kế toán cùng với hiểu rõ tình hình kế toán bán hàng tại doanh nghiệp nhằm mụcđích đưa ra giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán, nghiệp vụ bán hàng là yêucầu khách quan đối với mọi do
Trang 1Từ các thông tin, số liệu thu thập được về kế toán bán hàng tại Công ty TNHHXuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất, qua nghiên cứu, phân tích kết hợp vớicác lý luận về kế toán bán hàng, bài khóa luận đã đưa ra các phát hiện về ưu điểmcũng như những mặt hạn chế còn tồn tại trong kế toán bán hàng Công ty TNHHXuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoànthiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân PhốiThống Nhất.
Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn và vốn kiếnthức của bản thân còn hạn chế nên khóa luận của em không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để khóa luận của em đượchoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
i
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, được sự đồng ý của nhàtrường, Khoa Kế toán - Kiểm toán và sự cho phép của Ban lãnh đạo Công ty TNHHXuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất, tới nay em đã hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp với đề tài: “Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất”.
Để hoàn thành chương trình học cũng như khóa luận này, em đã nhận được rấtnhiều sự giúp đỡ từ thầy cô và các anh/chị trong Ban lãnh đạo, phòng kế toán củaCông ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất
Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường Đạihọc Thương Mại và các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán - Kiểm toán đã nhiệt tìnhhướng dẫn, ủng hộ và giúp đỡ em tận tình trong quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo T.s.Tạ Quang
Bình, người đã hướng dẫn trực tiếp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn các anh/chị trong Ban lãnh đạo công ty, phòng kếtoán đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
`ii
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 3
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 6
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ bán hàng trong doanh nghiệp 7
1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 12
1.2.1 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam 12
1.2.2 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành (chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016) 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI THỐNG NHẤT 34
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng của đơn vị 34
iii
Trang 42.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống
Nhất 34
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất 38
2.2 Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất 41
2.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất 41
2.2.2 Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất 46
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI THỐNG NHẤT 55
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất 55
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 55
3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất 59
3.2.1 Giải pháp về chính sách bán hàng 60
3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán 61
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện chứng từ sử dụng 62
3.2.4 Giải pháp về thiết lập các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 62
3.2.5 Giải pháp thiết lập các khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 65
3.2.6 Giải pháp về sổ kế toán 66
3.2.7 Giải pháp về phần mềm và hạch toán trên phần mềm kế toán 66
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và Phân Phối Thống Nhất 67
KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân PhốiThống Nhất 35
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 36
v
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7kế toán cùng với hiểu rõ tình hình kế toán bán hàng tại doanh nghiệp nhằm mụcđích đưa ra giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán, nghiệp vụ bán hàng là yêucầu khách quan đối với mọi doanh nghiệp.
Cùng với đà hội nhập quốc tế sâu rộng, kế toán Việt Nam đã có những thayđổi quan trọng với việc ra đời, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản về kế toánnhư Luật kế toán được quốc hội thông qua ngày 17/06/2003; 26 Chuẩn mực kế toánViệt Nam năm 2005; Chế độ kế toán doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa vànhỏ theo Thông tư 133/2016/TT_BTC ngày 26/08/2016,…Bên cạnh đó Bộ cũngban hành nhiều thông tư, văn bản khác nhằm hướng dẫn cụ thể chi tiết cho cácdoanh nghiệp và giúp kế toán Việt Nam tiến gần hơn tới kế toán quốc tế, đơn giảnhóa các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quản lý Tuy nhiên vẫn còn nhiềubất cập về chính sách thuế, pháp luật còn cứng nhắc, chồng chéo, kém linh hoạt gâykhó khăn cho kế toán Do vậy, việc cập nhật, hiểu và thực thi các văn bản pháp luật
về kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng là điều hết sức cần thiết đối với
kế toán tại các doanh nghiệp
+ Về mặt thực tiễn:
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân PhốiThống Nhất, qua việc tìm hiểu thực tiễn và trao đổi với bộ phận kế toán em nhậnthấy công tác kế toán bán hàng của đơn vị về cơ bản đã thực hiện theo đúng chế độ
Trang 8kế toán hiện hành Phương pháp kế toán, hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ sửdụng tại công ty là tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạt động Bên cạnhnhững ưu điểm đã đạt được còn có những hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện như:Công tác lưu trữ, luân chuyển chứng từ bán hàng chưa thực sự hợp lý, phương thứcbán hàng chưa được mở rộng, chưa đa dạng hình thức bán hàng gây giảm hiệu quảbán hàng của công ty, hàng tồn kho và công nợ phải thu khách hàng của công tynăm 2017 còn khá nhiều trong khi công ty chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồnkho hay các khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này chưa hợp lý vì tình hìnhhiện nay giá cả thị trường biến động mạnh, tỷ lệ lạm phát tăng cao…Vì vậy em xin
lựa chọn vấn đề: “Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.
1.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đối với Công ty: Khóa luận cung cấp cái nhìn khái quát về công tác kế toán
bán hàng tại đơn vị, so sánh giữa lý luận và thực tiễn để thấy được ưu nhược điểmcủa công tác kế toán bán hàng tại công ty từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
để công tác kế toán bán hàng được thực hiện đúng quy định, chính xác, kịp thời
Đối với bản thân: Qua quá trình khảo sát thực tiễn, em có thể học hỏi được
kinh nghiệm của các anh/chị trong phòng kế toán của công ty, vận dụng những kiếnthức lý thuyết mình đã học vào thực tế và phục vụ cho công việc sau này
Đối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu: Khóa luận là tài liệu tham khảo cho
các chuyên gia về thực tiễn kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp hiện nay, giúphoàn thiện hơn hệ thống lý luận về kế toán bán hàng Bên cạnh đó khóa luận cũng làtài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về lý luận
và thực tiễn kế toán bán hàng tại doanh nghiệp
2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
Mục tiêu lý luận: Tìm hiểu kỹ, đi sâu vào những lý luận về kế toán bán hàng
theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành theo Thông tư 133 Cụ thểhơn là phương pháp hạch toán bán hàng và ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đếnbán hàng trong doanh nghiệp
Trang 9Mục tiêu thực tiễn: Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Xuất Nhập
Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất, em muốn nghiên cứu công tác kế toán bán hàngtại doanh nghiệp Cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH XuấtNhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bánhàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất NhậpKhẩu Và Phân Phối Thống Nhất
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Số 290 Nguyễn Trãi, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm,
Hà Nội
+ Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 09/07/2018 tới ngày 17/09/2018
+ Số liệu minh họa trong đề tài: Số liệu được thu thập trong Tháng 05 năm2018
4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp quan sát thực tế: Trong quá trình thực tập tại công ty em đã tiến
hành quan sát quy trình làm việc của các nhân viên, đặc biệt là nhân viên kế toánphụ trách kế toán bán hàng, quan sát quy trình kế toán nghiệp vụ bán hàng từ lậpchứng từ đến luân chuyển chứng từ tới quy trình nhập liệu vào phần mềm VACOM
để lên các sổ kế toán Từ đó, em có cái nhìn khách quan về công tác tổ chức bộ máy
kế toán, tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thu thập số liệu phù hợp với yêucầu của đề tài em đã chọn
Phương pháp điều tra trắc nghiệm
Phiếu điều tra trắc nghiệm là một mẫu phiếu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệmđược thiết kế cụ thể, ngắn gọn và dễ hiểu, có nội dung xoay quanh vấn đề nghiêncứu được gửi cho người được phỏng vấn trả lời
Trang 10Mục đích điều tra: Nhằm nâng cao chất lượng cũng như tính xác thực, đầy đủcủa thông tin trong việc khảo sát chuyên sâu và hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp.Xác định đối tượng điều tra: Ban lãnh đạo công ty, nhân viên phòng kế toán.
- Thiết lập phiếu điều tra ( Mẫu phiếu điều tra - Phụ lục số 01)
Trong phiếu điều tra bao gồm những câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các vấn
đề như chế độ kế toán công ty sử dụng, hình thức sổ kế toán, phương pháp kế toánhàng tồn kho, phương thức bán hàng, mô hình tổ chức bộ máy kế toán …và một sốcác nội dung khác
Người được điều tra sẽ tiến hành chọn đáp án cho là phù hợp nhất
- Tiến hành điều tra
Phát phiếu từ 13/08/2018 đến ngày 14/08/2018 (Phát 7 phiếu)
Thu phiếu ngày 15/08/2018
- Tổng hợp kết quả điều tra (Phụ lục số 02): Sau khi các đối tượng được
điều tra trả lời xong, tiến hành tổng hợp kết quả các phiếu điều tra này và đưa ramột bảng kết quả điều tra thu thập được
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập số liệu thông qua việc nghiên cứu
các tài liệu liên quan đến kế toán bán hàng tại công ty như: Các chứng từ (Hóa đơnGTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi), sổ sách (Sổ nhật ký chung, Nhật kýbán hàng, Sổ Nhập Xuất Tồn, các Sổ cái TK 511, 632, 156, 3331, 131, Sổ chi tiếtcác TK 111, 112, 131,…), báo cáo của công ty Bên cạnh đó em còn nghiên cứu cáctài liệu liên quan như: Các chuẩn mực kế toán số 01, 02, 14, Chế độ kế toán chodoanh nghiệp vừa và nhỏ TT133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của BộTài Chính…sau đó tiến hành tổng hợp lại và nghiên cứu tình hình thực hiện kế toánbán hàng tại công ty
4.2 Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu
Phương pháp so sánh: Tác giả đã tiến hành so sánh giữa lý luận và thực tế
công tác kế toán bán hàng trong Công ty Thống Nhất, đối chiếu số liệu trên cácchứng từ gốc với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu ở sổ cái, sổ tổng hợpvới các sổ kế toán chi tiết liên quan (Thời điểm và điều kiện ghi nhận doanh thu tạicông ty có đúng theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam hay không?
Trang 11Chứng từ công ty đang sử dụng có đúng quy định, đảm bảo hợp lý, hợp pháp? Việcghi chép hạch toán nghiệp vụ liên quan đến kế toán bán hàng tại công ty có đúngtheo Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành? ).
Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp tổng hợp các kết quả nghiên cứu, số
liệu theo các tiêu thức khác nhau Cụ thể, em đã tiến hành tập hợp, thống kê các tàiliệu đã thu thập được, tổng hợp kết quả điều tra theo từng nội dung cụ thể trongphiếu điều tra, sử dụng phương pháp tính toán số học để tính ra các chỉ tiêu liênquan từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các phần: Tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danhmục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danhmục tài liệu tham khảo Khóa luận gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
Nội dung chính của chương này là khái quát những lý luận chung nhất về kếtoán bán hàng, những khái niệm, lý thuyết về kế toán bán hàng theo Chuẩn mực kếtoán, Chế độ kế toán hiện hành
Chương II: Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất.
Nội dung của chương là giới thiệu khái quát về công ty, tổ chức bộ máy quản
lý, bộ máy kế toán tại công ty Đồng thời đánh giá ảnh hưởng của môi trường cũngnhư làm rõ thực trạng về kế toán bán hàng tại công ty bao gồm phương pháp xácđịnh giá bán, giá vốn; phương thức bán hàng, phương thức thanh toán của công ty;các chứng từ, tài khoản và hệ thống sổ kế toán công ty đang áp dụng
Chương III: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Phân Phối Thống Nhất.
Thông qua các kết quả nghiên cứu, chương này đưa ra các kết luận và pháthiện qua quá trình nghiên cứu, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế từ đó đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm bán hàng
“Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpthương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tayngười bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi
tiền ở người mua” (Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê, năm 2014, Trang 35)
Khái niệm doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, banhành theo quyết định 149 ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính thì Doanh thu được
hiểu như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu”.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ
thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu bao gồm cả khoản phụthu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ
đi các khoản giảm trừ doanh thu và các loại thuế trực thu: chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuấtkhẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Các khoản giảm trừ doanh thu
Theo Đoạn 3 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhậpkhác thì các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
Chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán
giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn Trường hợp mua nhiều
Trang 13lần mới đạt đến lượng hàng được hưởng chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấuthương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn lần cuối cùng.
Giảm giá hàng bán: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do
hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu so với thị hiếu
Hàng bán bị trả lại: Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng hóa đã xác
định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Chiết khấu thanh toán: Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ
cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng
Giá vốn hàng bán
“Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trị giá thực tế của sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kỳ”, Giáo trình “Kế toán tài chính”, Trường Đại học Thương Mại, năm 2015, trang 250.
Thuế GTGT đầu ra
Theo Điều 2 luật số 13/2008/QH12 của Quốc hội: Thuế GTGT là thuế tínhtrên giá trị gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sảnxuất, lưu thông đến tiêu dùng
Như vậy, theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng làmột loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phátsinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sáchNhà nước theo mức độ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ bán hàng trong doanh nghiệp
1.1.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp
Phương thức bán hàng
Theo giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại” - Trường đại học
Thương Mại, năm 2011 thì có 2 phương thức bán hàng chính là: Bán buôn, bán lẻ
Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân, tổ chức khác; không
bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Như vậy, đặc điểm củabán buôn là hàng hóa vẫn còn nằm trong khâu lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu
Trang 14dùng do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện Hàng bánbuôn thường được bán theo lô hoặc bán với số lượng lớn Giá bán biến động tùythuộc vào số lượng hàng bán và phương thức thanh toán Căn cứ vào địa điểm nhận
và giao hàng, bán buôn được chia thành hai hình thức:
+ Bán buôn qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hóa mà hàng được bán
từ kho của doanh nghiệp Có hai hình thức:
Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp (bán hàng tại kho): Bên
mua đề cử đại diện đến kho của người bán để nhận hàng Bên bán xuất kho hànghóa, giao trực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, đãthanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hoá được xác định là tiêu thụ
Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Bên bán xuất kho gửi hàng và
giao tại địa điểm quy định trong hợp đồng cho bên mua Khi xuất hàng, kế toán xuấthóa đơn VAT, khi việc giao nhận kết thúc, bên mua chấp nhận và ký vào hóa đơnthì doanh thu được thực hiện Chi phí vận chuyển do bên bán hay bên mua chịu sẽđược thỏa thuận từ trước
+ Bán buôn không qua kho (Bán buôn vận chuyển thẳng): Doanh nghiệp sau
khi mua hàng, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua Phươngthức này có thể thực hiện theo hai hình thức:
Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (hình thức giao tay ba): Doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua và giao trực tiếp cho đại
diện bên mua tại kho của người bán Sau khi giao nhận, đại diện bên mua ký nhận
đủ hàng, bên mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác định
là tiêu thụ
Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Doanh nghiệp sau khi
mua hàng, nhận hàng mua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoàichuyển hàng đến giao cho bên mua ở một địa điểm đã được thỏa thuận Hàng hóachuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khinhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận đượchàng, và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa được xác định là đã tiêu thụ
Trang 15Bán lẻ là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức
kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế, tập thể mua về để tiêu dùng nội bộ Đặc điểm củaphương thức này là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêudùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện Bán lẻ thường bánđơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định Trong đó:
+ Hình thức bán hàng thu tiền tập trung: Là phương thức bán hàng mà nghiệp
vụ bán hàng và thu tiền tách rời nhau
+ Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: Đây là hình thức bán hàng mà nhân
viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách Trong hình thứcnày nhân viên bán hàng là người chịu trách nhiệm vật chất về số hàng đã nhận raquầy để bán lẻ
+ Hình thức bán hàng tự phục vụ: Khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang
đến quầy tính tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng Nhân viên thu tiền kiểmhàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng
+ Hình thức gửi bán đại lý: Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở
nhận bán đại lý, ký gửi Bên đại lý sẽ trực tiếp bán hàng và thanh toán tiền chodoanh nghiệp thương mại và được hưởng hoa hồng đại lý bán
+ Hình thức bán trả góp, trả chậm: Là phương thức mà doanh nghiệp dành
cho người mua ưu đãi được trả tiền hàng trong kỳ Doanh nghiệp được hưởng thêmkhoản chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương thứctrả tiền ngay gọi là lãi trả góp
Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán trực tiếp: Là phương thức thanh toán mà quyền sở
hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sởhữu hàng hóa bị chuyển giao Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu,séc hoặc có thể hàng hóa (nếu bán theo phương thức đổi hàng) Ở hình thức này sựvận động của hàng hóa gắn với sự vận động của tiền tệ
Phương thức thanh toán chậm trả: Là phương thức thanh toán mà quyền sở
hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một khoảng thời gian so với thời điểm
Trang 16chuyển quyền sở hữu về hàng hóa, do đó hình thành khoản công nợ phải thu củakhách hàng.
Phương thức xác định giá
Phương thức xác định giá vốn
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 chi phối tới phương pháp tính giá vốnhàng xuất kho Theo Đoạn 13 của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02):Việc tính trị giá HTK được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
Phương pháp tính bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá vốn của
từng loại hàng bán được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn khotương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng đó được mua trong kỳ Giá trị trung bình
có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi lần nhập một lô hàng về hoặc giá trungbình kỳ trước
Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này doanh nghiệp phải
biết được các đơn vị hàng hóa tồn kho và các đơn vị hàng hóa xuất bán thuộc nhữnglần mua nào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định trị giá của hàng tồnkho cuối kỳ
Giá thực tế của hàng hóa nhập kho được căn cứ vào đơn giá thực tế hàng hóanhập kho theo từng lô hàng, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần
Phương pháp bình quân cả kỳ: Theo phương pháp này, đơn giá bình quân gia
quyền được tính vào thời điểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng hàng hóa xuất khotrên từng chứng từ nhân với đơn giá bình quân đã tính để tính giá vốn của hàngxuất bán
quân cả kỳ dự trữ =
Giá gốc hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp bình quân tức thời: Theo phương pháp này phải tính đơn giá
bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho, sau đó lấy số lượng vật tư xuất kho
Trang 17nhân với đơn giá bình quân đã tính để tính ra giá vốn của từng lần xuất Côngthức tính:
Đơn giá bình
quân sau mỗi lần nhập =
Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhậpLượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần nhập
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Phương pháp này được áp dụng
dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc được sản xuất trước thì xuất trước vàhàng tồn cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất gần tới thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá vốn của số hàng được xác định tiêu thụ trong kỳ được tínhtheo giá trị của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồnkho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ hàngcòn tồn kho
Phương thức xác định giá bán
Giá bán hàng hóa là giá thỏa thuận giữa người mua và người bán được ghi trênhóa đơn hoặc hợp đồng Tuy nhiên, nguyên tắc xác định giá bán là phải đảm bảocho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận định mức
Trên nguyên tắc đó, giá bán hàng hóa được xác định như sau:
Giá bán hàng hóa = Giá gốc + Thặng số thương mại
Thặng số thương mại dùng để bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận, nó đượctính theo tỉ lệ % trên giá thực tế của hàng hóa tiêu thụ
Như vậy: Giá bán hàng hóa = Giá gốc (1 + % thặng số thương mại)
1.1.2.2 Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng
Quản lý kế toán bán hàng là một yêu cầu thực tế, nó xuất phát từ mục tiêu củadoanh nghiệp để đảm bảo được chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch tiêu thụ và đánh giáchính xác hiệu quả kinh doanh Để quản lý nghiệp vụ bán hàng, các doanh nghiệpthương mại cần quản lý cả hai mặt tiền và hàng, cụ thể cần phải đảm bải chỉ tiêu sau:
- Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng thời
kỳ, từng khách hàng, từng hoạt động kinh tế
- Quản lý về doanh thu bán hàng hóa bao gồm quản lý doanh thu thực tế,quản lý các khoản giảm trừ doanh thu và quản lý doanh thu thuần Đây là cơ sở
Trang 18quan trọng để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, đồng thời là cơ
sở để xác định tính chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Quản lý giá vốn của hàng hóa mang đi tiêu thụ, giám sát chặt chẽ các khoảnchi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý củacác số liệu, phân bổ cho hàng tiêu thụ nhằm đảm bảo cho việc xác định kết quả tiêuthụ được chính xác và hợp lý
- Quản lý tình hình thu hồi tiền, thu hồi công nợ phải thu khách hàng, yêu cầuthanh toán đúng hình thức, đúng hạn để tránh hiện tượng mất mát, ứ đọng vốn.Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm đối với từng thị trường,từng khách hàng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ
1.1.2.3 Nhiệm vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
+ Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sựbiến động của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại vàgiá trị
+ Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng, doanhthu, giá vốn, hàng tồn kho, tiền và các khoản phải thu của doanh nghiệp trong kỳ.+ Phản ánh và giám sát tình hình thu hồi tiền, công nợ và thanh toán công nợcủa người mua Đối với hàng hóa bán chịu, cần phải mở sổ ghi chép theo từngkhách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ…
+ Cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về tình hình bánhàng, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tếliên quan đến quá trình bán hàng, giúp nhà quản lý chỉ đạo, điều hành hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn
1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
1.2.1 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực
kế toán Việt Nam
Trang 191.2.1.1 Kế toán nghiệp vụ bán hàng theo Chuẩn mực kế toán số 01 (VAS-01)
VAS 01 được ban hành và công bố theo quyết định 165/2002/QĐ – BTC ngày31/12/2002 của Bộ tài chính trình bày 7 nguyên tắc kế toán cơ bản, trong đó có một
số nguyên tắc kế toán cơ bản chi phối tới kế toán bán hàng :
Cơ sở dồn tích: “Mọi nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp phải được ghi sổ
kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Như vậy, khi bán hàng hóa thì thời điểm ghi nhận doanh thu là khi thỏa mãnđồng thời 5 điều kiện ghi nhận doanh thu theo VAS 14 chứ không phụ thuộc vàothời điểm thu tiền bán hàng
Nguyên tắc giá gốc: “Tài sản được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc tài sản được hình thành theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận”.
Nguyên tắc giá gốc cho phép kế toán ghi nhận đối tượng kế toán theo giá vốnban đầu khi hình thành không cần điều chỉnh theo giá thị trường trong suốt thời giantồn tại của đối tượng kế toán Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tươngđương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểmtài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy địnhkhác trong chuẩn mực kế toán cụ thể
Nguyên tắc phù hợp: “Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu (là các chi phí đã phát sinh thực tế trong kỳ và liên quan đến việc tạo ra doanh thu của kỳ đó) và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó”.
Như vậy, chi phí được ghi nhận trong kỳ là toàn bộ các khoản chi phí liênquan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kỳ đó không phụ thuộc khoản chiphí đó được chi ra tại thời điểm nào Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và
Trang 20chi phí nhằm xác định và đánh giá đúng kết quả kinh doanh của từng thời kỳ kếtoán giúp nhà quản trị có những quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.
Nguyên tắc nhất quán: “Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp
đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp
có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính”.
Nguyên tắc nhất quán đảm bảo cho thông tin mang tính ổn định và có thể so sánhđược giữa các kỳ kế toán với nhau, giữa kế hoạch, dự toán với thực hiện Trường hợpthay đổi chính sách và phương pháp kế toán thường do doanh nghiệp chuyển đổi hìnhthức sở hữu
Nguyên tắc thận trọng: “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần
thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn”.
Nguyên tắc này yêu cầu việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi
có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhậnngay từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra Nguyên tắc thận trọng áp dụngtrong kế toán bán hàng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòngphải thu khó đòi) nhưng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng
về khả năng phát sinh chi phí
Nguyên tắc hoạt động liên tục: “Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở
giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo
Trang 21tài chính phải được lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính”.
Như vậy, nguyên tắc này liên quan đến việc phản ánh tài sản, thu nhập, chi phícủa doanh nghiệp theo giá gốc chứ không phản ánh theo giá thị trường Mặc dù,những tài sản của doanh nghiệp mua về giá cả trên thị trường thay đổi theo thờigian Do đó, có thể thấy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán trong kỳ,qua đó tác động tới quá trình tiêu thụ hàng hóa Nếu doanh nghiệp đang chuẩn bịbán, sáp nhập hoặc giải thể thì nguyên tắc hoạt động liên tục sẽ không được vậndụng vào viêc lập Báo cáo tài chính, lúc này các tài sản của doanh nghiệp đượcphản ánh theo giá thị trường
Nguyên tắc trọng yếu: “Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng
kể Báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng quyết định kinh tế của người sử dụng Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể”.
Như vậy, doanh thu bán hàng là một khoản mục quan trọng, ảnh hưởng kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ để nhà quản trị cũng như các đối tượng
sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính ra quyết định nên chỉ tiêu này được trìnhbày thành một phẩn riêng biệt trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1.2 Kế toán bán hàng theo chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho” (VAS - 02)
Chuẩn mực kế toán 02 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp
kế toán hàng tồn kho, bao gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí,ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được vàphương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tàichính Chuẩn mực này được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/ QĐ-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính
Giá trị hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Trong
đó bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác
Trang 22Theo Đoạn 13, VAS 02: Việc tính trị giá hàng tồn kho được áp dụng theo một
trong các phương pháp sau:
Phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp thực tế đích danh được áp dụng với doanh nghiệp có ít loại mặthàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được Theo phương pháp này sản phẩm,vật tư, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lôhàng đó để tính
Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giátrị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình cóthể được tính theo thời kỳ hoặc mối khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tìnhhình của doanh nghiệp
Phương pháp nhập trước, xuất trước
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) được áp dụng dựa trên giả định làhàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồnkho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ
1.2.1.3 Kế toán nghiệp vụ bán hàng theo chuẩn mực kế toán số 14 (VAS – 14)
Chuẩn mực kế toán số 14, quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp doanh thu và thu nhập khác, bao gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhậndoanh thu, phương pháp kế toán doanh thu, và thu nhập khác làm cơ sở cho việc ghichép kế toán và lập Báo cáo tài chính Chuẩn mực này được ban hành và công bố theothông tư số 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 9 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài Chính
Thời điểm ghi nhận doanh thu
Theo đoạn 10, 11, 13, 15, VAS 14 thì:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điềukiện sau:
(1) DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
Trang 23Những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải như: hàng hóa bị hư hỏng, kémphẩm chất, lạc hậu về mẫu mã và thị hiếu
Trường hợp DN vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hànghóa dưới nhiều hình thức khác nhau như:
+ Doanh nghiệp vẫn còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản đượchoạt động bình thường mà không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường.+ Việc thanh toán tiền hàng còn chưa chắc chắn vì còn phụ thuộc vào khách hàng.+ Hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đã được thỏa thuận rõtrong hợp đồng mà DN chưa hoàn thành
+ Khi người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó đượcnêu trong hợp đồng mua bán và DN chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trảlại hay không
Những lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa là khoản tiền thu được từviệc bán hàng hóa hoặc lợi ích, thu nhập ước tính từ việc sử dụng hàng hóa
Khi DN đã chuyển giao phần lớn những rủi ro và lợi ích kể trên thì mới đượcghi nhận doanh thu bán hàng
(2) DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hànghóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
Trong hầu hết các trường hợp thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trùngvới thời điểm chuyển quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua Tuy nhiên, trongmột số trường hợp lại có sự tách rời hai quyền này như: Khi bán hàng trả góp,quyền quản lý và quyền kiểm soát đã được chuyển giao nhưng quyền sở hữu chưađược chuyển giao, điều này có nghĩa là phần lớn rủi ro và lợi ích của việc sở hữuhàng hóa gắn liền với quyền kiểm soát được chuyển giao cho người mua mặc dùquyền sở hữu hợp pháp vẫn thuộc về người bán Người mua chỉ thực sự trở thànhchủ sở hữu khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán
(3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp xác định được giá trị tương đươngcủa khoản đã thu hoặc sẽ thu được trong tương lai từ việc bán hàng hóa
Trang 24(4) DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đã tương đối chắc chắn rằng doanh nghiệp
nhận được lợi ích từ các giao dịch Điều này cũng phù hợp với “nguyên tắc thận trọng” của chuẩn mực 01: “Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế”
(5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp Các chi phí bao gồm cả chi phí phát sinh saungày giao hàng (chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắnkhi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn
Như vậy, thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng cụ thể như sau:
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hìnhthức giao hàng trực tiếp: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bênmua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hìnhthức gửi hàng: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền của bênmua hoặc bên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán
- Với phương thức bán lẻ hàng hóa: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thờiđiểm nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng
- Với phương thức bán hàng đại lý: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểmbên nhận đại lý thanh toán tiền hàng, chấp nhận thanh toán hoặc thông báo hăng đãbán được
1.2.2 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành (chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016)
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng
Theo Thông tư 133/2016/TT - BTC chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ,khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở bất kỳ phần hành kế toán nào thì doanhnghiệp phải phải lập chứng từ theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính Những chứng
Trang 25từ này là cơ sở để đối chiếu kiểm tra nghiệp vụ cũng như được sử dụng cho công táchạch toán kế toán.
Hệ thống biểu mẫu, chứng từ kế toán:
Hợp đồng mua bán hàng hóa: Đây là chứng từ đầu tiên đánh dấu sự phát sinh
của nghiệp vụ bán hàng
Hóa đơn GTGT: Là hóa đơn dùng cho các đơn vị tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế Hóa đơn do người bán lập khi bán hàng hóa hoặc cungcấp dịch vụ Mỗi hóa đơn được lập cho các loại hàng hóa, dịch vụ có cùng mức thuếsuất Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên (Liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 giao chokhách hàng, liên 3 dùng làm chứng từ kế toán)
Hóa đơn bán hàng thông thường: Là hóa đơn dùng cho các doanh nghiệp nộp
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp kinh doanh những mặthàng thuộc diện chịu thuế GTGT
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Là loại chứng từ dùng để theo dõi số
lượng hàng hóa di chuyển từ kho này sang kho khác trong nội bộ doanh nghiệp.Đây là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết hàng hóa Phiếunày do bộ phận cung ứng lập thành 3 liên: Liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 chuyểncho thủ kho để ghi thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán, liên 3 giao chokhách hàng
Các loại hóa đơn, chứng từ khác
+ Phiếu thu, phiếu chi
+ Giấy báo nợ, giấy báo có
+ Bảng kê hàng hóa bán lẻ
+ Hóa đơn cước phí vận chuyển
+ Hóa đơn thuê kho bãi, bốc dỡ hàng hóa
+ Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
+
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng
Trang 26Để phản ánh các khoản liên quan đến giá bán, doanh thu và các khoản ghigiảm doanh thu về bán hàng cùng với doanh thu thuần về bán hàng, kế toán sử dụngcác tài khoản sau đây:
TK 511 - “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Dùng để phản ánh doanhthu của khối lượng hàng đã bán, dịch vụ đã cung cấp không phân biệt đã thu đượctiền hay chưa thu được tiền
Trang 27Kết cấu tài khoản
Bên nợ:
+ Các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ
+ Các khoản thuế gián thu phải nộp
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên có:
+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch
vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
TK 131 - “Phải thu của khách hàng”
Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải thucủa khách hàng do bán chịu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và tình hình thanh toáncác khoản phải thu của khách hàng Ngoài ra tài khoản 131 còn được sử dụng đểphản ánh số tiền mà doanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu khách hàng về bán hàng hóa đã cung cấp
trong kỳ, số tiền thừa phải trả lại cho khách hàng
Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng thanh toán trong kỳ, số tiền doanh
nghiệp nhận ứng trc của khách hàng, số tiền giảm trừ công nợ phải thu của kháchhàng như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại hay chiếtkhấu thanh toán cho khách hàng
Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng
Số dư bên Có: Phản ánh số tiền thu trước hay thu thừa của người mua
Trang 28Khi lên bảng cân đối kế toán không được bù trừ số dư Nợ và số dư Có của TK
131 Số dư Nợ được phản ánh ở chỉ tiêu bên Tài sản còn số dư Có được phản ánh ởchỉ tiêu bên Nguồn vốn
TK 632 - “Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này được dùng để phản ánh giá trị thực tế của một số sản phẩmhàng hóa, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ, số trích
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơn năm trước, trị giá sản phẩm,hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần cá nhân phải bồi thường
Bên Có: Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ để
xác định kết quả kinh doanh, hoàn nhập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn khocủa năm nay thấp hơn năm trước, trị giá vốn sản phẩm đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
TK 156 - “ Hàng hóa”
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng,giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: Phản ánh trị giá hàng hóa nhập kho và chi phí thu mua phát sinh trong
kỳ; kết chuyển trị giá hàng tồn kho cuối kỳ (Trường hợp hạch toán hàng tồn khotheo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên Có: Phản ánh trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho trong kỳ; chi phí mua
hàng phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ; kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho đầu kỳ(Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Số dư bên Nợ: Phản ánh trị giá mua và chi phí mua hàng hóa còn tồn kho
hiện còn
TK 157 - “Hàng gửi bán”
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hóa gửi cho người mua, giao chocác cơ sở đại lý nhưng chưa được chấp nhận thanh toán
Trang 29Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế của hàng gửi bán hoặc gửi đại lý bán
Bên Có: Phản ánh trị giá thực tế của số hàng gửi cho người mua, cho các cơ sở
đại lý đã xác định tiêu thụ
Số dư Nợ: phản ánh trị giá hàng hóa gửi đi bán chưa được xác định tiêu thụ
cuối kỳ, phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại nhờ bên mua giữ hộ
Ngoài ra, kế toán bán hàng còn sử dụng một số tài khoản như: TK 111, 112,
151, 138, 3331, 611, 635, 642,…
1.2.2.3 Vận dụng tài khoản kế toán
A, Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Kế toán bán buôn hàng hóa
Bán buôn qua kho
Kế toán bán buôn theo phương pháp giao hàng trực tiếp
Khi xuất kho hàng hóa, căn cứ hóa đơn GTGT kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 5111: Theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT
Căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632
Có TK 156
Kế toán bán buôn qua kho theo phương pháp gửi hàng cho khách hàng
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh giá thực tế của hàng xuất bán, ghi:
Nợ TK 157
Có TK 156
Khi hàng hóa gửi bán được xác định là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghinhận doanh thu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 5111: Theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT
Trang 30Đồng thời phản ánh giá vốn hàng gửi bán:
Nợ TK 632
Có TK 157
Bán buôn vận chuyển thẳng
Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo phương pháp giao tay ba
Căn cứ vào các hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kếtoán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 5111: Theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT
Căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng do nhà cung cấp lập, kếtoán phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Theo giá mua chưa có thuế GTGT của lô hàng bán
Nợ TK 133 (nếu có): Thuế GTGT đầu vào nếu có
Có TK 111, 112, 331: Theo giá mua đã có thuế GTGT
Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng
Khi DN mua hàng sau đó chuyển thẳng đi bán, căn cứ vào hóa đơn GTGThoặc hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp, phiếu gửi hàng đi bán, kế toán ghi:
Nợ TK 157
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
Khi hàng gửi bán được xác định là đã tiêu thụ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 5111: Theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632
Có TK 157
Trang 314 Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn
Chiết khấu thanh toán: là khoản chiết khấu cho những khách hàng thanh toán
tiền hàng trước thời hạn ghi trong hợp đồng, chiết khấu thanh toán được phản ánhvào chi phí tài chính, kế toán ghi:
Nợ TK 635: Theo số chiết khấu cho khách hàng
Nợ TK 111, 112: Theo số tiền thực thu được
Có TK 131: Theo tổng số phải thu của khách hàng
Chiết khấu thương mại: Khi bán buôn có phát sinh khoản chiết khấu thương
mại giảm trừ cho khách hàng kế toán ghi:
Nợ TK 511: Theo số chiết khấu cho khách hàng
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp tính trên khoản chiết khấu
Có TK 111, 112, 131: Khoản thanh toán theo tổng số giảm trừ
Giảm giá hàng bán: Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho
người mua về số lượng hàng đã bán kém chất lượng, phẩm chất, sai quy cách, hợpđồng thì kế toán ghi:
Nợ TK 511: Theo giá bán chưa có thuế GTGT
Nợ TK 3331: Số thuế GTGT phải nộp tính trên giá trị hàng bán bị giảm giá
Có TK 111, 112, 131: Theo giá thanh toán
Hàng bán bị trả lại: Khi phát sinh hàng bán bị trả lại kế toán phản ánh doanh
thu hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 511: Theo giá hàng bán bị trả lại chưa có thuế GTGT
Nợ TK 3331: Số thuế GTGT phải nộp tính trên giá trị hàng bị trả lại
Có TK 111, 112, 131: Theo giá thanh toán của hàng bị trả lại
Khi đơn vị chuyển hàng về nhập kho kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bịtrả lại ghi:
Nợ TK 156
Có TK 632
Nếu đơn vị chưa chuyển hàng về nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 157: Theo giá trị thực của hàng bị trả lại
Có TK 632: Theo giá trị thực của hàng bị trả lại
Trang 325 Kế toán hàng thừa, thiếu trong quá trình bán
Trường hợp hàng gửi đi bán phát sinh thiếu hàng hóa chưa xác định rõ nguyênnhân, kế toán chỉ phản ánh doanh thu theo số tiền bên mua chấp nhận thanh toán Sốhàng thiếu chưa xác định nguyên nhân, kế toán ghi:
Nợ TK 1381
Có TK 157
Trường hợp phát sinh hàng thừa chưa rõ nguyên nhân, kế toán chỉ phản ánhdoanh thu theo hóa đơn bên mua đã chấp nhận thanh toán, phản ánh số hàng thừa kếtoán ghi:
Trường hợp số tiền nhân viên thực nộp phù hợp với doanh số bán ra thì kế toántiến hành ghi sổ kế toán:
6 Đối với đơn vị giao đại lý
Khi đơn vị giao hàng cho cơ sở nhận đại lý: Nếu đơn vị xuất kho hàng hóa đểgiao đại lý kế toán ghi:
Nợ TK 157
Có TK 156, 155
Trang 33Nếu đơn vị mua hàng và giao thẳng cho cơ sở nhận đại lý kế toán ghi:
Nợ TK 157: Theo giá mua chưa thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Khi nhận được bảng thanh toán hàng bán đại lý, ký gửi do cơ sở nhận đại lýlập và các chứng từ thanh toán, kế toán phản ánh doanh thu, hoa hồng đại lý dànhcho bên nhận bán hàng đại lý
Trường hợp bên nhận đại lý đã khấu trừ tiền hoa hồng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Theo số tiền thực nhận theo giá thanh toán
Nợ TK 6421: Số tiền hoa hồng chưa có thuế GTGT
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ tính trên số tiền hoa hồng
Có TK 5111: Giá chưa thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Trường hợp hoa hồng trả theo định kỳ (đơn vị nhận hàng đại lý không khấutrừ ngay tiền hoa hồng), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Theo giá bán đã có thuế của hàng hóa đã bán
Có TK 5111: Giá chưa thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Khi thanh toán tiền hoa hồng cho cơ sở đại lý, kế toán ghi:
Khi phát sinh các khoản chi phí trong quá trình gửi hàng đại lý:
Nếu doanh nghiệp chịu:
Nợ TK 6421
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
Trang 34Nếu doanh nghiệp chi hộ cho cơ sở nhận đại lý:
Nợ TK 1388
Có TK 111, 112, 331
7 Đối với đơn vị nhận đại lý
Khi nhận được hàng hóa do cơ sở giao đại lý chuyển đến, căn cứ vào biên bảngiao nhận kế toán theo dõi trên sổ kế toán hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược.Khi bán được hàng hóa căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng vàcác chứng từ liên quan
Trường hợp doanh nghiệp khấu trừ ngay tiền hoa hồng được hưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền thu được theo giá thanh toán
Có TK 5113: Khoản hoa hồng được hưởng
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp tính trên hoa hồng được hưởng
Có TK 331: Số còn phải trả cho bên giao đại lý
Trường hợp doanh nghiệp chưa khấu trừ hoa hồng được hưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112: Số tiền theo giá thanh toán
Có TK 331: Khoản phải trả cho bên giao đại lý
Khi tính và thanh toán tiền hoa hồng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền thu được theo giá thanh toán
Có TK 5113: Khoản hoa hồng được hưởng
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp tính trên hoa hồng được hưởngKhi thanh toán tiền cho bên giao đại lý, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
Kế toán bán hàng trả chậm, trả góp
Khi xuất hàng giao cho khách, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng, lãi trả góp và
số tiền phải thu ở người mua:
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo số tiền trả ngay chưa có thuếGTGT, ghi:
Trang 35Nợ TK 131: Số tiền còn phải thu
Đầu kỳ kinh doanh, kế toán kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng tồn kho,tồn quầy, hàng gửi bán, hàng mua đang đi đường chưa tiêu thụ, kế toán ghi:
Trang 36Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, kế toán phản ánh hàngtồn kho:
Hình thức này sử dụng các loại sổ sau:
- Sổ Nhật ký chung: Số ghi phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ tài chính theotrình tự thời gian phát sinh chúng
- Sổ Nhật ký bán hàng: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp nghiệp vụ bánhàng nhưng chưa thu tiền
- Sổ cái TK 511, TK 3331, TK 632,
- Sổ chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu, tình hình nhập xuất tồntheo từng mặt hàng, nhóm hàng
Sổ chi tiết thanh toán người mua: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình công nợ
và thanh toán công nợ phải thu ở người mua Nó được mở cho từng khách hàng vàtheo dõi từng khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho đến khi người mua thanh toán
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh vào sổ NKC theo trình tự thời gian đồng thời phản ánhtheo quan hệ đối ứng tài khoản có liên quan để phục vụ cho việc ghi sổ cái
Trình tự ghi sổ theo Hình thức Nhật ký chung (Phụ lục 03)
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghitrên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếuđơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung,các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Trang 37Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặcbiệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụphát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoảnphù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghiđồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối sốphát sinh
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáotài chính Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảngcân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên
sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loạitrừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ
Hình thức Nhật ký – Sổ cái
Các loại sổ kế toán được sử dụng bao gồm:
- Sổ Nhật ký - Sổ cái các tài khoản 111, 112, 131, 156, 511
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết như: sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chitiết bán hàng, sổ chi tiết hàng tồn kho
Đặc trưng cơ bản của hình thức này: theo hình thức này các nghiệp vụ bán
hàng phát sinh được ghi vào Nhật ký – Sổ cái theo trình tự thời gian và theo nộidung kinh tế Số liệu trên Nhật ký – Sổ cái được dùng để lập báo cáo tài chính
Trình tự ghi sổ theo Hình thức Nhật ký - Sổ Cái (Phụ lục 04)
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trướchết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái Sốliệu của mỗi chứng từ được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái,bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu,phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định
kỳ 1 đến 3 ngày
Trang 38Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi
Sổ Nhật ký – Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trongtháng vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng
số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản
ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinhcác tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đếncuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng(trong quý) kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật
- Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 511, 632, 131,
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết như: sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chitiết bán hàng
Đặc trưng cơ bản: Căn cứ vào các chứng từ ban đầu để ghi sổ kế toán tổng
hợp là “chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm ghi theo trình tự thờigian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái Chứng từghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ kếtoán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Phụ lục 05)
Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ chứng từ kế toán đã kiểm tra để lậpchứng từ ghi sổ hoặc căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra phân loại đểlập bảng Tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ, trên cơ sở số liệu củaBảng Tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ sau khi đã
Trang 39ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ,thẻ kế toán chi tiết.
Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toántiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tàikhoản Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng lập "Bảng cânđối tài khoản" Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kếtoán, Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ,thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản Cuối tháng tiến hành cộng các
sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoảntổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của từng tài khoản đó Các Bảng Tổnghợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáotài chính
Kế toán trên máy vi tính:
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toánhoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán khônghiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán vàbáo cáo tài chính theo quy định
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán đượcthiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưngkhông hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy (Phụ lục 06)
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đượcthiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kếtoán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan