Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển khả năngso sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng.... 21Bảng 1.6: Thực trạng việc sử dụng c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
HÀ NỘI - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiêncứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Bùi Thị Giang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm HàNội 2, các thầy cô giáo trong khoa giáo dục mầm non đã giúp em trong quá trìnhhọc tập và tạo điều kiện cho em tìm hiểu đề tài khóa luận tốt nghiệp này
Đồng thời em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáoNguyễn Văn Đệ - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình emtrong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo trường mầmnon Tích Sơn – Vĩnh Yên – Vĩnh phúc đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuậnlợi nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận Trongquá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Bùi Thị Giang
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 3
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
7 Giả thuyết khoa học 3
8 Cấu trúc khóa luận 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.1 So sánh 5
1.1.2 Kĩ năng so sánh 5
1.1.3 Phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ mầm non 7
1.1.4 Nhận thức về hình dạng của trẻ mẫu giáo lớn 7
1.2 Mối quan hệ giữa kĩ năng so sánh với các hoạt động tư duy khác
8 1.3 Vai trò của việc phát triển kĩ năng so sánh với sự phát triển các quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo 10
1.4 Sự phát triển kĩ năng so sánh của trẻ mẫu giáo trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng 11
1.5 Thực trạng phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng 15
Trang 51.5.1 Thực trạng nội dung chương trình hình thành biểu tượng hình dạng nhằmphát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi 151.5.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển khả năng
so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng 18KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SOSÁNH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂUTƯỢNG HÌNH DẠNG 262.1 Các nguyên tắc xây dựng một số biện pháp phát triển kĩ năng so sánh chotrẻ 5 – 6 tuổi trong hoạy động hình thành biểu tượng hình dạng 262.1.1 Nguyên tắc 1: Các biện pháp phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổicần phù hợp và góp phần thực hiện nội dung chương trình hình thành biểu tượngtoán học sơ đẳng cho trẻ 5 – 6 tuổi 262.1.2 Nguyên tắc 2: Các biện pháp phải phù hợp với sự phát triển kĩ năng sosánh của trẻ lứa tuổi 5 – 6 tuổi 262.1.3 Nguyên tắc 3: Các biện pháp phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổitrong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng phải phù hợp quá trình tổ chứchoạt động hình thành biểu tượng hình dạng 282.1.4 Nguyên tắc 4: Các biện pháp cần đảm bảo phát huy tính tích cực nhậnthức, độc lập, sáng tạo 282.2 Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi tronghoạt động hình thành biểu tượng hình dạng 292.2.1 Biện pháp 1: Tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hứng thú so sánhcho trẻ và giúp trẻ nắm được ý nghĩa của việc so sánh hình dạng giữa các vật,các nhóm đối tượng 292.2.2 Biện pháp 2: Sử dụng vấn đáp tìm tòi để kích thích trẻ tìm kiếm phươngthức so sánh hình dạng 32
Trang 62.2.3 Biện pháp 3: Sử dụng hệ thống các trò chơi học tập nhằm cho trẻ luyện
tập so sánh hình dạng 33
2.2.4 Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống các bài tập so sánh hình dạng theo hướng đa dạng và phức hợp dần nhằm phát triển và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ so sánh của trẻ 35
2.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 37
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 38
3.1 Mục đích thực nghiệm 38
3.2 Nội dung thực nghiệm 38
3.3 Quy mô và địa bàn thực nghiệm 38
3.4 Phương pháp và kĩ thuật tiến hành 39
3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm 40
3.5.1 Kết quả khảo sát trước thực nghiệm 40
3.5.2 Kết quả khảo sát sau thực nghiệm 41
3.5.3 So sánh biểu hiện của trẻ các nhóm TN với trẻ các nhóm ĐC sau khi thực nghiệm 42
3.5.4 Sự phát triển một số kĩ năng khi cho trẻ thực hiện kĩ năng so sánh
43 3.5.5 Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp so sánh trong việc phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
1 Kết luận chung 45
2 Kiến nghị sư phạm 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc pháttriển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi 18Bảng 1.2: Thực trạng về nội dung chuẩn bị của giáo viên trong hoạt động hìnhthành biểu tượng hình dạng 19Bảng 1.3: Thực trạng thực hiện nhiệm vụ phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6tuổi của giáo viên 19Bảng 1.4: Thực trạng mức độ thường xuyên dạy trẻ 5 – 6 tuổi so sánh theo sốlượng đối tượng 20Bảng 1.5: Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học nhằm phát triển kĩ năng sosánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng 21Bảng 1.6: Thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng so sánh chotrẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng 22Bảng 3.1: Mức độ so sánh của trẻ các nhóm ĐC và nhóm TN trước TN 40Bảng 3.2: Mức độ so sánh của trẻ các nhóm ĐC và nhóm TN sau TN 41
Trang 9so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa.
Kĩ năng so sánh là một trong những kĩ năng nhận thức, kĩ năng tư duy rấtquan trọng Đây là một trong những năng lực nhận biết, phân biệt các sự vật,hiện tượng đa dạng, phong phú xung quanh trẻ Trên cơ sở kết quả so sánh, đốichiếu để tìm ra những dấu hiệu giống và khác nhau về hình dạng giữa các sự vật,hiện tượng, các quá trình tư duy khác sẽ được diễn ra nối tiếp và hiệu quả Mặtkhác, thực tế cho thấy kĩ năng so sánh là một kĩ năng rất cần thiết, gắn với vôvàn các tình huống nảy sinh hàng ngày trong cuộc sống của trẻ, đòi hỏi trẻ phải
sử dụng kĩ năng so sánh để giải quyết các tình huống đó Phát triển kĩ năng sosánh vừa có ý nghĩa giúp phát triển khả năng tư duy cho trẻ, vừa giúp trẻ có thểgiải các bài toán so sánh đặt ra trong cuộc sống
Hoạt động cho trẻ làm quen với toán nói chung và hình thành biểu tượnghình dạng cho trẻ nói riêng là dạng hoạt động rất có ưu thế trong việc phát triển
kĩ năng so sánh cho trẻ Trong quá trình hoạt động, trẻ phải thực hiện rất nhiềunhiệm vụ nhận thức đòi hỏi trẻ phải sử dụng kĩ năng so sánh để phân biệt cáchình học phẳng - khối hình để khám phá sự giống và khác nhau về hình dạnggiữa các đồ vật xung quanh trẻ
Trên thực tiễn giáo dục mầm non, các giáo viên mầm non đã quan tâmđến việc phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hìnhthành biểu tượng hình dạng Tuy nhiên, hiệu quả thực tiễn vẫn chưa được cao,
Trang 10do đó các biện pháp được giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học nhằm pháttriển kĩ năng so sánh cho trẻ còn chưa tốt và mang tính rập khuôn, máy móc Dovậy, tính linh hoạt trong sự vận dụng kĩ năng này của trẻ vào nhiều tình huống
cụ thể, đa dạng còn thấp, kết quả so sánh vẫn hạn chế
Với tất cả các lí do nêu trên tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển kĩ năng
so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng” làmnội dung nghiên cứu của để tài
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng nhằm phát triển tư duycho trẻ
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lí luận của việc phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng
- Nghiên cứu thực trạng phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi tronghoạt động hình thành biểu tượng hình dạng
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5– 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng.
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ
5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng.
5 Phạm vi nghiên cứu
Một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng so sánh của trẻ 5 – 6 tuổi tronghoạt động hình thành biểu tượng hình dạng trên hoạt động học tập có chủ đích
Trang 116 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phối lợp các phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu, nghiêncứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm hìnhthành cơ sở lí luận cũng như làm sáng tỏ các vấn đề khác liên quan đến đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạtđộng hình thành biểu tượng hình dạng tại một số trường mầm non
6.2.2 Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi chép các hoạt động của giáo viên và học sinh trong một sốhoạt động hình thành biểu tượng hình dạng có chủ đích; nhằm đánh giá, phântích đặc điểm, mức độ phát triển kĩ năng so sánh của trẻ trong hoạt động hìnhthành biểu tượng hình dạng
6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định tính khả thi của các biệnpháp phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi được xây dựng trong đề tài
6.2.4 Phương pháp sử dụng các bài tập khảo sát
Xây dựng các bài tập để khảo sát mức độ phát triển kĩ năng so sánh củatrẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng với các mức độ
so sánh khác nhau
6.3 Phương pháp xử lí số liệu
- Xử lí số liệu để bước đầu đánh giá định tính và định lượng về kết quảthu được
7 Giả thuyết khoa học
Kĩ năng so sánh của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượnghình dạng còn chưa cao Đưa ra các đề xuất phù hợp có thể nâng cao được kĩ
Trang 12năng so sánh của trẻ từ đó phát triển tư duy cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáolớn ( 5 – 6 tuổi ) nói riêng sẽ được nâng cao.
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo thì khóa luận được cấutrúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng
Chương 2: Đề xuất biện pháp phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổitrong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH
BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 So sánh
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về so sánh như:
Cuốn Từ điển tâm lý học do tác giải Vũ Dũng làm chủ biên định
nghĩa “So sánh – Một trong những thao tác tư duy làm chức năng đối chiếu cácđối tượng để phát hiện ra những nét khác nhau giữa chúng” [4, tr 240]
Theo E.Durkheim thì “So sánh là phương pháp thực nghiệm gián tiếp”[Dẫn theo Lê Đức Phúc, 29] Một số tác giả khác thì xem so sánh là “Nhìn cáinày mà xem xét cái kia để thấy sự giống và khác nhau hoặc sự hơn kém” [10, tr830]
Như vậy có thể hiểu, so sánh không chỉ là đối chiếu giữa các đối tượng
mà còn là đối chiếu ngay trên chính một đối tượng duy nhất bởi vì so sánh được
sử dụng rộng rãi để xác định sự thay đổi của cùng một hiện tượng, có nghĩa là sosánh với chính bản thân
Các tác giả này còn nhấn mạnh vai trò của quá trình so sánh là một trongcác thao tác của tư duy để có thể đối chiếu, phát hiện và tìm ra được các điểmtương đồng hay các điểm khác nhau của các sự vật, hiện tượng
Quá trình so sánh cần phải sử dụng đến các phương tiện Phương tiện đóbao gồm: vật thật, phương tiện mô phỏng, tranh ảnh và biểu tượng
1.1.2 Kĩ năng so sánh
Dựa trên quan điểm xem xét kĩ năng là năng lực thực hiện một nhiệm vụnào đó cả về thể chất, tinh thần, vật chất và quan điểm xem xét so sánh là mộtthao tác của tư duy chúng ta có thể hiểu:
Trang 14Kĩ năng so sánh là năng lực sử dụng các phương tiện so sánh để thực hiện nhiệm vụ so sánh nhằm tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng hoặc phát hiện ra sự thay đổi của một đối tượng trong quá trình nhận thức.
Kĩ năng so sánh phát triển với nhiều mức độ từ mức độ thấp đến mức độcao cùng với sự phát triển của chủ thể so sánh Kĩ năng so sánh này sẽ phát triểntốt hơn nếu trẻ được hành động – tức trẻ được thực hành so sánh và được ngườilớn hỗ trợ, hướng dẫn
Kĩ năng so sánh được thể hiện thông qua một số tiêu chí như sau:
- Mức độ nắm phương thức xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng: thể hiện ở việc chủ thể so sánh nhận ra và phát hiện được sự
giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng Mức độ này phản ánh thông quakết quả thực hiện nhiệm vụ so sánh xem có đúng hay không, chủ thể so sánh cótìm ra chính xác các thuộc tính giống – khác nhau giữa các đối tượng cần sosánh hay không
- Tính đa dạng trong việc thực hiện nhiệm vụ so sánh: Tính đa dạng này
được thể hiện qua số lượng các dấu hiệu, chủng loại đối tượng so sánh và nó thểhiện sự vận dụng kĩ năng so sánh của chủ thể vào nhiều đối tượng khác nhau Sốlượng các dấu hiệu mà trẻ cần định hướng khi so sánh càng đa dạng, phức tạp thìmức độ so sánh càng cao Trong đó so sánh giữa hai đối tượng đơn lẻ là mức độđơn giản nhất
- Phương tiện được sử dụng để so sánh: Các phương tiện được sử dụng để
so sánh càng mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa thì mức độ khó của nhiệm
vụ so sánh càng cao
- Tốc độ thực hiện nhiệm vụ so sánh nhanh hay chậm.
- Tính độc lập của chủ thể khi thực hiện nhiệm vụ so sánh.
Trang 151.1.3 Phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ mầm non
Trong phép biện chứng duy vật “phát triển dùng để chỉ quá trình vận độngtheo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn” Các kĩnăng của trẻ nói chung và kĩ năng so sánh cho trẻ mầm non nói riêng cũng cầnphải được phát triển
Phát triển các kĩ năng so sánh cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng vớiviệc học của trẻ Giúp cho trẻ mở rộng được tầm hiểu biết của tư duy về các vậtthể có trong môi trường xung quanh
Kĩ năng so sánh rất quan trọng trong quá trình tư duy của trẻ cho phép trẻnhận biết và giải quyết các vấn đề Việc phát triển kĩ năng so sánh được mở rộngthông qua việc học toán và khám phá khoa học, xã hội
Bên cạnh đó các kĩ năng so sánh của trẻ không ngừng phát triển, phụthuộc vào lứa tuổi trẻ, vào môi trường hoạt động và sự giáo dục của người lớn
Kĩ năng so sánh phát triên giúp trẻ có thể tìm ra các đặc điểm giống nhau
và khác nhau giữa các đối tượng một cách dễ dàng hơn Tuy nhiên muốn pháttriển kĩ năng so sánh thì người lớn cần phải có các biện pháp để dạy trẻ so sánhmột cách có hiệu quả bởi lẽ, trẻ nhỏ vẫn còn rất hạn chế khi so sánh, trẻ thườngchỉ tập trung chú ý đến các đặc điểm bên ngoài mà không chú ý đến các đặcđiểm đặc trưng bên trong của đối tượng cần so sánh
1.1.4 Nhận thức về hình dạng của trẻ mẫu giáo lớn
Từ khi còn nhỏ trẻ đã có khả năng nhận biết về hình dạng các vật trongmôi trường xung quanh Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết vềhình dạng vật thể và các hình học khác nhau
Trẻ 5 – 6 tuổi đã được trang bị rất nhiều các kĩ năng trong đó có kĩ năngnhận thức về hình dạng Trẻ có kĩ năng nhận biết được hình dạng của một sốhình khối thông dụng: khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ Kĩ năngnhận biết, phân biệt các hình học bằng các hoạt động của tay và mắt của trẻ theođường bao tiến triển hoàn thiện trẻ chủ động sờ mó vật bằng hai tay, cầm nắm
Trang 16vật bằng các đầu ngón tay, biết đưa mắt quan sát theo đường bao của vật, phầnchủ yếu đặc trưng cho hình dạng của vật Đó là điều kiện giúp cho trẻ khảo sátđược hình dạng của vật đó một cách đúng và đầy đủ Ngôn ngữ của trẻ phát triểnhơn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các giác quan, các cơ quan thị giác, xúc giác vàngôn ngữ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ thu nhận các kiến thức về hình dạngchính xác hơn, giúp trẻ củng cố và nhớ lâu hơn điều mà mình cảm nhận đượcthông qua hình dạng của đồ vật được tiếp xúc Lời nói cũng giúp cho nhận thứccủa trẻ về hình dạng được tổng quát hơn Trẻ có thể hiểu được các vật khác nhauthì có các hình dạng khác nhau, có thể phân biệt được hình dạng của các vật theocác nhóm phù hợp và gọi tên được các nhóm cơ bản của chúng theo dấu hiệu.
1.2 Mối quan hệ giữa kĩ năng so sánh với các hoạt động tư duy khác
Để giải quyết một vấn đề cần kết hợp rất nhiều các thao tác của tư duy.Việc kết hợp giúp cho thời gian giải quyết vấn đề được rút ngắn và tạo ra kếtquả chính xác nhất, hợp lý nhất Như vậy, so sánh cũng không bao giờ đượcthực hiện một cách tách biệt mà nó có mối quan hệ nhất định với các giai đoạn,thao tác tư duy khác Quá trình tư duy bao gồm 5 thao tác cơ bản là: phân tích,tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa
*Về mối quan hệ giữa so sánh và phân tích, tổng hợp:
Phân tích là quá trình con người dung trí óc phân chia đối tượng nhận thức
thành nhiều bộ phận, thành phần, tách ra trong đối tượng nhận thức các yếu tố,các thuộc tính, các mối quan hệ nhất định Trong đó có thuộc tính cơ bản nhất,quan trọng nhất nổi lên hàng đầu cần phải quan tâm đối với tư duy
Tổng hợp là quá trình con người dung trí óc để hợp nhất các bộ phận, yếu
tố, thành phần đã được tách ra ở giai đoạn phân tích nhằm tạo thành một tổngthể tư duy
Phân tích – tổng hợp là bước đầu cho sự phát triển tư duy logic ở trẻ 5 tuổi,
mà trước đó là tư duy tiền logic ở trẻ dưới 5 tuổi Trước đây ở lứa tuổi nhỏ hơn,với tư duy trực quan thì trẻ chỉ có những hình ảnh trong tâm trí khi thấy được
Trang 17những hình ảnh cụ thể trước mắt, chưa có được sự liên tưởng giữa các hình ảnh
mà trẻ đã nhìn thấy trước đó để tạo nên một chuỗi các hoạt động xảy ra theotrình tự thời gian Cái nhìn của trẻ là một cái nhìn tổng thể, chưa có khả năngphân tích
Nhờ so sánh mà ta biết được những dấu hiệu giống nhau và khác nhau, cáichung và cái riêng Đồng thời, bằng so sánh chủ thể có thể tiếp thu được tất cảtính đa dạng, độc đáo của dấu hiệu và thuộc tính của đối tượng
Ngược lại, thao tác so sánh có liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích –tổng hợp, vì mỗi sự vật đều có nhiều thuộc tính, nhiều khía cạnh, nhiều bộ phận,
do đó muốn so sánh thì chúng ta phải phân tích – tổng hợp
Như vậy, so sánh vừa tham gia vào hai quá trình trên vừa là khâu kết nốichúng lại Ngược lại, việc phân tích và tổng hợp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
so sánh khi tách bạch các đặc điểm của đối tượng làm vật liệu so sánh và kếthợp chúng để tạo ra cái chung, giống nhau
*Về mối quan hệ giữa so sánh và trừu tượng hóa, khái quát hóa:
Trừu tượng hóa là quá trình con người dung trí óc để gạt bỏ những bộ
phận, yếu tố, mối quan hệ, thuộc tính không cơ bản, không cần thiết và giữ lạinhững cái cơ bản, cần thiết để tư duy
Khái quát hóa là quá trình con người dung trí óc để thống nhất nhiều đối
tượng khác nhau nhưng có những thuộc tính chung, mối liên hệ, quan hệ nhấtđịnh thành một nhóm hay một loại
Ngoài các thao tác trên còn có thao tác cụ thể hóa Đây là quá trình vận
dụng các khái niệm, định luật hoặc quy tắc khái quát, trừu tượng hóa đã đượclĩnh hội vào hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết những nhiệm vụ nào đó
Nhờ có so sánh mà chủ thể tìm ra được đâu là đặc điểm, thuộc tính cơbản, thuộc tính không cơ bản của các đối tượng để quá trình trừu tượng hóa,khái quát hóa được tiến hành một cách chính xác
Trang 18Trên cơ sở của sự so sánh mà chúng ta có thể nhanh chóng, dễ dàng nắmđược những đặc điểm giống, khác nhau của các sự vật, hiện tượng mà từ đó cụthể hóa cũng được thực hiện tốt hơn.
Như vậy có thể thấy so sánh có mối quan hệ tương tác qua lại và gắn bómật thiết với các thao tác tư duy khác
*Về mối quan hệ giữa so sánh và ngôn ngữ:
Như chúng ta đều biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy và sự pháttriển tư duy gắn liền với sự phát triển ngôn ngữ Với vị trí là một thao tác tư duy
cơ bản, so sánh góp phần thúc đẩy cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được thuậnlợi và đạt kết quả Ngược lại, vì so sánh cần phải được tiến hành khi trẻ có ngônngữ nên ngôn ngữ là điều kiện, phương tiện và là kết quả của quá trình so sánh
Nói tóm lại, các thao tác tư duy có mối quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫnnhau So sánh là điều kiện của các quá trình tư duy khác và ngược lại, kết quảcủa các quá trình tư duy khác là cơ sở của quá trình so sánh Các quá trình đódiễn ra thống nhất, đan xen vào nhau và ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả củanhau
1.3 Vai trò của việc phát triển kĩ năng so sánh với sự phát triển các quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo
Trên khía cạnh so sánh vừa là phương tiện, vừa là thao tác và sản phẩmcủa hoạt động tư duy thì so sánh có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệcủa mỗi cá nhân, là điều kiện quan trọng để có thể nhận thức đầy đủ và sâu sắcthế giới xung quanh cũng như chính mình Nhà tâm lí học Vưgốtxki đã khẳngđịnh chính các thao tác trí tuệ là một công cụ tâm lý phân biệt giữa hành vi củangười và động vật; là công cụ, phương tiện hành động trong hoạt động tâm lý[5,tr 51]
A.A Liublinxkaia lại nhận định: “Chính thao tác so sánh dẫn trẻ đến giảiquyết nhiệm vụ nhận thức, đến các tri thức mới” [12, tr 19]
Trang 19Phát triển kĩ năng so sánh trong các hoạt động cho trẻ là tạo điều kiện đểtrẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh nhằm vận dụng các kiến thức, kĩ năng khảo sát
mà trẻ đã nắm được vào việc phân biệt sự giống và khác nhau cũng như mối liên
hệ giữa các vật thể
Như vậy, với trẻ nhỏ thì kĩ năng so sánh là một kĩ năng quan trọng đểnhận thức về thế giới xung quanh Nó giúp trẻ thiết lập mối quan hệ giữa cáchiểu biết, giữa các mặt của một đối tượng cũng như các đối tượng với nhautrong môi trường Nhờ đó, trẻ có thể nhận biết và phân biệt một cách tách bạchgiữa vật này với vật khác Phát triển kĩ năng so sánh tạo điều kiện thúc đẩy pháttriển toàn bộ hoạt động trí tuệ của trẻ, giúp hoàn thiện các chức năng tâm lí củatrẻ và góp phần giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách đầy đủ, phongphú và sâu sắc hơn
1.4 Sự phát triển kĩ năng so sánh của trẻ mẫu giáo trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng
Kĩ năng so sánh của trẻ mẫu giáo nói chung cũng như trẻ 5 – 6 tuổi nóiriêng không ngừng phát triển, phụ thuộc vào lứa tuổi, khả năng, trình độ nhậnthức và cả sự giáo dục của người lớn Quá trình phát triển đó trải qua các giaiđoạn, các mức độ từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao
Một số tác giả cho rằng trong độ tuổi mẫu giáo, có thể chia mức độ sosánh của trẻ thành 2 cấp độ cơ bản là:
- Cấp độ thấp: Trẻ so sánh chủ yếu được tiến hành dựa trên các dấu hiệu
bên ngoài của đối tượng về màu sắc, kích thước… Trẻ chưa phân tách được dấuhiệu bản chất của mỗi sự vật, hiện tượng và chưa biết so sánh các đối tượng dựatrên các dấu hiệu này
- Cấp độ cao: Trẻ sử dụng phối hợp các thao tác tư duy để so sánh, trẻ có
thể đối chiếu những dấu hiệu chung và bản chất của sự vật, hiện tượng
Mặt khác, so sánh bao giờ cũng cần sử dụng các phương tiện so sánh Dovậy, mức độ phát triển kĩ năng so sánh cũng được đánh giá một phần bởi
Trang 20phương tiện sử dụng để tiến hành so sánh Theo đó, tương ứng với 4 loạiphương tiện so sánh thì có 4 mức độ so sánh là:
+ Mức độ 1: So sánh sử dụng vật thật: So sánh bằng phương tiện vật thật
rất phù hợp với tư duy trực quan hành động của trẻ mẫu giáo Tuy nhiên, việcphụ thuộc vào vật thật, thao tác trực tiếp với các vật đó sẽ gây cản trở cho quátrình trừu tượng hóa cũng như cản trở việc hình thành các khái niệm mang tínhbản chất của đối tượng ở trẻ Trẻ khó phân tách được dấu hiệu bản chất ra khỏimột tập hợp bao gồm hàng loạt các đặc điểm, thuộc tính khác nhau của cùngmột vật Do vậy, quá trình so sánh có thể bị phân tán, dấu hiệu, chi tiết so sánhtrở nên vụn vặt làm cho việc so sánh của trẻ trở nên khó khăn hơn
+ Mức độ 2: So sánh sử dụng phương tiện mô phỏng: Mô hình, đồ chơi,
các sản phẩm ghép, nặn… Vì các phương tiện mô phỏng thường mang tính đặctrưng nên trẻ có thể dễ dàng phát hiện ra những cặp thuộc tính – đặc điểm mangtính tương đồng hoặc khác biệt giữa 2 hay nhiều đối tượng Chính vì thế cácphương tiện mô phỏng đóng vai trò là các vật định hướng cho quá trình so sánhcủa trẻ Tuy nhiên, so sánh dựa trên phương tiện mô phỏng vẫn là lối so sánhtheo cấp độ tư duy trực quan hình tượng, chưa góp phần thúc đẩy sự phát triển
tư duy của trẻ lên hình thức tư duy cao hơn là tư duy logic
+ Mức độ 3: So sánh sử dụng tranh, ảnh: Các phương tiện này có tác
dụng giúp gợi lại trí nhớ, khiến trẻ liên tưởng đến các thuộc tính có thật của đốitượng được miêu tả trong tranh, ảnh Việc sử dụng tranh, ảnh để so sánh sẽ giúpquá trình tư duy của trẻ thoát ly khỏi sự phụ thuộc vào đồ vật, đồ chơi; đồng thờikích thích trí nhớ của trẻ từ đó tư duy tái tạo của trẻ được phát triển
+ Mức độ 4: So sánh sử dụng biểu tượng: Việc so sánh bằng biểu tượng –
tức sử dụng các kí hiệu tượng trưng hoặc lời nói là mức độ so sánh cao nhất
Mức độ phát triển khả năng so sánh của trẻ còn căn cứ vào phạm vi sốlượng đối tượng trẻ cần so sánh Khi đó, mức độ so sánh sẽ phức tạp dần theo
Trang 21hướng tăng dần số lượng đối tượng cần so sánh và tiến đến việc so sánh giữa cácnhóm đối tượng với nhau.
Trẻ mầm non lĩnh hội biểu tượng hình dạng thông qua rất nhiều các hoạtđộng đa dạng Hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ ở trường mầmnon là hoạt động đặt cơ sở cho việc trẻ có thể học tập một cách có hiệu quả cácnội dung toán hình học ở trường phổ thông sau này, hoạt động này được xácđịnh bởi các yếu tố như: mục đích và nội dung giáo dục trẻ, đặc điểm lứa tuổi,đặc biệt là đặc trưng và mức độ phát triển trí tuệ, mức độ phát triển biểu tượnghình dạng ở trẻ…
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi tri giác ngày càng hoàn thiện, biểutượng về hình dạng của trẻ ngày càng đa dạng và chính xác Trẻ đã có khả nănghiểu và thực hiện nhiệm vụ tìm các đối tượng
Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu nhận biết khá chính xác các hình học không gianphụ thuộc vào vị trí của chúng trong không gian Tuy nhiên, trẻ chưa có khảnăng so sánh, phân biệt các hình học với nhau nên trẻ vẫn thường nhầm lẫn cáchình tương đối giống nhau như: hình vuông và hình chữ nhật, hình tam giác vàhình vuông…
Sang đến 4 – 5 tuổi, trẻ có khả năng tri giác hoàn thiện hơn, hoạt động củacác giác quan ngày càng phát triển, mức độ khảo sát hình dạng của trẻ càng cao.Nhờ đó, biểu tượng về hình dạng vật thể và các hình học của trẻ phong phú vàchính xác hơn Trẻ biết sử dụng các đồ vật như những hình chuẩn để so sánh,lựa chọn, xác định hình dạng của mọi vật xung quanh
Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ 4 – 5 tuổi đã có khả năng nhận biết,phân biệt và gọi tên một số hình học, trẻ ít nhầm lẫn các hình tương đối giốngnhau; nhận biết và gọi tên được một số hình khối như: khối cầu, khối vuông,khối chữ nhật… Đa số trẻ thực hiện đúng nhiệm vụ tìm những đồ vật có hìnhdạng tròn hay vuông, tìm ra được dấu hiệu chung về hình dạng của các đồ vật,
đồ chơi xung quanh trẻ
Trang 22Đến mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi, trí tuệ của trẻ ngày càng phát triển, khả năngsuy luận và phán đoán của trẻ tốt hơn nên trẻ có thể phân biệt các hình học vàhình dạng vật thể chính xác, tốc độ nhanh hơn Nhiều trẻ đã có khả năng tạo ra
sự thay đổi của hình dạng, khả năng tạo ra hình mới từ các hình đã biết, ví dụ:cắt hình vuông thành hai hình tam giác, ghép hai hình vuông thành một hình chữnhật…
Đồng thời, do biểu tượng hình dạng của trẻ đã phong phú, tư duy của trẻ
đã khá phát triển nên trẻ đã thực hiện được các nhiệm vụ lựa chọn vật hoặc hìnhhọc theo yêu cầu của giáo viên
Về thao tác khảo sát hình của trẻ của giai đoạn này cao hơn các giai đoạntrước trẻ tích cực sờ nắm vật một cách trình tự, có hệ thống bằng các đầu ngóntay của hai bàn tay Sự phối hợp nhịp nhàng chuyển động giữa tay và mắt theođường bao của vật, theo các cạnh và trên bề mặt vật dường như mô hình hóadạng vật Từ đó, sự nhận biết của trẻ về hình dạng của vật đạt mức chính xác caohơn
Trẻ 5 – 6 tuổi cũng đã nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hìnhhọc, trẻ không chỉ nhận biết, phân biệt được các hình học mà còn biết tạo nhómcác hình theo dấu hiệu chung nhất định Trẻ sử dụng đúng các hình hình học nhưnhững hình chuẩn để xác định hình dạng của các vật xung quanh
Phát triển kĩ năng so sánh trong các hoạt động hình thành BTHD cho trẻ
là tạo điều kiện để trẻ thực hiện nhiệm so sánh và tìm ra mối liên hệ giữa các đốitượng xung quanh trẻ
Trong rất nhiều các dạng hoạt động khác nhau ở trường mầm non thì hoạtđộng hình thành BTHD là một trong những hoạt động có ưu thế lớn trong việcphát triển kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo Khi tham gia hoạt động này bảnthân đứa trẻ được tiếp xúc với hình dạng của các vật phong phú, muôn màumuôn vẻ Từ đó, luôn nảy sinh nhu cầu không ngừng về việc tìm hiểu các đặcđiểm cấu tạo, hình dáng của các sự vật ấy, bao gồm cả nhu cầu so sánh hình
Trang 23dạng giữa các đồ vật, đồ chơi Mặt khác, hoạt động hình thành BTHD không chỉtạo điều kiện cho việc thúc đẩy nảy sinh nhu cầu so sánh hình dạng các đốitượng ở trẻ mà nó còn đáp ứng nhu cầu so sánh hình dạng cho đứa trẻ Tronghoạt động này, đứa trẻ được sờ nắn, quan sát, nhìn ngắm và sử dụng hàng loạtcác biện pháp khảo sát như: lăn vật, xếp chồng, xếp cạnh các hình hình học vàcác vật với nhau Nhờ vậy, trẻ vừa được cung cấp, làm giàu kinh nghiệm cảmnhận về hình dạng, vừa được hướng dẫn và có cơ hội rèn luyện các biện pháp sosánh nhằm nhận biết, so sánh hình dạng các đối tượng xung quanh một cách có
hệ thống, bài bản và tích cực
Trong quá trình tổ chức hoạt động hình thành BTHD, người giáo viên cóvai trò rất quan trọng Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức môi trường họctập, tạo các cơ hội, tình huống, nhằm kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tìmtòi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức và vận dụng chúng vào quá trình so sánhcũng như các hoạt động đa dạng khác của trẻ Nếu giáo viên biết tạo điều kiệncho trẻ tham gia vào các hoạt động nhận biết hình dạng, sử dụng các phươngpháp, hình thức dạy học phát huy tính tích cực, tính chủ thể, sáng tạo của trẻtrong hoạt động thì kĩ năng so sánh các dấu hiệu hình dạng của trẻ sẽ được pháttriển một cách hiệu quả
1.5 Thực trạng phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng
1.5.1 Thực trạng dạy học nội dung hình thành biểu tượng hình dạng nhằm phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Trước đây, tại các cơ sở giáo dục mầm non đang thực hiện 2 chương trìnhchăm sóc, giáo dục là Chương trình cải cách giáo dục mầm non và Chương trìnhđổi mới giáo dục Tuy nhiên hiện nay, Chương trình đổi mới giáo dục giáo dụcmầm non được thực hiện đại trà trên khắp cả nước
*Chương trình cải cách:
Trang 24Đây là chương trình đã được thực hiện ở mọi lứa tuổi mẫu giáo.Số lượngcác trường thực hiện chương trình này hiện nay còn rất ít, chủ yếu ở các khu vựcnông thôn, hải đảo xa xôi.
Về nội dung hình thành BTHD cho trẻ 5 – 6 tuổi, chương trình này đãđảm bảo được việc cung cấp kiến thức cho trẻ một cách tương đối hợp lí, phùhợp như: tiếp tục dạy trẻ nhận biết các hình học như hình vuông, hình tròn, hìnhtam giác, hình chữ nhật và các khối: khối vuông, khối cầu, khối trụ, khối chữnhật theo hình mẫu và nhận biết các khối theo tên gọi; dạy trẻ nhận biết các dấuhiệu đặc trưng của mỗi khối, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các hình khốidựa trên đặc điểm hình dạng và số lượng các mặt bao quanh khối
Về hình thức các hoạt động này chủ yếu được thực hiện thông qua hìnhthức “tiết học”, giáo viên chưa chú trọng đến vấn đề dạy trẻ gắn với cuộc sốngthực, dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
Như vậy, về mặt ưu điểm, chương trình này đã bám sát mục tiêu, kếhoạch đào tạo bậc học mầm non Chương trình này đã chú trọng đến việc hìnhthành kĩ năng so sánh cho trẻ trong hoạt động hình thành BTHD thông qua việcgiúp trẻ so sánh các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật theo dấuhiệu đặc trưng của các hình
Tuy nhiên, các nội dung hình thành BTHD đưa đến trẻ còn đơn lẻ, rời rạc,phạm vi so sánh còn giới hạn ở việc so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2hình hình học theo dấu hiệu đặc trưng: chiều dài các cạnh, số lượng các cạnh,góc,… mà chưa hướng đến việc so sánh các nhóm hình với nhau Mặt khác, quátrình dạy trẻ so sánh chủ yếu về mặt kiến thức chứ chưa thực hướng đến việchình thành khả năng vận dụng kĩ năng so sánh hình dạng vào tinhd huống thựctiễn
*Chương trình đổi mới
Chương trình đổi mới được xây dựng một cách tích hợp, lấy trẻ làm trungtâm và dạy trẻ thông qua hoạt động Trong chương trình đổi mới, các kiến thức
Trang 25về hình dạng vật thể được dạy trẻ một cách lồng ghép, tích hợp theo chủ đề giáodục và tích hợp với các hoạt động khác như: tạo hình, LQMTXQ, âm nhạc, vănhọc…
Hiện nay, nội dung cho trẻ làm quen với đồ vật ở trường mầm non đượcthực hiện trong 15 tuần, nội dung hình thành BTHD cho trẻ được thiết kế theo 8chủ đề giáo dục theo hướng tích hợp Giáo viên được phép lựa chọn, điều chỉnhnội dung và chủ đề cho phù hợp tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớpmình Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải lưu ý, kết hợp các hoạt động giáo dụckhác nhau một cách phù hợp trên cơ sở xoay quanh chủ đề giáo dục nhằm cungcấp kiến thức cho trẻ một cách tổng thể, tạo ra sự giáo dục đồng bộ, hướng đến
sự phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển nhận thức
Nội dung chương trình hình thành BTHD cho trẻ 5 – 6 tuổi được phânthành 4 bài Trong đó, 1 bài ôn luyện củng cố và 3 bài cung cấp kiến thức – kĩnăng mới theo hướng phát triển dựa trên các kiến thức, kĩ năng đã có của trẻ.Bao gồm các kĩ năng sau:
- Mở rộng và làm phong phú hơn các biểu tượng về các hình học cho trẻ
- Dạy trẻ các biện pháp khảo sát các hình khối như: khối cầu, khối vuông,khối chữ nhật và khối trụ nhằm giúp trẻ nắm được các dấu hiệu đặc trưng củacác hình khối như: cấu tạo về mặt bao quanh khối, số lượng các mặt, các góccủa chúng và hình dạng của mặt khối
- Luyện tập cho trẻ xác định hình dạng những vật xung quanh trẻ trên cơ
sở so sánh hình dạng của chúng với các hình học đã biết
Các nội dung được sắp xếp theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đếnphức tạp và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi
Chương trình đổi mới cũng khuyến khích các giáo viên chủ động, sángtạo trong việc lựa chọn nội dung, vận dụng các phương pháp, biện pháp, hìnhthức tổ chức cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá một cách đa dạng
Trang 261.5.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng
Trong 20 giáo viên điều tra tại trường mầm non Tích Sơn – Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc, 100% giáo viên đều đang trực tiếp phụ trách các lớp MGL và đều cótrình độ chuyện môn đạt chuẩn theo yêu cầu của bậc GDMN
Bảng 1.1: Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc
phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi
tư duy, liên tưởng cho trẻ mà thông qua các hoạt động phát triển này trẻ có thểliên hệ để sử dụng kĩ năng so sánh nhằm giải quyết các bài toán so sánh đặt ratrong cuộc sống
Trang 27Bảng 1.2: Thực trạng về nội dung chuẩn bị của giáo viên trong hoạt động
hình thành biểu tượng hình dạng
1 Chuẩn bị trang thiết bị dạy
học đầy đủ cho tiết học
Bảng 1.3: Thực trạng thực hiện nhiệm vụ phát triển kĩ năng so sánh
cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên Nội dung day trẻ so sánh Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Trang 28Bảng 3 thể hiện kết quả điều tra thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụphát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các nội dung cho trẻ làmquen với toán Có thể kết luận được ngay rằng nội dung hình thành biểu tượng
số lượng, hình dạng, kích thước cho trẻ là các nội dung thường được giáo viên tổchức dạy cho trẻ Trong đó, 100% giáo viên thường xuyên cho trẻ thực hiện cácbài tập so sánh trong hoạt động hình thành biểu tượng kích thước Phần đônggiáo viên cũng tự nhận là thường xuyên tổ chức cho trẻ so sánh số lượng (75%).Đối với biểu tượng hình dạng, có đến 85% giáo viên thường xuyên cho trẻ thựchiện so sánh trong các hoạt động hình thành biểu tượng này Chỉ có 15% giáoviên tự nhận xét là thi thoảng mới cho trẻ so sánh hình dạng Đặc biệt, không cógiáo viên nào trả lời rằng họ không bao giờ giao nhiệm vụ so sánh cho trẻ tronghoạt động hình thành biểu tượng hình dạng Điều này cho thấy nội dung hìnhthành biểu tượng hình dạng cùng với biểu tượng số lượng, kích thước là mảngnội dung hiện nay đang được các trường mầm non thực hiện khá nghiêm túc
Bảng 1.4: Thực trạng mức độ thường xuyên dạy trẻ 5 – 6 tuổi so sánh theo
số lượng đối tượng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Trên ba nhóm đối tượng 0 0% 2 10% 19 90%Nhìn vào bảng 4 có thể thấy giáo viên tại trường khảo sát đều thườngxuyên cho trẻ so sánh 2 đối tượng với nhau Việc trẻ so sánh giữa hai nhóm đối
Trang 29tượng cũng thường xuyên được tiến hành (80%) Tuy nhiên, việc so sánh giữa 3đối tượng và so sánh trên 3 đối tượng hay trên 3 nhóm đối tượng lại ít được quantâm Kết quả trên được làm rõ khi trao đổi với các giáo viên thì đa số các giáoviên đều cho rằng việc tiến hành so sánh đồng thời ba đối tượng và ba nhóm đốitượng là khó so với khả năng của trẻ, vì vậy, trẻ khó có thể thực hiện đượcnhiệm vụ này.
Bảng 1.5: Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học nhằm phát triển
kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng
hình dạng Hình thức dạy trẻ so sánh Mức độ thường xuyên
Thườngxuyên
Thỉnhthoảng
Không baogiờ
Hoạt động toán học có chủ đích 17 85% 3 15% 0 0%Tích hợp trong các hoạt động học
tập khác (MTXQ, tạo hình, vui
chơi,…)
Dạy trẻ so sánh với cả lớp 15 75% 5 25% 0 0%Dạy trẻ so sánh theo nhóm 8 40% 12 60% 0 0%Dạy trẻ so sánh theo cá nhân 16 80% 4 20% 0 0%
Kết quả trên cho thấy trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng cóchủ đích, tỉ lệ giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh khá cao(100%) Có tới 85% giáo viên thường xuyên tiến hành chú ý phát triển kĩ năng
so sánh hình dạng, số còn lại 15% giáo viên thực hiện nội dung dạy học nàynhưng chỉ ở mức độ thi thoảng
Số lượng giáo viên chú ý phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ thông qua việctích hợp vào các hoạt động khác như: làm quen với MTXQ, tạo hình, vui
Trang 30chơi,… là khá nhiều, đạt 75% thường xuyên và 25% thỉnh thoảng Không cógiáo viên nào cho rằng mình không chú trọng phát triển kĩ năng so sánh cho trẻtrong các hoạt động đa dạng đó.
Về hình thức thực hiện nhiệm vụ so sánh của trẻ, kết quả điều tra cho thấyviệc cả lớp cùng thực hiện chung một nhiệm vụ so sánh cũng như từng cá nhântrẻ thực hiện nhiệm vụ này diễn ra thường xuyên hơn việc tổ chức dạy trẻ theonhóm
Bảng 1.6: Thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng
so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng ST
T
Thườngxuyên
Thỉnhthoảng
Khôngbao giờ
Trang 31Nhìn vào kết quả có thể thấy rằng mặc dù mức độ sử dụng pháp là khácnhau nhưng hầu hết các giáo viên đều đã sử dụng các biện pháp dạy học phổbiến nhằm phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi Trong đó:
- Biện pháp sử dụng hành động mẫu kết hợp với lời hướng dẫn để dạy trẻ
so sánh: Số giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp này chiếm tới 90% và
10% còn lại là thường xuyên sử dụng Kết quả cho thấy, giáo viên đã chú ý đếnviệc hình thành kĩ năng so sánh cho trẻ bằng hành động mẫu của mình Tuynhiên, đối với lứa tuổi mẫu giáo lớn thì giáo viên không nên lạm dụng hànhđộng mẫu kết hợp giảng giải vì trẻ 5 – 6 tuổi đã nắm được các biện pháp sosánh nhất định
- Biện pháp đặt câu hỏi gợi mở để dẫn dắt trẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh:
Biện pháp này được 100% giáo viên thực hiện để phát triển kĩ năng so sánh chotrẻ Cụ thể có 85% giáo viên thường xuyên sử dụng và số giáo viên sử dụngthỉnh thoảng biện pháp này (25%) Đối với trẻ MGL, việc gián tiếp hướng dẫntrẻ so sánh thông qua các câu hỏi gợi mở là hoàn toàn phù hợp với khả năngnhận thức của trẻ ở độ tuổi này cũng như phù hợp với bản chất ham tìm tòi,khám phá của trẻ
- Biện pháp sử dụng hệ thống các bài tập so sánh đa dạng và phức tạp dần: Để phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ thì việc cho trẻ rèn luyện kĩ năng so
sánh thông qua việc thực hiện hệ thống các bài tập so sánh đa dạng, phức tạpdần là một biện pháp rất có ưu thế Tuy nhiên, trong kết quả điều tra mức độ sửdụng biện pháp này có tới 35% só giáo viên không bao giờ sử dụng hệ thống cácbài tập Đa số giáo viên chưa biết cách phải thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập
so sánh cho trẻ như thế nào để sao cho nhiệm vụ so sánh mang tính đa dạng,phức tạp dần Giáo viên thường tổ chức các trò chơi so sánh được gợi ý trongChương trình Cải cách nên hình thức, nội dung các bài tập so sánh còn đơn điệu,nhàm chán
Trang 32- Biện pháp sử dụng tình huống có vấn đề tạo cho trẻ nhu cầu so sánh:
Việc sử dụng biện pháp tạo tình huống có vấn đề khá phổ biến trong dạy học ởbậc học mầm non hiện nay Trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng,kết quả khảo sát cho thấy 100% giáo viên đều tận dụng các tình huống có vấn đềnhằm khơi gợi hứng thú so sánh của trẻ Tuy nhiên việc sử dụng biện pháp nàycòn chưa được thường xuyên
- Biện pháp sử dụng các trò chơi học tập để trẻ luyện tập so sánh: Tất cả
các giáo viên được hỏi đều trả lời có sử dụng trò chơi học tập vào quá trình chotrẻ 5 – 6 tuổi luyện tập so sánh về hình dạng Qua đó, có thể thấy rằng các giáoviên trong diện điều tra đã nhận thức đúng tầm hiệu quả của các trò chơi học tậpđối với việc phát triển ở trẻ các kĩ năng tư duy, biện pháp nhận biết nói chung và
kĩ năng so sánh nói riêng
- Biện pháp cho trẻ luyện tập, ứng dụng kĩ năng so sánh hình dạng vào
các hoạt động đa dạng khác (làm quen với MTXQ, tạo hình, ): Có thể thấy
100% giáo viên được hỏi đều tổ chức cho trẻ được ứng dụng kiến thức, kĩ năng
so sánh hình dạng vào các hoạt động khác tuy nhiên vẫn chưa diễn ra thườngxuyên
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận của việcphát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hình thành biểutượng hình dạng Cụ thể:
1/ Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản như: So sánh, kĩ năng so sánh, pháttriển kĩ năng so sánh cho trẻ mầm non, nhận thức về hình dạng của trẻ mẫu giáolớn Từ đó, chúng tôi xác định vấn đề phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ 5 – 6tuổi trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng là rất cần thiết
2/ Mối quan hệ giữa kĩ năng so sánh với các hoạt động tư duy khác chothấy so sánh không bao giờ được thực hiện một cách tách biệt mà nó có mối