Đối với TTK, phát triển kĩnăng chơi không chỉ giúp trẻ khắc phục khó khăn khi chơi mà thông qua chơitrẻ còn học được nhiều về kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ, vận động, và một số kĩnăng tự p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
-NGÔ THỊ THU THÙY
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CHƠI CHO TRẺ
TỰ KỶ 3 - 4 TUỔI TRONG LỚP HỌC HÕA NHẬP Ở TRƯỜNG MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Người hướng dẫn khoa học
ThS LÊ THỊ NGUYÊN
HÀ NỘI, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, Th.S Lê ThịNguyên - giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm HàNội 2 - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thựchiện và hoàn thành khóa luận
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáotrong khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ,tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại nhà trường.Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo ở trườngmầm non Hoa Hồng (T.x Phúc Yên - Vĩnh Phúc) đã tạo điều kiện cho tác giảđiều tra, khảo sát các vấn đề thực tiễn có liên quan đến phạm vi nghiên cứucủa đề tài
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Người thực hiện
Ngô Thị Thu Thùy
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả, nộidung khóa luận không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Người thực hiện
Ngô Thị Thu Thùy
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1
4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc khóa luận 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CHƠI CHO TRẺ TỰ KỶ 3-4 TUỔI TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP 5
Ở TRƯỜNG MẦM NON 5
1.1 Một số vấn đề về hội chứng tự kỷ 5
1.1.1 Lịch sử xuất hiện
5 1.1.2 Khái niệm tự kỷ
7 1.1.3 Phân loại tự kỷ
8 1.1.4 Ngu n nhân gâ tự ỷ
10 1.1.5 hu n oán ánh giá trẻ tự kỷ
12 1.1.6 i m trẻ tự ỷ lứa tuổi mầm non
15 1.2 Phát triển kĩ năng chơi cho trẻ tự kỷ 19
1.2.1 á hái niệm 19
1.2.2 Ý nghĩ a hoạt ộng hơi ối với trẻ tự kỷ
21 1.2.3 á h thứ hơi và tiếp cận trẻ tự kỷ 22
Trang 51.3 Phát triển kĩ năng chơi cho trẻ tự kỷ trong lớp học hòa nhập ở trường mầm non 24
Trang 61.3.1 Phương thứ giáo dụ hò nhập ở mầm non 24
1.3.2 Mụ í h a việc dạy trẻ tự kỷ hơi trong lớp họ hò nhập 25
1.3.3 i m c a trẻ tự kỷ trong hoạt ộng hơi 26
1.3.4 Phân loại hoạt ộng hơi a trẻ tự kỷ ở lớp họ hò nhập 28
1.3.5 Nội dung phát tri n ĩ năng hơi ho trẻ tự kỷ 30
1.4 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển kĩ năng chơi cho trẻ tự kỷ trong lớp học hòa nhập ở trường mầm non 31
1.4.1 Mụ í h hảo sát thực trạng 31
1.4.2 ối tượng và phạm vi iều tra 32
1.4.3 Nội dung khảo sát thực trạng 32
1.4.4 Phương pháp hảo sát thực trạng 32
1.4.5 Kết quả iều tra thực trạng 33
CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CHƠI CHO TRẺ TỰ KỶ 3 – 4 TUỔI TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP Ở TRƯỜNG MẦM NON 392.1 Nguyên tắc phát triển kĩ năng chơi cho trẻ tự kỷ 3-4 tuổi trong lớp họchòa nhập mầm non 39
2.1.1 Ngu n tắ ảm bảo tính tổng th và toàn diện 39
2.1.2 Ngu n tắ ảm bảo tính á nhân hó 39
2.1.3 Ngu n tắ ẳm bảo tính dạng và linh hoạt 40
2.1.4 Ngu n tắ ảm bảo tính phù hợp với nhu cầu và hả năng c a trẻ 40
Trang 72.1.5 Ngu n tắ ảm bảo tính thự hành, lu ện tập 41
2.2 Biện pháp phát triển kĩ năng chơi cho trẻ tự kỷ 3-4 tuổi trong lớp họchòa nhập mầm non 41
2.2.1 Sử dụng á ĩ thuật rèn lu ện ĩ năng hơi 41
2.2.2 Một số bài tập bổ trợ phát tri n ĩ năng hơi ho trẻ tự kỷ 3-4
tuổi 46
Trang 82.2.3 Thiết kế môi trường hơi ho trẻ tự kỷ
53 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58
1 Kết luận 58
2 Khuyến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 9Bảng phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới
KHCTCN Kế hoạch can thiệp cá nhân
Trang 101 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trang 11Trong xã hội hiện đại, “rối loạn tự kỷ” không còn là một thuật ngữ xa
lạ đối với mỗi người Hiện nay số lượng TTK tăng lên nhanh chóng ở tất cảcác quốc gia trên thế giới, bao gồm tất cả các chủng tộc, màu da, các dân tộc
và nền kinh tế xã hội khác nhau Theo số liệu thống kê năm 2012 của trungtâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì, hiện cứ 68 trẻ có một trẻđược xác minh với RLPTK (ASD – Autism Spectrum Disorder); tỷ lệ trẻ traimắc chứng tự kỷ cao gấp 5 lần so với bé gái Ở Việt Nam, con số này cũngtăng lên nhanh chóng qua các năm Những năm 1980, tỉ lệ được phát hiện là3-4/1000 trẻ; những năm 1990 là 10-20/10000 trẻ Sau năm 2000 là62,6/100000 trẻ Dù chưa có một số liệu thống kê cụ thể nhưng sự gia tăng
về số lượng trẻ mắc chứng RLPTK đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trong côngtác chăm sóc cũng như giáo dục trẻ ở trường mầm non
Tự kỷ là một hội chứng do rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến chứcnăng hoạt động của não bộ Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào, khôngphân biệt giới tính, chủng tộc, điều kiện kinh tế xã hội Đặc điểm của tự kỷ lànhững khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ;
có hành vi sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại, khiến trẻgặp nhiều khó khăn trong cuộc sống không thể hòa nhập cộng đồng
Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em, đặc biệt quan trọng trong gianđoạn 3- 6 tuổi.Thông qua chơi trẻ được khám phá, trải nghiệm, phát huy khảnăng của bản thân và tương tác với bạn cùng chơi Thiếu hụt và hạn chế kĩnăng chơi làm ảnh hưởng các kĩ năng khác của trẻ Đối với TTK, phát triển kĩnăng chơi không chỉ giúp trẻ khắc phục khó khăn khi chơi mà thông qua chơitrẻ còn học được nhiều về kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ, vận động, và một số kĩnăng tự phục vụ bản thân Chơi còn giúp TTK phát triển cảm giác, biết cách
Trang 12Khóa luận nghiên cứu “Phát triển kĩ năng chơi cho trẻ tự kỷ 3 - 4 tuổitrong lớp học hòa nhập ở trường mầm non” là một đề tài mới mẻ đi sâunghiên cứu về phát triển kĩ năng chơi cho TTK.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp nhằm phát triển kĩ năng chơi cho TTK 3 - 4 tuổitrong lớp học hòa nhập ở trường mầm non
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc phát triển kĩ năng chơi cho TTK tronglớp học hòa nhập mầm non
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc phát triển kĩ năng chơi cho TTKtrong lớp học hòa nhập mầm non
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng chơi cho TTK 3-4tuổi
Trang 134 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển kĩ năng chơi cho TTK3-4 tuổi trong lớp học hòa nhập mầm non
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển kĩ năng chơi cho TTK 3-4tuổi trong lớp học hòa nhập mầm non
5 Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp phát triển kĩ năng chơi cho TTK 3 - 4 tuổi được đề xuất phù hợp với TTK sẽ hình thành được ở trẻ kĩ năng chơi, phát triển các mặt như ngôn ngữ, hành vi, trẻ tự tin hơn khi tiếp xúc với mọi người; gópphần nâng cao hiệu quả việc chăm sóc, giáo dục cho TTK nói chung cũng nhưviệc phát triển kĩ năng chơi cho TTK 3 - 4 tuổi nói riêng
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng chơi cho TTK 3-4 tuổi đang học trong lớp học hòa nhập ở trường mầm non
Đề tài được tiến hành điều tra, khảo sát thực tế và tổ chức thực nghiệm
ở một trường mầm non có TTK học hòa nhập thuộc khu vực Thị xã Phúc Yên
- Vĩnh Phúc
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được chia thành
2 chương:
Trang 151.1.1 Lịch sử xuất hiện
Thuật ngữ tự kỷ (Autism) được bác sỹ tâm thần người Thuỵ Sỹ EngenBleuler (1857 – 1940) đưa ra năm 1919 để mô tả giai đoạn bắt đầu của rốiloạn thần kinh ở người lớn, đây là hiện tượng mất nhận thức thực tế của ngườibệnh khi cách ly với đời sống thực tại hằng ngày và nhận thức của người bệnh
có xu hướng không thống nhất với kinh nghiệm thông thường của họ
Cho đến năm 1943, bác sỹ tâm thần người Mỹ là Leo Kanner mô tảtrong một bài báo với nhan đề “Autism Disturbance of Effective Contract”.Ông cho rằng TTK là trẻ thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với ngườikhác; cách thể hiện các thói quen hằng ngày rất giống nhau, tỉ mỉ và có tínhrập khuôn; không có ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ nói thể hiện sự bất thường
rõ rệt (nói nhại lời, nói lí nhí, không nhìn vào mắt khi giao tiếp); rất thíchxoay tròn các đồ vật và thao tác rất khéo; có khả năng cao trong quan sátkhông gian và trí nhớ “như con vẹt”; khó khăn trong học tập ở những lĩnh vựckhác nhau; thích độc thoại trong thế giới riêng của mình, khó khăn trong việcthực hiện các trò chơi đóng vai theo chủ đề như cho búp bê ăn, nói chuyệnđiện thoại, bác sỹ tiêm bệnh nhân; chỉ hiểu nghĩa đen của câu nói, thích tiếngđộng và vận động lặp đi lặp lại đơn điệu: giới hạn đa dạng các hoạt động tựphát, mặc dù vẻ bề ngoài nhanh nhẹn, thông minh Kanner nhấn mạnh triệuchứng tự kỷ có thể phát hiện được ngay khi trẻ ra đời hoặc trong khoảng 30tháng đầu Công trình khoa học của Kanner đã đánh dấu một bước ngoặt
Trang 16trong lịch sử giáo dục TTK, ngày nay là cơ sở của nhiều công trình nghiêncứu tại nhiều nước thế giới
Năm 1944, một bác sỹ tâm thần người Áo là Han Asperger (1906 – 1980)
sử dụng thuật ngữ Autism trong khi mô tả những vấn đề xã hội trong nhóm trẻtrai mà ông làm việc Mô tả của ông như sau: ngôn ngữ của trẻ phát triển bìnhthường, tuy nhiên trong cách diễn tả và cách phát âm nhiều cung điệu lênxuống không thích hợp với hoàn cảnh; có những rối loạn trong cách sửdụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “con, tôi” lẫn lộn với ngôi thứ hai và
ba Trẻ vẫn có những tiếp xúc về mặt xã hội nhưng có xu hướng thích cô đơn,đơn độc Rối loạn đặc biệt nhất trong hội chứng này là cách suy luận rườm rà,phức tạp, không thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh xã hội Những trẻnày có sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật, toán học và có khả năng nhớ tốt mộtcách lạ thường, mọi người lấy tên của ông để đặt tên cho hội chứng này làAsperger
Lorna Wing (1978) đã tìm ra những dấu hiệu rối loạn tự kỷ liên quan đếnnhân vật “sư huynh Juniper” Theo nhận định của bà, người này có những dấuhiệu tự kỷ như: không muốn giao tiếp, tiếp xúc; thờ ơ với mọi người xungquanh, thích những hoạt động nhàm chán lặp đi, lặp lại; không hiểu và đáp lạinhững tình cảm của người khác Tuy chưa khẳng định một cách chắc chắnJuniper có bị tự kỷ hay không, nhưng theo mô tả của Lorna Wing cho thấy đó
là một số biểu hiện mà ngày nay chúng ta thường gặp ở TTK
Trong những thập niên nghiên cứu về tự kỷ đã có rất nhiều tranh cãi vềviệc định nghĩa hội chứng tự kỷ, vì ngày càng có nhiều mô tả gần giống như
mô tả của Kanner và Asperger Mặt khác, theo Jack Scott: Những người bị tự
kỷ là một dạng không thể tách biệt với những dạng bất thường bị xếp vàonhóm những “thằng ngốc” và những “người điên” trong nhiều thế kỉ Trướctình trạng này Lorna Wing và Fudith Gould đã tiến hành một cuộc nghiên cứukhảo sát tất cả các trẻ nhỏ dưới 15 tuổi tại một khu vực ở London có bất kì
Trang 17Thứ 2, các rối loạn này có thể có ở các trẻ với bất kì mức đồ thông minh
Trang 18nào
Thứ 3, rối nhiễu này gắn với các vấn đề thể chất nào đó hoặc với khuyếttật khác về phát triển
Qua khảo sát này, năm 1979, Lorna Wing đưa ra thuật ngữ “RLPTK” để
khái quát hiện tượng phức tạp này kèm theo các dấu hiệu chủ yếu của TTK
1.1.2 Khái niệm tự kỷ
Trong những thập niên vừa qua trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu
và kết luận khác nhau về tự kỷ Những khái niệm về hội chứng này rất đadạng và thay đổi theo thời gian Tuy nhiên, người nghiên cứu xin được tríchdẫn một số khái niệm sau:
Theo cuốn Sổ tay ch n oán và thống những rối nhiễu tâm thần IV
(DSM-IV) định nghĩa: tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan tỏa
(Pervasive Developmental Disorders), là một nhóm hội chứng ượ trưng
bởi su ém n ng nề và l n tỏa trong những lĩnh vự phát tri n gồm: Tương
tá xã hội, giao tiếp và ó những hành vi rập huôn.
Theo ICD-10: Tự kỷ là một dạng rối loạn lan tỏa sự phát tri n, ượ xá
ịnh bởi một sự phát tri n hông bình thường hay giảm sút bi u hiện trước 3 tuổi và bởi một hoạt ộng bất thường trưng trong b lĩnh vự : tá ộng
xã hội qua lại, giao tiếp và hành vi l p lại.
Một khái niệm được sử dụng khá phổ biến là khái niệm về tự kỷ của
Liên hiệp quốc đưa ra vào năm 2008: “Tự kỷ là một dạng rối loạn phát tri n
Trang 19tồn tại suốt cuộ ời, thường xuất hiện trong 3 năm ầu ời Tự kỷ là do rối loạn thần inh gâ ảnh hưởng ến chứ năng hoạt ộng c não bộ Tự kỷ ó
th xảy ra ở bất cứ á nhân nào hông phân biệt giới tính, h ng tộc ho c iều kiện kinh tế - xã hội i m c a tự kỷ là những khiếm khuyết về tương
tá xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và ó hành vi, sở thí h, hoạt ộng m ng tính hạn hẹp, l p i l p lại”.
Liên quan đến tự kỷ còn có RLPTK, về cơ bản thì thuật ngữ này cũng biểu hiện các rối loạn có chung đặc điểm như Rối loạn tự kỷ song khác nhau
về phạm vi, mứ ộ n ng, khởi phát và tiến tri n c a triệu chứng theo thời
gian “Rối loạn phổ tự kỷ” được xem là tương đồng với “rối loạn phát triển
diện rộng” với 5 dạng rối loạn chính Theo DSM – V, “rối loạn phổ tự kỷ”được sử dụng thay cho tên gọi “rối loạn phát triển diện rộng”, cũng không còn
xu hướng phân chia các dạng “tự kỷ” mà thay vào đó là một tên gọi chung vàtiêu chí chẩn đoán chung cho “rối loạn phổ tự kỷ”
Trên cơ sở phân tích các khái niệm và những thuật ngữ có liên quanngười nghiên cứu chọn khái niệm tự kỷ do Liên hợp quốc đưa ra làm cơ sở líluận cho đề tài nghiên cứu
1.1.3 Phân loại tự kỷ
Những nghiên cứu về TTK vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề chưa được thốngnhất Do sự đa dạng về phạm vi, mức độ năng nhẹ, khởi phát và tiến triển của
triệu chứng nên sự phân loại TTK cũng rất khác nhau Theo cuốn Phục hồi
chứ năng TTK của Bộ Y tế Việt Nam thì TK được phân loại theo ba tiêu chí
sau: Theo thời i m mắc tự kỷ, theo chỉ số thông minh và theo mứ ộ.
* Theo thời điểm mắc tự kỷ:
Tự kỷ i n hình - hay tự kỷ b m sinh: triệu chứng tự kỷ xuất hiện dần
dần trong 3 năm đầu
Tự kỷ hông i n hình: trẻ phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp bình
Trang 20thường trong 3 năm đầu, sau đó triệu chứng tự kỷ xuất hiện dần dần và có sự thoái triển về ngôn ngữ-giao tiếp.
* Theo chỉ số thông minh:
Tự kỷ ó hỉ số thông minh o và nói ược: Trẻ không có những hành vi
tiêu cực nhưng thụ động, trẻ có hững hành vi bất thường trong bối cảnh xã hội.Trẻ có thể biết đọc sớm và khả năng nhìn rất tốt Tuy nhiên, trẻ lại có xuhướng bị ám ảnh và có nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành
TTK ó hỉ số thông minh o và hông nói ược: trẻ có sự khác biệt về
kĩ năng nói và kĩ năng vận động, cử động, thực hiện Trẻ có thể quá nhạy cảmvới kích thích thính giác Hành vi có thể bất thường ở mức độ nhẹ Trẻ có thểnhìn đồ vật một cách chăm chú, có thể giữ im lặng hoặc tự cô lập một cách dễdàng
TTK ó hỉ số thông minh thấp và nói ược: Trẻ thường xuyên la hét và
có thể trở nên hung hãn Trẻ có các hành vi kích thích, trí nhớ kém, lời nói lặplại và khả năng tập trung kém
TTK ó hỉ số thông minh thấp và hông nói ược: Trẻ thường xuyên
im lặng, biết dùng một ít từ, ít cử chỉ Trẻ nhạy cảm với các âm thanh/tiếngđộng, có những kĩ năng xã hội không thích hợp và không có mối quan hệ vớingười khác
* Theo mức độ:
Mứ ộ nhẹ: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bình thường, giao
tiếp với người ngoài hơi hạn chế, học được các hoạt động đơn giản, kĩ năngchơi và nói được tương đối bình thường
Mứ ộ trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, giao tiếp với người
ngoài hạn chế và nói được nhưng hạn chế
Mứ ộ n ng: Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp với người
ngoài và không nói được
Trang 211.1.4 Ngu n nhân gâ tự ỷ
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây ra hội chứng tư
kỷ, nhưng vẫn chưa có một nguyên nhân nào được coi là nguyên nhân chínhthức gây ra chứng bệnh này Vấn đề này vẫn tiếp tục được các nhà khoa họcnghiên cứu
* Di truyền:
Đa số các tác giả cho rằng tự kỷ là do nguyên nhân di truyền Tuy nhiên,chưa tìm ra được gen hay tổ hợp gen nào gây ra bệnh này Có thể đây là mộtgen tổ hợp, một biến dị gen hoặc tương tác gen nào đó, vì đại đa số các trườnghợp TTK có bố mẹ hoàn toàn bình thường Một số hội chứng về di truyền cóliên quan tới bệnh tự kỷ như hội chứng đứt gãy gen X …
Nghiên cứu trên các trường hợp sinh đôi hay di truyền phả hệ, người tanhận thấy rằng có mối tương quan cao của kiểu hình tự kỷ (30%)
* Bất thường về phía mẹ (các bệnh lý mẹ mắc phải trước, trong thời ỳ mang thai):
Mắ Virus Rubell : việc mắc rubella trong thai kỳ có tỷ lệ lớn phát sinh
quái thai Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa kháng thể của mẹ (IgG) và Proteinnão của thai nhi có thể làm cho não thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ.Ngoài ra, mắc virus rubella trong thai kỳ còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lýtâm thần khác ở trẻ, đặc biệt là chứng tâm thần phân liệt
Bệnh lý tu ến giáp: sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8 – 12
của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não thainhi dẫn tới tự kỷ Sự thiếu hụt tyroxin có thể là nguyên nhân gây bởi thiếu I ốttrong bữa ăn hoặc người mẹ đã phẫu thuật tuyến giáp
Bệnh ái tháo ường: Bệnh đái tháo đường của bà mẹ trong suốt thời kỳ
thai nghén là nguy cơ quan trọng của tự kỷ; phương pháp phân tích tổng hợp
2009 thấy rằng đái tháo đường tăng gấp đôi nguy cơ bị tự kỷ
Trang 22Thuố sử dụng trong th i ỳ: việc điều trị các bệnh của người mẹ trước
và trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng: thuốc an thần kinh, Acid Valproic,thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp
* Môi trường trong thời ỳ mang thai (môi trường sống và các ếu tố dinh dưỡng trong thai ỳ)
Stress trong thời ỳ m ng th i bao gồm những mâu thuẫn trong gia đình,
việc biến động về tài chính và tình cảm trong quá trình mang thai, tiếng ồn,nhiệt độ … có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của não bộ thai nhi, làtiền đề phát sinh tự kỷ
Môi trường sống: mẹ mang thai sống trong khu vực tiếp xúc với thuốc
trừ sâu và thuốc diệt cỏ với nồng độ cao và liên tục có tỷ lệ cao gây ra nhữngbất thường về gen, dễ phát sinh những đột biến gen
Acid folic: Các nhà khoa học đã khẳng định acid folic rất cần thiết cho sự
cấu tạo hệ thống thần kinh (bao gồm não bộ) của trẻ Tuy nhiên, lại có giảthuyết cho rằng việc có mặt của acid folic là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ
do sự chuyển đổi thông tin di truyền trong tế bào suốt chu kỳ (giá thuyết nàychưa được kiểm chứng và ít được các tác giả chấp thuận)
* Bất thường cấu trúc não:
Dựa trên các công cụ chẩn đoán hình ảnh (X-quang sọ, siêu âm qua thóp,chụp MRI, CT scanner), các tác giả đã đưa ra một số nhận xét về bệnh tự kỷnhư sau:
Kí h thướ não bộ trong thời kỳ thai nghén và lúc mới đẻ: nghiên cứu
trên các trẻ sơ sinh non tháng và có trọng lượng mới sinh thấp, những trẻ cókhối lượng/kích thước não bộ bất thường dẫn tới nguy cơ cao gấp 3 lần so vớitrẻ nhẹ cân non tháng có khối lượng/kích thước não bình thường
Bất thường về á vùng não, đặc biệt là vùng chịu trách nhiệm về
cảm xúc và quan hệ xã hội Một số tác giả cho rằng vùng này nằm ở hai nhómnơron hình quả hạch nằm sâu bên trong não (có thể đo bằng MRI)
Trang 23* Bất thường chức năng của não:
Nhiều tác giả nhận thấy việc tăng cao nồng độ các chất dẫn truyền thầnkinh, cụ thể là serotonin - một hóa chất có tác dụng chuyển tải các thông điệpcủa não Các công bố mới nhất về bệnh tự kỷ chỉ ra việc thiếu năng lượng củacác tế bào não, đây là hệ quả của việc rối loạn chức năng ty lạp thể - đơn vịcung cấp năng lượng (ATP) cho não bộ Hiện tại, những nghiên cứu dựa trêngiả thuyết này áp dụng trên điều trị trên động vật thực nghiệm đã cho nhữngkết quả tốt Chất trung gian APT này có thể chữa triệu chứng tự kỷ ở các convật thí nghiệm, thậm chí ngay cả khi việc điều trị được bắt đầu sau khi triệuchứng bệnh đã bùng phát mạnh mẽ Loại thuốc này phục hồi lại 17 loại triệuchứng bất thường, bao gồm việc bình thường hóa cấu trúc khớp thần kinhnão, tín hiệu giữa các tế bào, hành vi xã hội, phối hợp hệ thần kinh vận động
và bình thường hóa quá trình trao đổi chất của ty lạp thể Tuy nhiên, hiện tạithuốc này chưa được áp dụng trên người
Tuy nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ rất phức tạp, nhưng chắc chắn làchứng tự kỷ không phải do hậu quả của việc nuôi dạy con cái không đúng
cách của các bậc phụ huynh Theo cuốn “ m n ng dành ho h mẹ trẻ ó
rối loạn tự kỷ” (Keys to parenting the children with autism) thì có tới 33% số
trẻ có rối loạn tự kỷ bị rối loạn hệ thần kinh trung ương.Trong một cuộc điềutra ở Mĩ cho thấy những trẻ em rối loạn tự kỷ, tiểu não của họ nhỏ một cáchbất thường.Chính điều này đã gây ra những triệu chứng của rối loạn tự kỷ
1.1.5 hu n đoán đánh giá trẻ tự kỷ
Hiện nay, có rất nhiều các công cụ chẩn đoán TTK Rối loạn tự kỷthường được chẩn đoán khi trẻ được 2 tuổi, lúc này trẻ tham gia vào các hoạtđộng xã hội có tổ chức Những thiếu hụt về mặt xã hội sẽ bộc lộ rõ khi trẻđược so sánh với các bạn cùng trang lứa Rối loạn tự kỷ là một khuyết tật suốtđời và thường bắt đầu trong tuổi ấu thơ Phần lớn các trẻ có rối loạn tự kỷ bắt
Trang 24đầu thể hiện các dấu hiệu đặc trưng của tự kỷ vào khoảng 2-3 tuổi Tuy nhiên,nhiều trẻ có rối loạn tự kỷ cũng có nhiều biểu hiện mà trẻ nhận thấy là “khácvới trẻ bình thường” ngay từ khi sinh ra.
Sổ tay chu n oán và thống rối nhiễu tinh thần (DSM-IV) của Hội
tâm thần Mĩ đã đưa ra những tiêu chí chẩn đoán tự kỷ như sau:
A Một tập hợp gồm áu hoặc nhiều hơn các tiêu chí của nhóm (1), (2), (3), trong đó có ít nhất hai tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ mỗi nhóm (2) và (3).
(1) Giảm khả năng định tính trong tương tác xã hội thể hiện ở ít nhấttrong số các biểu hiện sau:
a, Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ đadạng như ánh mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và các cử chỉ để tạo ra sựliên hệ mang tính chất xã hội
b, Không có khả năng xây dựng các mối quan hệ với bạn đồng trang lứaphù hợp với mức độ phát triển
c, Thiếu sự đòi hỏi tự nhiên đối với việc chia sẻ niềm vui, sở thích, cácmối quan tâm hay các thành tích đạt được với những người khác (ví dụ nhưkhông bao giờ mang hay chỉ cho người khác xem những thứ mình thích)
d, Thiếu sự trao đổi qua lại về tình cảm xã hội
(2) Giảm khả năng định tính trong giao tiếp thể hiện ở ít nhất một trong
số các biểu hiện sau:
a, Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển kĩ năng nói (không có hammuốn bù đắp lại hạn chế này bằng cách giao tiếp khác, ví dụ như những cửchỉ điệu bộ thuộc kịch câm)
b, Với những cá nhân có thể nói được thì lại suy giảm khả năng thiết lập
và duy trì đối thoại
Trang 25c, Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng những ngonngữ khác thường.
d, Thiếu nhưng hoạt động/ cách chơi đa dạng, trò chơi đóng vai, hoặchoạt động/ cách chơi bắt chước mang tính xã hội
(3) Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và hoạt động lặp đi lặp lạihoặc rập khuôn thể hiện ở ít nhất một trong các biểu hiện sau:
a, Quá bận tâm đến một hoặc một số những mối quan hệ có tính chất rậpkhuôn và bó hep với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường
b, Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt vàkhông mang tính chức năng
c, Có những biểu hiện vận động mang tính lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn(ví dụ gõ tay hoặc vặn tay, hoặc có kiểu di chuyển cả thân người một cáchphức tạp), đi trên đầu các ngón chân
d, Bận tâm dai dẳng với các bộ phận của một vật thể
B Chậm hoặc thực hiện một cách không bình thường các chức năng
ở ít nhất một trong các lĩnh vực sau, với mốc khởi đầu trước tuổi lên 3:
(1) tương tác xã hội
(2) sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội
(3) chơi/ hoạt động mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng
C Hội chứng không phải do rối loạn Rett hay rối loạn bất hòa nhập thời kì ấu thơ.
Như vậy, những đặc điểm để chuẩn đoán rối loạn tự kỷ chính là sự xuấthiện tình trạng đặc biệt bất thường hoặc khuyết tật trong phối hợp và giao tiếp
xã hội cũng như sự xuất hiện của một tập hợp các hành động và sở thích đặcbiệt hạn hẹp Dạng biểu hiện của tình trạng rối loạn này rất khác nhau, phụthuộc vào mức độ phát triển và tuổi của cá nhân
Trang 26* Những lưu ý trong quá trình ch n đoán rối loạn tự kỷ:
1 Những khiếm khuyết, những biểu hiện có thể được thực hiệnbằng nhiều cách khác nhau, một số có thể rất tinh vi và khó có thể nhận ra
2 Rối loạn tự kỷ có thể đi kèm với những rối loạn về thể chất và tinhthần khác
3 Những biểu hiện về hành vi có thể xuất hiện cùng với việc trẻ ngàycàng lớn lên
4 Những hành vi của trẻ thường biểu hiện rất khác nhau trong cácmôi trường khác nhau
5 Hành vi của trẻ tùy thuộc vào việc trẻ đang làm với ai Với người cókinh nghiệm trẻ thường ít bộc lộ hành vi hơn khi làm việc với người ít kinhnghiệm hoặc trong một nhóm không được tổ chức tốt
Ngoài ra, còn một số công cụ chuẩn đoán và phát hiện hội chứngđược sử dụng khá phổ biến như: M-CHAT bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻnhỏ (Checklist for Autism Toddlers), thang chuẩn đoán tự kỷ CARS (ChildhoodAutism Rating Scale), ADOS: Bảng quan sát chẩn đoán tự kỷ (The AutismDiagnostic Observation Schedule)…
1.1.6 c điểm của trẻ tự ỷ lứa tuổi mầm non
Qua nghiên cứu, người nghiên cứu thấy được TTK có những đặc điểm,biểu hiện khác thường trong các vấn đề như: các vấn đề tương tác xã hội, cácvấn đề giao tiếp ngôn ngữ, những hành vi kỳ lạ, lặp đi lặp lại, các vấn đề vềvận động, nhạy cảm quá mức, các vấn đề cảm giác, các hành vi tự gây thươngtích hay các vấn đề an toàn Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của trẻ tự
kỷ lứa tuổi mầm non:
* Về tương tác xã hội
Trong cuốn TTK của Nguyễn Xuân Giang có viết về sự tương tác xã hộicủa trẻ TK như sau: TTK Cách ly xã hội và không có khả năng liên hệ với
Trang 27người khác Ví dụ: trong những tình huống mặt đối mặt, TTK nặng sẽ không nhìn vào mặt bạn, thậm chí còn tránh khỏi bạn.
Có 3 kiểu suy kém về tương tác:
- Nhóm trẻ có khuynh hướng tách rời: Trẻ tách ly và nằm trong vỏ bọccủa chúng, trẻ không đáp ứng xã hội với người khác, không tìm kiếm giaotiếp mắt và thường chủ động né tránh, không thích tiếp xúc thân thể nhưđược ôm, không đáp ứng với người chăm sóc bằng sự thích thú, phấn khởi
- Nhóm trẻ có khuynh hướng thụ động: Những trẻ này chấp nhận nhữngkhởi đầu xã hội của người khác nhưng theo cách dễ phục tùng và thờ ơ Ví dụtrẻ dễ làm theo trẻ khác, tuân theo một cách thụ động
- Nhóm trẻ kỳ quặc: Những trẻ này có quan tâm đến người khác nhưnglại thiếu hiểu biết xã hội và thiếu khả năng đánh giá những tiêu chuẩn cho 2hành vi bình thường Ví dụ: Trẻ có thể tiếp cận người lạ , sờ vào họ mà khôngphân biệt lạ quen, hỏi những câu hỏi không thích hợp, không có nhậnbiết rằng những cách thức như thế sẽ làm khó chịu người khác Những nhómtrẻ này cũng có thể thay đổi về cách thức tương tác theo quá trình phát triểnchứ không phải cố định ở một kiểu
Ngoài ra, trong quá trình chơi TTK khó xây dựng được mối quan hệ cánhân, liên hệ mang tính xã hội gắn bạn bè, giáo viên theo hướng tích cực TTKgặp rất nhiều khó khăn trong thiết lập quan hệ tương tác do tín hiệu mà trẻphát ra, sự chủ động của trẻ là rất yếu Nếu sự đáp ứng của giáo viên mạnh,thì có thể phần nào xây dựng được mối quan hệ dù không được tốt nhất,nhưng nếu sự đáp lại của giáo viên hay bạn bình thường yếu/không có thì
sự phát triển mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh là rất khókhăn
Trang 28Hơn nữa, TTK không hứng thú vào các tương tác xã hội do tính thụ độngcủa trẻ kéo dài trong giai đoạn đầu tiên nên TTK có thể không hứng thú thamgia vào các tương tác xã hội với môi trường Như thiếu sự tiếp xúc bằng mắt,
Trang 29không đáp lại lời của cha mẹ, ít hoặc ko quan tâm đến việc kết bạn, thíchngồi xa cách các bạn khác, thích các hoạt động một mình, hoặc nếu tham giacác hoạt động với trẻ khác thì chỉ xem chúng là sự trợ giúp máy móc hoặcnhư công cụ chơi của mình.
Từ những đặc điểm đã nêu trên, có thể thấy TTK gặp khó khăn trongviệc tương tác xã hội, vì vậy, trẻ khó tương tác với giáo viên, với bạn khi chơi
* Về ngôn ngữ - giao tiếp
Thường là ở mức độ nặng, khoảng một nửa TTK là ở dạng câm, tức làchưa bao giờ học nói, phần còn lại là trẻ có âm ngữ không giao tiếp(noncommunicative speech) ví dụ như: nhại lời tức là trẻ lập lại một cáchchính xác những từ hay câu nói của người khác mà không có cố gắng để hiểuđược ý nghĩa của câu nói, nói chuyện theo một kiểu riêng biệt như nóimột câu không phù hợp với tình huống Ngôn ngữ của TTK cũng thường theonghĩa đen Dùng đại từ nhân xưng ngược: “Bạn” thay vì “ tôi”, chẳng hạn khitrẻ muốn ra ngoài trẻ sẽ nói: Bạn muốn ra ngoài! Sử dụng tên thay vì dùngđại từ tôi hay em hay con
TTK khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ và các công cụ phingôn ngữ, đặc biệt trong các tình huống giao tiếp.ví dụ, không hiểu ýnghĩa của cử chỉ, điệu bộ, điều kiện nét mặt, ngữ điệu giọng nói, và lờinói của
người khác Cũng gặp khó khăn trong việc bắt đầu hoạc duy trì cuộc hội
thoại Dùng từ không có nghĩa hay sử dụng ngôn ngữ lặp đi lặp lại (Giáo trình
GDHN, Bùi Thị Lâm – Hoàng Thị Nho).
Trẻ bị suy giảm nhiều trong tương tác qua lại với mọi người, hầu hết TTKbiểu hiện sự cô lập, thích chơi một mình, tránh giao tiếp với các bạn Số đôngphụ huynh có con tự kỷ cho rằng trong năm đầu tiên trẻ rất ngoan, yên tĩnh,thích chơi một mình, không thích giao tiếp mắt, không có dấu hiệu dang tay
Trang 30khi ai muốn bế bồng, không biết chỉ ngón chỏ và nhìn theo hướng chỉ taycủa
Trang 31người khác, không sợ người lạ và cũng không thân thiện với người chăm sóc,không biết cười ở tháng thứ 3, không biết khóc hay biểu hiện sợ hãi ở thángthứ
8, không phản ứng khi được gọi tên, tránh né giao tiếp bằng mắt nhưng lại cóthể nhìn chăm chú vào một điểm mà trẻ thích, khả năng gắn bó với người
TTK không thích sự thay đổi TTK muốn tất cả mọi điều phải quenthuộc, gần gũi, trẻ rất ghét sự thay đổi, sáo trộn: từ những đồ dùng cá nhân,
đồ dùng học tập cho đến nơi chốn sinh hoạt hằng ngày Một số trẻ rất thấtvọng khi thói quen của trẻ bị ai thay đổi Đối với TTK, sự không quen thuộcđồng nghĩa với sự thiếu an toàn, trẻ sẽ cảm thấy bất an khi có một người lạ,
đồ vật lạ hay đến một nơi xa lạ
Những gắn bó bất thường TTK ở một giai đoạn nào đó có những gắn bóvới đồ vật theo cách không bình thường như: Trẻ mất quá nhiều thời gian vàosưu tầm các tờ báo, vỏ chai, đồ hộp, tờ lịch, sợi dây, cọng cỏ, bao nilon; trẻthích những đồ vật sinh hoạt trong nhà như: chai, bát, xoong, chảo, dĩa nhưng
Trang 32hoàn toàn không thích đồ chơi bình thường Với những loại đồ vật này,trẻ
Trang 33tìm trong đó có một ý nghĩa thích thú nào đó mà người lớn không biết.Tuynhiên, trẻ có thể chơi với những vật này trong nhiều ngày, nhiều tháng màkhông chán Trẻ thường chỉ thích một vài hoạt động cụ thể như xoay tròn mộtvật hay sắp xếp đồ vật thành một hàng nhất định Như vậy trẻ mắc tự kỷ
bị hạn chế về sở thích Sự hạn chế này của TTK sẽ ảnh hưởng tới sự tỉ mỉ,khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ
Không biết cách chơi phù hợp với đồ chơi, mà chỉ thích một phần của đồchơi, chẳng hạn chỉ tập trung quay bánh xe của một ô tô đồ chơi Khả năngphối hợp vận động của trẻ rất kém, khi được giao nhiệm vụ trẻ chỉ thực hiệnđược một thao tác đơn lẻ, cầm nắm đồ vật cũng rất nặng nề, vụng về khi thựchiện thao tác chơi đơn giản Đối với những trẻ bình thường đó là những hoạtđộng rất đơn giản Còn với TTK, để thực hiện được một nhiệm vụ đơn giảnnhư cầm nắm đồ vật thì cũng cần được hướng dẫn giúp đỡ trong khỏang thờigian dài và đòi hỏi sự kiên trì của trẻ, giáo viên và phụ huynh Hơn nữa, để trẻ
có thể phát triển được kĩ năng chơi thì trước hết trẻ phải thực hiện được việccầm nắm đồ vật, biết đồ vật đó là cái gì, trẻ cảm nhận được đặc điểm về màusắc, hình dạng, kích thước,… sau đó mới thực hiện được các thao tác phù hợpvới đồ chơi
Từ những đặc điểm trên, người nghiên cứu nhận thấy rằng nhìn chungTTK khiếm khuyết về kĩ năng vận động tinh và kĩ năng vận động thô, khảnăng cảm nhận là những yếu tố đầu tiên làm chậm phát triển kĩ năng chơi vàảnh hưởng xấu đến những kĩ năng khác của trẻ chẳng hạn như kĩ năng bắtchước, kĩ năng vận động, kĩ năng tập trung, chú ý,…
1.2 Phát triển kĩ năng chơi cho trẻ tự kỷ
1.2.1 ác hái niệm
Kĩ năng
Trang 34Cho đến nay trên thế giới và ở nước ta có nhiều quan niệm về kĩnăng Khi nhìn nhận về kĩ năng, các nhà tâm lý học xem xét kĩ năng theo 2khuynh
hướng chính
Trang 35Khuynh hướng thứ nhất, xem xét kĩ năng nghiêng về mặt kĩ thuật củahành động, theo các tác giả chỉ cần nắm vững cách thức của hành động là
có kĩ năng Đại diện cho nhóm này là V.X.Cudin, A.G.Covaliop, Trần TrọngThuỷ…
Khuynh hướng thứ hai xem xét kĩ năng nghiêng về năng lực của conngười trong quá trình giao tiếp Đại diện cho nhóm này là N.D Levitop, K.K.Platonop, G.G.Coluvep,…
Các nhà giáo dục Việt Nam quan niệm kĩ năng như là: “khả năng vậndụng kiến thức của con người để thực hiện có kết quả hành động tươngứng với mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra Theo Lê Văn Hồng,
kĩ năng là “khả năng vận dụng kiến thứ giải quyết một nhiệm vụ mới” Còn tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng: “ ĩ năng là năng lực vận dụng những
tri thứ ã ượ lĩnh hội thực hiện ó hiệu quả một hoạt ộng tương ứng trong những iều kiện cụ th ”.
Qua việc tìm hiểu các nội dung, định nghĩa về kĩ năng người nghiên cứu
hiểu rằng: ĩ năng là hả năng on người thực hiện thuần thục một hoạt
ộng nào ó tr n inh nghiệm c a bản thân thông qu quá trình rèn lu ện, luyện tập nhằm tạo ra kết quả mong ợi.
Hoạt động chơi
Chơi là một phần thiết yếu trong sự phát triển của mọi trẻ.Thôngqua chơi, trẻ phát triển các kĩ năng cần thiết và quan trọng trong mọi lĩnh vựcphát triển
Chơi giúp phát triển giao tiếp, tư duy, tương tác xã hội, phát triển sự tựtrọng và cá tính, sức khỏe, khả năng sáng tạo và thể chất
Kĩ năng chơi
Chơi là quá trình trải nghiệm và giúp trẻ học nhiều kĩ năng Nhờ vuichơi, trẻ phát triển được kĩ năng vận động thô, vận động tinh, phát triển tốt
Trang 36các giác quan và nhận thức, ngôn ngữ Thông qua vui chơi, trẻ có nhiềubạn bè, phát triển được kĩ năng xã hội Kĩ năng chơi của trẻ phát triển qua 3giai đoạn: chơi khám phá, chơi tưởng tượng đóng vai và chơi theo nhóm.Mỗi hoạt động chơi gồm các hình thức chơi khác nhau, có mục đích,luật chơi, cách chơi khác nhau, sử dụng các đồ chơi, đồ dùng khác nhau vàđòi hỏi người chơi có những kĩ năng khác nhau để chơi như:
- Kĩ năng nghe – hiểu luật chơi
- Kĩ năng vận động (nhất là các trò chơi vận động, trò chơi với đồ vật)
- Kĩ năng bắt chước
- Kĩ năng phối hợp mắt – bàn tay
Vì TTK gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ, tương tác xã hội,hành vi rập khuôn, rối loạn các quá trình cảm giác nên TTK gặp rất nhiều khókhăn trong hoạt động chơi
Dạy trẻ kĩ năng chơi được hiểu là dạy trẻ cách chơi và chơi được theođúng cách, đúng luật chơi (chơi đúng yêu cầu của trò chơi, chơi đúng chứcnăng của đồ chơi, nhằm giúp trẻ chơi được khi chơi một mình hay chơi trongnhóm
1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động chơi đối với trẻ tự
kỷ
Chơi rất quan trọng đối với trẻ em nói chung và TTK nói riêng vì nó đặtnền móng cho việc học của trẻ trong tương lai ở mọi lĩnh vực Trong khi chơitrẻ có thể thực hành những kĩ năng cũ và phát triển những kĩ năng mới
Bên cạnh đó, chơi còn giúp trẻ tạo dựng sự hiểu biết về con người
và mọi thứ xung quanh trẻ Hoạt động chơi là nền tảng của sự giao tiếp.Chơi cho phép trẻ thử nghiệm học mà không có nguy cơ bị thất bại
Chơi được dùng như là cách để phát triển kĩ năng về nhiều mặt ởmột đứa trẻ như kĩ năng vận động, kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ, kĩ năng tươngtác Chơi giúp TTK tăng cường giao tiếp và bày tỏ cảm xúc của mình
Trang 37Chơi giúp TTK có thể hòa nhập với các bạn cùng tuổi, ít tuổi và lớn tuổihơn.Tạo cho trẻ TK sự tương tác vui vẻ, khiến trẻ cảm thấy hứng thú.
Chơi còn giúp tăng tính kích thích trong TTK và nó cũng như là các thửthách để trẻ nỗ lực vượt qua
Đồng thời, trong khi chơi người lớn cũng có thể hiểu thêm được đặcđiểm và nhu cầu của TTK khi chơi, cách tiếp cận và ứng xử khi chơi của trẻ
TK như thế nào
Chơi quan trọng vì nó khích thích và tạo sự hứng thú khi tham gia, làphương tiện giúp trẻ không chỉ hòa nhập được với mọi người trong gia đình,trong lớp học và môi trường xã hội bên ngoài Dạy trẻ chơi còn giúp trẻ bớt đi
sự thu mình, tính ích kỉ và hành vi định hình lặp lại, cải thiện được mặt nào đótrong giao tiếp để được bạn bè chấp nhận hơn Thông qua chơi, cũng giúp TTK
tự tin hơn, dần đối diện với các vấn đề của cuộc sống, được người khácchấp nhận hơn, chứ không phải lúc nào cũng né tránh - khó được chấp nhậnhơn
TTK dễ bị các bạn tẩy chay vì trẻ không biết cách chơi và khiếm khuyếtnhiều kĩ năng đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, hệ quả là TTK bị cô lập Dạy chotrẻ cách chơi sẽ cải thiện được sự cô lập, khiến trẻ dễ được các bạn chấpnhận hơn, vì khi trẻ biết chơi trẻ có thể nhập cuộc chơi với các bạn dễdàng.Viêc phát triển kĩ năng chơi cho TTK có ý nghĩa rất lớn trong việcgiúp trẻ phát triển các kĩ năng khác đặc biệt là kĩ năng giao tiếp
1.2.3 ách thức chơi và tiếp cận trẻ tự kỷ
ách thức tiếp cận trẻ tự kỷ trong hoạt động chơi
Không phải TTK nào chúng ta cũng có thể tiếp xúc và chơi một cách dễdàng Do đó chúng ta cũng cần một số lưu ý để có thể tiếp cận được trẻ
Trang 38Tham gia vào các trò chơi mà trẻ đang chơi và cố gắng thể hiện trò chơi
ấy thật thú vị Sau đó trò chuyện với trẻ về trò chơi đang được thực hiện,
có thể làm bắt chước theo trẻ, hát cùng một bài hát để hưởng ứng theo
Trang 39Hãy quên đi cách thức chơi với trò chơi đó, chơi theo cách thức chơi của trẻ, không mang tính chất dạy dỗ hay bắt trẻ thực hiện theo ngay từ đầu mà hãy để trẻ cảm thấy an toàn và chấp nhận người cùng chơi một cách tích cực Có thể đưa ra một vài gợi ý mới cho trò chơi, để cho trẻ chú ý, khi trẻ thấy thú vị thì có thể bắt chước theo, khi đó nên khuyến khích trẻ và thể hiện sự hào hứng, bất ngờ với sự thay đổi đó Có thể làm từ từ, từng bước một, không nên quá vội vàng và luôn giữ vai trò của trẻ - là người chủđộng trong trò chơi Không nên thay đổi và cố gắng thay đổi ngay lập tức, như vậy trẻ sẽ có phản ứng ngược trở lại hoặc từ chối sự tham gia của người chơi.
Khi trẻ đã quen dần với sự tham gia của người cùng chơi, phải luôn đảmbảo hòa nhất vai trò của cả hai người trong trò chơi, để trẻ thấy luôn đượctôn trọng trong khi tham gia chơi Sau đó dần hướng trẻ vào những tròchơi có mục đích và có cách thức chơi tích cực hơn
ách thức dạy trẻ chơi
Ngồi ngang mức với tầm mắt của trẻ để trẻ chú ý đến bạn và chú tâm
dễ hơn đến chuyện đang làm Dùng ngôn ngữ thật giản dị và hướng tới vậttrẻ đang nhìn vào, ví dụ “bánh xe” hay “quay vòng vòng”
Người dạy trẻ chơi nên bắt chước hành động của trẻ, chẳng hạnquay bánh xe như trẻ đang làm, có thể ngồi cạnh đồ chơi khác mà cũng quaytít như vậy (con quay, thổi bong bóng)
Tỏ ra hào hứng khi chơi với trẻ, để thúc đẩy tương tác với bạn, dùngphần thưởng, chơi trò mà trẻ say mê, thích thú
Một trong những cách nên làm khi chơi với trẻ là chúng ta có thể bắtchước theo hành động, âm thanh hay bất cứ một điều gì đó mà trẻ tạo ra.Việc bắt chước ấy có tác dụng khiến trẻ chú ý đến chúng ta hơn, chú ý vàohành động của chúng ta đang làm vì nó giống với những gì trẻ thực hiện Bắtchước theo cách chơi của trẻ giúp trẻ học được cách chấp nhận người khác
Trang 40cùng chơi bên cạnh, đây được xem như là một sự khởi đầu cho sự hợp tác vềsau.