THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ điđịnh hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đông á – chi nhánh bắc ninh” (Trang 34 - 65)

2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Bắc Ninh là Phòng giao dịch Bắc Ninh Ngân hàng TMCP trực thuộc Đông Á - Chi nhánh Hà Nội thành lập dựa trên Quyết định 776/QĐ-DAB ngày 10/10/2007 của DongA Bank và văn bản chấp thuận số 727/NHNN-BNI1 ngày 18/10/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

Từ 14/01/2014, Phòng giao dịch Bắc Ninh chính thức được nâng cấp và đi vào hoạt động với tên gọi chính thức là Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Bắc Ninh dựa trên Quyết định 137/QĐ-HĐQT-DAB ngày 26/12/2013 của DongA Bank và văn bản chấp thuận số 51/NHNN-BNI3 ngày 14/01/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, dù mang tên gọi nào, với mô hình hoạt động nào thì Chi nhánh vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 14/08/2015, Ngân hàng TMCP Đông Á bị kiểm soát đặc biệt của NHNN, điều đó có ảnh hưởng đến hình ảnh và kết quả kinh doanh của CN Bắc Ninh. Tuy vậy kết điều đó có tác động không nhiều do CN Bắc Ninh là CN mới thành lập và quy mộ không lớn. Vì vậy kết quả kinh doanh của CN Bắc Ninh từ đó đến này vẫn tăng trưởng đều nhưng tỷ lệ tăng trưởng không được cao so với các năm trước .

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc

Phòng KHDN

Phòng KHCH Đơn vị trực thuộc Phòng vận hànhPhòn thuộc hội sở g trực

trực thuộc

BPdịch vụ KH PGD Quế Võ

PGD Gia Bình

BP Kế toán

BP Ngân quỹ

BP Hỗ trợ tín dụng

BP Quản trị TH

BP Xử lý nợ

Phòng thẩm định

Phòng IT

Phòng kiểm soát

Cty Kiều hối

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động của Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh)

Ngân hàng TMCP Đông Á- CN Bắc Ninh là một trong những chi nhánh tiên phong đi đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP Đông Á chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể… Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để phục vụ trọn gói khách hàng lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng. Các hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh Bắc Ninh là huy động vốn ngắn hạn trung dài hạn; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển;

huy động vốn nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài; vay vốn các tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; phát hành thanh toán thẻ nội địa; thanh toán quốc tế, kinh doanh vàng bạc; kinh doanh ngoại tệ; làm dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhành Bắc Ninh hoạt động với phương châm luôn đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả. Sự phát triển của chi nhánh Bắc Ninh đã góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á.

* Giám đốc chi nhánh

Giám đốc chi nhánh là người đại diện pháp lý cho DongA Bank tại tỉnh Bắc Ninh để phát triển và duy trì các mối quan hệ nhằm mục đích phát triển kinh doanh . Là người tổ chức, quản lý và thực hiện các hoạt động phát triển kinh doanh tại địa bàn của Chi nhánh, theo định hướng chung của Ngân hàng đảm bảo an toàn và hiệu quả. Là người đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa bộ phận phát triển kinh doanh và bộ phận vận hành của Chi nhánh và các đơn vị khác trong DongA Bank. Là người Phối hợp với bộ phận vận hành tại Chi nhánh xử lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến bộ phận phát triển kinh doanh và bộ phận vận hành trên tinh thần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

* Phó giám đốc chi nhánh

Có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc trong công tác đối ngoại, tổ chức và quản lý hoạt động vận hành tại Chi nhánh, phối hợp với giám đốc Chi nhánh trong việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị trên cơ sở đảm bảo tiết kiệm và tăng năng suất

lao động, Phê duyệt tín dụng và các nghiệp vụ kinh doanh, quản lý khác theo ủy quyền của Giám đốc chi nhánh. Có vai trò là người tổ chức, quản lý hoạt động vận hành tại Chi nhánh tuân thủ đúng quy trình, quy định của DongA Bank và phối hợp hiệu quả với bộ phận phát triển kinh doanh của Chi nhánh và các đơn vị khác trong DongA Bank và là người đảm bảo thực thi chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng tại đơn vị.

* Phòng khách hàng cá nhân

Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân (KHCN) qua các kênh giao dịch của ngân hàng , chịu trách nhiệm chăm sóc KHCN, quản lý và phát triển quan hệ với KHCN của chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp các ý kiến thắc mắc của KHCN, tư vấn hướng dẫn KH về sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng., quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ, thực hiện báo cáo thống kê cho Giám Đốc chi nhánh về hoạt động tín dụng, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN. tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN, và tình hình phát triển quan hệ về chăm sóc KHCN của chi nhánh.

* Phòng khách hàng doanh nghiệp

Tố chức triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN), quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ khác liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, quản lý tài khoản và thông tin của KHDN, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế toán, và thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHDN, thực hiện các công việc khác liên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm sóc KHDN.

* Phòng vận hành

Phòng vận hành gồm có 6 bộ phận: Bộ phận Dịch vụ khách hàng, bộ phận Kế toán, bộ phận ngân quỹ, bộ phận Hỗ trợ tín dụng, Bộ phận Quản trị tổng hợp và bộ phận Xử lý nợ. Các bộ phận thuộc phòng vận hành là nơi hoàn tất các giao dịch do các phòng PTKD KHCN và QH KHDN đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là

bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại. Phòng vận hành chính là nơi hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ. Ngoài ra, Phòng vận hành sẽ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ như: xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác hậu kiểm; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và công tác hành chính

* Đơn vị trực thuộc

Đây là các đơn vị trực thuộc Chi nhánh và là đại diện theo ủy quyền của Chi nhánh để thực hiện các hoạt động kinh doanh như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác tại địa bàn đặt trụ sở PGD. Các đơn vị trực thuộc gồm có hai phòng Giao dịch là Phòng giao dịch Gia bình và Phòng giao dịch Quế Võ.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh

Nếu như các doanh nghiệp sản xuất tìm cách tối thiểu hóa chi phí và tăng doanh thu để tăng lợi nhuận thì ở ngân hàng thương mại kết quả kinh doanh của hai nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng lại đóng vai trò quan trọng và quyết định tới lợi nhuận của ngân hàng, bởi huy động vốn tạo ra nguồn vốn để các ngân hàng duy trì các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng - hoạt động tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ là nguồn lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, khi đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng ta cần chú ý tới 2 hoạt động này.

Qua bảng 2.1 cho thấy, nhìn chung hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng năm 2016, 2017, 2018 đều tăng, nhưng tốc độ tăng của huy động vốn không đáp ứng kịp tốc độ tăng của tín dụng, cụ thể là:

* Về huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động năm 2018 đạt 3680 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 12,445 so với năm 2017. Tốc độ tăng năm 2017 so với năm 2016 là 21,85%, tương ứng tăng từ 2686 tỷ đồng năm 2016 lên 3273 tỷ đồng năm 2017, như vậy tốc độ tăng

trưởng năm 2018 thấp hơn năm 2017. Có điều này là do: sau chính sách tiền thắt chặt đầu năm 2015 và nới lỏng dần vào cuối năm đến năm 2016 hoạt động ngân hàng đi vào ổn định cùng với sự ổn định của lãi suất cơ bản, lạm phát giảm, niềm tin của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng tăng, cùng với các chương trình bốc thăm trúng thưởng, các hình thức thu hút hiệu quả khiến huy động vốn tăng nhanh, đặc biệt cuối năm 2016, sự chạy đua lãi suất của các ngân hàng cũng góp phần đẩy lãi suất huy động của ngân hàng tăng, có lúc đạt 10,5%. Năm 2017, ngân hàng Đông Á chi nhánh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Mở 5 đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, giải thưởng bằng vàng "3 chữ A" do ngân hàng Đông Á triển khai và 2 đợt do chi nhánh tỉnh triển khai. Điều hành lãi suất linh hoạt, không bị tác động tâm lý bởi cuộc "chạy đua" lãi suất, tuy lãi suất thấp hơn một số ngân hàng thương mại khác, nhưng với uy tín thương hiệu được khẳng định nên tốc độ tăng tiền gửi dân cư vẫn cao, góp phần nâng cao nguồn vốn, năng lực tài chính...

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Bắc Ninh qua các năm

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tốc độ

tăng Số tiền Tốc độ

tăng Số tiền Tốc độ tăng

1. Huy động vốn 2.686 26,72 3.273 21,85 3.680 12,44

2. Dư nợ tín dụng 3.495 28,81 4.322 23,66 5.125 18,58

3. Thu từ kinh

doanh ngoại hối 3.4 0,98 2.24 -34,12 10.5 368,75

4. Thu nhập của

chi nhánh 498,1 101,8 526,8 105,7 647,4 122,8

Thu từ lãi cho vay 385,8 102,3 401,7 104,1 509,9 126,9

Thu từ dịch vụ 112,3 104,7 125,1 111,3 137,5 109,9

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2016-2018

* Về hoạt động tín dụng

Tốc độ tăng năm 2017 so với năm 2016 là 23,66 %, tốc độ tăng năm 2018 tăng so với năm 2017 là 18,58%, như vậy tốc độ tăng trưởng năm 2018 thấp hơn năm 2017, nhưng đây lại là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế, khi mà quy định tốc độ tăng trưởng của NHNN đối với các tổ chức tín dụng dưới 30% (năm 2017) và dưới 20%

(vào năm 2018), cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất thực hiện chính sách kích cầu của nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Đông Á được đánh giá là tương đối tốt.

* Về hoạt động kinh doanh ngoại hối

Tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoại hối năm 2017 giảm so với năm 2016 là 34,12%, tốc độ tăng trưởng năm 2018 tăng 368,75%. Nguyên nhân là do: Năm 2016 là năm thứ hai liên tiếp thị trường ngoại hối bộc lộ những khó khăn rõ nét và những vấn đề nội tại chưa thể giải quyết. Căng thẳng trên thị trường ngoại hối xảy ra khi nhiều doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng dẫn đến mất cân đối cung - cầu. Tình trạng này kéo dài cho đến cuối năm, làm cho việc mua ngoại tệ gặp khó khăn, đã có lúc ngân hàng phải niêm yết giá mua ngoại tệ ngang với giá bán. Tới năm 2017, có thể coi là năm thị trường ngoại hối hoạt động sôi nổi, với quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ có nhiều thuận lợi dẫn tới sự tăng trưởng cao so với năm 2016. Như vậy, hoạt động ngân hàng trong những năm qua đã từng bước hoàn thiện và đạt được những thành quả đáng mừng, ngân hàng đã tạo được uy tín cho riêng mình, lấy được lòng tin từ phía khách hàng. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển xa hơn nữa của toàn hệ thống ngân hàng Đông Á nói chung và của chi nhánh Đông Á tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

* Về thu nhập của chi nhánh

Trong giai đoạn 2016 - 2018 thu nhập của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Ninh liên tục có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2016 thu nhập của chi nhánh đạt 498,1 tỷ đồng thì đến năm 2017 tăng lên là 526,8 tỷ đồng và năm 2018 đạt 647,4 tỷ đồng. Trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh, thu nhập từ lãi cho vay là chủ yếu. Nếu như năm 2016 thu nhập từ cho vay đạt 385,8 tỷ thì đến năm 2017

tăng lên là 401,7 tỷ đồng và năm 2018 đạt 509,9 tỷ đồng. Điều này phần nào cho thấy chất lượng cho vay KHCN của chi nhánh ngày càng được cải thiện, do số lượng khách hàng quan tâm tới các khoản vay ngày càng nhiều và số lượng hợp đồng cho vay KHCN ngày càng gia tăng.

2.2. Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Bắc Ninh.

2.2.1. Một số quy định về cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Bắc Ninh

* Quy định về cho vay có tài sản đảm bảo

Trong hoạt động cho vay, tài sản đảm bảo được xem là công cụ quan trọng giúp các ngân hàng thương mại hạn chế những tổn thất khi phát sinh rủi ro. Chính sách các khoản đảm bảo trong cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Ninh hiện nay như sau:

Bảng 2.2. Chính sách về các khoản đảm bảo Hình thức

đảm bảo Tài sản đảm bảo

Tài sản cầm cố

Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý

Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ

Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền

Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp

Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật

Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam Các tài sản khác theo quy định của pháp luật

Tài sản thế chấp

Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ, thì vật phụ đó

cũng thuộc tài sản thế chấp

Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam Các tài sản khác theo quy định của pháp luật

Tài sản bảo lãnh

Tài sản của bên thứ ba dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm các tài sản thuộc nhóm tài sản cầm cố và tài sản thế chấp ở trên

Nguồn: ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Bắc Ninh Trong hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo, hình thức đảm bảo tại Chi nhánh có thể là tài sản cầm cố, tài sản thế chấp hoặc tài sản bảo lãnh của bên thứ ba. Sự phân chia những hình thức đảm bảo này căn cứ vào loại tài sản thực hiện đảm bảo và quyền sở hữu đối với tài sản.

Việc thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo giúp hạn chế tối da các tổn thất có thể xảy ra đối với Chi nhánh do giá trị cho vay tối đa chỉ bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo.

Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ, Chi nhánh có thể thanh lý tài sản đảm bảo và thu về nguồn vốn cho vay. Đây được xem là công cụ hữu hiệu nhất giúp đảm bảo chất lượng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh.

* Quy định về cho vay không có tài sản đảm bảo

Ngoài việc cho vay bằng tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Đông Á nói chung và chi nhánh Bắc Ninh nói riêng còn triển khai các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo. Hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng lại phụ thuộc chủ yếu vào ý thức tuân thủ các điều khoản tín dụng của khách hàng nên nguy cơ phát sinh rủi ro thường cao. Hiện nay, Chi nhánh thực hiện cho vay không có tài sản đảm bảo theo quy định tại nghị định số 178/1999/NĐ- CP;

Thông tư 06/2000/TTNHNN1 và Quyết định số 107/2000/QĐ-NHNN1. Theo đó, Đông Á chi nhánh Bắc Ninh có thể cho vay không có tài sản bảo đảm theo 2 hình thức:

Cho vay không có tài sản bảo đảm do chi nhánh lựa chọn

Cho vay không có tài sản bảo đảm theo sự bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo.

Việc phát triển các sản phẩm cho vay không có tài sản đảm bảo phụ thuộc vào

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ điđịnh hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP đông á – chi nhánh bắc ninh” (Trang 34 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w