1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thành đông

110 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 749 KB

Nội dung

---MAI ĐỨC TOÀN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH ĐÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 20

Trang 1

-MAI ĐỨC TOÀN

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 2

-MAI ĐỨC TOÀN

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH ĐÔNG

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHÍ TRỌNG HIỂN

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự

nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũngnhư sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiêncứu và thực hiện luận văn thạc sĩ

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS Phí Trọng Hiển người đã hếtlòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xinchân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Tài chính –Ngân Hàng trường Đại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt những kiến thức quýbáo cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tậpnghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Thành Đông đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốtnhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạnđồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vàthực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh

Hà nội, tháng 12 năm 2018 Học viên thực hiện

Mai Đức Toàn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà nội, tháng 12 năm 2018

Tác giả

Mai Đức Toàn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu luận văn 4

CHƯƠNG I – MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của tín dụng ngân hàng 5

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 5

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 6

1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng 7

1.2 Tổng quan về doanh nghiệp 10 1.2.1 Khái niện DN10 1.2.2 Đặc điểm của DN 11

1.2.3 Vai trò của DN trong nền kinh tế 12

1.3 Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 13

1.3.1 Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp 13

1.3.2 Đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp 14

1.3.3 Vai trò của cho vay khách hàng doanh nghiệp 15

Trang 6

1.4 Chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 19

1.4.1 Khái niệm chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 19

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 21

1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong cho vay KHDN 24

1.4.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH ĐÔNG 37 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam -Chi nhánh Thành Đông 37

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đông 37

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam -Chi nhánh Thành Đông 37

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 38

2.1.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật 39

2.1.5 Mạng lưới hoạt động 39

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đông 40

2.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng 40

2.2.2 Kết quả hoạt động tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 47

2.3 Thực trạng Chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đông 48

2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 48

2.3.2 Các chỉ tiêu định tính 56

2.4 Đánh giá chung về Chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đông 60

2.4.1 Những kết quả đạt được 60

Trang 7

2.4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 62

CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH ĐÔNG 69 3.1 Quan điểm và định hướng nâng cao Chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đông 69

3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh 69

3.1.2 Quan điểm và định hướng quản lý và nâng cao Chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 69

3.1.3 Mục tiêu quản lý và nâng cao Chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 71

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao Chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đông 71

3.2.1 Giải pháp về chính sách tín dụng 71

3.2.2 Giải pháp về quy trình nghiệp vụ 76

3.2.3 Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp 81

3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng và nâng cao kỹ năng thu thập thông tin 85

3.2.5 Thực hiện tốt công tác Marketing ngân hàng 86

3.2.6 Giải pháp về nhân sự 87

3.2.7 Giải pháp về công nghệ 89

3.3 Kiến nghị 89

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 89

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 91

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 92

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

2 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

10 MHB Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu

Long chi nhánh Hải Dương

11 KHDNVVN Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 41

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay KHDN theo loại hình doanh nghiệp 43

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn 44

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay KHDN theo ngành kinh tế 46

Bảng 2.5: Thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN 47

Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng của KHDN 48

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn cuả KHDN50

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của KHDN 52

Bảng 2.9: Lãi cho vay chưa thu được của KHDN 53

Bảng 2.10: Tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm của KHDN 54

Bảng 2.11: Quỹ dự phòng rủi ro của KHDN 55

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát chất lượng tín dụng của KHDN tại BIDV Thành Đông

58

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Thành Đông 38

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã cónhững bước phát triển vượt bậc đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xãhội đất nước Đặc biệt trong những năm qua, ngành ngân hàng còn là công cụ đắclực hỗ trợ Nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định đồng tiền, giá cảhàng hoá

Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ yếu

và quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các ngân hàng.Tín dụng là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu và cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiềurủi ro Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời và quan trọng nhất màngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tài chính trung gian khác phải đối mặt.Hậu quả của rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn có tác động và ảnh hưởng nghiêmtrọng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế xã hội nói chung Do đó,bất cứ lúc nào rủi ro tín dụng cũng luôn mang tính thời sự và việc nâng cao chấtlượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng là vấn đề sống còn đượcquan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại

Đối với NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đông(BIDV Thành Đông), Ban giám đốc của chi nhánh đã có sự quan tâm nhất định đếnviệc tăng trưởng tín dụng, nhờ đó, đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế củanền kinh tế trên địa bàn nhưng chất lượng tín dụng thì chưa được đảm bảo Tỷ lệ nợxấu, nợ tiềm ẩn rủi ro trong những năm qua vẫn còn tồn đọng và ngày càng có xuhướng tăng, trong đó, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất Do

đó, để đảm bảo cho BIDV Thành Đông luôn phát triển một cách bền vững và hiệuquả thì chi nhánh phải luôn bám sát và thực hiện đúng theo định hướng: “mở rộng,tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng” Từ định hướng đó, việc lựa

chọn đề tài “Chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại

Trang 12

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đông” là

cần thiết thực hiện

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Tính đến nay đã có nhiều tác giả viết về đề tài chất lượng tín dụng Có thể kểđến một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu, có tính ứng dụng rộng rãi như sau:

Vương Hồng Hà (2013), “Chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng đầu tư và

phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học

Nông nghiệp Hà Nội Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa một cách cụthể cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng bán lẻ, đồng thời, vận dụng cụ thể vàoBIDV Bắc Giang Đây cũng là cơ sở lý thuyết quan trọng của luận văn

Nguyễn Thị Hằng (2013), “Nâng cao chất lượng cho vay KHCN tại Ngân

hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện tài chính.

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích thực trạng và chi phí sử dụng chohoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Từ đó đánhgiá những kết quả đạt được và rút ra nguyên nhân của những bất hợp lý trong hoạtđộng cho vay KHCN Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng cho vay KHCN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàngTMCP Kỹ thương Việt Nam

Bùi Quang Hùng (2015), “Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”,

Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Mỏ địa chất Trong bài nghiên cứu này,tác giả đã hệ thống hóa các lý thuyết về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân vàcác nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng khách hàng cá nhân Dựa trên cơ sở đó, tác giả

đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tạiAgribank Nghĩa Hưng qua hệ thống các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu

nợ, dư nợ cho vay, tỷ lê nợ xấu, nợ quá hạn và chỉ tiêu lợi nhuận cho vay trên tổng

dư nợ cho vay đối với KHCN Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằmnâng cao chất lượng tín dụng đối với KHCN tại Agribank Nghĩa Hưng

Nguyễn Thị Thanh Hòa (2016), “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Gia Lâm”, Luận văn thạc

Trang 13

sỹ, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu này đã đánh giátổng thể hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên 3 khía cạnh chính là khách hàng,dịch vụ và kênh phân phối Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chưa đi sâu vàovấn đề chất lượng dịch vụ của từng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cụ thể, trong đó cóchất lượng tín dụng bán lẻ.

Tổng kết lại, các công trình nghiên cứu đã có đề cập và giải quyết các vấn đề

liên quan, tạo nền tảng cơ sở lý luận cho đề tài “Chất lượng tín dụng trong cho vay

khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đông” Tuy nhiên, mỗi đề tài nghiên cứu lại hướng đến những

đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu khác nhau Thêm vào đó, chưa có côngtrình nào nghiên cứu về chất lượng tín dụng trong cho vay KHDN tại BIDV Thành

Đông Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng tín dụng trong cho vay

khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đông” là đòi hỏi cấp thiết, thể hiện tính mới và không trùng lặp

với các công trình nghiên cứu đã công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trong cho

vay KHDN tại BIDV Thành Đông, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng caochất lượng tín dụng trong cho vay KHDN tại đây

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhưsau:

- Hệ thống hóa lý luận về chất lượng tín dụng trong cho vay KHDN tạiNHTM

- Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trong cho vay KHDN tại BIDVThành Đông

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay KHDNtại BIDV Thành Đông

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng tín

dụng trong cho vay KHDN tại BIDV Thành Đông

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở kiến thức đã học, kiến thức tích lũy trong thời gian tìm hiểu thực tế

và qua sách, báo, internet, học viên thực hiện một số phương pháp luận để nghiêncứu luận văn như sau:

- Phương pháp thu thập số liệu: Các báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

- Phương pháp phân tích thống kê

- Phương pháp so sánh sự biến động của dãy số qua các năm

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnhvực có liên quan

6 Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng trong cho vayKHDN của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tín dụng trong cho vay KHDN tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đông

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay KHDN tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đông

Trang 15

CHƯƠNG I – MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hìnhthành và phát triển của nền kinh tế hàng hoá Tín dụng ra đời là một tất yếu, kháchquan của nền kinh tế xã hội

Mặc dù hoạt động tín dụng ra đời rất lâu nhưng cho đến nay người ta vẫn chưathống nhất khi định nghĩa về tín dụng

Theo Các Mác thì: “Tín dụng dưới hình thái biểu hiện của nó là sự tín nhiệm ítnhiều có căn cứ đã khiến cho người này giao cho người khác một số tư bản nào đódưới hình thái hàng hoá hoặc được đánh giá thành một số tiền nhất định Số tiền nàybao giờ cũng phải được trả lại trong một thời gian đã được ấn định”

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì: “Tín dụng là một phạm trùkinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay Trong quan hệnày người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá chovay cho người đi vay trong một thời gian nhất định Đến kỳ hạn trả nợ người đi vay

có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền hoặc hàng hoá đã vay, có kèm hoặc khôngkèm một khoản lãi”

Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu kinh tế, tín dụng được coi là quan hệlẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay với điều kiện có hoàn trả cả gốc lẫn lãisau một thời gian nhất định Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh

tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhườngquyền sử dụng (chuyển nhượng) một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cánhân hay tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về: số tiền hoàn trả (gốc vàlãi), thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi…

Trang 16

Còn “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhấtđịnh” Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng không cung cấp tín dụngdưới hình thức hàng hoá.

Theo Luật các tổ chức tín dụng (1997) quy định cụ thể về hoạt động tín dụng

và cấp tín dụng của TCTD như sau: “Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụngnguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng Cấp tín dụng là việc tổ chứctín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàntrả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng

và các nghiệp vụ khác”

Như vậy, tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó làquan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa các ngân hàng, các TCTDvới các pháp nhân và cá nhân, được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng có phạm vi hoạt động rộng và

đa dạng, việc phân loại chỉ có tính chất tương đối Trên cơ sở các căn cứ phân loạikhác nhau ta có các hình thức tín dụng khác nhau

 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

Căn cứ theo tiêu thức này người ta chia tín dụng thành 3 loại:

Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng

để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhucầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Đây là loại hình tín dụng ít rủi ro cho ngân hàng

vì trong một thời gian ngắn ít có những biến động xảy ra và ngân hàng thường luôn

dự tính được những biến động đó Tín dụng ngắn hạn bao gồm chiết khấu, thấu chi,tín dụng ứng trước và tín dụng bổ sung vốn lưu động

Tín dụng trung và dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 1 năm Loại tíndụng này chủ yếu được sử dụng để cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư xâydựng các nhà máy mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, bến

Trang 17

cảng, sân bay…) Loại tín dụng này thường có mức độ rủi ro lớn do khó lườngtrước được những biến động có thể xảy ra.

 Căn cứ theo phương thức cho vay:

Căn cứ theo tiêu thức này người ta chia thành hai loại:

Cho vay từ lần áp dụng để bổ sung nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt trong sảnxuất cho đối tượng khách hàng sản xuất kinh doanh không ổn định, nhu cầu vay trảkhông thường xuyên, hoặc những khách hàng không có tín nhiệm cao đối với ngânhàng trong quan hệ tín dụng Do đó, đối với những khách hàng này, NH cho vaytừng lần để kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn có đúng như trong cam kết banđầu không

Cho vay theo hạn mức là hình thức NHTM cho các doanh nghiệp vay mộtlượng vốn( mức dư nợ tối đa) trong một khoảng thời gian nhất định( dưới 12 tháng).Đây là những khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt, ổn định và vay vốn nhiềulần tại ngân hàng và có mối quan hệ tín dụng tốt đối với Ngân hàng

Xét theo hình thức cho vay theo phương thức cho vay, các doanh nghiệpthường tiếp cận với loại hình vay theo hạn mức bởi hoạt động kinh doanh ổn định,lãi suất được hưởng thấp hơn so với hình thức cho vay từng lần

 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

Căn cứ theo tiêu thức này tín dụng được chia thành hai loại:

Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vaynhư thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba

Cho vay không có bảo đảm (tín chấp): là loại cho vay không có tài sản thếchấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng vay vốn để quyết định cho vay

1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoạt động tíndụng có chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra sự

ổn định trong lưu thông tiền tệ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò củatín dụng ngân hàng cũng ngày một tăng lên, thể hiện:

Trang 18

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ có hiệu quả cho nền kinh tế.Trong nền kinh tế các doanh nghiệp hoạt động SXKD dựa trên nguồn vốn tự có vàvốn tài trợ từ bên ngoài như: ngân hàng, doanh nghiệp khác.

Trong đó vốn tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn tài trợ có hiệu quả hơn cả, bởi

vì nó thoả mãn nhu cầu về số lượng và thời hạn, đồng thời chi phí sử dụng vốn tíndụng ngân hàng thường thấp hơn chi phí sử dụng các nguồn vốn khác

Thứ hai, tín dụng ngân hàng là công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữa ngườithừa vốn và người thiếu vốn Vì ngân hàng luôn thu hút tập trung mọi nguồn vốntạm thời nhàn rỗi của tổ chức kinh tế, dân cư để đầu tư cho quá trình mở rộng sảnxuất, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững Trongquá trình hoạt động đó, ngân hàng thu được lợi tức từ hoạt động cho vay để duy trìphát triển hoạt động của chính bản thân mình Tuy vậy, trong cơ chế thị trường hiệnnay, huy động và cho vay bao nhiêu, có đáp ứng được hay không đáp ứng được yêucầu của nền kinh tế, thu hồi vốn có đúng hạn hay không là vấn đề được đặt lên hàngđầu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Do đó, mỗi ngân hàng cần phải cónghệ thuật trong kinh doanh, phải tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút tối đanguồn vốn với chi phí thấp nhất để cho vay Có thể nói, tín dụng ngân hàng gópphần quan trọng vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn, đẩy nhanh tốc độchu chuyển tiền tệ trong xã hội

Thứ ba, tín dụng ngân hàng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.Trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ để tái sản xuất, mở rộng hoạtđộng, mọi chu kỳ đều phải bắt đầu bằng tiền và kết thúc bằng tiền Do đó, để tăngnhanh vòng quay vốn, mỗi chủ thể kinh doanh phải tìm kiếm và thực hiện nhiềubiện pháp như cải tiến kỹ thuật, tìm kiếm thị trường mới Tất cả những công việctrên đòi hỏi phải có nhiều vốn mà tín dụng ngân hàng là nguồn cung ứng vốn chocác nhu cầu đó một cách đầy đủ và kịp thời nhất Mặt khác, vốn ngân hàng cungứng cho các nhà kinh doanh bằng việc cho vay với đều kiện phải hoàn trả cả gốc vàlãi theo thời hạn quy định Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải tìm nhiều

Trang 19

biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay của vốn, trả nợ gốc vàlãi đúng hạn Chính quá trình này đã góp phần tạo cho nền kinh tế hàng hoá ngàycàng phát triển.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệgiao lưu kinh tế quốc tế Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển kinh tế của mộtnước phải luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Trong đó, đầu tưvốn ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá là hai lĩnh vực hợp tácthông dụng và phổ biến giữa các nước.Vốn là nhân tố quyết định đầu tiên cho việcthực hiện quá trình này Nhưng trên thực tế không phải một tổ chức kinh tế nào, mộtnhà kinh doanh nào cũng đủ vốn để hoạt động Ngân hàng với tư cách là một tổchức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động tín dụng sẽ là “nhà tài trợ” đắc lực vềvốn cho các nhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá

Thứ năm, tín dụng ngân hàng là công cụ để Nhà nước điều tiết khối lượng tiền

tệ lưu thông trong nền kinh tế, kiểm soát tiền vào kênh lưu thông qua kênh tín dụng.Bởi vì, ngân hàng là một chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tạo tiền thôngqua hoạt động tín dụng và thanh toán Khi ngân hàng mở rộng hoặc thắt chặt tíndụng sẽ tác động đến lượng tiền trong lưu thông Do đó, khi Nhà nước muốn tăngkhối lượng tiền trong lưu thông thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng của cácNHTM đối với nền kinh tế và ngược lại

Thứ sáu, tín dụng ngân hàng góp phần thoả mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộngđầu tư của nền kinh tế Qua việc cung ứng vốn sẽ góp phần mở rộng đầu tư bằngviệc cấp vốn cho các doanh nghiệp đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cườngchế độ hạch toán kinh tế, tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh

Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế xã hội của đất nước, nó giải quyết mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế,thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững Tuy nhiên, để tín dụng ngân hàng pháthuy được hết vai trò của nó thì các nhà quản lý ngân hàng, các cơ quan chức năngphải tạo ra một hành lang pháp lý cũng như các quy định chặt chẽ, tạo điều kiệnthuận lợi cho cả người vay và người đi vay trong nền kinh tế

Trang 20

1.2 Tổng quan về doanh nghiệp

1.2.1 Khái niện DN

Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là mộtdoanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định vớimột giá trị nhất định Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tác giả đứng trênnhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phát biểu. 

 Xét theo quan điểm luật pháp:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản,

có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tựchịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanhnghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sáchthực thi

 Xét theo quan điểm chức năng:

Doanh nghiệp được định nghĩa như sau: "Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chứcsản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả củacác yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thịtrường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệchgiữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy (M.Francois Peroux)

 Xét theo quan điểm phát triển

Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải Nó sinh ra,phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳnguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phảinhững khó khăn không vượt qua được " (trích từ sách " kinh tế doanh nghiệp củaD.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992 )

 Xét theo quan điểm hệ thống

Doanh nghiệp được các tác giả nói trên xem rằng " doanh nghiệp bao gồm mộttập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mụctiêu Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất,thương mại, tổ chức, nhân sự

Trang 21

Từ cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu về định nghĩa doanh nghiệp nhưsau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiệntài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng,tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng,thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý cácmục tiêu xã hội.

1.2.2 Đặc điểm của DN

-Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sựtồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó do Nhà nước khẳng định vàxác định Việc khẳng định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp với tư cách là mộtthực thể kinh tế, một mặt nó được nhà nước bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinhdoanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng gópvới nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội Đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu tráchnhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc thanh toán những khoản công nợ khi phá sảnhay giải thể

- Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một thể sống (nền kinh tế quốc dân)gắn liền với địa phương nơi nó tồn tại

-  Doanh nghiệp là một tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từ một ýchí và bản lĩnh của người sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quá trình pháttriển thậm chí có khi tiêu vong, phá sản hoặc bị một doanh nghiệp khác thôn tính

Vì vậy cuộc sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý củanhững người tạo ra nó

- Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địaphương nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địaphương đó

- Doanh nghiệp có chức năng sản xuất và kinh doanh, hai chức năng này liên

hệ hết sức chặt chẽ với nhau và tạo thành chu trình khép kín trong hoạt động củadoanh nghiệp

Trang 22

- Doanh nghiệp có mục tiêu kinh tế cơ bản là lợi nhuận tối đa muốn đạt đượcđiều đó doanh nghiệp phải tìm cách thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càngtốt hơn.

- Doanh nghiệp làm ăn kinh doanh trong cơ chế thị trường, chấp nhận cạnhtranh tồn tại và phát triển Muốn làm được điều đó phải chú ý đến chiến lược kinhdoanh thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh trong từng giai đoạn

1.2.3 Vai trò của DN trong nền kinh tế

a Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động

Số doanh nghiệp tăng giúp giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập caohơn cho người lao động Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động khối doanhnghiệp góp phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội và tham giavào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nôngnghiệp

b Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế

Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng doanh nghiệp đem lại là tạo ra khối lượnghàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế đượcnhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêudùng trong nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định vàphát triển những năm qua

c Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành

Các loại hình kinh tế trong doanh nghiệp phát triển đa dạng gồm nhiều thànhphần, trong đó doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm

tỷ trọng lớn, các loại hình doanh nghiệp tư nhân tuy còn nhỏ nhưng phát triển nhanh

và rộng khắp ở các ngành và các địa phương trong cả nước, loại hình kinh tế tập thểđang được khôi phục và có bước phát triển mới

Trang 23

Doanh nghiệp phát triển nhanh trong tất cả các ngành và ở khắp các địaphương đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông lâm nghiệp,thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năngsuất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanhnghiệp, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn.

d Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội

Sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do khối doanh nghiệp tạo ra ngày càng phongphú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ được nâng lên,

do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao củatoàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư và tăng nhanh lượnghàng hoá xuất khẩu Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêudùng thì nay đã được các doanh nghiệp sản xuất thay thế và được người tiêu dùngtrong nước tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện,điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩmphục vụ xây dựng,

Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước,nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, )

1.3 Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp

Theo P.Rose (2003), “Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của Ngân hàng,

để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, các cá nhân và các cơ quan chính phủ.”Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN, “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo

đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sửdụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

Như vậy, trong phạm vi luận văn, có thể hiểu cho vay khách hàng doanhnghiệp như sau: “Cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM là hình thức cấp tín

Trang 24

dụng, theo đó, NHTM giao hoặc cam kết giao cho doanh nghiệp một khoản tiền để

sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”

1.3.2 Đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp

Ngân hàng thương mại được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinhdoanh trên lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh tiền tệcủa ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay là hoạt động đóng góp lợi nhuận nhiềunhất cho ngân hàng Cho vay doanh nghiệp của NHTM có những đặc điểm sau:

- Đối tượng khách hàng đa dạng vì các doanh nghiệp hoạt động trong nhiềulĩnh vực khác nhau Do đó nhu cầu vay vốn để đáp ứng cũng đa dạng và phong phú,

từ việc cho vay trong lĩnh vực xây dựng đối với các doanh nghiệp xây lắp hay chovay lĩnh vực đầu tư chăm sóc cây công nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất càphê, cao su

- Mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinhdoanh, mở rộng quy mô sản xuất như vay vốn để mua nguyên liệu phục vụ sản xuất,mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, đổi mới thiết bị và áp dụng nhữngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh với các khoản vay cógiá trị lớn và có thể rất lớn

- Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn vì tính pháp lý củadoanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với cá nhân Bên cạnh đó giá trị khoản vay lớn

và tài sản đảm bảo thường phức tạp, khó định giá hơn vì hầu hết tài sản doanhnghiệp thường thế chấp chính nhà máy, dụng cụ sản xuất của mình

- Nguồn trả nợ của người vay từ tiền bán hàng (T-H-T’), lợi nhuận, khấu hao

và các nguồn thu hợp pháp khác

- So với tín dụng đối với KHDN và hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp

có hệ thống thông tin tốt hơn, chặt chẽ hơn do đều có hệ thống thông tin kế toán,báo cáo tài chính Các thông tin tài chính được khách hàng cung cấp từ các báo cáotài chính, báo cáo thuế Tùy thuộc vào báo cáo tài chính có được kiểm toán hay

Trang 25

không , uy tín tổ chức kiểm toán mà chất lượng thông tin tài chính khách hàng cungcấp cao hay thấp.

- Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn cho ngânhàng thương mại Do đó, các lãnh đạo NHTM rất quan tâm đến quản trị rủi ro cáckhoản cho vay doanh nghiệp

1.3.3 Vai trò của cho vay khách hàng doanh nghiệp

a Góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tụcđòi hỏi vốn của doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại cả ba giai đoạn: dự trữ,sản xuất và lưu thông nên hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời thườngxuyên xảy ra ở doanh nghiệp Từ đó tín dụng góp đã phần điều tiết các nguồnvốn tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, là nguồn cungứng vốn cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế Mặt khác,với mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh đối với từng doanh nghiệp thì yêucầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra Đểđẩy mạnh tiến độ sản xuất, doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào nguồn vốn ự có

mà còn phải biết tận dụng những dòng chảy khác của vốn trong xã hội

Tín dụng đã chứng tỏ là một trong những công cụ để tập trung vốn một cáchhữu hiệu trong nền kinh tế Bên cạnh đó, tín dụng còn là công cụ thúc đẩy tích

tụ vốn cho doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế

Có thể nói, trong mọi nền kinh tế – xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò

to lớn nói trên của nó:

Đối với doanh nghiệp: vốn vay luôn chiếm một vị trí đáng kể trong cơ cấu vốnlưu động và cố định của các doanh nghiệp Nói cách khác, vay vốn ngân hàng làcông cụ tài trợ vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế

Đối với dân chúng: vay vốn ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.Đối với toàn xã hội: vay vốn ngân hàng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn

b Góp phần ổn định tiền tệ, giá cả

Trang 26

Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tận dụng nhữngnguồn vốn nhãn rỗi trong xã hội, cho vay doanh nghiệp đã trực tiếp làm giảm khốilượng tiền tệ tồn đọng trong lưu thông Bên cạnh đó, cho vay doanh nghiệp đã tạođiều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt Đây là một trong những nhân tốtích cực làm giảm việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế Do đó cho vay doanhnghiệp được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạmphát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụngcho nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinhdoanh…làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm rangày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó

mà cho vay doanh nghiệp góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước…

c Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội

Đây là hệ quả tất yếu của hai vai trò nêu trên: nền kinh tế phát triển trong mộtmôi trường ổn định về tiền tệ là điều kiện để sản xuất hàng hoá và dịch vụ ngàycàng gia tăng có thể thoả mãn nhu cầu đời sống của các thành viên trong xã hội.Mặt khác, do cho vay doanh nghiệp cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khaithác các tiềm năng sẵn có trong xã hội do đó có thể thu hút được nhiều lực lượnglao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

d Là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Sự sinh lời của đồng tiền, đó là mong muốn của những ai nắm giữ nó Trênthực tế, những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay để kiếm lãi, còndoanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lời của vốn mà cần vay thêm tiền để mở rộngsản xuất kinh doanh Với tư cách là trung gian dẫn vốn, ngân hàng đã giải quyếtđược mâu thuẫn đó Với hoạt động đi vay để cho vay, ngân hàng đã tạo cơ hội chocác chủ doanh nghiệp có thể thành lập công ty hoặc mở rộng sản xuất kinh doanhbằng việc vay vốn

e Góp phần tăng tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 27

Theo quy luật khách quan, trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là mộttất yếu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Việc tạo dựng thương hiệu và phát triển thị phần là một thử thách lớn đối với doanhnghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thương trường Để mở rộng sản xuất, tạo vịthế cho mình, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải thường xuyên tìmbiện pháp huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó vốn vay ngân hàngđược coi là nguồn vốn bổ sung chủ yếu Khi yêu cầu về vốn của doanh nghiệp đượcđáp ứng thì mục đích chiễm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh của doanh nghiệp trởnên dễ dàng hơn.

f Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

Thực chất, ngân hàng cũng là doanh nghiệp kinh doanh, nhưng ở dạng kinhdoanh tiền tệ hoạt động theo cơ chế “vay để cho vay”, nghĩa là, ngân hàng cũngphải đi vay, phải đi vay, phải tiến hành huy động vốn và có quy định thời hạn trả Vìvậy, trước khi ký kết hợp đồng vay vốn, ngân hàng tiến hành thẩm định tình hìnhhoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp rất kỹ càng và ngânhàng chỉ cho vay đối với những khách hàng có kết quả hoạt động kinh doanh hiệuquả, tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn

Yêu cầu này của ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệuquả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay vốn tạo điều kiện nâng caokhả năng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp

Mặt khác, thông qua hoạt động cho vay, vốn vay ngân hàng được cung cấp kịpthời tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn được luân chuyển thuậnlợi và nhanh chóng, thúc đẩy hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

1.3.2.4 Phân loại cho vay khách hàng doanh nghiệp

a Căn cứ vào thời hạn cho vay

Căn cứ vào thời hạn vay, người ta chia làm 03 loại: cho vay ngắn hạn, cho vaytrung hạn và cho vay dài hạn

Trang 28

Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay có thời hạn cho vay đến một năm, được sửdụng nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêucầu thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động Đặc điểm của loại hình tíndụng này là có mức độ rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh giảm được các rủi ro

về lãi suất, về lạm phát cũng như sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô Do đó,loại cho vay này thường có lãi suất thấp hơn so với các loại cấp tín dụng khác.Cho vay trung hạn và dài hạn: Loại cho vay có thời hạn cho vay hơn một năm,chủ yếu sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, côngnghệ, mở rộng thiết bị sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án kinh doanh, muaphương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng xí nghiệp mới

Vì thời hạn dài và hiệu quả đầu tư thường là dự tính nên loại cho vay này thườngchứa đựng mức rủi ro cao, kể cả rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống Do có mức rủi ro caonhư vậy nên nó có mức lãi suất cao hơn so với phương thức cho vay ngắn hạn

b Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng cho vay

Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều

có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như cầm cố, thế chấp, chiết khấu

và bảo lãnh Cho vay không có tài sản đảm bảo: là khoản tín dụng mà các khoảncho vay phát ra không cần tài sản thế chấp, mà chỉ dựa vào tín chấp Loại hình nàythường được áp dụng đối với khách hàng truyển thống, có quan hệ lâu dài và sòngphẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tài chính lành mạnh và có uy tín đốivới ngân hàng như trả nợ đầy đủ đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinhdoanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ…

Trang 29

d Căn cứ phương thức hoàn trả nợ vay

Theo phương thức hoàn trả nợ vay, thì tín dụng có thể được chia làm hai loại:cho vay hoàn trả một lần, và cho vay trả góp Cho vay hoàn trả một lần: Các khoảnvay được hoàn trả một lần vào thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay

có thể được hoàn trả theo thỏa thuận trong hợp đồng, chẳng hạn theo tháng, theoquý hoặc theo năm

Cho vay trả góp: Việc hoàn trả được tiến hành định kỳ, các khoản này có thểbằng nhau hoặc không bằng nhau, tùy theo thỏa thuận và được thực hiện theonguyên tắc trả dần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng

1.4 Chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.4.1 Khái niệm chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ được hiểu là toàn bộ tính năng của sảnphẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện quy định nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu xãhội Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một trong những nhiệm vụ quantrọng nhất của các doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh,doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết cần phải nâng cao chất lượngsản phẩm, dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.Chất lượng tín dụng được hiểu một cách khái quát nhất đó là sự đáp ứng nhucầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triểnkinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của tổ chức tín dụng cung cấp sảnphẩm tín dụng đó

Trong thực tế, xuất phát từ bản chất của tín dụng là mối quan hệ giữa ngườivay và người cho vay, liên quan đến nhiều chủ thể kinh tế và có vai trò cực kỳ tolớn trong nền kinh tế nên chất lượng tín dụng được đề cập dưới nhiều góc độ khácnhau Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, chất lượng tín dụng được đề cập dướigóc độ ngân hàng cho vay

Đối với ngân hàng: Nguyên tắc cơ bản nhất đối với hoạt động tín dụng ngânhàng đó là vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn Nên nói đến chất

Trang 30

lượng tín dụng là nói đến khoản tín dụng được bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mụcđích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thờihạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năngcạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục

vụ tăng trưởng và phát triển

Nếu xét trên quan điểm của ngân hàng: chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm

vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng của mỗi Ngân hàng, khảnăng thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ và có lãi, đảm bảo được sự cạnh tranh trên thịtrường của ngân hàng đó”

Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năngsinh lời của hoạt động tín dụng Ngân hàng

Như vậy, chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp đượchiểu như sau: “Chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp là mộtthuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng đốivới cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng.”

Chất lượng tín dụng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh củaNgân hàng Chất lượng tín dụng không chỉ đảm bảo an toàn cho hoạt động của mỗingân hàng mà còn cho cả hệ thống ngân hàng nói chung

1.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

Quá trình ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa đã làm nẩy sinh quan hệtín dụng bắt đầu từ cho vay nặng lãi, tín dụng thương mại và đến tín dụng ngânhàng Đó là quy luật mang tính tất yếu và khách quan Khi tín dụng ngân hàng hoạtđộng có hiệu quả sẽ tác động trở lại đối với sản xuất hàng hóa, làm cho lưu thônghàng hóa không bị ách tắc, chu kỳ sản xuất được rút ngắn, tăng vòng quay vốn, tiếtkiệm được vốn và chi phí, giá cả hàng hóa giảm, hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn

và từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như lợi ích của toàn xã hội.Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì huy động vốn vàcho vay là hai hoạt động cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Ởcác nước trên thế giới hoạt động tín dụng thường mang lại khoảng trên 50% nguồn

Trang 31

thu cho ngân hàng, trong khi đó ở Việt Nam con số này chiếm khoảng trên 70%.Điều đó cho thấy nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chiếm tỷ trọnglớn nhất của các ngân hàng Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng đã trở thành vấn

đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Sự yếu kém về chấtlượng tín dụng luôn trở thành nguy cơ gây nên sự phá sản của ngân hàng, thậm chígây cản trở cả hệ thống ngân hàng do hiệu ứng dây chuyền

Chính vì vậy trong hoạt động của mình, các NHTM luôn lấy chất lượng tíndụng làm tiêu thức quan tâm hàng đầu sau đó mới đến các tiêu chí khác Sự cầnthiết phải nâng cao chất lượng tín dụng thể hiện qua một số điểm sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho các ngân hàng đảmbảo an toàn vốn, tài sản của mình cũng như của khách hàng gửi tiền Có như vậy thìngân hàng mới bảo toàn và phát triển được nguồn vốn, đồng thời có đảm bảo được

an toàn thì ngân hàng mới thu hút được khách hàng gửi tiền, từ đó mới có đủ vốn đểphát triển tín dụng

Thứ hai, nâng cao chất lượng tín dụng thì mới nâng cao được hiệu quả hoạtđộng kinh doanh ngân hàng Nếu không nâng cao chất lượng tín dụng sẽ dẫn đếnphát sinh các khoản nợ quá hạn hoặc các khoản nợ không thu hồi được và ngânhàng phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp cho các khoản tín dụng này Chấtlượng tín dụng càng thấp thì ngân hàng càng phải trích và sử dụng nhiều dự phòngrủi ro do đó mà lợi nhuận giảm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ giảm

Thứ ba, nâng cao chất lượng tín dụng là để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn chonền kinh tế và thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại Nếuviệc nâng cao chất lượng tín dụng không được coi trọng, xuất hiện rủi ro thì sẽ dẫnđến việc luân chuyển vốn trong nền kinh tế trì trệ, từ đó ảnh hưởng đến sự tăngtrưởng và phát triển của nền kinh tế

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.4.3.1 Các chỉ tiêu định lượng

 Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảokhi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng

Trang 32

đúng hạn Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ củaNHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ quá hạn

đối với KHDN =

Dư nợ quá hạn KHDN

× 100%Tổng dư nợ tín dụng KHDN

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quantrọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng Khi một khoản vay không được trảđúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang

nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường Trên thực tế, phần lớn cáckhoản nợ quá hạn là các khoản nợ xấu có khả năng mất vốn Như vậy, tỷ lệ nợ quáhạn càng cao thì NHTM càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mấtvốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao,chất lượng tín dụng càng thấp

Tỷ lệ nợ xấu đối

Dư nợ xấu KHDN

× 100%Tổng dư nợ tín dụng KHDN

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng màngân hàng phải đối mặt Nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có thể đánh giá đượcphần nào chất lượng tín dụng của NHTM Nếu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bịđánh giá là có chất lượng tín dụng thấp Tuy nhiên, nợ quá hạn, nợ xấu là vấn đềkhó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Do đó, điều quan trọng làngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp nhất có thể chấp nhậnđược

Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 Tỷ lệ nợ xấu trêntổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng Chỉ tiêunày càng thấp chứng tỏ độ an toàn tín dụng của ngân hàng càng cao

Trang 33

Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN phản ánh quy mô dư nợ tín dụng củaKHDN trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối vớiKHDN cao cho thấy hoạt động tín dụng đối với KHDN đạt kết quả tốt và ngượclại.

 Tăng trưởng dự nợ cho vay (TTDNCV) KHDN

TTDNCV

DNCV KHDN năm (n) - DNCV KHDN năm (n -1)

× 100%DNCV KHDN năm (n -1)

Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN phản ánh quy mô dư nợ tín dụngcủa KHDN năm nay tăng thêm bao nhiêu % so với quy mô dư nợ tín dụng củaKHDN năm trước Chỉ tiêu này lớn hơn 0 chứng tỏ quy mô cho vay KHDN ngàycàng được mở rộng và ngược lại

 Tỷ lệ trích lập dự phòng thực tế so với mức trích lập dự phòng phải trích

Tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ càng cao thì hoạt động của ngân hàngcàng được đảm bảo Tỷ lệ trích lập dự phòng thực tế nên cao hơn hoặc bằng mứctrích lập dự phòng phải trích nhằm phản ánh đúng sức khỏe tài chính của ngânhàng Tuy nhiên tỷ lệ này nên ở một mức hợp lý để tránh trường hợp bị ứ đọng vốn,thiếu sự linh hoạt trong quay vòng vốn

Nếu tỷ lệ trích lập dự phòng thực tế thấp hơn so với mức trích lập dự phòngphải trích có nghĩa là rủi ro tín dụng của ngân hàng cao lên, chất lượng tín dụnggiảm đi

 Tỉ lệ dư nợ cho vay KHDN có bảo đảm bằng tài sản

Tỷ lệ dư nợ cho vay

KHDN có TSĐB =

Dư nợ cho vay KHDN có TSĐB

× 100%Tổng dư nợ tín dụng KHDN

TSĐB là một trong những yêu cầu quan trọng của ngân hàng đối với DN.TSĐB như một cam kết trả nợ của DN khi vay vốn Nếu DN không trả được nợ,ngân hàng có quyền phát mại TSĐB để thu nợ Tỷ lệ dư nợ tín dụng có TSĐB càngcao thì tính an toàn của món vay càng lớn

 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDN

Trang 34

Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng với KHDN tính trên tổng thu lãi và phí củangân hàng, như vậy tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ hiệu quả từ hoạt động tíndụng của nhóm khách hàng KHDN đối với ngân hàng.

Tỷ lệ thu nhập từ cho

Thu nhập từ cho vay KHDN

× 100%Tổng thu nhập

 Vòng quay vốn tín dụng: (tốc độ chu chuyển vốn tín dụng)

1.4.3.2 Các chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính thường được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng trongcho vay khách hàng doanh nghiệp:

Một là, việc chấp hành đầy đủ các bước cần thiết trong quy trình tín dụng Đây

là cơ sở pháp lý đảm bảo cho món vay được an toàn, hiệu quả Hiện nay, một quytrình tín dụng bao gồm các bước cơ bản sau: lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, phântích tín dụng, quyết định và ký hợp động tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng,thanh lý hợp đồng tín dụng

Hai là, khả năng thu hút và duy trì lượng khách hàng trung thành: Một ngânhàng không những chỉ cần duy trì được khách hàng truyền thống mà muốn nâng caochất lượng tín dụng thì cần phải thu hút phát triển được thêm nhiều khách hàng mớiđến vay vốn Điều này phần nào phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng

Việc duy trì khách hàng truyền thống đôi khi đòi hỏi sự đầu tư kỹ lượng hơn

cả việc phát triển khách hàng mới Việc ban đầu khách hàng lựa chọn sử dụng dịch

vụ của ngân hàng là thuộc về yếu tố thu hút, nhưng việc duy trì để tiếp tục nhậnđược sự ủng hộ của khách hàng trong các giao dịch thời gian sau mới là yếu tố cácngân hàng đặc biệt cần quan tâm

Trang 35

Ba là, uy tín ngân hàng: Khách hàng thường đánh giá uy tín của ngân hàngthông qua các tiêu thức cơ bản như: sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý,công nghệ, … Nếu một ngân hàng có uy tín đối với khách hàng thì khách hàng sẽcảm thấy tin tưởng khi sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng, từ đó tạo điềukiện nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng và ngược lại.

Cuối cùng, chất lượng dịch vụ khách hàng: Các dịch vụ khách hàng sẽ gópphần tạo nên sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ tín dụng củangân hàng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng Đặc biệt đối với đối tượngKHDN, dịch vụ khách hàng lại càng thể hiện sự quan trọng

1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong cho vay KHDN

1.4.4.1 Các yếu tố thuộc về môi trường hoạt động

- Môi trường kinh tế

Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế,từng giai đoạn và biến cố kinh tế đều có những tác động đến hoạt động của ngânhàng Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, không có khủng hoảng, hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ hoàn trả được vốnvay ngân hàng đúng hạn cả gốc và lãi tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của ngânhàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao Ngược lại trong thời kỳ suythoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phátcao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng không được đầu tư hiệu quả, ảnh hưởngđến khả năng trả nợ của khách hàng Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy

mô và chất lượng

Sự phù hợp giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với mức lợi nhuận của cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnhhưởng lớn đến chất lượng tín dụng ngân hàng Với mức lãi suất cao, chi phí trả lãilớn sẽ là yếu tố làm cho giá thành sản phẩm dịch vụ tăng cao (nhất là đối với cácdoanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay ngân hàng), trong khi đó giá bán thì lại phụthuộc vào cung cầu trên thị trường nên rất khó tăng theo, các doanh nghiệp sẽ gặp

Trang 36

khó khăn trong hoạt động kinh doanh nên sẽ khó khăn trong việc trả nợ vay ngânhàng do đó mà chất lượng tín dụng cũng giảm sút

Nằm ở vị trí thuận lợi khi là điểm kết nối giữa Thủ đô Hà Nội, thành phố HảiPhòng và tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương đang trên đà phát triển Năm 2017, HảiDương đã đạt được những thành tích đáng kể Tổng thu nội địa ước đạt 11.000 tỷđồng (vượt 4,9% dự toán năm, tăng 24,5% so với năm 2016) Tỉnh đã thu hút được

49 dự án đầu tư mới trong nước với tổng số vốn trên 2.752 tỷ đồng; thu hút vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài đạt 334 triệu USD Toàn tỉnh có 1.568 DN mới thành lập với

số vốn đăng ký 6.482 tỷ đồng, tăng 30,1% về số lượng DN và tăng 77,7% về số vốnđăng ký Chính điều này đã làm tăng sự phát triển của khu vực kinh tế công nghiệp,giúp nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao, thúc đẩy sự phát triển hoạtđộng tín dụng cho KHDN của BIDV Thành Đông

- Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai tròquan trọng đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách trôi chảy Với vai trò đảmbảo cho việc chuyển từ một nền kinh tế thị trường tự phát, kém tổ chức sang mộtnền kinh tế thị trường văn minh, pháp luật chính là hàng rào pháp lý tạo ra một môitrường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủthể kinh tế Vì vậy pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung

và chất lượng tín dụng nói riêng Một hệ thống pháp luật đồng bộ cộng với ý thứctôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia trong quan

hệ tín dụng chính là cơ sở đảm bảo cho chất lượng tín dụng được nâng cao

Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khảnăng trả nợ của các doanh nghiệp Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, chínhsách khuyến khích, hạn chế đầu tư đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, của ngân hàng và từ đó tác động đến chất lượng tín dụng.BIDV luôn chủ trương phát triển đối tượng khách hàng doanh nghiệp Vì thế,

có rất nhiều chính sách tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV nhưgói vay ưu đãi 1.000 tỷ, vay với lãi suất thấp, … Nhờ đó, BIDV Thành Đông cũng

Trang 37

dễ dàng phát triển tín dụng trong cho vay KHDN nói chung và chất lượng tín dụngtrong cho vay KHDN nói riêng.

1.4.4.2 Các yếu tố thuộc về khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay ngân hàng để phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu đời sống của mình do vậy mà chất lượng tíndụng ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ phía khách hàng Một khách hàng có tưcách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập ổn định sẽ sẵn sànghoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo

an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng Các khách hàng lớn của ngân hàng thôngthường là các doanh nghiệp Những nhân tố thuộc về phía khách hàng tác động đếnchất lượng tín dụng bao gồm:

- Vốn và khả năng tài chính của khách hàng

Vốn và khả năng tài chính của khách hàng là cơ sở nền tảng cho hoạt động sảnxuất kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nguồnvốn lớn, có sự tự chủ, ít phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng sẽ có khả năng trả nợngân hàng cao hơn doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng

- Trình độ khả năng của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của các doanh nghiệp làkhách hàng vay vốn

Đây là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp Trong cơ chế thịtrường để doanh nghiệp đứng vững được đòi hỏi phải giải quyết tốt 3 vấn đề: sảnxuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai Trong điều kiện trình độ sảnxuất phát triển nhu cầu tiêu dùng thường xuyên thay đổi, môi trường cạnh tranh gaygắt với những nguồn lực hạn chế thì quyết định trong kinh doanh càng khó, nó đòihỏi tập thể người lao động mà đặc biệt là cán bộ lãnh đạo phải có kiến thức, kinhnghiệm và trình độ để có thể đưa ra được quyết định đúng đắn, đảm bảo hoạt độngsản xuất kinh doanh có hiệu quả

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển sảnxuất của doanh nghiệp, thị hiếu của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 38

mình cùng với những yếu tố thuận lợi, khó khăn của môi trường, doanh nghiệp sẽquyết định kế hoạch chiến lược mở rộng, thu hẹp hay ổn định sản xuất, từ đó xâydựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Việc xây dựng các kếhoạch kinh doanh đúng đắn quyết định đến sự thành công hay thất bại của mộtdoanh nghiệp.

- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp và hoạt động marketing

Doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học sẽ nâng caonăng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.Sản phẩm sẽ được nhiều người biết đến và đến tay người tiêu dùng một cách dễdàng là cơ sở nền tảng để doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch đã đề ra giúp sảnphẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường Khi đó doanh nghiệp sẽ có điềukiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng vòngquay và hiệu quả sử dụng vốn

- Tư cách, đạo đức của người vay

Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay Trongnhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc

dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ra những rủi ro không nhỏ cho ngân hàng.Các khách hàng DN trên địa bàn hầu hết là các DN vừa và nhỏ Vì vậy, rủi rotín dụng cao Thêm vào đó, khách hàng chưa hiểu rõ chính sách tín dụng, gây khókhăn đối với nhân viên ngân hàng Vì vậy, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụngcủa chi nhánh

Tuy nhiên, số lượng KHDN trên địa bàn khá đông Đây là điều kiện thuận lợi

để BIDV Thành Đông phát triển hoạt động cho vay đối với KHDN

1.4.4.3 Các yếu tố thuộc về Hội sở chính ngân hàng cho vay

a Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phốihoạt động tín dụng do hội đồng quản trị ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả

Trang 39

nguồn vốn để tài trợ cho các DN, các hộ gia đình và cá nhân phù hợp với luật và cácquy định của NHNN.

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một NHTM, trở thànhhướng dẫn chung cho CBTD, tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng nhằm hạnchế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời Tùy từng điều kiện cụ thể mà NHTM cóthể đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp như chú trọng vào nhóm khách hàng

là các KHDN hay các DN lớn, các DNNN hay DN quốc doanh, … Nếu chính sáchtín dụng của ngân hàng chú trọng tới đối tượng khách hàng là các KHDN thì sẽ đưa

ra các ưu đãi cụ thể về lãi suất, thời hạn vay, thủ tục và các điều kiện vay, tài sảnđảm bảo, điều kiện giải ngân và điều kiên thanh toán, …cho nhóm khách hàng này,phát huy được hiệu quả cho vay, nâng cao được chất lượng cho vay đối với đốitượng này Do đó, chính sách tín dụng cần được xây dựng hợp lý, đúng đắn, linhhoạt để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay và tăng tính cạnh trạnh củangân hàng trong việc thu hút khách hàng

Một chính sách tín dụng tốt phải đảm bảo được ba mục tiêu cơ bản:

- Lợi nhuận của ngân hàng thương mại

- Đảm bảo an toàn trong hoạt động

- Sự lành mạnh của các khoản tín dụng

Ngoài ra, sự đa dạng của các sản phẩm cho vay có tính ảnh hưởng nhất địnhđến chất lượng các khoản vay Các điều kiên cho vay của ngân hàng thường rất chặtchẽ và nó có thể trở thành rào cản cho KHDN trong việc vay vốn Có những DN có

đủ khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn nhưng lại không dễ dàng đáp ứng các điềukiện cho vay của ngân hàng Vì thế ngân hàng có thể bị bỏ qua các khoản cho vaytốt, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cho vay của ngân hàng Việc tạo ra cáchình thức cho vay linh động, hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh của KHDNcòn giúp ngân hàng đa dạng hóa tài sản của mình, giảm thiểu được rủi ro trong hoạtđộng cho vay, tác động nhất định đến chất lượng cho vay

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khảnăng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp,

Trang 40

đường lối, chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Điều đó đồngnghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng củaNHTM có đúng đắn hay không Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, ngânhàng cần có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thờikết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền.

b Quy trình tín dụng đối với KHDN

Quy trình tín dụng là quy định về các bước cần thiết phải thực hiện trong quátrình tín dụng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng,nhiệm vụ của cán bộ tín dụng (CBTD) và lãnh đạo ngân hàng có liên quan Quytrình tín dụng bao gồm các bước: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướng dẫnkhách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn; phân tích, thẩm định khách

hàng về dự án, phương án vay vốn (Nguyễn Minh Kiều, 2013)

Khâu quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng là phân tích trướckhi cấp tín dụng, ký hợp đồng tín dụng Công việc này đòi hỏi sự chặt chẽ, chínhxác, có thực tế, nhưng cũng yêu cầu sự linh hoạt, nhạy cảm nghề nghiệp tránh phầnnào những quyết định sai lầm, dẫn đến bỏ lỡ những cơ hội cho vay đối với cáckhách hàng tiềm năng NHTM phải cân nhắc giữa tính an toàn và tính sinh lời tronghoạt động kinh doanh, tuy nhiên, khi chọn được mục đích cụ thể thì cần có hướng điđồng bộ trong tất cả các khâu của quy trình

Việc kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắmbắt diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những điềuchỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra

Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng Sự nhạybén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện ra những biểu hiện bất lợi có thểxảy ra với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho kháchhàng sẻ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có những hiệu quảtích cực đến chất lượng tín dụng

Quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho quá trình thực hiện diễn ra hiệu quả hơn,giảm bớt thời gian, chi phí, giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, một quy

Ngày đăng: 08/01/2020, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w