1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – chi nhánh cầu giấy

94 138 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 368,23 KB

Nội dung

Tiêu biểu là một số côngtrình sau: Đề tài “Huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng TMCP An Bình- Chi nhánh Hà nôi”, luận văn thạc sỹ của tác giả Tăng Phương Trang, Đại học Thương Mại 2013, t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-MAI THÙY LINH

HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH CẦU GIẤY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-MAI THÙY LINH

HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH CẦU GIẤY

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS VŨ XUÂN DŨNG

Trang 3

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiệndưới sự hướng dẫn của TS Vũ Xuân Dũng Các nội dung nghiên cứu, số liệu kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các côngtrình khác Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình

Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2018

Người cam đoan

MAI THÙY LINH

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS

Vũ Xuân Dũng đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Sau đại học, trường Đại họcThương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tạitrường Với vốn kiến thức được trang bị này, tôi tin đó sẽ là bước đệm quan trọngtrong tương lai để tôi có thể đạt được những mục đích của bản thân mình

Tôi cũng xin được cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chinhánh Cầu Giấy đã tạo điều kiện cho cá nhân tôi thuận lợi thực hiện luận văn tốtnghiệp về hoạt động kinh doanh của đơn vị mình

Một lần nữa, xin kính chúc các thầy, cô giáo dồi dào sức khỏe và thành côngtrong sự nghiệp cao quý của mình Kính chúc các anh, chị trong Ngân hàng TMCPSài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy mạnh khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trongcông việc

Trân trọng cảm ơn.

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu luận văn 5

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 6

1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại 6

1.1.2.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 6

1.1.3.Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 8

1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 12

1.2.1.Khái niệm 12

1.2.2.Các hình thức huy động vốn 12

1.2.3.Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 16

1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 21

1.3 Kinh nghiệm về huy động vốn của một số chi nhánh Ngân hàng Thương mại 26 1.3.1.Kinh nghiệm tại một số ngân hàng 26

Trang 7

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn- CN Cầu Giấy 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- CHI NHÁNH CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2015-2017 28

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy .28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy 28 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy 30 2.1.3 Mô hình tổ chức quản lý của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy 30 2.1.4 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2015-2017 33

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Cầu Giấy 35

2.2.1 Thực trạng chính sách huy động vốn của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy 35 2.2.2 Thực trạng danh mục sản phẩm huy động của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy 37 2.2.3 Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2015-2017 45

2.3 Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn CN Cầu Giấy 62

2.3.1 Kết quả đạt được 62 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 64

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP SÀI GÒN CN CẦU GIẤY 70

3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn– CN Cầu Giấy 703.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại NH TMCP SàiGòn CN Cầu Giấy 71

Trang 8

3.1.1 Cải tiến nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ 71

3.1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự 72

3.1.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh toàn diện, cung cấp giải pháp tài chính trọn gói nhằm thúc đẩy hơn nữa lượng khách hàng giao dịch tại SCB Cầu Giấy 74

3.1.4 Sử dụng lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ vừa đáp ứng biến động thị trường vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh 75

3.1.5 Tăng cường hoạt động marketing trong tất cả các mảng hoạt động của ngân hàng 76

3.1.6 Nâng cao vị thế và uy tín của Ngân hàng 76

3.2 Kiến nghị 77

3.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 77

3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hội sở chính 78

PHẦN KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Cầu Giấy giai đoạn 2015- 2017 33

Bảng 2.2: Quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2015-2017 45

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của SCB Cầu Giấy giai đoạn 2015-2017 47

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền huy động 48

Bảng 2.5 - Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của SCB Cầu Giấy giai đoạn 2015-2017 49

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm huy động 52

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng 54

Bảng 2.8: Lãi suất và chi phí huy động vốn bình quân của SCB Cầu Giấy giai đoạn 2015-2017 56

Bảng 2.9: Tương quan nguồn vốn huy động và cho vay giai đoạn 2015-2017 57

Bảng 2.10: Huy động và cho vay theo kỳ hạn 58

Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến khách hàng về dịch vụ tại SCB Cầu Giấy 61

BIỂU Đ Biều đồ 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động GD 2015-2017 46

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của SCB Cầu Giấy giai đoạn 2015- 2017 50

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng 54

Biểu đồ 2.4: Tương quan nguồn vốn huy động và cho vay tại SCB Cầu Giấy giai đoạn 2015-2017 57

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh SCB Cầu Giấy 31

LƯU ĐỒ

Trang 11

Lưu đồ 1: Quy trình khảo sát sự hài lòng của khách hàng 60

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại và một trung gian tài chính Xét về khối lượng tài sản

và tầm quan trọng đối với nền kinh tế thì ngân hàng thương mại giữ vai trò chủ đạotrên thị trường tài chính Các ngân hàng thương mại có thể phân chia được tổ chứctheo nhiều loại hình khác nhau: ngân hàng tư nhân, ngân hàng cổ phần, ngân hàngquốc doanh, ngân hàng liên doanh, … Nhưng dù dưới bất kỳ hình thức nào thì tối

đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại Để đạtđược mục tiêu đó thì vốn luôn là yếu tố tiền đề của mỗi ngân hàng

Vốn của ngân hàng bao gồm một bộ phận lớn thu nhập quốc dân tạm thờinhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng mà người chủ sở hữu củachúng gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau Hay nói cách khác,

họ chuyển nhượng quyền sử dụng nguồn vốn của mình cho ngân hàng, để rồi ngânhàng phải trả lại cho họ một khoản thu nhập

Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dướihình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thíchmọi hoạt động kinh tế phát triển Đồng thời, chính hoạt động đó lại quyết định đến

sự phát triển và kinh doanh của ngân hàng Nhìn chung, vốn chi phối toàn bộ cáchoạt động và quyết định đối với các chức năng của ngân hàng thương mại

Là một đơn vị có lợi thế trong hoạt động huy động vốn tại địa bàn Cầu Giấynói riêng và khu vực Hà Nội nói chung, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn –Chi nhánh Cầu Giấy luôn quan tâm và chú trọng đến công tác huy động vốn nhằmđảm bảo duy trì được nguồn vốn đã huy động và không ngừng gia tăng thêm nguồnvốn mới Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay giữa các ngânhàng, cần thiết phải có sự nghiên cứu và đánh giá một cách chi tiết về thực trạnghuy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy, từ đó đưa rađược những thành tựu cần phát huy và những hạn chế cần được giải quyết giúp chonguồn vốn của SCB Cầu Giấy tăng trưởng ngày càng bền vững và ổn định hơn

Trang 13

Xuất phát từ nguyên nhân trên, tôi đã chọn đề tài: “Huy động vốn của Ngân

hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Cầu Giấy” để làm đề tài luận văn

thạc sỹ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Với vai trò quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động của NHTM, trongnhững năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động vốn cũngnhư đánh giá hiệu quả huy động vốn tại một số ngân hàng Tiêu biểu là một số côngtrình sau:

Đề tài “Huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng TMCP An Bình- Chi nhánh Hà nôi”, luận văn thạc sỹ của tác giả Tăng Phương Trang, Đại học Thương Mại (2013),

tác giả đã tổng hợp và phân tích được thực trạng tình hình hoạt động huy động vốnngắn hạn tại ngân hàng An Bình – CN Hà Nội, từ đó nêu ra được những thành tựu

và hạn chế trong hoạt động huy động vốn, đồng thời đề xuất các giải pháp tăngcường hoạt động huy động vốn ngắn hạn tại đơn vị Tuy nhiên đề tài này mới chỉdừng lại ở việc phân tích hoạt động huy động vốn ngắn hạn mà chưa đề cập đếnnguồn vốn quan trong nhất trong cơ cấu vốn huy động là trung và dài hạn

Tương tự với đề tài “Huy động vốn tiển gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” luận văn thạc

sỹ của tác giả Mai Hải Yến, Đại học thương mại (2014), đề tài mới chỉ tập trung phân tích về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại đơn vị mà chưa phân tích được tổng thể các nguồn vốn huy động của Agribank CN huyện Ninh Giang, Hải Dương

Đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn

Thùy Linh, Đại học Thương Mại (2014), tác giả đã phân tích sự tăng trưởng củanguồn vốn thông qua đánh giá quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn,đồng thời so sánh sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn để đánh giá được hiệuquả hoạt dộng huy động vốn tại đơn vị nghiên cứu Từ đó đưa ra được các giải pháp

và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn Tuy nhiên, đề tài chủyếu tập trung đưa ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại hiện có nói riêng

Trang 14

nhằm đẩy mạnh hiệu quả huy động vốn mà chưa tính đến những định hướng pháttriển chiến lược trong tương lai của ngân hàng bao gồm tổng thể các dịch vụ khác.Mỗi một công trình nghiên cứu sẽ có giá trị nhất định tại thời điểm nghiêncứu Hơn nữa, mỗi ngân hàng sẽ có những đặc điểm hoạt động khác nhau nên vớimỗi một đối tượng nghiên cứu, cần thiết phải có những công trình nghiên cứu riêngbiệt cho từng đơn vị Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chinhánh Cầu Giấy chưa có công trình riêng biệt nào nghiên cứu về hoạt động huyđộng vốn Vì vậy, cần thiết phải có một công trình nghiên cứu dành riêng cho SCBCầu Giấy để đi sâu vào thực tiễn hoạt động và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại SCB Cầu Giấy Điều này chứng tỏ

việc lựa chọn đề tài “Huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

– Chi nhánh Cầu Giấy” là cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huyđộng vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- CN Cầu Giấy

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

về hoạt động huy động vốn của NHTM

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu về lý thuyết cơ bản về nguồnvốn và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Nghiên cứu thực trạnghoạt động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy để xác định đượcnhững thành tựu và tồn tại trọng hoạt động của ngân hàng từ đó đưa ra được nhữnggiải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại chi nhánh

Trang 15

- Không gian khảo sát: tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Cầu Giấy

- Thời gian: Các số liệu được sử dụng được thu thập trong giai đoạn 2015-2017

- Thời gian ứng dụng các giải pháp đề xuất: cho giai đoạn 2018-2021

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Dựa trên nền tảng của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để tiếp cận lýthuyết, luận giải thực tế, luận văn sử dụng các phương pháp khoa học cụ thể nhưphương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để phân tích thực trạng hoạtđộng huy động vốn từ đó rút ra các đánh giá, kết luận về thực trạng huy động vốntrong vòng 3 năm gần đây của chi nhánh và đề xuất các giả pháp nhằm tăng cườnghoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong những năm tới

5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:

Đối với dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp quan sát trực tiếp công tác quản lý nguồn vốn và huy động vốntại phòng kế toán nội bộ chi nhánh SCB Cầu Giấy

Đối với dữ liệu thứ cấp

- Nghiên cứu sách giáo trình, sách nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, quản trị ngânhàng thương mại, các luận văn có liên quan đến đề tài được công bố công khai đểtìm hiểu các vấn đề có tính chất lý luận như: khái niệm, định nghĩa, bản chất, …

- Thu thập các dữ liệu liên quan đến thực trạng huy động vốn tác giả đã sửdụng các tài liệu do phòng kế toán nội bộ cung cấp như: bảng cân đối kế toán, báocáo kết quả kinh doanh, báo cáo cơ cấu nguồn vốn, báo cáo hoạt động chăm sóckhách hàng, báo cáo rủi ro vận hành, …

Sau khi thu thập các dữ liệu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh,phân tích và tổng hợp dữ liệu để xử lý các số liệu thu thập được thành các bảng sốliệu, biểu đồ, con số tỷ lệ phục vụ cho việc đánh giá thực trạng huy động vốn tại chinhánh Cầu Giấy

Trang 16

6 Kết cấu luận văn

Kết cấu luận văn gồm các phần chính là:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mạiChương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chinhánh Cầu Giấy giai đoạn 2015-2017

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốntại NH TMCP Sài Gòn chi nhánh Cầu Giấy

Trang 17

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một loại hình tổ chức đã có quá trình phát triển lâu dài, nhưngđến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về ngân hàng Thông thường khi đưa

ra khái niệm của một tổ chức người ta thường căn cứ vào chức năng mà tổ chức đóthực hiện trong nền kinh tế Đối với NHTM, việc đưa ra khái niệm về nó trong bốicảnh hiện nay không phải dễ dàng và luôn chính xác do chức năng của ngân hàngđang thay đổi theo hướng mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ sang các lĩnh vực khác

Ở Việt Nam, theo Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”

Luật này cũng định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp đượcthành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạtđộng kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấptín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”

Theo luật Ngân hàng Nhà nước: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinhdoanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và

sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”

Như vậy, NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp danh mục dịch vụ tàichính đa dạng nhất và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì tổ chứckinh doanh nào trong nền kinh tế

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, ngoài nguồn vốn của bản thân mình,các ngân hàng thương mại tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗitrong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau, bao gồm:

Trang 18

- Nguồn tiền gửi: Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển củangân hàng, là cơ sở của các khoản cho vay và do đó là nguồn gốc sâu xa của lợinhuận và sự phát triển của ngân hàng Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với rấtnhiều mục đích khác nhau hoặc để tiết kiệm hoặc để thanh toán, tuỳ theo mục đíchcủa khách hàng ngân hàng có các hình thức huy động như: tiền gửi giao dịch, tiềngửi phi giao dịch.

- Huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm trái phiếu, chứngchỉ tiền gửi …

- Nguồn vay NHTW, các tổ chức tín dụng khác

NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, là người cho vay cuối cùng của các tổchức tín dụng trong trường hợp họ không có đủ khả năng thanh toán Trong trườnghợp này các ngân hàng thương mại vay tiền để bù đắp thiếu hụt, đảm bảo khả năngthanh khoản trong trường hợp cần thiết Việc huy động vốn một cách hợp lý, với chiphí và cơ cấu phù hợp sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của mộtngân hàng

Khả năng cho vay đối với khách hàng chính là điều kiện để ngân hàng tồn tại

và phát triển Huy động được vốn rồi, ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng nguồnvốn đó sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất Trong các hoạt động sử dụng vốn củaNHTM thì cho vay vẫn chiểm tỷ trọng lớn nhất, chính vì vậy, đây là hoạt động cơbản và quan trọng đối với một NHTM Lãi thu được từ hoạt động tín dụng phải đảmbảo bù đắp được chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý.Hoạt động cho vay của một NHTM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chínhtrị -pháp luật, tình hình kinh tế, nhu cầu về vốn của xã hội,

Các nghiệp vụ trung gian bao gồm: thanh toán hộ, chuyển tiền, thu hộ, bảolãnh, mở L/C, cung cấp thông tin về kinh doanh, đầu tư và quản trị doanh nghiệp,quản lý hộ tài sản… Các nghiệp vụ này được thực hiện theo sự uỷ nhiệm của kháchhàng trên cơ sở khách hàng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng

Trang 19

Những nghiệp vụ này mang lại cho ngân hàng các khoản thu nhập dưới dạngphí dịch vụ Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng củakhách hàng và nhu cầu phát triển cũng như cạnh tranh của ngân hàng Hiện nay cácngân hàng đang ngày càng đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ thanh toán bởi hiệuquả kinh kế mà dịch vụ này mang lại là rất lớn.

chủ thể liên quan đến ngân hàng, đặc biệt là khách hàng và nhà đầu tư

b Các loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Nguồn vốn của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn tiền gửi, vốn vay, vốnhuy động trên thị trường vốn và các loại vốn khác

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, đó là nguồntiền được đóng góp chủ yếu bởi các chủ sở hữu và các quỹ trong quá trình kinhdoanh thể hiện dưới dạng lợi nhuận để lại Vốn chủ sở hữu có tính ổn định cao, lànguồn vốn có chi phí sử dụng vốn rẻ nhất và nó chiểm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổngnguồn vốn của ngân hàng Vốn chủ sở hữu là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thànhlập một ngân hàng, nó giữ vị trí quan trọng quyết định quy mô và phạm vi kinhdoanh Đối với kinh doanh tiền tệ, ngân hàng có đủ vốn tự có và duy trì được vốn tự

có là biểu hiện của một ngân hàng bền vững

Trang 20

Vốn tiền gửi

Vốn tiền gửi là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàngđang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả Đây là nguồn vốn quantrọng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của ngân hàng thương mại và đó là mụctiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng Có nhiều hình thức huy động khácnhau như:

- Tiền gửi thanh toán

Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngânhàng giữ và thanh toán hộ Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặcbằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ của ngânhàng với mức phí thấp

- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.

Khi một doanh nghiệp có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong một thời giannhất định thì việc để tiền trong tài khoản thanh toán và hưởng lãi suất không kỳ hạn

là điều không nên Thay vào đó, họ sẽ mở các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngânhàng để được hưởng mức lãi suất niêm yết hấp dẫn Khoản tiền khi đã mở hợp đồngtiền gửi sẽ không được áp dụng các hình thức thanh toán như đối với tài khoảnthanh toán mà nó có tính chất như tài khoản tiền gửi tiết kiệm của cá nhân Nếu cầnchi tiêu, người gửi phải rút tiền ra Tuy không thuận lợi bằng tiền gửi thanh toánnhưng tiền gửi có kỳ hạn lại được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo hạn tiền gửi

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (cáckhoản tiết kiệm) Trong điều kiện có các khả năng tiếp cận được với ngân hàng, họ

có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện mục tiêu an toàn và sinh lời đối với các khoảntiền tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu an toàn Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiếtkiệm, các ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiền mặt tạinhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động vốn, đưa ra các hình thức huy động đadạng và lãi suất cạnh tranh hấp dân Số tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiềnhàng và các dịch vụ của ngân hàng song có thể thế chấp vay vốn nếu được sự chophép của ngân hàng

Trang 21

- Tiền gửi khác

Các NHTM còn huy động các khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác:tiền gửi của kho bạc Nhà nước: tiền gửi của các đoàn thể xã hội…

Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành các giấy tờ cógiá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi Các giấy tờ

có giá này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền khi cần thiết bằng cách bán,chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng

Với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khảnăng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ độngtrong việc sử dụng

Vốn vay là vốn hình thành trên quan hệ vay mượn giữa NHTM với NHTW vàcác TCTD khác để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh cùa mình Đây là nguồnvốn chủ yếu để chống rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng NHTM có thể đi vay

từ nhiều nguồn vốn khác nhau:

- Vốn vay của TCTD khác

Việc vay vốn của TCTD khác trong và ngoài nước thường chỉ được thực hiệntại hội sở chính của các NHTM Với các ngân hàng đang thiếu hụt nguồn vốn cónhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản có thể vay của các TCTD kháctheo nhiều hình thức:

+ Vay qua đêm: Là hợp đồng vay mượn giữa hai ngân hàng chủ yếu thông

qua điện thoại và điện tín, chỉ có thời hạn không quá một ngày

+ Vay kỳ hạn: Là hợp đồng vay mượn có thời hạn cụ thể (tuần, tháng, năm).

Thường các ngân hàng đi vay phải có giấy tờ có giá để cầm cố đưa cho ngân hàngcho vay

Chi phí vay vốn cao hay thấp phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường tiền tệ

- Vốn vay của NHTW.

NHTW là ngân hàng của các ngân hàng và là người cho vay cuối cùng trongnền kinh tế Vì vậy, các NHTM có thể được NHTW cho vay vốn khi cần thiết Các

Trang 22

hình thức cho vay của NHTW gồm: Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá; cầm

cố giấy tờ có giá ngắn hạn, cho vay theo hồ sơ tín dụng, …

Ngoài ra, NHTW còn cho NHTM vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanh toán

bù trừ Trong trường hợp đặc biệt, NHTW còn cho vay đối với các NHTM tạm thờimất khả năng chi trả có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống

Bên cạnh các nguồn vốn trên, trong quá trình hoạt động các NHTM còn có thểtạo lập vốn cho mình từ nhiều nguồn khác:

- Vốn trong thanh toán

Vốn trong thanh toán là số vốn có được do ngân hàng làm trung gian thanhtoán trong nền kinh tế Do có sự chênh lệch về thời gian, quá trình và hình thứcthanh toán của các chủ thể mở tài khoản thanh toán, nên ngân hàng có thể sử dụngnguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong hoạt động kinh doanh của mình

Vốn trong thanh toán gồm: Vốn trên tài khoản ký quỹ mở L/C, vốn trên tàikhoản tiền gửi sec bảo chi, vốn trên các khoản lương chưa trả…

- Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ

Đây là nguồn vốn mà ngân hàng có được do làm đại lý nhận ủy thác của các tổchức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư cho những chương trình, dự án Trongthời gian vốn đã được ngân hàng tiếp nhận nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch,hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến hạn chuyển lại cho chủ đầu tư,ngân hàng có được một số vốn để kinh doanh Khi thực hiện nghiệp vụ ủy thác này,ngân hàng được hưởng một khoản hoa hồng phí

- Vốn thông qua nghiệp vụ đại lý

Thông qua việc làm đại lý bán cố phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp, cũngnhư thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho khách hàng tạo thêm nguồn vốn chongân hàng Ngoài ra, ngân hàng còn thu hút được nguồn vốn đáng kể trong quátrình làm dịch vụ đại lý thu chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các tổ chức tín dụngkhác, nhận và chuyển vốn cho khách hàng trong một dự án đầu tư

Trang 23

Các nguồn vốn khác của NHTM không nhiều, thời gian sử dụng ngắn nhưngnguồn vốn này ngân hàng không phải tốn kém chi phí huy động, ngân hàng có điềukiện phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhất nhu cầucủa khách hàng.

1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm

Đặc trưng kinh doanh của NHTM, vốn vừa và phương tiện kinh doanh, vừa làđối tượng kinh doanh Các NHTM thực hiện kinh doanh loại “hàng hóa đặc biệt”-tiền tệ trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán(thị trường vốn dài hạn) Vì vậy, ngoài vốn ban đầu, khi thành lập theo quy định củapháp luật, các Ngân hàng phải thường xuyên tìm mọi biện pháp để tăng cường vốntrong quá trình hoặt động kinh doanh của mình

Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, nó là hoạt động cơbản nhất của các NHTM để phục vụ cho các hoạt động tiếp sau nhằm sinh lợi

Căn cứ vào đặc trưng của nguồn vốn huy động này, ta có thể hiểu rằng: “Hoạt động huy động vốn của NHTM là hoạt động tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả của nó theo đúng quy định của pháp luật”.

1.2.2 Các hình thức huy động vốn

a Nhận tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các tổchức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có

kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặckhông hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền

Như vậy, tiền gửi là tài sản bằng tiền của các tổ chức cá nhân mà ngân hàngđang tạm thời quản lý sử dụng với trách nhiệm hoàn trả Ngân hàng thực hiện việc

mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đóngân hàng huy động được nguồn vốn của khách hàng trong xã hội

Trang 24

Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Do

đó hầu hết các hoạt động chính của ngân hàng đều phải dựa vào nguồn vốn này.Tiền gửi là nguồn vốn không ổn định, khách hàng có thể rút tiền của họ màkhông bị ràng buộc, nếu có ngân hàng chỉ phạt bằng việc trả lãi thấp hơn đã cam kếtvới khách hàng Chính vì vậy, ngân hàng cần phải duy trì một lượng tiền dự trữ đảmbảo khả năng thanh khoản, sẵn sàng đáp ứng với nhu cầu rút tiền của khách hàng.Ngoài ra, các NHTM còn phải thực hiện bảo hiểm tiền gửi để đảm bảo quyền lợicho khách hàng gửi tiền

b Đi vay

- Vay từ các TCTD khác

Trong những tình huống khó khăn về tài chính, NHTM có thể đi vay từ cácTCTD khác để bù đắp thiếu hụt trong cân đối và sử dụng vốn, tránh nguy cơ mấtkhách và đảm bảo uy tín cho ngân hàng NHTM có thể đi vay từ các NHTM khác

và các TCTD thông qua thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ trong vàngoài nước với lãi suất vay cao hơn các hình thức khác Việc vay mượn vốn giữacác NHTM và giữa NHTM với các TCTD khác diễn ra thường xuyên trong quatrình hoạt động của NHTM, một mặt nó đáp ứng nhu cầu vốn thanh toán trong quátrình kinh doanh, mặt khác nó tạo ra các mối quan hệ tốt giữa các NHTM, đồng thờitạo cơ hội cho các NHTM giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh

- Vay từ NHNN

Một giải pháp cuối cùng sau khi đã thực hiện các biện pháp tài chính cần thiết

mà NHTM vẫn không bù đắp được số vốn thiếu hụt trong thanh toán là đi vay củaNHTW NHTW với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng sẽ trở thành vị cứu tinhcho các NHTM trong trường hợp thiếu vốn thanh toán bằng các hình thức như: vay

bổ sung vốn ngắn hạn, vay để thanh toán, tái cấp vốn, …

Đối với NHTM cấp chi nhánh khi phân loại hình thức huy động vốn chỉ baogồm hình thức huy động qua các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước

và hình thức huy động từ dân cư bởi vì NHTM cấp chi nhanh không được phép vayvốn trên thị trường liên ngân hàng, vay ngân hàng Trung Ương, khi có nhu cầu về

Trang 25

vốn thì trong nội bộ NHTM sẽ điều tiết giữa các chi nhánh với nhau thông quaphòng nguồn vốn.

c Tăng vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn huy động từ chủ sở hữu là nguồn vốn đóng vai trò nền tảng, là cơ

sở để thu hút các nguồn vốn khác Tuy nó chiếm một tỷ trọng không lớn trong cơcấu nguồn vốn của NHTM nhưng có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và pháttriển của ngân hàng; mặc dù công tác huy động không thuận lợi, phụ thuộc nhiềuvào kết quả kinh doanh củ ngân hàng nhưng việc tăng cường mở rộng nguồn vốnnày một cách hợp lý là rất quan trọng đối với tất cả các NHTM

Theo đà phát triển, nguồn vốn này sẽ được gia tăng về số lượng tuyệt đốithông qua các nghiệp vụ của mỗi NHTM có thể áp dụng như sau:

- Tăng cường và bổ sung thêm vốn điều lệ bằng cách huy động thêm vốn từcác cổ đông, phát hành cổ phiếu, trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu, Cácnghiệp vụ huy động này thường được các NHTM cổ phần áp dụng Tuy nhiên, việcphát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu sẽ gây áp lựcđối với các cổ đông cũ của ngân hàng, việc tăng thêm cổ phần sẽ kéo theo sự suygiảm tương đối về cổ tức đối với các cổ đông.Đối với NHTM quốc doanh hayNHTM liên doanh thì có thể tăng thêm vốn tự có thông qua sự cấp thêm vốn củaChính phủ hay đóng góp thêm vốn của các bên liên doanh

- Ngoài ra, nguồn vốn tự có của NHTM còn được bổ sung thêm từ kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua việc trích lập các quỹ dự trữ và một

Trang 26

người gửi tiền rất nhạy cảm với những thay đổi trong lãi suất huy động của ngânhàng Vì vậy khi cần vốn, một NHTM có thể phát hành giấy tờ có giá với một mứclãi suất hấp dẫn hơn các loại nghiệp vụ huy động thông thường khác nhằm huyđộng được kịp thời lượng vốn cần thiết Mức lãi được trả cho các công cụ này sẽđược thoả thuận trực tiếp giữa NHTM và khách hàng hoặc được ấn định ở một mức

độ nhất định mà người gửi tiền có thể chấp nhận được, đồng thời đảm bảo hiệu quảkinh doanh cho ngân hàng

Thông thường, phát hành giấy tờ có giá là nghiệp vụ huy động vốn theo sángkiến riêng của từng NHTM với hình thức và kỳ hạn rất đa dạng nhằm thoả mãn tối đanhu cầu khách hàng và huy động được vốn cho ngân hàng Để tìm hiểu kỹ hơn chúng

ta sẽ xem xét hai công cụ cơ bản là: Chứng chỉ tiền gửi và Trái phiếu ngân hàng

Chứng chỉ tiền gửi hay còn gọi là CD là một công cụ thị trường tiền tệ do ngânhàng phát hành Một NHTM sẽ phát hành một CD để tài trợ cho những cam kết nợngắn hạn hoặc nguồn vốn của mình CD là một chứng nhận về một khoản tiền gửitại NHTM theo một thời hạn và lãi suất nhất định Người sở hữu CD có thể bánchứng chỉ này trên thị trường thứ cấp hoặc được trả lại chứng chỉ tại thời điểm CDđến hạn và nhận lại toàn bộ số tiền gốc chứng chỉ với lãi

Một CD thường phát hành đa dạng ghi sổ với mệnh giá đa dạng Thời hạn củacác CD cũng rất phong phú: Thường từ 7 ngày cho đến 5 hoặc 7 năm Nhìn chungkhông có quy định nào hạn chế về thời hạn của một CD đối với Ngân hàng pháthành

Trái phiếu ngân hàng là một loại công cụ nợ do NHTM phát hành nhằm tài trợvốn cho hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng Thông thường việc phát hành tráiphiếu phải được sự cho phép của Ngân hàng trung ương Kỳ hạn của trái phiếu rấtphong phú: 7 năm, 10 năm, 20 năm, Chủng loại cũng rất đa dạng như: Trái phiếu

có lãi suất điều chỉnh, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có lãi suất cố định, trái

Trang 27

phiếu có thể chuyển đổi sang cổ phiếu, Người sở hữu có thể bán trái phiếu trênthị trường thứ cấp trước khi trái phiếu đó hết hạn.

Nguồn vốn huy động được từ nghiệp vụ phát hành trái phiếu không chịu sựđiều chỉnh của quy định dự trữ bắt buộc Hơn nữa, nó là nguồn có tính ổn định cao,đáng được quan tâm nếu muốn mở rộng nguồn vốn huy động trung và dài hạn tạimột NHTM Bằng công cụ này, các NHTM có thể chủ động tạo được một khốilượng vốn như mong muốn một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn cấpbách trong hoạt động của mình

e Các hình thức khác

Ngoài các hình thức huy động vốn chủ yếu trên, các NHTM còn có thể huyđộng vốn từ các hoạt động như: ủy thác đầu tư, hoạt động tài trợ, hoạt động liên doanh liên kết, làm dịch vụ đại lý phát hành chứng khoán cho các công tychứng khoán, hoạt động làm trung gian thanh toán, hoạt động thu hộ- chi hộ cho cácdoanh nghiệp…

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

a Quy mô nguồn vốn huy động

Vấn đề đầu tiên được quan tâm đến khi xem xét khả năng huy động vốn củamột NHTM chính là quy mô vốn ngân hàng đó huy động được Quy mô vốn là chỉtiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng

Quy mô vốn là một chỉ số tuyệt đối và nếu chỉ được dùng đơn lẻ, nó khôngphản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của một ngân hàng Dựa vào chỉ tiêuquy mô vốn, nhiều chỉ số tương đối được xác định Các chỉ tiêu này cho thấy mộtcách đầy đủ hơn khả năng cũng như hiệu quả của công tác huy động vốn củaNHTM Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của lượng vốn ngân hàng huy động đượcthì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng (giảm) của vốn tại các thời điểm khác nhaucũng như sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ít

Tốc độ tăng trưởng NV nămt= Quy mô NV nămt−Quy mô NV năm(t−1)

Quy mô NV năm(t−1) x 100 %

Trang 28

Tốc độ tăng trưởng > 0: nguồn vốn của ngân hàng tăng

Tốc độ tăng trưởng < 0: nguồn vốn của ngân hàng giảm

Vốn của ngân hàng gia tăng với những tỷ lệ xấp xỉ nhau trong nhiều năm thểhiện một sự tăng trưởng vốn ổn định Điều đó, một mặt giúp ngân hàng thuận lợihơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hòa vốn, tạođược sự phù hợp giữa phương án mở rộng huy động vốn với mở rộng tín dụng Trênkhía cạnh khác, sự tăng trưởng vốn ổn định còn cho thấy phần nào hình ảnh tốt củangân hàng trong mắt công chúng

Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn cũng có thể được xét riêngvới từng loại vốn cụ thể Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi trái chiều nhau vàkhông cùng chiều biến động của tổng vốn Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốngiúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn của NHTM được sâu sắc hơn và toàndiện hơn

Trong công tác phân tích hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, ngoài chỉ tiêuquy mô vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thì chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạchhuy động vốn của ngân hàng cũng không thể thiếu được

Tỷ lệ hoànthành kế hoạch huy động vốn= Lượng vốn huy động thực tế

Trang 29

Khi ngân hàng hoàn thành hay hoàn thành vượt mức kế hoạch huy động vốn làkhi đó công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao

b Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá khả năng huy động vốncủa NHTM là cơ cấu vốn Cơ cấu vốn được phản ánh thông qua tỷ trọng của từngloại vốn trong tổng vốn của ngân hàng Quy mô của loại vốn i được sử dụng để tính

tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động

Tỷ trọng của của loại vốni= Quy mô của loại vốn i

Tổng nguồn vốn huy động x 100 %

Việc tính toán tỷ trọng vốn nợ tương đối phức tạp Nó có thể được thực hiệndựa trên việc sử dụng nhiều tiêu chí khác để phân loại vốn: theo đối tượng huyđộng, theo kỳ hạn, theo tính chất hay theo loại tiền Theo mỗi khía cạnh, nhữngphân tích, đánh giá được đưa ra sẽ phản ánh một cách đầy đủ hơn khả năng huyđộng vốn của NHTM

Tỷ trọng loại vốn này cao phản ánh ưu thế của ngân hàng trong việc huy độngloại vốn đó Mặt khác nó cũng cho thấy sự chú trọng của ngân hàng vào những hìnhthức huy động nhất định Qua đó, người ta có thể nhận thấy chính sách huy độngvốn của ngân hàng và đánh giá được ngân hàng có đạt được mục tiêu trong trườnghợp thực hiện thay đổi cơ cấu vốn hay không

Việc nhận xét cơ cấu vốn, cả có cấu vốn chủ sở hữu hay cơ cấu vốn nợ, củamột ngân hàng không phải là vấn đề đơn giản Sự đánh giá đó, ngoài việc phải căn

cứ trên cơ sở các số liệu đã có, còn cần được đặt trong sự nhìn nhận đặc điểm cũngnhư môi trường kinh doanh cụ thể của ngân hàng Mỗi ngân hàng duy trì cho mìnhmột cơ cấu vốn riêng, tùy vào điều kiện của ngân hàng đó, Sự áp đặt cơ cấu vốngiống các ngân hàng khác có thể gây bất lợi hoặc không phát huy được thế mạnhcủa bản than ngân hàng

c Chi phí và lãi suất huy động

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - tín dụng, nguồn vốn chủ sởhữu của các ngân hàng thường không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do vậyngân hàng phải huy động các nguồn vốn khác Với chức năng là trung gian tín

Trang 30

dụng, trung gian thanh toán nên nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồnvốn huy động của ngân hàng thương là vốn tiền gửi thanh toán và vốn tiền gửi có kìhạn Để sử dụng các nguồn vốn này, ngân hàng phải trả một khoản thu nhập nhấtđịnh cho người cung cấp vốn Đó chính là cái giá mà ngân hàng phải trả cho việc sửdụng các nguồn tài trợ đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình hay còn gọi

là chi phí huy động vốn

Xác định chi phí huy động vốn rất hữu ích cho ngân hàng để xây dựng chínhsách kinh doanh có hiệu quả Có hai lý do chủ yếu mà ngân hàng quan tâm khi xácđịnh chi phí huy động vốn:

- Tính toán tương đối chính xác chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản để xácđịnh mức lợi nhuận mà ngân hàng cần thu được từ các tài sản có sinh lời

- Loại hình nguồn vốn mà ngân hàng huy động được và việc sử dụng nguồnvốn này ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ri vốn

Như vậy, chi phí huy động vốn là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng và có thể được xác định bằng số tuyệt đối là một số tiền hayđược xác định bằng số tương đối là một tỷ lệ phần trăm (%)

Về số tuyệt đối thì chi phí huy động vốn được tính như sau:

Chi phí huy động vốn=Lãitrả cho nguồn vốn huy động+chi phí huy động khác

Trong đó:

- Trả lãi cho nguồn vốn huy động là thành phần quan trọng ảnh hưởng trựctiếp đến quy mô và hiệu quả huy động:

Lãi trả cho nguồn huy động=Quy môhuy động x lãi suất huy động

- Chi phí huy động khác trong hệ thống vốn rất đa dạng và không ngừng giatăng trong điều kiện trong điều kiện các ngân hàng gia tăng cạnh tranh phi lãi suất

Nó bao gồm chi phí trả trực tiếp cho người gửi tiền (quà tặng, quy số dự thưởng,bảo hiểm, ), chi phí tăng tính tiện ích cho người gửi tiền, chi phí lương cán bộnhân viên, chi phí bảo hiểm tiền gửi Một số chi phí khác được tính chung vào chiphí quản lý, rất khó phân bổ riêng cho chi phí huy động vốn

d Sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn

Trang 31

Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận.Theo đó ngân hàng sẽ chuyển hóa nguồn vốn – tiền gửi, tiền vay, vốn của chủ sởhữu – thành các loại tài sản như: ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, các tài sản kháctheo một phương thức thích hợp, nhằm thỏa mãn các mục tiêu mà ngân hàng đặt ra Tài sản mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng còn nguồn vốn liên quan tớichi phí chủ yếu của ngân hàng – chi phí trả lãi Quy mô huy động càng tăng, tài sảncàng tăng, khả năng sinh lời có thể càng lớn hơn và ngược lại Nếu dùng chỉ tiêuchênh lệch thu chi từ lãi (thu nhập từ lãi – chi phí trả lãi) để đo mối liên hệ sinh lờigiữa giữa vốn và tài sản thì sinh lời tăng khi lãi suất bình quân của tài sản phải lớnhơn lãi suất bình quân của nguồn vốn Điều này có nghĩa là nguồn vốn và sự giatăng nguồn vốn với quy mô và cấu trúc nhất định, cần được phân bổ (tạo thành) cáctài sản sinh lời thích hợp.

Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng cao

Ngân hàng có thể theo đuổi lãi suất huy động cao để kiếm tìm các nguồn tiềnvới quy mô lớn, để cho vay với lãi suất cao hoặc từ lãi suất cho vay phải chấp nhậntrên thị trường, nỗ lực tìm kiếm các nguồn với chi phí thấp Những ngân hàngkhông tham gia đặt giá, phải tự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và tài sản nhằm thỏamãn nhu cầu sinh lời

Quy mô và cấu trúc tiền gửi liên quan chặt chẽ đến ngân quỹ và chứng khoánthanh khoản cũng như kỳ hạn nợ của các khoản tín dụng Một số ngân hàng từ cấutrúc, tính ổn định và thanh khoản của nguồn, sẽ quyết định cấu trúc, tính thanhkhoản của tài sản Một số ngân hàng ngược lại từ quy mô và cấu trúc tài sản dự tính

sẽ tìm kiếm, quản lý quy mô và cấu trúc nguồn cho thích hợp Một danh mục tài sảnbao gồm các khoản cho vay với độ rủi ro cao, có thể bị tổn thất lớn làm giảm uy tíncủa ngân hàng Phản ứng của dân chúng là rút tiền ra khỏi ngân hàng Nguồn tiềnsuy giảm nhanh và mạnh sẽ đẩy ngân hàng đến phá sản Ngược lại một danh mụctài sản nếu bao gồm phần lớn các tài sản rủi ro thấp sẽ hạn chế thu nhập của ngânhàng, hạn chế ngân hàng mở rộng quy mô trong môi trường kinh doanh đầy biếnđộng Khả năng mở rộng thị trường nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị giảm sút

e Chất lượng dịch vụ huy động vốn

Trang 32

Chất lượng dịch vụ huy động vốn thể hiện ở sự hài lòng của khách hàng màngân hàng mang lại khi cung ứng các sản phẩm huy động vốn.

Sự hài lòng của khách hàng được mang lại khi ngân hàng đảm bảo được lợiích kinh tế cho khách hàng, đồng thời mang lại được cho khách hàng cảm giác thoảimái khi đến giao dịch với ngân hàng

Về lợi ích kinh tế, ngân hàng sẽ đảm bảo được cho khách hàng khi xây dựngđược những sản phẩm đáp ứng được nhiều nhất có thể những kỳ vọng của kháchhàng về lãi suất, về tính lỏng, tính linh hoạt của sản phẩm,

Về sự thoải mái khi đến giao dịch với ngân hàng sẽ được thực hiện chủ yếubởi đội ngũ nhân viên cung ứng dịch vụ cho khách hàng, bao gồm: thái độ, khảnăng xử lý công việc, kỹ năng lắng nghe những nhu cầu của khách hàng

Chất lượng dịch vụ huy động vốn là một chỉ tiêu mang tính cảm quan, vì vậyviệc đo lường và đánh giá bằng chỉ tiêu này sẽ mang tính định tính, không thể đolường bằng con số tuyệt đối hay tương đối như các chỉ tiêu khác mà chỉ có thểlượng hóa để xác định mức độ đánh giá của khách hàng với chất lượng dịch vụ củađơn vị

Sau khi nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn, ta sẽ tiếp tụcnghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn để từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

a Yếu tố bên trong ngân hàng

Việc người dân gửi tiền vào ngân hàng không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợinhuận đó còn là vì họ mong việc gửi tiền sẽ giúp họ giảm thiểu được rủi ro khi cầmtiền Chính vì vậy khi họ quyết định gửi tiền, họ sẽ chỉ tìm đến những ngân hàngnào thật sự có uy tín, có thương hiệu trên thị trường

Uy tín của ngân hàng được đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dàivới những thành quả mà ngân hàng đạt được Một ngân hàng có uy tín sẽ thuận lợi

Trang 33

trong việc đặt quan hệ với khách hàng và thu hút nguồn vốn của khách hàng Ngượclại, một ngân hàng không có uy tín hoặc mất uy tín với khách hàng sẽ rất khó khăn

để có thể huy động được nguồn vốn của họ

Việc cá nhân hay tổ chức gửi tiền vào ngân hàng thì điều đầu tiên họ mongmuốn là tìm kiếm lợi nhuận, chính vì vậy lãi suất chính là yếu tố đầu tiên họ quantâm Chính sách lãi suất là một trong những công cụ quan trọng nhất bổ trợ choviệc huy động vốncủa ngân hàng Và ngân hàng sử dụng nó như một công cụ đểthay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là tiền gửi Để duytrì cạnh tranh với các ngân hàng khác, đồng thời thu hút thêm vốn, ngân hàng phải

có một mức lãi suất cạnh tranh đồng thời phải có thêm các ưu đãi đối với các kháchhàng lâu năm và có chính sách khuyến khích đối với những khách hàng mới

Trong hoạt động của bất cư doanh nghiệp nào, Marketing luôn chiếm một vaitrò quan trọng và có thế nói là quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Các NHTM hiện nay cũng đang từng bước học tập và áp dụng các nghệthuật thông tin quảng cáo, các hình thức khuyến mại Đây là một vấn đề rất quantrọng nhằm giúp cho ngân hàng nắm bắt được yêu cầu nguyện vọng của khách hàng

để từ đó ngân hàng đưa ra những hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, kỳhạn… phù hợp nhất cũng như có thể giới thiệu các sản phẩm mới của mình đến vớikhách hàng Cạnh tranh ngân hàng càng gay gắt thì thị trường của một ngân hàngcàng bị thu hẹp lại, vì thế vai trò của Marketing ngày càng quan trọng, đó là phảitìm được những khoảng trống trên thị trường để giúp ngân hàng phát triển

Mạng lưới phân phối gắn liền với sự tiện lợi mà ngân hàng mang lại cho kháchhàng Với mạng lưới phân phối rộng khắp, khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với cácdịch vụ ngân hàng hơn và từ đó ngân hàng có thể cung cấp đầy đủ và đa dạng hơncác sản phẩm dịch vụ của mình đến khách hàng Ngược lại, nếu mạng lưới phânphối không hợp lý sẽ khiến cho khách hàng gặp nhiều bất tiện trong quá trình sử

Trang 34

dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Từ đó khách hàng sẽ có thể chuyển sang lựachọn sản phẩm dịch vụ mới tương tự của các NHTM khác trong khu vực.

Đội ngũ nhân sự là nguồn lực quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũngquan tâm Ngân hàng là một hoạt động dịch vụ, mục tiêu là phục vụ nhu cầu củakhách hàng vì vậy trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng làmột yếu tố khá quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng Một ngânhàng có đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, thái độ phục vụ, tác phong làmviệc nhiệt tình, cởi mở sẽ gây ấn tượng rất tốt với khách hàng, điều đó sẽ giúp ngânhàng thu hút được nhiều khách hàng hơn Do vậy, các ngân hàng phải chú ý thườngxuyên đến thái độ phục vụ của nhân viên, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ giỏinghiệp vụ

Công nghệ của ngân hàng đã trở thành một yếu tố mang tính cạnh tranh trongtất cả các hoạt động của một ngân hàng Công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo cung cấpcác sản phẩm dịch vụ của ngân hàng một cách nhanh chóng, an toàn và thuận lợicho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng Công nghệ giúp ngân hàngnắm bắt được và cập nhật đầy đủ các thông tin từ khách hàng giúp giảm thiểu rủi ro

từ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức Công nghệ hiện đại cũng cho phép cácNHTM giảm chi phí, giảm thời gian giao dịch, tăng độ an toàn cho khách hàng

b Yếu tố bên ngoài ngân hàng

Thực tế, các NHTM ngoài việc chịu sự quản lý trực tiếp của NHTW, còn bị sựđiều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định, nghị định của Chính Phủnhư: Luật dân sự, luật kinh tế, luật doanh nghiệp… Môi trường chính trị, các chínhsách tiền tệ, tài chính, lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn của cácNHTM Môi trường chính trị - pháp luật thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động huy độngvốn tiền gửi của các NHTM gia tăng Ngược lại, nếu tình hình chính trị bất ổn, cácchính sách, pháp luật gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của ngân hàng thì hoạtđộng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng cũng sẽ bị hạn chế

Trang 35

Môi trường kinh tế

Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động và sử dụng vốn bịảnh hưởng trực tiếp bởi các chỉ tiêu kinh tế như: tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tìnhtrạng thất nghiệp, lạm phát, cạnh tranh giữa các ngân hàng, yếu tố từ phía kháchhàng,

Kinh tế tăng trưởng khiến cho thu nhập của dân cư tăng mạnh, nhu cầu thanhtoán, nguồn vốn dư thừa của các doanh nghiệp cũng tăng lên làm cho việc huy độngvốn của ngân hàng trở nên dễ dàng hơn Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạmphát tăng cao dẫn đến cho thu nhập thực của người dân giảm, hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp cũng không hiệu quả khiến cho công tác huy động vốn củangân hàng gặp nhiều khó khăn

Cạnh tranh cũng là một yếu tố thuộc môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng Cạnh tranh diễn ra ở nhiều mặt,không chỉ là cạnh tranh về lãi suất mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: uytín ngân hàng, chính sách marketing, chính sách chăm sóc khách hàng… Khả năngcạnh tranh của ngân hàng càng cao thì khả năng thu hút vốn tiền gửi càng lớn Nếungân hàng không có ưu thế cạnh tranh thì sẽ khó thành công trong hoạt động kinhdoanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng

Xuất phát từ phía khách hàng, việc gửi tiền vào ngân hàng không chỉ phụthuộc vào các chính sách thu hút vốn của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào chínhtâm lý, thói quen tiêu dùng và năng lực tài chính của người dân Khi thu nhập tănglên, khả năng tích lũy của khách hàng sẽ cao hơn Vì thế, việc phân bổ dân cư, thunhập của người dân là những yếu tố có thể khai thác để mở rộng quy mô huy độngvốn tiền gửi của NHTM

Bên cạnh đó, tâm lý, thói quen thích sử dụng tiền mặt của đại bộ phân ngườidân Việt Nam là yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi của các NHTM Nócản trở việc người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng cũng như việc gửi tiền vàongân hàng

Trang 36

Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tại ngân hàng vànhững đối tượng sử dụng vốn đó Với một quốc gia phát triển, khách hàng luôn cótài khoản cá nhân và thu nhập được chuyển vào tài khoản của họ Nhưng ở các nướckém phát triển, nhu cầu dùng tiền mặt thường lớn hơn Khi mà khách hàng thườngxuyên sử dụng các dịch vụ ngân hàng thì ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việchuy động vốn của mình.

Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý

Tại những điểm dân cư đông đúc, các thành phố lớn và nền kinh tế phát triểnthì NHTM có thể huy động vốn nhanh và nhiều hơn những nơi thưa dân, kém pháttriển Đặc biệt những nơi thị trường sôi động, nhạy cảm với lãi suất thì việc huyđộng vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn

Sự biến động lãi suất thị trường là yếu tố tác động trực tiếp đến nguồn tiền huyđộng được vào hệ thống ngân hàng thương mại nói chung Nếu lãi suất thị trường

có xu hướng tăng lên làm cho tiền gửi tại NHTM có lợi thế hơn so với các kênh đầu

tư khác sẽ khiến cho lượng vốn huy động chảy vào ngân hàng tăng lên Ngược lại,khi các kênh đầu tư khác có tỷ suất sinh lời hấp dẫn hơn so với lãi suất huy độngngân hàng thì nguồn vốn huy động về các NHTM sẽ giảm bớt để chảy sang cáchkênh đầu tư khác có mức sinh lời tốt hơn

Tùy từng thời ký mà NHTW sẽ áp dụng các chính sách tiền tệ khác nhau Tuynhiên, sự điều tiết thị trường bằng chính sách tiền tệ của NHTW sẽ tác động trựctiếp đến lượng tiền trong lưu thông, qua đó tác động đến lãi suất tại các ngân hàng.Nếu NHTW thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, lượng tiền trong lưu thông sẽ giảmlượng tiền, tăng lãi suất ngân hàng từ đó tăng huy động vốn về các NHTM Ngượclại, nếu NHTW thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm tăng lượng tiền trong lưutrông, lãi suất ngân hàng giảm, từ đó kéo theo dòng tiền sẽ chảy vào các kênh đầu tưkhác mang lại lợi nhuận cao hơn khiến lượng vốn huy động của NHTM sẽ giảm

Trang 37

1.3 Kinh nghiệm về huy động vốn của một số chi nhánh Ngân hàng

Thương mại

1.3.1 Kinh nghiệm tại một số ngân hàng

a Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành

Techcombank là ngân hàng nổi tiếng về công nghệ được đầu tư bài bản ngay

từ đầu và đây cũng chính là lợi thế vượt trội của Techcombank trong việc cung ứngdịch vụ ngân hàng Với lợi thế đó của toàn hệ thống, Techcombank – Chi nhánh HàThànhluôn chú trọng đẩy mạnh cung ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa ứngdụng trên dịch vụ ebanking Thông qua mạng internet khách hàng có thể thực hiệntất cả các dịch vụ ngân hàng mà không cần đến quầy giao dịch Kèm theo việc đẩymạnh chi lương qua tài khoản và tạo nhiều ưu đãi trong việc sử dụng tài khoảnthanh toán tại Techcombank Hà Thành, một lượng không nhỏ nguồn vốn đã đổ vềchi nhánh thông qua con đường này Kết hợp với nhu cầu tiết kiệm thường xuyêncủa người lao động, nguồn tiền gửi tiết kiệm của Techcombank Hà Thành đã tănglên đáng kể thông qua hình thức tiết kiệm online mà họ cung cấp

Bên cạnh đó, nhờ những đầu tư công nghệ cao này, techcombank đã tạo dựngđược hình ảnh một ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại trong mắt khách hàng, tăng

sự tín nhiệm của ngân hàng với Techcombank, qua đó sẽ giúp techcombank nóichung và techcombank Hà Thành nói riêng thu hút được nguồn vốn từ nhóm kháchhàng có trình độ cao và thu nhập tốt trên địa bàn

b Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng– Chi nhánh Đông Đô (VPbank Đông Đô)

VPbank là ngân hàng nổi tiếng với hoạt động xây dựng hình ảnh Họ đã đầu tưrất nhiều vào việc tạo lập và quảng bá hình ảnh của mình VPbank Đông Đô là đơn

vị luôn đi đầu trong các hoạt động của khu vực Hà Nội Một trong những yếutốkhông thể thiếu giúp VPbank Đông Đô xây dựng được hình ảnh như ngày hômnay là chất lượng dịch vụ khách hàng Điểm đặc trưng khi bước vào các điểm giaodịch của VPbank Đông Đô đó là không gian giao dịch đẹp, nhân viên chuyên

Trang 38

nghiệp, nhiệt tình, chu đáo trong quá trình giao dịch luôn khiến khách hàng cảmthấy thoải mái và hài lòng.

Bên cạnh đó, VPbank Đông Đô cũng có chính sách chăm sóc khách hàng rấtchu đáo Quà tặng sinh nhật sẽ được ngân hàng trao tận tay khách hàng, các loại quàtặng khác sẽ được nhân viên ngân hàng liên hệ từng khách hàng để mời khách hàngqua nhận quà

Chính sự tận tình của những nhân viên đã khiến cho khách hàng luôn cảm thấythân thiết và gắn bó với ngân hàng, từ đó giúp nguồn vốn huy động không nhữngđược duy trì mà còn không ngừng gia tăng mặc dù sản phẩm huy động của VPbanknói chung không được đánh giá cao về cả thể lệ và lãi suất như các ngân hàng khác

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM trên địa bàn

Hà Nội, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với SCB Cầu Giấy như sau:

Thứ nhất, Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng một

cách đồng bộ

Để hoạt động huy động vốn tại chi nhánh đạt hiệu quả cao, đáp ứng các yêucầu về giao dịch cũng như quản trị đòi hỏi phải có nền tảng công nghệ hiện đại,không ngừng được cải tiến, nâng cấp trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhânviên ngân hàng trong quá trình tác nghiệp

Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt độngkinh doanh có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các hoạt động dịch vụ, tăngcường quy mô huy động vốn, quyết định hiệu quả vốn đầu tư

Thứ hai, Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tạo sự gắn kết bền chặt

giữa ngân hàng và khách hàng Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, tạo thêmtiện tích cho khách hàng thân thiết, khách hàng VIP

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên chuyênnghiệp, năng động, có trình độ, khả năng giao tiếp tốt để có thể chăm sóc tốt kháchhàng cũ và tiếp cận được với nhiều nguồn khách hàng mới

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

SÀI GÒN- CHI NHÁNH CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2015-2017

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Sài Chi nhánh Cầu Giấy

Gòn-Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sởhợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàngTMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa(TinNghiaBank) Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đivào hoạt động từ ngày 01/01/2012

238/GP-Trong đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (trước sáp nhập) tiền thân là Ngân hàngTMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-

GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phépthành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB)

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệthống tài chính Việt nam Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% sovới đầu năm Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP TânViệt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Ngày 18/01/2006, Ngân hàngTMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theoQuyết định số 75/QĐ-NHNN Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm

2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được

Trang 40

đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

162/QĐ-Tính đến tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000.000VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kếhoạch Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc

Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0033/NH–GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấyphép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP.HCM cấp ngày 13 tháng 5năm 1993 Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng thương maitại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương

và đi vào hoạt động

Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000.000 VNĐ.Kết quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100

tỷ đồng, vượt 128% so kế hoạch Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợpnhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngânhàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổngtài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chứctín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng Lợi nhuận trướcthuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng sốlượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểmgiao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước tại thời điểm sáp nhập

Ngày đăng: 08/01/2020, 14:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w