Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM VĂN KHÁNH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10
Đà Nẵng - Năm 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HIỆP
Phản biện 1: PGS TS Bùi Quang Bình
Phản biện 2: PGS TS Phạm Bảo Dương
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 09 tháng 3 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 31
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Kon Tum, cho tới nay, gần 10 năm hình thành và phát triển với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, thành phố Kon Tum đã đi lên và phát triển về nhiều mặt Tốc độ đô thị hoá ở đây diễn ra trông thấy ở các công trình xây dựng: nhà ở tư nhân ngày một khang trang, các cơ sở thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiêp, các công trình hạ tầng,… đang ngày ngày đổi thay Việc xây dựng các công trình ở các đô thị đòi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực
Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị vẫn tồn tại trong suốt thời gian qua Công tác quản lý trật tự xây dựng
đô thị ở thành phố Kon Tum vẫn còn những hạn chế, nhiều khu vực đô thị còn thiếu QH chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý QH, kiến trúc
đô thị,… dẫn đến lúng túng trong thực hiện cấp phép xây dựng Đặc biệt đã có những công trình xây dựng không phép hoặc sai phép, không tuân thủ các chỉ tiêu về QH, kiến trúc theo giấy phép được cấp, làm ảnh hưởng đến cảnh quan, kiến trúc đô thị và gây bức xúc trong
dư luận Điều này đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị phải được quan tâm một cách thực sự đúng mức Việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn vì thế mà được đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết Do vậy, việc chọn thực hiện nghiên cứu đề
tài “Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum” là hết sức cần
thiết và cấp bách
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá thực trạng và
đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh
Trang 4Kon Tum
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến quản lý Nhà nước
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn đô thị thành phố KonTum
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng
đô thị trên địa bàn đô thị thành phố KonTum
- Về thời gian để tiến hành nghiên cứu: Đánh giá thực trạng trong
5 năm gần đây Các giải pháp đề xuất có giá trị trong những năm tới
- Về không gian: Trên địa bàn thành phố KonTum
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng một
số phương pháp như sau:
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân tích so sánh
* Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
+ Số liệu thứ cấp: Luận văn thu thập các số liệu thứ cấp từ các quy hoạch, báo cáo có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về trật
tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Kon Tum; các văn bản pháp luật, các nghị định, thông tư, văn bản của Chính phủ, UBND, Sở Xây
Trang 53 dựng tỉnh Kon Tum về công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng
đô thị trên địa bàn thành phố KonTum; các thông tin có liên quan trên báo, tạp chí, internet Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố,
xã, phường; báo cáo quy hoạch sử dụng đất của thành phố; tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn thành phố; hệ thống các bảng biểu thống kê và các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng Ngoài ra Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây
+ Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phền mềm Excel
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường
* Khái niệm về nhà nước: Nhà nước là một tổ chức quyền
lực chính trị, một bộ máy đặc biệt để cưởng chế và thực hiện chức
Trang 6năng quản lý theo một trật tự pháp lý
* Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị: là
sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xây dựng đô thị, các hành vi hoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xây dựng đô thị nhằm duy trì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn cũng cố và phát triển quyền lực Nhà nước đối với các quá trình về trật tự xây dựng đô thị
1.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
Đối tượng của quản lý trật tự xây dựng đô thị là toàn bộ những hoạt động xây dựng tại hoặc có liên quan đến địa bàn đô thị
Quản lý theo một thể thống nhất trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Quản lý xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quy hoạch - kiến trúc, luật đất đai, luật dân sự; Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu XD, …
1.1.3 Vai trò của công tác QLNN về trật tự xây dựng đô thị
Cơ quan QLNN cần quan tâm đảm bảo công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị không để xảy ra những điểm nóng về trật tự XD đô thị Không để xảy ra tình trạng XD công trình không phép, sai phép
mà không được xử lý, hay có hành vi dung túng, bao che cho các công trình vi phạm Do đó, công tác quản lý xây dựng đô thị theo QH là vô cùng cần thiết Nhằm đảm bảo mỹ quan, văn minh đô thị và công bằng
xã hội, đảm bảo đô thị được xây dựng theo đúng QH đã được đưa ra
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.2.1 Lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị
Quy hoạch xây dựng (QHXD) là việc tổ chức hoặc định hướng
tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn,
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi
Trang 75 trường sống thích hợp cho người dân tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường
- Tỷ lệ đồ án quy hoạch xây dựng được điều chỉnh so với tổng
số đồ án quy hoạch xây dựng
- Số đồ án quy hoạch xây dựng 1/500 được lập và phê duyệt hàng năm
1.2.2 Công bố QHXD và cắm mốc giới ngoài thực địa
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong vùng QH tổ chức công bố QHXD vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong vùng QH tổ chức công bố QHXD thuộc thẩm quyền phê duyệt và có trách nhiệm tổ chức công bố công khai QHXD thuộc địa giới do mình quản lý để mọi người thực hiện và giám sát việc thực hiện Cơ quan quản lý về xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng chỉ QHXD cho các Chủ đầu tư xây dựng công trình khi có nhu cầu đầu tư xây dựng trong phạm vi được phân cấp quản lý
Các tiêu chí đánh giá:
- Số các đồ án quy hoạch xây dựng được công bố hàng năm
- Tỷ lệ các đồ án quy hoạch xây dựng được công bố so với tổng
số các đồ án quy hoạch xây dựng được lập và phê duyệt hàng năm
- Công tác cắm mốc giới ngoài thực địa: Trong thời hạn 75 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt, UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa trên địa giới hành chính do mình quản lý
Trang 81.2.3 Công tác cấp phép xây dựng công trình theo QHXD
GPXD là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình GPXD tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện xây dựng công trình nhanh chóng, an toàn, thuận tiện theo quy định GPXD gồm: GPXD mới; GPXD sửa chữa, cải tạo; GPXD có thời hạn
Các tiêu chí đánh giá:
- Số các công trình đang XD trên địa bàn thành phố hàng năm
- Số các công trình đang xây dựng trên địa bàn địa bàn thành phố có cấp giấy phép xây dựng hàng năm
- Tỷ lệ các công trình đang XD trên địa bàn địa bàn thành phố
có cấp GPXD so với tổng số công trình đang XD trên địa bàn thành phố hàng năm
1.2.4 Thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng đô thị
Thanh tra, kiểm tra XD đô thị là một khâu rất quan trọng trong quản lý XD đô thị Thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư XD công trình trên địa bàn đô thị trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về QHXD, thiết kế XD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phát hiện
và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bằng những quy định cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan QLNN về hoạt động XD, quản lý mọi hoạt động XD trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị
Các tiêu chí đánh giá:
+ Tổng số vụ việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Trang 97 + Số công trình xây dựng không phép
+ Số công trình xây dựng sai phép
+ Số công trình xây dựng vi phạm khác
1.2.5 Xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đô thị
Công tác xử lý vi phạm là công tác mang tính cưỡng chế của pháp luật Nó bắt buộc chủ đầu tư phải chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự đô thị như xây dựng phải có GPXD và đúng theo nội dung giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp
+ Số công trình xây dựng không tuân theo quy hoạch xây dựng
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của địa phương ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
1.3.2 Điều kiện kinh tế
a Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao thì tác động tích cực đến sự phát triển nhu cầu xây dựng nhà ở của dân cư, nhu cầu xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và ngược lại
b Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế phản ánh phân công các
nguồn lực của xã hội, cho biết trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Điều này đã ảnh hưởng đến việc qui hoạch xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật
c Kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng bao gồm kết cấu hạ tầng
xã hội và kết cấu hạ tầng kỹ thuật Nếu cơ sở hạ tầng phát triển, đồng
bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế xã hội phát triển
Trang 101.3.3 Điều kiện xã hội
Những đặc điểm xã hội đặc trưng của từng địa phương có ảnh hưởng đến qui hoạch xây dựng Với những điều kiện đặc thù về dân
số, lao động, đời sống, phong tục tập quán văn hoá của nhân dân địa phương sẽ tác động đến việc lựa chọn qui hoạch xây dựng phù hợp với những đặc trưng đó
1.3.4 Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
Bộ máy cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về trật
tự xây dựng đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng đô thị Bộ máy cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị cần chặt chẽ, tinh gọn Chức năng nhiệm vụ trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ, công chức trong bộ máy cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
đô thị cần rõ ràng, cụ thể tránh chồng chéo
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON
TUM, TỈNH KONTUM 2.1 ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Thành phố Kon Tum là tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum, nằm ở lòng chảo phía Nam của tỉnh Kon Tum, có diện tích 43.298,15ha Kon Tum hiện là thành phố loại III, trực thuộc tỉnh, phía Tây giáp với huyện Sa Thầy, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp huyện Kon Rẫy và tỉnh Gia Lai, phía Bắc giáp huyện Đăk Hà Thành phố Kon Tum có 10 phường và 11 xã; cách thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định 200km,
Trang 119 cách thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai 49km và cách thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk 232km Thành phố nằm trên trục đường huyết mạch là quốc lộ 14 đi các tỉnh Bắc - Nam và quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi cũng như các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
lỵ của tỉnh Kon Tum đã từng bước phát triển trên mọi lĩnh vực
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất theo giá hiện hành của Thành phố Kon
Tum giai đoạn 2011 - 2016 (ĐVT: Tỷ đồng)
(Nguồn: Niên giám thống kê TP Kon Tum)
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của thành phố Kon Tum năm
2011 là 12,08% đến năm 2016 là 6,61%, bình quân hàng năm khoảng 9,95%, tốc độ tăng trưởng có xu hướng ngày càng giảm
Cơ cấu kinh tế thành phố Kon Tum đối với Ngành Dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 là 25,09%, 47,09%, 27,82% và cơ cấu này dần dịch chuyển đến tỷ lệ 32,11%, 47,63%, 20,26% năm 2016 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố giảm dần tỷ trọng Nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Điều này hợp với những nhận xét các chỉ tiêu bên trên
Trang 12b Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Tổng diện tích đất dành cho xây dựng giao thông chính thành phố Kon Tum là 185,55 ha, chiếm 9,5%
- Đường thủy:Do tính chất địa hình khu vực Kon Tum có sông
Sê San, Pô Cô và ĐakBla nhiều gềnh thác nên không thể khai thác vận tải thuỷ; Đoạn sông Đăkbla chảy qua nội thành có thể khai thác đường thủy phục vụ khách tham quan, du lịch
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2012 là 62.752 người Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 61.404 người Tốc độ tăng lực lượng lao động trong độ tuổi lao động trung bình trong giai đoạn 2012-2016 là 0,5%
2.1.4 Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị thành phố Kon Tum
a Cơ cấu tổ chức
b Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
* Phòng Quản lý đô thị: là cơ quan chuyên môn trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, trực tiếp, toàn diện của UBND thành phố và sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng tỉnh Thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về
Trang 1311 các lĩnh vực: QHXD, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển
đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở
* Đội Thanh tra trật tự xây dựng đô thị thành phố: do UBND thành phố thành lập, trực thuộc Phòng Quản lý đô thị thành phố, nhằm giúp UBND thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về mục đích sử dụng đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình hạ tầng kỹ thuật
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
2.1.1 Lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng
Ngày 01/11/2016, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết
định số 1335/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 Có phạm vi
và ranh giới: Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Kon Tum, bao gồm 21 đơn vị hành chính (10 phường và 11 xã) với diện tích tự nhiên là 43.212ha
+ Hiện nay trên địa bàn thành phố có tổng cộng 63 đồ án qui hoạch xây dựng, trong đó có 30 đồ án qui hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500,
còn lại là các đồ qui hoạch chung, qui hoạch phân khu(có tỷ lệ lớn hơn 1/500), các đồ án qui hoạch này được phê duyệt trước khi Qui hoạch
chung được phê duyệt Tuy nhiên, trong tổng số 63 đồ án qui hoạch (trừ đồ án qui hoạch chung) thì có diện tích 42.327,31 ha (chiếm 97,95% diện tích qui hoạch chung), thì chỉ có 30 đồ án qui hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 1.888 ha (chiếm 4,37% diện tích qui hoạch chung) Trong khi đó, đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy phép xây dựng
Công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng hiện nay ở thành phố KonTum có một số mặt hạn chế như sau:
- Công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng theo ý chí của