Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – chi nhánh cầu giấy (Trang 36 - 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Trong đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (trước sáp nhập) tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH- GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08 năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ-NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

Tính đến tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000.000 VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0033/NH–GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP.HCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993. Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng thương mai tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000.000 VNĐ.

Kết quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ đồng, vượt 128% so kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.

Suốt quá trình hình thành và phát triển FICOMBANK trải qua nhiều khó khăn nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển.

Việc hợp nhất là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể cán bộ nhân viên.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước tại thời điểm sáp nhập.

Sau sáp nhập, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa chi nhánh Cầu Giấy đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Cầu Giấy (SCB Cầu Giấy).

Như vậy, SCB Cầu Giấy chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2012 tại địa chỉ Số 9 + 10, Lô 12B, Trung Yên, Phố Trung Hòa, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy

2.1.2.1. Chức năng

SCB Cầu Giấy thực hiện chức năng chủ yếu gồm:

- Huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn

- Dịch vụ tài khoản thanh toán, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và vàng.

Chi nhánh hoạt động theo các chỉ tiêu, được Hội sở giao kết hợp với chính sách kinh doanh của khu vực theo từng thời kỳ.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Hoạt động dưới sự kiểm tra giám sát của hội sở và khu vực, SCB Cầu Giấy có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng cho các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm: huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh vàng bạc, ...

Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng, SCB Cầu Giấy còn có nhiệm vụ tổ chức hoạt động, hạch toán, kiểm tra, báo cáo và các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.

Ngoài ra, SCB Cầu Giấy còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Sài Gòn liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.

2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy

Bộ máy quản lý tại chi nhánh SCB Cầu Giấy được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh SCB Cầu Giấy

(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức- SCB Cầu Giấy) Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban như sau:

- Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc chi nhánh và 02 Phó giám đốc

+ Giám đốc chi nhánh: có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện cá chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc phân công phụ trách cà chịu trách nhiệm trước Giám Đôc khu vực, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. Giám đốc chi nhánh khi thực hiện chế độ phân quyền, ủy quyền cho cán bộ trực thuộc phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá kiểm tra, giám sát các nội dung đã được phân quyền.

+ Phó Giám đốc chi nhánh: có chức năng giúp Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc.

- Phòng Kinh Doanh: Gồm có 2 bộ phận: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân.

Phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân có chức năng quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm dịch vụ; tiếp thị và quản lý khách hàng; chăm sóc khấc như thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. Đồng thời thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan, đôn đốc khách hàng trả vốn lãi, đúng thời hạn, …

- Phòng Hỗ trợ Kinh Doanh: Có chức năng quản lý tín dụng như hỗ trợ tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, thanh toán quốc tế như xử lý các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế, thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, …

- Phòng kế toán và ngân quỹ: có chức năng hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soáy của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác, thu chi, xuất nhập tiền mặt, tài sản, giấy tờ có giá; kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định, bảo quản, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

- Phòng hành chính: có chức năng quản lý công tác hành chính như tiếp nhận, phân phối phát hành và lưu trữ văn thư; đảm nhận công tác lễ tân; hậu cần của chi nhánh;

thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan dến hoạt động của chi nhánh; chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất của chi nhánh. Ngoài ra Phòng Hành Chính còn có chức năng quản lý công tác nhân sự như tuyển dụng nhân sự hàng năm, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ nội quy, quy chế quy định liên quan đến nhân sự trong chi nhánh. Bên cạnh đó, phòng hành chính còn giám sát hệ thống, bảo dưỡng trang thiết bị, hỗ trợ sử dụng và khai thách tài nguyên công nghệ thông tin tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

- Phòng giao dịch: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ cho vay và huy động tiền gửi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng;

tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ; thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần, bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp cho yêu cầu hoạt đông. Đồng thời, phòng giao dịch cũng tổ chức quản lý hành chính, đảm bảo an toàn và quản lý nhân sự tại đơn vị.

2.1.4. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2015-2017

Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh được trình bày qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Cầu Giấy giai đoạn 2015- 2017

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016 với 2015

So sánh 2017 với 2016 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Thu nhập lãi thuần 92.959 104.976 105.434 12.017 12,93% 458 0,44%

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.550 15.349 12.142 13.799 890,26% -3.207 -20,89%

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

541 960 (4.302) 419 77,45% -5.262 -548,13%

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

0 0 0 0 0 0 0

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 0 0 0 0 0 0 0

(Lỗ)/lãi thuần từ hoạt động khác 16.618 -520 8.909 -17.138 -103,13% 9.429 1813,22%

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 0 0 0 0 0 0 0

Tổng thu nhập hoạt động 111.668 120.765 122.184 9.097 8,15% 1.419 1,17%

Tổng chi phí hoạt động 77.392 81.229 83.887 3.837 4,96% 2.658 3,27%

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng kinh doanh rủi ro tín dụng

34.276 39.536 38.297 5.260 15,35% -1.239 -3,14%

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 8.904 10.190 8.851 1.286 14,44% -1.339 -13,14%

Tổng lợi nhuận trước thuế 25.372 29.346 29.446 3.974 15,66% 100 0,34%

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

5.582 6.456 6.478 874 15,66% 22 0,34%

Hoàn nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

0 212 0 212 0 -212 0

Tổng chi phí thuế TNDN 5.582 6.244 6.478 662 11,86% 234 3,75%

Lợi nhuận sau thuế 19.790 23.102 22.968 3.312 16,73% -134 -0,58%

(Nguồn: Phòng kế toán nội bộ) Xem xét bảng kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm, ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2016 tăng 8,1 % so với năm 2015 tức là tăng lên 9.097 triệu đồng và năm 2017 tăng 1,17% tức là tăng 1.419 triệu đồng so với năm 2016. Thu nhập này biến động chủ yếu là do sự biến động trong lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của đơn vị. Năm 2015 thu nhập từ ngoại hối giảm mạnh, khiến cho sự tăng trưởng lợi nhuận từ các mảng khác không thể bù đắp được.

Thu nhập lãi vẫn tăng đều qua các năm, năm 2016 tăng 16,1% so với 2015 và năm 2017 tăng 458 triệu đồng tương đương với 0,44% so với năm 2016. Thu nhập

lãi tăng là do sự gia tăng đáng kể dư nợ cho vay của chi nhánh, xuất phát từ nhu cầu vốn của nền kinh tế cũng như các chính sách ưu đãi và khuyến khích vay của Chi Nhánh.

Bên cạnh sự gia tăng về thu lãi cũng là sự gia tăng về chi phí lãi phải trả cho các nguồn huy động. Do các nguồn huy động được của chi nhánh tăng lên nên chi phí phải trả cũng tăng theo, tuy nhiên tỷ lệ gia tăng thu nhập lãi vẫn cao hơn so với tỷ lệ gia tăng chi phí lãi. Chính vì thế, thu nhập lãi ròng của chi nhánh vẫn tăng đều qua các năm.

Lãi từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh cũng liên tục tăng. Năm 2016 lãi từ hoạt động dịch vụ tăng thêm 13.799 triệu đồng tức là tăng hơn 8 lần so với 2015. Và năm 2017 con số này giảm 3.207 triệu đồng tương đương 20,89%

Nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng của khách hàng ngày càng gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền quốc tế, các dịch vụ chứng minh năng lực tài chính, … Đây là lý do lý giải cho sự gia tăng của doanh thu thuần từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh trong thời gian qua. Riêng năm 2017, do có sự đầu tư chi phí vào quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới kéo theo sự sụt giảm một phần lợi nhuận của nhóm lợi nhuận này.

Chi phí hoạt động kinh doanh của chi nhánh có sự biến động tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2016 lại tăng mạnh, cụ thể tăng 53,8% tương đương với hơn 41 tỷ đồng, năm 2017 tăng 3,27% tương đương với 2.658 triệu đồng.

Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí xuất phát từ sự gia tăng chi phí lương cho nhân viên và các chi phí hoạt động khác.

Tỷ lệ gia tăng chi phí cao hơn so với sự gia tăng về lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính vì vậy kéo theo tỷ lệ gia tăng về lợi nhuận sau thuế cũng thấp hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – chi nhánh cầu giấy (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w