1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam.doc

16 3,3K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phổ cập mạnh mẽ của của máy tính và internet, thương mại điện tửxuất hiện như một điều tất yếu phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang có những nỗ lựcmạnh mẽ để phát triển thương mại điện tử ở cả chính phủ, các ngành, các tổchức, doanh nghiệp, cá nhân.

Sau 5 năm triển khai quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 ,thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trong hoạt độngkinh tế xã hội của đất nước, góp phần tích cực cho sự phát triển của nền kinh tếnói riêng cũng như đất nước nói chung Thương mại điện tử đang dần trở thànhlĩnh vực phổ biến trong xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.

Với mục đích làm cơ sở để đưa ra các khuyến nghị, giải pháp thương mạiđiện tử toàn diện trong thời gian tới, tôi đã tiến hành phân tích Mô hình SWOTcủa thương mại điện tử Việt Nam trong bài tiểu luận “ Phân tích SWOT củathương mại điện tử Việt Nam” nhằm hiểu rõ hơn về tình hình thương mại điện tửViệt Nam hiện nay.

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bàitiểu luận này không tránh khỏi nhiều sai sót Rất mong được sự nhận xét góp ýcủa thầy giáo bộ môn.

Trang 2

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử Nhìn một cáchtổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tùy thuộcvào quan điểm:

Hiểu theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mạiđiện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điệntử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồmviệc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán vàthanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả cácsản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".

Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính vàthương mại bằng các phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyểntiền điện tử và các hoạt động như gửi/ rút tiền bằng thẻ tín dụng Theo quan điểmnày có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thươngmại điện tử:

Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về LuậtThương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại[commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh

Trang 3

từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Cácquan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm,các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóahoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoahồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹthuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuậnkhai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệphoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đườngkhông, đường sắt hoặc đường bộ".

Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiệnhoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý vàtruyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".

2 Các đặc trưng của thương mại điện tử:

Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trựctiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước

Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại củakhái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong mộtthị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điệntử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu

Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.

Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường

Trang 4

II PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ỞVIỆT NAM:

1 Điểm mạnh ( Strength):

 Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng thương mại điện tử – mộthình thức kinh doanh mới:

 TMĐT phát triển mọi mặt và tăng trưởng cao về số lượng doanh nghiệptham gia Đến 2008 thì 100% doanh nghiệp đều kết nối Internet Tỷ lệ doanhnghiệp có website năm 2004 chỉ đạt 25%, nhưng đến 2010 đã có trên 40% doanhnghiệp có website - con số tuy chưa phải là cao nhưng cũng cho thấy sự tăng

trưởng và phát triển Về tỷ lệ DN tham gia sàn thương mại điện tử: năm 2004 có

khoảng 5-6%, nay có khoảng 15%”.

Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giớithiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng Theo tin từ Bộ CôngThương, đến 2010, Việt Nam đã có khoảng 38% số doanh nghiệp có website,14% tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử Theo thống kê của VụThương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2005, Việt Nam đã cókhoảng 20.000 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền.vn(như com.vn,.net.vn ) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và9.037 (năm 2004) Những năm 2003, 2004 các website sàn giao dịch B2B(marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C đua nhau ra đời. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia vàothương mại điện tử:

Nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành có quy mô kinh tế lớn đang chútrọng đầu tư vào đổi mới công nghệ

Nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp kinh tế hàng đầu thuộc cácngành, lĩnh vực như điện lực, viễn thông, dầu khí, thép, dệt may… đã từng bướchướng tới việc xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh sử dụng phương tiệnđiện tử (mạng kinh doanh điện tử)

Ngoài ra, hoạt động chuyển giao công nghệ hỗ trợ phát triển thương mạiđiện tử được tăng cường với hoạt động chuyển giao công nghệ hỗ trợ phát triểnthương mại điện tử phục vụ công tác quản lý và điều hành đang được các doanh

Trang 5

nghiệp quan tâm, đi đầu trong việc đầu tư mua sắm công nghệ hỗ trợ phát triểnthương mại điện tử là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngânhàng, giao thông vận tải, sản xuất, phân phối và bán lẻ

Ngoài ra các dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tưvấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành ),giáo dục và đào tạo

 Nhiều doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng – tài chính cũng đã ứng dụngmột số tiêu chuẩn trong lĩnh vực trao đổi thông tin, thanh toán thẻ, chuyển tiềnquốc tế, thanh toán liên ngân hàng và tích hợp hệ thống.

 Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) được thành lập từ 7/2007đã tạo một môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp thương mại điện tử hoặccó liên quan đến thương mại điện tử phát triển bền vững, phù hợp với pháp luậtvà nhu cầu xã hội Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh, sự ra đờicủa Hiệp hội Thương mại điện tử (Vecom) trong 4 năm qua đã đóng góp rấtlớn cho tiếng nói cho các thành viên của Hiệp hội, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng phát triển Ông hy vọng, trong 5 nămtới Vecom sẽ hiện diện nhiều hơn nữa, giữ vai trò quan trọng thúc đẩy thươngmại điện tử ở Việt Nam và góp phần nhanh chóng vào hội nhập quốc tế.

 Có thể sao chép khuôn mẫu của thị trường thương mại điện tử thế giới:thương mại điện tử ở nước ngoài đã phát triển trong một thời gian dài, và cácdoanh nghiệp Việt Nam chỉ cần sao chép có chọn lọc những mô hình kinhdoanh đã thành công của họ thì doanh nghiệp cũng có khả năng thành công. Thị trường trống: thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam là một thịtrường trống, hay còn gọi là thị trường sơ khởi, chưa có một mẫu nào được quychuẩn cho thị trường TMDT VN, bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể áp dụnghình thức kinh doanh mới này, hoạt động kinh doanh nào cũng có thể thực hiệnthương mại điện tử Và càng dễ được thị trường đón nhận.

 Thương mại điện tử đem lại một môi trường giao thương mở, chi phí thấp,ít bị chi phối bởi quy mô doanh nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanhnghiệp vừa và nhỏ hơn so với thương mại truyền thống.

Trang 6

Nguồn nhân lực rẻ: một giờ làm việc on-site của một kỹ sư lập trình web

làm việc với các trang thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay khoảng 6USD/giờ, trong khi là 30-40USD/giờ ở các nước khác Giờ công của Designer(người thiết kế) cũng rẻ, cho dù bạn muốn thiết kế giao diện (layout) cho trangweb, thiết kế tờ rơi (brochure), mẫu mã sản phẩm trưng bày (product), tất cảđều có thể làm tại Việt Nam với một mức giá rất khiêm tốn, khoảng vài triệuđồng cho một gói công việc là tối đa Tất cả các khâu khác trong hệ thốngthương mại điện tử nếu cần nhân lực như giao hàng, bán hàng, chăm sóc kháchhàng, nhập liệu, chỉnh sửa, vận hành hosting và máy chủ cũng đều chắc chắnnằm trong khả năng chi trả của bạn nếu bạn thuê nhân công Việt Nam.

5- Hạ tầng cơ sở công nghệ đã có những thành tựu rõ rệt:

Theo kết quả khảo sát trên 3400 doanh nghiệp năm 2010 của Bộ CôngThương, có 100% doanh nghiệp có trang bị máy tính, 98% doanh nghiệp đã kếtnối internet, 89% kết nối bằng ADSL, 81% doanh nghiệp sử dụng email tronghoạt động sản xuất kinh doanh.

Cũng theo khảo sát trên, các phần mềm chuyên dụng cũng được doanhnghiệp sử dụng như kế toán, nhân sự.

Tỷ lệ doanh nghiệp nhận đặt hàng qua email là 52%, qua website đạt 15%.Tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng qua website ld 53%, qua website là 21%.

 Về mặt pháp lý hiện nay hệ thống luật về thương mại điện tử ở Việt Namđã được hoàn thành dựa vào hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử(2005)và Luật Công Nghệ Thông Tin(2006), bảy nghị định hướng dẫn luật :

Cuối năm 2005, Việt Nam có "Luật Giao dịch điện tử" và năm 2006 ra đờiNghị định hướng dẫn thi hành luật này.

Tháng 6/2006 Quốc Hội ban hành “Luật Công Nghệ Thông Tin” Luậtnày quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biệnpháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ củacơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệthông tin.

 Tới đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP “Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính”, số

Trang 7

26/2007/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký sốvà dịch vụ chứng thực chữ ký số”, số 35/2007/NĐ-CP “Về giao dịch điện tửtrong hoạt động ngân hàng”.

Bên cạnh đó, khung chế tài trong các lĩnh vực thương mại, công nghệthông tin và Internet cũng dần được hoàn thiện với 3 nghị định về xử phạt hànhchính Năm 2009 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaBộ luật Hình sự, thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt tội phạm công nghệcao, trong đó có tội phạm thương mại điện tử

2 Điểm yếu ( Weakness) :

 Chưa có hệ thống thanh toán điện tử hoàn thiện Trong khi thanh toán điệntử là yêu cầu cấp thiết để hoàn thiện các hoạt động thương mại điện tử Khókhăn lớn nhất chính là nền tảng và hạ tầng thanh toán trực tuyến của Việt Namhiện vẫn chưa phong phú, tiện lợi và tạo được độ tin cậy từ phía người mua.Ngoài ra, hệ thống ngân hàng đứng ngoài cuộc chơi cho đến tận gần đây mớibắt đầu triển khai các hình thức ví điện tử Phương thức thanh toán phổ biếnnhất trong thương mại điện tử Việt Nam vẫn là tiền mặt.

 Hiện nay, tuy hầu hết các doanh nghiệp đều có website nhưng thực chất đóchưa hẳn là website thương mại điện tử Các doanh nghiệp có website mới chỉxem website là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giớithiệu sản phẩm, dịch vụ Do đó, doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết nhữnglợi ích mà thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp Các doanhnghiệp chưa cập nhật thông tin trên website thường xuyên Người tiêu dùng thìchỉ xem website như là nơi tìm kiếm, tham khảo hàng hóa

 Hạ tầng cơ sơ công nghệ tại vùng nông thôn, miền núi vẫn còn yếu kém gâycản trở cho việc phát triển thương mại điện tử trong nước Theo thống kê củaTổng Cục Bưu Điện, máy tính ở nước ta mới phổ biến ở mức gần 5 máy trên1000 dân, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực Chi phí truy cậpmạng còn cao so với thu nhập cá nhân và các nước trong khu vực

 Công nghiệp phần mềm Việt Nam ít phát triển, hoạt động phần mềm chủyếu là dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng; số công ty sản xuất và kinh doanh

Trang 8

phần mềm còn ít, ít có các phần mềm trọn gói có giá trị thương mại cao Cáccông ty trong nước mới đạt 10% thị phần thị trường phần mềm.

 Vấn đề bảo mật trong thương mại điện tử vẫn chưa tốt:

Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam đã tiến hành khảo sát 500 tổ chức,kết quả độ nhận thức và bảo vệ an toàn thông tin còn thấp 26% không nhận biếthệ thống mạng bị tấn công, 53% hệ thống mạng không có khả năng ghi nhận tấncông…và tổ chức không định lượng được thiệt hại

Các doanh nghiệp chưa có chính sách cụ thể cho việc đảm bảo an toànthông tin, đầu tư chi phí cho an toàn thông tin còn thấp 53% đối tượng được hỏichưa tuân theo những chỉ dẫn chuẩn về an toàn thông tin Chi phí doanh nghiệpđầu tư vào an toàn thông tin còn thấp.

Có tới 50% các doanh nghiệp được khảo sát cho biết, họ chưa coi việc nàylà ưu tiên hàng đầu Chưa đầy 50% doanh nghiệp sao lưu dữ liệu hàng tuần vàchỉ có 30% là sao lưu hàng ngày, và gần như rất ít doanh nghiệp quan tâm tớiviệc mã nguồn của trang thương mại điện tử họ đang sử dụng có phải được chếbiến lại từ những bộ mã nguồn mở miễn phí hay không.

 Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu kém:

Tuy đã có trường đào tạo về thương mại điện tử nhưng chất lượng đào tạovẫn chưa được như mong muốn, về phương diện tiếp cận đào tạo có 30 trườngtiếp cận theo hướng kinh doanh và 19 trường tiếp cận theo hướng công nghệthông tin Về giảng viên, chỉ có 19% trường có giảng viên được đào tạo chuyênngành thương mại điện tử, 94% trường có giảng viên ngành khác được bồi dưỡngthêm về thương mại điện tử hoặc giảng viên tự nghiên cứu để giảng dạy thươngmại điện tử, 78% giáo trình do giáo viên tự biên soạn Đối với giáo trình giảngdạy, chỉ có 13 trường có quy định thống nhất, 36 trường do giảng viên tự biênsoạn, nguồn tài liệu chủ yếu để biên soạn giáo trình là các sách thương mại điệntử của nước ngoài.

Tóm lại, việc đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam hiệnnay vẫn còn nhiều thiếu sót Nguồn nhân lực hiện nay vẫn chưa chuyên sâu vềthương mại điện tử.

 Hạ tầng cơ sở pháp lý:

Trang 9

Một khó khăn cần quan tâm nhất của thương mại điện tử Việt Nam là hạtầng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử còn chưa hoàn thiện Các quy địnhtrong các văn bản luật còn nằm rải rác, chung chung, chỉ mang tính nguyên tắc.Chưa có văn bản điều chỉnh những khía cạnh thực tiễn của thương mại điện tửphù hợp với hoạt động ứng dụng khá đa dạng trong xã hội.

Trong khi đó, ý kiến về sự bắt đầu và cách thức tham gia hoạt độngthương mại điện tử trên toàn cầu của Việt Nam vẫn chưa thống nhất Có hai loạiý kiến về vấn đề này Loại ý kiến thứ nhất cho rằng cần phải xây dựng khungpháp lý hoàn chỉnh rồi mới tiến hành Còn theo ý kiến thứ hai thì chúng ta có thểvừa làm vừa rút kinh nghiệm.

 Một vấn đề còn tồn tại của thương mại điện tử Việt Nam là chưa có mộtdoanh nghiệp đủ thực lực để làm đầu tàu phát triển thương mại điện tử , dẫnđầu tạo ra mô hình doanh nghiệp thương mại điện tử thành công làm điển hìnhcho các doanh nghiệp đi sau.

 Trên thế giới ví dụ như ở Nhật, Mỹ các doanh nghiệp sẽ xây dựng theo quytrình từ cơ sở hạ tầng đến phương thức thanh toán và sau cùng là quảng báthông tin Quy trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại điện tử ở ViệtNam lại đi ngược với quy trình phát triển chung của các doanh nghiệp thươngmại điện tử trên thế giới, họ bắt đầu từ bước xây dựng thông tin đến phươngthức thanh toán rồi mới đến xây dựng cơ sở hạ tầng Dẫn tới khó khăn cho hoạtđộng thương mại điện tử Nhiều doanh nghiệp đã phải từ bỏ hình thức kinhdoanh mới này.

3 Cơ hội ( Opportunity):

 Nắm bắt được xu hướng của xã hội, nhu cầu của các tổ chức, các cơ sở đàotạo đã có hướng triển khai đào tạo nhân lực thương mại điện tử Theo khảo sátcủa Bộ Công Thương, với 125 trường trên cả nước năm 2010, có 49 trường đạihọc và 28 trường cao đẳng đã tiến hành đào tạo thương mại điện tử, 1 trườngđại học và 1 trường cao đẳng đã thành lập khoa thương mại điện tử, 10 trườngđại học và 4 trường cao đẳng đã thành lập bộ môn thương mại điện tử Đào tạonguồn nhân lực chuyên sâu sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho phát triển thươngmại điện tử Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 10

 Thương mại điện tử đã phát triển trong một thời gian dài trên thế giới:Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham khảo các mô hình kinh doanhthành công trên thị trường thế giới, từ đó tìm ra một mô hình kinh doanh thươngmại điện tử phù hợp nhất với tình hình Việt Nam để triển khai Như vậy thì cơhội thành công sẽ cao hơn so với việc tự tìm ra một mô hình mới Ví dụ điển hìnhnhư Vinabook và Nhommua là hai mô hình kinh doanh thương mại điện tử saochép 100% từ Amazon và Groupon.

Ngoài ra, những thành tựu khoa học công nghệ cùng những kinh nghiệmquản lý của các nước trên thế giới sẽ là một kinh nghiệm quý báu cho Việt Namtrong quá trình phát triển thương mại điện tử.

 Đây chính là nền móng vững chắc cho sự phát triển của thương mại điệntử ở Việt Nam.

 Cho đến hiện nay, thương mại điện tử cũng không còn xa lạ với người sửdụng tại Việt Nam như giai đoạn ban đầu 2000-2005 Đa số các doanh nghiệpđều có trang web và đa số người tiêu dùng thành thị đều sử dụng Internet đểtìm kiếm mặt hàng họ cần Như vậy, với xu hướng mới này sẽ tạo điều kiệnthuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào loại hình kinh doanh mới –kinh doanh điện tử này.

 Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng internet cũng như cơ sở hạ tầngcông nghệ tạo điều kiện thuận lợi để thương mại điện tử phát triển:

Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, ViệtNam hiện đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet và giữ ngôi vị á quântại Đông Nam Á về lĩnh vực này.

Trong năm 2009, thương mại điện tử ở Việt Nam đã có những bước tiếnđáng kể với số người sử dụng internet là hơn 22,7 triệu, đạt tỉ lệ trên 26,5% dânsố dùng Internet (theo Bộ Thông tin - truyền thông)

Tính đến 12/2010 số người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 26,7 triệu,chiếm 31,11% dân số.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam có khoảng 38% DN có website riêng vàhơn 93% DN kết nối Internet để phục vụ sản xuất, kinh doanh (theo Bộ Côngthương).

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w