1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ điđịnh hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đông á – chi nhánh bắc ninh”

105 76 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 243,03 KB

Nội dung

Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển hoạt động kinhdoanh nói chung và việc nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh Bắc Ninh nói riêng, tôi đã chọ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu.Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Nếu cóbất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Học viên

Bùi Thị Nhung

Trang 4

hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu”.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng 07 năm 2019

Học viên

Bùi Thị Nhung

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài 1

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu của lu n văn ậ 5

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 6

1.1.1 Khái niệm về cho vay khách hàng cá nhân 6

1.1.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân 6

1.1.3 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 8

1.2 Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 9

1.2.1 Khái ni m và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng ệ thương mại 9

1.2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay khách hàng cá nhân 13

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân 19

1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh .23

1.3.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Techcombank - chi nhánh Hải Dương 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẮC NINH 27

2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh 27

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh 27

Trang 6

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 28

2.1.3 Kết quả hoạt đ ng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh ộ 31

2.2 Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh 34

2.2.1 Một số quy định về cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Bắc Ninh 34

2.2.2 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Bắc Ninh 36

2.2.3 Phân tích chất lượng cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Bắc Ninh 42

2.2.4 Đánh giá của khách hàng về chất lượng cho vay cá nhân 49

2.3 Đánh giá chung về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Bắc Ninh 54

2.3.1 Những kết quả đạt được 54

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 55

* Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng 55

Kết luận chương 2 58

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẮC NINH 59

3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh 59

3.1.1 Dự báo phát triển thị trường cho vay tiêu dùng 59

3.1.2 Định hướng phát triển cho vay KHCN của chi nhánh 60

Hiện nay, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Ninh đang cung cấp một số phương thức cho vay đối với cá nhân, người tiêu dùng là: cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo, theo đó khách hàng trả góp trích theo lương Theo lý thuyết, ngân hàng có thể sử dụng nhiều phương thức cho vay cá nhân để tài trợ cho khách hàng Để ngày càng mở rộng và phát triển loại hình cho vay cá nhân, trong thời gian tới Chi nhánh cần không ngừng mở rộng các loại hình tín dụng cá nhân bằng cách tăng cường hơn nữa các phương thức cho vay đối với khách hàng cá nhân đã cung ứng, mở rộng một số phương thức cho vay như: cho vay cá nhân phi trả góp, cho vay tiêu dùng tuần hoàn 60

3.1.3 Quan điểm nâng cao chất lượng cho vay KHCN của chi nhánh 61

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh 62

Trang 7

3.2.1 Nâng cao chất lượng nhân sự thực hiện nghiệp vụ tín dụng 62

3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến quy trình thủ tục cho vay 66

Để xây dựng và chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng, đòi hỏi sản phẩm của ngân hàng đó cần phải có những điểm phù hợp, đồng thời phải có sự khác biệt đối với sản phẩm của ngân hàng khác Sự phù hợp trong sản phẩm tín dụng là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Còn sự khác biệt là để thể hiện sự vượt trội của sản phẩm tín dụng đó Điều này đòi hỏi ngân hàng cân thường xuyên có những sản phẩm dịch vụ mới hoặc gia tăng chức năng vượt trội so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại Ví dụ như: trước kia quy định cho vay ô tô trả góp, mức cho vay tối đa 70% nhu cầu vốn nhưng nay tăng tỷ

lệ này lên tối đa có thể 85% đối với ô tô hạng sang, thời gian vay có thể kéo dài từ 5 năm lên 6 năm, hoặc thay vì chỉ giải ngân khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký xe thì nay có thể giải ngân bằng giấy hẹn đăng ký xe.v.v 66 Hầu hết các khách hàng khi đến ngân hàng vay vốn là lúc họ thật sự cần vốn Ở đây tính thời điểm của khoản vay dược thể hiện khá rõ ràng Vì vậy nếu ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng nhanh chóng sẽ đề lại ấn tương tốt đẹp cho khách hàng Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với các ngân hàng khác Đôi khi điều khách hàng quan tâm nhất không phải là lãi suất bao nhiêu mà là thủ tục gồm những gì? bao lâu sẽ được giải ngân tiền vay? Nên vấn đề quy trình thủ tục, thời gian xét duyệt khoản vay vô cùng quan trọng 66 Thực trạng chất lượng cho vay KHCN của chi nhánh cho thấy, tỷ lệ khách hàng không hài lòng hoặc chưa hài lòng lắm với quy trình thủ tục cũng như thời gian xét duyệt khoản vay của khách hàng đối với Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bắc Ninh còn khá cao Do vậy, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bắc Ninh cần đưa ra các giải pháp đẩy nhanh quá trình xét duyệt khoản vay cũng như bỏ bớt đi các thủ tục giấy tờ không cần thiết Để đẩy nhanh quá trình xét duyệt khoản vay có thể áp dụng cách quy định thời gian tối đa xét duyệt khoản vay là bao nhiêu lâu? thời gian để cán bộ định giá định giá xong tài sản đảm bảo của khách hàng tối đa là bao lâu kể từ khi nhận đề nghị định giá tài sản? thời gian tối đa để thẩm định khoản vay là bao lâu? thời gian tối đa để tái thẩm định là bao lâu? thời gian soạn thảo hồ sơ văn bản là bao lâu? Và để kiểm soát được vấn đề này cần có phiếu luân chuyển hồ sơ, trong đó ghi rõ thời gian nào nhận hồ sơ của khách hàng, chuyển giao giữa các bộ phận ra sao? Và phải có đầy đủ chữ ký trong phiếu luân chuyển hồ sơ Ngoài ra, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bắc Ninh cũng nên đề nghị ban lãnh đạo Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bắc Ninh xem xét nâng mức phán quyết dành cho hoạt động tín dụng cá nhân để rút ngắn thời gian trình duyệt khoản vay 66 3.2.3 Tăng cường công tác thẩm định, quản lý tín dụng, phòng ngừa và 67 hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân 67 Phát triển tín dụng không chỉ quan tâm đến doanh số mà phải quan tâm đến chất lượng tín dụng Chất lượng cho vay tốt là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng Do đó công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nói chung cũng như tín dụng cá nhân nói riêng được ngân hàng Đông Á hết sức quan tâm 67

Để hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân, ngay từ khi thẩm định khách hàng, nhân viên quan hệ khách hàng

cá nhân phải nắm bắt được các thông tin cần thiết liên quan đến tư cách, đạo đức của khách hàng (nhằm hạn chế rủi ro đạo đức), đồng thời phải tìm hiểu cụ thể công việc và mức thu nhập của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng được việc trả nợ cho ngân hàng, xác định rõ mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp không? có hiệu quả không? 67 Bên cạnh đó, việc thực hiện quy định đảm bảo tiền vay hết sức quan trọng và phải được thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 67 Sau khi đã giải ngân khoản vay, cần quản lý khoản vay chặt chẽ, chủ động đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn Thực tế cho thấy, các khoản cho vay cá nhân bị quá hạn một phần là do ngân hàng không

Trang 8

đôn đốc, nhắc nợ kịp thời, khách hàng các nhân phần lớn không chú ý đến lịch trả nợ nên không trả nợ đúng lịch, dẫn đến nợ quá hạn 67 Thực trạng chất lượng cho vay KHCN của chi nhánh trong những năm qua cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động tín dụng cá nhân chiếm tỷ lệ không cao trong tổng nợ quá hạn của chi nhánh, đó là kết quả của việc thẩm định khách hàng chặt chẽ, thực hiện quy trình đảm bảo tiền vay và quản lý khoản vay tương đối tốt Tuy nhiên, trong thời gian tới với mục tiêu tăng trưởng, phát triển tín dụng cá nhân mạnh mẽ hơn, dư nợ sẽ tăng lên kèm theo đó nguy cơ rủi ro tín dụng cá nhân cũng vì thế mà tăng lên, đòi hỏi Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bắc Ninh cần phải thực hiện tốt hơn nữa các công tác thẩm định, quản lý khoản vay nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân 67 3.2.4 Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng gắn liền với tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề 68 Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gâ y ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra 68 Nợ xấu là điều không ai muốn nhưng nó vẫn luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách quan Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh,

đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý 68 Cần thành lập ban quản lý nợ xấu tại các Chi nhánh cấp 1 để tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng

xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ Là nơi tập trung lãnh đạo các Phòng có liên quan như Tín dụng; Thẩm định; Kiểm tra kiểm soát nội bộ; Hội đồng

xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho giám đốc chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể: 68 Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng

xử lý tài sản bảo đảm 69 Lựa chọn phương pháp xử lý: phương pháp khai thác (work – out) hay phương pháp thanh lý

(liquidation) Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý Cùng với đề xuất về thay đổi cơ cấu bộ máy cấp tín dụng, cụ thể là thành lập phòng thẩm định tại chi nhánh, thực hiện kiểm soát song song và xử lý nợ xấu cần được giao cho một bộ phận độc lập Trên thực tế, khi xử

lý nợ xấu nếu giao cho Phòng tín dụng thì hiệu quả và tốc độ thực hiện rất chậm bởi những mối quan hệ ràng buộc trước đây khiến cho cán bộ chần chừ, thiếu kiên quyết Do đó nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, một bộ phận ít quan hệ với khách hàng nhưng lại thường xuyên nắm bắt được các thông tin về khoản vay sẽ nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu hơn 69

Để khắc phục tình trạng nợ xấu dây dưa, giảm thiểu các khoản nợ xấu phát sinh, Ngân hàng Đông Á cần phải giải quyết một số vấn đề sau: 69 Thứ nhất, ngân hàng cần nhanh chóng thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công việc xử lý và thu hồi các khoản nợ vay có vấn đề (bao gồm các khoản nợ đang theo dõi nội bảng và ngoại bảng) Cán bộ trong bộ phận này không nên kiêm nhiệm các công việc khác mà phải giành toàn bộ thời gian

Trang 9

cho công việc xử lý và thu hồi nợ (cán bộ thuộc bộ phận này cần phải có một luật sư giỏi về các lĩnh

vực giải quyết các vụ tranh cháp kinh tế) 69

Thứ hai, do đặc thù của công việc xử lý và thu hồi nợ không giống như việc cho vay, thẩm định thuần tuý nên ngân hàng cần tổ chức cho các nhân viên trong bộ phận xử lý và thu hồi nợ tham gia các khoá học chuyên môn hoá để nâng cao trình độ và kinh nghiệm Ngoài yêu cầu nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn về quy chế, quy trình tín dụng, các nhân viên trong bộ phận này còn phải có trình độ chuyên sâu về luật, có khả năng phân tích tâm lý và thuyết phục khách hàng 69

Thứ ba, bộ phận xử lý và thu hồi nợ cần xem xét kỹ lưỡng các khoản vay theo báo cáo tín dụng hàng tháng của CBTD, sau đó phân tích và phân loại khoản vay thành các nhóm 1,2,3,4 và 5 Nhóm 1 các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 các khoản nợ cần chú ý, nhóm 3 các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 các khoản nợ nghi ngờ, nhóm 5 bao gồm các khoản nợ có khả năng mất vốn nguy cơ rủi ro cao 70

3.2.5 Thực hiện hiệu quả khâu phân loại khách hàng và đánh giá khoản vay 70

3.2.6 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin tín dụng và hiện đại hoá hệ thống công nghệ ngân hàng 73

3.2.7 Thay đổi nhận thức, năng lực quản trị điều hành nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng 76

3.3 Kiến nghị 78

3.3.1 Đối với Chính phủ 78

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 79

3.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

PHỤ LỤC 3

Phụ lục 2 6

Trang 10

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt

CIC Trung tâm Thông tín Tín dụng quốc gia Việt Nam

PCB Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh 28

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 32

Bảng 2.2 Chính sách về các khoản đảm bảo 34

Bảng 2.3 Dư nợ cá nhân trong trong tổng dư nợ 43

Bảng 2.4 Dư nợ cá nhân phân theo các loại hình cho vay 44

Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân qua các năm 45

Bảng 2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Á 46

chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 46

Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Ninh theo mục đích sử dụng vốn 47

Bảng 2.8 Tỷ trọng thu lãi cho vay cá nhân trong tổng thu lãi qua các năm của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Ninh 49

Biểu đồ 2.1 Độ tuổi của nhóm người trả lời 50

Bảng 2.9 Cơ cấu nghề nghiệp của khách hàng trả lời 50

Bảng 2.10 Giá trị bình quân và ý nghĩa theo đánh giá của người trả lời về chất lượng cho vaythông qua yếu tố cơ chế, chính sách tín dụng 51

Bảng 2.11 Giá trị bình quân và ý nghĩa theo đánh giá của người khảo sát về chất lượng cho vaycủa ngân hàng thông qua yếu tố sản phẩm và quy trình cung ứng sản phẩm 52

Bảng 2.12 giá trị bình quân và ý nghĩa theo đánh giá của người khảo sát về chất lượng cho vaycủa ngân hàng thông qua yếu tố đội ngũ cán bộ 53

Bảng 2.13 giá trị bình quân và ý nghĩa theo đánh giá của người khảo sát về chất lượng cho vaycủa ngân hàng thông qua yếu tố công nghệ 53

Bảng 2.14 Tổng hợp đánh giá của người trả lời về chất lượng tín dụng 54

Bảng 3.1 Chính sách khách hàng dựa trên xếp hạng tín dụng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Bắc Ninh 71

Trang 13

và đa dạng hơn, do đó việc quan tâm đúng mức đến đối tượng khách hàng cá nhân

là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề này, Ngân hàng TMCP Đông Á đãkhông ngừng hoàn thiện và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng hơnnhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng cá nhân Là một thành viêntrong hệ thống Ngân hàng TMCP Đông Á, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Áchi nhánh Bắc Ninh đã rất tích cực trong việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân,tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại nhất định

Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển hoạt động kinhdoanh nói chung và việc nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của chi

nhánh Bắc Ninh nói riêng, tôi đã chọn đề tài:“Chất lượng tín dụng trong cho vay

khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh” làm đề

tài luận văn thạc sĩ kinh tế của riêng mình

2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài

Cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng chovaytại NHTM, trong khuôn khổ của luận văn, tác giả xin đề cập đến một số côngtrình tiêu biểu sau đây”:

Luận án tiến sỹ “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của

các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm trước mắt” (2005) của tác

Trang 14

giả Lê Thị Kim Nga, trường Đại học Kinh tế quốc dân Luận án đã hệ thống hóanhững nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM; đánh giá thực trạngcông tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam; đề xuất giải pháp nângcao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt công trình nghiên cứu đã đề xuấtkhung quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam.

Luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” (2005) của tác giả

Nguyễn Hữu Huấn, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Đề tài đã đisâu nghiên cứu và làm rõ các quan điểm về chất lượng của hoạt động kinh doanhngân hàng trên ba phương diện là khách hàng– ngân hàng thương mại và nền kinh

tế xã hội trên cơ sở phân tích về thực trạng hoạt động từ đó đề xuât các giải pháp cơbản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam

Luận văn thạc sỹ “Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vaytại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh” (2010) của tác giả Trần

Văn Tài, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn này đã đisâu vào việc nghiên cứu về tín dụng và chất lượng cho vaytại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2010, với những đặc thùriêng của một ngân hàng chuyên cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn có đốitượng khách hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Luậnvăn đã đề cập đến tình hình kinh tế-xã hội cũng như tính cạnh tranh giữa các ngânhàng thương mại cũng như chất lượng cho vaycác ngân hàng thương mại trên địabàn Hà Tĩnh Tuy nhiên, hạn chế của luận văn là định hướng phát triển tập trungvào các lĩnh vực phục vụ nông nghiệp nông thôn của hệ thống ngân hàng nôngnghiệp dẫn đến các giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng cho vaytập trungchủ yếu vào tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn

Nghiên cứu về chất lượng cho vayvà các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

chất lượng cho vay có Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” (2010) của tác giả Nguyễn

Trang 15

Trịnh Thắng, Học viện Ngân hàng Luận văn đi sâu vào nghiên cứu chất lượng chovay và hệ thống quản trị rủi ro chất lượng cho vaytại Ngân hàng Đầu tư và pháttriển Việt Nam với nhiều rủi ro, thiếu sót trong giai đoạn trước khi cổ phần hóa.Nhìn chung, Luận văn cũng đã tập trung đưa ra được một vài biện pháp để nâng caochất lượng cho vaycó thể áp dụng trong nhiều giai đoạn, bối cảnh kinh tế khác nhau.Tuy nhiên, Luận văn được viết năm 2010, do đó bối cảnh kinh tế, tình hình kinh tế-chính trị-xã hội cũng như các chỉ tiêu về định tính, định lượng trong việc đánh giáchất lượng cho vayđã có một vài thay đổi Phạm vi nghiên cứu cũng chỉ tập trungvào Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam mà không đi sâu vào nghiên cứu chinhánh cụ thể, do vậy việc đánh giá cũng như đưa ra các giải pháp còn mang tín tổngthể, bao quát cao.

Luận án tiến sỹ “Nâng cao chất lượng cho vaytại NHTM cổ phần Ngoại

thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Thu

Đông, Học viện Tài chính Tác giả đã tập trung nghiên cứu một cách toàn diện vềCLTD của NHTM, từ đó phân tích cụ thể cho NHTM cổ phần Ngoại thương ViệtNam Song, luận án chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng dựa trên số liệu thứ cấpđược thu thập từ báo cáo của NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng cho vaytại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam – Chi nhánh Láng Hòa Lạc” (2012) của tác giả Vương Thanh

Vân, Học viện Ngân hàng Luận văn vừa mới được hoàn thành đã cập nhật và phântích tình hình thị trường cũng như mức độ cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá chấtlượng cho vaymới nhất Việc nghiên cứu một chi nhánh nằm trong hệ thống Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam đã đưa ra cái nhìn cận cảnh nhất về hệ thốngcũng như các nguyên tắc, phương pháp, hình thức cho vay, quản lý và giám sát tíndụng cũng như tình hình quản lý nâng cao chất lượng cho vaytại ngân hàng côngthương trong giai đoạn hiện nay

Ở các luận văn trên, vấn đề nâng cao chất lượng cho vay đã được nhiều tác giả

đề cập, tuy nhiên, mỗi đề tài có một cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khácnhau tùy vào tình hình thực tế và đặc điểm của từng ngân hàng, địa phương Do đó,

Trang 16

đứng trước bối cảnh hiện nay và với một tổ chức khác thì các giải pháp không cònphù hợp nữa” “Vì vậy, đề tài được lựa chọn nhằm khắc phục các khoảng trốngnghiên cứu trước đây và không có sự trùng lắp với các nghiên cứu trước”.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về chất lượng cho vay kháchhàng cá nhân của ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng chất lượng cho vaykhách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn2015-2018, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cánhân của Chi nhánh đến năm 2022

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- “Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng cho vay khách hàng cá nhâncủa ngân hàng thương mại

- “Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích chất lượng cho vay khách hàng cánhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2018”

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân và đề xuấtmột số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP Đông Á chi nhánh Bắc Ninh, tác giả sử dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống

kê mô tả và sử dụng các biểu, bảng, sơ đồ để minh họa cùng các phương pháp khác.Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập tài liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận

có liên quan tới chất lượng tín dụng Thu thập từ Internet có được các thông tin vềchất lượng cho vaycủa một số ngân hàng của các nước cũng như của các ngân hàngkhác trong cả nước và những tư liệu liên quan đến đề tài

Thu thập từ phòng kinh doanh các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh: Huyđộng vốn, dư nợ tín dụng, thu từ kinh doanh ngoại hối, tổng nợ xấu, Một số thông tinkhác liên quan đến việc cho vay, nợ, hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhânđược thu thập tại phòng tổ chức, phòng tài vụ và ban lãnh đạo ngân hàng

Trang 17

- Thu thập tài liệu sơ cấp

Tất cả các thông tin về hiện trạng sử dụng lao động từ phòng tổ chức và quađiều tra bằng sử dụng phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn gồm các nội dung như: tuổi,giới tính, trình độ học vấn, thời gian làm việc tại ngân hàng, đánh giá và ý kiến sẽđược lấy thông qua hoạt động điều tra nhân viên và khách hàng tại Ngân hàngTMCP Đông Á chi nhánh Bắc Ninh Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành haiphần chính:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tranhư: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm

- Phần II: các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết.Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêunghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra Đối với một số chỉ tiêu định tính sẽ đượcngười trả lời đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “không bao giờ”, “hiếmkhi”, “thỉnh thoảng”, “thường xuyên”, “luôn luôn”

6 Kết cấu của luận văn

Trang 18

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về cho vay khách hàng cá nhân

Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày16/6/2010 thì cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc camkết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trongmột thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.Trước đây, các ngân hàng ít quan tâm đến đối tượng khách hàng là cá nhân, vìmón vay thường rất nhỏ, việc thu nợ rất phiền Nhưng ngày nay, các ngân hàng đãquan tâm nhiều hơn đến đối tượng này, vì lợi nhuận thu được từ hoạt động này sẽ làkhông nhỏ nếu như ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay và công tác quản lýkhoản vay Các thủ tục cho vay ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn, đáp ứng được nhiềuhơn những yêu cầu của khách hàng đưa ra

Hoạt động cho vay đối với KHCN là hoạt động chiếm một phần không nhỏđóng góp vào nguồn thu nhập của NHTM KHCN chính là đối tượng được hướngtới đầu tiên của NHTM, đặc biệt là những chi nhánh mới thành lập bởi nhu cầu củanhững khách hàng là các cá nhân luôn đa dạng và phát triển theo sự phát triển của

Trang 19

* Các khoản vay có độ rủi ro cao: “các khoản vay của khách hàng cá nhânthường được đảm bảo bằng chính thu nhập của cá nhân đó” “Tuy nhiên, nếu kháchhàng gặp phải bất trắc như ốm đau, bệnh tật, tử vong…thì ngay lập tức thu nhập đóhoặc giảm sút hoặc thậm chí có thể mất đi hoàn toàn” “NHTM luôn phải đối mặt vớinhững rủi ro đó, mà công tác thẩm định, quản lý khách hàng cá nhân lại không thểkiểm soát chặt chẽ được hết tất cả” “Chính vì điều này, nhiều NHTM trong một thờigian dài trước đây rất ngại cho khách hàng cá nhân vay vốn” “Nhưng hiện nay, nhậnthấy hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân mang lại một nguồn thu nhậpđáng kể nên các NHTM đã tập trung hướng tới mục tiêu này và công tác quản lý rủi

ro ngày càng được các ngân hàng quan tâm, chú trọng hơn”

* Khoản vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn: “đặc điểm củakhách hàng cá nhân là vay vốn với mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanhnhỏ lẻ nên món vay thường có giá trị nhỏ hơn so với món vay của các doanh nghiệprất nhiều” “Tuy nhiên, đối tượng khách hàng cá nhân lại là đông đảo nhất, các khoảnvay thường xuyên phát sinh khi khách hàng có nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinhdoanh” “Do đó, số lượng các khoản vay nhiều dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động chovay khách hàng cá nhân là khá cao nếu ngân hàng biết cách thu hút khách hàng vàlàm tốt các công tác quản lý có liên quan khác”

* Chi phí thẩm định lớn: “để tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động chovay, ngân hàng thường tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc vào hoạt động thẩm định

và giám sát khoản vay một cách nghiêm ngặt” “Ngoài ra, việc thu thập thông tin cánhân là rất khó khăn, thường không đầy đủ và thiếu chính xác” “Chính những điềunày đã gây trở ngại cho cán bộ tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cácnguồn trả nợ, giải ngân và thu nợ của khách hàng vay vốn” “Vì vậy, các NHTM sẽchấp nhận chi phí cao để đánh đổi rủi ro cao, đảm bảo an toàn cho các món vay”

* Lãi suất thường cao hơn lãi suất của các khoản vay khác: “do khối lượnggiao dịch của mỗi khoản vay thường không lớn nhưng chi phí bỏ ra trong khâuthẩm định và quản lý khoản vay lại rất lớn nên các NHTM phải đề ra mức lãi suấtcao để bù đắp chi phí như chi phí về thời gian, nhân lực, thẩm định, quản lý…

Trang 20

1.1.3 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

* Căn cứ vào thời hạn cho vay

Phân chia các khoản cho vay theo thời hạn cho vay giúp cho ngân hàng đảmbảo hơn về tính an toàn và sinh lời của hoạt động cho vay, cũng như khả năng hoàntrả của khách hàng Theo căn cứ này, cho vay được chia làm ba loại là cho vay ngắnhạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn

Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn dưới một năm và được sử dụng

để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của khách hàng và phục vụ cácnhu cầu sinh hoạt của các cá nhân Với loại cho vay này, ít có rủi ro cho ngân hàng

vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì ngân hàng có thể

dự tính được và thu hồi vốn vay

Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ một năm đến năm năm và chủyếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộngsản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh Loại chovay này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán được nhữngbiến động có thể xảy ra

Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên năm năm, được sử dụng đểcấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, cải tiến và mởrộng sản xuất với quy mô lớn Loại cho vay này có mức độ rủi ro rất lớn vì trongthời gian dài thì có những biến động xảy ra không lường trước được

* Căn cứ vào hình thức cấp khoản vay

Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia cho vay ra làm hai loại là cho vay trựctiếp và cho vay gián tiếp

Cho vay trực tiếp là hình thức ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhucầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng

Cho vay gián tiếp là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại cáckhế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn thời hạn thanh toán Thông thườngcác ngân hàng thương mại cho vay gián tiếp thông qua các hình thức như chiết khấuthương mại, mua các phiếu bán hàng (dealer paper) tiêu dùng và máy móc nông

Trang 21

nghiệp trả góp.

* Căn cứ vào tài sản đảm bảo

Căn cứ vào tiêu thức này, cho vay được chia làm hai loại là cho vay có tài sảnđảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo

Cho vay có tài sản đảm bảo là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thếchấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba Ngân hàng nắm giữ tài sản củangười vay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đãđược cam kết trong hợp đồng tín dụng Hình thức này được áp dụng đối với nhữngkhách hàng không có uy tín cao với ngân hàng Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưnghình thức cho vay này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay ngườibảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình

Cho vay không có đảm bảo là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố,hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba Việc cấp cho vay chỉ dựa vào uy tín của bảnthân khách hàng mà những khách hàng này được ngân hàng đánh giá là khách hàngtốt, có tình hình tài chính lành mạnh

1.2 Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Khái niệm

* Chất lượng cho vay

Chất lượng cho vay là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu cóthể tính toán được như kết quả hoạt động kinh doanh, nợ quá hạn v.v.) vừa trừutượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế v.v.).Chất lượng cho vay chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý,trình độ cán bộ v.v.) và khách quan (sự thay đổi của môi trường bên ngoài).Khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của giá cả thị trường cũngnhư môi trường pháp lý đều ảnh hưởng tới chất lượng cho vay

Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghicủa NHTM và sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một

Trang 22

ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại Chất lượng cho vay được xác địnhqua nhiều yếu tố: thu hút được khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ

an toàn vốn cho vay, chi phí tổng thể về lãi suất, chi phí nghiệp vụ v.v

Chất lượng cho vay không tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quy trình kếthợp trong hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vìmột mục đích chung, do đó để đạt được chất lượng cần có sự quản lý

Chất lượng cho vay là một khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng Nó là một chỉtiêu tổng hợp Để có được chất lượng cho vay thì hoạt động cho vay phải có hiệuquả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín trong hoạtđộng Hay nói cách khác, chất lượng cho vay tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậytrong hoạt động Hiểu đùng bản chất chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giáđúng chất lượng cho vay hiện tại cũng như xá định chính xác các nguyên nhân củanhững hạn chế về chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được biện pháp quản lýthích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường hoạt động sôi động và có

sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay

Như vậy, chất lượng cho vay là một phạm trù rộng lớn Để có được chất lượngcho vay thì hoạt động cho vay phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiếtlập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động Hay nói một cách khác, chất lượngcho vay tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động cho vay”

* Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay đối với KHCN của NHTM được xem là chất lượng khi nóđáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của các chủ thể có liên quan (đáp ứng tốtnhu cầu vốn của khách hàng, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, mang lại hiệu quả,phục vụ sự phát triển của nền kinh tế…)

Chất lượng cho vay đối với KHCN là một khái niệm vừa mang tính cụ thể vừamang tính trừu tượng Vậy nên, khi xem xét chất lượng cho vay của NHTM nóichung và cho vay đối với KHCN nói riêng, luận văn sẽ xem xét ở hai góc độ làNHTM và khách hàng

Chất lượng cho vay xét trên giác độ NHTM

Trang 23

Chất lượng cho vay đối với KHCN tốt nghĩa là khoản cho vay đó phải được tàitrợ từ một nguồn vốn tốt, được đảm bảo an toàn với mức độ rủi ro thấp Đồng thờimón vay này được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết ban đầu, được hoàn trảgốc và lãi vay đúng thời hạn, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng với mức chi phínghiệp vụ là thấp nhất Điều này được hiểu là, chất lượng cho vay được thể hiện ởchỉ tiêu lợi nhuận hợp lý và gia tăng, dư nợ đúng hạn và ngày càng tăng trưởng,doanh số thu nợ lớn, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo đúng quy định và đảm bảo cơ cấunguồn vốn giữa ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong nền kinh tế.

Chất lượng cho vay xét trên giác độ khách hàng cá nhân

Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chất lượng luôn làyêu cầu được đặt lên hàng đầu, vì vậy chất lượng cho vay là sự đáp ứng yêu cầu mộtcách hợp lí nhu cầu của khách hàng cá nhân (mức lãi suất hợp lí, thủ tục giản đơn, thuhút được nhiều đối tượng khách hàng) nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quyđịnh cho vay của NHTM; phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồn tại

và phát triển của NHTM đó, góp phần làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp

Tóm lại, chất lượng cho vay khách hàng cá nhân được hiểu là sự đáp ứng nhucầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đảm bảo sựtồn tại, phát triển của Ngân hàng

Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân có thể đánh giá thông qua các tiêu chísau:

Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân

Uy tín của ngân hàng

Tiêu chí nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN so với dư nợ cho vay KHCN

Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN so với tổng lợi nhuận của Ngân hàng

1.2.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với

khách hàng cá nhân là một trong những nhân tố quyết định phát triển của các

Trang 24

Ngân hàng.

Chất lượng hoạt động cho vay quyết định rất lớn đến sự tồn tại, phát triển hayphá sản của các Ngân hàng Tất cả các quy trình, thủ tục hồ sơ cho vay giải quyếtvấn đề chủ quan, khách quan để đảm bảo hạn chế thấp nhất rủi ro cho vay, tăngcường và nâng cao hiệu quả chất lượng cho vay

Chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với kháchhàng cá nhân được nâng cao làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch

vụ của Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phíquản lý, các chi phí khác nếu không thu hồi được vốn vay Nâng cao chất lượnghoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân sẽ mang lại nguồn lợi nhuận choNgân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao thế mạnh của Ngân hàngtrong cạnh tranh

Chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với khách hàng

cá nhân nâng cao tạo thuận lợi cho sự phát triển của Ngân hàng, mang đến những cơhội kinh doanh đa dạng, hấp dẫn và hiệu quả Nâng cao chất lượng hoạt động chovay đối với khách hàng cá nhân cũng chính là nâng cao hình ảnh và uy tín của ngânhàng đối với khách hàng Từ đó tạo động lực giúp Ngân hàng ngày một chu đáo vàsẵn sàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất phục vụ khách hàng của mình

Từ những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động cho vayđối với khách hàng cá nhân là điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển lâu dài, bềnvững của các Ngân hàng thương mại

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối vớikhách hàng cá nhân cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định xã hội.Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu đối với cho vay Ngân hàng đặc biệt là chovay cho khách hàng cá nhân ngày càng tăng cao Do đó hoạt động cho vay cũngngày càng phát triển nhằm cung cấp các phương tiện giao dịch đáp ứng mọi nhu cầu

về nguồn vốn của xã hội Chính vì lẽ đó mà chất lượng cho vay ngày càng đượcquan tâm

Một khi chất lượng cho vay được đảm bảo cũng có nghĩa là vòng quay vốn

Trang 25

cho vay tăng, Ngân hàng thực hiện cho vay với số lần nhiều hơn, tạo điều kiện tiếtkiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền Như vậy, đảm bảo chấtlượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân sẽ tạo khả năng giảm bớt tiềnthừa trong lưu thông, hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uytín quốc gia…

Thông qua nguồn vốn vay cho các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh,giúp họ tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống, ổn định thu nhập, tạo công ănviệc làm cho các lao động phổ thông ở nông thôn Điều này góp phần giảm sức ép

về lao động cho các đô thị lớn Đời sống của người dân được nâng cao, góp phầnvào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, góp phần ổn định kinh tế xã hội,phù hợp với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đề ra

1.2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

* Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu tích lũy qua các thời kỳ, đó

là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho khách hàng cá nhân vay nhằm mục đíchtiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh tính đến một thời điểm cụ thể Ngân hàng tínhlãi cho vay dựa trên dư nợ cho vay đến thời kỳ tính lãi, tức là lợi nhuận của ngânhàng có được từ hoạt động cho vay trong kỳ phụ thuộc vào dư nợ chứ không phải làdoanh số cho vay trong kỳ đó Vì vậy, số dư nợ càng lớn và dư nợ kỳ sau tăng hơn

so với kỳ trước là chỉ tiêu đúng nhất phản ánh mức độ chất lượng cho vay KHCNcàng cao

Chênh lệch qua các năm của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân được thể hiện

về mặt tuyệt đối và tương đối giữa năm này so với năm trước như sau:

Chênh lệch tuyệt đối = Dư nợ cho vay KHCN kỳ này - Dư nợ cho vay KHCN

kỳ trước

Chênhlệch tương đối=( Dư nợ chovay KHCN kỳnày

Dư nợ chovay KHCN kỳtrước−1)∗100 %

Chênh lệch tuyệt đối phản ánh quy mô tăng hay giảm của dư nợ cho vay kháchhàng cá nhân kỳ này so với kỳ trước Khi chênh lệch này tăng lên qua các năm chứng

Trang 26

tỏ số tiền ngân hàng cho khách hàng cá nhân vay nhiều hơn, hoạt động cho vay kháchhàng cá nhân được tăng cường và mở rộng Ngược lại, nếu chênh lệch giảm chứng tỏngân hàng đang giảm thiểu và thu hẹp dần hoạt động cho vay này.

Chênh lệch tương đối phản ánh tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay kháchhàng cá nhân qua các năm Nếu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng sẽ tạo điềukiện để ngân hàng tăng thu nhập Thường thì lãi thu được từ cho vay là bằng tíchgiữalãi suất cho vay, thời hạn cho vay, dư nợ cho vay Vì vậy, nếu dư nợ cho vaycàng cao thì lợi nhuận mà ngân hàng thu được càng lớn

Ngoài ra, một chỉ tiêu mà ngân hàng cũng cần xem xét đến là dư nợ cho vaykhách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay của ngânhàng Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng quan tâm đến việc

mở rộng cho vay khách hàng cá nhân khiến hoạt động này phát triển mạnh mẽ vàđem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng

Tỷtrọng dư nợ chovay KHCN=(Dư nợ cho vay KHCN

Tổng dư nợ cho vay )∗100 %

Có 2 nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng:Thứ nhất, do dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng nhiều hơn so vớimức tăng của tổng dư nợ cho vay Điều này thể hiện chính sách mở rộng cho vaykhách hàng cá nhân của ngân hàng

Thứ hai, do dư nợ cho vay khách hàng cá nhân không tăng thậm chí còn giảm,nhưng mức giảm của tổng dư nợ cho vay lại nhiều hơn Trường hợp này nghĩa làtrong tình trạng thu hẹp cho vay chung của ngân hàng thì cho vay khách hàng cánhân vẫn duy trì ở mức khả quan

Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng lớn thì chất lượng cho vaykhách hàng cá nhân càng cao bởi vì đằng sau những khoản cho vay đó còn cónhững rủi ro mà ngân hàng luôn phải phòng ngừa và gánh chịu

* Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn

Nợ quá hạn được hiểu là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặclãi đã quá hạn nhưng khách hàng đã không thanh toán đúng hạn, không có văn bản

Trang 27

xin gia hạn với lý do hợp lý Những khoản nợ trước khi chuyển nợ quá hạn thườngđược ngân hàng trao đổi, bàn bạc với khách hàng về nguồn trả nợ Trường hợp,khách hàng có khả năng trả được nợ nhưng tạm thời chưa có nguồn thu trả nợ ngânhàng, ngân hàng luôn chấp thuận gia hạn nợ đối với khách hàng đến thời hạn kháchhàng có nguồn thu Trường hợp, khách hàng không còn có khả năng tạo nguồn thutrả nợ ngân hàng, tình hình sản xuất kinh doanh đã rất khó khăn, mất khả năngthanh toán, ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn Do đó, nguy cơ ngân hàng mấtvốn đối với những khoản nợ quá hạn này rất cao.

Tỷlệ nợ quá hạn(%)=(Nợ quá hạn chovay KHCN

Tổng dư nợ chovay KHCN)∗100 %

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cho vayKHCN của một ngân hàng, phản ánh mức độ cho vay của ngân hàng đó đối vớikhách hàng có khả năng hoàn trả thấp Nguyên tắc hoàn trả là nguyên tắc đầu tiên

và quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng của NHTM Nếu tỷ lệ này quá cao,NHTM đang cho vay các khách hàng có khả năng hoàn trả thấp tương đối lớn, viphạm nghiêm trọng nguyên tắc cho vay này, do đó, ngân hàng có thể xảy ra rủi romất vốn

và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế

Ảnh hưởng của nợ xấu đối với ngân hàng: (i) Giảm hiệu quả ngân hàng Tỷ lệ

nợ xấu phát sinh cao thì nguồn vốn kinh doanh tồn đọng nhiều Điều này cũng đồngnghĩa, ngân hàng đó sẽ sụt giảm khả năng sinh lời trong tương lai, và gia tăng chi

Trang 28

phí sử dụng vốn; (ii) giảm lợi nhuận nhanh chóng Cho vay khách hàng là một tàisản sinhlời chủ yếu và có giá trị lớn của nhiều ngân hàng Bởi chênh lệch thu từ lãi

và chi phí của lãi là phần lợi nhuận chiếm phần lớn trong cơ cấu lợi nhuận của mộtngân hàng Khi tỷ lệ nợ xấu ngày càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm dohoạt động trích lập dự phòng và không còn khả năng quay vòng vốn để gia tăngsinh lời; (iii) giảm khả năng thanh toán Nợ xấu gia tăng sẽ đi kèm rủi ro thanhkhoản của một ngân hàng Bởi các khoản nợ xấu đã làm thay đổi kế hoạch cũng nhưnguồn thanh toán các khoản tiền đến hạn; (iv) giảm uy tín ngân hàng; (v) đối diệnnhiều nguy cơ phá sản

Ảnh hưởng của nợ xấu đối với khách hàng vay vốn: (i) Giảm tốc độ chuchuyển vốn Nợ xấu phát sinh từ một doanh nghiệp thì làm uy tín doanh nghiệp sụtgiảm Đồng thời còn tác động trực tiếp đến quan hệ của doanh nghiệp với ngânhàng Do đó, mọi hoạt động thanh toán, giao dịch kinh doanh, hoạt động cấp tíndụng…có thể bị ngưng trệ; (ii) tăng chi phí tài chính, bởi mức lãi suất phạt chokhoản nợ xấu luôn cao hơn thông thường rất nhiều, và mức này phụ thuộc quy địnhtừng quốc gia cụ thể; (iii) giảm uy tín Nợ xấu của doanh nghiệp là biểu hiện củahoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả Vì vậy, không một ngân hàng muốndây dưa và mong muốn duy trì quan hệ tín dụng với những doanh nghiệp như thế

Tỷlệ nợ xấucho vay KHCN (%)=( Nợ xấucho vay KHCN

Tổng dư nợ cho vay KHCN)∗100 %

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ của ngân hàng, tỷ lệ nàycàng thấp chứng tỏ chất lượng cho vaycàng tốt và ngược lại Thực tế rủi ro trongkinh doanh là điều không tránh khỏi, nên các NHTM thường chấp nhận một tỷ lệ nợxấu nhất định được coi là giới hạn an toàn, thông thường các NHTM chấp nhận tỷ

lệ nợ xấu là 5%

* Thu nhập trong cho vay khách hàng cá nhân

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của một khoản vay Thu nhập phụthuộc vào rất nhiều yếu tố Lãi suất cho vay là nhân tố quyết định đầu tiên đến lợinhuận đạt được Khoản cho vay với lãi suất cao thì thu lãi của ngân hàng cũng vì

Trang 29

thế mà tăng lên Tuy nhiên, lãi vay cũng phải hợp lý vì nếu cao quá sẽ làm giảm

tính cạnh tranh của ngân hàng trong khi các ngân hàng Việt Nam vẫn còn đang cạnh

tranh vớinhau về lãi suất Mặt khác, lãi suất cho vay cao làm hoạt động kinh doanh

của nguời vay gặp khó khăn hay thu nhập cá nhân không đủ trả nợ do chi phí trả lãi

quá lớn

Dư nợ cho vay tăng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng tăng thu nhập Với khách

hàng cá nhân, món vay thường có giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với món vay của các

doanh nghiệp nhưng quy mô các khoản vay lại lớn chính là yếu tố quan trọng để dư

nợ cho vay tăng lên, thể hiện tính hiệu quả trong cho vay khách hàng cá nhân của

ngân hàng

Tuy nhiên, nếu chỉ đề cập đến lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay thì

chưa thấy rõ được hiệu quả của khoản vay đó Vì vậy, cần xem xét chỉ tiêu tỷ lệ thu

nhập từ lãi trong cho vay khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay khách hàng

cá nhân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cho vay khách hàng cá nhân bình quân

thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ lãi cho ngân hàng, đồng thời phản ánh khả

năng kiểm soát chi phí trong cho vay cũng như mức độ sinh lời của khoản vay

Tỷlệ thu nhập từ lãi chovay KHCN=(Thu nhập từ lãi chovay KHCN

Tổng dư nợ cho vay KHCN )∗100 %

Bên cạnh đó, để đánh giá một cách chính xác hơn về chất lượng cho vay khách

hàng cá nhân cần xem xét đến chỉ tiêu thu nhập từ lãi cho vay khách hàng cá nhân

chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng Tỷ

trọng này càng cao chứng tỏ thu nhập từ lãi cho vay khách hàng cá nhân đóng góp

vào tổng thu nhập từ lãi của ngân hàng càng lớn, cho thấy hoạt động cho vay khách

hàng cá nhân chiếm một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân

hàng Từ đó, đưa ra các chính sách nhằm thu hút thêm các khách hàng mới, đồng

thời nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động cho vay này

Tỷtrọng thunhập từ lãi cho vay KHCN trêntổng thunhập từ lãi=(Thunhập từ lãi cho vay KHCN

Tổng thu nhập từ lãi )∗100 %

Như vậy, mỗi chỉ tiêu đều có những ý nghĩa và tính năng ưu việt riêng, tùy

Trang 30

vào điều kiện cụ thể mà các ngân hàng có thể sử dụng và kết hợp các chỉ tiêu khácnhau để đưa ra những kết quả đánh giá chất lượng một cách chính xác và kháchquan nhất.

* Một số tiêu chí khác

Ngoài các chỉ tiêu trên, khi đánh giá chất lượng cho vaytrong cho vay KHCN,người ta còn sử dụng thêm một số tiêu chí như:

Sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ cho vay cá nhân.

Trong kinh doanh, vấn đề được đặt lên hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận Thuhút khách hàng là một trong các chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhằm tănglợi nhuận, do đó các nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm trong việc làm thế nào đểtìm ra các biện pháp thích hợp nhằm thu hút càng đông khách hàng càng tốt Để làmđược điều này tất nhiên phải đem lại sự hài lòng, sự thỏa mãn cho khách hàng mỗikhi đến giao dịch tại ngân hàng Khách hàng càng hài lòng, càng thỏa mãn với sảnphẩm dịch vụ ngân hàng, càng trung thành với ngân hàng thì phản ánh chất lượngcho vay trong cho vay KHCN càng cao và ngược lại

Sự hài lòng của khách hàng chủ yếu đến từ thái độ, phong cách phục vụchuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng và chất lượng dịch vụ ngân hàng, trong đóthái độ, phong cách phục vụ của nhân viên được đánh giá cao hơn, hiểu được tầmquan trọng của vấn đề này, ngày nay các ngân hàng Thương mại ngày càng chútrọng hơn đến việc phát triển các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng đàmphán của nhân viên

Chất lượng cho vay trong cho vay KHCN còn thể hiện:

Đơn giản trong các thủ tục hồ sơ, nhanh chóng trong đáp ứng nhu cầu, thái độphục vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanhnhẹn, không gian của ngân hàng thoáng mát, sạch sẽ, dễ nhận biết và thuận tiện,trang phục của cán bộ nhân viên gọn gàng, lịch sự sẽ đem đến cho khách hàng sự antâm

Trang 31

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan

* Thông tin tín dụng

Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết địnhhiệu quả và chất lượng của một khoản vay Thông tin tín dụng có thể thu thập quaviệc khai thác khách hàng hoặc qua nhiều nguồn khác như tự tìm hiểu, thông tin lưutrữ trong hệ thống nội bộ, thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhànước v.v Nội dung của thông tin tín dụng cũng rất đa dạng: thông tin khách hàng,phương án/ dự án kinh doanh, thông tin về thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ,đối thủ cạnh tranh, các thông tin về môi trường kinh tế, xã hội, những biến động củanền kinh tế thế giới v.v Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần xâydựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tinchính xác, kịp thời, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng

* Trình độ nhận thức và năng lực vay vốn của khách hàng

Trong khi các cá nhân trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình thìngân hàng sử dụng vốn dưới hình thức gián tiếp đó là giao vốn cho cá nhân sử dụng

và quản lý vốn dưới hình thức giám sát các cá nhân sử dụng vốn Do đó việc sửdụng nguồn vốn có hiệu quả không? khoản vay có tiềm ẩn nhiều rủi ro hay khôngphụ thuộc rất nhiều vào khách hàng Do vậy nhận thức và năng lực tài chính củakhách hàng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay, quy mô của khoảnvay cũng như quá trình ra quyết định tín dụng của ngân hàng Một khách hàng có

Trang 32

nhận thức tốt, đạo đức tốt thì rủi ro cho vay cá nhân thấp, tạo điều kiện cho ngânhàng mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân và các điều kiện cho vay cá nhân cũngđược nới lỏng hơn.

* Thiện chí từ phía khách hàng

Sự thiếu thiện chí của khách hàng vay vốn được biểu hiện trong quan hệ chovay giữa ngân hàng với khách hàng như việc không cung cấp đầy đủ thông tin, đưathông tin sai lệch, cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn hay kinh doanh trái pháp luật, cốtình sử dụng vốn vay sai mục đích hay gián tiếp tác động làm ảnh hưởng đến chấtlượng cho vay của ngân hàng Những hành vi cố ý này đều mang lại rủi ro và gâykhó khăn cho ngân hàng trong hoạt động cho vay nói chung và trong cho vay kháchhàng cá nhân nói riêng Vì thế, ngân hàng thường hướng đến những khách hàng có

uy tín, bằng cách dựa trên mối quan hệ với khách hàng trong quá khứ hoặc từ cácnguồn thông tin khác đối với những khách hàng mới để đánh giá mức độ tin cậy và

uy tín của khách hàng đó

1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan

* Công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ

Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có được các thông tin vềtình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm phát hiện những sai sót củaCBTD trong quá trình thực hiện cho vay nhằm duy trì có hiệu quả hoạt động kinhdoanh đang xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được mục tiêu đã định.Trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kiểm soát bao gồm: Kiểm soát chính sách tíndụng, quy trình tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay (thẩm quyền

về điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền cho vay, hồ sơ, thủ tục cho vay ).Kiểm soát định kỳ do kiểm soát viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại

lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm soát cả các nghiệp vụ có liên quan đến

kế toán tiền vay Tùy thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời các nguyên nhân gây rasai sót trong quá trình thực hiện cấp tín dụng của công tác kiểm soát nội bộ để cóbiện pháp khắc phục kịp thời qua đo nâng cao được CLTD

Để kiểm soát nội bộ hiệu quả, ngân hàng cần phải có cơ cấu tổ chức hợp lý,

Trang 33

cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng, phạt vậtchất nghiêm minh.

* Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có đạt được hiệu quả hay không mộtphần chính nhờ vào cán bộ nhân viên ngân hàng Bởi vậy, trước tiên muốn hoạtđộng cho vay khách hàng cá nhân có chất lượng tốt thì cần phải quan tâm đến việcđào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cán bộ tín dụng Nếu như đạo đứckhách hàng được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố khách quan thì đạo đứccán bộ tín dụng được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố chủ quan Nếu cán

bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp, vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng làm tổnhại đến lợi ích của tập thể ngân hàng thì dù có giỏi đến mấy cũng vô giá trị Tuynhiên, đạo đức không thôi chưa đủ, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môncao, trình độ hiểu biết rộng thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vayvốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn Một cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp

vụ cao, có khả năng giao tiếp tốt, có trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệttình trong công việc và có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo được ấn tượng đẹp trong mắtkhách hàng khi đến ngân hàng vay vốn Hơn nữa, các cán bộ tín dụng có mối quan

hệ rộng rãi trong xã hội cũng có thể thu hút thêm các khách hàng mới, từ đó mởrộng và đa dạng hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nóiriêng

* Cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng

Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân của mỗi NHTM Nếu một ngân hàng được trang bị cáccông nghệ hiện đại thì ngân hàng đó có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch

vụ của ngân hàng sẽ được biết đến nhiều hơn Hơn nữa, nhờ áp dụng khoa học côngnghệ tiên tiến, các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễdàng, tiết kiệm được nhân lực cũng như chi phí quản lý, góp phần giảm giá thànhdịch vụ Thêm vào đó, khi có các công nghệ hiện đại hỗ trợ thì việc giải quyết cácthủ tục của ngân hàng sẽ nhanh chóng, chính xác, giảm bớt sự rườm rà và lãng phíthời gian cho khách hàng

Trang 34

* Chính sách cho vay của ngân hàng

Là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động cho vay

do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho cácdoanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân Thông thường chính sách cho vay có cáckhoản mục như hạn mức cho vay, các loại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện,quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản cho vay, hướng giải quyết phầncho vay vượt quá hạn mức cho vay, cách thức thanh toán nợ… Chính sách cho vayvạch ra cho các cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng về nhữngcăn cứ để xem xét các nhu cầu vay vốn Vì vậy, những yếu tố trong chính sách chovay đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc mở rộng cho vay nói chung và cho vaykhách hàng cá nhân nói riêng Nếu như có những hình thức cho vay không nằmtrong chính sách cho vay của ngân hàng thì chắc chắn các khách hàng cá nhânchẳng thể mong đợi vay được những khoản tiền từ ngân hàng để đáp ứng cho nhucầu chi tiêu hay sản xuất kinh doanh của mình Do tính chất cạnh tranh giữa cácngân hàng ngày càng gay gắt thì một chính sách cho vay hợp lý là yếu tố đầu tiênthu hút khách hàng hiệu quả Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợpvới từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và cách xử lý đúng đắn các khoản nợcủa khách hàng, đồng thời có các chính sách sản phẩm hấp dẫn thì càng thu hútđược đông đảo khách hàng đến với ngân hàng, từ đó thực hiện thành công việc mởrộng cho vay khách hàng cá nhân, chính là cơ sở để có một chất lượng cho vay tốt

* Quy trình cho vay

Quy trình cho vay bao gồm những bước phải thực hiện trong quá trình cho vaynhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Quy trình bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, pháttiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay Quy trình cho vay KHCN càng đơngiản và tạo điều kiện cho khách hàng thì sẽ càng tạo điều kiện hơn cho KHCN, càngnâng cao chất lượng cho vay KHCN Ngược lại, quy trình cho vay KHCN càngrườm rà, phức tạp thì chất lượng cho vay KHCN càng thấp Do đó, để nâng cao chấtlượng cho vay KHCN, ngân hàng cần phải thường xuyên quan tâm đổi mới quytrình cho vay sao cho đơn giản, nhanh gọn và hiệu quả

Trang 35

1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh.

1.3.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Techcombank - chi nhánh Hải Dương

Với đội ngũ nhân viên hơn 300 người, 4 phòng giao dịch đặt tại thành phố HảiDương, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, ngân hàng Techcombank chi nhánhHải Dương Dương luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh số cho vay KHCNcũng như chất lượng cho vay KHCN Chỉ tính riêng trong năm 2018, ngân hàng đạt

tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân là 4,6% so với năm 2017, tỷ lệ nợ xấuđạt 2,9%, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 6,1% so với năm 2017

Có được những thành công trong việc nâng cao chất lượng cho vay KHCN nói trên

là do ngân hàng đã có những kinh nghiệm sau:

Một là, ngân hàng luôn tăng cường giám sát sử dụng vốn vay, tránh trường

hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không trả nợ mà sử dụng vào việckhác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả

Hai là, ngân hàng thường xuyên nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ

nhằm ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tíndụng; phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra

Ba là, tăng cường năng lực quản trị điều hành, tinh thần trách nhiệm; nắm

chắc lĩnh vực nghiệp vụ và khách hàng phụ trách; nhất là những khách hàng đang

có dấu hiệu khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Bên cạnh đó, ngân hàng Techcombank chi nhánh Hải Dương cũng đã xâydựng hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng Hệ thống các dấu hiệucảnh báo rủi ro phản ánh quan điểm và đánh giá của ngân hàng về những dấu hiệuphản ánh khả năng hoạt động giảm sút và mức độ rủi ro tăng lên của khách hàng

1.3.2 Kinh nghiệm của ngân hàng Đông Á chi nhánh Hải Phòng

Tại thành phố Hải Phòng có mạng lưới hệ thống các ngân hàng thương mạirộng khắp, trong đó ngân hàng Đông Á chi nhánh Hải Phòng là một trong số ít cácngân hàng thương mại có hệ thống phòng giao dịch lớn với hơn 11 phòng giao dịch,

Trang 36

đội ngũ nhân viên hơn hơn 400 người, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại Từnăm 2016 cho đến 2018, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàngluôn có xu hướng tăng lên, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp (năm 2016 là 2,6%, năm

2017 là 2,8% và năm 2018 giảm xuống còn 2,1%) Có được những thành côngtrong việc nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân nói trên là do ngânhàng đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm, có thể kể đến như:

Một là, tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở nhằm nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng; Trình độ năng lực quản lý điều hànhcủa lãnh đạo phòng kế hoạch kinh doanh Tập trung đào tạo kỹ năng phân tích tàichính, thẩm định dự án đầu tư, kế toán doanh nghiệp, kiến thức pháp luật cho độingũ cán bộ quản lý tín dụng và tiểu giáo viên ngân hàng cơ sở, qua đó chuyển tảiđến cán bộ nghiệp vụ ngân hàng Đông Á cơ sở tập huấn về kỹ năng tác nghiệp chocán bộ

Hai là, làm tốt việc hướng dẫn, tư vấn khách hàng những vấn đề: khả năng

tạo ra sản phẩm và lợi nhuận Gia hạn điều chỉnh lại kỳ hạn để giảm được quy môhoàn trả trước mắt, cho vay tiếp để tăng sức mạnh tài chính cho người vay, khôiphục lại cho sản xuất kinh doanh và tổ chức giám sát

Ba là, để khắc phục và ngăn ngừa nợ quá hạn, ngân hàng Đông Á chi nhánh

Hải Phòng luôn làm tốt công tác đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Cán bộtín dụng của ngân hàng tiến hành đối chiếu phân tích tình hình sử dụng vốn vay,tính toán xác định nguồn thu, đánh giá khả năng trả nợ trên cơ sở đó làm cam kết vềtiến độ trả nợ cụ thể với khách hàng

1.3.3 Bài học rút ra cho ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh

Khách hàng là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và phát triển Chìakhóa của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chấtlượng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.Trong điều kiện hiện nay, phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ tíndụng nói riêng phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau, đa dạng hóa cácsản phẩm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tín dụng cần được chú trọng phát triển Qua

Trang 37

nghiên cứu các trường hợp nói trên, có thể rút ra một số bài học cho ngân hàngĐông Á chi nhánh Bắc Ninh một số kinh nghiệm quý báu trong nâng cao chất lượngcho vay khách hàng cá nhân như sau:

Thứ nhất, thường xuyên nâng cao năng lực cán bộ tín dụng: năng lực của

cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay KHCN Do vậy,trong thời gian tới ngân hàng Đông Á chi nhánh Bắc Ninh cần quan tâm hơn nữađến vấn đề này Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh thường xuyên

có các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, các khóa đào tạo kỹ năng thuyếtphục, kỹ năng chốt giao dịch nhằm đảm bảo hiệu quả trong giao dịch và mang lại

sự hài lòng cho khách hàng

Thứ hai, cần thiết kế nhiều sản phẩm tín dụng hướng đến khách hàng, đặc biệt

là khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng Các sản phẩm dịch vụ phải phùhợp với từng đối tượng khách hàng, tăng cường cải tiến quy trình thẩm định, đơngiản hóa các thủ tục để đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng

Thứ ba, khắc phục và ngăn ngừa tốt tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao chất lượng

thông tin tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Bên cạnh đó,cùng với việc đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ hướng đến khách hàng, Ngân hàngTMCP Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh cần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp, có chất lượng chuyên môn cao, có tác phong chuyên nghiệp, có đạođức nghề nghiệp

Thứ tư, tăng cường khảo sát và đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất

lượng cho vayđể thấy được điểm mạnh, điểm yếu từ đó có những giải pháp phù hợp

để mang đến chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng

Trang 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Toàn bộ chương 1 là những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay nói chung

và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng của NHTM, trong đó đề cấp chủ yếu tớichất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM - đối tượng nghiêncứu xuyên suốt trong đề tài của luận văn Từ những vấn đề mang tính khái quát vềhoạt động cho vay khách hàng cá nhân đến những vấn đề cụ thể về chất lượng chovay khách hàng cá nhân như khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, sự cầnthiết cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhânđều được đề cập trong chương này Đồng thời, chương cũng nêu lên các đặc điểm

và vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đối với NHTM, khách hàng

và nền kinh tế Bên cạnh đó, chương 1 cũng là cơ sở lý luận đưa ra cách thứcnghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp nângcao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân sẽ được trình bày trong các chươngtiếp theo

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẮC NINH

2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Bắc Ninh là Phòng giaodịch Bắc Ninh Ngân hàng TMCP trực thuộc Đông Á - Chi nhánh Hà Nội thành lậpdựa trên Quyết định 776/QĐ-DAB ngày 10/10/2007 của DongA Bank và văn bảnchấp thuận số 727/NHNN-BNI1 ngày 18/10/2007 của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh

Từ 14/01/2014, Phòng giao dịch Bắc Ninh chính thức được nâng cấp và đi vàohoạt động với tên gọi chính thức là Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh BắcNinh dựa trên Quyết định 137/QĐ-HĐQT-DAB ngày 26/12/2013 của DongA Bank

và văn bản chấp thuận số 51/NHNN-BNI3 ngày 14/01/2014 của Ngân hàng Nhànước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh Trải qua hơn 10 năm xây dựng vàtrưởng thành, dù mang tên gọi nào, với mô hình hoạt động nào thì Chi nhánh vẫnluôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh

Ngày 14/08/2015, Ngân hàng TMCP Đông Á bị kiểm soát đặc biệt củaNHNN, điều đó có ảnh hưởng đến hình ảnh và kết quả kinh doanh của CN BắcNinh Tuy vậy kết điều đó có tác động không nhiều do CN Bắc Ninh là CN mớithành lập và quy mộ không lớn Vì vậy kết quả kinh doanh của CN Bắc Ninh từ đóđến này vẫn tăng trưởng đều nhưng tỷ lệ tăng trưởng không được cao so với cácnăm trước

Trang 40

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh)

Cty Kiềuhối

Phòngkiểm soát

Phòng IT

Phòngthẩm định

BP Xử lýnợ

BP Quảntrị TH

BP Hỗ trợtín dụng

BP Ngânquỹ

BP Kếtoán

PGD Gia Bình

PGD QuếVõ

BPdịch vụKH

Đơn vị trựcthuộc Phòng vậnhành Phòn thuộchội sở g

Ngày đăng: 08/01/2020, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Tác giả: Rose P.S
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 2004
13. Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh (2005-2016), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2015-2018 Khác
14. Trần Văn Tài (2010), Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vaytại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
15. Nguyễn Trịnh Thắng (2010), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng Khác
16. Vương Thanh Vân(2012), Nâng cao chất lượng cho vaytại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Láng Hòa Lạc, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w