Kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề có tính quy luật khi xã hội còn tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp. Sự kết hợp này nảy sinh từ mối quan hệ giữa kinh tế với các yếu tố quân sự, quốc phòng, chiến tranh. Kết hợp kinh tế với quốc phòng là hiện tượng phổ biến đối với mỗi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền. Trên thế giới, các nước khác nhau, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ phát triển như thế nào cũng đều quan tâm, chăm lo thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng. Tuy nhiên, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, trong từng giai đoạn phát triển của mỗi nước thì mục đích, nội dung và phương thức thực hiện sự gắn kết đó không hoàn toàn giống nhau.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề có tính quy luật khi xã hội còntồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp Sự kết hợp này nảy sinh từ mối quan hệ giữakinh tế với các yếu tố quân sự, quốc phòng, chiến tranh Kết hợp kinh tế với quốcphòng là hiện tượng phổ biến đối với mỗi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền.Trên thế giới, các nước khác nhau, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, quy
mô lớn hay nhỏ, trình độ phát triển như thế nào cũng đều quan tâm, chăm lo thựchiện kết hợp kinh tế với quốc phòng Tuy nhiên, trong những điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể, trong từng giai đoạn phát triển của mỗi nước thì mục đích, nội dung vàphương thức thực hiện sự gắn kết đó không hoàn toàn giống nhau
Đối với nước ta, kết hợp kinh tế với quốc phòng là sự kế tục quy luật
“dựng nước đi đôi với giữ nước” trong lịch sử dân tộc Trong quá trình lãnh đạocách mạng, Đảng ta luôn xác định kết hợp kinh tế với quốc phòng là một chủtrương lớn, một phương thức hiệu quả nhất để xây dựng và bảo về Tổ quốc Chủtrương đó đã và đang được hiện thực hoá và thực tiễn đã chứng minh, đây là chủtrương hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trongtừng thời kỳ Hiện nay, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang diễnbiến phức tạp, khó lường; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cạnh tranh kinh tếngày càng gay gắt, quyết liệt, cơ hội và thách thức đan xen nhau Tình hình đócho thấy việc thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng lại có ý nghĩa càng quantrọng, sự kết hợp ấy là một phương thức góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Hà Tĩnh là một tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên rất đặc thù về pháttriển kinh tế và củng cố quốc phòng Trong những năm qua, mặc dù Tỉnh đã cónhiều nỗ lực thực hiện chủ trương phát triển kinh tế kết hợp với củng cố quốcphòng - an ninh, góp phần ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân Song,những năm gần đây, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế thị trường địnhhướng XHCN và hội nhập quốc tế, trên địa bàn Hà Tĩnh đã và đang phát triển
Trang 2các Khu kinh tế lớn Nhất là các hoạt động thu hút vốn đầu tư, liên doanh, liênkết với các đối tác nước ngoài phát triển đang đặt ra yêu cầu mới về kết hợp kinh
tế với quốc phòng trên địa bàn Tỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu về “Kết hợp kinh
tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực
cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Kết hợp kinh tế với quốc phòng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước
ta đã được triển khai thực hiện trong nhiều năm, nên đã có nhiều công trìnhkhoa học nghiên cứu các nội dung liên quan về vấn đề này Những công trình
đó là căn cứ khoa học quan trọng, góp phần làm cơ sở cho hoạch định chủ
trương kết hợp phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng ở nước ta Điển
hình trong số đó có các công trình như sau:
* Những công trình khoa học nghiên cứu về kết hợp kinh tế với quốc phòng trên phạm vi cả nước
Trần Trung Tín (1998), Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội [54] Luận án đã góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận kết hợp kinh tế vớiquốc phòng trong thời kỳ mới ở Việt Nam; trong đó đã làm rõ mối quan hệgiữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng Trên cơ sở đó đề xuất một sốgiải pháp mang tính định hướng ở tầm vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả kết hợpkinh tế với quốc phòng ở Việt Nam Tuy nhiên, luận án chưa đi sâu nghiêncứu kết hợp kinh tế với quốc phòng trên từng địa bàn cụ thể
Phạm Văn Biểu (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng và sự vận dụng của Đảng ta, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị,
Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội [3] Tác giả đã tập trung luận giải nộidung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng và
sự vận dụng của Đảng ta về kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các giaiđoạn cách mạng; đồng thời, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kết hợp kinh
tế với quốc phòng ở nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 3Nguyễn Đức Độ - Chủ biên (2010), Một số vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân, Hà Nội [31] Về lý luận, cuốn sách không chỉ đã luận giải, làm rõ quanniệm kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta trong tình hình mới, mà cònkhái lược nhận thức kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta qua các thời kỳ
Về thực tiễn, tác giả đã chỉ rõ nhân tố tác động, mục tiêu, phương thức và nộidung kết hợp kinh tế với quốc phòng trong một số ngành, vùng, lĩnh vực chủyếu ở nước ta Các vấn đề được luận giải ở công trình này là cơ sở lý luận vàthực tiễn rất quan trọng, có thể kế thừa, phát triển để nghiên cứu về kết hợpkinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Nguyễn Đức Độ - Chủ nhiệm (2012), Tổng kết hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước 1930, Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Hà Nội [32] Đề tài đã phân tích những chủ trương, hình
thức, biện pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng trong lịch sử của dân tộc ViệtNam từ khi lập nước đến năm 1930 (chủ yếu từ đầu thế kỷ X đến năm 1930).Đặc biệt đề tài đã khái quát những bài học kinh nghiệm kết hợp kinh tế vớiquốc phòng trong lịch sử dân tộc và định hướng vận dụng những bài học nàytrong giai đoạn hiện nay
Trần Đăng Bộ - Chủ nhiệm (2013), Tổng kết hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, Viện Khoa học xã hội
nhân văn quân sự, Hà Nội [11] Đề tài đã tập trung nghiên cứu chủ trương vàthực tiễn hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng, trọng tâm là thời kỳkháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975) Trên cơ sở đókhái quát một số bài học kinh nghiệm về kết hợp kinh tế với quốc phòng giaiđoạn này và ý nghĩa của các bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam trong tình hình mới
Đặng Đức Quy - Chủ nhiệm (2014), Tổng kết hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, Viện Khoa học xã hội nhân
văn quân sự, Hà Nội [51] Đề tài đã phân tích làm rõ những vấn đề về quan
Trang 4điểm, chủ trương, nội dung và biện pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng ởViệt Nam từ năm 1975 đến nay Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinhnghiệm và định hướng vận dụng trong qúa trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
ở nước ta thời gian tới
Trần Đăng Bộ (2013) “Kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và kinh tế, số 4 [10] Trong bài viết tác giả đã tập trung làm rõ kết
hợp kinh tế với quốc phòng là tất yếu khách quan, có tính quy luật của xã hộicòn tồn tại đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp; Quân đội thực hiện hiệuquả nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng là vấn đềchiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trần Xuân Trường - Nguyễn Anh Bắc (1980), Vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội [59] Các
tác giả đã khẳng định, vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng là một quy luậtphổ biến với các nước XHCN; phân tích, luận chứng làm rõ mối quan hệ, vaitrò ngày càng tăng của nhân tố kinh tế với chiến tranh và quốc phòng; đồngthời, làm rõ tính quy luật; yêu cầu, phương thức, đặc điểm, mức độ, trình độ,nội dung và giải pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta
Trần Thái Bình (2010), “Quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân,
số 6 [4] Bài viết làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh;khẳng định, vị trí đặc biệt quan trọng, tính tất yếu khách quan của mối quan
hệ này Đồng thời, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết tốt mốiquan hệ giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh trong suốt quá trình thực hiện hainhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta Tuy nhiên, côngtrình này chưa đi vào nghiên cứu kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh ởlĩnh vực hay ở từng địa phương cụ thể
Dương Văn Minh - Chủ nhiệm (2012), Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam trong tình hình mới, Viện Khoa học xã hội nhân
Trang 5văn quân sự, Hà Nội [49] Đề tài đã làm rõ quan niệm, nhân tố tác động, nhữngvấn đề đặt ra cần giải quyết và đề xuất quan điểm, giải pháp thực hiện kết hợpkinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam trong tình hình mới
Trần Đăng Bộ (2011), “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng” Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số12 [8] Bài viết đã chỉ rõ: sự kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối
ngoại là một trong các nguồn lực tạo thành sức mạnh quốc gia; là sự kết hợp
của nhiều yếu tố và phải được triển khai thực hiện với hệ thống các giải pháp
đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở Tuy nhiên, công trình trên chưa
đi vào nghiên cứu kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại gắn vớitừng địa phương cụ thể
* Những công trình khoa học nghiên cứu về kết hợp kinh tế với quốc phòng ở phạm vi ngành, lĩnh vực
Phạm Đức Nhuấn (2002), Xây dựng tiềm lực kinh tế quân sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội [50] Luận án đã đề cập tới việc xây dựng tiềm lực kinh tế quân sự Việt Nam luôn gắn với tiềm lực kinh tế; tiềm lực khoa học kỹ thuật của xã hội; tiềm lực kinh
tế quân sự là cơ sở nền tảng cho KT - XH Sự phát triển về kinh tế quân sự có ý nghĩa trực tiếp cho sự phát triển quốc phòng, an ninh và xét trên một phương diện khác, nó là động lực cho sự phát triển trên các mặt của đời sống xã hội.
Trần Đăng Bộ (2012), Một số vấn đề cơ bản về kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [9] Trên cơ sở làm rõ quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về kết hợp kinh tế vớiquốc phòng, tác giả đã luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận và thực tiễn vềkết hợp công nghiệp quốc phòng với cônng nghiệp dân dụng; trên cơ sở đó đềxuất quan điểm và giải pháp tăng cường kết hợp công nghiệp quốc phòng với
công nghiệp dân dụng ở nước ta trong thời gian tới
Trang 6* Những công trình khoa học nghiên cứu về kết hợp kinh tế với quốc phòng ở phạm vi vùng, lãnh thổ và cấp tỉnh, thành phố
Cấn Văn Lực (2006), Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tác động của nó đối với việc xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Quân khu 7 Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự [47] Luận án đã chỉ
ra cơ sở lý luận, thực tiễn, những giải pháp phát triển khu vực kinh tế trọngđiểm phía Nam và sự tác động tích cực của nó tới quốc phòng, an ninh Ngoài
ra, tác giả làm rõ mối quan hệ kinh tế với quốc phòng, an ninh gắn với nhữngđặc thù của địa bàn Quân khu 7
Quốc Toản, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng (2008), “Kết hợp phát triển kinh
tế biển với tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong
tình hình mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 10 [58] Bài viết khẳng định kinh tế biển, quốc phòng, an ninh trên biển vừa là vấn đề cơ bản lâu dài, vừa
là vấn đề sống còn đối với nước ta; đồng thời, là vấn đề nóng bỏng hiện nay.Bài viết đề cập tới thực trạng kinh tế biển, quốc phòng, an ninh biển và nhữngvấn đề đặt ra; trên cơ sở đó đề xuất hệ thống biện pháp góp phần gìn giữ hoàbình và phát triển kinh tế đất nước
Lê Nhị Hòa (2013), Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng ở Tây Nguyên giai đoạn 1996 - 2010, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [40].
Cuốn sách đã phân tích những vấn đề lý luận về kết hợp phát triển kinh tế với bảođảm quốc phòng; làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, các nhân tố ảnh hưởng
và quá trình kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng ở Tây Nguyêngiai đoạn 1996 - 2010; rút ra một số kinh nghiệm về sự kết hợp đó ở Tây Nguyên
Phạm Bằng Luân (2007), Phát triển kinh tế trang trại và vai trò của nó đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội [46] Luận án đã trình bày khá
hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại; đồngthời phân tích làm rõ vai trò của kinh tế trang trại đối với xây dựng tiềm lực quốcphòng gắn với một địa bàn cụ thể Đây là một trong những đóng góp mới của luận
Trang 7án, tuy nhiên, kinh tế trang trại chỉ là một bộ phận nhỏ trong lĩnh vực nôngnghiệp, chưa phán ánh đầy đủ vấn đề kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng.
Vũ Văn Tài (2010), Nghiên cứu xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên biên giới phía Bắc, Luận án tiến sĩ, Học viện Quốc phòng [53] Tác giả
đã đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng các khu kinh tế quốc phòng trên biên giới phía Bắc; khẳng định những kết quả bước đầu đạtđược, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc điều chỉnh lại dân cư, xâydựng thế trận quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh phát triển KT - XH Đồng thời
đề xuất một số giải pháp sát thực, khả thi cho việc xây dựng các khu kinh tế quốc phòng trên biên giới phía Bắc
-Bùi Thị Quỳnh Thơ (2015), “Một số giải pháp thu hút đầu tư vào Hà Tĩnh”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số chuyên đề, 8/2015 [57] Tác giả đánh
giá thành tựu, hạn chế hoạt động thu hút đầu tư ở Hà Tĩnh thời gian qua; đềxuất những giải pháp đồng bộ, tạo cơ chế nhằm thu hút, quản lý có hiệu quảcác dự án đầu tư ở Hà Tĩnh thời gian tới
Nguyễn Xuân Bé (2016), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Nội
dung quan trọng trong nhiệm vụ đột phá của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 5/ 2016 [2] Bài viết khẳng định xây dựng và phát huy nguồn
nhân lực trong điều kiện CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đối với một tỉnh màđiểm xuất phát thấp như Hà Tĩnh là nhiệm vụ hết sức khó khăn Do đó, việcthực hiện đồng bộ và thống nhất các giải pháp trong toàn bộ hệ thống chính trị
từ tỉnh tới cơ sở là yếu tố cốt lõi cho sự thành công trong quá trình thực hiệncác nhiệm vụ đột phá mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra
Trần Tiến Dũng (2011), “Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh phát huy vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 8/2011 [17] Trên cơ sở đánh giá những thành tựu,
hạn chế của lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây, tácgiả nhấn mạnh vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang Tỉnh trong thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương trong tình hình mới.
Trang 8Võ Kim Cự (2014), “Hà Tĩnh thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược trong
tình hình mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 3/2014 [16] Tác giả khẳng
định quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh về phát triển KT - XH theo hướng an toàn,bền vững gắn với tăng cường tiềm lực QP-AN, bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm môitrường cả trên biên giới, ven biển, biển đảo
Trần Văn Sơn (2015), “Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương”, Trang thông tin điện tử Đảng
bộ tỉnh Hà Tĩnh - http://hatinh.dcs.vn, 08:40:46 ngày 01/9/2015 [52] Bài viết
đã khái quát về truyền thống của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong kháng chiếnchống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; những kết quả đạt được trongphòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”; trong phòng, chống và khắcphục hậu quả thiên tai Đồng thời tác giả nhấn mạnh để phát huy truyền thống
và những thành tựu đạt được, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh không ngừng phấnđấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới
Như vậy, các công trình khoa học trên đây đã nghiên cứu, luận giải khásâu sắc và toàn diện, cả lý luận và thực tiễn kết hợp kinh tế với quốc phòng,
song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách riêng biệt về kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Do đó, tác giả lựa chọn đề tài này
là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình đã công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn kết hợp kinh tế với quốc phòng trênđịa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy mạnhkết hợp kinh tế với quốc phòng thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh;
- Khảo sát, đánh thực trạng kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàntỉnh Hà Tĩnh từ 2010 đến 2015;
Trang 9- Đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy mạnh kết hợp kinh tế với quốcphòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Kết hợp kinh tế với quốc phòng.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu kết hợp kinh tế với quốc phòng.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu sự kết hợp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu, khảo sát
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chínhtrị Mác - Lênin: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; kết hợp với cácphương pháp lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác:thống kê, sử dụng hợp lý các tài liệu tổng kết thực tiễn
6 Ý nghĩa của đề tài
Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ góp phần hệ thống hóa nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh Đây là một trong những cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủtrương, chính sách kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Hà Tĩnh thời gian tới
7 Kết cấu của đề tài
Gồm: phần Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận và danh mục tài liệutham khảo
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 1.1 Những vấn đề chung về kết hợp kinh tế với quốc phòng
1.1.1 Quan niệm về kết hợp kinh tế với quốc phòng
Kết hợp KT - XH với quốc phòng - an ninh ở nước ta trong giai đoạnhiện nay được hiểu là “sự gắn kết chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực kinh tế
- xã hội với quốc phòng - an ninh thành một thể thống nhất trên phạm vi cảnước, trên từng vùng và từng địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sựquản lý, điều hành của Nhà nước; các lĩnh vực chủ động gắn kết, bổ sung vàtạo điều kiện cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tạo nên sứcmạnh tổng hợp quốc gia để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,bảo đảm cho mục tiêu phát triển đất nước được thực hiện thắng lợi, chủ quyềnquốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị - xã hội, lợi ích quốc gia dân tộcluôn ở trong trạng thái tự bảo vệ và được bảo vệ” [6, tr 862]
Kết hợp kinh tế với quốc phòng là hoạt động có mục đích, được thực
hiện thông qua phương thức nhất định, do giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội
tổ chức, quản lý nhằm gắn hoạt động kinh tế với hoạt động quốc phòng trongmột quá trình, làm cho mỗi hoạt động của xã hội đều dẫn đến sự mạnh lên củakinh tế và quốc phòng; kinh tế phát triển sẽ là tiền đề vật chất, kỹ thuật để xâydựng tiềm lực kinh tế quân sự và tăng cường sức mạnh quốc phòng; quốcphòng vững mạnh sẽ là yếu tố bảo vệ và thúc đẩy kinh tế phát triển [9, tr 9].Kết hợp kinh tế với quốc phòng là phạm trù khách quan, nảy sinh trong quan
hệ KT - XH nhất định Sự kết hợp này phản ánh hoạt động chủ quan của nhànước trên cơ sở nhận thức quy luật KT - XH nhằm gắn kết chặt chẽ hoạt độngkinh tế và hoạt động quốc phòng trong một chỉnh thể thống nhất
Kết hợp kinh tế với quốc phòng diễn ra theo hai chiều, “kinh tế với quốcphòng” và chiều ngược lại “quốc phòng với kinh tế” Văn kiện Đại hội XI củaĐảng xác định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng,
Trang 11an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT XH; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo” [25, tr 234] Văn kiện Đạihội XII của Đảng tiếp tục khẳng định và phát triển vấn đề trên: “Kết hợp chặt chẽkinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo” [28, tr 149]
-Kết hợp kinh tế với quốc phòng, hiểu theo một nghĩa nhất định, là nóiđến hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng của lực lượng làm kinh tế, trên
cơ sở hoạt động kinh tế để đạt được mục đích quốc phòng, phát triển kinh tế
để tăng cường sức mạnh quốc phòng Ngược lại, kết hợp quốc phòng với kinh
tế là nói đến hoạt động kết hợp quốc phòng với kinh tế của lực lượng vũtrang, trên cơ sở hoạt động quân sự, quốc phòng để đạt được mục tiêu kinh tế,xây dựng và phát triển kinh tế
Như vậy, kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề có tính phổ biếntrong xã hội có giai cấp, nhà nước, quốc phòng và chiến tranh Kết hợp kinh tếvới quốc phòng là nhằm đáp ứng yêu cầu tự bảo vệ của nền kinh tế Mục tiêucốt lõi của kết hợp kinh tế với quốc phòng là chuyển tiềm lực kinh tế thànhtiềm lực quốc phòng và thực lực quân sự một cách tối ưu để ngăn chặn, đẩy lùinguy cơ chiến tranh, nguy cơ mất ổn định, bảo vệ Tổ quốc; hoặc động viênquốc phòng với khả năng cao nhất khi phải tiến hành chiến tranh [11, tr 9] Kếthợp kinh tế với quốc phòng diễn ra theo chiều hướng, hình thức và mức độ nào
là phụ thuộc vào yếu tố chủ thể của sự kết hợp ấy
1.1.2 Sự cần thiết phải kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay
Kinh tế, quốc phòng là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia,dân tộc độc lập có chủ quyền Kết hợp kinh tế với quốc phòng là một hiện tượnglịch sử, không phải diễn ra trong mọi xã hội, mà chỉ diễn ra trong xã hội có giaicấp và đấu tranh giai cấp Ở đâu, xã hội nào còn tồn tại giai cấp và đấu tranh giaicấp, còn phải duy trì hoạt động quân sự, quốc phòng, ở xã hội đó tất yếu phải có
Trang 12hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng Theo đó, ở nước ta hiện nay kết hợpkinh tế với quốc phòng là hết sức cần thiết, xuất phát từ những vấn đề sau:
* Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và chiến tranh, về kết hợp kinh tế với quốc phòng
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, kinh tế, quốc phòng là các lĩnh vựcrộng lớn và hết sức cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc Mỗi lĩnh vực hoạtđộng theo quy luật đặc thù và có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng chúng lại cómối quan hệ biện chứng với nhau; trong mối quan hệ đó, kinh tế giữ vai tròquyết định, quốc phòng vừa phụ thuộc vào kinh tế, vừa có sự tác động trở lạiđối với sự phát triển của KT - XH trên cả hai chiều hướng, tích cực và tiêu cực
Quốc phòng phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức sản xuất và tính chất quan
hệ sản xuất hiện có của mỗi một quốc gia; hay kinh tế quyết định đối với quốcphòng, thể hiện trên nhiều mặt, cả về nguồn gốc ra đời, tổ chức biên chế, vũ khítrang bị, phương thức tác chiến… Xét đến cùng, kinh tế quyết định đến kết cụccủa chiến tranh và sự thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Điềunày được Ph Ăngghen nhấn mạnh: “Không có gì lại phụ thuộc vào những điềukiện kinh tế tiên quyết hơn là chính ngay quân đội và hạm đội Vũ trang, biên chế,
tổ chức, chiến lược, chiến thuật phụ thuộc trước hết vào trình độ của sản xuất đãđạt được trong một thời điểm nhất định và vào phương tiện giao thông” [48, tr.255] Kết cục của chiến tranh và của “toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiếnđấu của quân đội, và do đó thắng lợi hay thất bại đều rõ ràng phụ thuộc vào cácđiều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của
vũ khí, nghĩa là vào chất lượng, số lượng của dân cư và của kỹ thuật” [48, tr 241]
Kế tục quan điểm của Ph Ăngghen, V.I.Lênin khẳng định: trong bất cứcuộc chiến tranh nào, kinh tế giữ vai trò quyết định, đặc biệt “trong chiến tranhhiện đại, tổ chức kinh tế có một ý nghĩa quyết định” [42, tr 260] Và cũng theo
V.I.Lênin: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có hậu phương
được tổ chức vững chắc Một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhấtvới sự nghiệp cách mạng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ
Trang 13trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” [43, tr 497] Nếu “không chuẩn
bị hết sức đầy đủ về mặt kinh tế, thì việc tiến hành một cuộc chiến tranh hiện đạichống chủ nghĩa đế quốc tiên tiến là điều không thể làm được” [43, tr 475]
Bản chất của chế độ chính trị - xã hội giữ vai trò quyết định đến bản chấtchính nghĩa hay phi nghĩa của một cuộc chiến tranh, đến khả năng huy động đượcnhiều hay ít các nguồn lực cho quốc phòng V.I.Lênin khẳng định: “Khả năngphòng thủ, sức mạnh ở một nước mà ngân hàng đã được quốc hữu hóa thì cao hơnkhả năng phòng thủ ở một nước mà ngân hàng nằm trong tay tư nhân Sức mạnhquân sự ở một nước nông dân trong đó ruộng đất ở trong tay những ủy ban nôngdân thì cao hơn sức mạnh quân sự ở một nước còn chế độ địa chủ chiếm hữuruộng đất” [42, tr 261] Như vậy, chế độ kinh tế và xã hội có ảnh hưởng rất lớnđến tinh thần chiến đấu; đến khả năng huy động nguồn lực vật chất, phát huy sứcmạnh chính trị - tinh thần của quân đội và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụquân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc
Quốc phòng không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở lạiđối với sự phát triển KT - XH; trực tiếp bảo vệ đất nước, bảo vệ kinh tế, bảo
vệ sự ổn định chính trị xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT
-XH V.I Lênin chỉ ra: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tựvệ” [41, tr 112] Đồng thời, hoạt động quốc phòng còn tạo ra những nhu cầuđòi hỏi nền kinh tế phải đáp ứng cho nó; thông qua nhu cầu quốc phòng, nềnkinh tế phải sắp xếp, cân đối tỷ lệ giữa các khâu trong quá trình tái sản xuất,đẩy mạnh nghiên cứu KH - CN, phát triển một cách toàn diện để đáp ứng cảnhu cầu dân sinh và nhu cầu quốc phòng
Mặt khác, hoạt động quốc phòng trong thời bình cũng như quá trìnhchuẩn bị và tiến hành chiến tranh thường tiêu tốn một bộ phận lớn nguồn nhânlực, vật lực, tài chính của xã hội Những tiêu dùng này, theo V.I Lênin là nhữngtiêu dùng “mất đi”, không quay trở lại quá trình tái sản xuất xã hội Điều đó ảnhhưởng không nhỏ đến sản xuất và tiêu dùng của xã hội, làm cho các nguồn lựccủa nền kinh tế vốn đã khan hiếm, lại không được tập trung đầu tư cho phát triển
Trang 14sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân Hoạt động quốc phòng còn có thể dẫnđến huỷ hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho KT - XH, nhất làkhi chiến tranh xảy ra Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào, sẽ không thể có quốc phòngvững mạnh nếu không bắt đầu từ việc xây dựng, phát triển kinh tế, nhưng khôngphải cứ có kinh tế mạnh là tự khắc có quốc phòng mạnh, mà phải thông qua thựchiện sự gắn kết hai lĩnh vực đó một cách chủ động, có ý thức giữa phát triển kinh
tế với tăng cường củng cố quốc phòng
* Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng được thểhiện ở những nội dung cơ bản sau:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, kinh tế và quốc phòng là hai hoạt động thuộc hai lĩnh vựckhác nhau; song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau Phải thực hiệnkết hợp chặt chẽ hai lĩnh vực đó, bởi “Hai bên công việc khác nhau, nhưng thật ra làhợp tác” [33, tr 134] để cùng thực hiện kháng chiến và kiến quốc Vai trò quyếtđịnh của kinh tế đối với quốc phòng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, được thể hiện ởkhả năng bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho lực lượng vũ trang, “Cung cấp đủsúng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội, thì bộ đội mới đánh thắng trận, điều đó rất rõ ràng
dễ hiểu” [33, tr 114]; hay là “Muốn đánh thắng thì quân ta phải ăn no Muốn ăn nothì phải có nhiều lương thực , thực túc thì binh cường” [35, tr 497] Nhưng quân
sự, quốc phòng, chiến tranh không chỉ phụ thuộc vào kinh tế một cách thụ động mà
nó tác động trở lại đối với KT - XH, được Hồ Chí Minh chỉ ra: "Một khi chiếntranh đã bùng nổ ở nơi nào, ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn khắp các nơi khác Chẳngnhững thế, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, vănhoá của toàn xứ Chiến tranh không những chỉ phát động trong địa hạt quân sự ởtiền phương mà còn phát động cả trong địa hạt ở hậu phương" [33, tr 498]
Kinh tế và quốc phòng có vị trí, vai trò khác nhau nên sự kết hợp giữa
chúng được tiến hành dưới những hình thức và mức độ khác nhau tùy thuộc vàomức độ ưu tiên của từng nhiệm vụ theo phương châm: “Lúc chiến tranh thì quân
Trang 15đội đánh giặc, lúc hòa bình thì tập luyện”[38, tr 258] Để kết hợp kinh tế với
quốc phòng có hiệu quả, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt, phải nhận thức
đúng vai trò của từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ, chống mọi biểu hiện lệch lạc, chủquan như: chỉ coi trọng xây dựng kinh tế mà xem thường xây dựng quân đội,
củng cố quốc phòng, hoặc ngược lại Mặt khác, phải động viên ngành công
nghiệp “Chế nhiều vũ khí, dụng cụ, sản phẩm để đánh giặc và để cung cấp chonhân dân”[35, tr 59]; ngành nông nghiệp “Trồng nhiều lúa, nhiều màu, nhiềubông, để quân và dân đủ ăn, đủ mặc, đủ dùng sẵn sàng tiếp tế lương thực choquân đội” [35, tr 59] Để giảm thiểu gánh nặng quốc phòng cho nền kinh tếkháng chiến, các lực lượng vũ trang “Phải thực hành tự cấp tự túc bằng cáchthiết thực, bằng tăng gia sản xuất” [34, tr 509], thực hành tiết kiệm để tự bảođảm, từng bước cải thiện mức sống của mình, đồng thời góp phần phát triển kinh
tế và xây dựng các yếu tố của CNXH ngay trong kháng chiến Song, trong điềukiện cần thiết của chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ quốc phòng, vìquân sự là việc chủ chốt trong kháng chiến
Vừa kháng chiến vừa kiến quốc là một nội dung căn bản trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng Trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chỉ đạo vừa kháng chiến vừa kiến quốc; kết hợp chiến đấu với sản xuất,vừa đánh giặc vừa tăng gia sản xuất Tư tưởng “Kháng chiến phải đi đôi với kiếnquốc Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công Kiến quốc có chắcthành công, kháng chiến mới mau thắng lợi” [33, tr 114] là luận điểm tiêu biểucủa Chủ tịch Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng Tư tưởng đó đãđược hiện thực hóa trong thực tiễn cách mạng; chính nhờ thực hiện tư tưởng củaNgười mà chúng ta đã giành thắng lợi vĩ đại trong chiến tranh giải phóng dân tộccùng những thành công to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Để kháng chiến thành công, Người cho rằng, cần phải động viên toàndân, vũ trang toàn dân Điều đó có nghĩa là trang bị cho toàn dân ý thức tựgiác tham gia kháng chiến bằng tinh thần yêu nước và trách nhiệm công dân,
Trang 16đánh giặc trong mọi điều kiện, bằng mọi loại vũ khí và sự sáng tạo Vũ trangtoàn dân phải đi đôi với động viên toàn dân Động viên nhân dân thấy rõ tráchnhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với đất nước để họ tự nguyện tham gia đónggóp công sức, vật chất, trí tuệ cho kháng chiến, để mỗi công dân là một chiến
sĩ, mỗi làng là một chiến hào Nhờ đó mà huy động tối đa sức người, sức củacho kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công
Tư tưởng về xây dựng căn cứ địa và hậu phương cho tiền tuyến trong chiến tranh Đây là sự vận dụng sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận ra ýnghĩa quan trọng của căn cứ địa và hậu phương đối với kết quả hoạt động củalực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến Sẽ không có thắng lợi nào ở nơi tiềntuyến nếu như không có sự đóng góp, chi viện thường xuyên về nhân tài, vậtlực của hậu phương cho tiền tuyến Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, căn cứđịa và hậu phương là "nơi đứng chân làm cơ sở" cho lực lượng vũ trang hoạtđộng, nơi “đội du kích tích trữ lương thực, thuốc đạn, lâu lâu về đó nghỉ ngơi,luyện tập” [33, tr 536] Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, căn cứ địa và hậuphương chiến lược phải là nơi đủ mạnh để tự bảo vệ khi bị tấn công, đáp ứngyêu cầu trước mắt cho cuộc kháng chiến, đồng thời chuẩn bị tiền đề xây dựng
và phát triển kinh tế, kiến thiết đất nước sau chiến tranh Phương châm đó thểhiện trong tư tưởng “Nếu cần phải thoái, thì kiến thiết thế nào? Kháng chiếnthắng lợi, thì kiến thiết thế nào?” [33, tr 545] Do đó, theo Người căn cứ địa
và hậu phương chiến lược phải được xây dựng và phát triển toàn diện trên tất
cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng quân đội tham gia phát triển kinh tế.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù đánh giặc cứu nước là nhiệm vụ chủyếu của quân đội, song bên cạnh đó quân đội còn phải tích cực tăng gia sảnxuất Đó là việc làm có nghĩa thiết thực để vừa khắc phục sự bao vây của kẻthù đối với nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ; vừa góp phần làm giảm bớt phầnnào gánh nặng của nền kinh tế trong việc đáp ứng các yêu cầu của chiến
Trang 17tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tuy công việc chuyên môn vẫn làchính, nhưng phải cố sức tăng gia” [35, tr 512] Bộ đội cũng phải tăng gia sảnxuất, theo phương châm: “Tuỳ theo hoàn cảnh mỗi bộ đội, hoặc làm vườn,nuôi lợn, hoặc làm giúp dân Có lúc bộ đội chia phiên nhau lớp đánh giặc,lớp làm ruộng, làm vườn để tự cấp, tự túc không phiền đến dân cả mọi việc"[34, tr 103] Đối với các đơn vị thường xuyên cơ động, "dù nay đây mai đócũng cần tăng gia Mình không ăn thì để cho đơn vị khác ăn, nhân dân ăn Ởđâu cũng làm như thế nhất định có thêm nhiều thức ăn cải thiện" [35, tr.193] Ngoài những hoạt động trực tiếp làm ra sản phẩm lương thực thựcphẩm, còn bao gồm cả việc đánh chiếm chiến lợi phẩm của địch, bảo vệ củacông, giúp đỡ nhân dân, "bộ đội phải hết lòng giúp dân, tham gia củng cốhậu phương ta ngày càng vững mạnh" [39, tr 456].
Cùng với tăng gia sản xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn kêu gọi tiếtkiệm, chống lãng phí trong quân đội Các ngành "quân nhu, quân giới, vậntải là những cơ quan cần phải tiết kiệm đã đành Các chiến sĩ cũng cầnphải tiết kiệm và cũng có thể tiết kiệm" [35, tr 486] Đồng thời, "phải giáodục bộ đội giữ gìn tốt vũ khí, trang bị, tiết kiệm từng viên đạn, hạt gạo,không được để lãng phí" [39, tr 466] Những lời căn dặn ấy của Người đãkhái quát đầy đủ và sinh động tư tưởng kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế vớiquốc phòng trong hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang làmnòng cốt cho toàn dân đánh giặc cũng không tách rời với mặt trận lao động sảnxuất Đối với mỗi dân quân, du kích đều vừa là lực lượng sản xuất ở ruộngđồng, bám chặt các cơ sở sản xuất để làm ra của cải vật chất, vừa là những taysúng đánh giặc giữ làng, bảo vệ địa bàn, bảo vệ sản xuất Đối với mỗi tự vệ đềuvừa là những công nhân sáng tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu củacuộc kháng chiến, vừa là người chiến sĩ tích cực chiến đấu bảo vệ nhà máy, bảo
vệ địa bàn và là lực lượng quan trọng phối hợp với các chiến sĩ quân đội trêncác hướng chiến lược [3, tr 59] Nhiệm vụ lao động sản xuất của quân đội theo
Trang 18tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xác định ngay từ những ngày đầuthành lập quân đội và đã trở thành một truyền thống qúy báu của quân đội ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng trong quan hệ kinh tế đối ngoại Hồ Chí Minh sớm nhận thức được việc vai
trò quan trọng trong thực hiện đan cài lợi ích và tận dụng quan hệ kinh tế đốingoại để phát triển nâng cao tiềm lực kinh tế, tăng cường sức mạnh quốcphòng của đất nước Trong quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại, theo Hồ ChíMinh, phải “trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chúng tôi sẵn
sàng đặt quan hệ ngoại giao và thương mại với tất cả các nước” [37, tr 160].
Người khẳng định: “Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tưcủa các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kinh tế củamình Sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việcbuôn bán và quá cảnh quốc tế ” [33, tr 470] Sẵn sàng “mời những nhàchuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu giúp việc cho chúng ta trong
cuộc kiến thiết nước nhà” [33, tr 74],
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng làkết quả của sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, những tinh hoacủa nhân loại, truyền thống “dựng nước đi đôi với giữ nước” cùng những kinhnghiệm quý báu về giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng củaông cha ta vào điều kiện cụ thể của thực tiễn cách mạng Việt Nam Chính sựkết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đó làm cho tư tưởng kết hợp kinh tế với quốcphòng của Người hội đủ tính cách mạng và tính khoa học, tính dân tộc và tínhthời đại sâu sắc, trở thành nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự Việt Nam
* Xuất phát từ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp kinh
Trang 19phản ánh sự nhận thức đúng đắn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo của Đảng về kếthợp kinh tế với quốc phòng, được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau:
Về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, mục tiêu, nội dung, phương thức kết hợp kinh tế với quốc phòng Đây là những vấn đề lớn được Đảng ta thường xuyên quan tâm và có sự bổ sung, phát triển Theo quan điểm
của Đảng ta, kinh tế và quốc phòng tuy là hai công việc thuộc hai lĩnh vực,nhưng giữa chúng có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau Vì vậy, vừa
“phải giải quyết đúng mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế và củng cố quốcphòng” [21, tr 535], đồng thời “Phải kết hợp củng cố quốc phòng với xây dựnghậu phương vững chắc” [20, tr 3] nhằm “Cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áocho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắng trận” [36, tr 179] Trong thời kỳ đổi mới,mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng được Đảng ta nhiều lần khẳng định,
KT - XH phát triển không chỉ tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực kinh tế chotăng cường tiềm lực quốc phòng, mà còn tạo cơ sở chính trị - xã hội thuận lợicho việc nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc Đảng ta xác định: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống
KT - XH là nền tảng vững chắc của quốc phòng, an ninh” [25, tr 82]
Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, Đảng
lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng thông qua đường lối “vừa khángchiến vừa kiến quốc” Kháng chiến là để giành và giữ vững nền độc lập, tự
do của dân tộc Muốn kháng chiến mau thắng lợi phải xây dựng căn cứ địa,hậu phương vững chắc Trong hoàn cảnh nước ta phải tiến hành một cuộckháng chiến không cân sức chống kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần, thìđiều đó càng cấp thiết hơn Kiến quốc, xây dựng chế độ KT - XH mới vềmọi mặt, thực sự đưa lại quyền lợi cho nhân dân là phát huy thành quả củacách mạng, đồng thời cũng là tạo dựng căn cứ địa - hậu phương vững mạnh,làm cơ sở để giành thắng lợi trong kháng chiến Kháng chiến và kiến quốcluôn luôn đi đôi với nhau Điều đó có nghĩa là vừa kháng chiến để giành vàgiữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc, vừa xây dựng chế độ mới về mọi
Trang 20mặt từ kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng; vừa đánh giặc vừa xây dựng
và phát triển lực lượng cách mạng; vừa đánh địch ở tiền tuyến, vừa củng cố
mở rộng hậu phương, vừa đánh vừa bồi dưỡng sức dân Tư tưởng vừa khángchiến vừa kiến quốc phản ánh qui luật của cách mạng Việt Nam là xây dựngchế độ mới phải gắn liền với bảo vệ chế độ mới và ngược lại, bảo vệ chế độmới phải dựa trên cơ sở xây dựng chế độ mới Giữa kháng chiến và kiếnquốc có mối quan hệ mật thiết với nhau “Kháng chiến phải đi đôi với kiếnquốc Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công Kiến quốc cóchắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi” [33, tr 114] Chủ trương
“vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”; kết hợp vừa đánh giặc vừa tăng gia sảnxuất, được Đảng ta chỉ đạo toàn quân và nhân dân thực hiện và đã giành đượcthắng lợi to lớn trong cả hai cuộc kháng chiến không cân sức chống thực dânPháp, đế quốc Mỹ xâm lược giành lại độc lập dân tộc
Thời kỳ 1976 đến 1986, Đảng ta nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ kinh
tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, xây dựng đất nước phải đi đôi vớibảo vệ đất nước Sau khi cả nước được hoàn toàn độc lập, thống nhất cùng đilên xây dựng CNXH, qua thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng, tiếp tụckhẳng định vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng là một trong những nội dung
cơ bản và quan trọng của đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN trên phạm vi
cả nước Đại hội lần thứ IV của Đảng chỉ rõ: "Phải kết hợp đúng đắn kinh tếvới quốc phòng Xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ đất nước đó là yêucầu sống còn của dân tộc ta" [18, tr 58] Đường lối đó chỉ ra rằng, công cuộcxây dựng nền kinh tế trên phạm vi cả nước trong thời bình phải đồng thời đápứng các nhu cầu: cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện quyền làm chủ củanhân dân; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN; mở rộng quan hệ kinh
tế với các nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh thường xuyên vững chắc
Những năm cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, trong lúc nềnkinh tế đang bị kiệt quệ sau tàn phá của chiến tranh, chủ trương Đại hội IV vớimục tiêu nhanh chóng phục hồi nền kinh tế mới chỉ được thực hiện bước đầu
Trang 21thì đất nước lại gặp nhiều khó khăn phức tạp mới, vừa phải đương đầu với hai
cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, lại bị chủ
nghĩa đế quốc bao vây, cấm vận kinh tế Mặt khác, về cơ chế quản lý kinh tếthời kỳ này ở nước ta vẫn tiếp tục thực hiện theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.Thực tế, cơ chế này trước đó đã góp phần tích cực vào huy động nguồn lực chokháng chiến chống Mỹ thắng lợi nhưng khi lịch sử đất nước chuyển giai đoạnmới thì trong nó đã tiềm ẩn những yếu tố không tạo động lực cho sự phát triển;tình trạng lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; xuất hiệnnhững biểu hiện của tư tưởng lệch lạc, như chỉ coi trọng phát triển kinh tế, xemnhẹ củng cố quốc phòng, hoặc ngược lại Trước tình hình đó, cùng với chủtrương tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng ta vẫn kiên trì đường lối kếthợp kinh tế với phòng, phát huy những kết quả xây dựng kinh tế để bảo đảmcho quốc phòng Đại hội V của Đảng tiếp tục khẳng định: "Kết hợp chặt chẽkinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, từng bước phát triển côngnghiệp quốc phòng đi đôi với tăng cường tiềm lực kinh tế của đất nước" [19,
tr 44] Từ quan điểm trên cho thấy, mặc dù trong thời kỳ này đất nước đã hoàntoàn độc lập, thống nhất, công cuộc xây dựng đất nước trong điều kiện thờibình, Đảng ta vẫn tiếp tục nhận thức đúng đắn về kết hợp chặt chẽ kinh tế vớiquốc phòng và khẳng định xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc là yêu cầu cấpthiết, liên quan đến sự sống còn của dân tộc
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương kết hợp kinh tế với quốc
phòng theo phương hướng cơ bản, lâu dài; kết hợp toàn diện, chú trọng những
vùng chiến lược, địa bàn trọng điểm nhằm chuẩn bị sớm, từ trước về mọi mặt
để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đồng thời sẵn sàng ứng phó thắng lợivới mọi nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trongmọi tình huống Đảng ta sớm nhận thấy phải chuẩn bị từ trước, “bảo vệ tổquốc từ xa” và đã luôn nhấn mạnh yêu cầu: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy
cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm
và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các yếu tố bên trong có thể gây ra đột
Trang 22biến” [28, tr 149] Để thực hiện yều cầu đó, trong mỗi bước phát triển của đấtnước, tư duy của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng ngày càng có sựphát triển mới, phù hợp hơn với những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Vănkiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xãhội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xãhội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chútrọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo” [28, tr 149].
Như vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôncoi trọng và bổ sung hoàn thiện đường lối kết hợp kinh tế với quốc phòng phùhợp với tình hình quốc tế và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước ở từngthời kỳ Nhằm làm cho mỗi bước xây dựng, phát triển kinh tế phải làm tăngcường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng hậu phương đất nước một cáchtoàn diện để khi chiến tranh xảy ra có thể chuyển nhanh nền kinh tế từ thờibình sang thời chiến
* Xuất phát từ thực tiễn thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng trong lịch sử dân tộc
Kết hợp kinh tế với quốc phòng là hiện tượng phổ biến đối với mỗi quốcgia, dân tộc độc lập có chủ quyền Dù các nước có trình độ phát triển khácnhau, chế độ chính trị - xã hội khác nhau cũng đều quan tâm, chăm lo thực hiệnkết hợp kinh tế với quốc phòng Tuy nhiên, trong những điều kiện, hoàn cảnhkhác nhau của mỗi nước thì mục đích, nội dung và phương thức thực hiện sựgắn kết đó có sự khác nhau Ngay ở mỗi nước, sự kết hợp kinh tế với quốcphòng trong từng giai đoạn phát triển cũng không hoàn toàn giống nhau Kếthợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta, không những là một tất yếu kháchquan mà còn là vấn đề gắn liền quy luật “dựng nước đi đôi với giữ nước” và
là một truyền thống qúy báu trong lịch sử dân tộc
Các triều đại phong kiến trước đây, thời nào cũng vậy, đứng trước nguy cơthường xuyên bị các thế lực bên ngoài đe dọa và xâm lược, để tồn tại và phát triểnđất nước, các triều đại luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng, đề ra kế sách
Trang 23giữ nước với tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc, khoan thư sức dân làm kế sách sâu
rễ bền gốc” Khi đất nước hòa bình luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết cácdân tộc, phát triển sản xuất đi đôi với chăm lo củng cố thế trận phòng thủ, xâydựng tiềm lực quân sự theo quan điểm “ngụ binh nông”, “động vi binh, tĩnh vidân” Xây dựng kinh tế bằng việc khai hoang, lập ấp ở những nơi xung yếu để
“phục binh sẵn, phá thế giặc”; phát triển nghề thủ công để cung cấp vũ khí,phương tiện cho toàn dân đánh giặc; mở mang đường sá, xây dựng đê điều, đàosông, lấn biển, vừa phát triển sản xuất, vừa sẵn sàng chống giặc và tạo thuận lợicho việc cơ động lực lượng lên các vùng biên ải; thực hiện chính sách đào tạo, bồidưỡng những người có chí lớn, tài cao và thấm nhuần đạo lý dân tộc; lấy nhânnghĩa làm cốt lõi và nhiều kế sách khác để đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
do nắm bắt được quy luật, biết kế thừa kinh nghiệm lịch sử nên đã thực hiệnkết hợp kinh tế với quốc phòng một cách nhất quán bằng những chủ trương,giải pháp sáng tạo, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạngViệt Nam, nhất là từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Đảng đề ra chủtrương "Vừa kháng chiến vừa kiến quốc"; tiến hành phát triển kinh tế ở hậuphương với tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp ở mọi nơi địch đến; xâydựng "làng kháng chiến", địch đến thì đánh, địch lui ta lại tăng gia sản xuất.Thực hiện khẩu hiệu: "Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhànông là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương"
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), việc kếthợp kinh tế với quốc phòng được Đảng ta chỉ đạo thực hiện ở mỗi miền vớicác hình thức, nội dung và biện pháp thích hợp Miền Bắc tiến hành xây dựng
và bảo vệ vững chắc chế độ XHCN, đồng thời, xây dựng hậu phương lớn.Miền Nam gắn kết chặt chẽ giữa đánh địch với củng cố, mở rộng hậu phương,xây dựng căn cứ địa vững mạnh Ở thời kỳ này ta phải tập trung cao độ cho cảhai nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam Việc kết hợp kinh tế
Trang 24với quốc phòng được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động vàthiết thực từ trung ương đến các địa phương, do đó, đã góp phần tạo ra thế vàlực vững chắc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
Từ 1986 đến nay, với tư duy mới về kết hợp kinh tế với quốc phòng,trên phạm vi cả nước cũng như ở các bộ, ngành trung ương và ở các địaphương đã có bước chuyển mạnh từ nhận thức đến tổ chức triển khai thựchiện, mọi tiềm năng của cả nước đều được huy động cho công cuộc xây dựngphát triển kinh tế, củng cố tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận
an ninh nhân dân vững mạnh từ trong thời bình Do vậy, đã góp phần giữvững môi trường hòa bình, ổn định cho xây dựng và phát triển đất nước
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn phân tích ở trên, cho phép chúng
ta khẳng định rằng, kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta là hết sức cầnthiết, phù hợp với quy luật “dựng nước đi đôi với giữ nước” của dân tộc vàthực tiễn cách mạng, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiếnlược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhận thức rõ vấn đề này làm cơ sở để xácđịnh nội dung, phương thức kết hợp kinh tế với quốc phòng trên phạm vi cảnước cũng như trên địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trong tình hình mới
1.2 Quan niệm, nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
1.2.1 Quan niệm về kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về kết hợp kinh tếvới quốc phòng; kế thừa, phát triển các quan niệm về kết hợp kinh tế với quốc
phòng của các công trình nghiên cứu gần đây ở nước ta, có thể hiểu: Kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là tổng thể các hoạt động của chủ thể nhằm gắn kết lĩnh vực kinh tế và quốc phòng trong một chỉnh thể thống nhất, tạo điều kiện cho nhau, thúc đẩy nhau từng bước phát triển, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tỉnh.
Trang 25Mục đích kết hợp kinh tế với quốc phòng là một bộ phận trong mục
tiêu phát triển KT - XH, là cái đích cần đạt tới trong các hoạt động kinh tế vàquốc phòng trong một phạm vi không gian, thời gian xác định Mục đích kếthợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là nhằm khai thác, sửdụng hiệu quả nhất các nguồn lực, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụphát triển kinh tế và tăng cường sức mạnh quốc phòng Làm cho hai nhiệm vụphát triển kinh tế và củng cố quốc phòng được thực hiện nhịp nhàng, cân đối,thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Mỗi bước phát triển của kinh tế có tác dụngnâng cao sức mạnh quốc phòng và mỗi bước phát triển của quốc phòng lại tạothêm điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, tăng cường khả năng bảo vệđất nước, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi âm mưu xâm lược và phá hoạicủa các thế lực thù địch
Hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng đối với từng vùng lãnh thổ,từng địa phương và trên phạm vi cả nước nói chung luôn đặt dưới sự lãnh đạocủa Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước Theo cơ chế phân cấp tronglãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay thì cấp ủy, chính quyền địa phương chịutrách nhiệm trước Đảng, Chính phủ về thẩm quyền lãnh đạo, quản lý mọi mặt,mọi hoạt động trên phạm vi lãnh thổ địa phương mình Theo đó, chủ thể lãnhđạo, chỉ đạo trực tiếp đối với hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng trênđịa bàn tỉnh Hà Tĩnh là cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thuộc Đảng bộ tỉnh HàTĩnh; chủ thể quản lý trực tiếp đối với hoạt động kết hợp kinh tế với quốcphòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là chính quyền địa phương, các ban ngành,lĩnh vực, các cơ sở, đơn vị, nhân dân và lực lượng vũ trang trên địa bàn Tỉnh;thông qua quy hoạch, kế hoạch, sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật
và các công cụ khác để quản lý sự kết hợp đó
Lực lượng nòng cốt tiến hành kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàntỉnh Hà Tĩnh là các chủ thể trong hệ thống chính trị ở Tỉnh, bao gồm các cơquan, tổ chức chính trị xã hội, các ban, ngành, các lĩnh vực, các cấp ở tỉnh HàTĩnh; cùng với sự tham gia đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp thuộc các
Trang 26thành phần kinh tế, của mọi cá nhân, tổ chức, mọi lực lượng của toàn dân dưới
sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn Tỉnh
Phương thức kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
hiện nay là sự kết hợp giữa kế hoạch hoá và thị trường [31, tr 108] Trong
đó, phương thức kế hoạch hoá, thực hiện theo theo nhiệm vụ, kế hoạch, chỉtiêu được giao theo quy định của pháp luật; phương thức kết hợp theo cơ chếthị trường thực hiện thông qua các hình thức “đặt hàng”, hiệp đồng kinh tếgiữa các bên, hợp tác đầu tư ; hoặc thực hiện dựa trên cơ sở mua bán, traođổi, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế và quốc phòng
1.2.2 Nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bao gồm
nhiều mặt, phạm vi rộng, trong đó tập trung vào những nội dung chính sau đây:
Một là, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển các ngành kinh tế, các khu kinh tế, các lĩnh vực và các địa phương của Tỉnh
Kết hợp kinh tế với quốc phòng phải thể hiện trong Quy hoạch tổng thểphát triển KT - XH của tỉnh Hà Tĩnh, cũng như quy hoạch, kế hoạch của từngngành, lĩnh vực và từng địa phương Trong các quy hoạch, kế hoạch, kể cả dàihạn và ngắn hạn, đi đôi với việc xác định mục tiêu đẩy mạnh các hoạt độngsản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH, cần xác định
rõ mục tiêu, yêu cầu phục vụ cả cho dân sinh và quốc phòng; cần tính toánđến những yêu cầu quốc phòng đặt ra cho từng ngành, địa phương, từng cơ sở
để lựa chọn phương án tối ưu và các giải pháp thực hiện vừa đẩy mạnh pháttriển KT - XH, vừa góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh đủmạnh để góp phần cùng cả nước bảo vệ hòa bình, xây dựng đất nước
Quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH của Tỉnh phải thể hiện đườnglối, chủ trương của Đảng về xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng, phù hợpvới đặc điểm tình hình, khả năng của địa phương trong từng thời kỳ, bảo đảm
Trang 27cho sự nghiệp xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng phát triển nhịp nhàngcân đối, không coi trọng hay xem nhẹ hoạt động nào Thực hiện sự kết hợp nàyngay trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH để cácngành, các đơn vị kinh tế có cơ sở cho xác định rõ mục tiêu để phấn đấu, quyếtđịnh phân phối, sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực; không phải đợi làmxong quy hoạch, kế hoạch mới đặt vấn đề kết hợp Chủ động phối hợp chặt chẽgiữa các sở, các ban ngành, lĩnh vực và địa phương có liên quan với cơ quanquân sự các cấp, từ việc khảo sát đánh giá thực trạng, xác định nguồn lực đến
tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
Hai là, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý gắn với yêu cầu xây dựng khu vực phòng thủ, nhất là các cụm chiến đấu liên hoàn, các xã, phường chiến đấu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Cơ cấu kinh tế có sự gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, vìvậy, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lýđược thể hiện ở sự gắn kết trong sắp xếp bố trí sản xuất, phân vùng kinh tế,trong phân công lại lao động, phân bố lại dân cư, phân bố lực lượng chiếnđấu, phương tiện vật chất theo điều kiện địa hình một cách hợp lý, khoa họctrong những ngành kinh tế, khu vực kinh tế và thành phần kinh tế với xâydựng các khu vực phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu liên hoàn, các xã,phường chiến đấu trên địa bàn Tỉnh
Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển các vùng, khu kinh tế Hiện
nay, căn cứ theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012.Theo đó, Hà Tĩnh tổ chức bố trí thành ba vùng kinh tế (gồm: Vùng biển và venbiển, Vùng kinh tế trung tâm và Vùng kinh tế miền núi, trung du) và ba khu kinh
tế (gồm: Khu sản xuất công nghiệp nặng; Khu đô thị hành lang chạy dọc quốc lô1A; Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế cầu Treo) [14, tr 10] Mỗi vùng đều có vị trí
quan trọng trong khu vực phòng thủ và phát triển kinh tế của Tỉnh Vì vậy, phải
quan tâm thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với xây dựng lực
Trang 28lượng, thế trận quốc phòng, an ninh trên từng vùng, khu kinh tế và giữa các vùng,khu kinh tế trong thế trận phòng thủ chung của Hà Tĩnh.
Đối với Vùng biển và ven biển, bao gồm các xã ven biển thuộc các huyện
Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, cẩm Xuyên và Kỳ Anh Về phát triển kinh tế,vùng này tập trung ưu tiên phát triên đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản;cây nông sản hàng hóa; các ngành công nghiệp khai thác quặng sắt, sản xuât thép
và các sản phâm từ thép, nhiệt điện, dịch vụ du lịch, dịch vụ hậu cần và vận tải
đường biển Nội dung kết hợp cần tập trung xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế và xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh bảo vệ biển,đảo Gắn với bố trí lao động, dân cư vùng ven biển để có lực lượng xây dựng căn
cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, trụ bám phát triển kinh tế và bảo vệ biển, đảomột cách vững chắc, lâu dài Tỉnh phải xây dựng cơ chế chính sách động viên,khích lệ; phát triển cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ trên biển, tạo điều kiện đốivới các doanh nghiệp, người dân phát triển kinh tế vùng ven biển và khai thácđánh bắt trên biển Chú trọng đầu tư phát triển chương trình đánh bắt xa bờ gắnvới xây dựng lực lượng dân quân ven biển, kết hợp với các Hải đoàn tự vệ, Cảnhsát biển, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm chủquyền biển, đảo Chủ động xây dựng, luyện tập các phương án đối phó với cáctình huống có thể xảy ra ở vùng ven biển và vùng biển thuộc tỉnh Hà Tĩnh
Đối với Vùng kinh tế trung tâm, bao gồm các địa phương thuộc hành
lang quốc lộ 1A tư thị xa Hồng Lĩnh đến thành phố Hà Tĩnh Đây là nơi có mật
độ dân cư và tính chất đô thị hoá cao, gắn liền với các khu công nghiệp, cáctuyến giao thông, các mục tiêu quan trọng Nội dung kết hợp cần tập trungquy hoạch, kế hoạch xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, các khu dân
cư, khu công nghiệp cần lựa chọn quy mô trung bình, bố trí phân tán, trải đềutrên diện rộng; kết hợp chặt chẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế vớixây dựng các công trình phòng thủ, các thiết bị chiến trường, các công trìnhphòng thủ dân sự ; từng bước xây dựng hệ thống "công trình ngầm lưỡngdụng"; phải bảo vệ, bảo tồn các địa hình, địa vật, các khu vực có giá trị về
Trang 29phòng thủ khi bố trí các cơ sở sản xuất, các công trình kinh tế, nhất là phêduyệt dự án đầu tư nước ngoài
Đối với Vùng kinh tế miền núi, trung du thuộc địa bàn các huyện
Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và các xã còn lại của các huyệnNghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh Nội dung
kết hợp cần tập trung quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng,
an ninh ở cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các vùng dọc biên giới giáp với cáctỉnh của Lào Tổ chức tốt việc định canh, định cư tại chỗ và điều chỉnh dân số
từ các nơi khác đến vùng núi biên giới Kết hợp đầu tư xây dựng phát triển hệthống hạ tầng cơ sở; nâng cấp các tuyến đường trục dọc, ngang, các tuyếnđường ra biên giới; thực hiện tốt chương trình phát triển KT - XH, xoá đói,giảm nghèo đối với các xã nghèo biên giới
Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng cơ cấu và phát triển các ngành kinh tế của Tỉnh đòi hỏi mỗi chủ thể kinh tế, mỗi ngành kinh tế, mỗi
hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có điều kiện phục vụ tốt nhất kinh tếcho cả phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và cho cả đảm bảo quốcphòng; đầu tư xây dựng phát triển kinh tế ở mỗi khu vực, mỗi ngành, mỗi địaphương trên địa bàn Tỉnh phải đáp ứng yêu cầu xây dựng các căn cứ chiến đấucấp huyện trong khu vực phòng thủ cấp tỉnh; vừa là vùng hậu phương vữngchắc đã được chuẩn bị từ trước về mọi mặt Sẵn sàng động viên kinh tế khichuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến; bảo đảm nguồn dự trữ vậtchất cần thiết cho tái sản xuất và các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; bảo đảm
an ninh công nghiệp, an ninh nông nghiệp, nhất là gắn kết chặt chẽ việc nângcao năng lực, hiệu quả đánh bắt thủy sản xa bờ, hoạt động vận tải biển vớitham gia bảo vệ chủ quyền trên biển; giữa trồng rừng với bảo vệ môi trường,xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh ở vùng núi, biên giới
Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đòi
hỏi phải giải quyết hài hòa, thống nhất về lợi ích giữa phát triển kinh tế và củng
cố quốc phòng trong cơ cấu lao động xã hội Đó chính là kết hợp trong quá trình
Trang 30phân công lại lao động, phân bố lại dân cư với tổ chức điều chỉnh, sắp xếp bố trílại lực lượng quốc phòng trên từng địa bàn cho phù hợp với kế hoạch phát triển
KT - XH và kế hoạch tác chiến phòng thủ của Tỉnh Đảm bảo ở đâu có đất, cóbiển, có đảo, có lực lượng xây dựng kinh tế thì ở đó có đủ lực lượng bảo vệ, lựclượng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ vững chắc địa bàn
Trong các ngành công nghiệp, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong
gắn kết ngay từ khâu quy hoạch bố trí các đơn vị kinh tế của ngành côngnghiệp trên các vùng lãnh thổ của Tỉnh một cách hợp lý; đẩy mạnh pháttriển công nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn Tập trung huyđộng nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, các khu kinh tế hiện có, như: Khu kinh tế Vũng Áng, Khukinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Dự án Khai thác và chế biến quặng sắtThạch Khê Khai thác khả năng của công nghiệp phục vụ nhu cầu quốcphòng và khả năng của công nghiệp quốc phòng đáp ứng nhu cầu dân sinhtheo cơ chế thị trường, cạnh tranh, có sự quản lý của Nhà nước; tiến tới đẩymạnh phát triển các cơ sở công nghiệp vừa có thể sản xuất hàng dân dụng,vừa có thể sản xuất hàng quân sự; từng bước thực hiện việc lưỡng dụng hoácông nghiệp của Tỉnh Kết hợp trong đầu tư nghiên cứu, chuyển giao, ứngdụng KH - CN trong sáng chế, chế tạo, sản xuất sản phẩm lưỡng dụng;trong xây dựng phát triển công nghiệp quốc phòng trên địa bàn Tỉnh; trong
mở rộng liên doanh, liên kết với cơ sở công nghiệp của các địa phươngtrong nước, ưu tiên những ngành, lĩnh vực có tính lưỡng dụng cao
Có chính sách, chế tài đủ mạnh đối với các cơ sở công nghiệp thuộckhu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để những quy địnhcủa pháp luật liên quan đến quốc phòng, đến trật tự và an toàn xã hộiđược thực hiện một cách nghiêm túc Xây dựng kế hoạch động viên các
cơ sở công nghiệp phục vụ thời chiến; chủ động chuẩn bị các phương án
cơ động của các cơ sở công nghiệp lưỡng dụng một cách hợp lý, bí mật;thực hiện dự trữ chiến lược các nguyên, nhiên, vật liệu quý hiếm cho sản
Trang 31xuất quân sự; tổ chức chặt chẽ các hoạt động của lực lượng tự vệ bảo vệcác nhà máy, xí nghiệp trong cả thời bình và thời chiến
Trong nông, lâm, ngư nghiệp, nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng
trong quy hoạch phát triển các vùng cây trồng, vùng chăn nuôi; quy hoạchphát triển rừng và phát triển ngư nghiệp, vùng ven biển một cách vững chắc.Đồng thời, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất, rừng, biển và lực lượng laođộng để phát triển đa dạng ngành trong nông, lâm, ngư nghiệp theo hướngCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; có chính sách đầu tư KH - CN tiên tiến,cung cấp các loại giống và các điều kiện thâm canh tăng năng suất, làm ranhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và gópphần nâng cao khả năng dự trữ cho năm đầu chiến tranh trên địa bàn Tỉnh
Gắn kết giữa phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với xây dựng nôngthôn mới, làm cho địa bàn nông thôn phát triển vững chắc; gắn với giải quyết tốtcác vấn đề xã hội như: xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sứckhoẻ, đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,nâng cao tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Tỉnh.Kết hợp trong đầu tư xây dựng phát triển các doanh nghiệp khai thác hải sản, cácđội tàu thuyền đánh bắt xa bờ với xây dựng lực lượng tự vệ, lực lượng dân quânven biển; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển để bảo vệbiển, đảo Đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh định cư,xây dựng các cơ sở chính trị vững chắc ở các huyện miền núi biên giới
Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lýtrong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn bao hàm cả việcduy trì một cơ cấu thành phần kinh tế một cách hợp lý, để vừa khuyến khíchtất cả các thành phần kinh tế đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh,tham gia thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển,đồng thời giữ vững định hướng XHCN, bảo vệ và duy trì chế độ chính trị - xãhội tiến bộ, làm cơ sở để huy động tốt nhất mọi nguồn lực cho nhiệm vụ xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 32Ba là, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh
Trong phát triển hệ thống giao thông vận tải, nội dung kết hợp kinh tế
với quốc phòng thể hiện trong gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu kinh tế với mụctiêu quốc phòng ngay từ khi lập quy hoạch, kế hoạch, từ trong thiết kế xâydựng, sửa chữa nâng cấp các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đườngbiển, hệ thống bến cảng, kho bãi phải bảo đảm đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đilại, vận chuyển hàng hoá với các tỉnh thành trong nước và mở rộng giao lưuvới nước ngoài Xây dựng phương án tự bảo vệ và được bảo vệ, các phương
án phòng tránh, kho trạm, nơi trú quân khi cần thiết; đáp ứng nhu cầu hoạtđộng KT - XH thời bình và cơ động lực lượng, phương tiện của lực lượng vũtrang có lưu lượng, trọng tải vận chuyển lớn, liên tục và có kế hoạch độngviên giao thông vận tải cho thời chiến
Trong bưu chính viễn thông, thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa ngành bưu
điện với ngành thông tin quân đội, công an để phát triển hệ thống thông tin hiệnđại, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạochỉ huy, điều hành trong mọi tình huống, cả thời bình và thời chiến Có phương
án thiết kế xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm vững chắc, bímật và có khả năng phòng chống chiến tranh thông tin điện tử của địch Nêu caocảnh giác, lựa chọn đối tác; có phương án chống âm mưu phá hoại của địch khihợp tác với nước ngoài về xây dựng, chuyển giao công nghệ, mua sắm các thiết
bị thông tin điện tử; kế hoạch động viên thông tin liên lạc cho thời chiến
Trong xây dựng cơ bản, thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu kinh tế
với mục tiêu quốc phòng ngay từ đầu, từ khảo sát điều tra, thiết kế, quy hoạch
dự án đầu tư đến quá trình thi công xây dựng Khi xây dựng bất cứ công trìnhnào, ở đâu, quy mô nào, nhất là các công trình trọng điểm tuyến biên giới trênđịa bàn Tỉnh phải tính đến yếu tố tự bảo vệ, có thể di dời khi cần thiết và có thểchuyển hoá phục vụ được cho cả phòng thủ dân sự và tác chiến phòng thủ Xâydựng các khu kinh tế, đô thị cần gắn với xây dựng các công trình ngầm Khi
Trang 33cấp phép đầu tư xây dựng cho các đối tác nước ngoài, phải có sự tham gia ýkiến của cơ quan quân sự có thẩm quyền; hạn chế xâm phạm các địa hình cógiá trị tác chiến trong khu vực phòng thủ.
Bốn là, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các lĩnh vực khoa học
-công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh
Trong hoạt động khoa học và công nghệ, nội dung kết hợp tập trung vào
hoạt động phối hợp chặt chẽ và toàn diện giữa ngành KH - CN của Tỉnh với cácngành khoa học của trung ương, của quốc phòng trong việc hoạch định quyhoạch, kế hoạch nghiên cứu phát triển và quản lý, sử dụng phục vụ cho cả xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh phát triển KH - CN, trong đó chú trọng pháttriển KH - CN lưỡng dụng phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng dân dụng và quân sự
Trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nội
dung kết hợp theo hướng vừa phục vụ nhu cầu phát triển KT - XH, vừa phục
vụ nhu cầu quân sự, quốc phòng Coi trọng giáo dục và bồi dưỡng nhân lực,đào tạo nhân tài đáp ứng sự nghiệp phát triển KT - XH và quốc phòng Thựchiện phối, kết hợp trong đào tạo nguồn nhân lực, trong tổ chức hệ thống đơn
vị y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội giữa ngành y tế dân sự với y
tế quân sự Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là
ở miền núi, biên giới, hải đảo; xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự choquân sự khi có chiến tranh xảy ra
Năm là, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các hoạt động quân sự, quốc phòng và đối ngoại của Tỉnh
Trong các hoạt động quân sự, quốc phòng trên địa bàn Tỉnh, nội dung kết hợp theo hướng vừa đảm bảo vững chắc mục tiêu quốc phòng, đồng thời
tích cực góp phần thực hiện tốt các mục tiêu KT - XH trong điều kiện chophép Thực hành tiết kiệm cả lao động sống và lao động vật hoá trong tổchức, bố trí lực lượng; trong các hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu,công tác của lực lượng vũ trang trên địa bàn Tỉnh Khai thác có hiệu quả tiềmnăng của các cơ sở quốc phòng tham gia phát triển KT - XH; tham gia giúp
Trang 34đỡ nhân dân xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; phòng chống bạoloạn, tệ nạn xã hội, buôn lậu, tham nhũng; tuyên truyền vận động nhân dânnâng cao nhận thức, ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, luật pháp của Nhà nước và của Tỉnh Phát huy tốt vai trò tham mưu củacác cơ quan quân sự các cấp trong việc thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư,nhất là các dự án có vốn nước ngoài.
Trong hoạt động đối ngoại, nội dung kết hợp cần quán triệt và thực hiện
tốt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không canthiệp vào công việc nội bộ của nhau, giữ gìn bản sắc dân tộc, giải quyết cáctranh chấp bằng thương lượng hoà bình Phải gắn lợi ích kinh tế với nhiệm vụquốc phòng trong mỗi bước kết hợp, từ khâu lựa chọn đối tác, trong việc phân
bổ đầu tư, xây dựng và đặc biệt coi trọng công tác quản lý các cơ sở kinh tếliên doanh, liên kết với nước ngoài, nhất là với Đài Loan, Trung Quốc
Các nội dung trên được tiến hành kết hợp như thế nào tùy thuộc vào bốicảnh trong nước và quốc tế, tình hình nhiệm vụ phát triển KT - XH, quốcphòng, an ninh và công tác đối ngoại của đất nước và của Tỉnh trong từng giaiđoạn cụ thể; với tinh thần kết hợp toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm,tránh dàn trải, kém hiệu quả
1.2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh chịu sự tác độngảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là:
Một là, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kết hợp kinh tế với quốc phòng
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện hai nhiệm vụchiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và kết hợp kinh tế với quốcphòng nói riêng là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển mọi mặt của đấtnước Chủ trương, chính sách về kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng, Nhànước được xây dựng trên cơ sở sự nhận định đánh giá khách quan về bối cảnh tình
Trang 35hình quốc tế và khu vực, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong từng giai đoạn cách mạng; vừa phản ánh tâm tư nguyện vọng của cáctầng lớp nhân dân, vừa thể hiện chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toànquân không ngừng phát triển tiềm lực kinh tế và tăng cường sức mạnh quốcphòng bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là những định hướng lớn,những vấn đề chỉ đạo mang tính nguyên tắc, đồng thời là những căn cứ cótính chất pháp lý về kết hợp kinh tế với quốc phòng đối với các địa phương
cả nước nói chung, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh Chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước là sự chỉ đạo có ý nghĩa quyết định cả về phương hướng,nội dung, cách thức tiến hành kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàntỉnh Hà Tĩnh; và được hiện thực hóa thông qua quá trình quán triệt, triểnkhai thực hiện của các cấp, các ngành, các địa phương Đó chính là mộttrong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự kết hợp kinh tế với quốcphòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện và kếtquả đạt được đến mức độ nào lại phụ thuộc vào yếu tố thuộc về chủ thể kếthợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Hai là, về nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh
Mọi hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh luônđặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ; sự điều hành, quản lý tập trungthống nhất của tổ chức chính quyền nhà nước cấp tỉnh; và việc tổ chức quántriệt, triển khai thực hiện theo phân cấp thông qua hệ thống các tổ chức, cácban ngành, lực lượng các cấp ở địa phương Theo đó, kết quả thực hiện sự kếthợp ấy phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố chủ quan của các chủ thể thực hiện kếthợp
Để thực hiện sự kết hợp có kết quả tốt, trước hết, các chủ thể phải nhậnthức một cách đúng đắn, toàn diện, sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của việc
Trang 36xây dựng phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng; về mối quan hệ và sự kếthợp giữa kinh tế và quốc phòng theo đường lối, chính sách của Đảng, Nhànước Không quá coi trọng phát triển kinh tế dẫn đến xem nhẹ củng cố quốcphòng hoặc ngược lại Cũng không phải vì lý do cải thiện tình trạng một tỉnhnghèo để rồi phát triển kinh tế bằng mọi giá, bất chấp tất cả Phải quán triệttinh thần tập trung mọi nỗ lực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhândân, nhưng không nơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng; luôn quán triệtthực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc trong mọi tình huống Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp đến kếthợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh
Ba là, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội là yếu tố khách quan nhưng ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh
Là một tỉnh biên giới, ven biển, nằm ở Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh có vị tríchiến lược về KT - XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại nên việc thực hiệnkết hợp phát triển KT - XH với tăng cường quốc phòng, an ninh ở Hà Tĩnh có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng [16, tr 1] Tỉnh Hà Tĩnh ở giữa hai trung tâm kinh
tế lớn Hà Nội và Đà Nẵng, cách khoảng hơn 300 km, có thể tiếp cận bằng đường bộ, đường biển, đường sắt Tiếp cận trực tiếp được với Trung Lào qua cửa khẩu Cầu Treo và Đông Bắc Thái Lan qua cửa khẩu Chalo - Quảng Bình, rất thuận lợi trong đẩy mạnh thương mại với các nước thông qua việc mở rộng các hành lang tiểu khu vực sông Mê Kông Đặc biệt là
Cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là cửa ngõ thông ra biển Đông, lànơi trung gian giao thương hàng hóa, làm cầu nối phát triển kinh tế trong khuvực và thuận lợi cho giao thông hàng hải quốc tế, mở thêm cơ hội hội nhậpkinh tế quốc tế Đồng thời, các thế lực thù địch cũng có thể lợi dụng điều kiệnthuận lợi từ vị trí chiến lược ấy để thực hiện âm mưu xâm lược, chia cắt lãnhthổ Việt Nam từ nơi đây
Địa hình của Hà Tĩnh dốc nghiêng từ Tây sang Đông, độ dốc trung
Trang 37bình 1,2%, có nơi 1,8% và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãyTrường Sơn, có nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau Phía Tây làsườn Đông của dãy Trường Sơn có độ cao trung bình 1500m, kế tiếp là đồibát úp và một dãy đồng bằng hẹp Địa hình này khá thuận lợi trong bố trí lựclượng, các tuyến phòng thủ vững chắc, bảo đảm được cả thế đánh và thế giữđối phó với các tình huống tấn công của địch từ hướng Biển Đông Bên cạnh
đó, các thảm họa tự nhiên thường xuyên diễn ra, đặc biệt là bão lụt, gây nhiềurủi ro, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh sống của nhân dân và
là yếu tố trở ngại ngay từ sự lựa chọn ban đầu đối với các nhà đầu tư
Mặt khác, Hà Tĩnh là vùng đất mà lịch sử dân tộc đã chứng kiến conngười nơi đây luôn phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, bất khuất;sẵn sàng hy sinh tình cảm, tài sản và cả tính mạng của mình cho sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong kháng chiến chống Pháp, cùng với quân,dân cả nước, những người con Hà Tĩnh tham gia trực tiếp chiến đấu ở các mặttrận Trung - Hạ Lào, Tây Bắc với tinh thần ý chí quyết tâm cao nhất, sẵn sàng
“lấy thân mình lấp lỗ châu mai”, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử ĐiệnBiên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, Hà Tĩnh là một trong những hậu phương lớn của tiền tuyếnmiền Nam, vừa là tiền tuyến của hậu phương miền Bắc Những con đườngĐồng Lộc, Khe Giao, Hồng Lam, Đèo Ngang, những phà Địa Lợi, Linh Cảm,làng K130 đã đi vào trang sử hào hùng chống Mỹ của quê hương, đất nước
Những lời hiệu triệu: "Xe chưa qua nhà không tiếc”, "Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm", "Máu có thể đổ nhưng đường không thể tắc" đã vang lên
trên các cung đường vào Nam đánh giặc [52, tr 2]
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các quan hệ kinh tế thực hiện theo
cơ chế thị trường, trao đổi theo nguyên tắc ngang giá; theo đuổi lợi nhuận, lợiích kinh tế trở thành mục tiêu, động lực của các chủ thể kinh tế Điều này dễdẫn đến tư tưởng coi trọng lợi ích, mục tiêu kinh tế, xem nhẹ lợi ích, mục tiêunhiệm vụ quốc phòng; ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động các nguồn lực
Trang 38cho quốc phòng khi cần thiết Các cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp sẵn sàng chirất nhiều tiền cho quảng bá thương hiệu, đánh bóng tên tuổi của mình, nhưngthực hiện yêu cầu điều động nhân, vật lực cho luyện tập của lực lượng tự vệ,cho luyện tập các phương án phòng thủ… thì không phải cơ sở, doanh nghiệpnào cũng chấp hành tốt Đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đếnkết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Bốn là, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
Vấn đề rất quan trọng cần quan tâm đúng mức, đó là việc chủ nghĩa đếquốc và các thế lực thù địch đã và đang ráo riết đẩy mạnh thực hiện chiến lược
“Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam Chúng tiếp tục có sựđiều chỉnh một số vấn đề về chủ trương, giải pháp, trong đó, sử dụng các thủđoạn “mềm, ngầm, sâu, hiểm”, mua chuộc, lôi kéo, kích động bạo loạn, ly khai,tạo dựng “ngọn cờ” nhằm chuẩn bị thời cơ, tạo cớ, gây bạo loạn lật đổ ở một
số vùng trọng điểm, nhất là vùng có đồng bào theo tôn giáo, vùng dân tộc thiểu
số, vùng biên giới, hoặc nhiều vùng có tính chất độc lập để chia cắt đất nước ta,
hy vọng tạo dựng chính quyền theo cái gọi là nhà nước “tự do”, “độc lập” chịu
sự chi phối của bên ngoài
Hà Tĩnh được xác định là địa bàn trọng điểm trong chiến lược phòngthủ của cả nước Từ vị trí địa lý ấy, các thế lực thù địch coi đây là nơi màchúng tìm cách đánh chiếm để chia cắt nước ta thành hai phần, tạo ra sự khókhăn trong huy động sức mạnh tổng hợp của cả nước, từ đó chúng dễ bề thựchiện ý đồ phá hoại cách mạng, chia cắt, xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ta Vìvậy, trong quá trình thu hút vốn và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, hay nếu ở đâu, lúc nào đó mà chúng ta sở hở, mấtcảnh giác, hoặc có biểu hiện nơi lỏng đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninhthì các thế lực thù địch sẽ triệt để lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta.Đây cũng chính là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến kết hợp kinh tếvới quốc phòng ở nước ta, cũng như trên địa bàn Hà Tĩnh
Tóm lại, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kết hợp kinh tế
Trang 39với quốc phòng, cùng những vấn đề mang tính chủ quan của các chủ thể, điều
kiện tự nhiên - xã hội của Tỉnh và âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địchchống phá cách mạng nước ta là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết hợpkinh tế với quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay Vì vậy, cần phải nắmchắc các nhân tố cơ bản đó để có phương hướng, giải pháp khắc phục nhữngảnh hưởng tiêu cực, và phát huy những ảnh hưởng tích cực để đẩy mạnh quátrình kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh
*
* *Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc từ những công trình nghiên cứu có liênquan đến đề tài, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về kết hợp kinh tế vớiquốc phòng Trong chương một, tác giả tập trung làm rõ quan niệm về kết hợpkinh tế với quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh; phân tích làm rõ nội dung cơ bản,những nhân tố có tác động ảnh hưởng đến kết hợp kinh tế với quốc phòng trênđịa bàn Hà Tĩnh Đây là những căn cứ để nghiên cứu khảo sát, đánh giá thựctrạng kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ở chương hai
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH THỜI GIAN QUA 2.1 Thành tựu, hạn chế về kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua
2.1.1 Thành tựu về kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh thời gian qua
Một là, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng và tổ chức thực
hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành kinh tế, các vùng, khu kinh tế, các lĩnh vực, các địa phương đã có nhiều tiến bộ
Trong những năm qua, quán triệt sâu sắc sự lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng, Nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh đã thường xuyên coi trọng kết hợp kinh tế với
quốc phòng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH Tỉnh đã chủ động
phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành, lĩnh vực và địa phương có liênquan với cơ quan quân sự các cấp trong khảo sát đánh giá thực trạng, xác địnhnguồn lực và tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch; đồng thời, kết hợp tổchức nhiều cuộc hội thảo khoa học, mời các chuyên gia, nhà khoa học đầungành, các tổ chức trong và ngoài nước tham gia xây dựng Quy hoạch tổngthể phát triển KT - XH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; và Quy hoạchnày đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 “Tỉnh chú trọng triểnkhai quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển, như: Quy hoạch phát triểnKT-XH, Quy hoạch Vùng, Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, trong đó,xác định rõ mục tiêu, giải pháp thực hiện với lộ trình và bước đi thích hợp,đặc biệt phải đáp ứng yêu cầu gắn phát triển KT-XH với đảm bảo quốcphòng, an ninh” [16, tr 2]
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của Tỉnh đã được phêduyệt, Hà Tĩnh đã chỉ đạo “xây dựng quy hoạch quốc phòng, nhất là quy hoạchxây dựng thế trận quân sự khu vực phòng thủ Trong quá trình thực hiện, Tỉnh tổ