1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng tích hợp tại các trường trung học cơ sở huyện mỹ đức, thành phố hà nội

130 77 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 387,6 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...49 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục THCS

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN HOÀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN

Trang 2

HÀ NỘI, 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN HOÀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Sơn

Trang 3

HÀ NỘI, 2019

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đãnhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình củacác cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp

và gia đình

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, Phòng Sau Đạihọc trường Đại học Sư Phạm Hà Nội và đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếpgiảng dạy các chuyên đề của toàn khóa học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiếncho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm VănSơn - Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hànhcác hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinhđộng, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đượccác ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Văn Hoàn

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện Các kết quả nghiên

cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 6

8 Những đóng góp của đề tài 7

9 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 8

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động dạy học THCS và quản lý hoạt động dạy học THCS ở nước ngoài và ở trong nước 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 11

1.2.1 Hoạt động dạy học 11

1.2.2 Quản lý hoạt động dạy học 18

1.2.3 Dạy học tích hợp 26

1.3 Một số vấn đề lý luận về dạy học tích hợp 30

1.3.1 Mục tiêu của dạy học tích hợp 30

1.3.2 Các quan điểm tích hợp trong dạy học 30

1.3.3 Vai trò của tích hợp trong dạy học 32

Trang 7

1.4 Đổi mới giáo dục THCS và những yêu cầu đặt ra đối với quản lý hoạt

động dạy học môn Toán ở các trường THCS 33

1.4.1 Đổi mới giáo dục THCS 33

1.4.2 Những yêu cầu đặt ra đối với quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS 36

1.5 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS 37

1.5.1 Quản lý mục tiêu dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS 37

1.5.2 Quản lý việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS 37

1.5.3 Quản lý học sinh và hoạt động học môn Toán theo hướng tích hợp của học sinh các trường THCS 39

1.5.4 Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng theo hướng tích hợpđối với học sinh THCS 40

1.5.5 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Toán ở trường THCS 41

1.5.6 Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học Toán theo hướng tích hợp ở trường THCS 42

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS 43

1.6.1 Yếu tố khách quan 43

1.6.2 Yếu tố chủ quan 46

Kết luận chương 1 48

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 49

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục THCS huyện Mỹ Đức,

Trang 8

2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức, thành phố Hà

Nội 49

2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục THCS của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 50

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 51

2.2.1 Mục đích khảo sát 51

2.2.2 Nội dung khảo sát 51

2.2.3 Đối tượng khảo sát 52

2.2.4 Phương pháp khảo sát 52

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Đức 52

2.3.1 Thực trạng về thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tích hợp 53

2.3.2 Thực trạng về năng lực giảng dạy môn Toán theo hướng tích hợp của giáo viên 54

2.3.3 Thực trạng về ý thức học tập môn Toán theo hướng tích hợp của học sinh 59

2.3.4 Thực trạng về sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Toán theo hướng tích hợp của các trường THCS 60

2.3.5 Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả học Toán theo hướng tích hợp của học sinh THCS huyện Mỹ Đức 61

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 62

2.4.1 Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán theo hướng tích hợp 63

2.4.2 Thực trạng quản lý việc đổi mới nội dung chương trình dạy học môn Toán theo hướng tích hợp của giáo viên 64

Trang 9

2.4.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy Toán theo hướng tích hợp của

giáo viên 67

2.4.4 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp của học sinh 71

2.4.5 Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp 72

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 73

2.5.1 Ưu điểm và nguyên nhân 73

2.5.2 Yếu điểm và nguyên nhân 74

2.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp 74

Kết luận chương 2 75

CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 76

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 76

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 76

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 76

3.1.3 Nguyên tắc đảm bào tính kế thừa 77

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 77

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 78

3.2.1 Tuyên tuyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS 78

3.2.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở trường THCS huyện Mỹ Đức 81

Trang 10

3.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho đội

ngũ giáo viên dạy môn Toán ở các trường THCS 84

3.2.4 Chỉ đạo giáo viên thiết kế bài giảng và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS 86

3.2.5 Tổ chức khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở trường THCS 89

3.2.6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở trường THCS 92

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 95

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 96

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 96

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 96

3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 97

3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm và thang đo 97

3.4.5 Phân tích kết quả khảo nghiệm 100

Kết luận chương 3 103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Danh sách 05 trường tiến hành khảo sát tại huyện Mỹ Đức 52Bảng 2.2 Mức độ hiểu biết của CBQL, giáo viên về dạy học tích hợp 53Bảng 2.3 Thực trạng ý thức học tập môn Toán của học sinh theo hướng

tích hợp 59Bảng 2.4 Thực trạng về mức độ sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

môn Toán 60Bảng 2.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá ý thức học môn Toán theo

hướng tích hợp của học sinh 61Bảng 2.6 Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán

theo hướng tích hợp 63Bảng 2.7 Thực trạng quản lý các năng lực dạy học môn Toán theo hướng

tích hợp của giáo viên 65Bảng 2.8 Thực trạng quản lý việc phân công giáo viên giảng dạy môn Toán

68Bảng 2.9 Thực trạng quản lý giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy môn Toán

69Bảng 2.10 Thực trạng quản lý giáo viên tổ chức dạy học môn Toán theo

hướng tích hợp 70Bảng 2.11 Thực trạng quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn

Toán theo hướng tích hợp của học sinh 71Bảng 2.12 Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học

môn Toán theo hướng tích hợp 72

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1 Ví dụ về tích hợp đa môn 28

Sơ đồ 1.2 Ví dụ về tích hợp liên môn 29

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Trình độ CBQL, giáo viên tại các trường THCS huyện Mỹ Đức

55Biểu đồ 2.2 Thâm niên công tác GV 55Biểu đồ 2.3 Thực trạng đánh giá nhận thức tầm quan trọng của các kiến thức

của GV khi DHTH 56Biểu đồ 2.4 Thực trạng mức độ kiến thức khi DH môn Toán của giáo viên57Biểu đồ 2.5 Thực trạng quản lý đổi mới nội dung chương trình môn toán .66

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học

kỹ thuật và công nghệ hiện đại, để phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi mỗiquốc gia phải ưu tiên hàng đầu đến phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo,tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho đấtnước Nước ta từ một nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chuyểndịch sang cơ chế thị trường, với sự quản lý của nhà nước; trong giai đoạn hiệnnay với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra nhanh trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội, nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh, cóphạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn quốc, Đảng và Nhà nước ta hết sức chútrọng phát triển khoa học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo, coi giáodục là quốc sách hàng đầu

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí rất quan trọng trong chiến lượcphát triển con người – nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 2 khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy và học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa Giáo dục & Đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của đất nước” [13] Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục đào tạo

là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố

cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [12] Đồng thời Nghị quyết chỉ rõ “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn

Trang 14

Như vậy, Giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai “

để đào tạo nên con người mới xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên” đáp

ứng yêu cầu phát triển kịnh tế - xã hội thì phải nâng cao chất lượng giáo dục

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm

vụ chính trị cực kỳ quan trọng của ngành giáo dục nói chung của mỗi nhàtrường nói riêng, chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều yếu tố

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáodục là phải đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học trong mỗi nhà trường

Trong mỗi nhà trường, hoạt động dạy học là hoạt động chủ đạo, quantrọng nhất và được đặt lên hàng đầu Do đó, việc nâng cao chất lượng dạy họcluôn được coi là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của các nhà trường, đâychính là điều kiện để các nhà trường tồn tại và phát triển Công tác quản lý hoatđộng dạy học là công việc được tiến hành liên tục, thường xuyên qua từng giờdạy, qua mỗi học kỳ và từng năm học, đây là điều kiện quyết định để đảm bảochất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới đất nước, đổimới giáo dục, nên chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và chất lượnggiáo dục trung học cơ sở nói riêng đã có sự khởi sắc, ngành giáo dục nước ta

đã đạt được những thành tựu nhất định Trình độ chuyên môn, năng lực tiếpcận tri thức mới của học sinh và giáo viên được nâng cao, chất lượng giáo dụctừng bước được phát triển

Mặc dù đã đạt được những thành tựu trên, nhưng hệ thống giáo dục vàđào tạo nước ta vẫn còn một số yếu kém, bất cập so với yêu cầu phát triển củađất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém [14]

Trang 15

Đại hội Đảng toàn quốc khoá VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo vẫn chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo tương đối thấp so với yêu cầu, đặc biệt là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiêp, phương pháp giáo dục, việc tổ chức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất Quản lý giáo dục và đào tạo còn có mặt yếu kém Để giải quyết triệt để yếu kém trên đòi hỏi chúng ta cần phải thay đổi quan niệm và nhận thức về giáo dục, phải hướng tới chất lượng giáo dục thực chất, điều đó đồng nghĩa với việc phải đổi mới giáo dục và đào tạo, trong

đó chú trọng nâng cao trách nhiệm công tác quản lý và tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động dạy học” [13].

Trong hệ thống giáo dục nước ta, cấp trung học cơ sở là cấp học cơbản, là giai đoạn trung gian giữa cấp tiểu học và trung học phổ thông Ở giaiđoạn này, học sinh được cung cấp kiến thức cơ bản nhất, được giáo dục vàhình thành nhân cách, gắn với tâm sinh lý của lứa tuổi này cũng có nhiều biếnđộng Như vậy, các hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở là vôcùng quan trọng, là cơ sở cho các cấp học, bậc học cao hơn

Mỹ Đức là huyện thuần nông của thành phố Hà Nội, kinh tế còn chậmphát triển, trình độ dân trí chưa cao và không đồng đều Trong những năm qua,chất lượng dạy học của các trường THCS huyện Mỹ Đức tuy từng bước đượcnâng lên, song chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn Đặc biệt trong lĩnh vựcquản lý hoạt động dạy học trong nhà trường đang đặt ra nhiều vấn đề cần sớmđược quan tâm nghiên cứu, giải quyết kịp thời Trong giai đoạn thực hiện đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, dạy học tích hợp đang là

xu thế tất yếu trong việc xác định nội dung dạy học ở các trường phổ thông.Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT Mỹ Đức cũng đã chỉ đạo quyết liệtcác trường THCS trong huyện đưa tích hợp gắn liền với hoạt động dạy họctrong các nhà trường; Xây dựng nhiều chuyên đề về tích hợp cho các nhà

Trang 16

trường trong huyện, có những định hướng phù hợp cho trường mình trong dạyhọc, trong đó có bộ môn Toán Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện,các trường THCS trong huyện vẫn còn gặp không ít khó khăn trong việc địnhhướng, chỉ đạo lồng ghép, tích hợp trong hoạt động dạy học nói.

Trước thực tế đó, đòi hỏi người cán bộ quản lý các trường THCS huyện

Mỹ Đức phải nghiên cứu tìm biện pháp đồng chung và bộ môn Toán nóiriêng.bộ và khả thi để quản lý hoạt động dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục Từ những lý do trên tác giả chọn vấn đề “Quản lý hoạt động dạy

học môn Toán theo hướng tích hợp tại các Trường trung học cơ sở huyện

Mỹ Đức, thành phố Hà Nội’’ làm đề tài nghiên cứu, hy vọng sẽ góp phần

tích cực trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán ởcác trường THCS huyện Mỹ Đức, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý dạy học môn Toán ởcác trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, tác giả đề xuất các biệnpháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp nhằm nâng caochất lượng dạy học ở các trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở trường trung học cơ sở

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trườngTHCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

4 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trườngTHCS là định hướng trong chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2018

Trang 17

Trong quá trình tổ chức dạy học môn Toán ở các trường THCS, bên cạnh những

ưu điểm thì còn nhiều yếu điểm, khó khăn như việc thực hiện các chức năngquản lý hoạt động dạy học chưa quan tâm đúng mức; chưa có các biện phápquản lý hiệu quả, phù hợp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của giáo viên

và học sinh Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp và có tính khả thithì sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trườngTHCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động dạy học và quản

lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở trường THCS

5.2 Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng dạy học môn Toán theo hướngtích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toántheo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Toántheo hướng tích hợp của một số trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

6.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn Toán

theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Đức

- Về khách thể điều tra: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên

môn, giáo viên, học sinh các trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

- Về địa bàn và thời gian nghiên cứu: Đề tài khảo sát 5 trường THCS

trên địa bàn huyện Mỹ Đức là:

1 Trường THCS Tế Tiêu

2 Trường THCS Phù Lưu Tế

Trang 18

3 Trường THCS Xuy Xá

4 Trường THCS Đại Hưng

5 Trường THCS Phùng Xá

Trong thời gian 3 năm học gần đây 2016-2017 đến 2018-2019

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận cácvăn bản có liên quan đến đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Phương pháp này thực hiện bằng cách thamgia dự giờ một số giáo viên để từ đó tìm hiểu thêm về thực trạng dạy học vàthực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp của hiệutrưởng các trường THCS huyện Mỹ Đức

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi,các phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ quản lý và giáo viên ở các trườngTHCS trên địa bàn huyện Mỹ Đức

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến một số chuyên gia giáo dục nhằm thu thập ý kiến đánh giá, ý kiến, giải pháp và những thông tin khoa học thông qua phiếu điều tra mạn đàm

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Đây là một phương pháp quantrọng để đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đây là một trong những phươngpháp chủ yếu của đề tài, chọn điển hình để khái quát hóa, hệ thống hóa, kinhnghiệm quản lý hoạt động dạy học

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với cán bộquản lý, giáo viên của các trường THCS và tham khảo ý kiến các chuyên giavới mục đích tìm các kết luận thoả đáng trong việc đánh giá thực trạng côngtác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích hợp

Trang 19

7.3 Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp xử lí số liệu bằng

thống kê toán học Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quảđiều tra, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu, tính điểmtrung bình, độ lệch chuẩn, thứ bậc, tính một số mối tương quan và kiểm định

độ tin cậy của các số liệu thu được

8 Những đóng góp của đề tài

8.1 Về lý luận: Phát triển lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo

hướng tích hợp ở các trường THCS, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế,cung cấp cơ sở khoa học để điều tra khảo sát theo tiếp cận tích hợp từ đó xâydựng một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tíchhợp đạt chất lượng và hiệu quả cao

8.2 Về thực tiễn: Làm rõ thực trạng dạy học môn Toán và thực trạng

quản lý dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện

Mỹ Đức, thành phố Hà Nội; Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônToán theo hướng tích hợp ở các trường THCS do tác giả đề xuất có thể làmtài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, giáo viên Toán các trường THCShuyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung của luận vănđược chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo

hướng tích hợp ở các trường THCS

Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo

hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo

hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN

TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động dạy học THCS

và quản lý hoạt động dạy học THCS ở nước ngoài và ở trong nước.

1.1.1.1 Vấn đề hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở ngoài nước.

Như chúng ta đã biết toán học có nguồn gốc xuất phát từ thực tiễn Sốhọc ra đời trước hết do nhu cầu đếm Hình học phát sinh do việc cần thiết phải

đo lại ruộng đất bên bờ sông Nin (Ai cập) sau những trận lụt hàng năm Khinói đến nguồn gốc thực tiễn của Toán học cũng cần nhấn mạnh cả về nguồngốc thực tiễn của chính các quy luật của logic hình thức được sử dụng trong

toán học Lênin viết: “Những hình thức và quy luật logic không phải là cái vỏ trống rỗng mà là sự phản ánh thế giới khách quan, thực tiễn của con người, được lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần, sẽ được củng cố vào ý thức người ta dưới những hình thức của logic học”

Theo Ăng ghen, “Đối tượng của Toán học thuần túy là những hình dạng không gian và những quan hệ số lượng của thế giới khách quan” [7].

Trong hoạt động dạy học môn Toán cần có những mô hình học tập sẽgiúp các học sinh tiếp thu bài học nhanh hơn, theo V.A.Stoff (Stoff 1966) thì

mô hình học Toán nhất thiết phải có ba đặc trưng cơ bản; tính đơn giản (đơngiản về mặt tri giác), tính đẳng cấu (mô hình phản ánh đúng một cách đẳngcấu những thuộc tính nhất định nào đó của đối tượng nghiên cứu mà nhữngthuộc tính ấy là đối tượng nhận thức của học sinh), tính khác với nguyên bản

Trang 21

Các nhà nghiên cứu giáo dục Nga đã khẳng định rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên” [6] P.V.Zimin,

M.I.Konđakôp, N.I.Saxerđôtôp đi sâu nghiên cứu việc lãnh đạo trong công tácgiảng dạy, giáo dục ở nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt độngquản lý của người Hiệu trưởng V.A.Xukhomlinxki, Jaxapob nêu ra một số vấn

đề quản lý của Hiệu trưởng trường phổ thông như sự phân công nhiệm vụ giữaPhó Hiệu trưởng và Hiệu trưởng Các tác giả thống nhất khẳng định ngườiHiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm chính trongcông tác quản lý nhà trường Về việc tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bàigiảng, tác giả V.A.Xukhomlinxki nhấn mạnh hoạt động dự giờ thăm lớp và đưa

ra nhiều cách phân tích sư phạm bài dạy cho giáo viên Ông cho rằng đó là đòn

bẩy nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên

Khổng Tử (551-479 trước công nguyên) với quan điểm dạy học gắn

liền với PPDH môn Toán hiện nay là: “Dùng cách gợi mở, đi từ gần tới xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ Đòi hỏi học trò phải tập luyện, phải hình thành nề nếp, thói quen học tập” và

“học không biết chán, dạy không biết mỏi” [8] Theo ông muốn mang lại hiệu

quả trong dạy học thì phải đề cao đến các quy định về nề nếp dạy học, bêncạnh đó cần nâng cao trình độ của người dạy, lựa chọn được những phươngpháp dạy học theo hướng đề cao năng lực tự học, tự phát huy tinh thần độclập suy nghĩ và sáng tạo của người học

1.1.1.2 Vấn đề hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trong nước

Ngoài hoạt động dạy học môn Toán được tổ chức trên lớp học còn có thể tổchức những hoạt động thực hành Toán ngoài nhà trường như ở đồng ruộng, nhàmáy, công xưởng, kể cả những hoạt động có tính chất tập dượt nghiên cứu bao

Trang 22

gồm cả các khâu thu thập và xử lí dữ liệu, xử lí mô hình để tìm lời giải, xây dựng

mô hình, đối chiếu lời giải với thực tế để kiểm tra và điều chỉnh

Đề cập đến phương tiện trực quan trong hoạt động dạy học môn Toán:

“Phương tiện trực quan tượng trưng là một hệ thống kí hiệu quy ước nhằmbiểu diễn tính chất muốn nghiên cứu tách rời khỏi tất cả các tính chất kháccủa đối tượng và hiện tượng”

Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán, tác giả Phạm VănHoàn cho rằng cần tạo lập cho học sinh tác phong, phương pháp nghiên cứu

và thói quen tự đọc sách

Theo tác giả Phạm Văn Hoàn, trong công tác dạy học, phụ đạo học sinhyếu kém môn Toán, thầy giáo nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩnăng Không nên chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức

Tài liệu “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” của tác giảNguyễn Ngọc Quang; Tài liệu “Cơ sở của khoa học quản lý giáo dục” của tácgiả Nguyễn Minh Đạo; tài liệu “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những

mô hình” của tác giả Đặng Quốc Bảo là những tài liệu mà trong đó trình bày

về khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục được tiếp cận từnhững mô hình

Tài liệu “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” của GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn

có đề cập đến việc dạy học tính sáng tạo cho HS thông qua môn Toán Nghiêncứu về quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng

có các tác giả như: Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Lê,

Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt…

Các công trình khoa học nói trên với tầm vóc và qui mô về giá trị lýluận, thực tiễn đã và đang được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả nhấtđịnh trong phát triển sự nghiệp giáo dục Song, phần lớn các công trình trênchủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về lý luận có tính chất tổng quan về quản lý

Trang 23

giáo dục, quản lý trường học, vấn đề quản lý hoạt động dạy học môn Toán ởtrường THCS chưa được đề cập nhiều.

Trước yêu cầu bức xúc của thực tiễn ở các trường THCS là đổi mới côngtác quản lý hoạt động dạy học, trong đó có quản lý hoạt động dạy học môn Toán,nhiều học viên cao học quản lý giáo dục đi vào nghiên cứu thực trạng quản lýhoạt động dạy học ở các trường THCS, THPT, đồng thời đề xuất những biệnpháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý hoạt độngdạy học chẳng hạn như các Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục củacác tác giả: Triệu Thứ Hiệp với đề tài “Quản lý hoạt động dạy học ở các trườngTHCS trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc” (2013),Vũ Văn Dương với

đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường THCS Thái Thịnh, HàNội theo chuẩn kiến thức, kỹ năng” (2012), Đỗ Thị Mai Hương với đề tài “Quản

lý hoạt động dạy - học ở trường THCS Quài Cang - Huyện Tuần Giáo - TỉnhĐiện Biên trong giai đoạn hiện nay” (2015), Nguyễn Văn Nguyên với đề tài

“Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúcđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” (2013), Phạm Trung Kiên với đề tài “Quản

lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng tích hợp ở Trường trung học phổthông chuyên Thái Bình” (2015),

Từ các công trình nghiên cứu kể trên, chúng tôi nhận thấy chưa có côngtrình nào nghiên cứu sâu về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toántheo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Hoạt động dạy học

1.2.1.1 Hoạt động

Theo từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê (1996), hoạt động là việc làm(làm một việc) cụ thể nhằm một mục đích nhất định Hành động là kết quảcủa hoạt động tư duy

Trang 24

Hành động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽnhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội; Hành động là thực hiệnmột chức năng nhất định trong một chỉnh thể; là vận động, cử động nhằm mộtmục đích nhất định Hoạt động là toàn bộ hành vi của một sinh thể.

Theo Triết học, “ hoạt động là quá trình diễn ra giữa con người với giới

tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.

Con người sống luôn luôn hoạt động Hoạt động là phương thức tồntại, đồng thời cũng là con đường hình thành và phát triển nhân cách TheoTâm lý học, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thểcủa các hoạt động thay thế nhau Đó là quá trình chuyển hóa năng lực laođộng cùng các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật và thành thực

tế Quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực

tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể

Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: Hoạt động của con người là quá trình tácđộng qua lại giữa con người và thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm cả vềphía thế giới và cả về phía con người

Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai quá trình diễn ra đồng thời,thống nhất và bổ sung cho nhau:

- Quá trình thứ nhất là chủ thể chuyển năng lực của mình thành sảnphẩm hoạt động và tâm lí của con người được bộc lộ, được khách quan hóatrong quá trình làm ra sản phẩm Quá trình này được gọi là quá trình đốitượng hóa (quá trình xuất tâm)

- Quá trình thứ hai là chủ thể chuyển nội dung khách thể (quy luật bảnchất của sự vật) vào bản thân của mình tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách của bảnthân và con người chiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới Quá trình này là quá trình hìnhthành tâm lý ở chủ thể còn gọi là quá trình chủ thể hóa (quá trình nhập tâm)

Trang 25

Tóm lại, trong hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thếgiới, vừa tạo ra tâm lý của chính mình Như vậy, tâm lý của con người chỉ cóthể được bộc lộ, hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động.

Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động giao tiếp mang ýnghĩa xã hội – chủ thể của quá trình dạy là giáo viên và chủ thể của hoạt độnghọc là học sinh, tiến hành các hoạt động khác nhau nhƣng không phải lànhững hoạt động đối lập nhau mà song song tồn tại, phát triển trong cùng mộtquá trình thống nhất, cùng hướng tới một mục đích

Hoạt động dạy của thày là truyền thụ tri thức, tổ chức chỉ đạo, điềukhiển, hướng dẫn hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh

Hoạt động học của học sinh là hoạt động nhận thức dưới tác động củangười dạy, hoạt động học thực sự có ý nghĩa khi nó là hoạt động tự giác, tíchcực với sự nỗ lực của học sinh

Dạy và học là hai hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Kết quảhọc tập của học sinh không chỉ là kết quả của việc học mà còn là kết quả củahoạt động dạy Không thể tách rời kết quả học tập của trò trong việc đánh giákết quả dạy của thầy

1.2.1.2 Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chương trình

đã được thiết kếm sẵn, tác động đến người học với mục đích hướng tới việchình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của người học Giáo viên(GV) xây dựng và thiết kế hoạt động dạy học càng chi tiết, càng đầy đủ và cụthể bao nhiêu thì công việc dạy học càng hiệu quả bấy nhiêu Bởi mọi GV đềumong muốn đạt được thành công và hiệu quả trong các giờ dạy nên họ thường

bỏ qua việc xây dựng chiến lược hoạt động một cách lôgic và khoa học, cóđịnh hướng Khi nói về hoạt động dạy học của GV, thông thường người ta dễnghĩ đến sự hoàn chỉnh có tính đơn phương của nó Từ đó, xây dựng những

Trang 26

“quy tắc vàng” bắt buộc mỗi giáo viên phải tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêmngặt Thực tế này dẫn đến tình trạng, trong khá nhiều giờ học trở nên nhàmchán, sa vào việc truyền thụ tri thức một chiều, chưa hoặc không đáp ứngđược nhu cầu cá nhân người học Thực chất, những “quy tắc vàng” trong dạyhọc phải đảm bảo tính tương tác giữa thầy và trò Ý kiến của Davydov: “Cáchoạt động dạy- học là các hoạt động cùng nhau của thầy và trò” đã chỉ ra sựtương tác trong hoạt động dạy học mang tính đặc thù

Nói là đặc thù vì: một là, hoạt động dạy học nằm trong chuỗi các hoạtđộng của con người nhưng đó là hoạt động nghề nghiệp, không phải là hoạtđộng của mọi người Người hoạt động dạy học phải có tiêu chuẩn và năng lựcnghề nghiệp mới có thể tham gia được hoạt động này

Thứ hai, hoạt động dạy học là hoạt động tương tác Giáo viên tác độngvào học sinh, dẫn đến học sinh phát triển Giáo viên căn cứ vào sự thay đổi ởhọc sinh để điều chỉnh hoạt động dạy học của mình Từ đó cho thấy, sự tươngtác trong hoạt động dạy học không phải là sự tương tác giữa các cá nhân haynhóm xã hội với nhau như trong hoạt động chính trị, kinh tế, hay các hoạtđộng xã hội khác Trong khi đó, hoạt động dạy học là “hoạt động cùng nhaucủa thầy giáo và học sinh” Thầy và trò cùng hướng đến một mục tiêu Nănglực của hoạt động dạy của người thầy và năng lực học của học sinh được thểhiện ở các mức độ đạt được của mục tiêu chương trình giáo dục đề ra Chính

vì vậy, hoạt động dạy có kết quả khi nó tác động cùng hướng với hoạt độnghọc Hoạt động dạy học có tính tương tác ở chỗ, nó phải bắt nhịp cùng ngườihọc, là người tham gia hoạt động học cả về trí tuệ và tình cảm

Thứ ba, hoạt động dạy học nhìn từ góc độ hoạt động của người thầytrong tương tác với họat động học của học sinh là hướng dẫn, tổ chức và điềukhiển hoạt động học của HS Trong cuốn Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học

sư phạm, các tác giả đã định nghĩa: “Hoạt động dạy là hoạt động của người

Trang 27

lớn tổ chức điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng” [23]

Tóm lại, trong hoạt động dạy học, hoạt động của giáo viên là một khâuquan trọng Nói rõ hơn về hoạt động của giáo viên trong hoạt động dạy học, 2tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Hoàng Hòa Bình trong công trình Phươngpháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học, khi đề cập phương pháp tổ chứchoạt động trong dạy học đã xác định rõ hoạt động của GV là “hệ thống cáchành động” nhằm tổ chức hoạt động cho HS

Hoạt động dạy học được xem xét trong tương quan giữa hoạt động củangười thầy - người lớn, và “hoạt động của học sinh” - người học Trong tươngquan giữa hoạt động của người dạy và hoạt động của người học, hoạt độngdạy học của người thầy hướng về mục tiêu của hoạt động dạy học: “… hoạtđộng dạy và học là nhằm hình thành và phát triển nhân cách ở người học” Định nghĩa của nhóm các tác giả Lê Văn Hồng, Nguyễn Văn Thành, Lê NgọcLan, đã chú trọng đến khâu tổ chức và điều khiển của giáo viên trong hoạtđộng dạy học: “Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức điều khiểnhoạt động của trẻ”

Lí luận giáo dục hiện đại đã chỉ ra tính đặc thù của hoạt động dạy học.Hoạt động dạy học chính là hoạt động tương tác Thầy và trò là những chủ thểcùng nhau hoạt động, duy trì, tiếp nối hoạt động Đối tượng của hoạt độnghọc tập là lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Xem xét hoạt động của thầyđều có liên quan đến hoạt động của trò và ngược lại Nhìn từ góc độ tính chủthể của hoạt động sư phạm, để hoạt động dạy của GV và hoạt động học của

HS được tiến hành thì không thể thiếu vai trò của chủ thể Mục tiêu của hoạtđộng dạy học là hình thành và phát triển nhân cách, năng lực của người học.Trong hoạt động dạy học, chủ thể hoạt động là người dạy (giáo viên) và ngườihọc (học sinh) Người học là chủ thể của hoạt động học, người dạy là chủ thể

Trang 28

của hoạt động dạy Chính vì hoạt động dạy và học có chung mục tiêu cho nênhoạt động dạy và học luôn tương tác trong mối quan hệ “cung - cầu”, “nhân -quả” Không thể nói đơn giản thầy hay trò đóng vai trò “chủ động” hay “thụđộng” Hoạt động dạy học của GV mang ý nghĩa là phương tiện, là công cụ

hỗ trợ thúc đẩy hoạt động học của HS đúng hướng và hiệu quả Đã là hoạtđộng thì tính chủ động là thuộc tính của cả hai bên Thầy tích cực, chủ độngtrong hoạt động dạy và trò tích cực, chủ động tham gia hoạt động học “Nănglực người giáo viên là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chấtlượng cao” [24]

1.2.1.3 Hoạt động học tập:

Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạtđộng học Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá trình tíchtiếp thu, tích luỹ những kinh nghiệm sống và trên cơ sở đó tạo nên những trithức tiền khoa học, đồng thời làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ởtrong nhà trường Đó chính là việc học Việc học là cách học theo phươngpháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người khi sinh ra đến khichết học ăn học nói học gói học mở, đi một ngày đàng học một sàng khôn…Trên thực tế, chỉ có phương thức đặc thù (các nhà trường) mới có khả năng tổchức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, từ đó hìnhthành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏicủa thực tiễn; hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ hoạt độnghọc diễn theo phương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảotrong tâm lý học sư phạm

Bản chất của hoạt động học: Hoạt động học tập là hoạt động chuyênhướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học Sự thuận lợi cho người học ởđây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoa học tìm hiểutrước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là

Trang 29

phát hiện lại Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó là phảihuy động nội lực của chính bản thân (động cơ, ý chí, sự quyết tâm…), càngphát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu Vì vậy,hoạt động học làm thay đổi chính người học Người nào học thì người đó pháttriển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm vớichính bản thân trong quá trình học.

Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học.Tức là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đờithường mà học tập phải tiến đến những lĩnh hội những tri thức khoa học,những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hoá, hệ thống hoá

Hoạt động học tập ngoài việc hướng vào tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩxảo còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt độnghọc Muốn hoạt động học đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phươngpháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học

Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh Vì vậy nógiữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người họctrong lứa tuổi này

Đối tượng của hoạt động học: Nếu xem chủ thể của hoạt động học làngười học thì đối tượng của hoạt động học muốn hướng tới đó là tri thức.Song, tri thức mà học sinh phải học được lựa chọn từ những khoa học khácnhau, theo những nguyên tắc nhất định nào đó, làm thành những môn họctương ứng, và được cụ thể ở những đơn vị cấu thành như: khái niệm, kĩ năng,thái độ… Đối tượng của hoạt động học có liên quan chặt chẽ với đối tượngcủa khoa học Nhưng có sự khác nhau về nguyên tắc giữa hoạt động học vàhoạt động nghiên cứu khoa học Có thể nói: đối tưởng của hoạt động học làcái mới với cá nhân nhưng không mới đối với nhân loại Hoạt động học làhoạt động tái tạo lại những tri thức đã có từ trước ở người học, còn hoạt động

Trang 30

nghiên cứu khoa học đó là phát hiện những chân lý khoa học mà loài ngườichưa biết đến.

1.2.1.4 Hoạt động giảng dạy

Hoạt động giảng dạy là quá trình tự tổ chức và điều khiển tối ưu sự

chiếm lĩnh khoa học; bằng cách đó phát triển nhân cách, hình thành cấu trúc

tâm lý Vai trò chủ thể của HS trong hoạt động học tập thể hiện sự chủ động:

tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo

1.2.1.5 Mối quan hệ giữa dạy và học

Hoạt động dạy và học luôn tồn tại song song, phát triển trong cùng một

quá trình thống nhất, quan hệ biện chứng, đồng thời thúc đẩy lẫn nhau nhằmkích thích động lực bên trong của mỗi thành tố để cùng phát triển

Quản lý hoạt động giảng dạy cần quan tâm đúng mức mối quan hệ biệnchứng giữa dạy và học, mà trong đó hoạt động giảng dạy có vai trò chủ đạo

sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học xã hội, đồng thời quản lý còn là mộtnghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao độ để đạt được mục đích Chính

vì vậy người ta có thể tiếp nhận khái niệm quản lý theo nhiều cách khác nhau

Trang 31

Theo C.Mác, quản lý là chức năng được sinh ra từ tính chất xã hội hóa laođộng Quản lý có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều

thông qua quản lý Người viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện như chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quản độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [18]

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên khá phổ biến nhưng có nhiều quanđiểm khác nhau với những góc độ khác nhau phụ thuộc vào cái nhìn chủ quan vàtính mục đích của hoạt động Chúng ta có thể điểm qua một số khái niệm:

Theo F.W.Taylo (1856 - 1915) “Quản lý là biết được chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó biết được họ làm việc đó có tốt hay không, có rẻ nhất không” [19]

Henri Fayol (1841 - 1925) xuất phát từ các loại hình quản lý cho rằng:

“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [19].

Các nhà nghiên cứu người Mỹ Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz

Weihrich trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu trong quản lý” thì cho rằng

“Quản lý là một loại hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp, nỗ lực của các nhân hướng vào mục tiêu tổ chức - Đó là hình thành một môi trường

có những điều kiện tốt nhất, thời gian ít nhất, công sức bỏ ra ít nhất, sự bất mãn cá nhân ít nhất để đạt hiệu quả cao nhất” [19]

Theo Mary Parker Follett (Mỹ): “Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác”, “…Trong quản lý cần chú trọng tới những người lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố kinh tế lẫn yếu

tố tinh thần và tình cảm …”

Trang 32

Theo M.I.Kondakop “Quản lý xã hội một cách khoa học không phải cái gì khác mà chính là việc tác động một cách hợp lý đến hệ thống xã hội, việc làm cho hệ thống đó phù hợp với quy luật vốn có của nó”

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có những định nghĩa khác nhau

về thuật ngữ “Quản lý” tùy theo cách tiếp cận khác nhau:

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [8].

Thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) đã lột tả được bản chất củahoạt động này trong thực tiễn Quản lý bao gồm hai quá trình tích hợp vàonhau, quá trình “quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”,quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa tổ chức vào thế “pháttriển” Nếu người đứng đầu trong một tổ chức chỉ lấy việc “quản” làm chínhthì tổ chức dễ bị trì trệ, ngược lại nếu chỉ quan tâm đến “lý” thì sự phát triểncủa tổ chức không bền vững Vì vậy, người quản lý phải luôn xác định vàphối hợp tốt, sao cho trong trạng thái của hệ thống mình quản lý luôn luôn ởtrạng thái cân bằng động

Như vậy, từ cách tiếp cận trên ta thấy khái niệm quản lý bao hàm một

số ý nghĩa chung: Quản lý là quá trình hoạt động lao động có mục đích đểđiều khiển lao động Có sự tương tác giữa chủ thể quản lý và khách thể quản

lý Liên quan tới môi trường xác định

Từ các dấu hiệu chung đó, có thể khái quát như sau: Quản lý là mộthoạt động nhằm thực hiện những tác động hướng đích của chủ thể quản lýnhằm sử dụng có hiệu quả những tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằmđạt đến mục tiêu của tổ chức đặt ra trong một môi trường luôn luôn thay đổi

Trang 33

1.2.2.2 Quản lý hoạt động dạy học

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động giảng dạy của GV thông qua ba hướng:Một là chỉ đạo trực tiếp; hai là thông qua việc chỉ đạo hoạt động tổchuyên môn; ba là phối hợp với các tổ chức chức năng trong nhà trường

Hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp hoạt động dạy của GV

Biện pháp quản lý chung

Thống nhất với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn triển khai thựchiện kế hoạch chuyên môn

Họp Hội đồng giáo dục đầu năm học: giao nhiệm vụ cho GV, phổ biếnnhững nội quy, quy định về chuyên môn trong đó nêu rõ yêu cầu của dạy họctheo định hướng phát triển năng lực HS

Những quy định chuyên môn phải được GV nắm vững, Hiệu trưởng vàphó Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn theo dõi nhắc nhở việc thực hiện của GV:

Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc GV thực hiện các quy định Xây dựng những biểu mẫu báo cáo, thống kê về tình hình giảng dạy Hiệu trưởng xây dựng một số hồ sơ để quản lý chuyên môn

Các văn bản pháp quy về dạy học và thực hiện chương trình

Quản lý GV thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Quản lý GV thực hiện chương trình dạy học Hiệu trưởng hoặc phóhiệu trưởng chuyên môn tiếp thu sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Giáo dục

và Đào tạo vào đầu năm học

Họp Hội đồng nhà trường triển khai những nội dung chỉ đạo về việcthực hiện chương trình trong năm học

Giao nhiệm vụ cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về quản lýchương trình, thực hiện chương trình, điều chỉnh theo dõi việc giảng dạy, dạythay của GV…

Trang 34

Hiệu trưởng quản lý công tác chuẩn bị giờ lên lớp của GV

Việc chuẩn bị giờ dạy trên lớp quyết định đến chất lượng giờ dạy trên lớp

và chất lượng quá trình dạy học Việc GV tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp là việcquan trọng nhất trong quy trình lao động sư phạm và là một khâu lao động trí ócđộc lập Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp là một hoạt động quản lý cần thiết đểnâng cao hiệu quả của việc dạy và học Để giúp GV chuẩn bị giờ dạy tốt, hiệutrưởng phải kịp thời đáp ứng những yêu cầu của GV về: sách giáo khoa, sáchhướng dẫn giảng dạy, trang thiết bị đồ dùng thiết bị dạy học…

Biện pháp quản lý:

Hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài

Phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng

Quy định chất lượng của một bài soạn đối với từng loại bài

Tổ chức bồi dưỡng cho GV về đổi mới PPDH và ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học

Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phươngtiện kỹ thuật, thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy theo hướng phát triển nănglực HS cho GV

Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài dạy của GV

Hiệu trưởng quản lý giờ dạy trên lớp của GV

Giờ học là yếu tố quan trọng cơ bản có tính chất quyết định kết quả đàotạo giáo dục của nhà trường Do vậy trong mỗi giờ học thể hiện được yêu cầu

về phát triển năng lực HS Trước hết, giờ học mang tính bắt buộc đối với mọi

HS, trên cơ sở chương trình do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, giờ họcchiếm phần lớn thời gian của quá trình đào tạo Hoạt động dạy học được thểhiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp với những giờ lên lớp và hệthống bài học

Biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của GV

Trang 35

Hiệu trưởng cần có những biện pháp để GV lên lớp có hiệu quả, mặtkhác hiệu trưởng cùng với bộ phận giúp việc tìm các biện pháp tác động trựctiếp đến giờ lên lớp của GV Đó là tư tưởng chỉ đạo hành động quản lý giờ lênlớp của người hiệu trưởng Để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáoviên, người hiệu trưởng cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:

Một là, Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp Chuẩn này trước hết là cơ sở để

GV tự đánh giá kết quả công việc của mình mà phần lớn không có người chứngkiến ngoài HS tham gia lớp học, nhưng ý nghĩa và tác dụng đối với sự tiến bộnghề nghiệp, đối với chất lượng dạy học là rất lớn Chuẩn này cũng có thể dùng

để hiệu trưởng đánh giá việc giảng dạy của GV Chuẩn giờ lên lớp cũng là mộtquyết định quản lý của hiệu trưởng, nó gắn liền với thực tế trình độ của GVtrong từng giai đoạn, chính vì vậy cần thấy rõ sự vận động của các tiêu chuẩn vàlàm cho nó càng chính xác hơn nữa Đối với dạy học phát triển năng lực khi xâydựng tiêu chuẩn giờ lên lớp cần xác định rõ và đúng mục tiêu phát triển năng lực

và khảo sát cũng cần khảo sát năng lực đạt được sau tiết học

Hai là, Tổ chức việc dự giờ và phân tích đánh giá giờ dạy của GV.Quản lý hoạt động dạy học thông qua việc dự giờ GV và phân tích sư phạmgiờ dạy để trên cơ sở đó đề ra những quyết định quản lý hợp lý nhằm thúc đẩymọi hoạt động chuyên môn của nhà trường đó là chức năng trung tâm củahiệu trưởng, đây cũng là nét đặc thù của quản lý trường học Quan điểm chỉđạo đối với việc quản lý giờ dạy trên lớp tác động trực tiếp được vào giờ dạytrên lớp càng tốt, do đó dự giờ dạy của GV là biện pháp trực tiếp nhất và quantrọng nhất trong các biện pháp quản lý giờ lên lớp Xukhômlinxky đã viết: “

Kinh nghiệm khẳng định rằng việc dự giờ và phân tích các bài học là công việc quan trọng nhất của người hiệu trưởng, rất nhiều điều phụ thuộc vào trình độ khoa học, năng lực của hiệu trưởng, sự phong phú trí tuệ trong đời

Trang 36

sống của tập thể sư phạm, nghệ thuật nghiệp vụ của nhà giáo dục, tính nhiều mặt trong nhu cầu và hứng thú của học sinh” [19]

Hiệu trưởng quản lý việc GV tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa HS Trong quá trình dạy học, việc tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quảhọc tập của HS là một khâu quan trọng với mục tiêu xác định thành tích họctập và mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, năng lực, thái độ học tập của HS,

nó vừa đóng vai trò bánh lái vừa giữ vai trò động lực của dạy học Tức là nó

có tác dụng định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động dạy học và hoạt độngquản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực HS

Biện pháp quản lý của hiệu trưởng

Nâng cao nhận thức của GV về ý nghĩa tầm quan trọng, chức năng vàcác yêu cầu sư phạm của việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

HS theo hướng phát triển năng lực

Tổ chức cho GV học tập nắm vững quy định về kiểm tra, đánh giá, xếploại học lực của HS theo đúng các văn bản hướng dẫn

Tổ chức thi, kiểm tra đúng quy chế

Quy định giáo viên chấm bài, trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chungcho cả lớp và nhận xét riêng cho từng bài kiểm tra, khi trả bài cần yêu cầu HS

tự sửa lỗi trong bài kiểm tra

Quy định GV thực hiện đúng việc ghi, sửa chữa điểm trong sổ điểm, chế

độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của HS

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn

TCM là hình thức tổ chức nghề nghiệp đã có từ lâu trong nhà trường.Đây là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất với các hoạt động của GV TCM là một tổchức trong nhà trường, tập hợp các GV có cùng hoặc gần chuyên môn giúp họhành động theo định hướng chung Hoạt động của TCM là tạo điều kiện cho

GV hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học – giáo dục Thông

Trang 37

qua TCM, hiệu trưởng sẽ nắm được sâu sát hoạt động của GV, đồng thời pháthuy cao độ sự thống nhất giữa hiệu trưởng với các thành viên trong tập thểnhà trường Qua chỉ đạo TCM hướng dẫn và chỉ đạo GV thực hiện và đạtđược mục tiêu hoạt động dạy tiêu theo hướng phát triển năng lực

Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động TCM

Quy định chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng Căn cứ vào yêu cầutrọng tâm trọng điểm của chương trình trong từng thời gian, căn vào nội dungcác hoạt động của TCM, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ đi sâu vào nội dung cụ thểcho phù hợp

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt độngchuyên môn Hàng tháng, thậm chí hàng tuần hiệu trưởng hoặc phó hiệutrưởng họp các tổ trưởng chuyên môn, chỉ đạo các TCM thực hiện kế hoạchchuyên môn của trường và kế hoạch của các TCM Đồng thời yêu cầu các tổtrưởng chuyên môn báo cáo tình hình giảng dạy của GV và tình hình học tậpcủa HS trong phạm vi tổ quản lý

Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra hoạt động của TCM nhằm đảm bảocác TCM hoạt động đúng kế hoạch dạy học đạt mục tiêu dạy học đề ra, đặcbiệt chú ý tới các năng lực của học sinh

Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức xã hội trong nhà trường để quản

lý hoạt động dạy của GV:

Phối hợp với Chi đoàn GV là lực lượng nòng cốt trong tập thể sư phạmtrong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường Phối hợp với tổ chứcCông đoàn nhà trường động viên cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao, tham gia quản lý chuyên môn trong nhà trường

1.2.2.3 Quản lý hoạt động học tập của học sinh:

Học tập là một hoạt động nhận thức của học sinh, chỉ khi có nhu cầu

HS mới tích cực học tập HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động

Trang 38

dạy và học, vì vậy quản lý hoạt động học của HS sẽ góp phần quan trọngnâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, điều khiển hoạt động học tậpphù hợp với tính chất và quy luật hoạt động dạy và học Không gian hoạtđộng học tập của HS là từ trong lớp, ngoài lớp đến ở nhà Thời gian hoạt độnghọc của HS bao gồm giờ học trên lớp, giờ học tại nhà và thời gian thực hiệncác hoạt động khác Việc quản lý hoạt động học tập của HS theo hướng pháttriển năng lực đặt ra với hiệu trưởng không phải chỉ trên bình diện khoa họcgiáo dục mà còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm của cácnhà quản lý giáo dục đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, cũng như yêu cầu

về mục tiêu hình thành, phát triển năng lực học sinh

Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường đểquản lý hoạt động học của HS Giáo dục HS ở trường và giáo dục HS ở nhà làmột quá trình thống nhất, khi quá trình học tập ở nhà của HS được tổ chức tốt,tiếp nối củng cố quá trình học tập trên lớp sẽ nâng cao kết quả học tập của

HS Tự học là nội dung cực kỳ quan trọng trong dạy học phát triển năng lực

Chỉ đạo phối hợp giữa GVCN và các lực lượng giáo dục khác:

Quy định những yêu cầu và biện pháp thống nhất trong việc giáo dụcmục đích, động cơ thái độ học tập trong toàn thể GV từ các giờ dạy lên lớpđến các việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ

Quy định cụ thể về sự phối hợp giữa GVCN với các giáo viên bộ môn

và đoàn thanh niên, với cha mẹ HS để thống nhất việc giáo dục HS

Phối hợp các GV cùng dạy một lớp để xây dựng cho HS thói quen tựhọc, dạy cho HS cách học

1.2.3 Dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp là xu thế chung của giáo dục phổ thông tại các nướctrên thế giới Ở Việt Nam, các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lýtrong chương trình giáo dục phổ thông mới tích hợp ở mức độ thấp Chương

Trang 39

1.2.3.1 Khái niệm về tích hợp; dạy học môn toán theo hướng tích hợp; Quản lý dạy học môn toán theo hướng tích hợp.

- Tích hợp: là một khái niệm rộng, được dùng trong nhiều lĩnh vực,

trong đó có trong lĩnh vực lí luận dạy học Tích hợp (Tiếng Đức, Tiếng Anh:Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh: Integration với nghĩa: xác lập cáichung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ

- Dạy học môn toán theo hướng tích hợp

Dạy học tích hợp được hiểu là những hoạt động của học sinh, dưới sự

tổ chức, hướng dẫn của GV, huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đóhình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cầnthiết

Dạy học môn toán theo hướng tích hợp thực chất là việc đưa một hoặcnhiều đơn vị kiến thức của một hay nhiều môn lồng ghép một cách phù hợpvào một hay tiết dạy hay một đơn vị kiến thức thuộc bộ môn toán, trên cơ sởkhông làm thay đổi tổng thể khung chương trình quy định trong chương trìnhgiáo dục phổ thông hiện hành Thông qua việc dạy học theo hướng tích hợp,đặc biết là đối với bộ môn toán, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giảiquyết bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo;cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trongcuộc sống hàng ngày Chính vì vậy nếu chúng ta tổ chức tốt quá trình dạy họctích hợp (từ khâu biên soạn chương trình, sách giáo khoa, đến tổ chức dạyhọc) đặc biệt là áp dụng quan điểm dạy học này vào chu kỳ thay sách mới ởphổ thông Việt Nam sau 2015 thì sẽ hình thành và phát triển được năng lựccho học sinh đặc biệt là năng lực tổng hợp để chuẩn bị tâm thế cho người họcbước vào cuộc sống lao động - năng lực vận dụng kiến thức nhất là vận dụngkiến thức vào thực tiễn cuộc sống

Trang 40

Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa

ra khái niệm: “Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” [19]

Trong báo cáo kết quả của Hội thảo: “DHTH - DHPH trong chương trình giáo dục phổ thông”do Bộ GD-ĐT tổ chức tháng 12/2012 đã khẳng định: “DHTH được hiểu là những hoạt động của HS, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên (GV), huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới,

từ đó phát triển những năng lực cần thiết” [19].

Drake and Burns đã đề xuất các định nghĩa của mình về các định hướngtích hợp và đưa ra các cách tiếp cận tích hợp khác nhau:

Tích hợp đa môn Cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung vào các

môn học có liên quan với nhau, có chung một định hướng về nội dung,

phương pháp dạy học, nhưng mỗi môn lại khác nhau về chương trình Tích

hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các môn học xoay quanh mộtchủ đề, đề tài, dự án, qua đó tạo điều kiện cho người học vận dụng kiến thứccủa các môn học khác có liên quan để giải quyết nội dung đề ra

Ngày đăng: 30/10/2019, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40-CT/TW về việc xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Tác giả: Ban bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2004
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viêntrung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theothông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng BộGD&ĐT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Quy định Chuẩn Hiệu trưởng (Ban hành kèm theo thông tư số: 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định Chuẩn Hiệu trưởng (Banhành kèm theo thông tư số: 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2009 củaBộ trưởng Bộ GD&ĐT)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp bậc học. Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày28/3 /2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trườngtrung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp bậc học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa họcquản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2010
6. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận đại cương
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
7. Nguyễn Đức Chính (2008), Tập bài giảng “Quản lý chất lượng trong giáo dục” dành cho học viên lớp cao học quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng “Quản lý chất lượng tronggiáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2008
8. Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 9. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục so sánh. "Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội9. Đảng cộng sản Việt Nam, "Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Nguyễn Tiến Đạt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội9. Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2010
10. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
11. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 khoá VIII củaBan chấp hành Trung ương Đảng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
12. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 củaBan chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
13. Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO, TQM, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhânlực theo ISO, TQM
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
14. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
15. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần đổi mới tư duy giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1991
16. Triệu Thứ Hiệp (2013), “Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sĩ QLGD, trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCStrên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”
Tác giả: Triệu Thứ Hiệp
Năm: 2013
17. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt lõi của quản lý, NXB Khoa Học Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich (1992)
Tác giả: Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
Năm: 1992
18. Nguyễn Bá Kim (2003), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2003
19. Phạm Trung Kiên (2015), “Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng tích hợp ở Trường trung học phổ thông chuyên Thái Bình”, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh họctheo hướng tích hợp ở Trường trung học phổ thông chuyên Thái Bình”
Tác giả: Phạm Trung Kiên
Năm: 2015
20. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (2006), Quá trình dạy học, Nxb ĐH sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình dạy học
Tác giả: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb ĐH sư phạm
Năm: 2006
21. Nguyễn Văn Nguyên (2013), “Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý hoạt động dạy học ở các trườngTHCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáodục”
Tác giả: Nguyễn Văn Nguyên
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w