1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam

111 194 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 256,31 KB

Nội dung

Tác giả đã phân tích các tồn tạiyếu kém trong công tác quản lý nói chung và giai đoạn quyết toán vốn đầu tưXDCB của ban quản lý cấp huyện, từ đó phân tích và rút ra những nhận định vàgiả

Trang 1

-NGÔ THỊ HƯƠNG LAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2019

Trang 2

-NGÔ THỊ HƯƠNG LAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS.NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI, NĂM 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các tài liệu được sử dụng trong công trình đều có nguồn gốc rõ ràng Những đánh giá, nhận định trong công trình đều do cá nhân tôi nghiên cứu và thực hiện.

Hà Nam, ngày tháng 02 năm 2019

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rấtnhiều sự giúp đỡ

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Nguyễn Thị Thu Hiền đã

tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành công trình

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể Thầy, Cô giáoTrường Đại học Thương mại đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức vàkinh nghiệm quý giá trong suốt hai năm học vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các Sở, ngành: Tài chính; Kế hoạch

và Đầu tư; Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, các Ban quản lý dự án đầu tư xâydựng chuyên ngành tỉnh Hà Nam … đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quátrình thu thập số liệu để thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệpnhững người đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cổ vũ và động viêntôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nam, ngày tháng 02 năm 2019

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan: 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 8

1.1 Khái quát chung về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 8

1.1.1.Một số khái niệm cơ bản 8

1.1.2 Đặc điểm và phân loại đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 9

Trang 6

1.1.3 Phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

nước 11

1.2 Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của một tỉnh 13

1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý 13

1.2.2 Các phương pháp và công cụ quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản 15

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước 17

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của một tỉnh 26

1.3.1 Hệ thống chính sách, pháp luật 26

1.3.2 Tình hình kinh tế xã hội tại địa phương 26

1.3.3 Năng lực chuyên môn của các nhà quản lý 27

1.3.4 Các yếu tố khác 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAMGIAI ĐOẠN 2013 – 2017 29

2.1 Khái quát về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh Hà Nam 29

2.1.1 Hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 29

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướctrên địa bàn tỉnh Hà Nam 30

2.1.3 Bộ máy quản lý các dự án đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam 33

2.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2017 theo nội dung quản lý 36

Trang 7

2.2.1 Thực trạng xây dựng chiến lược, kế hoạch và phân bổ đầu tư xây dựng cơ

bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 36

2.2.2 Thực trạng tổ chức đấu thầu, thi công xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 42

2.2.3 Thực trạng quản lý quyết toán vốn và nghiệm thu công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 44

2.2.4 Thực trạng kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 46

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 48

2.3.1 Những kết quả đạt được 48

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại 49

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 50

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM 55

3.1 Định hướng, quan điểm quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 55

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 56

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa đầu tư 57

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 61

3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công trình sử dụng đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 64

3.2.4 Nhóm giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản 73

3.3 Một số kiến nghị 74

3.3.1 Kiến nghị với Bộ Kế hoạch – Đầu tư 74

Trang 8

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính 75 3.3.3 Kiến nghị với Bộ xây dựng 75

KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất tỉnh Hà Namgiai đoạn 2013-2017 31

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB trên địa bàntỉnh Hà Nam 33

giai đoạn 2013 – 2017 33

Bảng 2.3: Kế hoạch tổng thể về đầu tư xây dựng cơ bản của Tỉnh 39

Hà Nam đến năm 2020 39

Bảng 2.4: Kết quả phân bổ dự toán chi đầu tư từ ngân sách nhà nước cho XDCBtrên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2017 41

Bảng 2.5: Quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2017 45

Bảng 2.6: Tình hình tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư 46

xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013 - 2017 46

Bảng 2.7 Kết quả thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư 2013-2017 48

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN 11

Hình 1.2: Các bước tổ chức triển khai đầu thầu dự án 20

Trang 10

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của các Ban quản lý đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành tỉnh Hà Nam 34

Trang 11

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) giữ một vai trò quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân Vai trò vào ý nghĩa của XDCB có thể nhìn thấy từ sự đónggóp của cả lĩnh vực này trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh

tế quốc dân thông qua các hính thức xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hoặc khôiphục các công trình hư hỏng hoàn toàn Vì vậy việc tăng cường đầu tư XDCB

để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho sản xuất xã hộinhằm thúc đẩy kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, làm thay đổi diện mạo củađất nước Tốc độ và quy mô đầu tư XDCB góp phần quan trọng tăng trưởng,phát triển kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.Đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước (NSNN) là một khoản chiếm tỉtrọng lớn trong tổng ngân sách Trong những năm qua, cùng với quá trình đổimới kinh tế, quản lý đầu tư XDCB từ NSNNđã có những đổi mới và mang lạinhững kết quả bước đầu rất quan trọng Tuy nhiên trước thực trạng của nềnkinh tế đang trong giai đoạn phát triển, đổi mới và hội nhập kinh tế Quốc tế nênkhó tránh khỏi những hạn chế trong đó có lĩnh vực đầu tư XDCB, đặc biệt làcông tác quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN đang tồn tại khá nhiều hạnchế gây nên tình trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực

Trong chu trình quản lý đầu tư NSNN bên cạnh phải xác định được tổngmức vốn Ngân sách là bao nhiêu? cho đối tượng nào? phục vụ cho mục đích gì?thì việc thiết lập một cơ chế quản lý đầu tư NSNN khoa học, hợp lý nhằm nângcao chất lượng công tác quản lý đầu tư NSNN cũng có vai trò không nhỏ trongviệc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính Nhất là trong điều kiệnnền kinh tế nước ta hiện nay, nguồn thu ngân sách còn hạn chế thì việc quản lýchặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả các khoản đầu tư Ngân sách có ý nghĩa đặc biệtquan trọng

Hiện nay, đầu tư cho XDCB chiếm 75% tỉ trọng chi đầu tư phát triển từ

Trang 12

NSNNtrong cả nước Việc quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB đã cónhững tác động tích cực, tạo tiền đề, động lực và kích thích sự phát triển kinh tế

- xã hội (KT-XH) của các địa phương trong cả nước Trong những năm qua,cùng với sự phát triển kinh tế chung, kinh tế đã có những chuyển biến rõ nét,đời sống nhân dân có sự thay đổi đáng kể Có được điều này, một phần là do sự

nỗ lực của Nhà nước trong việc gia tăng đầu tư về cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng

kỹ thuật

Chính vì vậy, đầu tư đối với XDCBlà vô cùng cần thiết Tuy nhiên sự đầu

tư vẫn cần có một cơ chế quản lý phù hợp và chặt chẽ để phát huy hiệu quả đầutư; do vậy vấn đề quản lý đầu tư từ NSNN cho XDCBphải được quan tâm vàhoàn thiện ở mức cao nhất hiện nay

Hà Nam vùng địa lý quan trọng của của cả vùng Bắc Bộ Các chính sáchquản lý đầu tư từ NSNN cho đầu tư XDCB áp dụng trên địa bàn tỉnh phần lớnđều theo chính sách chung, tuy có một số bước chuyển biến tích cực nhưngchưa phát huy hết tiềm năng vốn có của địa phương cũng như phù hợp với tìnhhình KT-XH trên địa bàn tỉnh, như: đầu tư toàn xã hội thấp, công tác quản lýnhà nước (QLNN) về đầu tư XDCB còn bất cập, thất thoát, lãng phí còn cao,đặc biệt việc xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản, chính sách, tổ chứcthực thi, giám sát và đánh giá về XDCB còn hạn chế

Xuất phát từ tình hình đó, vấn đề tìm giải pháp để hoàn thiện các chínhsách QLNN về đầu tư từ NSNN cho đầu tư cho XDCBở tỉnh Hà Nam trong giaiđoạn hiện nay mang ý nghĩa vô cùng quan trọng

Vì vậy em đã chọn Đề tài: “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam” , nhằm mục

đích đưa ra một số giải pháp dựa trên khoa học và thực tiễn góp phần giải quyếtcác vấn đề tồn tại và nâng cao chất lượng, tăng cường hoàn thiện, đề ra cácchính sách QLNN cho đầu tư cho XDCB từ nguồn NSNN ở tỉnh Hà Nam tronggiai đoạn hiện nay hợp lý và thực tiễn, mang lại hiệu quả cao nhất

Trang 13

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:

Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vốnNSNN nói chung và quản lý đầu tư cho XDCBtừ NSNN từ quy mô quốc giacho đến quy mô cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở Việt Nam Qua nghiên cứu, tìmhiểu nguồn dữ liệu tại một số website và một số chuyên mục chuyên ngành chothấy, một số công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này đã và đang đượcứng dụng vào thực tiễn, một số nghiên cứu tiêu biểu như:

Bùi Mạnh Cường (2012), “Nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển đầu tư

NSNN ở Việt Nam” Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị - Đại học

Quốc gia Hà Nội Trong luận án này, tác giả đãđưa ra các cơ sở lý luận về đầu

tư phát triển từ NSNN như khái niệm về đầu tư phát triển từ NSNN; phươngphápđầu tư phát triển từ NSNN; các yếu tố ảnh hưởng đếnđầu tư phát triển từNSNN Đồng thời đãđưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá được hiệu quả đầu tưphát triển tại Việt Nam như chỉ tiêu đồng bộ, hệ thống, công bằng và khả thi

Trần Thị Song (2016), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn NSNN trên địa

bàn tỉnh Thái Bình”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Thương mại.

Nội dung chủ yếu của luận văn là hệ thống hóa các sơ sở lý luận dựa trên phântích thực tế quản lý, sử dụng nguồn vốn NSNN đầu tư vào các hoạt độngXDCBvà sự nghiệp công lập trong mốc thời gian từ 2013-2016, từ đó đưa racác giải pháp quản lý hiệu quả vốn NSNN như giải pháp về lập dự toán, thựchiện dự toán, quản lý quyết toán và tăng cường tranh tra kiểm soát nguồn vốnNSNN trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Đặng Hữu Hiếu (2015), “Nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB từ

NSNN tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018, tầm nhìn đến năm 2020”, Luận văn

thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại Tác giả nghiên cứu về phân cấp QLNN

về đầu tư XDCB từ NSNN tại tỉnh Lào Cai, kết luận về thực trạng QLNN vềđầu tư XDCB từ NSNN giữa tỉnh, huyện, xã ở tỉnh Lào Cai về cơ bản giốngnhư luật định Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối NSNN của các cấp chính

Trang 14

quyền là phổ biến Luận văn cũng xem xét mối quan hệ giữa các cấp chínhquyền theo chu trình QLNN về đầu tư XDCB từ và các khuyến nghị giải phápnhằm cải thiện hiệu quả quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015); “Một số giải pháp nhằm tăng cường

công tác QLNN về đầu tư XDCB từ NSNN tại Tổng cục Hải quan”, Luận văn

thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc Gia Cho thấy: Với việc sử dụng tổng hợpnhiều phương pháp nghiên cứu, gắn liền cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã

từ những hạn chế, nguyên nhân kém hiệu quả quản lý vốn NSNN cho đầu tưXDCB và định hướng hoàn thiện quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB trongngành Hải quan, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa một số giảipháp và kiến nghị mang tính khả thi đối với Chính phủ, Bộ Tài chính, Kho bạcnhà nước (KBNN) và đối với Lãnh đạo Tổng cục Hải quan nhằm đổi mới côngtác quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB trong ngành Hải quan

Nguyễn Đức Hiển (2016), “Hoàn thiện quản lý NSNN cho đầu tư XDCB

tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại Tác giả đã hệ

thống hóa những vấn đề lý luận về đầu tư XDCBtừ NSNN cấp tỉnh và hiệu quảquản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp tỉnh Làm rõ vai trò,nội dung, các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư XDCB

từ nguồn NSNN tỉnh Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả QLNN về đầu tưXDCB từ nguồn NSNN tỉnh Nam Định Từ đó tác giả đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tỉnh và vaitrò, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan chuyên môn vàcác đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam Định, góp phần thúc đẩyphát triển KTXH và tăng cường hội nhập quốc tế của địa phương

Nguyễn Lê Phương (2016), “Làm thế nào để ổn định nguồn NSNN chi

cho đầu tư XDCB”, Đăng trên tạp chí Kinh tế số 47 Tác giả đã phân tích một

cách hoa học các số liệu chi cho đầu tư XDCB của nước ta giai đoạn

2005-2015, dẫn chứng rằng nguồn chi tốn một số lượng ngân sách chỉ đứng sau chithường xuyên mà kết quả đạt được rất hạn chế Từ những phân tích đó tác giả

Trang 15

đã đề xuất các giải pháp để ổn định nguồn NSNN chi cho đầu tư XDCB.

Đồng Hoàng Hoài Thương (2017), “Hoàn thiện công tác quyết toán chi

đầu tư XDCB cho ban QLNN về đầu tư XDCB cấp huyện”, Nghiên cứ khoa học

của KBNN Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Tác giả đã phân tích các tồn tạiyếu kém trong công tác quản lý nói chung và giai đoạn quyết toán vốn đầu tưXDCB của ban quản lý cấp huyện, từ đó phân tích và rút ra những nhận định vàgiải pháp nhằmHoàn thiện công tác quyết toán chi đầu tư XDCB cho banQLNN về đầu tư XDCB cấp huyện nói chung và thực tế cho địa bàn huyện HữuLũng,tình Lạng Sơn

Có thể nói các đề tài trên đã có đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu vềhoạt động quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNNcho đầu tư XDCB nóiriêng, tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau nên các công trình nghiêncứu trên chưa phân tích sâu đến hoạt động đầu tư XDCB từ nguồnNSNN trênđịa bàn cấp tỉnh, đặc biệt là chưa có công trình nào viết hay nghiên cứu vềQLNN về đầu tư XDCBtừ nguồn NSNNtrên địa bàn tỉnh Hà Nam Với đặc thù

là một tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội,nằm trong vùng trọng điểm kinh tế và là tỉnh đang có nhiều hoạt động kinh tếsôi động, nhất là việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế dovậy hoạt động QLNN về đầu tư XDCB từ NSNN cũng như việc thực thi LuậtNSNNtrên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng có rất nhiều đặc điểm riêng, khác biệt.Chính vì thế, đề tài học viên lựa chọn mặc dù có tính kế thừa, nhưng nó cũngthể hiện các quan điểm nghiên cứu độc lập của tác giả

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xust giải pháp hoàn thiện QLNN vềđầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Để thực hiện những mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn thực hiệnnhững nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về QLNN về đầu tư XDCB từ nguồnNSNN

Trang 16

- Phân tích thực trạng QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địabàn tỉnh Hà Nam Đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân thựctrạng

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn NSNNtrên địa bàn tỉnh Hà Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn vềQLNN về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở phạm vi cấp tỉnh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN về đầu tư

XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong khoảng thời gian từ năm 2013đến năm 2017 và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về đầu tưXDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2025

Về không gian: Đề tài nghiên cứu về QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn

NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Về nội dung:QLNNvề đầu tư XDCB từ nguồn NSNN bao gồm QLNN ở

Trung ương và QLNN cấp địa phương Luận văn tập trung nghiên cứu QLNNcấp địa phương (cấp tỉnh) Đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong luận vănchỉ bao gồm nguồn vốn cân đối trong ngân sách đã được Hội đồng nhân dâncấp tỉnh phê duyệt hàng năm, không bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước ngoàiNSNN

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để phân tích thực trạng QLNNvề đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địabàn tỉnh, tác giả thực hiệnthu thập số liệu từ các nguồn sau đây: Thu thập các sốliệu liên quan đến đầu tư XDCB từ NSNNtỉnh Hà Nam tại các cơ quan chuyênngành củatỉnh; Các quyết định, báo cáo, ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Hà

Trang 17

Nam về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán và quyết toán đầu tưXDCB từ NSNN; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển KT-XH.Các báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính về tình hình đầu tưXDCB từ NSNN tỉnh Hà Nam, các dữ liệu thống kê tình hình ngân sách địaphương

Trên cơ sở các quy định, chính sách pháp luật của nhà nước về đầu tưXDCB từ NSNN thông qua các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật NSNNnăm 2015, Luật Đầu tư công 2014, Luật Xây dựng 2014, Luật Đấu thầu 2013,các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan và các văn bản hướng dẫnquản lý về đầu tư XDCB của địa phương để phân tích và đánh giá thực trạngcông tác QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh

5.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các dữ liệu thống kê, số liệu mô tả sự biến động cũng như nhữngthay đổi về số liệu Phương pháp này sử dụng để mô tả thực trạng công tácquản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

+ Phương pháp tổng hợp

Những vấn đề sẽ được phân tích theo nhiều góc độ khác nhau, phân tíchtừng chỉ tiêu rồi tổng hợp lại lôgic với nhau Phân tích thực trạng QLNN về đầu

tư XDCB từ nguồn NSNN tỉnh Hà Nam và qua đó chỉ ra những điểm mạnh,điểm yếu, những hạn chế, tồn tại của công tác đầu tư XDCB từ NSNN nhằm đềxuất những giải pháp có tính khả quan để giải quyết, khắc phục những hạn chế,tồn tại

+ Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thựctrạng QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tỉnh Hà Nam qua các năm Tiếnhành so sánh, nếu quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tưXDCB từ nguồn NSNNtrên địa bàn tỉnh giai đoạn nghiên cứu (2013 – 2017), so

Trang 18

sánh kết quả thực hiện quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền, các đơnvịđược đầu tư XDCB Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá tạo cơ sở cho cácphương pháp phân tích, tổng hợp.

+ Phương pháp quy nạp diễn dịch

Luận văn sử dụng phương pháp quy nạp, diễn dịch để đưa ra những đánhgiá mang tính tổng quát về thực trạng ở địa phương và từ đó đề ra những giảipháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn NSNNtrên địa bàn tỉnh Hà Nam

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với

đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

Chương 2: Thực trạng QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa

bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2017

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn

NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Trang 19

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ

NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái quát chung về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.1.1.Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư

Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn ra hôm nay

để mong nhận được kết quả lớn hơn trong tương lai Kết quả mang lại đó có thể

là hiệu quả kinh tế xã hội (KTXH)

“Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng đầu tư nhằm duy trì những tiềm lực sẵn có, hoặc tạo thêm tiềm lực mới để mở rộng qui mô hoạt động của các ngành sản xuất, dịch vụ, kinh tế, xã hội nhằm tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho mọi thành viên trong xã hội”.

[12,tr45]

Mục tiêu của đầu tư có thể thực hiện được thông qua các dự án (DA) đầu

tư Theo quan điểm phổ biến hiện nay thì DA đầu tư là một tập hợp những đềxuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sởvật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì cảitiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gianxác định

1.1.1.2 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

“Đầu tư XDCB là việc sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục tài sản cố định.”[9tr23]

Đầu tư XDCB được hiểu là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích

Trang 20

đầu tư, bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn

bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thiết

bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán

“Đầu tư XDCB từ NSNN là quá trình nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung được dưới hình thức: Thuế, phí, lệ phí để đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội.” [8,tr15]

Chi đầu tư XDCB là khoản chi được ưu tiên hàng đầu trong tổng chiNSNN Chi đầu tư XDCB của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ

đã được tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sảnxuất mở rộng, từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật chonền kinh tế

Chi đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện hàng năm nhằm mục đích đểđầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội, anninh, quốc phòng, các công trình không có khả năng thu hồi vốn

Hiện nay nguồn vốn từ NSNN được bố trí trực tiếp cho các công trình vănhoá, y tế, giáo dục, QLNN, cơ sở hạ tầng và những công trình trọng điểm quantrọng, có ý nghĩa làm thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước, của vùng lãnh thổ và địaphương

1.1.2 Đặc điểm và phân loại đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.1.2.1 Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

- Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN là nguồn vốn

chủ yếu được dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, không có khảnăng thu hồi vốn trực tiếp Đó là các công trình, DA cơ sở hạ tầng như đườnggiao thông, đường điện, trường học, bệnh viện, hệ thống thuỷ lợi, đê, cảng biển, ; các DA trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ; các công trình, DA thuộcchương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển KTXH; các công trình,

DA văn hoá xã hội, công cộng; các công trình DA an ninh, quốc phòng,

Trang 21

- Dự án đầu tư: Sản phẩm đầu tư XDCB có tính đơn chiếc; mỗi hạng mục

công trình, công trình có một thiết kế và dự toán riêng tùy thuộc vào mục đíchđầu tư và điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết… của nơi đầu

tư xây dựngcông trình Mục đích của đầu tư và các điều kiện trên quyết địnhđến qui hoạch, kiến trúc, qui mô và kết cấu khối lượng, quy chuẩn xây dựng,giải pháp công nghệ thi công… và dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình,hạng mục công trình Vì vậy, quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB phải gắnvới từng hạng mục công trình, công trình xây dựng nhằm quản lý chặt chẽ vềchất lượng xây dựng và vốn đầu tư

-Chủ thể đầu tư: Đầu tư XDCB từ NSNN có điểm khác cơ bản với đầu tư

bằng vốn không phải của nhà nước là cơ chế quản lý Do chủ sở hữu đầu tưphát triển của nhà nước là nhà nước, chủ đầu tư chỉ là người sử dụng vốn nêncần có cơ chế quản lý chặt chẽ đi liền với việc kiểm tra giám sát để hạn chế tiêucực, thất thoát, lãng phí Còn đầu tư không phải của nhà nước, chủ đầu tư là chủ

sở hữu vốn đích thực nên cơ chế quản lý đơn giản, gọn nhẹ hơn

- Mục tiêu đầu tư:Đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước chủ yếu được tiến

hành theo kế hoạch nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triểnKTXH trong từng thời kỳ

1.1.2.2 Phân loại đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước

NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước thamgia huy động và phân phối đầu tư XDCB thông qua hoạt động thu, chi NSNN.Tuỳ theo căn cứ phân chia, đầu tư XDCB thường được phân loại như sau:

- Thứ nhất, căn cứ vào cấp quản lý ngân sách:

+ Đầu tư của ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản thu củangân sách trung ương nhằm đầu tư cho các DA phục vụ cho lợi ích quốc gia.+ Đầu tư của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu củangân sách địa phương nhằm đầu tư cho các DA phục vụ cho lợi ích của từng

Trang 22

địa phương đó.

- Thứ hai, căn cứ mức độ kế hoạch đầu tư:

+ Đầu tư XDCB tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạchvới tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao chotừng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Đầu tư XDCB từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội,các địa phương chủ động đầu tư (bao gồm đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụngđất)

Trang 23

+ Đầu tư theo các chương trình, DA quốc gia như: chương trình 135, chươngtrình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn, DA trồng mới 5 triệu harừng…

+ Đầu tư XDCB thuộc NSNN nhưng được để lại cho đơn vị đầu tư tăngcường cơ sở vật chất như nguồn vốn quảng cáo, nguồn thu học phí, viện phí,liên doanh liên kết …

Nguồn NSNN đầu tư cho XDCB không có khả năng thu hồi trực tiếp với

số lượng lớn, có tác dụng chung cho nền kinh tế, xã hội; các thành phần kinh tếkhác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư Vì là nguồn vốncấp phát trực tiếp từ NSNN không hoàn lại nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòihỏi phải quản lý chặt chẽ

1.1.3 Phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Để quản lý hiệu quả cần phải có cơ chế quản lý phù hợp Một cơ chế quản

lý thông thường bao gồm những quy định về nội dung, trình tự công việc cầnlàm; tổ chức bộ máy để thực thi công việc và những quy định về trách nhiệmkhi thực hiện các quy định đó

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư(Quốc hội, Chính phủ, TTCP, HĐND, UBND các cấp, HĐQT, GĐ

DNNN, )

Cơ quan chức năng (Đầu tư, Tài chính,

Xây dựng, Thanh tra, … )

Cơ quan cấp vốn (KBNN, Ngân hàng Phát triển, )

Trang 24

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

(Nguồn: Nghị quyết số 66/2006/QH11)

Trang 25

Theo sơ đồ trên, việc QLNN về đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện ởcác cơ quan như sau:

- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người đại diện theo pháp luậtcủa tổ chức, cơ quan nhà nước tùy theo nguồn đầu tư Theo quy định hiện hành,người có thẩm quyền quyết định đầu tư bằng nguồn vốn NSNN gồm: Quốc hội,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcchính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhà nước theo thẩm quyền

- Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người đượcgiao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quyđịnh của pháp luật Chủ đầu tư là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hoặccũng có thể là doanh nghiệp nhà nước

- Các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện QLNN theo chức năng,nhiệm vụ được giao liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý vốn NSNNtrong đầu tư XDCB như: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thanh tra,

- Các nhà thầu là người bán sản phẩm cho chủ đầu tư Một DA có thể cómột hoặc nhiều nhà thầu như nhà thầu tư vấn cung cấp cho chủ đầu tư các dịch

vụ như tư vấn như lập DA, thiết kế, giám sát chất lượng công trình, QLNN vềđầu tư XDCB, ; nhà thầu cung cấp máy móc thiết bị; nhà thầu xây lắp thựchiện việc thi công xây dựng công trình

Theo hướng dẫn tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chínhphủ về QLNN về đầu tư XDCB xây dựng, tỉnh Hà Nam đã kiện toàn bộ máyquản lý về đầu tư XDCB từ NSNN như sau:

- Đối với cấp Tỉnh: Chủ Tịch UBND tỉnh thành lập các Ban sau để thực

hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý đồng thời nhiều dự án sử dụngvốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách trên địa bàn Tỉnh:

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp;

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông;

Trang 26

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triểnnông thôn;

Đối với DA sử dụng vốn NSNN, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND)cấp tỉnh quyết định đầu tư, chủ đầu tư là các Ban quản lý dự án chuyênngànhhoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tưxây dựng công trình

Theo phân cấp của UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn có chức năng quản

lý xây dựng thuộc UBND tỉnh như:Sở Kế hoạch và Đầu tư (chủ trì thẩm địnhcác dự án không có cấu phần xây dựng), Sở Xây dựng(chủ trì thẩm định các dự

án có cấu phần xây dựng), trình UBND tỉnh quyết định đầu tư

- Đối với cấp Huyện: Chủ tịch UBND huyện, thành phố thành lập

Banquản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện vai trò Chủ đầu tư vàquản lý các DA do UBND cấp, huyện quyết định đầu tư xây dựng (các DAthuộc cấp quản lý của UBND huyện, thành phố)

Đối với DA sử dụng vốn ngân sách của cấp huyện và cấp xã, chủ đầu tư làUBND cấp huyện và cấp xã Riêng đối với DA thuộc lĩnh vực quốc phòng, anninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện

cụ thể của địa phương

1.2 Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của một tỉnh

1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý

1.1.2.1 Khái niệm

QLNN về đầu tư XDCB từ NSNN là quá trình Nhà nước phân bổ và sửdụng quỹ NSNN để đầu tư, đảm bảo điều kiện vật chất nhằm duy trì sự tồn tại,hoạt động bình thường cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơquan nhà nước theo những mục tiêu đã định NSNN là công cụ chủ yếu củaĐảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị,phát triển KTXH, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thúc đẩy sự nghiệp xây

Trang 27

dựng, phát triển đất nước QLNN về đầu tư cho XDCB từ nguồn NSNN có vaitrò, vị trí quan trọng đối với sự phát triển KTXH của đất nước.Chủ thể quản lý

ở đây là nhà nước các cấp gắn với đầu tư XDCB tương ứng với cấp NSNN docấp mình quản lý Và đối tượng quản lý là những đơn vị trực tiếp nhận thầu DA

và triển khai DA công trình bằng đầu tư XDCB từ NSNN

QLNN về đầu tư XDCB cấp Tỉnh là sự tác động có mục đích của chủ thểquản lý là cơ quan QLNN về đầu tư XDCB cấp Tỉnh trong việc sử dụng đầu tưXDCB nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn NSNN một cách cao nhất trongđiều kiện cụ thể xác định

Đối tượng quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB cấp Tỉnh làquá trìnhNhà nước phân bổ và sử dụng quỹ NSNN để đầu tư, đảm bảo điều kiện vật chấtnhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường cũng như thực hiện chức năngnhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả KTXHcủa đầu tư XDCB nhằm phục vụ lợi ích của người dân, xã hội

Mục tiêu cụ thể ở tầm vĩ mô là phát triển kinh tế với tốc độ tăng GDP cao

và ổn định với cơ cấu kinh tế phù hợp, nâng cao đời sống nhân dân Đối vớitừng DA, mục tiêu cụ thể là với một số vốn nhất định của nhà nước có thể tạo

ra được công trình có chất lượng tốt nhất, thực hiện nhanh nhất và rẻ nhất

1.1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản

+ Thứ nhất là nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Nội dung của nguyên tắcnày là quản lý sao cho với một đồng đầu tư XDCB do NSNN bỏ ra phải thuđược lợi ích lớn nhất Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả phải được xem xét trênphạm vi toàn xã hội và trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội, …

+ Thứ hai là nguyên tắc tập trung, dân chủ: Trong QLNN về đầu tưXDCB, nguyên tắc này thể hiện toàn bộ đầu tư XDCB từ NSNN được tập trungquản lý theo một cơ chế thống nhất của nhà nước thông qua các tiêu chuẩn,định mức, các quy trình, quy phạm về kỹ thuật nhất quán và rành mạch Việc

Trang 28

phân bổ đầu tư XDCB từ NSNN phải theo một chiến lược, quy hoạch, kế hoạchtổng thể.

Tính dân chủ là đảm bảo cho mọi người cùng tham gia vào quản lý sửdụng đầu tư XDCB từ NSNN

+ Thứ ba là nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: QLNN về đầu tưXDCB từ NSNN phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích nhà nước, tập thể và người laođộng

+ Thứ tư là nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng

và theo lãnh thổ: QLNN về đầu tư XDCB từ NSNN theo ngành trước hết bằngcác quy định về tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật do Bộ xây dựng và các Bộ quản

lý chuyên ngành ban hành Quản lý theo địa phương, vùng là xây dựng đơn giávật liệu, nhân công, ca máy cho từng địa phương

Ngoài ra, trong QLNN về đầu tư XDCB từ NSNN còn phải tuân thủ cácnguyên tắc như phải thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng; phân định rõtrách nhiệm và quyền hạn của cơ quan QLNN, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn vànhà thầu trong quá trình đầu tư XDCB…

1.2.2 Các phương pháp và công cụ quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

12.2.1 Các phương pháp quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

- Phương pháp kinh tế:

Là sự tác động của chủ thể quản lý cấp tỉnh vào đối tượng quản lý bằngcác chính sách và đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả,lợi nhuận, tín dụng, thuế trong phạm vi quản lý của mình

Phương pháp kinh tế thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế đểhướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đốitượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư theo một mục tiêu nhất định của nềnkinh tế - xã hội Như vậy, phương pháp kinh tế trong quản lý đầu tư chủ yếudựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư và sự kết

Trang 29

hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước, xã hội với lợi ích của tập thể và lợi ích cánhân người lao động trong lĩnh vực đầu tư.

- Phương pháp hành chính:

Đây là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý cấp tỉnh đến DAquản lý bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức Ưu điểm củaphương pháp này là góp phần giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề

cụ thể, nhưng cũng dễ dẫn đến tình trạng quan liêu máy móc, bộ máy hànhchính cồng kềnh và độc đoán

Phương pháp hành chính trong quản lý được thể hiện ở hai mặt:Mặt tĩnh

và mặt động

Mặt tĩnh thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thôngqua việc thể chế hoá tổ chức (gồm cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý) và tiêuchuẩn hoá tổ chức (định mức và tiêu chuẩn tổ chức)

Mặt động của phương pháp là sự tác động thông qua quá trình điều khiểntức thời khi xuất hiện các vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý

- Phương pháp giáo dục:

Phương pháp này xuất phát từ quan điểm cho rằng vật chất khách quanquyết định ý thức con người, nhưng ý thức của con người có thể tác động trở lạiđối với sự vật khách quan Do đó, trong sự quản lý, con người là đối tượngtrung tâm của quản lý và phương pháp giáo dục được coi trọng trong quản lý.Chúng ta đều biết rằng tất cả các hoạt động kinh tế đều xảy ra thông quacon người với những động cơ về lợi ích vật chất và tinh thần nhất định, vớinhững mức độ giác ngộ về trách nhiệm công dân và về ý thức dân tộc khácnhau, với những quan điểm về đạo đức và trình độ hiểu biết về quản lý kinh tếkhác nhau Phải giáo dục và hướng dẫn các nhân cách trên phát triển theohướng có lợi cho phát triển kinh tế, cho sự tiến bộ và văn minh của toàn xã hội.Nội dung của các biện pháp giáo dục bao gồm giáo dục về thái độ lao

Trang 30

động, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy sáng kiến,thực hiện các biện pháp kích thích sự say mê hăng hái lao động, giáo dục vềtâm lý tình cảm lao động Về giữ gìn uy tín với người tiêu dùng Các vấn đềnày đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đầu tư do những đặc điểm của hoạt độngđầu tư (lao động vất vả, tính chất rủi ro ).

1.2.2.1 Các công cụ quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động đầu tư XDCB diễn ra hếtsức năng động và phức tạp Dù thế nào đi chăng nữa, sự QLNN cũng phải bảo đảmcho hoạt động QLNN về đầu tư XDCBcó hệ thống phân cấp điều hành cao, ổnđịnh; có sự công bằng và có tính định hướng rõ rệt Do đó, các cơ quan chức năngcấp tỉnh phải tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định, kếhoạch …thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Nghị định …) của Quốchội và Chính phủ phù hợp với tình hình thực tếđịa phương.Các văn bản này là căn

cứ để cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý, vừa là quy định,hướng dẫn cụ thể rõ ràng để các cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện theo.Bên cạnh pháp luật, công cụ quản lý tiếp theo của cơ quan QLNN về đầu

tư XDCB cấp tỉnh chính là công cụ kinh tế, gồm các loại thuế phí, mực phạtchế tài kinh tế đánh vào hoạt động đầu tư XDCB Công cụ này sẽ khiến các nhàthầu, nhà QLNN về đầu tư XDCB có kế hoạch rõ ràng và hợp lý trong việc đảmbảo chất lượng công trình XDCB theo tiêu chuẩn, đồng thời cơ quan nhà nước

có nguồn thu để thực hiện các công tác QLNN về đầu tư XDCB

Ngoài ra truyền thông cũng là công cụ QLNN về đầu tư XDCBquan trọngcủa cấp tỉnh Dựa vào truyền thông, cơ quan cấp tỉnh có thể tuyên truyền,hướng dẫn các cá nhân tập thể vềtiêu chuẩn chất lượng công trình XDCB, tầmquan trọng của việc đảm bảo chất lượng và sử dụng đúng công tác đầutưXDCB, thông qua đó có thể kiểm soát nhận thức của chủ thể và đối tượngquản lý

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước

1.2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư

Trang 31

Việc QLNN về đầu tư XDCB của một DA được diễn ra ở các cơ quan:Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người đại diện theo pháp luật của tổchức, cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp tùy theo nguồn đầu tư; Chủ đầu

tư là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệmtrực tiếp quản lý và sử dụng để thực hiện đầu tư theo đúng quy định của phápluật; Cơ quan cấp vốn là KBNN thực hiện việc cấp vốn theo đề nghị của chủđầu tư, thanh toán trực tiếp cho nhà thầu Các cơ quan chức năng của nhà nướcnhư Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thanh tra…thực hiện QLNN theochức năng, nhiệm vụ được giao; Các nhà thầu là người bán sản phẩm cho nhànước

1.2.3.2 Lập kế hoạch phân bổ đầu tư theo quy hoạch

Kế hoạch hóa đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tácQLNN về đầu tư XDCB Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng đểcác ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở địaphương chủ động đẩy mạnh đầu tư có định hướng, cân đối, tránh được hiệntượng đầu tư chồng chéo, thiếu đồng bộ, lãng phí nguồn lực của đất nước nóichung và địa phương nói riêng

Việc lập kế hoạch phân bổ đầu tư XDCB cấp tỉnh do Sở kế hoạch và Đầu

tư thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.Việc phân bổ vốn đầu tưXDCB phải được thực hiện trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấptỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cácNghị quyết của Ban chấp hànhĐảng bộ tỉnh; các Quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu được UBND tỉnh phêduyệt; các Chương trình, Đề án, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địaphương…Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch phân bổ đầu tư XDCB cấp tỉnh phảidựa theo nguyên tắc trước hết phải xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý, xácđịnh ưu tiên đầu tư vào ngành nào, vùng nào, đầu tư như thế nào và đầu tư baonhiêu thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất từ đó xác định được cơcấu đầu tư theo ngành, vùng và cơ cấu đầu tư theo nhóm DAphù hợp

Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý phải lập được Kế hoạch

Trang 32

đầu tư ngắn hạn và trung-dài hạn (kế hoạch đầu tư hàng năm và giai đoạn 5năm), xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng đầu tư XDCB trong từng thời kỳnhất định và cho thời hạn xác định.

1.2.3.3 Tổ chức thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án

Thẩm định chủ trương đầu tư, DA đầu tư là việc kiểm tra lại các điều kiệnquy định phải đảm bảo của một DA đầu tư trước khi phê duyệt DA, quyết địnhđầu tư Tất cả các DA đầu tư sử dụng vốn NSNN để đầu tư phát triển phải đượcthẩm định Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định DA đầu tư tuỳtheo từng loại DA đó là các điều kiện nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy hoạchphát triển ngành, lãnh thổ; Các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư; Đảmbảo an toàn về tài nguyên, môi trường; Các vấn đề xã hội của DA

Đặc điểm nổi bật của đầu tư XDCB là thời gian dài, đầu tư lớn, rủi ro cao

Để giảm thiểu khả năng rủi ro các nhà đầu tư thường thông qua việc lập DAđầu tư XDCB Sau khi thẩm định chủ trương đầu tư, DA đầu tư, nếu DA đạtđược những yêu cầu cơ bản về nội dung thẩm định DA và có tính khả thi caothì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định phê duyệt DA đầu tư để có thể triểnkhai ở khâu thiết kế dự toán Đây là bước cụ thể hóa hơn so với việc thẩm định

và phê duyệt DA đầu tư XDCB, nếu ở giai đoạn thẩm định và phê duyệt DAđầu tư chỉ mới thực hiện thiết kế sơ bộ để xác định chi phí xây lắp và thiết bị thìgiai đoạn này các chi phí được xác định một cách chính xác, cụ thể hơn Hồ sơthiết kế, dự toán là căn cứ để tổ chức đấu thầu và quản lý chi phí đầu tư Chi phíđầu tư xây dựng trong giai đoạn này được xác định theo tổng dự toán, dự toánxây lắp hạng mục công trình Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiếtcho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế

kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công Tổng dự toán công trình bao gồm chiphí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng Dự toán xây lắphạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác lắpcủa hạng mục công trình được tính toán cụ thể từ thiết kế bản vẽ thi công hoặc

Trang 33

thiết kế kỹ thuật thi công.

Chi phí đầu tư XDCB chủ yếu được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tếvới các nhà thầu Để thực hiện một DA đầu tư, chủ đầu tư có thể thuê các nhàthầu thực hiện các công việc như tư vấn lập DA, thiết kế, giám sát chất lượngcông trình, xây lắp, cung cấp máy móc, thiết bị cho DA, kiểm toán Đấu thầu làquá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sởcạnh tranh giữa các nhà thầu Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế sốlượng nhà thầu tham dự Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu phải thông báotheo quy định để các nhà thầu biết thông tin tham dự Bên mời thầu phải cungcấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu Trong hồ sơmời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia củacác nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranhkhông bình đẳng Đối với đấu thầu hạn chế, được áp dụng trong các trườnghợp: Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng chogói thầu; Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc có tính đặc thù; Gói thầu cótính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đápứng yêu cầu của gói thầu Việc chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhàthầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng Khi chỉ định thầuphải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệmđáp ứng yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu

do Chính phủ quy định

1.2.3.3.Tổ chức triển khai đầu thầu dự án

Công tác tổ chức triển khai đầu thầu DAđược thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu

(nếu có)Bước 2: Lập hồ sơ mời

thầu

Trang 34

Hình 1.2: Các bước tổ chức triển khai đầu thầu dự án

(Nguồn: Nghị định 30/2015/NĐ-CP)

Bước 3: Gửi thư mời thầu

hoặc thông báo mời thầu

Trang 35

Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)

Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có giá trị

từ 200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinhnghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu

Bước 2: Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu bao gồm:

Thư mời thầu

Mẫu đơn dự thầu

Chỉ dẫn đối với nhà thầu

Các điều kiện ưu đãi (nếu có)

Các loại thuế theo quy định của pháp luật

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật

Tiến độ thi công

Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi vềcùng mặt bằng để xác định giá đánh giá)

Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng

Mẫu bảo lãnh dự thầu

Mẫu thoả thuận hợp đồng

Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bước 3: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu

Gửi thư mời thầu được thực hiện đối với các gói thầu thực hiện hình thứcđấu thầu hạn chế, đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, các gói thầu tư vấn đã códanh sách ngắn được chọn Thông báo mời thầu áp dụng trong trường hợp đấuthầu rộng rãi

Bước 4 : Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Nhận hồ sơ dự thầu

Trang 36

Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu của nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửiqua đường bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu.Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu bổ sung nào, kể cả thưgiảm giá sau thời điểm đóng thầu Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóngthầu được xem là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyêntrạng.

Quản lý hồ sơ dự thầu

Việc quản lý hồ sơ dự thầu được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ ‘Mật’

Bước 5: Mở thầu

Việc mở thầu được tiến hành theo trình tự sau:

Bên mời thầu mời đại diện của từng nhà thầu và có thể mời đại diện củacác cơ quan quản lý có liên quan đến tham dự mở thầu để chứng kiến Việc mởthầu được tiến hành theo địa điểm, thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu, khôngphụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nhà thầu được mời

Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, đọc và ghi lại thông tin chủ yếu (Tênnhà thầu, số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu, giá trị thầu trong đógiảm giá, bảo lãnh dự thầu (nếu có) và những vấn đề khác)

Bước 6: Đánh giá xếp hạng nhà thầu

Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo phương phápđánh giá gồm hai bước sau:

Bước1 Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Bước 2 Đánh giá về tài chính, thương mại để xác định giá

Bước 7: Trình duyệt kết quả đấu thầu

Trách nhiệm trình duyệt kết quả đấu thầu

Chủ đầu tư hoặc chủ DA có trách nhiệm trình kết quả đấu thầu lên người

có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét xin phê duyệt

1.2.3.4 Tổ chức nghiệm thu, quyết toán đầu tư

Trang 37

Việc thanh toán đầu tư XDCB là việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi

có khối lượng công việc hoàn thành Thanh toán đầu tư có thể được thanh toántheo tuần kỳ, tức là sau một thời gian thi công chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhàthầu một khoản tiền, có thể được thanh toán theo giai đoạn quy ước hay điểmdừng kỹ thuật hợp lý, có thể được thanh toán theo khối lượng XDCB hoànthành hay thanh toán theo công trình, hạng mục công trình hoàn thành Việc lựachọn phương thức thanh toán nào là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từngthời kỳ, khả năng về vốn của chủ đầu tư và nhà thầu Vấn đề là phải kết hợpđược hài hòa lợi ích của chủ đầu tư và nhà thầu Với nguyên tắc chung là kỳhạn thanh toán càng ngắn mà đảm bảo có khối lượng hoàn thành nghiệm thu thìcàng có lợi cho cả hai bên, vừa đảm bảo vốn cho nhà thầu thi công, vừa đảmbảo thúc đẩy tiến độ thi công công trình

Việc quyết toán đầu tư XDCB của một DA là tổng kết, tổng hợp tất cả cáckhoản thu, chi để làm rõ tình hình thực hiện một DA đầu tư Thực chất củaquyết toán đầu tư của một DA, công trình, hạng mục công trình là xác định giátrị của DA, công trình, hạng mục công trình đó, hay chính là xác định đầu tưđược quyết toán Đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã đượcthực hiện trong quá trình đầu tư để đưa DA vào khai thác sử dụng Chi phí hợppháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán đã được phêduyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán

và những quy định hiện hành của nhà nước có liên quan Việc quyết toán đầu tưcông trình XDCB hoàn thành có ý nghĩa quan trọng đối với công tác QLNN vềđầu tư XDCB, thể hiện ở chỗ:

Một là, thông qua quyết toán đầu tư, chủ đầu tư và các đơn vị có liên quannắm được đầy đủ tình hình thu chi của DA; Xác định được đúng giá trị tài sản cốđịnh và nguồn vốn hình thành tài sản cố định làm cơ sở tính toán chính xác giá trịhao mòn tài sản cố định vào giá thành sản phẩm, xác định đúng thu nhập và sốthuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp NSNN, từ đó tăng cường hạch toán kinhtế…;

Trang 38

Hai là, thông qua quyết toán đầu tư giúp cho nhà nước nắm được tình hình

và tốc độ đầu tư của các đơn vị, các ngành, các thành phần kinh tế cũng nhưtoàn bộ nền kinh tế để hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế;

Ba là, thông qua công tác quyết toán đầu tư để đánh giá kết quả qua quátrình đầu tư rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư phù hợpvới tình hình hiện nay

Do vậy, quyết toán đầu tư XDCB của một DA phải đạt được hai yêucầu cơ bản:

Một là, quyết toán đầu tư phải đúng đắn, đó là phải xác định được đúngđắn đầu tư được quyết toán Đầu tư được quyết toán phải được phân định theođúng nguồn vốn hình thành và phải được tính đến giá trị thời gian của tiền, tức

là phải xác định được đầu tư qua các năm và quy đổi được giá trị về thời điểmbàn giao đưa công trình vào sử dụng Xác định đúng đắn đầu tư chuyển thànhtài sản cố định, tài sản lưu động, hoặc chi phí không thành tài sản của DA; Xácđịnh đúng đắn năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tưmang lại

Hai là, quyết toán đầu tư phải đảm bảo tính kịp thời, đó là việc xác địnhgiá trị tài sản cố định đưa vào sản xuất, sử dụng được kịp thời nhằm quản lý tốttài sản cố định đó, xác định được chính xác giá trị hao mòn, tăng cường hạchtoán kinh tế Mặt khác, tính kịp thời trong quyết toán góp phần phát hiện dễdàng và nhanh chóng những chi phí bất hợp pháp của DA để loại bỏ, tránhđược những hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh hóa quá trình đầu tư Để đảmbảo hai yêu cầu đúng đắn và kịp thời trên cần phải có những quy định rõ ràng,

cụ thể nội dung yêu cầu đối với công tác quyết toán đầu tư, quy định về tổ chức

bộ máy để thực hiện công tác quyết toán Đồng thời, phải công khai quyết toánrộng rãi Quyết toán đầu tư được công khai sẽ tạo điều kiện cho toàn thể cán bộcông nhân viên trong cơ quan của chủ đầu tư, cơ quan giám sát, các nhà thầu,

cơ quan cấp vốn, cơ quan QLNN và toàn dân tham gia giám sát quá trình đầu tư

Trang 39

của DA.

1.2.3.5 Tổ chức thanh tra kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát là một khâu rất quan trọng trong chu trình quản lý đầu

tư Kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tíchcực để phát huy; đồng thời phát hiện những sai lệch của đối tượng quản lý vốn

để uốn nắn kịp thời Mặt khác, qua kiểm tra, giám sát có thể phát hiện nhữngđiểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế quản lý, thậm chí ngay cả chủ trương,quyết định đầu tư để kịp thời sửa đổi cho phù hợp

Theo quy định chung về quản lý DA đầu tư, việc giám sát, đánh giá đầu

tư đối với DA đầu tư xây dựng công trình thực hiện:

- Đối tượng giám sát, đánh giá đầu tư: Trước đây, DA sử dụng vốn nhànước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư theoNghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát vàđánh giá đầu tư; Hiện nay đã được thay thế bởi Nghị định số 84/NĐ-CP ngày30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư; đối tượng giám sát, đánh giá đầu tư

là tất cả các DA đầu tư

- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư: Người quyết định đầu tưhoặc người uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việcgiám sát, đánh giá đầu tư Riêng đối với DA do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh đầu tư thì Bộ quản lý ngành tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.Đối với DA do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ tổ chức giám sát, đánhgiá đầu tư thì phải báo cáo tình hình thực hiện các DA đầu tư gửi Bộ Kế hoạch

và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

Để có cơ sở cho công tác đánh giá DA, Bộ ra quyết định đầu tư cần phảitheo dõi DA đầu tư, nội dung theo dõi, kiểm tra DA đầu tư của người có thẩmquyền quyết định đầu tư gồm:

+ Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của Chủ đầu tư; kiểm tra

Trang 40

tính đầy đủ, cập nhật và tính chính xác của các thông tin theo dõi DA đầu tưcho Chủ đầu tư cung cấp; năng lực của chủ đầu tư

+ Tổng hợp tình hình thực hiện DA đầu tư: tiến độ thực hiện, tình hìnhgiải ngân, đấu thầu, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo vệ môi trường; cáckhó khăn, vướng mắc chính ảnh hưởng đến việc thực hiện DA;

+ Phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền;

+ Theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của Chủ đầu tư;+ Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướngmắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định

Bên cạnh việc theo dõi DA đầu tư, Bộ ra quyết định đầu tư phải lập kếhoạch kiểm tra DA đầu tư tổ chức kiểm tra DA đầu tư do mình quyết định đầu

tư ít nhất 01 lần đối với các DA có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng; Tổchức kiểm tra các DA đầu tư khi điều chỉnh DA làm thay đổi địa điểm, quy mô,mục tiêu, vượt tổng mức đầu tư từ 30% trở lên;

Các trường hợp kiểm tra khác khi cần thiết: Cơ quan QLNN về đầu tưquyết định tổ chức kiểm tra DA đầu tư theo kế hoạch hoặc đột xuất

Trên cơ sở kiểm tra, theo dõi các DA đầu tư mình quản lý, Bộ chức năngđưa ra những đánh giá DA và đưa ra các giải pháp giải quyết quyết các vấn đềphát sinh, tồn đọng

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

từ ngân sách nhà nước của một tỉnh

1.3.1 Hệ thống chính sách, pháp luật

Cơ chế, chính sách quản lý đầu tư xây dựng:

Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng là các quy định của Nhà nước thông quacác cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạtđộng đầu tư và xây dựng Nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng mang tínhđồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây

Ngày đăng: 08/01/2020, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Nguyễn Lê Phương (2016), “Làm thế nào để ổn định nguồn NSNN chi cho đầu tư XDCB”, Đăng trên tạp chí Kinh tế số 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Làm thế nào để ổn định nguồn NSNN chicho đầu tư XDCB
Tác giả: Nguyễn Lê Phương
Năm: 2016
14. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2017), Luật ngân sách. Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật ngân sách. Nxb."Chính trị quốc gia
Tác giả: Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb."Chính trị quốc gia"
Năm: 2017
15. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2017), Luật xây dựng, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật xây dựng, Nxb."Chính trị quốc gia
Tác giả: Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb."Chính trị quốc gia"
Năm: 2017
17. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2015), Luật doanh nghiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Luật doanh nghiệp
Tác giả: Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2015
20. Võ văn Quyền (2010), Mục tiêu đầu tư XDCB thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015, Tạp chí Kinh tế và phát triển(15), tr24,25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu đầu tư XDCB thành phố Đà Nẵng giaiđoạn 2010-2015
Tác giả: Võ văn Quyền
Năm: 2010
21. Trần Thị Song (2016), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Bình”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện công tác quản lý vốn NSNN trên địabàn tỉnh Thái Bình”
Tác giả: Trần Thị Song
Năm: 2016
22. Lê Hùng Sơn (2005), “Giải pháp đẩy mạnh quyết toán đầu tư XDCB”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (94), tr.38-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Giải pháp đẩy mạnh quyết toán đầu tư XDCB”
Tác giả: Lê Hùng Sơn
Năm: 2005
23. Bùi Thanh Thuỷ, Bùi Sĩ Hiển (2005), “Thực trạng các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay, kiến nghị và giải pháp”, Tạp chí Ngân hang, (4), tr.42-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng các văn bản pháp luậtvề đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay, kiến nghị và giải pháp”
Tác giả: Bùi Thanh Thuỷ, Bùi Sĩ Hiển
Năm: 2005
25. Đồng Hoàng Hoài Thương (2017), “Hoàn thiện công tác quyết toán chi đầu tư XDCB cho ban QLNN về đầu tư XDCB cấp huyện”, Nghiên cứ khoa học của KBNN Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện công tác quyết toán chiđầu tư XDCB cho ban QLNN về đầu tư XDCB cấp huyện”
Tác giả: Đồng Hoàng Hoài Thương
Năm: 2017
26. UBND tỉnh Hà Nam (2014), Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của Tỉnh 2014, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của Tỉnh2014
Tác giả: UBND tỉnh Hà Nam
Năm: 2014
27. UBND tỉnh Hà Nam (2015), Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của Tỉnh 2015, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của Tỉnh2015
Tác giả: UBND tỉnh Hà Nam
Năm: 2015
28. UBND tỉnh Hà Nam (2016), Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của Tỉnh 2016, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của Tỉnh2016
Tác giả: UBND tỉnh Hà Nam
Năm: 2016
29. UBND tỉnh Hà Nam (2017), Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của Tỉnh 2017, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của Tỉnh2017
Tác giả: UBND tỉnh Hà Nam
Năm: 2017
30. Ngô Doãn Vịnh (2013), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Doãn Vịnh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2013
16. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2004), “Nghị quyết số Khác
18. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2015), Luật xây dựng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
19. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2016), Luật của Quốc hội số 38/2016/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư XDCB ngày 29/06/2016, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w