1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam

110 197 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Tuy nhiên,chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu thực trạng và các giải pháp toàn diệnnhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn

Trang 3

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS HÀ VĂN SỰ

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học củariêng tôi Các số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực Các đánh giá, kếtluận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiêncứu nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Đinh Thị Thắm

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ củathầy cô, bạn bè và tập thể lãnh đạo, cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển giaothông Hà Nam

Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Hà Văn Sự, người hướng dẫn khoa học củaluận văn đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô Khoa Quản lý - Kinh tế Khoa sau Đạihọc Trường Đại học Thương Mại đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thựchiện luận văn

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có nhữnggóp ý về những thiếu sót của luận văn này, giúp luận văn càng hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ công chức, viênchức Sở GTVT Hà Nam, Ban QLDA Đầu tư phát triển giao thông đã cung cấpthông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn

Và sau cùng, để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trường Đại học Thương Mại trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức để em hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Đinh Thị Thắm

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận văn 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 3

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 5

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu luận văn 10

Chương 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 11

1.1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 11

1.1.1 Một số khái quát về các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN 11

1.1.2 Bản chất quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN 13

1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN 18

Trang 8

1.2 NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁNĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐNNSNN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 191.2.1 Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý các dự án đầu tư công trình giaothông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn cấp tỉnh: 191.2.2 Những nội dung cơ bản trong quản lý các dự án đầu tư công trình giaothông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn cấp tỉnh 201.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng và công cụ chủ yếu trong quản lý các dự án đầu tưcông trình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn cấp tỉnh 281.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH

HÀ NAM TRONG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNGTRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN 341.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương: 341.3.2 Bài học rút ra cho tỉnh Hà Nam trong quản lý các dự án xây dựng côngtrình giao thông từ nguồn vốn NSNN 36

Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM 37

2.1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂYDỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊABÀN TỈNH HÀ NAM 372.1.1 Khái quát về thực trạng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từnguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam 372.1.2 Đánh giá tác động của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từnguồn vốn NSNN đối với sự phát triển KT-XH địa phương và đất nước 402.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂYDỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊABÀN TỈNH HÀ NAM 42

Trang 9

2.2.1 Ban hành cơ chế, chính sách quản lý và công tác xây dựng quy hoạch, kếhoạch trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồnvốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam 422.2.2 Công tác tổ chức thực hiện quản lý đầu tư các dự án xây dựng giao thông

từ nguồn vốn NSNN trên địa tỉnh Hà Nam: 462.3 NHỮNG KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU THỰCTRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAOTHÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM 642.3.1 Những kết luận về thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng CTGT từnguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam thời gian vừa qua 642.3.2 Những phát hiện qua nghiên cứu thực trạng quản lý các dự án đầu tư xâydựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam thờigian vừa qua 69

Chương 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN

LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 71

3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁNĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊABÀN TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 713.1.1 Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư xây dựngcông trình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm

2020 và những năm tiếp theo 713.1.2 Một số định hướng hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng côngtrình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020 vànhững năm tiếp theo 743.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯCÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 76

Trang 10

3.2.1 Sắp xếp cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ QLDA 76

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng 78

3.2.3 Nâng cao chất lượng lập, thẩm định dự án, thiết kế và dự toán 80

3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu 82

3.2.5 Giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án 83

3.2.6 Tăng cường công tác quản lý khối lượng, chất lượng thi công 85

3.2.7 Đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường 86

3.2.8 Nâng cao chất lượng công tác tạm ứng, thanh, quyết toán vốn 87

3.2.9 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện dự án 88

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 89

3.3.1 Với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương 89

3.3.2 Đối với UBND tỉnh Hà Nam và các ban ngành của tỉnh 90

KẾT LUẬN VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 95

Trang 11

HĐND : Hội đồng nhân dân

UBND : Ủy ban nhân dân

XDCT : Xây dựng công trình

XDCB : Xây dựng cơ bản

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

1.1 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 131.2 Chu trình quản lý dự án 141.3 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 151.4 Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 161.5 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 211.6 Mô hình tổ chức bộ máy Ban QLDA 33

2.2

Quy trình lập, thẩm định dự án, thiết kế và tổng dự toán các dự

án do Ban QLDA Đầu tư phát triển giao thông Hà Nam quản

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận văn

Để đảm bảo mục tiêu đưa đất nước ta phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơbản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi cần phải quan tâm đếnphát triển hạ tầng đồng bộ, đặc biệt hạ tầng giao thông phải phát triển đi trước mộtbước để đáp ứng nhu cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội Với mục tiêu đó,những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển

hạ tầng giao thông Kết quả, chất lượng mạng lưới hạ tầng giao thông đã được nângcấp, hoàn chỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm tốc

độ tăng trưởng, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảngcách chênh lệch kinh tế giữa các vùng, miền

Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn có những hạn chế, thiếu đồng bộ

và đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triểnkinh tế xã hội và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công tác đầu tư còn dàntrải, nhiều công trình chậm tiến độ, chất lượng thấp, chi phí cao, khả năng giải ngânthấp so với yêu cầu, công tác thanh quyết toán kéo dài, công trình chậm được đưa vào

sử dụng…dẫn đến hiệu quả đầu tư còn hạn chế, gây bức xúc trong xã hội, làm giảmsút niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước Nguyên nhân chính là công tácquản lý dự án còn bị buông lỏng, phương thức quản lý chưa hiệu quả, quy trình quản

lý chưa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chưa cao và chất lượng đội ngũ cán bộ trongcông tác quản lý các dự án đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Hà Nam là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quantrọng nối các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung, miền Nam và thủ đô Hà Hội Với vịtrí chiến lược cùng các hệ thống giao thông liên hoàn tạo cho Hà Nam lợi thế về giaolưu kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước.Trongnhững năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, sự nỗ lực vượt khó của địaphương, tỉnh Hà Nam đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội, đời sống nhân dân dần được cải thiện Mạng lưới hạ tầng giao thông đường

bộ trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ góp phần không nhỏ vào quá trình

Trang 14

thu hút đầu tư, phát triển kinh tế- xã hội địa phương, tạo tiền đề cho mục tiêu sựnghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Nhìn lại quá trình thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trìnhtại Hà Nam trong những năm qua, có thể nhận thấy công tác quản lý đầu tư xâydựng các công trình đã đạt được những kết quả nhất định Nhiều công trình hoànthành đưa vào sử dụng có ảnh hưởng tích cực tới đời sống của nhân dân, năng lựcsản xuất phát triển, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư caonhư: Dự án nâng cấp, mở rộng QL1A, xây dựng mới nút giao thông tại Đồng Vănsau khi hoàn thành đã giảm thiểu tai nạn và tình trạng ùn tắc giao thông khu vực cửangõ phía Nam thủ đô Hà Nội, rút ngắn thời gian đi lại và tạo điều kiện thôngthương, thúc đẩy thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh; dự án cải tạo, nâng cấp đườngĐT.492, ĐT.497 hoàn thành nâng cao năng lực lưu thông, vận chuyển hàng hóa khuvực các huyện phía Đông của tỉnh (Lý Nhân, Bình Lục) nơi tập trung phát triển sảnxuất nông nghiệp; Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai vùng phân lũsông Đáy đã hoàn chỉnh nâng cấp các tuyến đường giao thông khu vực các huyệnphía Tây tỉnh (Thanh Liêm, Kim Bảng) nằm ven sông Đáy, góp phần thúc đẩy pháttriển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng… Bên cạnhnhững thuận lợi là địa phương có nguồn vật liệu xây dựng (Cát, đá, xi măng…) dồidào, sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ từ nguồn vốnNSNN ở Trung ương, vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Tiến độ đầu tư ở một số dự án còn chậm do thiếu vốn (Một số do địaphương không cân đối được nguồn vốn; một số dự án do TW hỗ trợ kinh phí nhỏgiọt, không đáp ứng tiến độ dự án), công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướngmắc do cơ chế, chính sách chưa đồng bộ

- Trình độ năng lực quản lý dự án của còn hạn chế (Nhân sự, phương thứcđiều hành, kinh nghiệm …), chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đối với các dự ánquy mô lớn (Đặc biệt một số dự án do Bộ, Ngành trung ương ủy thác quản lý) dẫnđến còn thiếu sót, bất cập về trình tự và hồ sơ quản lý như các cơ quan Thanh tra,Kiểm toán đã chỉ ra dẫn đến công tác thanh quyết toán dự án kéo dài

Trang 15

Kinh tế- xã hội ngày càng phát triển kéo theo yêu cầu về quy mô và tính chấtphức tạp của các dự án ngày càng cao, nguồn vốn đầu tư công từ NSNN ngày càngđược thắt chặt nên đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp, đột phá về công tácquản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư xây dựng các công trình giaothông nói riêng nhằm đảm bảo sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả

Trước thực tế đó, nhu cầu tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cáccông trình giao thông trên địa bản tỉnh Hà Nam là một nhiệm vụ cấp thiết Vì vậy,tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giaothông từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam” để thực hiện luậnvăn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình

Luận văn sẽ nghiên cứu và trả lời câu hỏi: Thực trạng quản lý các dự án đầu

tư xây dựng công trình tại tỉnh Hà Nam như thế nào? Từ những vấn đề tồn tại đó,cần có những giải pháp gì để tăng cường quản lý các dự án những năm tiếp theo?

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

a, Tổng quan các công trình nghiên cứu

Trong thời gian qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vựcquản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng.Tuy nhiên, phạm vi và mức độ nghiên cứu tập trung chủ yếu ở việc xem xét, bànluận về các kỹ thuật phân tích đánh giá dự án ở nội dung tài chính và ở tầm quản lý

vĩ mô, thường tập trung vào kỹ thuật phân tích đánh giá lợi ích và chi phí phục vụcho mục đích tối đa hoá lợi nhuận hoặc tiến hành phân tích đánh giá lợi ích và chiphí đối với dự án Đặc biệt, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu việc quản

lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn ngân sách Nhà nướctrên địa bàn tỉnh Hà Nam

Qua tìm hiểu, tác giả thấy có một số công trình nghiên cứu về công tác quản

lý dự án đầu tư xây dựng như:

- Hoàng Đỗ Quyên (2008), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tạiBan quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đạihọc kinh tế quốc dân

Trang 16

Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản

lý dự án Công trình điện Miền Bắc, đưa ra những lý luận cơ bản về quản lý dự án,phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý

dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc Đề tài đã tập trungchủ yếu vào công tác quản lý trong giai đoạn thực hiện dự án tại một số dự án doBan quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc quản lý, nêu được một số giải pháptương đối phù hợp Bên cạnh đó, còn một số điểm mà đề tài chưa đạt, chẳng hạnnhư một số giải pháp đưa ra còn chồng chéo

- Nguyễn Đức Lương (2014), “Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tưxây dựng công trình tại Ban QLDA công trình xây dựng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Mỏ địa chất

Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý luận vềquản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và phân tích một số tồn tại, khó khăntrong công tác quản lý dự án trong thời gian vừa qua để đưa ra một số giải pháphoàn thiện công cụ quản lý đầu tư đối với các dự án

Bên cạnh đó còn một số tồn tại hạn chế luận văn đưa ra như “thời gian thẩmđịnh và trình duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng của các cấp thẩm quyềnkéo dài” nhưng lại không có giải pháp hay kiến nghị nào

- Vương Thị Thành Hưng (2015), “Quản lý dự án xây dựng công trình giaothông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An”, Luận vănthạc sỹ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn đã làm rõ các khái niệm, nội dung và công cụ quản lý dự án, cácnhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý dự án, các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự

án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban QLDA Công trình giao thôngNghệ An và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án xây dựng côngtrình giao thông đường bộ tại Ban QLDA Công trình giao thông Nghệ An

Bên cạnh đó còn một số tồn tại hạn chế luận văn đưa ra như “Nợ đọng xâydựng cơ bản tương đối lớn, tiến độ quyết toán của một số dự án chậm so với thờigian quy định” nhưng lại không có giải pháp hay kiến nghị nào

Trang 17

- Nguyễn Văn Dũng (2015), “Quản lý các dự án đầu tư tại Ban Quản lý Đầu

tư và Xây dựng Thủy lợi 6 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ”, Luận vănthạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN

Tác giả Nguyễn Văn Dũng đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về dự án đầu tư,quản lý dự án đầu tư, phân tích, làm rõ bản chất, mục tiêu, yêu cầu và nội dung củaquản lý dự án đầu tư ở cấp độ Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình thủy lợi sửdụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước

Luận văn đã xây dựng và hệ thống những quan điểm cơ bản cùng với nhữngtồn tại hạn chế để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự

án đầu tư tại Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 6

Tuy nhiên, đề tài đã nêu ra một số tồn tại về công tác GPMB, công tác quyếttoán dự án kéo dài nhưng lại chưa đưa ra được giải pháp hay kiến nghị nào để khắcphục tồn tại đó

b, Những giá trị khoa học được kế thừa và khoảng trống cần được nghiên cứu

Các công trình đã nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng thường tậptrung vào kỹ thuật phân tích đánh giá lợi ích và chi phí phục vụ cho mục đích tối đahoá lợi nhuận hoặc tiến hành phân tích đánh giá lợi ích và chi phí đầu tư Tuy nhiên,chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu thực trạng và các giải pháp toàn diệnnhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông

từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn cấp tỉnh gắn với điều kiện cụ thể tại tỉnh Hà Nam

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

a, Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những lý luận và thực tiễn liên quanđến Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn ngân sáchNhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam

b, Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả côngtác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNNtrên địa bàn tỉnh Hà Nam những năm tiếp theo

Trang 18

- Đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm tăng cường,nâng cao hiệu quả trong quản lý đầu tư các dự án xây dựng giao thông từ nguồn vốnNSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

4 Phạm vi nghiên cứu

a, Phạm vi về nội dung:

Luận văn nghiên cứu quản lý các dự án đầu tư xây dựng CTGT từ nguồnNSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam bao gồm nghiên cứu về thực trạng công tác tổchức thực hiện các nội dung sau:

- Công tác lập, thẩm định dự án đầu tư, thiết kế và dự toán các dự án đầu tưxây dựng CTGT từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

- Công tác lựa chọn nhà thầu và quản lý thi công xây dựng các CTGT;

- Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư dự án và tổ chức kiểm tra, giám sátquá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng;

Từ đó phân tích những khó khăn, bất cập vướng mắc trong quá trình thực hiệnquản lý các dự án đầu tư xây dựng CTGT ở địa phương để đưa ra những giải phápkhắc phục, nâng cao hiệu quả đầu tư và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác quản lý các dự án đầu tư xây dựng CTGT từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh

b, Phạm vi về không gian: Các dự án đầu tư xây dựng công trình do Sở Giao thông

vận tải tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư

c, Phạm vi về thời gian: Các dự án được thực hiện đầu tư giai đoạn 2012-2016, đề

xuất các giải pháp đến năm 2020 và những năm tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

a, Phương pháp luận

Trang 19

Luận văn áp dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duyvật lịch sử Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việcnghiên cứu quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Ban Quản

lý dự án đầu tư phát triển giao thông Hà Nam trước hết phải kế thừa được những kếtquả nghiên cứu của những người đi trước Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiêncứu, đặt trong điều kiện mới, phạm vi nghiên cứu mới, luận văn tiếp tục hoàn thiệnkhung lý luận để phân tích các vấn đề ở chương sau

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn

đã xuất phát từ việc nghiên cứu hai phạm trù cơ bản của đề tài là dự án đầu tư xâydựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng Trên cơ sở đó luận văn tập trung nghiêncứu, làm rõ bản chất, nội dung, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng côngtác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh

Ngoài ra, tác giả đã tiến hành khảo sát nghiên cứu các bài viết, ý kiến củanhà quản lý trong lĩnh vực quản lý dự án, quản lý tài chính đầu tư và quan sát đốitượng nghiên cứu là những vấn đề về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giaothông tại Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông Hà Nam để thu thập vàphân tích dữ liệu

b, Phương pháp thu thập dữ liệu

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

- Các dữ liệu sơ cấp được tác giả luận văn thu thập thông qua quá trình, trình

tự thực hiện liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư

- Về phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng các phương pháptham khảo ý kiến của các đối tượng nghiên cứu Thu thập được các dữ liệu về ưu,nhược điểm các nội dung liên quan đến thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tạiBan Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông Hà Nam giai đoạn từ năm 2012-

2016, các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao hiệu quảđầu tư dự án giao thông trong những năm tới Kết quả sử dụng phương pháp thuthập dữ liệu sơ cấp được sử dụng nhiều trong chương 2 của Luận văn

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Trang 20

- Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu mà tác giả có thể lấy được từ sách, báo,internet và các báo cáo, tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó… Ưu điểmcủa dữ liệu thứ cấp là tính sẵn có, các tác giả khi nghiên cứu sẽ không tốn thời gian

để tìm kiếm và thu thập, vì vậy mà nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ rất phong phú và đadạng Tuy nhiên, các dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu đã được nghiên cứu và đánh giátrước đây bởi các tác giả trước đó nên tính thực tiễn với thời điểm nghiên cứu hiệntại của các tác giả sau sẽ bị hạn chế

- Phương pháp này được thu thập chủ yếu từ các quy định của Pháp luật cóliên quan, hướng dẫn của các Bộ, Ngành ở Trung ương, của Ủy ban nhân dân tỉnh

và các cơ quan chuyên môn về xây dựng Nguồn thông tin này được thu thập chủyếu qua công báo; các trang web của các cơ quan Nhà nước; đồng thời, thông quacác quyết định, báo cáo, ý kiến chỉ đạo của UBND cấp tỉnh; các cơ quan liên quan

và thông qua các đề tài, luận văn thạc sỹ; công trình; bài viết; tạp chí; internet; cáctrang Website của các tác giả… để lấy thông tin, số liệu liên quan

- Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập thông qua các phương pháp thamkhảo, nghiên cứu các báo cáo, công trình nghiên cứu trước đó, bao gồm các sách,giáo trình, các báo cáo khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng như cácbài báo liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong các cơ quan,đơn vị Đồng thời, tác giả cũng sử dụng các báo cáo về kết quả đầu tư xây dựng củaBan Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông Hà Nam giai đoạn năm 2012 đếnnăm 2016 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được sử dụng nhiều trong chương

2 của Luận văn

c Phương pháp xử lý dữ liệu, phân tích

Trên cơ sở các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, tác giả sửdụng các phương pháp xử lý dữ liệu sau:

- Phương pháp phân tích: Ở Chương 1 để xây dựng khung lý luận tác giả đãphân tích nhiều công trình khoa học có nội dung liên quan đến đề tài để từ đó nhậnthức, kế thừa những thành quả nghiên cứu và thấy được những khoảng trống cầntiếp tục nghiên cứu Ở chương 2 sau khi tiếp cận và thu thập được thông tin liên

Trang 21

quan tác giả nêu được thực trạng quản lý dự án công trình giao thông tại Ban Quản

lý dự án đầu tư phát triển giao thông Hà Nam, tiến hành phân tích đánh giá nhữngmặt đạt được và những hạn chế trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giaothông tại Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông Hà Nam

- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổnghợp được sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố để có cái nhìn tổng thể về

sử vật hiện tượng

Ở chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra được những thànhtựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có Đây là cơ sở quan trọng để luậnvăn vừa kế thừa được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lắp trong nghiên cứu

Ở chương 2 từ việc phân tích nhiều nội dung cụ thể về quản lý dự án côngtrình giao thông, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giákhái quát về công tác Quản lý dự án công trình giao thông tại Ban Quản lý dự ánđầu tư phát triển giao thông Hà Nam

Ở chương 3, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm đảm bảo các giảipháp đề xuất mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp

- Phương pháp thống kê, mô tả chủ yếu ở chương 2 thông qua việc sử dụng

hệ thống bảng biểu, biểu đồ Bảng số liệu được sử dụng khi số liệu mang tính hệthống như tổng hợp số lượng dự án chậm tiến độ, số lượng dự án vi phạm chấtlượng, số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu

- Phương pháp so sánh

Quá trình phân tích thực trạng quản lý đầu tư tại Ban QLDA đầu tư phát triểngiao thông Hà Nam đã đưa ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế vànguyên của tồn tại hạn chế đó Nghiên cứu, so sánh với cơ sở lý luận ở chương 1tìm ra giải pháp hoàn thiện nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ NSNNđúng mục đích và nâng cao hiệu quả của dự án

Đối với số liệu so sánh, được lựa chọn để minh họa nhằm cung cấp chongười đọc hình ảnh trực quan về tương quan giữa các sự vật được so sánh như tổng

Trang 22

giá trị nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư của Ban Quản lý dự án đầu tư phát triểngiao thông Hà Nam trong các năm 2012-2016.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Qua thực tiễn làm công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng các công trình giao thông kết hợp với tham khảo các báo cáo, kiếnnghị của các tổ chức, cá nhân, cán bộ địa phương về bất cập trong công tác xâydựng cơ bản; khảo sát địa bàn nghiên cứu, quan sát các dự án trên địa bàn tỉnh đểđúc rút các kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Phương pháp dự báo được sử dụng ở chương 3, dựa vào định hướng đầu tưphát triển mạng lưới hạ tầng giao thông đã được Bộ GTVT đề xuất, chiến lược pháttriển được Chính phủ xem xét thông qua và quy hoạch phát triển GTVT trên địa bàntỉnh được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt, để dự báo nhu cầu phát triển hạ tầng giaothông của tỉnh, dự báo các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông sẽ được xâydựng trong thời gian tới

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương được kết cấu trong 92 trang, 05 bảng và 09 hình vẽ

Chương 1: Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án đầu tư xâydựng công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tư xâydựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu

tư công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm

2020 và những năm tiếp theo

Trang 23

Chương 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ

NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

1.1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

1.1.1 Một số khái quát về các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN

* Khái niệm dự án đầu tư xây dựng:

Theo Luật Xây dựng năm 2014, khái niệm dự án đầu tư xây dựng: “Là tậphợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng

để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì,nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phíxác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thôngqua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thiđầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”

Dự án đầu tư xây dựng có các đặc trưng cơ bản sau:

- Dự án xây dựng có mục đích cuối cùng là sản phẩm công trình xây dựnghoàn thành đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra về chất lượng, tiến độ, giá thành, antoàn, vệ sinh và bảo vệ môi trường…

- Sản phẩm (công trình) của dự án xây dựng mang tính đơn chiếc, độc đáo vàkhông phải là sản phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt

- Dự án xây dựng có chu kỳ riêng (vòng đời) trải qua các giai đoạn hìnhthành và phát triển, có thời gian tồn tại hữu hạn

- Dự án xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là chủ đầu tư/chủcông trình, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nhà cung ứng… Cácchủ thể này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác

Trang 24

- Môi trường làm việc của dự án xây dựng mang tính đa phương và dễ xảy raxung đột quyền lợi giữa các chủ thể.

- Dự án xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực là tiền vốn, nhân lực,công nghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bị… kể cả thời gian, ở góc độ là thời hạn cho phép

dự án xây dựng thường yêu cầu một lượng chi phí đầu tư lớn, thời gian thực hiệndài và vì vậy có tính bất định và rủi ro cao

* Khái niệm công trình, công trình giao thông:

Một dự án đầu tư xây dựng có thể gồm một công trình hoặc nhiều công trìnhvới tính chất và quy mô khác nhau Theo công năng sử dụng, phân loại công trìnhbao gồm: Công trình giao thông, công trình dân dụng, công trình nông nghiệp vàphát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình công nghiệp và côngtrình quốc phòng, an ninh

Công trình giao thông là loại công trình chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư xâydựng cơ bản, nó bao gồm các công trình sau: Công trình đường bộ, công trìnhđường sắt, công trình cầu, công trình hầm, công trình đường thủy nội địa, công trìnhhàng hải, công trình hàng không

Ở phạm vi cấp tỉnh, các công trình xây dựng giao thông phổ biến gồm:

- Công trình đường bộ: Đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đườnghuyện, đường xã, đường phố (trong đô thị) và đường giao thông nông thôn

- Công trình cầu: Cầu vượt sông, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầucho người đi bộ

- Công trình đường thủy nội địa: Bến thủy, cảng nội địa, bến khách

* Trình tự thực hiện dự án

Theo quy định thì trình tự đầu tư xây dựng gồm 3 giai đoạn sau:

“- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phêduyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáonghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét,quyết định đầu tư và thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến chuẩn bị dự án;

- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặcthuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát

Trang 25

xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xâydựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựachọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giámsátthi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu côngtrình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vậnhành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụnggồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng”

Theo từng điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của từng dự án, người quyếtđịnh đầu tư quyết định thực hiện theo tuần tự hoặc kết hợp một số hạng mục côngviệc thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn thực hiện dự án

Quá trình thực hiện dự án đầu tư có thể mô tả bằng hình 1.1 dưới đây:

Hình 1.1: Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

(Nguồn: Nguyễn Xuân Thủy, 2010)

1.1.2 Bản chất quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN

CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

Lập báo cáo đầu tư

Lập dự án đầu tư

Thẩm định dự án

THỰC HIỆN ĐẦU TƯ KẾT THÚC XÂY DỰNG

Nghiệm thu, bàn giao

Kết thúc xây dựng

Bảo hành, vận hành dự án

Khảo sát, thiết kế

Lựa chọn nhà thầu

Tổ chức thi công

Trang 26

* Khái niệm về quản lý dự án đầu tư:

“Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực vàgiám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúngthời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về

kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốtnhất cho phép” (theo Nghị định 59, 2015)

Quản lý dự án gồm 3 nội dung chủ yếu là lập kế hoạch thực hiện, điều phốithực hiện theo kế hoạch (Quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện) và giám sátcác công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định

- Lập kế hoạch: Là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự logic, là việc chitiết hóa các mục tiêu của dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định mộtchương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực khác của

dự án được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.

- Điều phối thực hiện dự án: Là quá trình phân phối các nguồn lực để thựchiện dự án theo kế hoạchbao gồm chi phí, nhân lực, vật tư, thiết bị và đặc biệt làđiều phối và quản lý tiến độ thời gian Nội dung này chi tiết hoá thời hạn thực hiệncho từng công việc cho từng công việc và toàn bộ dự án

- Giám sát: là quá trình theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến trình thực hiện dự án;phân tích, đánh giá khả năng hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thựchiện báo cáo hiện trạng

Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án được trình bày ở hình sau:

Điều phối thực hiện

Bố trí tiến độ thời gianPhân phối nguồn lựcPhối hợp các hoạt độngKhuyến khích động viên

Trang 27

Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án

(Nguồn: Từ Quang Phương, 2012)

* Mục tiêu của quản lý dự án

Mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý dự án là điều phối hợp lý các nguồnlực để thực hiện dự án đảm bảo yêu cầu về chất lượng, chi phí được duyệt và đảmbảo hoàn thành theo kế hoạch tiến độ dự án cho phép

Các mục tiêu dự án có thể được xác định mức độ quan trọng và ưu tiên khácnhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ thực hiện của dự án Tùy trường hợp cụ thể đểxác định mục tiêu quan trọng hơn và để thực hiện tốt đối với mục tiêu này thườngphải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia

* Tác dụng của quản lý dự án

- Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhómquản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án

- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ nhiệm vụ của cácthành viên tham gia dự án

- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn, vướng mắc nảy sinh và điềuchỉnh kịp thời những thay đổi và điều kiện không dự đoán được Tạo điều kiện choviệc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng

- Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn

* Các hình thức quản lý dự án

- Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp QLDA được trình bày trong hình sau:

Trang 28

Hình 1.3: Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

(Nguồn Nguyễn Bạch Nguyệt, 2013)

Chủ đầu tư trực tiếp QLDA là hình thức tổ chức quản lý mà chủ đầu tư hoặc

tự thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư lập ra Ban QLDA để quản lý việc thực hiện cáccông việc dự án theo sự ủy quyền Hình thức này có 2 mô hình:

Mô hình 1: Được áp dụng chủ yếu tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà

Nam Theo đó, Chủ đầu tư lựa chọn, sử dụng tổ chức, cá nhân trong bộ máy hiện cócủa mình có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự án Mô hìnhnày được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản Những người được

cử tham gia QLDA làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách

Mô hình 2: Được áp dụng tại Sở GTVT, Sở Nông nghiệp và PTNT của cấp

tỉnh Theo đó, các Sở được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư thành lập Ban QLDA để giúpmình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án Ban QLDA là đơn vị trực thuộc Chủđầu tư Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban QLDA do Chủ đầu tư giao Ban QLDA có tưcách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của CĐT để tổ chức quản lý thực hiện dự

án Ban QLDA có thể được giao quản lý thực hiện một hoặc quản lý đồng thờinhiều dự án khi có đủ năng lực

- Hình thức Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án:

Chủ đầu tư Tư vấn quản lý dự án

Đầu mối QLDA của Chủ đầu tư

Trang 29

: Quan hệ hợp đồng: Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ giám sát

Hình 1.4: Hình thức Chủ đầu tư thuê Tư vấn quản lý dự án

* Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một dự án có sự tham gia củanhiều chủ thể khác nhau, gồm:

- Người quyết định đầu tư: Là người ký quyết định đầu tư sau khi đã có kếtquả thẩm định dự án của cơ quan đầu mối thẩm định Tùy theo quy mô dự án vànguồn vốn đầu tư, dự án xây dựng công trình giao thông sử dụng vốn NSNN trênđịa bàn cấp tỉnh, người quyết định đầu tư có thể là Thủ tướng Chính phủ (Dự án từnhóm A trở lên), dự án từ nhóm B trở xuống do Bộ trưởng (Quốc lộ) hoặc Chủ tịchUBND cấp tỉnh (Đường tỉnh, đường huyện ), dự án đường huyện (Có quy mô nhỏ,

từ nhóm C trở xuống) hoặc đường xã, thẩm quyền quyết định đầu tư thuộc Chủ tịchUBND cấp huyện theo phân cấp

- Chủ đầu tư xây dựng công trình: Là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc đượcgiao thay mặt chủ sở hữu vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạtđộng đầu tư Ở cấp tỉnh, Chủ đầu tư có thể trực tiếp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảmnhận hoặc giao cho UBND cấp huyện hoặc các Sở chuyên ngành làm Chủ đầu tư

- Nhà thầu: Gồm nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công Là các tổ chức có tưcách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo ngành nghề phù hợp với dự án

- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng: Tùy vào loại nguồn vốn đầu

tư mà dự án có các cơ quan quản lý nhà nước tương ứng như: Đối với dự án Thủ

Trang 30

tướng Chính phủ quyết định đầu tư, cơ quan QLNN là các Bộ chuyên ngành; dự án

do Bộ trưởng quyết định đầu tư, cơ quan QLNN là các Cục hoặc Vụ; trên địa bàncấp tỉnh, cơ quan QLNN chuyên ngành là Sở Xây dựng và các Sở quản lý côngtrình chuyên ngành (GTVT, Nông nghiệp )

Trong các chủ thể tham gia quản lý dự án thì Chủ đầu tư là chủ thể chịu tráchnhiệm xuyên suốt trong quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư xây dựng, cótrách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức tham gia quản lý và chịu sự quản lýcủa nhiều Bộ, ngành, các cơ quan liên quan mà trực tiếp là người quyết định đầu tư

1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN

* Sự cần thiết của quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN:

Do yêu cầu phải chống lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước thì các

dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn nhà nước cần thiết đượcquản lý thực hiện dự án một cách xuyên suốt, chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu quả đầu

tư Tuy nhiên một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tưdàn trải diễn ra phổ biến thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ chủtrương đầu tư quy hoạch, lập, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến thực hiện đầu tưđấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán, thanh quyết toán và đưa công trình vàokhai thác sử dụng kém chất lượng Nợ tồn đọng vốn đầu tư XDCB ở mức cao và có xuhướng ngày càng tăng Những thất thoát, lãng phí trong xây dựng công trình làm giảmsút chất lượng của công trình, ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình so với thiết kế.Những điều này đòi hỏi việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giaothông càng trở nên quan trọng hơn

Do yêu cầu phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính sách, pháp luật Nhànước trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông. Quản lýnhà nước về quản lý dự án xây dựng từ bước chuẩn bị đầu tư đến bước đưa dự án vàokhai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định, để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoátvốn đầu tư mà chất lượng công trình lại kém

Trang 31

* Vai trò của quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông

- Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn vốn NSNN chi cho đầu tư pháttriển nói chung và XDCB nói riêng ngày càng hạn hẹp Nhu cầu xây dựng hoànthiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng tăng caotheo tốc độ phát triển kinh tế xã hội Do đó việc tăng cường quản lý đầu tư, đảm bảo

sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN, tránh thất thoát là nhu cầu tất yếu

- Đối với hoạt động quản lý dự án đầu tư từ vốn NSNN trên địa bàn cấp tỉnhngày càng khó khăn hơn do NSNN ở Trung ương hỗ trợ ngày càng hạn hẹp, khảnăng thu hút đầu tư vào các tỉnh ngày càng tăng cao dẫn theo nhu cầu về phát triển

hạ tầng xã hội nói chung và hạ tầng giao thông là rất lớn, trong khi nguồn thuNSNN ở một số tỉnh thành như Hà Nam lại thấp Do đó yêu cầu nâng cao hiệu quảquản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư càng trở nên cấp thiết

Tóm lại, hoạt động QLDA trong lĩnh vực đầu tư XDCB ngày càng trở nênquan trọng và có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn phát triển KT- XH xã hội sắp tới,nếu không nắm vững phương pháp QLDA sẽ gây những tổn thất lớn Để giảm thiểunhững tổn thất này, cần sớm rút ra những bài học kinh nghiệm, tồn tại hạn chế đểđổi mới về hình thức, phương pháp QLDA phù hợp với tình hình mới

Trang 32

1.2 NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CÁC DỰ

ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

1.2.1 Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý các dự án đầu tư công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn cấp tỉnh:

Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ vốn NSNN trênđịa bàn cấp tỉnh từ khâu lập đề xuất chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, đến thực hiệnđầu tư và bàn giao đưa vào quản lý sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước,Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan

- Tuân thủ Nghị quyết, chủ trương của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và vănbản chỉ đạo điều hành của UBND cấp tỉnh; phục vụ cho việc thực hiện các mụctiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của các ngành,lĩnh vực, địa phương, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành,lĩnh vực được duyệt

- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách;thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư

- Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước vàthu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác, của từng ngành, lĩnhvực, địa phương

- Trong điều kiện nguồn vốn NSNN chi cho đầu tư phát triển hạn chế, nợcông tăng cao, cần đầu tư tập trung, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn, cụ thể:

+ Ưu tiên tập trung bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông có ýnghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của ngành và địa phương

+ Ưu tiên bố trí vốn cho dự án công trình giao thông đã hoàn thành, bàn giaođưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ

+ Bố trí vốn để thanh toán nợ xây dựng cơ bản và hoàn trả vốn ứng trước

- Lựa chọn phương án thiết kế, công nghệ thi công xây dựng hợp lý; bảo đảmchất lượng, an toàn trong xây dựng, khai thác sử dụng công trình, phòng, chống cháy,

Trang 33

nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu Tận dụng tối đa nguồn tàinguyên sẵn có, giảm thiểu chi phí, tăng thu ngân sách…

- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ

quan quản lý nhà nước về đầu tư, chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan đếnthực hiện các hoạt động đầu tư dự án

1.2.2 Những nội dung cơ bản trong quản lý các dự án đầu tư công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn cấp tỉnh

Trên địa bàn cấp tỉnh, nội dung cơ bản của công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình giao thông từ vốn NSNN có thể được tổ chức quản lý theo nhữngphương thức, hình thức khác nhau, chủ thể quản lý khác nhau phù hợp với điều kiệncủa cấp tỉnh xong về bản chất đều phải tuân thủ theo các nội dung, trình tự quản lý dự

án cơ bản được quy định của Luật Xây dựng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn

Nội dung cơ bản quản lý các dự án đầu tư CTGT được khái quát như sau:

Hình 1.5: Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

a, Quản lý công tác lập, thẩm định dự án, thiết kế và dự toán

Các bước thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo một hoặc nhiềubước tùy thuộc quy mô, cấp công trình xây dựng và do người quyết định đầu tưquyết định khi phê duyệt đầu tư; thông thường với quy mô dự án xây dựng giaothông cấp tỉnh (Dự án từ nhóm B trở xuống) được thiết kế theo 2 (Thiết kế cơ sở và

Quản lý thi công xây dựng công trình

Quản lý quá trình thanh, quyết toán vốn đầu tư

Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện

dự án

Quản lý công tác giải phóng mặt bằngNội dung cơ bản của công tác

quản lý dự án

Trang 34

Thiết kế bản vẽ thi công) hoặc 1 bước (Thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉyêu cầu lập Báo cáo KTKT) Ban QLDA sẽ tổ chức lập hồ sơ thiết kế và dự toántheo nhiệm vụ được chủ đầu tư giao, công tác thẩm định do Sở quản lý công trìnhchuyên ngành hoặc Chủ đầu tư thẩm định tùy từng trường hợp.

Yêu cầu nhiệm vụ quản lý công tác lập thiết kế và dự toán trong công tácQLDA là tổ chức, điều hành và giám sát quá trình lập thiết kế, dự toán nhằm đảmbảo kết quả thực hiện của nhà thầu tư vấn tuân thủ theo đúng nhiệm vụ, tiến độđược duyệt, hợp lý về kinh tế- kỹ thuật Cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch và quản lý tiến độ thực hiện lập thiết kế và dự toán củanhà thầu tư vấn

- Quy mô thiết kế xây dựng công trình phải đảm bảo phù hợp với quy mô dự

án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;

- Giải pháp thiết kế xây dựng, phương án thi công phải được xem xét, sosánh lựa chọn đảm bảo hài hòa giữa yếu tố kinh tế và kỹ thuật, phù hợp với quyhoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội tại khuvực xây dựng

- Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về sử dụng vậtliệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệmôi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện antoàn khác

- Khối lượng chủ yếu của dự toán phải phù hợp với khối lượng thiết kế

- Định mức, đơn giá để lập dự toán công trình phải đúng đắn, hợp lý, phùhợp với giải pháp thiết kế xây dựng và phương án thi công được lựa chọn; phù hợpvới mặt bằng giá nơi xây dựng

Các phát sinh trong quá trình lập thiết kế, dự toán xây dựng phải được báocáo, phản ánh kịp thời đến Chủ đầu tư để xem xét xử lý:

- Phát hiện giải pháp thiết kế mới đem lại hiệu quả cao hơn;

- Phát sinh khối lượng trong quá trình thực hiện dẫn đến dự toán vượt TMĐT

đã được phê duyệt

Trang 35

- Có thay đổi về quy hoạch, kế hoạch dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế.

b, Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Theo quy định của Luật Đấu thầu, việc lập kế hoạch, tổ chức lựa chọn nhàthầu, phê duyệt HSMT, kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng thuộcthẩm quyền của Chủ đầu tư Đối với các công trình xây dựng giao thông từ nguồnvốn NSNN cấp tỉnh, Chủ đầu tư thường giao cho Ban QLDA thực hiện nhiệm vụtham mưu xây dựng kế hoạch lựa chọn, thực hiện nghĩa vụ của bên mời thầu trong

tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, lậpHSMT, đánh giá HSDT, tổng hợp trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; ở một

số tỉnh như tỉnh Hà Nam, chủ đầu tư còn ủy quyền cho Ban QLDA thực hiệnthương thảo, ký kết, quản lý, thanh quyết toán hợp đồng với các nhà thầu tham gia

dự án Với các nhiệm vụ được giao, nội dung quản lý của Ban QLDA trong côngtác lựa chọn nhà thầu gồm các vấn đề:

- Xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu phù hợp với tiến trình dự án; hìnhthức, phương thức, thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu phù hợp với quy định củaLuật Đấu thầu; thời gian và hình thức hợp đồng phù hợp quy định về hợp đồng

- Lập HSMT, tổ chức lựa chọn, đánh giá HSDT đảm báo chính xác, côngbằng, khách quan, minh bạch đảm bảo tính cạnh tranh theo quy định của pháp luật vềlựa chọn nhà thầu Việc lựa chọn nhà thầu đúng đắn sẽ tìm được nhà có đủ năng lực

để ký kết hợp đồng và thực hiện gói thầu đạt hiệu quả với thời gian và chi phí hợp lý

- Thương thảo, hoàn thiện các điều khoản hợp đồng đảm bảo lợi ích của Chủđầu tư và lợi ích của nhà thầu trên cơ sở tuân thủ các quy định về hợp đồng; gắn kếttrách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia thực hiện hợp đồng mộtcách chặt chẽ, công bằng, khách quan

Trách nhiệm quản lý trong hoạt động lựa chọn nhà thầu có ý nghĩa rất quantrọng, lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thực hiện với chi phí giá thành hợp lý

là cơ sở cho sự thành công của quá trình thực hiện dự án

c, Quản lý công tác giải phóng mặt bằng:

Trang 36

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đêt hựchiện giải phóng mặt bằng xây dựng phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan Trường hợp phải thu hồi nhà ở,văn phòng làm việc, sản xuất kinh doanh, phải phải giải quyết chỗ ở mới đảm bảotương đương hoặc tốt hơn chỗ ở hiện tại, hỗ trợ kinh phí di chuyển, chỗ ở tạm thời,tạo việc làm, ổn định đời sống cho người phải di chuyển, trừ trường hợp có thỏathuận khác giữa các bên có liên quan Khi tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng tạicác dự án xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn cấptỉnh, UBND tỉnh thường giao cho UBND cấp huyện thực hiện UBND cấp huyện sẽthành lập các bộ phận, cơ quan chức năng để tổ chức thực hiện GPMB như: Hộiđồng đền bù giải phóng mặt bằng, Ban GPMB, Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấphuyện chủ trì phối hợp với chủ đầu tư xây dựng tổ chức giải phóng mặt bằng, kinhphí thực hiện được lấy từ dự án đầu tư xây dựng.

d, Quản lý thi công xây dựng công trình:

Quản lý thi công xây dựng bao gồm các nội dung về quản lý tiến độ, chấtlượng, khối lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trongthi công xây dựng

* Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

- Quản lý tiến độ thi công là việc lập kế hoạch các bước thực hiện, phân phối

và giám sát thời gian thực hiện theo kế hoạch nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự

án Nó chỉ rõ mỗi công việc phải kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc

và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành, trên cơ sở các nguồn lực cho phép, đáp ứngnhững yêu cầu về chất lượng của dự án Nói chung quản lý thời gian của các dự ánxây dựng công trình giao thông phải đảm bảo: Tiến độ chung phải thể hiện sự phùhợp của các khâu, các hạng mục dự án, không nhanh quá, cũng không chậm quálàm ảnh hưởng đến các hạng mục công việc khác

- Quản lý lý tiến độ thi công là cơ sở để giám sát nguồn lực cần cho dự án.Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ là dự án chịu nhiều ảnhhưởng của yếu tố thời tiết, và hiệu quả ảnh hưởng đến vùng dân cư rộng nên việcđảm bảo thời gian dự án có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả kinh tế xã hội của dự

Trang 37

án, vì vậy vấn đề quản lý thời gian dự án là nội dung quan trọng trong quá trìnhquản lý dự án

- Đối với các dự án có nhiều công trình, hạng mục công trình, thời gian thựchiện dự án dài thì tiến độ thi công phải được lập chi tiết cho từng giai đoạn dự án

- Đơn vị thi công có nghĩa vụ phải lập tiến độ tổng thể, tiến độ chi tiết đảmbảo hoàn thành dự án theo đúng thời hạn của hợp đồng; bố trí xen kẽ kết hợp cáccông việc cần thực hiện đảm bảo hợp lý, đúng trình tự Tổ chức thực hiện đảm bảođúng kế hoạch, tiến độ đã đề ra và được chấp thuận; thực hiện điều chỉnh kế hoạchtiến độ theo yêu cầu (Nếu có)

- Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm giámsát, chặt chẽ tiến độ thi công xây dựng của nhà thầu; yêu cầu nhà thầu thi công điềuchỉnh kế hoạch tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công ở một số giai đoạn bị kéodài nhưng tổng thể không được làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án; yêu cầuNhà thầu tăng cường nhân lực, vật tư, thiết bị để thi công bù thời gian chậm tiến độ.Trong trường hợp nhận thấy tiến độ chung của dự án có thể bị kéo dài thì CĐT phảichỉ đạo, nghiên cứu các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, đồng thời báo cáo người quyếtđịnh đầu tư để xem xét, quyết định việc điều chỉnh tiến độ chung của dự án

- Khuyến khích các nhà thầu tham gia dự án áp dụng các giải pháp để đẩynhanh tiến độ thi công nhưng phải đảm bảo chất lượng, không phát sinh chi phí.Xem xét, báo cáo cấp thẩm quyền thưởng cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thicông mà đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án và phạt nghiêm minh theo điều khoảnhợp đồng đối với trường hợp nhà thầu chậm tiến độ, phải kéo dài tiến độ xây dựnggây thiệt hại cho dự án

* Quản lý chất lượng xây dưng

Dự án xây dựng công trình giao thông là những dự án mà kết quả của nóđược sử dụng, vận hành lâu dài, có tác dụng to lớn tới dân sinh kinh tế, quốc phòng

và văn hoá xã hội, do đó vấn đề chất lượng công trình là vấn đề sống còn của nhàquản lý dự án Quản lý chất lượng là quá trình triển khai, giám sát những tiêu chuẩnchất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo dự án đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng

Trang 38

vận hành dự án một cách tốt nhất Việc quản lý chất lượng, đảm bảo dự án có chấtlượng cao là việc làm rất quan trọng, là mục tiêu hàng đầu của dự án

Quản lý chất lượng xây dựng bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảorằng dự án đầu tư xây dựng sẽ thỏa mãn những sự cần thiết phải thực hiện dự ánđầu tư xây dựng

Nội dung công tác quản lý chất lượng thi công:

- Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, phù hợp quy mô, tính chấtcủa từng công trình, quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể, cá nhân và bộ phậntham gia trực tiếp quá trình thi công và quản lý chất lượng;

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các công đoạn, trình tự thí nghiệm kiểm tra,kiểm định chất lượng; các nguyên vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết

bị công nghệ trước, trong và sau khi thi công xây dựng đều phải được kiểm tra,nghiệm thu đảm bảo theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;

- Tổ chức lập, kiểm tra chi tiết quá trình thực hiện biện pháp thi công của nhàthầu, thường xuyên tor chức kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường trongquá trình thi công xây dựng;

* Quản lý khối lượng thi công

- Khối lượng xây dựng công trình phải tính đúng, đủ, phù hợp theo thiết kế

- Khối lượng thi công phải được tính toán, xác định chi tiết trong từng bướcnghiệm thu công việc xây dựng, được lập thành biên bản có xác nhận giữa CĐT,nhà thầu thi công, tư vấn giám sát làm cơ sở nghiệm thu và thanh toán

- Phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng được các bên gồm nhà thầu thi côngphối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát báo cáo chủ đầu tư để xử lý.Khối lượng phát sinh được phê duyệt là cơ sở để nghiệm thu, thanh toán bổ sungcho nhà thầu theo các điều khoản hợp đồng

* Quản lý an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường

- Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người laođộng, bảo vệ môi trường xung quanh công trình thi công

Trang 39

- Các biện pháp và nội quy về an toàn giao thông, lao động, môi trường phảiđược quy định công khai cho tất cả mọi người biết để chấp hành; những vị trí nguyhiểm phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

đ, Quản lý quá trình thanh, quyết toán vốn đầu tư của dự án

* Thanh toán vốn đầu tư

- Việc thanh, quyết toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoànthành trong các hoạt động xây dựng phải căn cứ theo khối lượng nghiệm thu, phùhợp với dự toán được phê duyệt, đúng điều khoản hợp đồng và đúng nguồn vốn

- Kiểm soát được chi phí thực hiện dự án, nghĩa là xác định được sự chênh lệch so với được duyệt để kịp thời ngăn chặn những thay đổi không đúng, khôngđược phép, từ đó đề xuất giải pháp để quản lý có hiệu quả chi phí dự án, Cụ thể:

+ Việc tạm ứng hợp đồng phải tuân thủ theo quy định về tạm ứng, điều khoảnhợp đồng đã ký kết Kinh phí đã tạm ứng cho nhà thầu phải được quản lý, sử dụngvào công trình và đúng mục đích, trường hợp sử dụng sai mục đích phải tiến hành thuhồi vốn về NSNN thông qua việc yêu cầu nhà thầu hoàn trả tiền tạm ứng hoặc tịchthu bảo lãnh tạm ứng Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mứctạm ứng tối thiểu, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồngvượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng

+ Đối với công việc GPMB: Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiệnGPMB, CĐT phải bố trí đủ vốn cho công tác GPMB và theo dõi quản lý sử dụngvốn tạm ứng đúng mục đích Sau khi chi trả cho người thụ hưởng, CĐT tập hợpchứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30ngày làm việc kể từ ngày thanh toán cho người thụ hưởng

+ Đối với việc thanh toán khối lượng hoàn thành: Việc thanh toán khối lượnghoàn thành phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và điều kiện trong hợpđồng Đối với các khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng mà các bên đãthống nhất trước khi thực hiện và phù hợp với quy định của pháp luật liên quan,CĐT và nhà thầu phải ký phụ lục bổ sung hợp đồng

Trang 40

- Kế hoạch vốn năm đã bố trí cho dự án chỉ được thanh toán trong thời hạnnăm kế hoạch theo quy định của Luật NSNN Quá thời hạn thanh toán, khối lượng

đã thực hiện nhưng chưa thanh toán phải bố trí vào kế hoạch năm sau để thanh toán

* Quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành

- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng là quá trình kiểm tra, rà soát, xác định toàn

bộ chi phí hợp lý, hợp lệ đã thực hiện trong toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư đểhoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí đượcthực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt kể cả phần điều chỉnh,

bổ sung theo quy định của hợp đồng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật.Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình đểtrình người quyết định đầu tư phê duyệt; đồng thời giải quyết công nợ, tồn tại saukhi quyết toán dự án được duyệt

- Việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm và quyết toán vốn đầu tư hoàn thànhthực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quyết toán vốn đầu tư

e, Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án

Đây là một nội dung khá quan trọng trong công tác quản lý dự án, là việc chủđầu tư dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát kiểm tra, theo dõi dự án về chất lượng,tiến độ thời gian, chi phí, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiến trình thựchiện dự án nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất những biệnpháp và hành động cần thiết để thực hiện thành công dự án

Kiểm tra, giám sát có tác dụng giúp chủ đầu tư dự án:

- Quản lý chất lượng công trình đảm bảo tuân thủ yêu cầu kỹ thuật, hồ sơthiết kế được duyệt, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật

- Quản lý tiến độ thời gian, đảm bảo yêu cầu kế hoạch

- Quản lý khối lượng, đơn giá, chi phí đầu tư hợp lý trong phạm vi dự toánđược duyệt

- Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường

- Phát hiện những tình huống phát sinh để kịp thời có biện pháp giải quyết

Ngày đăng: 14/01/2020, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Nguyễn Văn Dũng (2015), Quản lý các dự án đầu tư tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 6 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý các dự án đầu tư tại Ban Quản lý Đầu tư vàXây dựng Thủy lợi 6 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng
Năm: 2015
10. Vương Thị Thành Hưng (2015), Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế. Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án xây dựng công trình giao thôngđường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An
Tác giả: Vương Thị Thành Hưng
Năm: 2015
14. Từ Quang Phương (2012), Quản lý dự án. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án
Tác giả: Từ Quang Phương
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tếquốc dân
Năm: 2012
15. Quốc hội khoá 13 (2013), Luật Đấu thầu, số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đấu thầu, số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013
Tác giả: Quốc hội khoá 13
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 2013
16. Quốc hội khoá 13 (2014), Luật Xây dựng, số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Xây dựng, số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
Tác giả: Quốc hội khoá 13
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2014
17. Hoàng Đỗ Quyên (2008), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Banquản lý dự án Công trình điện Miền Bắc
Tác giả: Hoàng Đỗ Quyên
Năm: 2008
20. Bùi Ngọc Toàn (2008), Các nguyên lý quản lý dự án. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên lý quản lý dự án
Tác giả: Bùi Ngọc Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bảnGiao thông vận tải
Năm: 2008
21. Nguyễn Xuân Thủy (2010), Quản trị dự án đầu tư. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động- Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị dự án đầu tư
Tác giả: Nguyễn Xuân Thủy
Nhà XB: Nhà xuất bản Laođộng- Xã hội
Năm: 2010
23. Phạm Hữu Vinh (2011), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh.Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổngcông ty xây dựng công trình giao thông 5
Tác giả: Phạm Hữu Vinh
Năm: 2011
24. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2006), Tổ chức và điều hành dự án. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và điều hành dự án
Tác giả: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2006
1. Ban QLDA Đầu tư PTGT Hà Nam (2012- 2016), Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư được giao quản lý Khác
2. Ban QLDA Đầu tư PTGT Hà Nam (2012- 2016), Báo cáo công tác quản lý thi công xây dựng Khác
3. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước Khác
4. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu Khác
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Khác
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Khác
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng Khác
9. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam (2017), Nghị Quyết 02/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 về kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016- 2020 Khác
13. Bùi Xuân Phong (2006), Quản trị dự án đầu tư. Hà Nội: Học viện Bưu chính viễn thông Khác
18. Sở GTVT Hà Nam (2016), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/8/2011 của Tỉnh ủy Hà Nam và Kế hoạch số 1333/KH- UBND ngày 23/9/2011 của UBND tỉnh Hà Nam về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Hà Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w