1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM tắt LV Dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 trung học phổ thông ban cơ bản bằng phương pháp khám phá có hướng dẫn

22 155 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 569 KB

Nội dung

Phương pháp DHKP có hướng dẫn được hiểu là phương pháp dạy học dưới sự hướng dẫn của GV, thông qua các hoạt động, HS khám phá ra một tri thức nào đấy trong trương trình môn học. Những gì GV định thông báo cho HS một cách khiên cưỡng sẽ được HS tự khám phá ra; HS tự có được những tri thức, kỹ năng mới, chứ không phải là thụ động tiếp nhận tri thức, kỹ năng do GV truyền thụ cho; qua đó các em vừa có được những nhận thức mới, kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp có được những tri thức, kỹ năng đó 23. Trong chương trình môn Toán lớp 11 THPT hiện nay, nội dung giải phương trình lượng giác là nội dung khó đối với nhiều HS, mà cũng là phần quan trọng trong chương trình Toán THPT, góp phần hoàn thiện tri thức cũng như phát triển tư duy, năng lực cho HS. Việc phát huy tính tự giác, tích cực của HS khi học nội dung này sẽ giúp họ nắm vững tri thức và phát triển tư duy là yêu cầu quan trọng. Chính vì vậy, để HS có thể giải phương trình lượng giác lớp ở lớp 11 THPT một cách tích cực, chủ động, sáng tạo thì GV cần vận dụng những phương pháp dạy học mới phù hợp với đặc điểm của chủ đề để giảng dạy cho HS. Xuất phát từ những vẫn đề nêu trên, nên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 trung học phổ thông ban cơ bản bằng phương pháp khám phá có hướng dẫn ”

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy

định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Hiện nay

việc nghiên cứu và vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào thực tiễn ở trường phổthông không ngừng phát triển Một trong những phương pháp dạy học hiện đại đã thực hiện

có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới là phương pháp dạy học theo quan điểm khám phá vàcũng đã được nghiên cứu triển khai vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông nước ta hiệnnay

Khám phá là quá trình hoạt động tư duy, có thể bao gồm quan sát, phân tích, nhận định,đánh giá, nêu giả thuyết, suy luận…nhằm đưa ra những khái niệm, phát hiện ra những tínhchất, quy luật…trong các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ giữa chúng

Phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn được hiểu là phương pháp dạy học dưới

sự hướng dẫn của giáo viên, thông qua các hoạt động, học sinh khám phá ra một tri thức nàođấy trong trương trình môn học Những gì giáo viên định thông báo cho học sinh một cáchkhiên cưỡng sẽ được học sinh tự khám phá ra; học sinh tự có được những tri thức, kỹ năngmới, chứ không phải là thụ động tiếp nhận tri thức, kỹ năng do giáo viên truyền thụ cho; qua

đó các em vừa có được những nhận thức mới, kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp cóđược những tri thức, kỹ năng đó

Trong chương trình môn Toán lớp 11 THPT hiện nay, giải phương trình lượng giác là nộidung khó đối với nhiều học sinh, mà cũng là phần quan trọng trong chương trình Toán phổthông, góp phần hoàn thiện tri thức cũng như phát triển tư duy, năng lực cho học sinh Việcphát huy tính tự giác, tích cực của học sinh khi học nội dung này sẽ giúp họ nắm vững trithức và phát triển tư duy là yêu cầu quan trọng

Xuất phát từ những vẫn đề nêu trên, nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 trung học phổ thông ban cơ bản bằng phương pháp khám phá có hướng dẫn ”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 2

Đề xuất một số biện pháp trong cách tiếp cận phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn để dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 ( Ban cơ bản) nhằm nâng cao chất luợng dạy học nội dung này.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dạy học khám phá và nội dung giải phương trình

lượng giác lớp 11 (Ban cơ bản) ở trường THPT

- Thực trạng dạy và học giải phương trình lượng giác lớp 11 ở trường THPT

- Đề xuất một số biện pháp dạy học giải phương trình lượng giác cho HS theo quan

điểm khám phá có hướng dẫn

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của luận văn

4 Giả thuyết khoa học

Nếu tiến hành triển khai và vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 thì học sinh giải quyết được các bài toán giải phương trình lượng giác một cách chủ động, tích cực, sáng tạo hơn Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường THPT

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 ở

trường THPT bằng phương pháp khám phá có hướng dẫn

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung giải phương trình

lượng giác lớp 11 (Ban cơ bản) ở trường THPT

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học khám phá, những kiến thức về giải phương trình lượng lớp 11 ban cơ bản

- Phương pháp điều tra: Tiến hành dự giờ, trao đổi tổng kết rút kinh nghiệm Tìm hiểu thực tiễn về dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 ở trường phổ thông, bên cạnh

đó tìm hiểu nhận thức của giáo viên về phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn và kỹ năng vận dụng phương pháp này vào dạy học

- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy thực nghiệm các giáo án có sử dụng

phương pháp dạy học khám phá tại một số lớp ở trường THPT nhằm kiểm nghiệm hiệu quả

và tính khả thi của đề tài

- Phương pháp thống kê: Xử lí số liệu thu được sau quá trình thực nghiệm sư phạm

Trang 3

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn

gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2 Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 ( Ban cơ bản ) ở trường trung học phổ thông

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm.

Trang 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan về phương pháp dạy học khám phá

1.1.1 Một số quan điểm về dạy học khám phá của các nhà khoa học

1.1.1.1 Dạy học khám phá trong các công trình của Jerome Bruner

Theo Bruner, việc học tập khám phá xảy ra khi các cá nhân phải sử dụng quá trình tư duy đểphát hiện ra ý nghĩa của điều gì đó cho bản thân họ Để có được điều này, người học phải kết hợp quan sát và rút ra kết luận, thực hiện so sánh, làm rõ ý nghĩa số liệu để tạo ra một sựhiểu biết mới mà họ chưa từng biết trước đó GV cần cố gắng và khuyến khích HS tự khám phá ra các nguyên lý, cả GV và HS cần phải thực sự hòa nhập trong quá trình dạy học

J Bruner đã chỉ ra 4 lý do cho việc sử dụng phương pháp này như sau:

+ Thúc đẩy tư duy

+ Phát triển động lực bên trong hơn là tác động bên ngoài

+ Học cách khám phá

+ Phát triển trí nhớ

1.1.1.2 Dạy học khám phá trong các công trình của Geofrey Petty

Theo Geoffrey Petty, có hai cách tiếp cận trong dạy học đó là: dạy học bằng cách giải thích

và dạy học bằng cách đặt câu hỏi

Trong dạy học bằng cách giải thích, học sinh được giáo viên giảng kiến thức mới, học sinh phải sử dụng và ghi nhớ kiến thức này Còn với dạy học bằng cách đặt câu hỏi, giáo viên đặtcâu hỏi hoặc ra bài tập yêu cầu học sinh phải tự tìm ra kiến thức mới mặc dù vậy vẫn có sự hướng dẫn hoặc chuẩn bị đặc biệt Kiến thức mới này được giáo viên chỉnh sửa và khẳng định lại Khám phá có hướng dẫn là một ví dụ của cách tiếp cận này Dạy học khám phá chỉ

có thể được sử dụng nếu người học có khả năng rút ra được bài học mới từ kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình

1.1.1.3 Dạy học khám phá theo các tài liệu của Trần Bá Hoành

Theo Trần Bá Hoành, để sử dụng cách khám phá trong dạy học, trước hết cần phải xây dựngđược các toán có tính khám phá: là bài toán được cho gồm có những câu hỏi, những bài toánthành phần để học sinh trong khi trả lời hoặc tìm cách giải các bài toán thành phần dần thể hiện cách giải bài toán ban đầu Cách giải này thường là những quy tắc hoặc khái niệm mới.Cách xây dựng bài toán để học sinh khám phá: Để dạy trẻ cách khám phá, cần viết lại bài toán theo hướng thiết kế các bài toán thành phần, hướng dẫn cách ghi chép kết quả, đưa ra

Trang 5

các câu hỏi dẫn dắt nhằm sau khi thực hiện các yêu cầu được đưa ra cho phép tìm tòi, khám phá nội dung mới.

1.1.2 Khái niệm về dạy học khám phá

Trong nhà trường phổ thông, khám phá là hoạt động tư duy, có thể bao gồm quan sát,phân tích, nhận định, đánh giá, nêu giả thuyết, suy luận… Nhằm đưa ra những khái niệm,phát hiện ra những tính chất, quy luật trong các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ giữachúng

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: phương pháp dạy học khám phá được xuất phát từ líthuyết hoạt động của A.N Lionchev và R.L Rubinstien từ những năm 1940 Tuy nhiên,người có công nghiên cứu để áp dụng thành công phương pháp này vào thực tiễn dạy học làJerme Bruner với tác phẩm nổi tiếng “Quá trình giáo dục”, trong đó tác giả chỉ ra các yếu tố

cơ bản của phương pháp dạy học này là:

+ Giáo viên nghiên cứu bài đến mức độ sâu cần thiết, tìm kiếm những yếu tố tạo thành tình huống, tạo cơ hội cho hoạt động khám phá, tìm tòi

+ Thiết kế các hoạt động của học sinh trên cơ sở đó mà xác định các hoạt động chỉ đạo, tổ chức của giáo viên

+ Khéo léo đặt người học vào vị trí của người khám phá (khám phá ra cái mới của bảnthân), tổ chức và điều khiển cho quá trình này được diễn ra một cách thuận lợi để từ đó xâydựng kiến thức cho bản thân

1.1.3 Đặc điểm của phương pháp dạy học khám phá

Phương pháp dạy học khám phá phát huy nội lực cho HS, giúp HS có tư duy tích cực– độc lập – sáng tạo trong quá trình học tập, phát triển động lực bên trong hơn là tác độngbên ngoài, HS học được cách khám phá và phát triển trí nhớ của chính bản thân Qua đó rèncho HS khả năng tư duy, sáng tạo, tinh thần tự giác học tập

Trong dạy học khám phá có hướng dẫn GV nêu vấn đề, cung cấp ngữ cảnh, các thiết bịcần thiết, còn HS không chỉ chiếm lĩnh được tri thức môn học, mà còn có thêm nhận thức vềcách suy nghĩ, cách phát hiện và giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, học sinh họctập với sự hứng thú, với niềm vui của sự khám phá

1.1.4 Các hình thức dạy học khám phá

1.1.4.1 Khám phá có hướng dẫn

Khám phá có hướng dẫn là hình thức dạy học trong đó GV cần nêu vấn đề, sau đó nêucác câu hỏi gợi ý đơn giản để học sinh có thể trả lời được, thậm chí GV còn có thể gợi ý các

Trang 6

bước để giúp học sinh trả lời Khi học sinh đã có được đôi chút kinh nghiệm về cách họctìm tòi – khám phá, GV sẽ giảm dần gợi ý của mình để học sinh tự đưa ra các câu hỏi nhằmgiải quyết vấn đề đang xuất hiện.

1.1.4.2 Khám phá tự do

Khám phá tự do là hình thức dạy học khám phá trong đó GV khai thác nội dung bài họcđến mức độ sâu cần thiết và có thể tạo ra những tình huống trong dạy học để học sinh tựkhám phá ra những tri thức mới cho bản thân

1.1.4.3 Khám phá tự do có điều chỉnh

Hình thức này là kết hợp giữa khám phá tự do và khám phá có hướng dẫn Trong trường hợp này, GV là người đưa ra vấn đề và đề nghị cả lớp hoặc từng nhóm học sinh nghiên cứu

và tìm cách giải quyết

1.1.5 Những cách thức tổ chức dạy học khám phá có hướng dẫn.

- Thông qua lập bảng, điền bảng, sơ đồ

- Thông qua kiểm nghiệm, đề xuất ý tưởng về vấn đề nêu ra

- Thông qua thảo luận, tranh luận về một vấn đề nêu ra

- Thông qua việc làm bài tập lớn, bài tập nghiên cứu

- Hình thức đàm thoại phát hiện: Thông qua các câu hỏi thiết kế của giáo viên, từ đóhọc sinh suy nghĩ trả lời để sau khi tìm được câu trả lời cho một số câu hỏi đó, học sinh tựtìm thấy tri thức mới

1.1.6 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học khám phá

1.1.6.1 Ưu điểm: DHKP đã thể hiện được các điểm mạnh sau:

- Là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, người học là chủ thể của hoạt động học tập của mình

- Là phương pháp dạy học thúc đẩy việc phát triển tư duy, vì trong quá trình khám phá đòi hỏi người học phải tư duy, đánh giá, phải có sự suy xét, phân tích, tổng hợp

- Phát triển động lực bên trong của người học, trong quá trình học tập, khám phá, khi đạt được một kết quả nào đó thì người học cảm thấy hứng thú, và sẽ thấy có ham muốn hướng tới những việc làm khó hơn

- Phương pháp học cho phép người học có thời gian tiếp thu cập nhật thông tin và đánh giá được khả năng thực sự của bản thân trong qua trình học tập và nhgiên cứu

Trang 7

- Người học học được cách tự xử lý linh hoạt trước mọi tình huống đặt ra trong học tập và trong cuộc sống Ngoài ra, HS được học trong tương tác, hình thành các mối quan hệ hợp tác, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập

1.1.6.2 Nhược điểm: DHKP cũng có những hạn chế riêng, như :

- Nếu thực hiện không hợp lý sẽ đem lại những hậu quả xấu như HS lúng túng không thựchiện được các hoạt động - nhất là những HS yếu kém, gây lãng phí thời gian, giảm sút hứngthú, một số HS thậm chí đâm ra lười biếng

- Nếu hướng dẫn không tốt HS có thể đi tới những khám phá sai lầm Đôi khi học sinh cóthể học được nhiều qua hậu quả sai lầm của mình nhưng khám phá sai lầm có thể gây phảntác dụng

- Hoạt động khám phá cần nhiều thời gian, nếu HS chưa quen sẽ làm chậm tiến độ, phá vỡ

kế hoạch dự kiến của giáo viên

- Có những nội dung không thích hợp với dạy học bằng khám phá, nếu áp dụng máy móc sẽ không có hiệu quả

1.1.7 Điều kiện thực hiện phương pháp khám phá có hướng dẫn.

- HS phải có kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động khám phá do GV tổchức

- Sự hướng dẫn của GV cho mỗi hoạt động ở mức cần thiết, không quá ít, không quá nhiều,bảo đảm HS phải hiểu chính xác họ phải làm gì trong mỗi hoạt động khám phá

- Phải có đủ thời gian cho mỗi hoạt động khám phá được nêu ra

- GV cần phải nắm thật vững nội dung bài học và có kinh nghiệm cần thiết trong việc tổchức hoạt động khám phá có hướng dẫn

1.2 Dạy học giải phương trình lượng giác ở trường THPT

1.2.1 Các dạng phương trình lượng giác lớp 11 ở trường THPT

Dạng 1: Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác:

Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác có dạng:

0; 0, ,

at b  aa b R :( Với t là một hàm số lượng giác)

Dạng 2: Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác:

Phương trình có dạng: at2 bt c 0;a0 Trong đó a b c, , là các hằng số (a 0)

( Với t là một hàm số lượng giác)

Dạng 3: Phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx:

Trang 8

Phương trình có dạng: asinx b cosx c Với a b c R a, ,  ;( 2b2 0)

Dạng 4: Phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx:

Phương trình có dạng : asin2 x b sin xcosx+csin2 x d Với a b c d R, , , 

1.2.2 Quy trình giải một bài toán theo bốn bước của Polya

Bước 1: Hiểu rõ bài toán

Bước 2: Xây dựng lời giải

Bước 3: Thực hiện chương trình giải

Bước 4: Khảo sát lời gải đã tìm được

1.2.3 Ví dụ về phương pháp khám phá có hướng dẫn

Ví dụ 1.1: Giải phương trình: 1 1 2

cosxsin 2x sin 4x

Bước 1: ( Tìm hiểu nội dung bài toán)

[?] Giả thiết bài toán cho là gì? Yêu cầu gì? Có điều kiện gì không?

[!] x là ẩn, cần tìm các giá trị x thỏa mãn 1 1 2 (1)

cosxsin 2xsin 4x

Bước 2:(Xây dựng chương trình giải)

[?] Cần biến đổi phương trình như thế nào nào?

[!] Với điều kiện, ta cần quy đồng khử mẫu

[?] Cần sử dụng công thức nào cho hợp lý?

[!] Công thức nhân đôi? cos 2x 1 2sin2x

Bước 3: ( Trình bày lời giải)

Điều kiện:

cos 0

4sin 4 0

Trang 9

Bước 4: (Khảo sát lời giải tìm được)

- Sau khi giải song nên yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả tìm được

- GV định hướng HS liên hệ với một số bài toán khác.( nếu có )

Ví dụ 1.2: Giải phương trình: 4cos - 2 cos 2 - cos 4 x x x  1

1.3 Thực trạng về việc dạy học và tổ chức các hoạt động khám phá có hướng dẫn trong dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 ở trường THPT

1.3.1 Thực trạng dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 ở trường THPT

Việc đổi mới phương pháp dạy học được xem là chìa khóa của vấn đề nâng cao chấtlượng Thế nhưng ở các trường phổ thông hiện nay, các PPDH được giáo viên sử dụng chủyếu vẫn là các phương pháp truyền thống; nặng về giảng giải thuyết trình Vấn đề cải tiếnPPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra nhưng kết quả chưađược như mong muốn Giáo viên đã có ý thức lựa chọn phương pháp dạy học chủ đạo trongmỗi tình huống điển hình ở môn Toán nhưng nhìn chung còn nhiều vấn đề chưa được giảiquyết Phương pháp thuyết trình còn khá phổ biến Những PPDH phát huy được tính tíchcực, độc lập sáng tạo ở học sinh như dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học bằngcác hoạt động khám phá có hướng dẫn, dạy học chương trình hóa thì giáo viên ít sử dụng

1.3.2 Thực trạng về việc tổ chức các hoạt động khám phá có hướng dẫn trong dạy học giải phương trình lượng giác lớp 11 ở trường THPT

Để tìm hiểu thực trạng việc tổ chức các hoạt động dạy và học, nhận thức, thái độ vàviệc sử dụng phương pháp dạy học khám phá của giáo viên và học sinh hiện nay, tôi đã trựctiếp trao đổi với 7 giáo viên và 250 học sinh khối 11 của trường THPT Trung Nghĩa, ThanhThủy, Tỉnh Phú Thọ Qua phiếu thăm dò tham khảo ý kiến của HS và GV Từ đó phân tích,đánh giá tôi thu được kết quả như sau:

Đối với học sinh: hầu hết học sinh (trên 80%) nhận thức khá đầy đủ về ý nghĩa củaphương pháp dạy học khám phá đối với kết quả học tập của họ, nhưng còn một số lượng

Trang 10

không nhỏ các học sinh chưa thấy được hết ý nghĩa của phương pháp này đối với việc hìnhthành tư duy, nề nếp trong học tập và nghiên cứu khoa học, trong việc hình thành nhân cách

của họ (Phụ lục 1).

Chỉ có khoảng 55 % học sinh cho rằng học tập theo phương pháp khám phá giúp họ có khả năng đánh giá bản thân 50% học sinh cho rằng học tập theo phương pháp khám phá giúp học sinh hình thành nề nếp nghiên cứu khoa học Đặc biệt chỉ 45% học sinh thấy học tập theo phương pháp khám phá giúp họ tự tin trong học tập và trong cuộc sống

Đối với giáo viên: Họ đánh giá cao về ý nghĩa của phương pháp dạy học khám phá có

hướng dẫn (Phụ lục 2) Về tổ chức các hoạt động khám phá có hướng dẫn: đa số giáo viên

chưa mạnh dạn đưa phương pháp dạy học khám phá vào dạy học giải phương trình lượng

giác lớp 11 vì một số yếu tố chủ quan cũng như khách quan đem lại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về phương pháp dạy học khám phá như: Khái niệm về dạy học khám phá; đặc điểm của dạy học khám phá; các hình thức dạy học khám phá đặc biệt là vai trò của phương pháp dạy học khám phá trong việc phát huy tính tích cực của học sinh

Luận văn cũng phân tích và chỉ rõ một số khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy

và học giải phương trình lượng giác và chỉ ra một số yêu cầu của việc dạy học nội dung này.Đã xác định được một số điểm trong thực trạng việc dạy học giải phương trình lượng giác trong trường phổ thông và nguyên nhân của chúng

Luận văn đã làm rõ hơn vai trò và vị trí của dạy học khám phá trong thực tiễn dạy học

ở trường phổ thông hiện nay Từ đó chỉ ra được một số điểm thuận lợi để có thể vận dụng phương pháp dạy học tích cực này vào dạy học nội dung giải phương trình lượng giác Qua

đó chỉ ra việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học nội dung này là một việc rất cần thiết và nó phù hợp với nhu cầu cần phải đổi mói phương pháp dạy học hiện nay

Để sáng tỏ những điều trên trong chương II chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp dạyhọc khám phá có hướng dẫn vào các tình huống điển hình trong dạy học giải phương trìnhlượng giác trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nội dung này

Trang 11

Chương 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁM PHÁ CÓ HƯỚNG DẪN TRONG DẠY HỌC GIẢI PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC LỚP 11 ( BAN CƠ

BẢN) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Các định hướng xây dựng và thực hiện các biện pháp sư phạm

+ Định hướng 1: Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất nội dung

chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng và giúp giáo viên vận dụng linh hoạt sách giáo khoaĐại số và Giải tích 11

+ Định hướng 2: Các biện pháp phải thể hiện rõ dụng ý tích cực hóa hoạt động học

tập của HS và ý tưởng biến người học thành trung tâm của quá trình dạy học

+ Định hướng 3: Các biện pháp được xây dựng phải phù hợp với các thể hiện của

hoạt động khám phá và các cấp độ tư duy mà HS có thể đạt được trong quá trình học tập

+ Định hướng 4: Các biện pháp phải mang tính khả thi, phải thể hiện rõ việc xác

định vai trò của người thầy với tư cách là người ủy thác, điều khiển và thể chế hóa

+ Định hướng 5: Các biện pháp không những dùng trong dạy học chủ đề phương

trình lượng giác lớp 11 mà còn được dùng trong dạy học môn Toán và các môn học khác ởcấp THPT

2.2 Các biện pháp sư phạm nhằm dạy học giải phương trình lượng giác ở lớp 11 theo phương pháp khám phá có hướng dẫn.

2.2.1 Biện pháp 1: Gợi động cơ, hứng thú trong dạy học khám phá có hướng dẫn chủ đề giải phương trình lượng giác

Theo Nguyễn Bá Kim, mỗi bài tập đều có những chức năng khác nhau, có thể dùng

để tạo tiền đề xuất phát, để gợi động cơ, để củng cố Sau khi lĩnh hội kiến thức về phươngtrình lượng giác ta có thể đưa ra cho học sinh hệ thống bài tập từ đơn giản đến phức tạp Ta

có thể minh họa qua một số ví dụ sau:

Ví dụ 2.1 Giải phương trình sau: cos 2 2

2

x 

Khi làm bất kỳ một bài toán nào để người học hứng thú cần thiết phải tạo ra đượctình huống thực sự có ý nghĩa với họ Để người học không cảm thấy lạ lẫm với bài toán giáoviên đưa ra Do vậy GV cho HS nhắc lại các công thức, công thức nghiệm của phương trìnhlượng giác, để có thể vận dụng kiến thức sẵn có của mình làm các bài toán sau GV cho HSđọc đề và để HS suy nghĩ, tự làm trước Lúc đó GV sẽ đặt các câu hỏi gợi ý:

[?] Bài toán thuộc dạng nào? Ta đã biết chưa?

Ngày đăng: 06/01/2020, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w