6. Kết cấu luận văn
2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
2.3.1.1. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng tại BIDV Thành Đông có xu hướng tăng qua các năm, với mức tăng không cao, cụ thể: Năm 2015 vòng quay vốn tín dụng đạt 1,48 vòng, năm 2016 đạt 1,51 vòng và năm 2017 đạt 1,52 vòng. Như vậy, tốc độ chu chuyển vốn tại BIDV Thành Đông khá tốt, các khoản nợ đến hạn đều có đủ khả năng trả nợ. Đồng thời cho thấy năng lực công tác quản lý giám sát tốt dòng tiền của khách hàng để thu hồi nợ, tránh trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, qua đó hạn chế các khoản nợ quá hạn phát sinh.
Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng của KHDN
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm
2017 So sánh
Số tiền (Triệu đồng)
Số tiền (Triệu đồng)
Số tiền (Triệu đồng)
2016/2015 2017/2016 +/-
(Triệu đồng)
%
+/- (Triệu đồng)
% Dư nợ KHDN 1.413.071 1.492.813 1.786.220 79.742 5,64 293.407 19,65 Dư nợ KHDN
bình quân 1.328.220 1.343.532 1.589.736 15.312 1,15 246.204 18,33 Doanh số thu nợ 1.965.766 2.035.289 2.416.389 69.523 3,54 381.100 18,72 Vòng quay vốn tín
dụng (Vòng) 1,48 1,51 1,52 0,03 2,03 0,01 0,66
(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ BIDV Thành Đông) Năm 2016 với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân là 1,15% và tốc độ tăng trưởng thấp hơn doanh số thu nợ thì vòng quay vốn tín dụng tăng đạt 1,51 vòng. Chi
nhánh có nhiều cơ hội hơn trong việc sử dụng vốn thực hiện đầu tư, cho vay nhiều khách hàng hơn, đa dạng hóa cơ cấu tín dụng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bước sang năm 2017, tiếp tục với chủ trương là đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn chung của nền kinh tế, cán bộ tín dụng luôn bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, nắm rõ dòng tiền của doanh nghiệp để thu nợ nhằm giảm bớt áp lực chi phí tài chính cho khách hàng. Nhờ thực thiện tốt chỉ đạo của Ban giám đốc nên trong năm 2017 doanh số thu nợ đạt được kết quả rất khả quan, doanh số tăng 381.100 triệu đồng so với năm 2016, nhất là đối với nợ vay ngắn hạn.
Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhanh đã thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn vốn ngắn hạn tăng theo, vòng quay vốn tín dụng cũng tăng lên, chi nhánh chủ động hơn trong công tác cho vay của mình.
2.3.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng, được sử dụng phổ biến nhất đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Bất cứ một ngân hàng nào cũng phải chấp nhận mức nợ quá hạn như là vấn đề tất yếu trong hoạt động tín dụng. Vấn đề đặt ra cho các NHTM là tìm cách khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp nhất có thể.
Tỷ lệ quá hạn cao hay thấp cho thấy quá trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay không bởi nếu doanh số cho vay cao hơn, dư nợ tín dụng lớn hơn nhưng không thu hồi được nợ thì không hiệu qủa bằng việc cho vay thấp hơn, dư nợ thấp hơn, nhưng tỷ lệ nợ lành mạnh lớn hơn nợ quá hạn ở mức cho phép.
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn cuả KHDN
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm
2017 So sánh
Số tiền (Triệu đồng)
Số tiền (Triệu đồng)
Số tiền (Triệu đồng)
2016/2015 2017/2016 +/-
(Triệu đồng)
%
+/- (Triệu
đồng)
% Tổng dư nợ cho vay 1.962.972 2.315.683 2.962.230 352.711 17,97 646.547 27,92
Dư nợ KHDN 1.413.071 1.492.813 1.786.220 79.742 5,64 293.407 19,65 Nợ quá hạn của
KHDN 8.866 22.613 47.700 13.747 155,05 25.087 110,94 Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN/
Dư nợ KHDN (%) 0,63 1,51 2,67 0,88 139,68 1,16 76,82 Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN/
tổng dư nợ cho vay (%) 0,45 0,98 1,61 0,53 117,78 0,63 64,29
(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ BIDV Thành Đông)
Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ. Năm 2016, NQH KHDN là 22.613 triệu đồng với tốc độ tăng 155,05% so với năm 2015 làm cho tỷ lệ NQH tăng lên thành 1,51%. Bước sang năm 2017, BIDV Thành Đông xác định trọng tâm của hoạt động kinh doanh là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tối đa nợ quá hạn. Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của DN, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những DN đang gặp vấn đề.
Bên cạnh đó chi nhánh đã tập trung cố gắng trong công tác thu hồi nợ, đốc thúc các DN trả nợ, tuyệt đối hạn chế tối đa NQH dưới 10 ngày.
Mặc dù đã thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng nợ quá hạn BIDV Thành Đông cũng đã phát sinh tăng chủ yếu từ các DN kinh doanh không hiệu quả, năng lực quản lý yếu kém và một số DN có nguồn tiền về chậm so với kế hoạch nên đã phát sinh nợ nhóm 2. Nợ quá hạn của KHDN năm 2017 là 47.700 triệu đồng (trong đó nợ nhóm 2 là 25.725 triệu đồng phát sinh toàn bộ từ 2 khách hàng là DNTN Thanh Liễu 5.225 triệu đồng và DNTN Hoàng Thịnh 20.500 triệu đồng), tăng 25.087 triệu đồng với tỷ lệ tăng 110,94% so với năm 2016 làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên thành 2,67%. Qua phân tích cho thấy tình hình nợ quá hạn KHDN tại chi
nhánh đang cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa và trong thời gian tới chi nhánh cần có nhiều giải pháp đồng bộ hơn để hạn chế tối đa nợ quá hạn và nâng cao chất lượng tín dụng.
2.3.1.3. Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 theo quy định bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Qua 3 năm, từ 2015 đến 2017 ta thấy tỷ lệ nợ xấu KHDN trên dư nợ cho vay KHDN có xu hướng tăng lên, lần lượt các năm 2015 đến 2017 là 0,39%, 1,01% và 1,23%. Cụ thể hơn, năm 2015 nợ xấu KHDN là 5.516 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0.28% tổng dư nợ cho vay, tập trung chủ yếu ở nợ nhóm 4 của DNTN Hà Sơn là 4.497 triệu đồng. Năm 2016, nợ xấu KHDN là 15.083 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,65% tổng dư nợ cho vay, tập trung chủ yếu ở nợ nhóm 5 của DNTN Hà Sơn là 3.466 triệu đồng và của Công ty TNHH Thành Đông là 9.012 triệu đồng. Như vậy năm 2016, nợ xấu KHDN của Chi nhánh tăng hơn so với năm 2015 là do phát sinh chủ yếu từ nợ xấu của Công ty TNHH Thành Đông. Đây là đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thi công các công trình điện gia dụng có tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính khó khăn trong nhiều năm qua. Qua năm 2017, mặc dù đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát và thu hồi nợ xấu như thu hồi từ DNTN Hà Sơn được 3.139 triệu đồng, thu hồi từ Công ty TNHH Thành Đông 800 triệu đồng và thu hồi từ Công ty TNHH Hùng Vinh 621 triệu đồng. Tuy nhiên, Chi nhánh đã để phát sinh thêm nợ xấu của 2 khách hàng với dư nợ thuộc nhóm 4 khá lớn đó là của Công ty CP Ô Tô Đông Phong 3.426 triệu đồng và Công ty TNHH Lê Nguyên 7.872 triệu đồng (cả 2 khách hàng đều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua bán, sửa chữa ô tô), làm cho nợ xấu KHDN của chi nhánh năm 2017 tăng lên thành 21.975 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,74% tổng dư nợ cho vay.
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của KHDN
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm
2017 So sánh
Số tiền (Triệu đồng)
Số tiền (Triệu đồng)
Số tiền (Triệu
đồng)
2016/2015 2017/2016 +/-
(Triệu đồng)
%
+/- (Triệu
đồng)
% Tổng dư nợ cho vay 1.962.972 2.315.683 2.962.23
0
352.711 17,97 646.547 27,92 Dư nợ KHDN 1.413.071 1.492.813 1.786.22
0
79.742 5,64 293.407 19,65 Dư nợ KHDN phân theo nhóm nợ
Nợ nhóm I 1.404.205 1.470.200 1.738.52 0
65.995 4,70 268.320 18,25 Nợ nhóm II 3.350 7.530 25.725 4.180 124,78 18.195 241,63
Nợ nhóm III - 1.625 - 1.625 -1.625 -100.00
Nợ nhóm IV 4.497 - 11.298 -4.497 -100,00 11.298 Nợ nhóm V 1.019 13.458 10.677 12.439 1220,7
1
-2.781 -20,66 Tỷ lệ nợ xấu
KHDN/dư nợ KHDN (%)
0,39 1,01 1,23 0,62 158,97 0,22 21,78 Tỷ lệ nợ xấu
KHDN/ tổng dư nợ cho vay (%)
0,28 0,65 0,74 0,37 132,14 0,09 13,85 (Nguồn: Phòng quản lý nội bộ BIDV Thành Đông)
Qua thực tế trên, ta thấy tình hình diễn biến nợ xấu của Chi nhánh là đáng báo động, nợ xấu cần phải được quan tâm thu hồi và kiểm soát chặt chẽ hơn, trong thời gian tới Chi nhánh cần phải có nhiều pháp thu hữu hiệu hơn nữa trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu để nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh.
2.3.1.4. Lãi cho vay chưa thu được
Lãi cho vay chưa thu được (lãi treo) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng. Nhìn vào bảng 2.9 có thể thấy, lãi treo của BIDV Thành Đông trong ba năm qua có biến động tăng.
Bảng 2.9: Lãi cho vay chưa thu được của KHDN
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm
2017 So sánh
Số tiền (Triệu đồng)
Số tiền (Triệu
đồng)
Số tiền (Triệu
đồng)
2016/2015 2017/2016 +/-
(Triệu đồng)
%
+/- (Triệu
đồng)
% Dư nợ KHDN 1.413.071 1.492.813 1.786.220 79.742 5,64 293.407 19,65 Lãi cho vay chưa thu được 13.200 21.318 24.655 8.118 61,50 3.337 15,65
Lãi cho vay chưa thu
được/dư nợ KHDN(%) 0,93 1,43 1,38 0,50 53,76 -0,05 -3,50 (Nguồn: Phòng quản lý nội bộ BIDV Thành Đông)
Năm 2015 lãi treo là 13.200 triệu đồng. Năm 2016 lãi treo tăng lên thành 21.318 triệu đồng, tăng 8.118 triệu đồng so với năm 2015, với tỷ lệ tăng 61,50%.
Qua năm 2017, lãi treo lại tăng lên, số cuối năm là 24.655 triệu đồng, tăng 3.337 triệu đồng với tỷ lệ tăng 15,65% so với năm 2016. Sự gia tăng này là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, một số DN chưa đủ mạnh để vượt qua khó khăn, khả năng trả nợ suy giảm, chưa có khả năng trả nợ đến hạn. Mặc dù trong 3 năm qua Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ, tuy nhiên nợ quá hạn tăng, nợ xấu phát sinh cao, lãi cho vay chưa thu được vì đó cũng đã tăng lên.
2.3.1.5. Tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm
Cho vay có TSBĐ có tỷ trọng giảm nhẹ qua các năm trong tổng dư nợ vay, từ 97,40% năm 2015 còn 95,97% năm 2016 và đến năm 2017 giảm còn 95,49%. Song song với đó là tỷ trọng cho vay không có TSBĐ trong tổng dư nợ tăng dần. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 2.10 dưới đây.
Xét về giá trị TSBĐ, đối với những khách hàng truyền thống, có quan hệ tốt với Chi nhánh, có tình hình tài chính ổn định thì giá trị của TSBĐ có thể nhỏ hơn giá trị vốn vay. Tuy nhiên đối với những DN khác Chi nhánh thường yêu cầu giá trị TSBĐ lớn hơn giá trị của món vay. Có như vậy mới đảm bảo cho món vay được tốt hơn. Dư nợ cho vay không có TSBĐ tăng nhưng chỉ tập trung ở những khách hàng
chiến lược, có tình hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tài chính lành mạnh, đồng thời là khách hàng truyền thống, có uy tín trong quan hệ tín dụng với Chi nhánh như: Công ty CP Bình Điền, Công ty xây dựng 79. Chi nhánh vẫn cần đảm bảo phương châm trong cho vay là “Phát triển an toàn và hiệu quả”, vì thực tế thủ tục xử lý những DN cho vay không có tài sản phức tạp hơn nhiều so với việc cho vay có tài sản.
Bảng 2.10: Tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm của KHDN
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh
Số tiền (Triệu đồng)
%
Số tiền (Triệu đồng)
%
Số tiền (Triệu đồng)
%
2016/2015 2017/2016 +/-
(Triệu đồng)
%
+/- (Triệu
đồng)
% Dư nợ cho vay có
TSBĐ 1.376.383 97,40 1.432.579 95,97 1.705.741 95,49 56.196 4,08 273.162 19,07 Dư nợ cho vay
không có TSBĐ
36.688 2,60 60.234 4,03 80.479 4,51 23.546 64,18 20.245 33,61
Dư nợ cho vay
KHDN 1.413.071 100,0 1.492.813 100,0 1.786.220 100,0 79.742 5,64 293.407 19,65
(Nguồn: Phòng Tổng hợp BIDV Thành Đông)
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần chú trọng đến các vấn đề khi nhận thế chấp tài sản như giá trị định giá phải phản ánh đúng giá trị thực của tài sản, tránh trường hợp định giá quá cao so với giá trị thực, tài sản bảo đảm phải dễ chuyển nhượng trên thị trường, hồ sơ tài sản bảo đảm phải đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định.
2.3.1.6. Quỹ dự phòng rủi ro
Bảng 2.11: Quỹ dự phòng rủi ro của KHDN
Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm
2017 So sánh
Số tiền (Triệu
đồng)
Số tiền (Triệu
đồng)
Số tiền (Triệu
đồng)
2016/2015 2017/2016 +/-
(Triệu
% +/-
(Triệu
%
đồng) đồng)
Dư nợ KHDN 1.962.972 2.315.683 2.962.230 352.711 17,97 646.547 27,92 Lãi cho vay chưa thu
được 1.413.071 1.492.813 1.786.220 79.742 5,64 293.407 19,65 Lãi cho vay chưa thu
được/dư nợ KHDN(%)
10.377 13.269 16.810 2.892 27,87 3.541 26,69 Tỷ lệ quỹ dự phòng
rủi ro/dư nợ KHDN (%)
0,73 0,89 0,94 0,16 21,92 0,05 5,62
Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ
cho vay (%)
0,53 0,57 0,57 0,04 7,55 0 0,00
(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ BIDV Thành Đông) Quỹ dự phòng rủi ro của KHDN và tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/dư nợ KHDN tại BIDV Thành Đông có sự biến động tăng dần qua các năm. Năm 2015 quỹ dự phòng rủi ro đối với KHDN là 10.377 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,73% so với tổng dư nợ cho vay KHDN. Năm 2016, quỹ dự phòng rủi ro đã tăng lên 27,87% so với năm 2015.
Sở dĩ quỹ dự phòng 2 năm này cao do tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khách hàng vay tại Chi nhánh cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Năm 2017, quỹ dự phòng rủi ro tiếp tục tăng và chiếm 0,94%/tổng dư nợ KHDN. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay KHDN năm 2017 tăng và trong năm Chi nhánh phát sinh hai khoản nợ xấu dẫn đến phải tăng trích dự phòng rủi ro theo đúng quy định. Đồng thời trong năm 2017, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã chỉ đạo phải đã đánh giá đúng thực trạng chất lượng dư nợ đối với các khoản nợ vay bị suy giảm khả năng trả nợ để đưa các khoản nợ này lên nhóm nợ cao hơn đồng thời thực hiện trích dự phòng rủi ro đầy đủ nhằm tạo khả năng chống đỡ suy giảm chất lượng tín dụng có thể xảy ra trong thời gian đến.