng bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1992 đã quy định rõ: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành" [36]. Nhận thức tầm quan trọng của công tác thi hành án, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về thi hành án dân sự, như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2004) và nhất là trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Hội đồng nhà nước trước đây, nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 và gần đây là Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Kết quả sau hơn ba năm thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 cho thấy, nhiều quy định về thủ tục thi hành án đã thể hiện được quan điểm cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, tháo gỡ kịp thời một số tồn tại, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì Pháp lệnh năm 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhất là quy định về trình tự, thủ tục; trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án; cơ chế quản lý, mô hình tổ chức cơ quan thi hành án chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc được giao; quyền hạn của cơ quan thi hành án, của Chấp hành viên chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa thi hành án dân sự với thi hành án phạt tù, đặc biệt là các vụ án hình sự có bồi thường thiệt hại; chưa tạo ra cơ sở pháp lý để thực hiện xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự, v.v Các hạn chế, bất cập này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng án dân sự tồn đọng, tuy có giảm dần, nhưng hiện nay vẫn còn lớn (năm 2005 có 327.658 vụ việc tồn đọng chiếm 58.38%; năm 2006 có 331.092 vụ việc tồn đọng chiếm 54.99%; năm 2007 có 311.443 vụ việc tồn đọng chiếm 48.04%; năm 2008 có 313.428 vụ việc tồn đọng), làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết định của Tòa án chưa được bảo đảm, nhiều việc gây bức xúc trong xã hội. Từ những vấn đề trên cho thấy Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, vì vậy cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về thi hành án dân sự. Ngày 14/11/2008, Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 và Nghị quyết về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự số 24/2008/QH12. Đây là hai văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Để thi hành Luật Thi hành án dân sự, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành hơn 20 văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, một số văn bản quan trọng như: Nghị định 58/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2009 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự… Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2009, đến nay qua hơn hai năm thực hiện đã có sự chuyển biến tích cực, công tác thi hành án dân sự đã đạt được một số kết quả đáng kể, cụ thể: Kết quả thi hành án dân sự từ ngày 01/10/2010 đến ngày 30/9/2011 của cả nước như sau: - Tổng số việc phải thi hành là 632.545 việc, tăng 17.134 việc (2,78%) so với năm 2010. Qua phân loại thì có: 431.979 việc có điều kiện thi hành (chiếm 68,29%); chưa có điều kiện thi hành là 200.566 việc (chiếm 31,71%). Đã thi hành xong 379.990 việc đạt tỷ lệ 88% (vượt chỉ tiêu 7%), tăng 28.617 việc (1,65%) so với năm 2010 [9, tr. 3]. - Tổng số tiền phải thi hành là 35.416 tỷ 341 triệu 736 nghìn đồng, tăng 4.718 tỷ 241 triệu 624 nghìn đồng (16,14%) so với năm 2010. Kết quả phân loại số có điều kiện thi hành là 13.366 tỷ 290 triệu 661 nghìn đồng (chiếm 37,74%), số chưa có điều kiện thi hành là 22.050 tỷ 51 triệu 75 nghìn đồng (chiếm 62,26%). Đã thi hành được 10.167 tỷ 712 triệu 899 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 76,1% so số tiền có điều kiện thi hành (vượt chỉ tiêu 15,1%), tăng 1.866 tỷ 392 triệu 338 nghìn đồng so với năm 2010 [9, tr. 3]. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết ở chỗ các quy định "chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất với pháp luật có liên quan" [8, tr. 13]. Đó cũng chính là những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn thi hành án làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả thi hành án, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lượng án tồn đọng. Công tác thi hành án dân sự hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn với nhiều vấn đề tồn tại, bất cập đang đặt ra cần được giải quyết. Hiệu quả công tác thi hành án dân sự chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, và sự quan tâm, mong mỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân; hoạt động thi hành án chưa thật sự đảm bảo được tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật. Trước tình hình đó, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định pháp luật thi hành án dân sự là hết sức cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác ban hành văn bản pháp luật về thi hành án dân sự nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thi hành án, đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân. Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sĩ luật học, đây là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với lĩnh vực thi hành án dân sự nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật thi hành án dân sự góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây, trước những đòi hỏi khách quan của công tác thi hành án dân sự, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề thi hành án dân sự, cụ thể là: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại", mã số 95-98-114/ĐT do Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án", mã số 96-98- 027/ĐT do Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện; Đề tài cấp Nhà nước đang thực hiện: "Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới" do Bộ Tư pháp chủ trì; Đề tài: "Thi hành án dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện của Dự án VIE/98/001" do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự án. Một số luận án và công trình nghiên cứu khác như: Luận văn thạc sĩ luật học: "Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện" của tác giả Nguyễn Công Long; Luận văn thạc sĩ luật học "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự" của Nguyễn Thanh Thủy; Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Xuân Hồng về "Xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Quang Thái về "Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Anh Tuấn về "Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự ở Việt Nam" Bên cạnh đó là Giáo trình môn Luật tố tụng dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội và các trường đại học có chuyên ngành luật; một số bài viết đăng trên các tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật… Các công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về thi hành án dân sự ở những góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau. Ở một số công trình cũng đã đề cập đến vấn đề thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về thi hành án dân sự, nhưng kể từ khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được ban hành cho tới nay thì chưa có công trình nghiên cứu vấn đề "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" một cách toàn diện, chuyên sâu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở các vấn đề lý luận về thi hành án dân sự, tác giả đặt ra mục đích của đề tài là chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật thi hành án dân sự trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật nói chung để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích lớn đó cần phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm rõ những cơ sở lý luận về thi hành án dân sự. - Đánh giá đúng đắn về thực trạng pháp luật thi hành án dân sự. - Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự. 4. Phạm vi nghiên cứu "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" là một đề tài có tính khái quát cao, nội dung phong phú và phức tạp. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học, tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về thi hành án dân sự; thực trạng pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện nay; những bất cập của pháp luật thi hành án dân sự trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật nói chung, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự nước ta hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. - Các phương pháp cụ thể được sử dụng kết hợp, đó là: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp. 6. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn - Ý nghĩa của luận văn: + Luận văn đã đưa ra và luận giải được một số quan điểm cơ bản về khái niệm thi hành án dân sự, tìm hiểu đặc điểm, bản chất của thi hành án dân sự, góp phần bổ sung, làm phong phú thêm cho hoạt động nghiên cứu khoa học về pháp luật thi hành án. + Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở bậc Đại học và Cao đẳng và tham khảo để xây dựng, hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự. - Điểm mới của luận văn: + Đưa ra một số tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật thi hành án dân sự; + Chỉ ra được những điểm tồn tại bất cập, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật thi hành án dân sự kể từ khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được ban hành trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật nói chung làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thi hành án dân sự. Chương 2: Thực trạng pháp luật thi hành án dân sự hiện hành và trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật nói chung. Chương 3: Những giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tư pháp (1999), Quyết định số 141/QĐ/QLTA-THA về phân cấp quản lý về mặt tổ chức các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Phòng thi hành án, Đội thi hành án, Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp (2003), Báo cáo số 10/2003/BC-THA ngày về một số tồn tại trong công tác thi hành án dân sự và giải pháp, kiến nghị, Hà Nội. 3. Bộ Tư pháp (2003), Báo cáo số 361/BC-BTP về tổng kết 10 năm công tác thi hành án dân sự, Hà Nội. 4. Bộ Tư pháp (2004), Công văn số 135/TP-THA về thi hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004, Hà Nội. 5. Bộ Tư pháp (2009), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ Thi hành án dân sự, Hà Nội. 6. Bộ Tư pháp (2010), Tài liệu Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2010, Hà Nội. 7. Bộ Tư pháp (2010), Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2010 và xây dựng phương hướng công tác thi hành án dân sự năm 2011, Hà Nội. 8. Bộ Tư pháp (2011), Tài liệu Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2011, Hà Nội. 9. Bộ Tư pháp (2011), Tài liệu Hội nghị sơ kết 2 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Hà Nội. 10. Bộ Tư pháp (2011), Tài liệu Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2012, Hà Nội. 11. Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, Hà Nội. 12. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5 của Chủ tịch nước về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. 13. Chính phủ (1993), Nghị định số 69/CP quy định về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội. 14. Chính phủ (1993), Nghị định số 30/CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên, Hà Nội. 15. Chính phủ (1993), Chỉ thị số 266/02/6/1993/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự trong tình hình trước mắt, Hà Nội. 16. Chính phủ (2001), Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, Hà Nội. 17. Chính phủ (2002), Nghị định số 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hà Nội. 18. Chính phủ (2003), Báo cáo số 77/CP-PC về công tác thi hành án năm 2003, Hà Nội. 19. Chính phủ (2003), Tờ trình số 1087/CP-PC về Dự thảo Pháp lệnh Thi hành án dân sự (sửa đổi) , Hà Nội. 20. Chính phủ (2004), Dự thảo Nghị định quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự (sửa đổi). 21. Chính phủ (2004), Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự (sửa đổi), Hà Nội. 22. Cộng hòa Pháp (1991), Luật số 91-650 ngày 9/7 về cải cách thủ tục thi hành án dân sự của Cộng hòa Pháp, (Bản dịch của Nhà pháp luật Việt - Pháp), Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ Ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ Chín Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước chương trình chuyên viên, Phần II hành chính Nhà nước và công nghệ hành chính, Nhà in Khoa học và công nghệ. 31. Lê Xuân Hồng (2002), Xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 32. Bùi Xuân Khánh (2002), "Một số ý kiến về thủ tục thi hành án dân sự-kinh tế của Việt Nam từ cách tiếp cận của Luật so sánh", Tài liệu Hội thảo: Đổi mới tư pháp dân sự trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 33. Nguyễn Công Long (2002), Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 34. Luật Thi hành án dân sự, các Nghị định hướng dẫn thi hành và một số văn bản liên quan (2009), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 35. Nông Đức Mạnh (2002), "Tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân", Tạp chí Cộng sản, (22). 36. Quốc hội (1992) Hiến pháp, Hà Nội. 37. Quốc hội (1995) Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 38. Quốc hội (1999) Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 39. Quốc hội (2004) Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. [...]... (2005) Bộ luật Dân sự, Hà Nội 41 Quốc hội (2008) Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội 42 Lê Minh Tâm (2001), "Thử bàn mấy vấn đề lý luận về thi hành án" , Luật học, (2) 43 Nguyễn Thanh Thủy (2001), Hoàn thi n pháp luật về thi hành án dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội 44 Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội... (1989), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội 48 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội 49 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, Hà Nội 50 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Công văn số 136/UBTVQH11 xin ý kiến mô hình tổ chức, quản lý cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương, Hà Nội 51 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp. .. Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội 52 Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2001), "Xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Thông tin khoa học pháp lý, (8) 53 Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), "Vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài", Thông tin khoa học pháp lý,... Tuấn (2004), Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội 46 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 09/5 ban hành quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Hà Nội 47 Ủy ban... hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài", Thông tin khoa học pháp lý, (2) 54 Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), "Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án hiện nay" , Thông tin khoa học pháp lý, (6) . những giải pháp và kiến nghị để hoàn thi n pháp luật thi hành án dân sự. 4. Phạm vi nghiên cứu " ;Hoàn thi n pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay& quot; là một đề tài có tính khái. thạc sĩ luật học, tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về thi hành án dân sự; thực trạng pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện nay; những bất cập của pháp luật thi hành án dân sự trong. luật thi hành án dân sự hiện hành và trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật nói chung. Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để hoàn thi n pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam. Keywords: Pháp

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w