1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

26 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS NINH THỊ THU THỦY

Phản biện 1: PGS TS Bùi Quang Bình

Phản biện 2: PGS TS Phạm Bảo Dương

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khoa học ngày càng phát triển, con người ngày chế ngự và dự báo được những rủi ro diễn ra trong cuộc sống như thiên tai, dịch bệnh Tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của cuộc sống, con người cũng không thể lường trước được những rủi ro như bệnh tật, tuổi già,

ốm đau, sinh tử Mong muốn có một khoản bù đắp những rủi ro không chỉ là của mỗi người mà còn là sự quan tâm, chăm sóc của Đảng và Nhà nước

Xuất phát từ tầm quan trọng của chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn

Do đó, để đảm bảo an sinh xã hội, Bảo hiểm xã hội thành phố cần nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý Thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Chính vì vậy, Đề tài “Quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa

bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum” là hết sức cần thiết, có ý

nghĩa thực tiễn cao

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng

công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu BHYT hộ gia đình

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình của thành phố Kon Tum, chỉ ra những thành công, hạn chế

và nguyên nhân

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT

Trang 4

hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum thời gian tới

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Nội hàm công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình gồm những vấn đề gì?

- Công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum được thực hiện như thế nào? Có những tồn tại, hạn chế gì?

- Cần có giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum trong thời gian tới?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực

tiễn về công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum

b Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

- Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu của đề tài được tập hợp từ giai đoạn 2013 – 2017, đề xuất giải pháp đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích như: nghiên cứu định tính, thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp chuyên gia để phân tích thực trạng quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Trang 5

6 Ý nghĩa khoa học của luận văn

- Về mặt lý luận: Luận văn tổng hợp và hệ thống hóa khung lý

thuyết về quản lý thu BHYT hộ gia đình, nhất là vấn đề chính sách và

tổ chức thực hiện bảo hiểm y tê hộ gia đình trong giai đoạn hiện nay

- Về mặt thực tiễn:

Các kết quả nghiên cứu của luận văn là cứ liệu khoa học để các cấp quản lý hoạch định chính sách và xây dựng các giải pháp khả thi trong việc triển khai BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố nhằm đạt hiệu quả cao trong tương lai

7 Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

9 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục các bảng biểu số liệu, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu BHYT hộ gia đình

- Chương 2: Thực trạng quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT

hộ gia đình trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Trang 6

a Khái niệm BHYT

* BHYT: là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực

chăm sóc sức khoẻ, không vì mục tiêu lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định

* BHYT theo hộ gia đình: Hộ gia đình tham gia BHYT bao

gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú

* Quản lý: là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm

soát các nguồn lực và hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của

hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động

* Thu BHYT hộ gia đình: là hoạt động tài chính của Nhà

nước; nhằm thực hiện thu nguồn đóng BHYT của các hộ gia đình để hình thành quỹ tài chính BHYT thống nhất do Nhà nước quản lý

* Quản lý thu BHYT hộ gia đình: chính là quá trình cơ quan

BHXH xác định các mục tiêu, phương hướng để lập các kế hoạch Thu BHYT hộ gia đình, tiếp đó là triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch thu đã đặt ra đồng thời tổ chức việc giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm của các đại lý thu BHYT ở các xã, phường trực thuộc nhằm bảo đảm thu đúng đối tượng, đúng mức đóng vào quỹ BHYT, đồng thời hoàn thành kế hoạch thu BHYT hộ gia đình đã đặt ra, góp phần tăng trường và phát triển số thu BHYT

Trang 7

hộ gia đình trên địa bàn

1.1.2 Mục tiêu quản lý thu BHYT hộ gia đình

- Quản lý đúng đối tượng có đóng - có hưởng

- Quản lý theo đúng chế độ chính sách hiện hành

- Quản lý thu kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT

- Hoàn thành kế hoạch thu BHYT hộ gia đình đã đặt ra

- Tăng tổng số thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh

- Quản lý thống nhất, tập trung, công khai, minh bạch

1.1.3 Vai trò của quản lý thu BHYT hộ gia đình

Quản lý tốt công tác thu BHYT hộ gia đình nhằm thực hiện tốt

các vai trò chủ yếu sau đây:

- Bảo vệ tài chính cho các thành viên tham gia: khi các

thành viên trong gia đình tham gia BHYT mà không may bị rủ ro, ốm đau, bệnh tật thì BHYT sẽ giúp họ giảm thiểu tối đa những chi phí phát sinh khi khám chữa bệnh Người tham gia BHYT sẽ được tham toán toàn bộ chi phí hoặc chỉ phải chi tra một phần rất nhỏ khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

- Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân:

+ Tạo công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế trong đó tất cả mọi người, ai có nhu cầu đều được sử dụng dịch vụ y tế, không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào khả năng chi trả

+ Cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, toàn diện: Bao gồm dịch

vụ y tế cơ bản về nâng cao sức khoẻ, dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng có chất lượng đủ tốt để có hiệu quả nâng cao sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ

- Giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước: với sự chi

trả phần lớn chi phí khám chữa bệnh, đã góp phần giúp ngân sách

Trang 8

nhà nước giảm được gánh nặng, mặt khác cũng giúp cho ngành y tế tháo gỡ khó khăn về tài chính, giúp các cơ sở KCB có điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất, các phương tiện hiện đại để phục vụ người bệnh tốt hơn

- Đảm nhiệm trọng trách trụ cột chính trong hệ thống các chính sách ASXH: tạo lập niềm tin của người dân vào chế độ xã hội

và các cấp chính quyền, từ đó góp phần đảm bảo ASXH bền vững

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH

1.2.1 Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT hộ gia đình

Công tác tuyên truyền phổ biến giúp các người tham gia thấy được những nội dung, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của BHYT

hộ gia đình, thông qua những người đã hiểu, đã tham gia BHYT để

họ vận động gia đình,người thân, bạn bè, cũng như vận động cộng đồng cùng tham gia BHYT

1.2.2 Quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình

- Quản lý đối tượng tham gia: hộ gia đình bao gồm toàn bộ

người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú Điều này cũng có nghĩa tất cả các thành viên trong gia đình đều phải mua BHYT (trừ trường hợp đã tham gia BHYT của nhóm đối tượng khác)

- Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT: mức đóng hàng tháng

bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được giảm trừ mức đóng theo số lượng thành viên tham gia trong hộ

- Phương thức đóng BHYT: định kỳ 03, 06 hoặc 12 tháng

- Phát triển đối tượng tham gia: Phát triển số người tham gia

BHYT hộ gia đình là “chìa khóa” quan trọng để phát triển các đối

Trang 9

tượng tham gia BHYT

1.2.3 Tổ chức thu BHYT hộ gia đình

a Lập kế hoạch thu BHYT hộ gia đình

Thực hiện theo văn bản hướng dẫn lập dự toán thu hàng năm của BHXH Việt Nam trên cơ sở đánh giá kết quả thu năm trước (đối tượng tham gia, số tiền thu, khả năng phát triển đối tượng) trong năm sau, tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định hiện hành, sát thực tế và mang tính khả thi cao Kế hoạch phải kèm thuyết minh đầy

đủ và rõ ràng, có đề xuất giải pháp để thực hiện tốt dự toán thu năm sau

b Tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHYT hộ gia đình

- Xác định bộ máy và nhân sự thực hiện kế hoạch:

Khi xây dựng bộ máy và nhân sự cho việc thực hiện BHYT hộ gia đình cần chú ý đến nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn để tránh sự chồng chéo giữa các nhiệm vụ

- Ra văn bản hướng dẫn:

BHXH Việt Nam ban hành những văn bản về quy trình, thủ tục hồ sơ chung để hướng dẫn thực hiện kế hoạch thu BHYT hộ gia đình cho các địa phương trên cả nước Căn cứ tình hình thực tế, BHXH điạ phương sẽ căn cứ theo những hướng dẫn này áp dụng hoặc có thể sửa đổi cho phù hợp với đặc thù của mình, tiếp đó sẽ hướng dẫn cho các Đại lý Thu ở cấp dưới

- Tập huấn triển khai kế hoạch:

Nội dung tập huấn tập chung vào phương pháp, các căn cứ lập

và giao kế hoạch, đưa ra những phương pháp để kiểm soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

1.2.4 Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động thu BHYT hộ gia đình

Trang 10

Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là một phương thức của quản lý trong hoạt động thu BHYT hộ gia đình

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH

1.3.1 Nhận thức, tập quán của người dân

Thói quen mua thuốc mà không có đơn thuốc, tư vấn của bác

sĩ không còn là vấn đề mới lạ đối với mỗi người dân, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn thấp Nó đã ăn sâu vào tư tưởng của mỗi người dân và chỉ khi bệnh nặng, có chi phí lớn mới có

nhu cầu mua, sử dụng thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh

1.3.2 Thu nhập của người dân và mức phí tham gia Đặc điểm của dân cư, thu nhập: Các yếu tố cấu thành về

dân cư ảnh hương không nhỏ đến công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình

Mức phí tham gia BHYT Hộ gia đình: Mức phí này so với

người dân Việt nam thì đây là mức hợp lý, tuy nhiên so với người dân lao động tại các địa bàn vùng núi, vùng sâu, các vùng có điều kiện tương tự, thì còn quá cao so với không ít bộ phận người lao động làm việc tự do

1.3.3 Chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Mong muốn của các đối tượng tham gia BHYT nói chung, BHYT hộ gia đình là phải được hưởng các gói dịch vụ chăm sóc về y

tế có chất lượng ngày càng cao khi sử dụng các dịch vụ này để KCB 1.3.4 Các nhân tố khác

- Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước: Đây là

nhân tố chủ yếu và có tác động tổng hợp đến nguồn thu BHYT hộ gia đình Nhà nước căn cứ vào từng giai đoạn phát triển KT-XH của đất nước để ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phù

Trang 11

hợp

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Điều

kiện kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến số lượng đối tượng tham gia, đến cơ cấu tham gia của các nhóm đối tượng, đến mức đóng góp và cả sự hỗ trợ của đối với BHYT hộ gia đình

- Sự phối hợp của các bên liên quan: Việc điều hành, quản

lý và sự phối hợp về chính sách BHYT cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, nhất là cơ quan quản lý nhà nước

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH

1.4.1 Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội Thành phố Huế 1.4.2 Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội Thành phố Pleiku, Gia Lai

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Kon Tum

Trang 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA

ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ KON TUM

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ KON TUM

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên

- Vị trí: Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở

cực bắc Tây Nguyên, đường biên giới giáp với Lào và Campuchia

- Khí hậu: chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô

- Đất đai: Diện tích đất lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp

chiếm đa số

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế: Trong thời gian qua, cơ cấu kinh

tế của thành phố đã có thay đổi, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ và giảm dần tỷ

trọng ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp

2.2.3 Đặc điểm về xã hội

- Về dân số: Dân số đa số tại khu vực thành thị tập trung tại địa bàn thành phố Kon Tum và trung tâm các xã, phường

- Về lao động: đang có xu hướng chuyển dần từ lĩnh vực nông,

lâm nghiệp và thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và

Trang 13

người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum

2.2.2 Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực

Hiện nay BHXH thành phố có 26 viên chức, người lao động, được phân công ở các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ hợp lý BHXH thành phố cơ bản ổn định về mặt tổ chức, đảm bảo về số lượng cán

bộ viên chức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

2.2.3 Tình hình tham gia BHYT của hộ gia đình tại thành phố Kon Tum

Từ khi thực hiện Luật BHYT sửa đổi, người tham gia BHYT

tự đóng 100% theo hộ gia đình tăng mạnh Cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân, sự phù hợp của chính sách mới, nói lên phần nào tính hiệu quả của các giải pháp thực hiện thu BHYT hộ gia đình trong giai đoạn này

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH

2.3.1 Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT hộ gia đình

Thông qua tuyên truyền, các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHYT hộ gia đình đến được với người dân; tác động đến quyết định tham gia BHYT của người dân

2.3.2 Thực trạng quản lý và phát triển đối tượng BHYT hộ gia đình

Việc quản lý đối tượng được thực hiện đúng luật, đúng đối tượng với phạm vi rộng khắp các xã, phường trong thành phố, với sự tham gia của các phòng ban chức năng và chính quyền địa

2.3.3 Thực trạng tổ chức thu BHYT hộ gia đình

a Lập kế hoạch thu BHYT hộ gia đình: Quá trình lập kế

Trang 14

hoạch thu BHYT hộ gia đình nằm trong kế hoạch thu BHYT nói chung của BHXH thành phố, chịu sự tác động của kế hoạch thu BHYT của BHXH tỉnh, chiến lược phát triển ngành BHXH cũng như

chỉ tiêu giao bao phủ BHYT hàng năm của Chính phủ

b Tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHYT hộ gia đình

BHXH thành phố ra các văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch thu BHYT hộ gia đình cho các đại lý thu BHYT; các văn bản hướng dẫn quy trình, thủ tục hồ sơ thu BHYT hộ gia đình cho các đại lý Các văn bản tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai

kế hoạch

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về người tham gia BHYT hộ gia đình Bảng 2.1: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về người tham gia BHYT hộ

gia đình giai đoạn 2013-2017

Nội dung Đơn vị

Chỉ tiêu kế hoạch người

tham gia BHYT hộ gia

Ngày đăng: 07/01/2020, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w