1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non trưng nhị phúc yên vĩnh phúc (2017)

105 256 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 3,91 MB

Nội dung

23Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ tại trường Mầm non Văn Khê - Mê Linh - Hà Nội25Bảng 2.3: Kết quả nhận thức c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

-HÀ NỘI - 2017

MAI THỊ XIÊM

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG NHỊ PHÚC

YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp chăm sóc và vệ sinh trẻ em

Trang 2

YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp chăm sóc và vệ sinh trẻ em

Người hướng dẫn: Th.S Phí Thị Bích Ngọc

Trang 3

Mai Thị Xiêm K39A _ GD Mầm Non

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - Th.S PHÍ THỊ

BÍCH NGỌC người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt quá

trình thực hiện khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa GDMN và KhoaSinh - KTNN đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và tạo điều kiệngiúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận

Cuối cùng em xin cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, các cô giáoTrường Mầm Non Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc, Trường Mầm non VănKhê - Mê Linh - Hà Nội và Trường Mầm non Tiền Phong A - Mê Linh - HàNội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và cung cấpnhững số liệu về trường giúp em có thể hoàn thành luận văn này

Đây là lần đâu tiên em làm quen với công việc thực tế và nghiên cứu.Trong quá trình thực hiện em không tránh khỏi sự bỡ ngỡ và khoá luận cònnhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạnđọc để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Mai Thị Xiêm

Trang 4

Mai Thị Xiêm K39A _ GD Mầm Non

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG NHỊ PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC” là kết quả nghiên cứu của riêng em dưới sự

-hướng dẫn của Th.S PHÍ THỊ BÍCH NGỌC không trùng với kết quả nghiên

cứu nào khác

Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là: Trung thực, rõràng, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiêncứu nào

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Mai Thị Xiêm

Trang 5

Mai Thị Xiêm K39A _ GD Mầm Non

: :

Kĩ năng vận động cơ bản

Kĩ thuật Nông nghiệp

MN NXB

: :

Mầm non Nhà xuất bản

Trang 6

Mai Thị Xiêm K39A _ GD Mầm Non

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoài trời trẻ 23Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ tại trường Mầm non Văn Khê - Mê Linh - Hà Nội25Bảng 2.3: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chứchoạt động ngoài trời cho trẻ tại trường Mầm non Tiền Phong A - Mê Linh -

Hà Nội 25Bảng 2.4: Kết quả về mức độ tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 26Bảng 2.5: Kết quả điều tra việc giáo viên tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 28Bảng 2.6: Kết quả điều tra khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức hoạtđộng ngoài trời cho trẻ 29Bảng 2.7: Kết quả điều tra những hoạt động mà giáo viên tổ chức cho trẻ 30Bảng 2.8: Một số phương pháp giáo viên thường sử dụng khi tổ chức hoạtđộng ngoài trời cho trẻ 32Bảng 2.9: Những thói quen mà giáo viên thường giáo dục cho trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời 34Bảng 2.10: Kết quả điều tra thực trạng trao đổi của giáo viên với phụ huynh

về tình hình hoạt động ngoài trời của trẻ 35Bảng 2.11: Kết quả điều tra những nội dung mà giáo viên thường trao đổi với phụ huynh để nắm bắt thông tin về trẻ 36

Trang 7

Mai Thị Xiêm K39A _ GD Mầm Non

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Trường Mầm non Trưng Nhị 20

Hình 2.2: Không gian tổ chức hoạt động ngoài trời của trường 21

Hình 2.3: Thời gian biểu của trường MN Trưng Nhị cho trẻ 4 - 5 tuổi 27

Hình 3.1: Trẻ quan sát cây hoa có trong vườn cổ tích 43

Hình 3.2: Trẻ quan sát nhân vật có trong vườn cổ tích 43

Hình 3.3: Trẻ quan sát chiếc xe máy 44

Hình 3.4 + 3.5: Trẻ chơi với các đồ chơi có trong sân trường 60

Hình 3.6: Trẻ chơi trò chơi bắt vịt 61

Hình 3.7: Những họa sĩ tí hon đang thể hiện tác phẩm của mình 61

Hình 3.8: Các bé đang cùng nhau tạo thành bức tranh 62

Hình 3.9: Ô tô của nhà tớ đấy! 62

Hình 3.10: Mái nhà thân yêu của gia đình tớ! 63

Hình 3.11: Ông mặt trời đang mỉm cười vì tớ biết vâng lời cô giáo 63

Hình 3.12: Bé rửa tay khi kết thúc trò chơi 64

Trang 8

Mai Thị Xiêm K39A _ GD Mầm Non

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ……….1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp của đề tài 3

NỘI DUNG 4

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 4

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 5

1.2 Đặc điểm của trẻ 4 tuổi 7

1.2.1 Đặc điểm tâm lí của trẻ 7

1.2.2 Đặc điểm sinh lí của trẻ 8

1.2.3 Đặc điểm phát triển vận động của trẻ 11

1.2.4 Đặc điểm bệnh lí của trẻ 12

1.3 Khái niệm về hoạt động ngoài trời 12

1.4 Vai trò của hoạt động ngoài trời 13

1.4.1 Phát triển thể chất 13

1.4.2 Phát triển nhận thức 13

1.4.3 Phát triển thẩm mĩ 14

1.4.4 Phát triển tình cảm, kĩ năng giao tiếp 14

1.4.5 Hình thành kĩ năng lao động cho trẻ 14

1.5 Nội dung và quy trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 15

1.5.1 Nội dung tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 15

1.5.2 Quy trình tiến hành tổ chức hoạt động ngoài trời (dạo chơi) 17

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG NHỊ 20

Trang 9

Mai Thị Xiêm K39A _ GD Mầm Non

2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian 20

2.1.1 Cơ sở vật chất 21

2.1.2 Không gian tổ chức hoạt động ngoài trời 21

2.2 Thực trạng về công tác quản lí đội ngũ giáo viên 22

2.3 Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 26

2.4 Thực trạng về việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường về công tác tổ chức hoạt động ngoài trời 34

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG NHỊ - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC 39

3.1 Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp 39

3.1.1 Biện pháp phải phục vụ cho mục tiêu giáo dục mầm non 39

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ 39

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức 40

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 40

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, thực tiễn 41

3.2.Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ……… 41

3.2.1 Tạo môi trường hợp lí và có tính phát triển - tổ chức cho trẻ quan sát 41

3.2.2 Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động và trò chơi dân gian tổ chức trong hoạt động ngoài trời cho trẻ 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC

Trang 10

ra những con người đủ đức, đủ tài, đủ năng lực để đưa đất nước ta sánh vaivới các cường quốc năm châu trên thế giới Đại hội Đảng khóa IX đã khẳngđịnh “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đàotạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực của con người” Hiện nay, giáodục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội Các nhà giáo dục luôn đặtgiáo dục con người lên vị trí hàng đầu, giáo dục con người là một quá trìnhlâu dài, phải bắt đầu từ những nền móng đầu tiên, móng có chắc thì công trìnhmới vững.

Giáo dục Mầm non chiếm một vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên trong

hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhâncách con người mới xã hội chủ nghĩa “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”trẻ em là công dân của xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước Vì vậy, trẻ

em phải luôn được giáo dục chăm sóc, được tồn tại và phát triển, được yêuthương trong gia đình và xã hội để trẻ có thể gánh vác sứ mệnh mà ông cha ta

đã để lại

Hoạt động ngoài trời là một hoạt động quan trọng, không thể thiếutrong việc giáo dục và phát triển trẻ Hoạt động ngoài trời là một trong nhữnghoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất, nó mang lại niềm vui

và kiến thức bổ ích về thế giới xung quanh cho trẻ Trẻ nhận thức thế giớixung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gìxảy ra ở cuộc sống xung quanh mình Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn

Trang 11

nhu cầu hoạt động và nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ Thông qua hoạtđộng ngoài trời, trẻ phát huy được tính tích cực chủ động của mình, qua đó trẻđược hít thở không khí trong lành của thiên nhiên.

Tuy nhiên, hoạt động ngoài trời trong trường mầm non hiện nay chưađược quan tâm đúng mức Nhiều nhà giáo dục và nhà quản lí giáo dục mầmnon vẫn cho rằng hoạt động trong lớp quan trọng hơn Khi tổ chức các hoạtđộng ngoài trời, giáo viên thường không chú trọng đến việc lập kế hoạch tổchức cho hoạt động này, chỉ coi đó là hoạt động vui chơi tự do của trẻ Vì vậy,việc chăm sóc và quan tâm trẻ trong hoạt động ngoài trời cũng bị hạn chế

Từ các lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng tổ chức hoạt động

ngoài trời cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc” nhằm phát hiện ra thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời và đề xuất

một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoài trời cho trẻ

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4 tuổi tạitrường mầm non Trưng Nhị, nguyên nhân cụ thể và đề xuất một số kiếnnghị nhằm cải thiện phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đượctốt hơn

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng: Hoạt động ngoài trời của trẻ

Khách thể nghiên cứu: Trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị Phúc Yên - Vĩnh Phúc

-4 Giả thuyết khoa học

Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường Mầm non Trưng Nhị

chưa cao Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu “ Thực trạng tổ chức hoạt động

ngoài trời cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị – Phúc Yên – Vĩnh phúc” Nếu đề xuất được những biện pháp hợp lí, khoa học trong tổ chức hoạt

Trang 12

động ngoài trời sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về thực trạng tổ chức hoạtđộng ngoài trời của trẻ

- Điều tra thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4tuổi ở trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

- Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạtđộng ngoài trời cho trẻ 4 tuổi ở trường Mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên -Vĩnh Phúc

6 Phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích, tổng hợp tài liệu

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng phiếu điều tra,tổng kết kinh nghiệm, xử lí số liệu

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Con người từ thuở bình minh đã quan tâm đến việc rèn luyện và pháttriển thể chất, phát triển toàn diện Góp phần thúc đẩy sự phát triển đó, vậnđộng trong môi trường tự nhiên là điều vô cùng quan trọng, điều đó đã đượcchứng minh trong các nghiên cứu từ xa xưa

Trong nghiên cứu của Vũ Đức Thu, nhà sư phạm Tiệp Khắc kiệt xuất J.A Cômenxki (1592 - 1670) đã đặt cơ sở cho khoa học sư phạm Ông chorằng nguyên tắc phù hợp với tự nhiên là nguyên tắc cơ bản của hệ thống GDcủa mình Theo ý kiến của ông, để GD được đúng, cần nghiên cứu tự nhiên và

-đi theo các quy luật của tự nhiên Tự nhiên vô cùng qua trọng, nó không táchrời ra khỏi cuộc sống của con người Ông nhấn mạnh đến tự nhiên bao quanhcon người, tổ chức các HĐNT, dùng môi trường tự nhiên bên ngoài để rènluyện các khả năng vận động cơ bản cho con người Cho đến nay nguyên tắcphù hợp với tự nhiên do Cômenxki nêu lên vẫn giữ được ý nghĩa của nó [11]

Maria Montessori (1896 - 1952) là một bác sĩ, nhà tâm lí GD của nước

Ý Dựa trên nền tảng của tâm lí học phát triển và lý thuyết học, bà cho rằng trẻ

em là một chủ thể tích cực, chủ động, trẻ có thể tự lựa chọn nội dung học tậpcủa mình một cách độc lập mà không cần phải nhờ vào người lớn Hình thứchọc này gọi là “hoạt động tự do”, “vui chơi tự do” Trong quá trình CS - GDtrẻ em bà đưa ra 8 nguyên tắc cho phương pháp GD của mình Trong đónguyên tắc “VĐ và nhận thức” được nhắc đến đầu tiên Bà nhấn mạnh đếnviệc trẻ chỉ được phát triển khi trẻ VĐ và tự VĐ Bà cho rằng VĐ và nhậnthức có mối quan hệ với nhau, suy nghĩ và VĐ là một quá trình Những điềunày cho thấy rằng GD nên tăng cường các hoạt động VĐ để mở đường chohoạt động nhận thức Trẻ hoạt động càng nhiều thì chúng càng tích lũy đượcnhiều kiến thức,

Trang 14

kiến thức đó lưu lại trong nhận thức của trẻ lâu hơn [16]

Trong cuốn “Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi học” của tác giả Lưu

Tân - người Trung Quốc đã chỉ ra 4 mặt của bài tập động tác: bài tập động tác

cơ bản, bài tập thể dục cơ bản, trò chơi VĐ và các hoạt động VĐ với dụng cụ.Trong đó rèn luyện các bài tập động tác cơ bản là mục tiêu, nội dung quantrọng và là biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ hoạt động thể dục thểthao Theo ông hoạt động này có thể rèn luyện toàn bộ cơ thể một cách cóhiệu quả, nâng cao và phát triển các tố chất thể lực, tăng cường thể chất; pháttriển các năng lực hoạt động cơ bản và tạo điều kiện để các em thích ứng tốthơn đối với xã hội [10]

Như vậy, giáo dục thể chất nói riêng và phát triển toàn diện cho trẻluôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới Bên cạnh đó,mặc dù theo đuổi những mục đích về chính trị, quân sự, giai cấp, tôn giáo,văn hóa, GD… khác nhau nên có những quan điểm khác nhau nhưng hầu nhưtất cả mọi nền văn minh, mọi tác giả đều thừa nhận vai trò to lớn của các yếu

tố thiên nhiên tới sự phát triển toàn diện của trẻ Muốn cho trẻ phát triển tốtthì cần phải kết hợp hài hòa tất cả các hoạt động

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước

Trẻ em là mầm non của đất nước, trẻ có khỏe mạnh có thông minh thìquốc gia đó mới phát triển Bên cạnh những nghiên cứu của các tác giả phươngTây thì sự phát triển của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời cũng được nhiềutác giả trong nước đề cập tới với nhiều khía cạnh khác nhau

Trong cuốn “Thể dục và trò chơi vận động” của tác giả Đồng Văn

Triệu, ông đã biên soạn 10 động tác thể dục cho trẻ em Các bài tập thể dụcnày trên cơ sở sinh lý, tâm lý của “lớp vỡ lòng”, với mục đích giúp cho cơ thểtrẻ phát triển đều đặn, tạo điều kiện chống bệnh tật Ngoài ra ông còn sưutầm những trò chơi dân gian để củng cố và rèn luyện các nhóm cơ bắp mà trẻmới được học Phần lớn các trò chơi này diễn ra ngoài trời, với khoảng khônggian rộng

Trang 15

rãi, thoáng mát và an toàn [13]

Tác giả Lương Kim Chung và Đào Duy Thư trong cuốn “Vun trồng thểlực cho đàn em nhỏ” đã đề cập đến phương pháp tổ chức các bài tập thể dục,trò chơi và HĐNT dựa trên những đặc điểm về sinh lý học, tâm lý học của các

em MG Trong đó ông xem HĐNT như là một phương tiện để giáo dục kĩ năngvận động cơ bản cho trẻ thế nên không nhất thiết phải gò trẻ vào kĩ thuật VĐchính xác mà cần thiết là trẻ được VĐ cơ bản nhiều và VĐ một cách tự nhiêntrong môi trường thiên nhiên [4]

Nguyễn Thị Tuyết Ánh với luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu “Một số biệnpháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5 - 6 tuổi”,tác giả đã đề cập đưa ra các biện pháp: lựa chọn trò chơi phù hợp nhằm pháttriển thể lực, lập kế hoạch, tạo môi trường phong phú, đánh giá trẻ trong hoạtđộng ngoài trời [1]

Tác giả Đặng Hồng Phương với nghiên cứu “Thực trạng sử dụng biệnpháp tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” công bố kết quả khảo sátnhận thức của giáo viên về các trường mầm non ở Hà Nội, Hà Tây (cũ), TháiBình, Nghệ An về nội dung tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ [7]

“Vệ sinh trẻ em” của tác giả Hoàng Thị Phương đã nghiên cứu về nhữngkhái niệm, các bước thực hiện và nội dung của việc chăm sóc và vệ sinh chotrẻ mầm non Đặc biệt, tác giả cũng đã nghiên cứu nội dung giáo dục thóiquen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non, qua đây thì giáo viên mầm non cũngnắm được cần phải chăm sóc vệ sinh như thế nào cho trẻ và hướng dẫn cách vệsinh, làm sao phải vệ sinh, vệ sinh khi nào cho trẻ mầm non Giáo trình nghiêncứu các kĩ năng vệ sinh thân thể cho trẻ ở mức độ chưa chuyên sâu, không tậptrung ở kĩ năng vệ sinh nhất định, một lứa tuổi cụ thể cho trẻ [8]

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về vấn

đề này vẫn chưa nhiều Tuy các công trình đã đề cập đến tầm quan trọng của

Trang 16

yếu tố tự nhiên và việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhưng chưa đi sâu vào độtuổi Mẫu giáo nhỡ, một lứa tuổi có sự thay đổi rõ rệt trong vận động và nhậnthức.

1.2 Đặc điểm của trẻ 4 tuổi

1.2.1 Đặc điểm tâm lí của trẻ

- Sự phát triển tâm lí và hoàn thiện nhân cách là một quãng đường dài trẻ

sẽ trải qua trong suốt quá trình phát triển của mình Vào 4 tuổi trẻ đã có sựhình thành tâm lí rõ ràng, có những bước phát triển vượt bậc so với lúc 2 - 3tuổi Giai đoạn 3 tuổi có sự hình thành tâm lí, các tính riêng của từng bé,sang 4 tuổi cá tính đó trở nên khá ổn định dần trở thành cá tính riêng của mộtcon người hoàn thiện

+ Trẻ bước qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 và bắt đầu hình thành

ý thức bản ngã Trẻ tư duy độc lập hơn, không cần thao tác trực tiếp với đồvật quá nhiều, ở trẻ hình thành tư duy trực quan hình tượng rõ nét

+ Tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh, đó là điều kiện thuậnlợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật được xây dựngnên trong các tác phẩm văn học nghệ thuật do các nghệ sĩ xây dựng nên bằngnhững hình tượng đẹp

+ Trẻ mong muốn làm được những việc như người lớn nhưng bản thântrẻ lại chưa đủ khả năng để thực hiện, nên trẻ tham gia vào các trò chơi đóngvai theo chủ đề và ướm mình vào công việc của người lớn [15]

+ Trẻ có khả năng lao động tự phục vụ bản thân và mong muốn giúp đỡngười khác, hòa nhập với cộng đồng, vui chơi đoàn kết với bạn bè, biết thểhiện tình cảm của mình với người xung quanh một cách đúng mực

+ Hình thành kĩ năng xã hội: Thông qua các trò chơi trẻ 4 tuổi dầnhình thành những kĩ năng xã hội và xuất hiện những kĩ năng mới Bé thíchlàm người lãnh đạo trong các cuộc chơi

+ Giai đoạn tình cảm thăng trầm: Trẻ 4 tuổi đã bắt đầu có sự phân biệt

Trang 17

yêu ghét Bé có thể rất nghe lời bố, răm rắp làm theo khi bố sai khiến Nhưngvới mẹ lại tỏ ra chống đối, bướng bỉnh Bé sẽ tỏ ra ghen tị trước mối quan hệgiữa trẻ và cha mẹ, ví dụ như ghen với em bé.

+ Kĩ năng giao tiếp: Trẻ 4 tuổi ăn nói trôi chảy hơn và có khả năng

phát âm cũng như sử dụng ngữ pháp chính xác hơn (mặc dù vẫn mắc phải một

số lỗi nhỏ) Bên cạnh đó, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn với các phụ âm như l,

s, r, v, d Ngoài ra, trẻ đã biết sử dụng câu nói dài và phức tạp để kể cho bạnnghe về những câu chuyện thú vị xảy ra trong ngày

+ Động cơ hành vi của trẻ 4 tuổi đã có nhiều màu, nhiều vẻ: động cơ tựkhẳng định mình, động cơ nhận thức, muốn khám phá thế giới xung quanh…

Trẻ 4 tuổi có những tiến bộ rõ nét về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngônngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và cảm xúc thẩm mĩ so với trẻ 3 tuổi trước đó

Và trẻ 4 tuổi có những tiềm năng để phát triển hơn nữa ở những lứa tuổi sau

1.2.2 Đặc điểm sinh lí của trẻ

Sự phát triển sinh lí của trẻ diễn ra chậm hơn so với giai đoạn trước về

số lượng: chiều cao trung bình hằng năm tăng được từ 5 - 8cm, cân nặngtrung bình hằng năm tăng được từ 1 - 1,5kg [8]

Ở lứa tuổi này đây là thời kì thuận lợi để trẻ tiếp thu và củng cố các kĩnăng cần thiết Trẻ em ở lứa tuổi này lớn nhanh, cảm thấy như gầy hơn, mất

vẻ tròn trĩnh, mập mạp đã có ở độ tuổi nhà trẻ Đặc trưng của lứa tuổi này là

cơ thể phát triển chưa ổn định và khả năng vận động còn hạn chế

- Đặc điểm chủ yếu của trẻ ở thời kì này:

+ Biến đổi chủ yếu về số lượng hơn là biến đổi về chất lượng

+ Trẻ chậm lớn hơn so với thời kì bú mẹ Cường độ quá trình chuyển hóanăng lượng yếu đi, chuyển hóa cơ bản giảm hơn

+ Các chức năng của cơ thể dần hoàn thiện Đặc biệt là chức năng vậnđộng phối hợp động tác Cơ lực phát triển nhanh Vì vậy, trẻ làm được những

Trang 18

động tác khéo léo hơn, gọn gàng hơn, có thể làm được những công việc tươngđối khó, phức tạp hơn và một số công việc tự phục vụ như ăn, tự mặc quần

áo, tự đi tất, tự tắm rửa…

+ Hệ thần kinh tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ương và hệ thầnkinh ngoại biên đã biến hóa, tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lượng cácphản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiệnnhanh Do đó, trẻ có thể nói những câu dài, có biểu hiện ham học, có ấn tượngsâu sắc đối với những người xung quanh

+ Đến thời kì mẫu giáo, thể chất, trí tuệ và tính khéo léo phát triển hơn.Lúc này trẻ biết chơi tập thể với nhau, đã học được những bài hát ngắn Vìvậy, tác dụng tốt hay xấu của môi trường xung quanh dễ tác động đến trẻ

- Hệ tiêu hóa: Ngày càng phát triển, khả năng hoạt động của các tế bàothần kinh tăng lên, quá trình cảm ứng ở vỏ não phát triển, có thể tiến hànhhoạt động trong thời gian lâu hơn

- Hệ thần kinh: Từ lúc sinh ra, hệ thần kinh của trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ

để thực hiện các chức năng của mình Trẻ 4 tuổi quá trình ức chế dần pháttriển, trẻ có khả năng phân tích đánh giá, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và phânbiệt các hiện tượng xung quanh

- Hệ vận động: bao gồm hệ xương, hệ cơ và khớp [8]

+ Hệ xương của trẻ chưa hình thành cốt hóa, thành phần hóa học xươngcủa trẻ chứa nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn, nên

có nhiều sụn xương, xương mềm dễ cong, gãy Vận động cơ thể hợp lí có thểlàm cho hình thái cấu trúc xương của trẻ em có chuyển biến tốt như: thànhxương dày lên, đường kính to ra, tăng được công năng chống đỡ áp lực,chống cong vẹo, chống gãy xương

+ Hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏmảnh, thành phần nước tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ

Trang 19

nhanh mệt mỏi Do vậy, trẻ em lứa tuổi này không thích nghi với sự căngthẳng lâu của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp trongthời gian luyện tập.

+ Khớp của trẻ có đặc điểm là khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớpcòn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp xương còn tươngđối yếu hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp khớp đượcluyện tập, từ đó phát triển dần tính vững chắc của khớp

- Hệ tuần hoàn: Là một hệ thống đường ống khép kín do tim và mạchcấu tạo thành Trẻ 4 tuổi do phát triển lồng ngực, tim ở tư thế thẳng giốngngười lớn Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập nên đadạng hóa các bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận độngphối hợp động và tĩnh một cách nhẹ nhàng

- Hệ hô hấp: Hệ hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp gồm mũi,miệng, họng, khí quản, nhành phế quản và phổi Phổi của trẻ em lớn dần theotuổi, nhịp thở của trẻ 4 tuổi là 25 - 30 lần/phút Số nhịp thở của trẻ giảm dầntheo lứa tuổi Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc đường hô hấpmềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm

Bộ máy hô hấp của trẻ không chịu được những vận động quá sức kéodài liên tục Những vận động đó làm cho các cơ đang vận động bị thiếu oxy.Việc tăng dần vận động trong quá trình luyện tập sẽ tạo điều kiện cho cơ thểtrẻ thích ứng bằng việc tăng lượng oxy cần thiết và ngăn ngừa được lượngoxy quá lớn trong cơ thể

- Hệ trao đổi chất: Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi phải bổ sung liêntục năng lượng tiêu hao và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan

và mô Quá trình hấp thu các chất ở trẻ vượt cao hơn quá trình phân hủy vàđốt cháy Tuổi càng nhỏ quá trình lớn lên và hình thành các tế bào và mô củatrẻ diễn ra càng nhanh

- Cơ quan phát âm cũng phát triển và hoàn thiện dần Ở giai đoạn này,

Trang 20

ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi của trẻ [8]

Dựa vào đặc điểm của trẻ 4 tuổi mà người lớn cần có nội dung vàphương pháp chăm sóc cho trẻ ăn, học và vui chơi hợp lí, khoa học giúp cho

cơ thể trẻ được phát triển mạnh khỏe Đây chính là điều kiện tốt nhất để giúptrẻ có năng lực tham gia vào quá trình học tập, vui chơi

1.2.3 Đặc điểm phát triển vận động của trẻ

Tốc độ phát triển thể lực của trẻ ở lứa tuổi này chậm hơn so với lứa tuổitrước, nhưng quá trình cốt hóa xương lại diễn ra nhanh Khả năng làm việccủa hệ thần kinh còn yếu, nên nếu vận động nhiều, nặng thì trẻ nhanh mệtmỏi Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh, song củng cố cònchậm Vì vậy, những thói quen vận động mới được hình thành không bềnvững, dễ sai lệch [5]

+ Vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng: Đi bộ của trẻ 4 tuổi có đặcđiểm là nhịp độ chưa ổn định, phối hợp tay chân chưa nhịp nhàng, thiếu tintưởng khi xác định hướng đi, khả năng thay đổi hướng trong không gian cònchậm, bước đi vẫn còn dao động, có tư thế hơi gập bụng

Khi đi thăng bằng trên ghế, trẻ tự tin và bình tĩnh hơn khi thực hiện bàitập Trẻ giữ được thăng bằng thân người, nhưng đầu còn cúi và tay chưathăng bằng

+ Vận động nhảy: Việc thực hiện vận động nhảy đối với trẻ còn khókhăn Khả năng phối hợp vận động chưa tốt, tay chưa là yếu tố tích cực thúcđẩy sự tăng vận tốc khi nhảy Khi hạ xuống mặt đất vẫn còn nặng nề, chânchưa co lại, song đã biết nhún chân lấy đà bật người lên cao, đa số trẻ rờiđược hai chân khỏi mặt đất cùng một lúc Đây là vận động khó, vì nó đòi hỏisức mạnh cơ chân, sự phối hợp chân tay với toàn thân

+ Vận động ném, chuyền, bắt: Các bài tập này yêu cầu sự phối hợp vậnđộng giữa sức mạnh và sự khéo léo, đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng, ướclượng bằng mắt Trẻ 4 tuổi đã biết ném xa bằng một tay, ném trúng đích nằm

Trang 21

ngang, ném trúng đích thẳng đứng.

+ Vận động bò, trườn, trèo: Khi bò trẻ đã biết phối hợp chính xác giữatay và chân, cách đặt bước chân Trẻ có khả năng bò, trườn nhanh với cáckiểu bò bằng bàn tay và cẳng chân Ngoài ra, trẻ còn biết trèo lên xuốngthang, trèo lên xuống ghế, xác định được hướng vận động [5]

1.2.4 Đặc điểm bệnh lí của trẻ

Đặc điểm bệnh lí của trẻ trong giai đoạn này giảm đi rõ rệt, các bệnh vềđường tiêu hóa gặp ít hơn Tuy nhiên, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn dotiếp xúc: viêm họng, viêm phế quản, các bệnh dị ứng, hen, thấp, mề đay… [8]

1.3 Khái niệm về hoạt động ngoài trời

Trong đời sống hàng ngày HĐNT là một hoạt động được tổ chức trongmôi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bên ngoài lớp học rất tốt đối vớisức khỏe và việc học tập, vui chơi của trẻ HĐNT ở trường MN là một hoạtđộng trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ Để làm rõ khái niệm “HĐNT”chúng ta cần hiểu rõ khái niệm “Hoạt động” và “HĐNT”

“Hoạt động” - theo cách hiểu thông thường là sự tiêu hao năng lượngthần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để thảomãn nhu cầu của mình [14]

Theo Từ điển của Nguyễn Lân, hoạt động là tích cực dùng sức lực, khảnăng của mình vào những việc thuộc nhiệm vụ của mình hoặc có lợi íchchung [17]

Ở góc độ tâm lý học người ta coi hoạt động là phương thức tồn tại củacon người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm tươngứng, nhằm thõa mãn (trực tiếp hay gián tiếp) nhu cầu bản thân, nhóm và xãhội

“Ngoài trời” là khoảng trống, không có mái che [6]

Qua đó, “HĐNT” là một trong các hoạt động hằng ngày của trẻ vàđược tổ chức ở không gian ngoài lớp học Ở đó trẻ có nhều cơ hội VĐ toàn

Trang 22

thân, phát triển KNVĐ “thô” như đi, chạy, thăng bằng,… phát triển KNVĐ

“tinh” như vẽ trên đất làm lâu đài cát, cầm nắm các đồ dùng đồ chơi, kĩ năngkhác như : nhận thức, xã hội, giao tiếp…

1.4.Vai trò của hoạt động ngoài trời

Cuộc sống của con người gắn bó mật thiết với thiên nhiên, để cuộcsống được lành mạnh, lâu bền con người cần hiểu và có cách sống hài hòa vớithiên nhiên xung quanh mình Tổ chức cho trẻ tham gia vào HĐNT là mộtcách để giúp trẻ được sống gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hoạtđộng phù hợp với đối tượng trong môi trường xung quanh, rèn luyện cơ thể.HĐNT có vai trò rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ em

1.4.1 Phát triển thể chất

- Dạo chơi ngoài trời có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh của trẻ: làmcho trẻ ăn ngon miệng hơn, ngủ tốt hơn, làm cơ thể thoải mái hơn Việc chạynhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái,sảng khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng và cóhiệu quả hơn

- Ngoài ra còn giúp trẻ luyện tập hệ tuần hòa hô hấp [8]

- Dạo chơi ngoài trời không khí trong lành có ảnh hưởng lớn đến củng cốsức khỏe của trẻ Để trẻ chơi tự do ở sân chơi cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽđược hít thở không khí trong lành ngoài thiên nhiên và hấp thụ vitamin Ddưới ánh nắng, sẽ rất có lợi cho sức khỏe và góp phần giúp trẻ có được hệxương cứng chắc…

- Thông qua hoạt động ngoài trời giúp trẻ rèn luyện, phát triển kĩ năngvận động và các tố chất thể lực: nhanh nhẹn, dẻo dai, linh hoạt Phát triểnnăng lực các giác quan: mắt quan sát, tai lắng nghe, hoạt động kết hợp taychân khi tham gia các trò chơi

1.4.2 Phát triển nhận thức

Trang 23

- Hoạt động ngoài trời tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp vớicác yếu tố của thiên nhiên và xã hội, có điều kiện để tìm hiểu các đối tượngtrong thực tế.

- Hình thành cho trẻ những biểu tượng chân thực về thế giới khách quan;tạo cơ hội cho trẻ kiểm nghiệm và củng cố những tri thức mà trẻ đã lĩnh hộiđược; góp phần tích lũy và mở rộng hiểu biết cho trẻ

- Rèn luyện khả năng quan sát, tri giác và năng lực tư duy cho trẻ (nhậnxét, suy luận, phán đoán, …)

1.4.3 Phát triển thẩm mĩ

- Trẻ bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượngxung quanh và các tác phẩm nghệ thuật trong quá trình tham quan, dạo chơi,hoạt động có chủ đích…

- Trẻ biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu phối hợp màu sắc, đường nét đểtạo ra các sản phẩm đẹp thông qua các hoạt động nặn, vẽ, xếp lá cây thành cácbức tranh mà trẻ yêu thích qua hoạt động chơi tự do trên sân trường

- Hoạt động ngoài trời giúp trẻ biết yêu quý thiên nhiên, sự vật trongcuộc sống Trẻ biết bảo vệ cái đẹp chăm sóc các con vật, cây cối, bảo vệ môitrường…

1.4.4 Phát triển tình cảm, kĩ năng giao tiếp

Một trong nhưng lợi ích của hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ nănggiao tiếp của trẻ Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện nhiều với các bạntrong lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp Ngoài ra, trẻ dễdàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác Nếu không đượctham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí, tìnhcảm, kĩ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt,khó hòa đồng…

1.4.5 Hình thành kĩ năng lao động cho trẻ

Trang 24

- Lao động là một hình thức tổ chức giáo dục quan trọng trong trườngmầm non và được trẻ ưa thích Trong quá trình tham gia lao động, trẻ sẽ

tự tch lũy được những kinh nghiệm trong cuộc sống, tổ chức cho trẻ laođộng là cơ hội cho trẻ thể hiện và rèn luyện các phẩm chất nhân cách quantrọng của

người lao động: cần cù, chịu khó, sự kiên trì, quyết tâm, cố gằng vượt khó đểhoàn thành nhiệm vụ

- Hoạt động ngoài trời giúp hình thành và rèn luyện một số kĩ năng laođộng, trẻ linh hoạt hơn trong việc phối hợp khéo léo tay chân và các giácquan của cơ thể trẻ khi thực hiện các hoạt động mà giáo viên tổ chức Giáoviên có thể tổ chức cho trẻ lao động chăm sóc thiên nhiên: xới đất, nhổ

cỏ, nhặt lá cây, cho chim và thú nuôi ăn, nhặt lá rụng, tưới nước cho cây…

- Trẻ được tự mình làm ra các sản phẩm, từ đó giáo dục trẻ biết yêu laođộng, quý trọng sản phẩm lao động Trẻ biết yêu quý những người laođộng đã làm ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống và mong muốn được tạo

ra các sản phẩm hơn nữa

1.5 Nội dung và quy trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

1.5.1 Nội dung tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

Ở trẻ 4 tuổi, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia, vào các hoạtđộng ngoài phạm vi của lớp học với mục đích: tạo điều kiện cho trẻ đượctiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe,thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mởmộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên - xã hội, thỏa mãn nhucầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ [12]

- Tùy thuộc vào nội dung của chủ đề trong tuần, điều kiện củatrường lớp, hoạt động ngoài trời có thể được tiến hành với một số nội dung,hình thức sau:

Trang 25

+ Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời, làm đồ chơi và chơi với

Trang 26

các vật liệu thiên nhiên như: cây, quả, hoa, lá …

+ Chơi những trò chơi vận động, trò chơi dân gian mà trẻ yêu thích nhằmtăng cường khả năng vận động cơ thể như: chạy, nhảy, leo trèo, nắm bắt…+ Quan sát một số sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên, âm thanh,thời tiết, cây cối, hoa lá, hoạt động của con người, con vật

+ Tham gia vào các hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên như: tưới cây,lau lá, nhặt lá, chăm sóc và cho các con vật yêu thích ăn

+ Dạo chơi trong sân trường, thăm các khu vực trong trường (thămnhà bếp, phòng y tế…) hoặc tham quan ngoài các khu vưc trường như: côngviên, sở thú, cánh đồng, của hàng… thuộc cộng đồng dân cư gần trường

- Khi thực hiện kế hoạch tuần và tổ chức cho trẻ chơi, hoạt độngngoài trời nên chú ý:

+ Tùy theo tnh huống, điều kiện cụ thể của trường lớp mỗi ngày nên lựachọn và tổ chức cho trẻ thực hiện 1 đến 2 nội dung mang tính tập thể theonhóm và những nội dung tùy thích theo ý của trẻ

+ Khi tổ chức thực hiện nôi dung trên cần tổ chức phối hợp hợp lí hoạtđộng có tính động (chạy, nhảy, leo, trèo…) với những hoạt động mang tínhchất tĩnh (ngồi nghe kể chuyện, hát…)

+ Những ngày cho trẻ đi ra ngoài khu vực trường cần chuẩn bị chu đáo,lên kế hoạch cụ thể và liên hệ từ trước

+ Những ngày thời tiết mưa, quá lạnh không thể tổ chức cho trẻ chơi vàtham gia các hoạt động ở ngoài trời nên cho trẻ chơi trò chơi vận động,trò chơi dân gian nhẹ nhàng trong lớp hoặc trò chơi học tập, quan sát hiệntượng thay đổi của thời tiết Nên lưu ý nhắc nhở hướng dẫn trẻ biết cáchmặc thêm áo hoặc cởi bớt khi thời tiết thay đổi

- Trước khi ra ngoài nên nhắc nhở trẻ tự mặc quần áo, đi giày dép phùhợp với thời tiết Chú ý tới thể trạng của trẻ để gợi ý, khuyến khích trẻ tham

Trang 27

gia và những hoạt động phù hợp Giáo viên nên giới thiệu rõ khu vực chơicủa trẻ trong khu vực sân trường Tập cho trẻ làm quen với hiệu lệnh khi cầntập trung trẻ lại một chỗ hoặc chuẩn bị vào lớp.

- Trong quá trình chơi cô luôn bao quát tất cả các nhóm chơi trong sântrường, nhắc nhở không chơi quá khu vực quy định của lớp, giữ gìn vệ sinh…

và chú ý quan sát kịp thời giải quyết các xung đột của trẻ, xử lí nhanh nhạynhững tình huống xảy ra trong quá trình chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ

- Kết thúc hoạt động nên tập trung trẻ, hướng dẫn trẻ vào lớp, tự cấtgiày dép đúng nơi quy định, tự rử tay, lau mặt nghỉ ngơi vài phút và chuẩn bịcho các hoạt động tiếp theo

 Cấu trúc của một buổi hoạt động ngoài trời ở trường Mầm non như sau:

P h ầ n 1 : Hoạt động có mục đích (chủ đích)

- Trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh

- Ôn luyện, củng cố kiến thức đã được học trên lớp

Thời gian cho một buổi HĐNT tùy theo độ tuổi Thời điểm HĐNT làvào buổi sáng hàng ngày sau giờ lên lớp

1.5.2 Quy trình tiến hành tổ chức hoạt động ngoài trời (dạo chơi)

 Chuẩn bị

- Xác định mục đích, yêu cầu của buổi dạo chơi

- Xác định nội dung, cách thực tổ chức, tiến hành buổi dạo chơi

- Xác định không gian, thời gian của buổi dạo chơi; chuẩn bị đồ dùng, đồ

Trang 28

chơi có liên quan đến nội dung, yêu cầu của buổi dạo chơi [9]

 Tiến hành

Bư ớ c 1 : Ổn định tổ chức và nêu yêu cầu của buổi dạo chơi

+ Cho trẻ ra địa điểm chơi và tập trung trẻ

+ Nêu yêu cầu buổi dạo chơi cho trẻ để trẻ chủ động định hướngđược hoạt động cần làm trong buổi dạo chơi

Bư ớ c 2 : Trẻ dạo chơi, hướng dẫn trẻ dạo chơi (cá nhân/nhóm)

+ GV cho trẻ quan sát, tri giác các đối tượng theo yêu cầu của buổi dạochơi Trong đó quá trình quan sát là hoạt động chủ đạo

+ Cho trẻ tìm hiểu, khám phá về đặc điểm đối tượng cần quan sát;

so sánh, phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu đặc trưng (màu sắc,hình dạng); kết hợp sử dụng hệ thống câu hỏi ngắn gọn để hướng dẫn trẻ trigiác và hiểu sâu hơn về đối tượng; tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm,thực hành về đối tượng

 Tổ chức hoạt động nối tiếp (giáo viên linh hoạt lựa chọn các nội dung

Bư ớ c 3 : Kết thúc dạo chơi

+ Cho trẻ trình bày, thảo luận, nhận xét, đánh giá

+ GV nêu kết luận, kết thúc dạo chơi

Trang 29

HĐNT là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự pháttriển của trẻ em HĐNT được xây dựng dựa vào mục têu của ngành GDMNxuất phát từ yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ HĐNT ở trường MN là mộthoạt động được nhà GD tổ chức một cách có mục đích trong môitrường không gian tự nhiên Trong khoảng không gian này trẻ em nói chung,trẻ mẫu giáo 4 tuổi nói riêng được tham gia vui chơi và học tập Thông quaHĐNT trẻ

được làm quen với thế giới tự nhiên, củng cố kiến thức mà trẻ đã đượchọc trên lớp, giúp trẻ hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động: đi, chạy,nhảy… đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong hàng loạt các nhiệm vụ pháttriển thể chất cho trẻ MN Thế nên, quá trình GD trẻ thông qua HĐNT đượcnhiều tác giả trên thế giới và trong nước nghiên cứu Họ đều thừa nhận quátrình rèn luyện vận động và củng cố kiến thức muốn đạt được kết quả tốt khichúng được tiến hành mọi lúc, mọi nơi và dưới mọi hình thức khác nhau.Hoạt động rèn luyện này là một trong những nội dung quan trọng củaquá trình phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Và họ cho rằng HĐNT làmột trong những phương tiện mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển của trẻ

Trong thực tế đời sống hằng ngày, trẻ em luôn luôn chịu tác động củamôi trường tự nhiên Những điều kiện tự nhiên: ánh sáng, không khí… gây raảnh hưởng đến sự biến đổi tâm sinh lý, kết quả học tập và khả năng vậnđộng của trẻ Bắt kịp với điều đó, thế nên trong chương trình GDMN hiệnnay, tổ chức HĐNT vừa là sự chuẩn bị, tạo đà cho việc thực hiện hoạt độnghọc có chủ đích sắp tới của trẻ vừa là hình thức củng cố rèn luyện, vậndụng những

điều trẻ đã biết vào thực

tiễn

Trang 30

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 4

TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG NHỊ 2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian

Phúc Yên là một thị xã đang trên đà phát triển nên việc chăm sóc giáodục cho thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em mẫu giáo ngày càng được quantâm nhiều hơn Qua tìm hiểu tôi được biết:

- Ngày thành lập trường: trường Mầm non Trưng Nhị được thành lập từtháng 06 năm 2006, địa chỉ của trường là tổ 3, phường Trưng Nhị, thị xã PhúcYên, tỉnh Vĩnh Phúc Trường đạt chuẩn quốc gia vào tháng 06 năm 2008

Hình 2.1: Trường Mầm non Trưng Nhị

- Diện tch của trường là 1600 m2

- Cơ cấu của trường:

+ Tổng số trẻ: 360 trẻ

+ Tống số lớp: 10 lớp

+ Tổng số cán bộ, nhân viên, giáo viên: 39

+ Ban giám hiệu: 3 cán bộ

Trang 31

đã xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp và đảm bảo an toàn, thân thiện với

trẻ

Tuy nhiên trường cũng gặp phải một số khó khăn về điều kiện vật chất,trang thiết bị dạy học: lớp học cho trẻ còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầutăng lên của trẻ, nhiều lớp còn quá tải, nhất là các lớp mẫu giáo nhỡ vàcác lớp mẫu giáo lớn Trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc - giáo dụctrẻ còn rất hạn chế: chưa có phòng thể chất, phòng máy tnh, hệ thống máytnh còn thiếu…

2.1.2 Không gian tổ chức hoạt động ngoài trời

Hình 2.2: Không gian tổ chức hoạt động ngoài trời của trường

Nhà trường đã có các khu vực riêng từ phòng học, khu bếp, phòng hiệutrưởng riêng biệt Tuy nhiên với diện tích của trường là 1600 m2 không giancủa các khu vực có phần hạn chế Nhà trường có sân khấu nhưng chưa lớn,

Trang 32

không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả học sinh và giáo viêntrong

Trang 33

trường do số lượng trẻ quá đông.Từ hình ảnh trên ta có thể thấy được, khônggian tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ còn rất hạn chế, diện tch cònnhỏ, tối đa có thể có 2 lớp cùng tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời.

Thông qua trao đổi với cô Nguyễn Thị Hợp - Hiệu trưởng nhà trườngtôi được biết: trước kia (năm 2006), tỉ lệ trẻ mầm non đến trường chưa đông,nên trước mắt nhà trường chỉ xây dựng 6 phòng học (2 lớp 3 tuổi, 2 lớp 4 tuổi

và 2 lớp 5 tuổi), cho nên Ban lãnh đạo nhà trường cùng với ban lãnhđạo

phường Trưng Nhị đã quyết định chọn khu đất có diện tích là 1600 m2 này,hơn nữa xung quanh không có xí nghiệp hay nhà máy, lại ở vị trí thuận tiệncho các phụ huynh đưa đón trẻ, trường cách chợ 1km theo tôi là thíchhợp Hiện nay, trường Mầm non Trưng Nhị trường đang xây dựng một cơ

sở mới với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chămsóc - giáo dục trẻ được tốt hơn Dự kiến cơ sở mới sẽ được đi vào hoạt độngtrong năm học mới, năm học 2017 - 2018

2.2 Thực trạng về công tác quản lí đội ngũ giáo viên

Đội ngũ cán bộ giáo viên, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, tốtnghiệp nghiệp vụ sư phạm Trình độ của giáo viên:

+ Trình độ đại học: 20 giáo viên

+ Trình độ cao đẳng: 06 giáo viên

+ Trình độ trung cấp: 07 giáo viên

Trường có đội ngũ giáo viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình, sángtạo, hăng hái thăm gia các hoạt động dạy tốt, học tốt, chăm sóc tốt màngành đưa ra Có thể nói nhà trường có một đội ngũ giáo viên rất đoàn kết,thường xuyên trao đổi cho nhau những kinh nghiệm trong giảng dạy và chămsóc trẻ, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượnggiáo dục mầm non Số lượng giáo viên giỏi các cấp đều tăng hằng năm, hiệnnay trường đã có một số giáo viên dạy giỏi cấp thị và cấp tỉnh Một số thành

Trang 34

tch mà đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường Mầm non Trưng Nhị đã đạtđược:

Trang 35

+ 01 giải Nhì giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.

+ 01 giải Nhì giáo viên dạy giỏi cấp Thị

+ 01 giải Nhì Elearning cấp Thị

+ 02 giải Ba Elearning

Như vậy, với đội ngũ cán bộ và nhân viên đầy nhiệt huyết, luôn phấnđấu cao trong công tác giáo dục, trường Mầm non Trưng Nhị luôn là mộttrường tên tiến trong hệ thống các trường Mầm non của thị xã Phúc Yên

Để đánh giá chính xác, khách quan sự hiểu biết của giáo viên, tôi đãtến hành điều tra trên 20 giáo viên bằng phương pháp phỏng vấn, quansát, dự giờ, trò chuyện và thông qua phiếu điều tra

Nội dung điều tra:

Theo cô, vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc tổ

chức hoạt động ngoài trời trẻ

Tổng số Ý kiến

20

12/206/20 0/20 2/20 0/20 60%

30% 0% 10% 0% Tất cả các ý kiến

Vai trò, ý kiến khác

Trang 36

Kết quả điều tra được cụ thể hóa bằng biểu đồ sau:

Ý kiến 1 Ý kiến 2 Ý kiến 3 Ý kiến 4 Ý kiến 5

Biều đồ thể hiện nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc tổ

chức hoạt động ngoài trời trẻ

Qua bảng 2.1 và biểu đồ ta thấy, giáo viên đều nhận thức được vaitrò và tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời Trong đó có 30% giáo viêncho rằng: Hoạt động ngoài trời giúp trẻ tự mình khám phá, học hỏi 10% giáoviên cho rằng hoạt động ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh và hoạt bát hơn Và

có đến

60% giáo viên cho rằng: hoạt động ngoài trời giúp trẻ được tự mình khámphá, học hỏi; trẻ dễ dàng thu nạp vitamin D; trẻ khỏe mạnh, hoạt bát hơn vàgiúp giảm các tật về mắt cho trẻ

Ngoài ra, một số giáo viên còn có nhận thức khác về vai trò, ý nghĩacủa hoạt động ngoài trời đối với trẻ đó

Trang 37

Từ đó, ta thấy rằng giáo viên tại trường Mầm non Trưng Nhị đã có những

Trang 38

nhận định đúng đắn và sâu sắc về hoạt động ngoài trời, một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong Chương trình giáo dục Mầm non.

Tôi có mở rộng phạm vi điều tra tại 2 trường Mầm non tại 2 địa điểmkhác nhau: Trường Mầm non Văn Khê - Mê Linh - Hà Nội với 10 phiếu vàtrường Mầm non Tiền Phong A - Mê Linh - Hà Nội với 20 phiếu cùng câu hỏitương tự Kết quả tôi nhận được như sau:

Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ tại trường Mầm non Văn Khê

0/100%

0/100%

5/1050%

06/2030%

02/2010%

5/2025%

Tất cả các ý kiếnKết quả của 3 trường là khác nhau, tuy nhiên chúng đều cho chúng

ta thấy rằng giáo viên đã có cái nhìn mới về tầm quan trọng của hoạt độngngoài trời, nó là một trong những hoạt động chính trong các hoạt diễn rathường ngày của trẻ ở trường mầm non Trẻ được phát triển toàn diện vềthể chất cũng như nhân cách khi tham gia các hoạt động mà giáo viên tổ

Trang 39

chức, điều đó thúc đẩy giáo viên tến hành tổ chức hoạt động ngoài trờithường xuyên hơn.

Trang 40

2.3 Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

Để tm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4 tuổi, tôi sử dụng các câu hỏi sau:

Câu hỏi: Trong chương trình giáo dục của nhà trường, hoạt động ngoài trời được tổ chức ở mức độ nào?

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Kết quả về mức độ tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

Tổng sốphiếu

sự vật, hiện

tượng mới mà cô mang tới, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cô giao Hoạtđộng ngoài trời nếu chỉ thỉnh thoảng hoặc ít khi tổ chức sẽ dần đến tìnhtrạng trẻ hưng phấn quá mức trong khi cô cho trẻ chơi, dễ mệt mỏi hơn.Kết quả điều tra tại trường Mầm non Trưng Nhị cũng giống như kết quảđiều tra tại 2 trường Mầm non Văn Khê - Mê Linh - Hà Nội và trường

Ngày đăng: 06/01/2020, 12:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Tuyết Ánh. (2005). Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5 - 6 tuổi. Luận văn Thạc sĩ khoa học GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp tổ chức hoạt độngngoài trời nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5 - 6 tuổi
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Ánh
Năm: 2005
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục Mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục Mầm non
Nhà XB: NXB Giáodục Việt Nam
3. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. (2008). Giáo trình Trò chơi vận động.Hà Nội: NXB Thể dục thể thao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Trò chơi vận động
Tác giả: Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
Nhà XB: NXB Thể dục thể thao
Năm: 2008
4. Lương Kim Chung và Đào Duy Thư. (1994). Vun trồng thể lực cho đàn em nhỏ. NXB Thể dục thể thao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vun trồng thể lực cho đànem nhỏ
Tác giả: Lương Kim Chung và Đào Duy Thư
Nhà XB: NXB Thể dục thể thao
Năm: 1994
5. Khoa Giáo dục Thể chất. (2015). Phương pháp giáo dục thể chất trẻ Mầm non. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục thể chất trẻMầm non
Tác giả: Khoa Giáo dục Thể chất
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Năm: 2015
6. Nguyễn Lân. (1997). Từ điển Tiếng Việt. NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1997
7. Đặng Hồng Phương. (2002). Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập VĐ cơ bản cho trẻ Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi). Luận án Tiến sĩ GD học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tậpVĐ cơ bản cho trẻ Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Tác giả: Đặng Hồng Phương
Năm: 2002
8. Hoàng Thị Phương. (2005). Vệ sinh trẻ em. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh trẻ em
Tác giả: Hoàng Thị Phương
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
9. Hoàng Thị Phương. (2008). Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làmquen với môi trường xung quanh
Tác giả: Hoàng Thị Phương
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
10. Lưu Tân. (2002). Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi học. NXB Thể dục thể thao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi học
Tác giả: Lưu Tân
Nhà XB: NXB Thểdục thể thao
Năm: 2002
11. Vũ Đức Thu. (2008). Lịch sử và quản lí học thể dục thể thao. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và quản lí học thể dục thể thao
Tác giả: Vũ Đức Thu
Nhà XB: NXB Đại họcSư phạm
Năm: 2008
12. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương và Lê Thị Ánh Tuyết. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi). NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tổchức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non Mẫu giáo nhỡ (4 - 5tuổi)
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
14. Nguyễn Ánh Tuyết. (2000). Trò chơi của trẻ em. NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi của trẻ em
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 2000
15. Nguyễn Ánh Tuyết. (2008). Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXBĐại học Sư phạm
Năm: 2008
16. Vận dụng phương pháp Montessori vào giáo dục hòa nhập ở trường Mầm non. (2010). Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp Montessori vào giáo dục hòa nhập ở trườngMầm non
Tác giả: Vận dụng phương pháp Montessori vào giáo dục hòa nhập ở trường Mầm non
Năm: 2010
17. Nguyễn Như Ý. (1999). Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 1999
13. Đồng Văn Triệu. (2000). Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất trong Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w