lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức Giáo hội của sáu tôn giáo lớnđang tồn tại và hoạt động ở Việt Nam.- Một số đề tài luận văn, bài viết nghiên cứu về tôn giáo và công tác tôn gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em tỏ lòng biết ơn chânthành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Vũ Quang Vinh, người đã tận tình hướngdẫn, chỉ bảo, luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quátrình hoàn thành quá luận này
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học sưphạm Hà Nội II cùng các bạn sinh viên trong lớp k39C Cử nhân Lịch sử đã cónhững ý kiến đóng góp quý báu để em hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình vàbạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên Phạm Văn Thắng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác
tôn giáo từ năm 1991 đến năm 2007” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nguồn tư liệu được dùng trong khóa luận tốt nghiệp là chính xác, nhữngtrích dẫn là trung thực Vì vậy tôi xin chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quảcủa khóa luận!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên Phạm Văn Thắng
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa của đề tài 5
7 Bố cục của đề tài 5
Chương 1 TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở TỈNH NINH BÌNH TRƯỚC NĂM 1991 VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở NINH BÌNH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 6
1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Ninh Bình tác động đến hoạt động tôn giáo 6
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 6
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 7
1.1.3 Truyền thống lịch sử văn hóa 9
1.2 Tình hình tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trước năm 1991 10
1.2.1 Đạo Công giáo 10
1.2.2 Phật giáo 12
1.3 Quá trình Đảng bộ Ninh Bình lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 1991 đến năm 2000 15
1.3.1 Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam 15
1.3.2 Chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 1991 đến năm 2000 18
1.3.3 Kết quả 31
Trang 6Chương 2 CÔNG TÁC TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2007 36
2.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo 36
2.2 Công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến năm 2007 46
2.3 Kết quả đạt được 53
Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 59
3.1 Thành tựu 59
3.2 Hạn chế 65
3.3 Một số kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình 68
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 7Trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách về tôn giáo củaĐảng, một số địa phương vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định Một số nơivẫn nhận thức chưa thật đúng đắn, còn phân biệt đối xử giữa người theo tôngiáo với người không theo tôn giáo, có quan niệm không thiện cảm với tôngiáo, gây cản trở cho quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Hơn nữa,các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề tôn giáo để xuyên tạc chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sựnghiệp cách mạng Do đó, trên cơ sở nghiên cứu chính sách tôn giáo và quátrình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng rút ra những kinh nghiệm, nhằmtiếp tục đề ra chính sách đúng đắn trong tình hình hiện nay là rất cần thiết.Ninh Bình là một tỉnh có đông đồng bào theo đạo, trên địa bàn tỉnh cóhai tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo Từ khi Ninh Bình được tách rakhỏi Hà Nam Ninh (1991), việc thực hiện công tác tôn giáo tại tỉnh cũng cónhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sáchtôn giáo của Đảng ở tỉnh, do những điều kiện khách quan và chủ quan đãkhiến một bộ phận cán bộ, đảng viên chủ quan, nôn nóng Nhiều nơi trongvùng tôn giáo tập trung ở Ninh Bình, đồng bào tôn giáo chưa nhận thức đầy
Trang 8đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, trình độdân trí còn hạn chế, đời sống còn nhiều khó khăn Lợi dụng tính hình đó, một
số phần tử tranh thủ lợi dụng một số tín đồ để lôi kéo, tuyên truyền, xuyên tạcđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, chống lại chính quyền, gâymất ổn định ở một số địa phương
Việc nghiên cứu tình hình tôn giáo nói chung, cũng như quá trình lãnhđạo công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nói riêng có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn, qua đó hiểu rõ hơn quá trình lãnh đạo công tác tôn giáo củaĐảng bộ tỉnh Ninh Bình Thông qua những đánh giá, nhìn nhận những kết quảđạt được, góp phần khẳng định vai trò của Đảng bộ Ninh Bình trong lãnh đạocông tác tôn giáo của Đảng Từ thực tiễn thực hiện công tác tôn giáo góp phầntổng kết lí luận, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo công táctôn giáo của Đảng ở một số địa phương cụ thể
Với những ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 1991 đến năm 2007” làm
đề tài cử nhân chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do tầm quan trọng của công tác tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng ViệtNam, nên việc nghiên cứu về tôn giáo được rất nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu trên những khía cạnh khác nhau:
- Công trình nghiên cứu lí luận chung về tôn giáo:
+ Đặng Nghiêm Vạn: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt
Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, cuốn sách đã tập hợp các bài viết
về tôn giáo, chủ yếu là bàn về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam
+ Nguyễn Thanh Xuân: “Một số tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội, 2005, tác giả đã trình bày khái quát lịch sử ra đời, phát triển, giáo lí,
Trang 9lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức Giáo hội của sáu tôn giáo lớnđang tồn tại và hoạt động ở Việt Nam.
- Một số đề tài luận văn, bài viết nghiên cứu về tôn giáo và công tác tôn giáo ở các địa phương dưới góc độ khác nhau:
+ Bài viết: “Các tôn giáo ở Việt Nam đồng hành cùng dân tộc trong thời
kỳ đổi mới” của Trần Văn Trình, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3/2008.
+ Luận văn thạc sĩ lịch sử của tác giả Lê Quỳnh Lan, 2009, “Quá trình
thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng ở tỉnh Nam Định (1997 - 2007)”.
Luận văn nêu lên quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ đó làm rõvai trò của Đảng bộ tỉnh, rút ra nhận xét, kinh nghiệm cho giai đoạn sau
Những cuốn sách, bài viết trên đã giúp tác giả luận văn có cái nhìn tổngquát về quan niệm, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua cácthời kì cách mạng, cung cấp cho tác giả cơ sở lí luận chung trong nhận thức
và thực tiễn tình hình tôn giáo ở Việt Nam, tạo cơ sở so sánh đối chiếu đánh giá với tình hình tôn giáo cụ thể ở địa phương
Nghiên cứu về tôn giáo ở Ninh Bình, cũng có một số đề tài nghiên cứu, đề cập ở phạm vi khác nhau của vấn đề:
+ Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Bích (1993), “Công tác tư tưởng ở
vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa huyện Kim Sơn, Ninh Bình”.
+ Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo của Nguyễn Phú Lợi: “Tìm hiểu
tổ chức giáo hội công giáo cơ sở địa phận Phát Diệm tỉnh Ninh Bình”, Hà
Nội, 2001
+ Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của Đinh Trần Chung, năm 2008 với
đề tài: “Công tác vận động đồng bào công giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
từ năm 1992 đến năm 2005”.
+ Luận án tiến sĩ của Lê Văn Thơ: “Quá trình hình thành, phát triển và
đặc điểm của giáo phận Phát Diệm”, Hà Nôi, 2011.
Trang 10Các công trình nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau liên quan đến cácmặt hoạt động của tôn giáo Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào
đề cập một cách có hệ thống, tổng quát về quá trình lãnh đạo công tác tôn
giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình Vì vậy, đề tài: “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 1991 đến năm 2007” là công trình nghiên
cứu độc lập của tác giả, không trùng với các công trình khoa học, luận án,luận văn đã được công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong quá trìnhlãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng từ năm 1991 đến năm 2007 ở Ninh Bình,
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác tôn giáo ở địa phương
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác tôn giáo củaĐảng bộ tỉnh Ninh Bình
- Trình bày quá trình lãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh NinhBình (1991-2007)
- Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, rút rakinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng bộ tỉnhNinh Bình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình lãnh đạo công tác tôn giáo của
Đảng tỉnh Ninh Bình, trong đó tập trung hai tôn giáo chính là Phật giáo vàCông giáo
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2007
Trang 11+ Phạm vi không gian: Địa phận tỉnh Ninh Bình.
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lí luận
Khóa luận được thực hiện dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và quan điểm, đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta về công tác tôn giáo Khoáluận cũng được dựa trên cơ sở chỉ thị, chủ trương của Đảng bộ, ủy ban nhândân tỉnh Ninh Bình về công tác tôn giáo
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic.Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như sosánh, phân tích - tổng hợp, khảo sát… để thực hiện khoá luận
6 Ý nghĩa của đề tài.
- Khóa luận bảo vệ thành công sẽ góp phần là tài liệu tham khảo cho việchoạch định công tác tôn giáo của các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địaphương, góp phần trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và bình đẳngtôn giáo
- Khóa luận có thể tham khảo trong việc giảng dạy, cũng như trong việcnghiên cứu về tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Góp phần cho việc nghiên cứu lịch
Trang 12Chương 1 TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở TỈNH NINH BÌNH TRƯỚC NĂM 1991 VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở NINH BÌNH
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Ninh Bình tác động đến hoạt động tôn giáo
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam của đồng bằng Bắc bộ, phía Đông giáptỉnh Nam Định, phía Đông Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh ThanhHóa, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình và phía Đông giáp vịnh Bắc
Bộ “Diện tích tự nhiên là 1405,7 km 2 , dân số 936.262 với 3 dân tộc chính là Kinh, Mường, Tày Trong đó dân tộc Mường có 18.149 người chiếm 1,63% dân số trong tỉnh, sống tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan, dân tộc Tày có
284 người” [20, tr.241].
Ninh Bình nằm trên tuyến đường giao thông thủy bộ, có quốc lộ 1,đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh chạy qua, là những mạch máu giaothông quan trọng thuận lợi cho việc đi lại giao lưu văn hóa, xã hội và an ninhquốc phòng Địa hình Ninh Bình có kết cấu khá đa dạng được phân thành bavùng khá rõ rệt: vùng miền núi có khu rừng quốc gia Cúc Phương và nhiềudãy núi đá vôi nằm rải rác ở hầu hết các huyện (trừ huyện Kim Sơn), có nhiềuhang động thắng cảnh (Tam Cốc, Bích Động, Tràng An, động Thiên Tôn), ditích lịch sử (quần thể di tích Đinh - Lê, chùa Bái Đính) Vùng ven biển sa bồiKim Sơn, có bờ biển chạy dài khoảng 15 km, được phù sa của hệ thống sôngHồng bồi đắp
Ninh Bình cũng như các tỉnh khác của đồng bằng sông Hồng, có khí hậumang tính đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậuven biển, vùng núi so với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến Nhiệt độ trung
Trang 13bình hàng năm khoảng 230C, nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 13 - 150C
và cao nhất khoảng 29 - 300C Lượng mưa trung bình trên vào mùa hạ, trungbình có 125 - 157 ngày mưa Nhìn chung khí hậu và thời tiết ở Ninh Bìnhthuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình dày đặc, phân bố khá đều trên địa bàntoàn tỉnh bao gồm nhiều hệ thống sông ngòi lớn nhỏ như: sông Đáy, sôngHoàng Long, sông Vạc, sông Khê Đần,…có tổng chiều dài trên 1000km Tuynhiên địa hình tỉnh Ninh Bình lại rất đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có nửa đồinúi, vừa có đồng bằng và đồng bằng ven biển Do tính đa dạng và phân bốphức tạp của địa hình, thiên nhiên đã ban tặng cho Ninh Bình nhiều nguồn tàinguyên quý như đá vôi, nước khoáng, suối nước nóng và rất nhiều hang độngsinh thái như Tam Cốc - Bích Động, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nướcVân Long, khu du lịch sinh thái Tràng An,…
Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi
có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều nguồn địa lý khác nhau, tạo điều kiện để pháttriển nông nghiệp, du lịch và đó cũng là tiềm năng phát triển kinh tế - xã hộithuận lợi cho Ninh Bình trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đấtnước
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Ninh Bình là một vùng đất có lịch sử lâu đời Theo “Ninh Bình toàn tỉnh
địa chí khảo biên” của tác giả Nguyễn Tử Mẫn thì từ cổ xưa vùng đất này
thuộc trấn Nam Giao, nhà Tần thuộc Tượng Quận, nhà Hán gọi nơi đây làGiao Chỉ Trải qua nhiều biến đổi về địa danh, đến năm Minh Mạng thứ 10(1829) trấn Ninh Bình chính thức ra đời Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831)đổi trấn Ninh Bình thành tỉnh Ninh Bình
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, tại kỳ họp thứ hai, ngày 12-1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa V đã quyết định
Trang 1427-hợp nhất tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh Trước khitái lập tỉnh, Ninh Bình có 6 huyện và một thị trấn trực thuộc tỉnh, đó là cáchuyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Gia Khánh, Yên Mô, Kim Sơn và thịtrấn Tam Điệp.
Ngày 26-12-1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhóa VII quyết định tái lập tỉnh Ninh Bình trên cơ sở chia tách tỉnh Hà NamNinh Đến nay tỉnh Ninh Bình có một thành phố, một thị xã và 6 huyện baogồm: thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Yên Khánh, huyện KimSơn, huyện Yên Mô, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan, huyện Hoa Lư.Người dân Ninh Bình sống bằng nghề nông Ngoài trồng lúa người dân còntrồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây côngnghiệp Ninh Bình là một trong những tỉnh có nhiều nghề thủ công mỹ nghệnổi tiếng, điển hình nhất là nghề trạm trổ đá ở Ninh Vân, nghề dệt chiếu cói
và các mặt hàng từ cói ở hầu khắp các xã thuộc huyện Kim Sơn, và một số xãthuộc huyện Yên Khánh và Yên Mô,…
Tinh thần yêu nước và cần cù lao động là nét nổi bật nhất của con ngườiNinh Bình Hơn thế người dân ở đây đúc rút được nhiều kinh nghiệm tronglao động, sản xuất và có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật,vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của địa phương
Dân cư Ninh Bình phân bố không đều, chủ yếu sống tập trung mở vùngnông thôn do quá trình định canh, định cư trong lịch sử Cộng đồng dân tộcsinh sống ở Ninh Bình chủ yếu là người Kinh, Mường, Thổ…Về tôn giáo, đại
bộ phận người dân Ninh Bình theo đạo Phật, cũng khá đông theo Công giáo,còn số ít theo tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào
Tuy là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế thấp hơn so với những tỉnh kháctrong khu vực đồng bằng sông Hồng, nhưng trong khoảng thời gian từ năm
1992 đến năm 2007, kinh tế của Ninh Bình đã có những khởi sắc, đặc biệt là
Trang 15ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Giáo dục đào tạo phát triển toàn diện, đời sống nhân dân tiếp tục đượccải thiện nhiều mặt, an sinh xã hội được đảm bảo Công tác xây dựng Đảngđược chú trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng
và tổ chức An ninh quốc phòng được giữ vững Hệ thống chính trị tiếp tụcđược củng cố, đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động Hoạtđộng văn hóa thông tin phát triển ngày càng đa dạng, nâng cao đời sống tinhthần của nhân dân Tuy nhiên, tiềm lực kinh tế nói chung của Ninh Bình cònyếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động thấp, hàng hóa, dịch
vụ thiếu sức cạnh tranh Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm… còn tồntại ở một số nơi
1.1.3 Truyền thống lịch sử văn hóa
Cùng với những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, NinhBình là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử Những di chỉ khảo cổhọc cho thấy các quần cư của người Việt cổ đã tồn tại cách đây hàng ngànnăm Cuộc sống sản xuất, đấu tranh với thiên tai, giặc dã đã khiến con ngườinơi đây vừa gan dạ, vừa lạc quan yêu đời, gắn với một nền văn hóa, văn nghệdân gian dồi dào và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Ninh Bình - vùng đất chứa đựng bao dấu ấn và sự tích huyền thoại tronglịch sử phát triển dân tộc Vùng đất này đã tạo nên những nhân kiệt cho quêhương như: Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, hoàng hậu Dương Vân Nga,quốc sư Nguyễn Minh Không, Trương Hán Siêu là tỉnh có núi đá, có rừng,
có biển, nhân dân Ninh Bình đã tạo nên những làng nghề độc đáo Nhữngnghệ nhân dân gian điêu khắc gỗ, đá ở làng nghề Ninh Bình góp phần tạodựng nên những công trình kiến trúc độc đáo như: nhà thờ đá Phát Diệm, đềnvua Đinh - vua Lê, đình Trùng Hạ, đình Trùng Thượng, chùa Bái Đính,…Ninh Bình là một tỉnh có bề dày truyền thống cách mạng, nhiều di tích
Trang 16lịch sử danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quántốt đẹp được lưu giữ qua các lễ hội truyền thống, các gia phả của các gia đình,dòng họ và được thể hiện rõ nét trong hương ước, quy ước xây dựng làng xã.Với những truyền thống, văn hóa lịch sử lâu đời, người dân nới đây đãhình thành được một bản lĩnh, một trí tuệ và kết tinh tạo thành sức mạnh tinhthần tiềm ẩn hết sức to lớn không những ở trong lịch sử xa xưa, trong giặcngoại xâm mà còn trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đấtnước hiện nay.
Trong những năm qua, cùng với việc quan tâm xây dựng tỉnh trở thànhđơn vị phát triển toàn diện Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan ban ngànhđoàn thể và nhân dân Ninh Bình đã luôn quan tâm đến công tác xây dựng vàphát triển đời sống văn hóa, vượt qua những khó khăn bước đầu góp phần tíchcực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước
1.2 Tình hình tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trước năm 1991
Ninh Bình là tỉnh ở ven biển, có nhiều cửa sông lớn, đất đai màu mỡ, có
vị trí quan trọng về kinh tế, quân sự văn hóa ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.Những đặc điểm về vị trí địa lý và dân cư, kinh tế của Ninh Bình cũng tạo sựphát triển sớm về tôn giáo Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo lớn làPhật giáo và Công giáo
1.2.1 Đạo Công giáo
Công giáo được du nhập vào Ninh Bình từ năm 1627, do linh mục ngườiPháp truyền đạo tại cửa Thần Phù, nay là giáo xứ Hảo Nho, xã Yên Lâm,huyện Yên Mô Ở thời điểm ban đầu, cơ sở vật chất của giáo xứ còn rất đơn
sơ, song với số lượng giáo dân phát triển nhanh, cơ sở vật chất đã ngày càngphát triển quy mô Đầu não của địa phương là Tòa giám mục Kim Sơn dogiám mục đầu xứ cai quản Vai trò, vị trí của xứ đạo Kim Sơn có ảnh hưởng
và tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển Công giáo ở Ninh Bình nói
Trang 17riêng và lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung Các xứ đạo lớn nhỏcủa vùng ven biển Kim Sơn, Yên Khánh và các huyện khác của Ninh Bìnhdần dần được hình thành và phát triển, đặc biệt là ở Kim Sơn, có nhiều xã cơbản là đồng bào theo Công giáo.
Việc đào tạo các linh mục được giáo phận Phát Diệm hết sức quan tâm.Hàng năm đều duy trì tuyển chọn các thanh niên Công giáo, có trình độ họcvấn gửi vào phía Nam để học ngoại ngữ, tin học để từ đó lựa chọn ra các ứngsinh để cử đi học ở Đại chủng viện Hà Nội, các trường trung học, đại họckhác Số ứng sinh này đều được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền để đihọc Trong các dịp hè số ứng sinh này được Tòa giám mục bố trí cho đi thựctập tại các giáo xứ Những chủng sinh đã tốt nghiệp khi về được đề nghị cáccấp có thẩm quyền chấp nhận việc thụ phong linh mục cho các chúng sinh.Không những đào tạo trong nước mà tòa giám mục Phát Diệm còn cử nhữngchủng sinh hoặc linh mục đi du học ở nước ngoài
Đặc điểm về dòng tu, Công giáo Ninh Bình có hai dòng tu chính: dòng
Mến Thánh giá cho nữ giới và dòng tu nam Châu Sơn Hoạt động của cácdòng tu này trong những năm gần đây rất sôi nổi
Dòng Mến Thánh giá phát triển khá mạnh, như tăng cường số chị em đến
dự tu dưới danh nghĩa học nghề, đưa các nữ tu đã khấn về các giáo xứ để giúpviệc cho các linh mục phụ trách xứ, gia đình các nữ tu cũng mua đất gần vớikhu vực các giáo xứ Dòng Mến Thánh giá Phát Diệm xin phục hồi 7 cơ sởdòng có trước năm 1954 để phục vụ giáo xứ Dòng Mến Thánh giá LưuPhương đã tổ chức nuôi dạy trẻ khi chưa được các cấp thẩm quyền cho phép.Mặc dù các ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản đình chỉ,song việc xử lí vi phạm thiếu kiên quyết và chưa có giải pháp cụ thể để xử lídứt điểm vấn đề này
Đan viện Châu Sơn là dòng tu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng dòng
Trang 18Xi tô nước ngoài và Hội dòng Xi tô phía Nam Những năm gần đây Đanviện đang có ý khôi phục và phát triển như trước năm 1954 Trước mắt củng
cố cơ sở vật chất, tìm cách đòi lại đất đai cũ, tuyển cử tu sinh đưa đi đào tạo
ở các Đan viện phía nam, mở rộng quan hệ và nhận viện trợ từ Tổng dòngnước ngoài, một số hoạt động trái phép của Đan viện đã được phát hiện và
xử lí kịp thời
Đặc điểm về Hội đoàn: Hiện nay hoạt động của các Hội đoàn Công
giáo đang được mở rộng trong hầu hết các giáo xứ như Hội ca đoàn, Hộikèn, Hội trống…
Ngoài việc củng cố phát triển hội đoàn, Đạo Công giáo ở Ninh Bìnhcòn quan tâm tới việc củng cố tổ chức bộ máy như Ban chấp hành các xứ, họđội ngũ giáo lí viên, trình độ học vấn, uy tín cá nhân của họ được nâng cao.Đưa nhưng người có tiềm lực về kinh tế, địa vị xã hội, cán bộ có chức nghỉhưu vào tham gia Ban chấp hành các xứ, họ để nâng cao vị thế và ảnh hưởngcủa nó
1.2.2 Phật giáo
Đạo Phật ở Ninh Bình có từ thế kỉ X, “Thời Đinh - Tiền Lê, phật giáo
đã được coi trọng, trở thành hệ tư tưởng chính thống, chi phối đời sống tinh thần của xã hội” [20, tr.782] Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX ở Ninh Bình có
nhiều chùa được xây đựng và dần dần ở tất cả các huyện, thị đều có các chùađược xây dựng Về tổ chức giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình gồm có Ban trị
sư Phật giáo gồm 18 sư, 6 Ban đại diện của 6 huyện, thị xã Ban trị sư Phậtgiáo của tỉnh mặc dù được bầu lên thông qua các kì đại hội và đã có những
nỗ lực cải thiện vai trò của mình nhưng nhìn chung qua các năm gần đâychất lượng hoạt động của Ban trị sư Phật giáo tỉnh, Ban đại diện Phật giáo ởmột số huyện chưa cao Vai trò quản lí điều phối của các chùa, các Tăng, Nichưa có hiệu lực cao, còn mang tính thụ động giản đơn Để xảy ra tình trạng
Trang 19rạn nứt, mất đoàn kết, tranh giành ảnh hưởng giữa các sơn môn, các huyện,thị xã Đã xảy ra trường hợp có Tăng, Ni lợi dụng diễn đàn đại hội để hạthấp uy tín của một số đồng tu, làm ảnh hưởng đến thanh danh của giáo hội.Nhìn chung hoạt động của giáo hội Phật giáo vừa giữ được truyền thống
yêu nước, đi theo con đường “Đạo pháp và Dân tộc”, đa số các sư tim tưởng
vào đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Các tăng ni đã có cốgắng phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc, với cách mạng giữ được niềmtin và sự kính trọng của tín đồ Tuy nhiên một số tăng ni trẻ được đào tạo cơbản thiếu khiêm tốn, lấn lướt hoặc coi thường những tăng ni không được đàotạo cơ bản Cá biệt một số tăng ni coi trọng thu nhập kinh tế đã tạo điều kiệncho các hoạt động mê tín dị đoan diễn ra ngay trong chùa, làm giảm uy tín củagiáo hội Mặt khác do muốn có nhiều đệ tử để tăng uy tín và vai trò của mình,một số chùa tùy tiện nhận tiểu vượt qua các quy định của Nhà nước và quản
lý của địa phương, không đúng với đạo Phật Nội bộ giáo hội đang có sự phânhóa nhanh giữa số đông giữa Tăng, Ni trẻ được đào tạo cơ bản với số chưađược đào tạo, giữa số Tăng, Ni trụ trì của các chùa danh tiếng có thu nhập caovới các chùa vùng xa, khó khăn về kinh tế Truyền thống kính trọng nghiệp
sư, các chức sắc đạo cao, đức trọng, chân tu và giữ nghiêm giới luật đang cóchiều hướng sa sút
Việc đào tạo Tăng tài cũng được các chùa quan tâm: các chùa, cácnghiệp sư đã cố gắng trong việc đầu tư, động viên tăng ni theo học các lớpđào tạo dài hạn, những tăng ni chưa được đào tạo thì được cử đi học trung cấpPhật học ở Hà Nội và Nam Định Những tăng ni sau khi tốt nghiệp trung cấp
đã được động viên dự thi vào Học viện và Cao đẳng Phật học Nhiều tăng nicòn theo học tại chức các trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, trườngphật học thuộc hệ thống đào tạo của giáo hội Phật giáo Việt Nam
Đặc điểm về tín đồ và hội quy: Việc xác định chính xác số lượng tín đồ
Phật giáo là rất khó khăn do tính tự nguyện cao của phật tử, trong gia đình có
Trang 20thể có người theo đạo Phật, có người không, trong thời gian này theo, sau thờigian lại thôi Ước tính tín đồ Phật giáo ở Ninh Bình vào khoảng trên 60.000người chiếm khoảng 6% dân số, sinh hoạt trong 217 hội quy Số hội quy cóchiều hướng tăng về số lượng, nhưng tổ chức lại rất lỏng lẻo có tín đồ thamgia nhiều hội quy của nhiều chùa khác nhau Hoạt động của hội quy là thuầntúy tôn giáo, song có một số hội quy, một số phật tử thường xuyên tham giacác hoạt động mê tín dị đoan Tín đồ phần lớn là người lớn tuổi, nhất là nữ.
Họ đồng thời cũng là người tham gia vào tín ngưỡng dân gian, thờ cúng cha
mẹ, tổ tiên,…Xu hướng hội quy thu nhận những người là vợ, con, cháu hoặcngười thân của những cán bộ có chức có quyền của huyện, tỉnh hoặc sở banngành nhằm tăng thêm thanh thế cho mình
Quan hệ giữa các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã và đang có sự tiếp xúc,giao lưu, trao đổi qua lại với nhau, vừa có sự cạnh tranh tôn giáo, vừa có quátrình thừa nhận, chung sống lẫn nhau qua đó tăng cường sự đoàn kết lươnggiáo trong khối đại đoàn kết dân tộc Từ khi có chính quyền Dân chủ cộnghòa, nhất là trong thời kì đổi mới, các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của các tổchức, cá nhân, chức sắc, tín đồ trên địa bàn tỉnh chấp hành khá tốt chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà nước Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, cácquy định mới về tôn giáo và công tác tôn giáo được ban hành, chức sắc và tín
đồ các tôn giáo thêm phấn khởi, yên tâm hành đạo theo pháp luật, đoàn kếttrong khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực cơ bản trên, tôn giáo cũng có nhữngtác động tiêu cực đến đời sống của các tín đồ: vấn đề liên quan đến đất đai tôngiáo, đào tạo chức sắc, người tu hành, tổ chức rước lễ…
Những tác động tiêu cực trên đây bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân kháchquan và chủ quan, cho thấy tôn giáo là vấn đề phức tạp, dễ có những tác độngtrực tiếp đến ổn định chính trị - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, đặc
Trang 21biệt những nơi có đông đồng bào có đạo Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đãnhận thức rõ vai trò của công tác tôn giáo đối với sự phát triển của địaphương Ngay sau khi tách tỉnh (1991), Đảng bộ tỉnh nhanh chóng kiện toàn
bộ máy tổ chức, lãnh đạo công tác tôn giáo trên cơ sở quan điểm, chínhsách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo qua mỗi giai đoạn nhất định
1.3 Quá trình Đảng bộ Ninh Bình lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm
1991 đến năm 2000
1.3.1 Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đếnchính sách tôn giáo Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như tronglãnh đạo việc quản lí xã hội và điều hành đất nước, Đảng cộng sản Việt Namluôn quan tâm đến tôn giáo và có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn
và phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được nhà nước ta nhìn nhận cụ thể
hơn, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới: “Trong việc phát huy yếu
tố con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, cần có kế hoạch chủ động xây dựng cơ cấu giai cấp của xã hội mới, cụ thể hóa và thực hiện đúng chính sách dân tộc và chính sách tự do tín ngưỡng” [12, tr.6].
Đến năm 1990, Đảng Cộng sản Việt Nam có sự đổi mới trong chính sáchđối với tôn giáo qua Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16-10-1990 của Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) “Về tăng cường công tác tôn
giáo trong tình hình mới” Nghị quyết được xem như dấu mốc thể hiện quan
điểm mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo với ba luận điểm quan
trọng: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài Tín ngưỡng, tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” [1].
Trang 22Nghị quyết 24-NQ/TW, năm 1990, đã nêu ra những quan điểm thể hiệnnhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo thông qua quan điểm chỉ đạo đổi mớicông tác tôn giáo, ba nhiệm vụ, năm nguyên tắc chính sách và nămnguyên tắc cụ thể đối với tín đồ, với chức sắc nhà tu hành với tổ chức Giáohội, với hoạt động từ thiện xã hội của tôn giáo và với hoạt động đối ngoại vàquan hệ quốc tế của tôn giáo.
Nghị định 69-HĐBT (ngày 21-3-1991) quy định về các hoạt động tôn giáo
đã cụ thể hóa một phần những nội dung chính sách trong Nghị quyết NQ/TW Đến năm 1994, Ban Bí thư đã chỉ đạo sơ kết việc thực hiện Nghịquyết 24-NQ/TW từ cơ sở để đánh giá vai trò của quan điểm mới trong đờisống xã hội Việc sơ kết này bước đầu đánh giá hiệu quả của quan điểm mới
24-Kể từ sau khi Nghị quyết 24-NQ/TW nói trên, Đảng còn có nhiều vănkiện khác khẳng định và phát triển tư duy đổi mới về tôn giáo, đặc biệt là Chỉthị 37-CT/TW ngày 02-7-1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trongtình hình mới, một văn kiện quan trọng lần đầu tiên được đăng tải công khaitrên báo Nhân dân và hàng loạt báo khác Điều quan trọng hơn cả lànhận thức về vấn đề tôn giáo của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã cóbước tiến khá dài Một bầu không khí xã hội mới mẻ đã lan tỏa ranh giới vô
hình mà khắc nghiệt về sự phân biệt “lương, giáo” mà thế lực đế quốc thực
dân phong kiến trước đây cố tình khoét sâu mâu thuẫn, nay đã được gỡ bỏcăn bản, tạo nên những điểm sáng trong quan hệ Đạo - Đời [14]
Sau khi có Nghị quyết 24-NQ/TW và Chỉ thị 37-CT/TW, Nhà nước talần lượt chấp nhận các tổ chức tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ luậtpháp
Năm 1994, khi sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 24, Ban bí thư lại rathông báo số 76-TB/TW ngày 20-6-1994 trong đó lần đầu tiên nêu ra một
Trang 23khái niệm mới là “Đảng viên có đạo” Ngày 14-4-1995, Ban tổ chức Trung
ương có hướng dẫn 03-HD/BTCTW về Đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt
Trang 24tôn giáo và phát triển đảng viên là người có đạo, trong đó quy định: “Đảng
viên có đạo được tham gia các hình thức sinh hoạt thông thường của tôn giáo (như đi lễ nhà thờ, đi chùa…) để tăng cường mối liên hệ gắn bó của đảng viên và tổ chức cơ sở đảng với quần chúng, biểu hiện tâm tư, nguyện vọng của quần chúng”.
Hơn một thập kỉ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ chính trị, tìnhhình tôn giáo ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực Đồng bào có đạongày càng tin tưởng vào chính sách đối với tôn giáo đúng đắn của Đảng vàNhà nước ta Những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại được khắc phụcdần, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, đồng bào tôn giáo đã
và đang cùng toàn dân tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêunước nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Những thành tựu của công cuộc đổimới vừa qua có sự đóng góp đáng kể của đồng bào có đạo Các tổ chức tôngiáo đã có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc
Nghị quyết 24-NQ/TW đã xác định tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài,tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạođức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.Những quan điểm này được Đảng xác định qua các ki đại hội Tại đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VII khẳng định:
Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhândân Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tínngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa cáctôn giáo Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử vớiđồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng;đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo pháhoại độc lập đoàn kết dân tộc, chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa
vụ công dân [13, tr.78]
Trang 25Tại đại hội VIII (1996), về tôn giáo có ba điểm đáng lưu ý:
Trang 26Một là, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Bảo đảm cho sinh
hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật nhà nước
Hai là, chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giúp đỡ đồng bào có
đạo
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, tham gia các công việc xã hội, từthiện
Ba là, động viên đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo làm tròn
trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời đẹp đạo”
Tiến hành cụ thể các quan điểm của Bộ Chính trị về tôn giáo trong tình
hình mới, Chính phủ ra Nghị định số 26-1999/NĐ-CP “Về các hoạt động tôn
giáo”, thay thế Nghị định 69/HĐBT ngày 31-3-1991 Nghị định chỉ rõ những
quyền cơ bản của tôn giáo và người theo tôn giáo là: Quyền được bình đẳngtrước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân; quyền được nhà nướcđảm bảo những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp lí của tín đồ;được bảo đảm những hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương, chínhsách và pháp luật của Nhà nước,…bên cạnh các quyền lợi, Nghị định cũngnêu rõ những nghĩa vụ của các tôn giáo và người theo tôn giáo, nhữngnghĩa vụ cụ thể trong sinh hoạt tôn giáo
Như vậy, ở giai đoạn này Đảng đã khẳng định lại những quan điểmmang tính nền tảng về lĩnh vực tôn giáo, khẳng định quan điểm của Đảng làtôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do khôngtín
ngưỡng tôn giáo của công dân Dựa trên những quan điểm chỉ đạo củaĐảng về tôn giáo, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã vận dụng sáng tạo dựa trên tìnhhình thực tiễn địa phương, đề ra những chủ trương, biện pháp tổ chức thựchiện công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh, bước đầu đã đem lại những kếtquả tích cực với địa phương
1.3.2 Chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 1991 đến năm 2000
Trang 27Ngày 27-12-1975, tại kì họp thứ hai, quốc hội khóa V ra nghị hợp nhấttỉnh Ninh Bình với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh Ngày 26-12-1991,
Trang 28tại kì họp thứ 10, quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết tách tỉnh Hà Nam Ninhthành hai tỉnh Nam Hà, Ninh Bình Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị vàNghị quyết của quốc hội, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nhanh chóng ổn định tổchức, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động kinh tế - xã hội, giữ
ổn định tình hình kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng và an ninh; đề caotinh thần tổ chức, kỉ luật, tinh thần trách nhiệm, tự giác, chống mọi biểu hiệncục bộ, cơ hội, lợi dụng những việc làm sai trái
Nhận thức được đặc điểm phức tạp của tình hình tôn giáo trên địa bàntỉnh và khả năng ảnh hưởng của nó trong quá trình lãnh đạo thực hiện cácnhiệm vụ kinh tế-xã hội, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Ninh Bình nângcao thực hiện công tác tôn giáo theo đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhànước
Xuất phát từ đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước Nghị quyết24-NQ/TW của Bộ chính trị về Công tác tôn giáo đã xác định công tác tôngiáo là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo Đối vớitỉnh Ninh Bình sau khi tái lập tỉnh thì công tác tôn giáo được coi là nhiệm vụthường xuyên và được các cấp ủy chính quyền, MTTQ cùng các đoàn thể
quan tâm lãnh đạo, thực hiện “Chủ động, thống nhất, thận trọng, tế nhị,
chặt chẽ” là phương châm chỉ đạo, giải quyết các công việc về tôn giáo
của Thường vụ tỉnh ủy Ninh Bình [26, tr.4]
Tại đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XII (8-1992) đã nhấn mạnhphải chú trọng công tác tôn giáo
Việc thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo, tự do tín ngưỡng và khôngtín ngưỡng đã được ghi rõ trong cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp Đồngthời phải đấu tranh với mọi hành động lợi dụng tôn giáo, mê tín dị đoan, làmphương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đến lợi íchcủa nhân dân và sự nghiệp cách mạng [21, tr.57]
Quán triệt quan điểm và vận dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
Trang 29nước vào điều kiện thực tế tỉnh Ninh Bình, Đảng bộ tỉnh đã đề ra nhiềuchủ
Trang 30trương, biện pháp thực hiện cụ thể, phù hợp với điều kiện địa phương, nhờ
đó đã tạo ra bước phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốcphòng Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, đã tạođược lòng tin của đại đa số quần chúng Từ đó các hoạt động của các tôngiáo có nhiều tiến bộ theo hướng tôn giáo gắn liền với dân tộc và chế độ,đạo gắn với đời Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị đánh dấu bước pháttriển mới trong nhận thức của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo Đảng bộtỉnh Ninh Bình đã quán triệt các quan điểm mới này vào mọi lĩnh vực hoạtđộng, đặc biệt là công tác tôn giáo
Thực hiện nghị quyết 8B (khóa VI) ngày 27-3-1990 về đổi mới công tácquần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân, Nghị
quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác tôn giáo trong
tình hình mới”, Chỉ thị 37-CT/TW (khóa VIII) ngày 2-7-1998 về công tác tôn
giáo trong tình hình mới Xuất phát từ tình hình thực tế vùng đồng bào cônggiáo tỉnh Ninh Bình, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đề ra các chỉ thị, quyết định, quy định về công tác tôn giáo đó là Nghịquyết số 06-NQ/TU ngày 23-7-1993 với những nội dung cơ bản sau:
Tôn giáo là vấn đề phức tạp, tế nhị, lâu dài, là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân Tôn giáo có ảnh hưởng đến các mặt đời sống văn hóa,đạo đức và các hành vi xã hội khác Với những thắng lợi của công cuộc đổimới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới vì mục tiêudân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Song nhu cầu về tôn giáocũng có xu hướng tăng lên Các thế lực thù địch tiếp tục âm mưu lợi dụng tôn
giáo để chống phá ta, thực hiện “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ Trên
cơ sở sở kết đánh giá tình hình và hoạt động của công tác tôn giáo trên địabàn tỉnh Tỉnh ủy đã chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm để tăng cường hơn nữacông tác tôn giáo trong tình hình mới
Trang 31Nhiệm vụ chung, nội dung chủ yếu của công tác tôn giáo là vận độngquần chúng có đạo đức nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần tự chủ, ýthức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống mọi âm mưu, lợi dụng phá hoại,
“Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, thực hiện “Kính chúa, yêu
nước”, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
theo tín ngưỡng tôn giáo) của quần chúng
Chống địch lợi dụng tôn giáo Bài trừ mê tín dị đoan
đồ tôn giáo Nắm chắc, làm cho các tín đồ tôn giáo thực sự tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, gắn bó với dân tộc thì vừa đảm bảo thực hiện tốt tự dotín
ngưỡng, vừa chiến thắng mọi âm mưu lợi dụng, phá hoại
Hai là, làm tốt công tác vận động, tranh thủ các chức sắc tôn giáo Các
chức sắc tôn giáo là những người có chức quyền trong các tôn giáo gắn vớithần quyền, giáo lý, tiếng nói của họ rất có tác dụng với các tín đồ Công tácvận động tín đồ và vận động chức sắc tôn giáo quan hệ chặt chẽ, tác độngqua lại lẫn nhau Làm tốt vận động tín đồ sẽ tạo điều kiện phát huy nhữngmặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của chức sắc Ngược lại làm tốt vận
Trang 32động chức sắc sẽ tác động trực tiếp đến các tín đồ Vấn đề quan trọng nhất
là làm sao các chức sắc thật sự hoạt động tôn giáo bình thường trong phạm
vi pháp luật, không lợi dụng và không để bị lợi dụng làm những điều saitrái có hại cho
Trang 33cách mạng, cho dân tộc, cho đoàn kết toàn dân Muốn vậy phải gần gũi, hiểu
họ, cảm hóa họ Thật sự coi họ là những công dân hoạt động tôn giáo.Giúp họ hiểu và thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà
nước, trong đó có chính sách tôn giáo, thực hiện đúng trách nhiệm côngdân và các trách nhiệm của các chức sắc tôn giáo theo đúng quy định,nhất là trong các vấn đề đất đai, xây sửa nơi thờ tự, đào tạo, kèm cặp, thụphong chức sắc, thành lập các hội, quan hệ với nước ngoài, quyên góptrong quần chúng và tổ chức hoạt động tôn giáo Quan tâm xây dựng hoạtđộng chính trị trong chức sắc tôn giáo
Ba là, hết sức chú trọng xây dựng lực lượng chính trị ở vùng tập trung đồng bào theo đạo thật sự vững mạnh, trong sạch Trước hết phải xây dựng
tổ chức cơ sở đảng, chi bộ vững mạnh, trong sạch, làm tốt công tác quản lí,phát triển, phân công đảng viên, chú trọng phát triển, bồi dưỡng nhữngđảng viên là người theo đạo Các đảng viên cần tham gia các sinh hoạttôn giáo bình
thường để làm công tác vận động quần chúng và các chức sắc tôn giáo Đàotạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cốt cán cơ sở vũng mạnh, trong sạch, có hiểubiết, năng lực, phương pháp làm tốt công tác tôn giáo Xây dựng chínhquyền cơ sở vững mạnh, trong sạch, thực sự quản lí nhà nước bằng phápluật, bao gồm cả quản lí nhà nước về tôn giáo
Bốn là, tăng cường quản lí nhà nước về tôn giáo.
Chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở phải thực hiện quản lí nhànước về tôn giáo bằng pháp luật, thực hiện đúng pháp luật, đúng Nghị định69- HĐBT và quyết định 422-QĐ/UB của UBND tỉnh Cần tăng cường và kiệntoàn bộ máy của Ban tôn giáo tỉnh đủ cán bộ, bao gồm những cán bộ vữngvàng về chính trị, có kiến thức, có kinh nghiệm, năng lực, phương pháp làm
Trang 34công tác về tôn giáo Có ngân sách, quan tâm đầu tư về kinh phí, phươngtiện cần thiết cho các hoạt động tôn giáo, có kế hoạch công tác cụ thể, thật
sự là
Trang 35đầu mối phối hợp trong công tác tôn giáo, đầu mối quan hệ giữa chínhquyền với chức sắc, chức việc, đại diện tổ chức giáo hội, tổ chức tôn giáo ởđịa phương Thực hiện thành nền nếp chế độ kiểm tra, thanh tra việc thựchiện chính sách tôn giáo, có quy chế làm việc định kì với các tổ chức tôn giáonhư các ban hành giáo, các chức sắc phụ trách giáo hội ở các cơ sở, các cơquan lãnh đạo tôn giáo ở địa phương Đối với các huyện, thị cần có các cán
bộ Mặt trận có năng lực, kinh nghiệm làm công tác tôn giáo, nhất là nơi cóđông đồng bào công giáo Xác định rõ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụcủa các cơ quan tham mưu trong sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất Ban dânvận là cơ quan tham mưu của cấp ủy về công tác dân vận, trong đó có côngtác tôn giáo
Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác tôn giáo.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, các cấp ủy Đảng phải thường xuyên quan tâm nắmtình hình tôn giáo, chú trọng xây dựng cơ sở chính trị, đào tạo bồi dưỡng cán
bộ, cốt cán, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng tín
đồ các chức sắc tôn giáo, lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, xã hội,chăm lo đời sống nhân dân [18]
Trên cơ sở Nghị định số 69/HĐBT, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã
ra quyết định số 422/QB-UB ngày 22-5-1993, về “Ban hành Quy định về cụ
thể hóa một số điều trong nghị định số 69/HĐBT về các hoạt động Tôn giáo”,
nhằm cụ thể hóa một số điều trong Nghị định số 69/HĐBT và được thực hiệnthống nhất trên địa bàn tỉnh Quyết định số 422/QĐ-UB gồm 3 chương với 33điều nêu rõ quy định về hoạt động tôn
giáo: Về sinh hoạt tôn giáo:
Mọi công dân có quyền tham gia hoặc không tham gia các sinh hoạt tôngiáo nhưng phải chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước Chính
Trang 36quyền các cấp có trách nhiệm đảm bảo và tạo điều kiện để đồng bào cóđạo
Trang 37thực hiện nguyện vọng chính đáng về tín ngưỡng và các hoạt động tôn giáotheo quy định của pháp luật.
Các hình thức sinh hoạt tôn giáo theo nghi thức, truyền thống vàtập quán địa phương tại nơi thờ tự và đã thành thường lệ đối với tín đồ,được coi là những sinh hoạt tôn giáo bình thường và được tiến hành bìnhthường
Những sinh hoạt tôn giáo bất thường hoặc tuy là thường lệ nhưng cónhà tu hành hoặc có đông tín đồ từ nơi khác đến dự, thì theo tính chất, mức
độ, vi phạm, nhà tu hành, ban hành giáo hoặc ban trị sự cơ sở tôn giáo nơidiễn ra buổi lễ phải báo cáo và được các cấp chính quyền cho phép
Về nơi thờ tự của tôn giáo:
Nơi thờ tự của tôn giáo bao gồm: nhà thờ, thánh thất, tu viện,nhà nguyện, đền, miếu, đình, chùa được nhà nước bảo hộ, tổ chức giáo hội,tín đồ, nhà tu hành có trách hiệm bảo vệ, giữ gìn giá trị và sự bền vữngcủa công trình Khi hư hỏng được sửa, trùng tu theo quy định để đảm bảo antoàn trong quá trình sử dụng Các tôn giáo không được dùng nhà riêng củatín đồ, nhà riêng của chức sắc, nhà tu hành làm nơi sinh hoạt tôn giáo côngcộng
Tài liệu, kinh sách, ấn phẩm và đồ dùng trong sinh hoạt đạo:
Các tổ chức tôn giáo được in ấn kinh sách, được sản xuất, mua sắm đồdùng cho việc đạo nhưng phải tuân theo quy định của Nhà nước về quản lí in
ấn, xuất bản văn hóa phảm Nếu muốn nhập những thứ đó từ nước ngoàiphải tuân theo quy định của Nhà nước về xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm.Những kinh sách, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước XHCN,chia rẽ khối đoàn kết toàn dân hoặc có nội dung truyền bá mê tín dị đoan,không được lưu trữ, sử dụng Nếu vi phạm, sẽ xử lý theo pháp luật
Đào tạo, phong chức, thuyên chuyển và việc đi lại hoạt động tôngiáo của các chức sắc nhà tu hành:
Trang 38Các chức sắc, nhà tu hành hoạt động tôn giáo phải là nhữngngười phải được đào tạo qua các trường của tôn giáo được Nhà nướccho phép
Trang 39như: Trường Đại chủng viện (đạo thiên chúa), trường Phật học (Sơ, cao cấp
- đạo Phật)
Người được chọn cử đi học các trường nói trên phải đủ tư cách côngdân có đủ điều kiện của đối tượng tuyển sinh không vi phạm pháp luật, đượcUBND xã xác nhận, UBND huyện đồng ý và theo đúng thể lệ tuyển sinh củaNhà nước
Việc đi tu, thụ giới, các dòng tu:
Muốn tiếp nhận người vào dòng tu (đạo thiên chúa) các tiểu vào chùa
(đạo Phật) người xin đi tu phải có đơn và lí lịch được UBND cấp xã nơi cưchú xác nhận, người đứng đầu dòng tu hoặc cơ sở tôn giáo lập đầy đủ hồ sơnhân sự theo đúng quy định báo cáo với UBND cấp huyện để trình lên UBNDtỉnh xét duyệt
Đối với các dòng tu khi muốn tuyển cử hoặc thay đổi người đứng đầudòng tu phải được UBND tỉnh chấp thuận
Hoạt động kinh tế xã hội, các cơ sở vật chất của Tôn giáo
Chức sắc người tu hành đều bình đẳng trước pháp luật; được thamgia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội theo quy định của pháp luật; đượckhuyến khích tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo do các cơ quannhà
nước, tổ chức nhân đạo từ thiện khác tổ chức Việc tổ chức lao động sảnxuất, làm dịch vụ để cải thiện đời sống nhà tu hành hoặc để làm quỹ bảodưỡng, sửa chữa nơi thờ tự, phải chấp hành chính sách, pháp luật của Nhànước [27]
Quyết định ra đời đã kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác tôn giáo Căn cứvào quy định cụ thể đã giải quyết những vấn đề cơ bản trong hoạt động tôngiáo ở địa phương, vừa nhanh chóng vừa đúng pháp luật, đáp ứng được nhu
Trang 40cầu của tôn giáo, tạo niềm tin tưởng trong quần chúng nhân dân, là cơ
sở chống lại những luận điệu xuyên tạc, âm mưu “diễn biến hòa bình” củathế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây chia rẽ khối đại đoàn kết trong tỉnh