1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn Thanh Khê

26 57 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 583,16 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài để đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo nhằm đưa ra các giải pháp để định hướng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại địa bàn quận một cách rõ nét hơn.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ MỸ LIÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ,

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: TS LÊ BẢO

Phản biện 1: TS Trần Phước Trữ

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 02 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, đối với nước ta cũng như thành phố Đà Nẵng mà trong đó quận Thanh Khê xem công tác giảm nghèo là một trong những chủ trương lớn, đặc biệt quan tâm của Đảng, Chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo Giai đoạn 2013 - 2017, quận Thanh Khê đã giúp thoát nghèo 2601hộ, bình quân mỗi năm giảm trên 850 hộ Đến cuối năm

2015, quận Thanh Khê không còn hộ nghèo theo chuẩn từ 800.000đồng/người/tháng trở xuống Hoàn thành chương trình giảm nghèo giai đoạn 2013 - 2017 trước 2 năm Mục tiêu xóa giảm nghèo của quận Thanh Khê đã đạt được kết quả rất quan trọng Hộ nghèo hằng năm giảm rõ rệt, các cơ sở hạ tầng được nâng lên, điều kiện vật chất, đời sống của nhân dân không ngừng cải thiện, nâng lên; tiếp cận các dịch vụ xã hội ngày càng nhiều

Tuy nhiên, giảm nghèo vẫn còn có rất nhiều khó khăn trên địa bàn quận Thanh Khê Hộ nghèo phát sinh nhiều Một số chính sách

để thực hiện công tác giảm nghèo còn thiếu đồng bộ, chưa đồng nhất, chưa thực sự để khuyến khích cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo một cách bền vững Công tác thông tin chưa được tuyên truyền phổ biến kịp thời đến người nghèo Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho công tác giảm nghèo phần nào chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thật sự xuyên suốt Công tác sơ kết, tổng kết, cũng như đánh giá rút kinh nghiệm, khen thưởng các cá nhân, tập thể chưa được quan tâm kịp thời Công tác điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo, QLNN còn gặp phải nhiều chính sách chồng chéo, chưa nhất quán và đồng bộ, lúng túng gây khó khăn trong quản lý Các TCCT trong hệ thống QLNN chưa phát huy

Trang 4

hết vai trò trách nhiệm trong phối hợp cùng với chính quyền để giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo

Vấn đề đặt ra để nghiên cứu, rà soát, đánh giá những thực trạng công tác QLNN về giảm nghèo nhằm đưa ra các chính sách, phù hợp với từng tình hình thực tế tại địa phương Tác giả đã chọn đề

tài: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn Thanh Khê”

nhằm đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề hạn chế nêu trên

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài để đánh giá thực trạng công tác QLNN về giảm nghèo nhằm đưa ra các giải pháp để định hướng công tác QLNN về giảm nghèo tại địa bàn quận một cách rõ nét hơn

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác QLNN về giảm nghèo Đánh giá, phản ánh đúng thực trạng công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn Thanh Khê Nêu ra những kết quả đã đạt được; chỉ ra hạn chế, tồn tại và tìm ra những nguyên nhân, khắc phục để làm tốt hơn công tác giảm nghèo những giai đoạn đến Đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về giảm nghèo tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Trang 5

pháp đề xuất có ý nghĩa trong những năm tới

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

+ Số liệu, tài liệu Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng; + Sở LĐTBXH thành phố Đà Nẵng;

+ UBND quận, Phòng LĐTBXH quận Thanh Khê; các Đề án, Quyết định, Chỉ thị thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020

+ Nghị quyết của Quốc hội; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2013-2017 Các văn bản quy phạm pháp luật; bài báo; tạp chí khoa học…để phân tích, đánh giá vấn đề thực trạng công tác QLNN về giảm nghèo địa bàn quận Thanh Khê

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

+ Tiến hành điều tra, khảo sát

+ Đối tượng và phạm vi điều tra

+ Thời gian điều tra: Thực hiện điều tra thu thập thông tin từ ngày 05/11/2018 đến ngày 20/11/2018

+ Các bước thực hiện: Thiết kế phiếu điều tra khảo sát; Tiến hành điều tra khảo sát các phiếu; Phân tích kết quả điều tra Sau đó đánh giá kết quả thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo của quận

- Phương pháp phân tích:

Sử dụng phân tích hệ thống, phương pháp thống kê mô tả, cũng như các tiêu chí đánh giá khác nhau Với đề tài, việc thu thập các dữ liệu được thông qua các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp để nhìn nhận đánh giá

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Giảm nghèo là có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh

Trang 6

tế xã hội, tình hình ổn định chính trị của mỗi địa phương Do đó, có rất nhiều cá nhân, tổ chức nghiên cứu đến vấn đề này Đã có một số công trình nghiên cứu về công tác QLNN về giảm nghèo với những cách đánh giá, tiếp cận khác nhau:

- Bài giảng “Quản lý Nhà nước về kinh tế” của TS Lê Bảo

(năm 2016), Khoa kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã giúp cho người đọc có những kiến thức về công tác QLNN trong xã hội, kinh tế Trong đó, tại chương 5, chương 6, chương 7 và chương

8 trình bày QLNN về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; QLNN về giáo dục, về y tế; QLNN đối với các dịch vụ tư vấn, công ích TS Lê Bảo

đã đưa ra việc quản lý các dịch vụ xã hội cơ bản như thế nào, liên quan đến công tác QLNN về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều; đồng thời chỉ rõ quản lý dịch vụ công ích và tư vấn

- Đặng Nguyên Anh, (năm 2015) “Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn” Qua bài viết, đã nêu

lên khái niệm nghèo đói theo cách tiếp cận đơn chiều; và khái niệm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều như hiện nay; các tiêu chí, quy định chính sách đối với nghèo đa chiều ở Việt Nam Tác giả Đặng Nguyên Anh đã chỉ rõ những khó khăn trong xây dựng tiêu chí

và xác định các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam để đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả thực hiện chương trình giảm nghèo ở giai đoạn 2016 - 2020

Ngoài ra, luận văn sử dụng thêm các tài liệu hội thảo, báo cáo của thành phố, quận, địa phương về công tác giảm nghèo để có thể tham khảo thêm về những giải pháp có thể phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn quận Thanh Khê

Trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, Đề tài “Quản lý nhà

nước về giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê” của tác giả sẽ

Trang 7

đánh giá thực trạng công tác quản lý giảm nghèo, đồng thời đề ra những giải pháp để tăng cường công tác QLNN trên địa bàn quận

6 Bố cục của đề tài

Để trình bày nội dung nghiên cứu của mình, bố cục luận văn được chia 3 phần như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận QLNN về giảm nghèo

Chương 2: Thực trạng QLNN về giảm nghèo địa bàn quận

* Khái niệm về nghèo

Qua các nghiên cứu trên, tác giả thấy rằng có nhiều khái niệm đưa ra và có nhiều điểm khác nhau, nhưng đa số các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà chính trị gia đều cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều Tình trạng nghèo được xem là sự thiếu hụt các dịch

vụ xã hội cơ bản, không được thỏa mãn các nhu cầu nguồn lực cơ bản của con người Chính vì vậy, có thể hiểu nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng một hoặc một vài nhu cầu cơ bản trong cuộc sống

Ở nước ta, nghèo được định nghĩa như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống

thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện Trong

Trang 8

hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật chất,biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa, tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm bớt tới mức tổi thiểu gần

nhất, gần như không có

Đối với nước ta trong thời gian qua, chuẩn nghèo, tỷ lệ nghèo

và xác định đối tượng nghèo hoàn toàn dựa vào các tiêu chí thu nhập

Chuẩn nghèo được xác định theo phương pháp “chi phí cho các nhu cầu cơ bản”

- Xác định chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam:

Bộ LĐTBXH đã 3 lần điều chỉnh mức chuẩn nghèo theo thu nhập Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày

19/11/2015 về việc “ban hành chuẩn nghèo mới tiếp cận với nghèo

đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”

Giai đoạn 2016-2020: Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch

vụ xã hội cơ bản với 5 dịch vụ gồm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch

và vệ sinh, thông tin

* Khái niệm về giảm nghèo

Vậy, giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu và thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản khác của con người: y tế, giáo dục và điều kiện sống trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, từng khu vực và quốc gia [9]

* Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo

Khái niệm QLNN về giảm nghèo có nhiều cách hiểu khác nhau Nhưng có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ

Trang 9

thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm đạt dược những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến đổi của môi trường

Cho đến nay chưa có khái niệm cụ thể QLNN về giảm nghèo Chúng ta có thể khái quát quản lý nhà nước về giảm nghèo như sau: Quản lý nhà nước về giảm nghèo là hoạt động có ý thức do Nhà nước thực hiện thông qua các công cụ (cơ chế, chính sách, pháp luật,

hệ thống tổ chức, nguồn lực…) và các biện pháp hành chính khác (thanh tra, kiểm tra, giám sát…) tác động vào người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội trong từng giai đoạn nhất định

1.1.2 Sự cần thiết của giảm nghèo

Giảm nghèo là một yêu cầu cần thiết để ổn định chính trị, xã hội Hiện nay, vấn đề chính trị, vấn đề xã hội luôn có những diễn biến phức tạp Chính từ đây, nghèo đói có thể là một trong những nguyên nhân tạo nên sự bất ổn chính trị xã hội Và giảm nghèo mang

ý nghĩa ổn định chính trị, xã hội, củng cố niềm tin nhân dân vào đất nước Nếu công tác giảm nghèo chúng ta không thực hiện có hiệu quả, không được sự quan tâm thì chắc chắn không thể thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội và phát triển kinh tế đảm bảo

1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo

- Vai trò định hướng

- Vai trò phối hợp

- Vai trò điều tiết

- Vai trò hỗ trợ

- Vai trò kiểm tra, giám sát

1.2 NỘI DUNG CỦA NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO

1.2.1 Xây dựng Kế hoạch giảm nghèo

Trang 10

Nội dung của Kế hoạch giảm nghèo được xác định mục đích,

yêu cầu từng địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội Xác định được đối tượng, điều kiện để thực hiện điều tra; đưa ra các phương pháp điều tra phù hợp với địa phương đó Công tác tổ chức thực hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện giảm nghèo Quy trình xây dựng kế hoạch giảm nghèo được xây dựng các mục tiêu

chung, mục tiêu cụ thể; thời gian, lộ trình

1.2.2 Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo

Sau khi các Đề án, chính sách giảm nghèo được phê duyệt thì

cơ quan QLNN các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai các nhiệm

vụ, công việc đã được duyệt để triển khai thực hiện và tham gia giám

sát việc thực hiện Quy trình thực hiện chính sách: Ban hành các văn

bản và kế hoạch tổ chức thực hiện; công tác tuyên truyền; tổ chức bộ máy hoạt động; bố trí nguồn lực; kiểm tra, giám sát Triển khai các tiêu chí đánh giá cụ thể

1.2.3 Tổ chức bộ máy và huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo

Hiện nay, đối với QLNN về công tác giảm nghèo được chia thành bốn cấp, được thống nhất quản lý từ Trung ương đến địa phương, cụ thể như sau:

- Đối với cấp Trung ương

- UBND cấp thành phố, tỉnh

- UBND cấp quận, huyện

- UBND phường, xã

1.2.4 Công tác kiểm tra và giám sát công tác giảm nghèo

Mục đích giám sát, thanh tra, kiểm tra để đánh giá kết quả thực hiện Qua đó, cơ quan các cấp phát hiện những mặt được, những

Trang 11

mặt còn hạn chế để có biện pháp kịp thời can thiệp, chấn chỉnh và xử

lý; đề xuất, kiến nghị với các cấp, các ngành đưa ra các giải pháp 1.2.5 Xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo

Thanh tra, kiểm tra là một trong những công cụ không thể thiếu đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước Thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cán bộ, tổ chức, cá nhân, người nghèo thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, tổ chức, cá nhân và người nghèo được hưởng thụ

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLNN VỀ GIẢM NGHÈO

1.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương

* Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật thiên nhiên phong phú; vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, có nhiều tài nguyên thiên nhiên…Cơ quan QLNN dựa vào điều kiện tự nhiên để làm cơ sở xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội

*Điều kiện kinh tế

Điều kiện phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động đến công tác giảm nghèo và quản lý giảm nghèo Quy

mô, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế là yếu tố cơ bản để nhà nước tăng nguồn thu và tích lũy tạo nên sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ Người nghèo có điều kiện sự vươn lên thoát khỏi nghèo đói Quy mô nền kinh tế lớn và tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện quan trọng để thực hiện giảm nghèo

Trang 12

* Điều kiện xã hội

Trình độ phát triển kinh tế xá hội có tác động trực tiếp tới việc triển khai công tác QLNN về giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và thu nhập của dân cư trong quá trình đô thị hóa, không những tạo điều kiện vật chất cho sự hỗ trợ ngày càng lớn của Nhà nước cho người nghèo mà còn tạo điều kiện giúp cho họ có thêm nhiều thuận lợi để vươn lên Những nhân tố xã hội tác động đến nghèo đói: dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phong tục, tập quán, công tác cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành Tình trạng nghèo đói liên quan đến sự gia tăng dân số, cơ cấu dân cư

1.3.2 Nhân tố về nhận thức của người nghèo

Do yếu tố tâm lý; lười lao động, còn ỷ lại, trông chờ vào chính sách đãi ngộ của Nhà nước Người nghèo không có năng lực, trình độ học vấn lại thấp dẫn đến khó có thể lao động để nâng cao năng suất, cũng như ít tiếp cận các thông tin từ bên ngoài ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, không có điều kiện nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh để thoát nghèo Quy mô hộ gia đình là quan trọng, đông con vừa là nguyên nhân cũng là hệ quả của cái nghèo

1.3.3 Nhân tố về trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác giảm nghèo

Phẩm chất chính trị đạo đức tốt; có đủ năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trực tiếp theo dõi, giúp đỡ các hộ nghèo và làm công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; cần tham gia bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn; Cần đáp ứng yêu cầu tổng hợp, bao gồm: Nắm vững các đường lối, chủ trương, chính sách, nội dung thực hiện của chương trình, Đề án (biết việc); Có kỹ năng thực hiện tốt các công việc cụ thể (có thể làm được việc); có tâm huyết, có tính chịu khó và

Trang 13

nhiệt tình với công tác giảm nghèo (tích cực và sáng tạo)

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

- Kinh nghiệm giảm nghèo Hàn Quốc

- Kinh nghiệm của Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

- Kinh nghiệm của Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

- Những bài học kinh nghiệm rút ra cho quận Thanh Khê

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ

2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH KHÊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế

Quận Thanh Khê là quận nằm ở trung tâm về phía Tây Bắc của thành phố Đà Nẵng Quận Thanh Khê có diện tích tự nhiên là 9,44 km2, bằng 0,74% diện tích của thành phố Quận có ranh giới tự nhiên: phía Đông giáp quận Hải Châu; phía Tây giáp quận Cẩm Lệ

và quận Liên Chiểu; phía Nam giáp quận Cẩm Lệ và phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng Về địa giới hành chính Quận Thanh Khê có 10 phường, bao gồm các phường như sau: An Khê, Hoà Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh Trung

Điều kiện kinh tế tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân tại giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn quận là 13,08 Kinh tế tư

Ngày đăng: 08/01/2020, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w