1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng tạo các thí nghiệm về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4 5 tuổi trường mầm non thị trấn cát hải

20 60 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN CÁT HẢI BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN SÁNG TẠO CÁC THÍ NGHIỆM VỀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN CÁT HẢI Tác giả: Trần Thị Minh Hường Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non Thị Trấn Cát Hải Thị Trấn Cát Hải- Huyện Cát Hải Cát Hải, tháng12 năm 2016 1 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Huyện năm 2016 Tác giả: - Họ và tên: Trần Thị Minh Hường - Đơn vị công tác: Trường mầm non Thị Trấn Cát Hải - Trình độ chuyên môn: Đại học Đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Sáng tạo các thí nghiệm về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm Non Thị Trấn Cát Hải” 1 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ công tác tổ chức các hoạt động thí nghiệm giúp trẻ trải nghiệm, khám phá về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm Non Thị Trấn Cát Hải ngày càng hiệu quả hơn 2 Nội dung: Từ những thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ chơi với nước đơn giản, được lặp đi lặp lại nhiều lần của lớp 4-5 tuổi, nhằm đề ra giải pháp mới, sáng tạo các thí nghiệm về nước trong hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi tạo cơ hội cho trẻ tích cực trải nghiệm, khám phá, tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng một cách chủ động nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non thị trấn Cát Hải ngày càng tốt hơn 3 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến, giải pháp đăng ký: Khám phá với nước khi hoạt động ngoài trời là quan trọng đối với trẻ 4-5 tuổi Thông qua các hoạt động trẻ phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, 2 năng lực phán đoán, làm thỏa mãn tính tò mò, thích trải nghiệm, khám phá của trẻ Các thí nghiệm, khám phá với nước giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết của mình về đặc điểm cơ bản của nước, các mối liên hệ, sự thay đổi của sự vật, hiện tượng với nước, trẻ tích cực và chủ động hơn nhiều khi tham gia các hoạt động ngoài trời, tạo cho các giờ hoạt động ngoài trời phong phú hơn, hấp dẫn hơn và luôn mới lạ với trẻ, giúp trẻ giảm đi những mệt mỏi sau những giờ hoạt động học, trẻ được thỏa sức vui chơi, trải nghiệm với ý thích và sự hứng thú của mình, qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo, năng lực hoạt động trí tuệ của trẻ góp phần triển toàn diện ở trẻ đồng thời nâng cao được chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ trong trường mầm non Do đó tôi đã lựa chọn “Giải pháp sáng tạo các thí nghiệm về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Cát Hải” để đăng ký, giải pháp năm 2016 4 Nội dung của sáng kiến, giải pháp: Sáng tạo các thí nghiệm về nước để giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm, khám phá, phán đoán, dự đoán các sự vật hiện tượng xảy ra từ các thí nghiệm trong các giờ hoạt động ngoài trời 5 Tính mới của giải pháp, sáng kiến: Giải pháp “sáng tạo các thí nghiệm về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Cát Hải” có tính mới ở sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên về các thí nghiệm với nước, nhằm khơi gợi kích thích sự tìm tòi khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận Trẻ hoàn toàn chủ động, tích cực, sôi nổi mạnh dạn và tự tin hơn Qua các hoạt động giúp trẻ trí tưởng tượng, óc sáng tạo, tính độc lập, đồng thời hình thành ở trẻ tình yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày Trẻ tiếp thu kiến thức khoa học về nước dễ dàng hơn và ghi nhớ sâu hơn 3 6 Những lợi ích mang lại từ việc áp dụng sáng kiến: * Hiệu quả kinh tế: Việc sáng tạo các thí nghiệm về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ tại trường mầm non thị trấn Cát Hải đã được tôi đưa ra khá dễ dàng và thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của lớp, không cần có sự đầu tư lớn về kinh phí, không tốn kém, không mất nhiều thời gian thiết kế, dễ thực hiện, việc chuẩn bị đơn giản, không cầu kì, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ Cho nên bất kể giáo viên nào cũng có thể tổ chức cho trẻ các thí nghiệm này * Hiệu quả xã hội: Sau một thời gian tìm hiểu, khám phá nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi từ chỗ chưa có nhiều kinh nghiệm, hạn chế về kiến thức, chưa bạo dạn tự tin khi tổ chức một số hoạt động thí nghiệm về nước Đến nay tôi đã hoàn toàn tự tin và luôn cảm thấy hứng thú, tích cực sáng tạo ra các thí nghiệm mới về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ có thể triển khai cho tất cả các độ tuổi và nhiều trường mầm non Kinh nghiệm này dễ thực hiện mà lại đem được hiệu quả khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học với nước trong trường mầm non Đồng thời cũng giúp trẻ luôn chủ động, tích cực tìm tòi, khám phá, trải nghiệm suy nghĩ, phát hiện những điều hay, những cái mới lạ về sự vật hiện tượng thế giới xung quanh trẻ * Các giá trị làm lợi khác: Đề tài giúp giáo viên có sự sáng tạo, tìm tòi, học hỏi, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động Bên cạnh đó còn được trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật chăm sóc và giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển trí tò mò, tính ham hiểu biết, kích thích trẻ khám phá, sáng tạo và say mê tìm tòi, đáp ứng được đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay 7 Khả năng áp dụng, nhân rộng: 4 Sáng kiến “ Sáng tạo các thí nghiệm về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Cát Hải”đã được áp dụng có hiệu quả cho các lớp mẫu giáo trong trường mầm non thị trấn Cát Hải và có thể tất cả các lớp của các trường bạn trên địa bàn huyện Cát Hải Chúng tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật Cát Hải, ngày 20 tháng 12 năm 2016 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trần Thị Minh Hường THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 5 1 Tên sáng kiến: “Sáng tạo các thí nghiệm về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non thị trấn Cát Hải” 2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ công tác tổ chức các hoạt động thí nghiệm giúp trẻ trải nghiệm, khám phá về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm Non Thị Trấn Cát Hải ngày càng hiệu quả hơn 3 Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Minh Hường Ngày/tháng/năm sinh: 25/07/1979 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Thị Trấn Cát Hải Điện thoại: DĐ 0936504838 4 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị : Trường mầm non Thị Trấn Cát Hải Địa chỉ: Thị Trấn Cát Hải- Huyện Cát Hải - Hải Phòng Điện thoại: 0313886225 I MÔ TẢ GIẢI PHÁP Đà BIẾT: 1 Thực trạng các giải pháp: Khám phá với nước khi hoạt động ngoài trời là quan trọng đối với trẻ 4-5 tuổi Thông qua các hoạt động trẻ phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, năng lực phán đoán, làm thỏa mãn tính tò mò, thích trải nghiệm, khám phá của trẻ Các thí nghiệm, khám phá với nước giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết của mình về đặc điểm cơ bản của nước, các mối liên hệ, sự thay đổi của sự vật, hiện tượng với nước, trẻ tích cực và chủ động hơn nhiều khi tham gia các hoạt động ngoài 6 trời, tạo cho các giờ hoạt động ngoài trời phong phú hơn, hấp dẫn hơn và luôn mới lạ với trẻ, giúp trẻ giảm đi những mệt mỏi sau những giờ hoạt động học, trẻ được thỏa sức vui chơi, trải nghiệm với ý thích và sự hứng thú của mình góp phần phát triển toàn diện ở trẻ 2 Ưu, khuyết điểm của giải pháp đã áp dụng * Ưu điểm: Giáo viên đã nắm được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động thí nghiệm về nước cho trẻ 4-5 tuổi trong giờ hoạt động ngoài trời, không mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị nội dung, đồ dùng đồ chơi cho trẻ khám phá, trải nghiệm Cô hoàn toàn chủ động về mặt thời gian Đồ dùng, dụng cụ khám phá đơn giản, dễ tìm, ít tốn kém * Những khuyết điểm, hạn chế: + Về phía giáo viên: Việc tổ chức cho trẻ thí nghiệm về nước đã được thực hiện song chưa có sự sáng tạo, linh hoạt, chưa thu hút và phát huy tính tích cực của trẻ Giáo vên chưa có sự đầu tư sáng tạo để giúp trẻ biết bày tỏ suy nghĩ, niềm mong muốn của mình như thế nào và kích thích tư duy của trẻ phát triển Hạn chế khả năng sáng tạo của cô giáo trong việc sáng tạo các nội dung thí nghiệm với nước trong hoạt động ngoài trời + Về phía trẻ: Trẻ hoàn toàn bị động, không hứng thú với các thí nghiệm quen thuộc, chưa kích thích được trẻ chủ động tham gia trải nghiệm, tìm tòi khi khám phá về nước Do đó hạn chế sự phát triển tư duy của trẻ, giờ hoạt động ngoài trời thường nặng nề, mệt mỏi với trẻ II NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 1 Tính cấp thiết 7 Sáng tạo các thí nghiệm về nước khi hoạt động ngoài trời là quan trọng đối với trẻ 4-5 tuổi Thông qua các hoạt động trẻ phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, năng lực phán đoán, làm thỏa mãn tính tò mò, thích trải nghiệm, khám phá của trẻ Các thí nghiệm, khám phá với nước giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết của mình về đặc điểm cơ bản của nước, các mối liên hệ, sự thay đổi của sự vật, hiện tượng với nước, trẻ tích cực và chủ động hơn nhiều khi tham gia các hoạt động ngoài trời, tạo cho các giờ hoạt động ngoài trời phong phú hơn, hấp dẫn hơn và luôn mới lạ với trẻ, giúp trẻ giảm đi những mệt mỏi sau những giờ hoạt động học, trẻ được thỏa sức vui chơi, trải nghiệm với ý thích và sự hứng thú của mình, qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo, năng lực hoạt động trí tuệ của trẻ góp phần triển toàn diện ở trẻ đồng thời nâng cao được chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ trong trường mầm non 2 Các thí nghiệm về nước: Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời, tôi đã lựa chọn nội dung các thí nghiệm về nước để giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm, khám phá, phán đoán, dự đoán các sự vật hiện tượng xảy ra từ các thí nghiệm 2.1 Thí nghiệm 1: “Thấm và không thấm” * Chuẩn bị: Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ một tờ giấy hoặc lá cây, nước * Hướng dẫn thí nghiệm: Tôi cho trẻ ra quan sát cây để xem trẻ có phát hiện ra điều gì mới lạ không? tôi gợi ý cho trẻ để hướng trẻ vào những giọt nước còn đọng trên lá cây qua đêm và hỏi trẻ “những giọt nước này có từ đâu? tại sao nó lại không thấm được qua lá? tại sao nó còn đọng trên lá? nếu cho những giọt nước này vào giấy thì sẽ như thế nào? ” 8 Sau khi kích thích tư duy của trẻ bằng các câu hỏi để trẻ phải suy nghĩ tìm ra kết quả của những thắc mắc trên tôi cho trẻ đổ nước lên giấy và cùng quan sát xem hiện tượng gì xảy ra? “tờ giấy lúc này sẽ bị ướt”, “nước thấm vào giấy…” (Phụ lục 1) Từ đó tôi giải thích cho trẻ hiểu về vấn đề tại sao nước lại thấm trên giấy mà không thấm trên lá: “Vì lá có một chất không thấm nước nên lá không bị dính ướt khi có nước nên những giọt nước chỉ đọng trên lá mà không tan ra còn giấy thấm nước nên khi cho nước vào nước sẽ lan trên bề mặt giấy làm giấy ướt…” Cuối cùng giáo viên cho trẻ tự làm thí nghiệm với nước, chia trẻ làm 2 nhóm, một nhóm cho nước lăn trên giấy còn một nhóm cho nước lăn trên lá cây 2.2 Thí nghiệm 2: Chìm hay nổi: * Chuẩn bị: 2 lọ đựng nước với lượng nước bằng nhau và đánh ký hiệu A, B, 2 quả trứng, muối, thìa cho mỗi nhóm * Hướng dẫn thí nghiệm: Cho trẻ về nhóm để làm thí nghiệm lấy 2 lọ nước Lọ A để nguyên, lọ B bỏ thêm muối và khuấy cho tan Sau đó cho trẻ thực hiện thả 2 quả trứng vào 2 lọ trên Điều gì sẽ xảy ra? Trẻ sẽ nhìn thấy hiện tượng và nói: Lọ A: Quả trứng chìm, lọ B: Quả trứng nổi Cũng có nhóm cả 2 quả trứng đều chìm Tôi cho trẻ suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân Tôi gợi ý cho trẻ: Muốn trứng ở lọ B nổi được như của nhóm bạn thì phải làm gì? Tôi lại cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: “Liệu quả trứng có nổi không nếu chúng ta cho thêm muối vào lọ nước này?” Tôi cho trẻ thực hiện luôn, đủ lượng muối thì quả trứng nổi lên.( Phụ lục 2) Lúc này tôi mới đặt câu hỏi với trẻ: Tại sao khi cho trứng vào lọ nước thì trứng chìm mà cho thêm muối vào thì trứng lại nổi…Để cho trẻ phải tư duy, suy nghĩ và tìm ra các đáp án Sau đó tôi mới giải thích vì có nhiều muối làm nước mặn sẽ đẩy quả trứng nổi lên Tôi thấy tiết học vui vẻ và sôi động hẳn lên 9 Ngoài ra tôi còn cho trẻ thí nghiệm với các đồ vật khác nhau để khắc sâu kiến thức chìm hay nổi cho trẻ * Chuẩn bị: Khăn, một số vật chìm nổi khác nhau (nhựa, khối nhựa, vỏ hộp xốp, chai nhựa, sắt, đá, sỏi ) * Hướng dẫn thí nghiệm: Tôi hướng trẻ thí nghiệm để xem vật nào nổi, vật nào chìm, vì sao? Chỉ cần giao việc xong tôi thấy trẻ rất hứng thú Trước khi trẻ đặt một vật vào trong nước, chỉ cần hỏi trẻ đoán xem vật đó chìm hay nổi Nói chung, trẻ nhỏ nghĩ rằng những vật nhỏ sẽ trôi nổi còn vật to sẽ chìm, và trẻ sẽ ngạc nhiên khi thấy điều này không hoàn toàn thế và rồi trẻ nhận ra các vật bằng gỗ, bằng nhựa, xốp là nổi chẳng hạn, chúng sẽ đi tìm tất cả các vật bằng gỗ, bằng nhựa, xốp, để thử hay những vật nặng như sắt, đá, sỏi chìm trong nước Trong khi chơi trẻ trao đổi với bạn về ý tưởng của mình chính vì thế trẻ rất say sưa, trẻ làm đi làm lại để có câu trả lời chính xác vật nào nổi, vật nào chìm? Vì sao? ( Phụ lục 3) Tùy vào mỗi trò chơi tôi tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật dưới nhiều hình thức khác nhau, trẻ hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn Nếu như tôi chỉ đơn thuần cho trẻ quan sát, đàm thoại và cung cấp kiến thức cho trẻ thì trẻ sẽ buồn chán, không tập trung nhưng khi được tôi tổ chức dưới dạng trò chơi này thì tôi thấy trẻ đã biết dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra khi thả các vật khác nhau vào chậu nước, tại sao… Như thế sẽ phát huy được tính tò mò, chủ động, khả năng tích cực hoạt động và lòng ham hiểu biết của trẻ 2.3 Thí nghiệm 3: Tan và không tan trong nước? * Chuẩn bị: Cốc, nước, muối, đường, cát, đá, sỏi, thìa * Hướng dẫn thí nghiệm: 10 Cho trẻ tự chọn muối, đường, cát để cho vào cốc nước của mình, nguấy đều để khám phá xem vật nào tan và không tan, trẻ quan sát và thảo luận nhóm cùng nhau xem hiện tượng gì xảy ra, nước có sự thay đổi như thế nào và nêu lên ý kiến nhận xét, so sánh Tôi thấy trẻ rất hào hứng, thích thú, trẻ trao đổi sôi nổi và đưa ra rất nhiều câu trả lời khác nhau ( đường, muối của tớ biến mất rồi; sao đá, sỏi của bạn lại không tan nhỉ ), cứ như thế trẻ tự đặt câu hỏi, rồi lại tự trả lời, tôi thấy trẻ rất vui vì qua các thí nghiệm trẻ được chủ động, tích cực khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ, khả năng phán đoán Kết hợp sự giảng giải của cô giáo trẻ biết được nước trong suốt, không màu, không mùi vị, đường có vị ngọt, khi hòa tan đường vào nước làm cho nước có vị ngọt, muối có vị mặn, khi hòa tan muối vào nước tạo cho nước có vị mặn, còn đá, sỏi, cát là các chất rắn sẽ không tan trong nước (Phụ lục 4) 2.4 Thí nghiệm 4: Sự biến đổi của nước * Chuẩn bị: Cho 4 đội mỗi đội một lọ nước và bột màu ( xanh, đỏ, vàng), thìa * Hướng dẫn thí nghiệm: Trẻ em rất thích chơi với màu nước, để thực hiện tốt hoạt động này tôi cho trẻ tự chọn nhóm chơi, tự chọn màu để pha vào lọ nước của đội mình, sau đó trẻ cùng quan sát, trao đổi với nhau Tôi cho trẻ sử dụng các giác quan để quan sát các cốc nước, nhận biết tính chất không màu, không mùi vị của nước, khi pha với các màu khác nhau thì nước biến đổi màu như thế nào? trẻ tự đặt ra các câu hỏi vì sao lọ nước của đội bạn lại biến thành màu đỏ, còn của đội tớ lại có màu xanh cứ như thế trẻ trao đổi với nhau vì đội tớ cho bột màu đỏ vào nước hòa tan lẫn nhau thế là nước biến thành màu đỏ Qua thí nghiệm trẻ biết bột màu được hòa tan trong nước làm cho nước đổi màu Những lúc đó tôi thấy gương mặt của mỗi trẻ đều hiện rõ niềm vui sướng vô cùng vì trẻ thấy được thành quả của mình khi tự tham gia thí nghiệm, khám phá trẻ sẽ phát hiện ra: “Nước không có màu, không có mùi, không có vị”, “Nước trong nhìn thấy xuyên qua bên 11 kia nhưng lại dễ dàng biến đổi màu sắc khi hòa tan với các loại bột màu khác nhau (Phụ lục 5) 2.5 Thí nghiệm 5: Nước sạch và nước không sạch: Tôi đã tổ chức cho trẻ thêm một trải nghiệm mới về môi trường và bảo vệ môi trường * Chuẩn bị: 3 chậu nước sạch và một số đồ chơi, lá cây, vỏ bánh kẹo, rác,… * Hướng dẫn thí nghiệm: Tôi cho trẻ quan sát thế nào là nước sạch để trẻ biết được rằng “nước sạch là nước có màu trắng”, “ nước sạch là nước không có chất bẩn”, “nước sạch là nước rửa tay được”, “nước sạch là để tắm được”, “nước sạch để ăn uống”…Sau đó tôi cho trẻ sờ vào nước sạch để cảm nhận về nước sạch như “mát lắm, sạch, không có rác…” Tiếp theo tôi đưa ra câu hỏi để trẻ suy nghĩ về điều gì sẽ xảy ra khi mỗi chúng ta vất một thứ gì đó vào chậu nước này? trẻ phân tích, suy luận, phán đoán và tổng hợp các suy nghĩ của mình để tìm ra kết quả “chắc là bẩn, nước đen, không rửa tay được…” Tại sao lại có sự thay đổi này, qua đó trẻ nhận ra được: “nước này bẩn, nước chuyển sang màu khác, nước nhiều rác bẩn, vì vứt rác vào nước, vì nhiều rác trong nước, vì có cát bẩn,….” Từ đó tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn các nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường trong sạch (Phụ lục 6) Với hình thức trên tôi chỉ là người gợi ý, tạo các tình huống tổ chức hoạt động cho trẻ làm các thí nghiệm, tìm hiểu, đặt câu hỏi khuyến khích sự phỏng đoán, sự suy luận và giải thích lời nhận xét của trẻ, giúp trẻ nhận ra sự thay đổi của sự vật, hiện tượng bằng cách so sánh Tôi thấy trẻ đã biết được đặc điểm của nước không màu, không mùi vị và sự thay đổi của nước khi có vật bỏ vào, biết đưa ra ý kiến nhận xét khi làm thí nghiệm và biết so sánh 2 sư vật với nhau, biết được sự thay đổi của các chất 12 trong nước Ngoài ra trẻ còn biết cách ứng xử với môi trường và ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh trẻ Không chỉ dừng lại với những thí nghiệm này mà vào nhiều giờ hoạt động ngoài trời tiếp theo tôi tổ chức cho trẻ khám phá về nước như tính chất của nước: Rắn, lỏng, sự biến dạng của nước, giọt sương đọng trên lá, nước thấm qua được một số vật và không thấm qua được … Cứ như vậy trong các giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ thực hành các thí nghiệm mới lạ, tôi thấy trẻ rất hứng thú, tích cực, chủ động tham gia hoạt động một cách say mê, trẻ không nhàm chán, linh hoạt, chủ động, sáng tạo hơn, qua đó giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú Do đó nâng cao được chất lượng các giờ hoạt động ngoài trời tại lớp tôi 3 Tính mới, tính sáng tạo: 3.1 Tính mới: Giáo viên đã sáng tạo ra được nhiều thí nghiệm có hiệu quả để trẻ được khám phá, trải nhiệm về nước giúp trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non thị trấn Cát Hải tích cực, chủ động tham gia các hoạt động khám phá, trải nghiệm với nước trong giờ hoạt động ngoài trời, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ theo quan điểm “ lấy trẻ làm trung tâm” 3.2 Tính sáng tạo: Qua việc sáng tạo các thí nghiệm về nước nhằm khơi gợi kích thích sự tìm tòi khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận Trẻ hoàn toàn chủ động, tích cực, sôi nổi mạnh dạn và tự tin hơn Qua các hoạt động giúp trẻ trí tưởng tượng, óc sáng tạo, tính độc lập, đồng thời hình thành ở trẻ tình yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày Trẻ tiếp thu kiến thức khoa học về nước dễ dàng hơn và ghi nhớ sâu hơn 13 4 Khả năng áp dụng nhân rộng: Sáng kiến “ Sáng tạo các thí nghiệm về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Cát Hải” đã được áp dụng có hiệu quả cho các lớp mẫu giáo trong trường mầm non thị trấn Cát Hải và có thể tất cả các lớp của các trường bạn trên địa bàn huyện Cát Hải 5 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: 5.1 Hiệu quả kinh tế: Việc sáng tạo các thí nghiệm về nước đã được tôi đưa ra khá dễ dàng và thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của lớp, không cần có sự đầu tư lớn về kinh phí, không tốn kém, không mất nhiều thời gian thiết kế, dễ thực hiện, việc chuẩn bị đơn giản, không cầu kì, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ Cho nên bất kể giáo viên nào cũng có thể tổ chức cho trẻ các thí nghiệm này 5.2 Hiệu quả xã hội: Trước đây bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa bạo dạn tự tin khi tổ chức một số hoạt động thí nghiệm về nước Đến nay tôi đã hoàn toàn tự tin và luôn cảm thấy hứng thú, tích cực sáng tạo ra các thí nghiệm mới về nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Kinh nghiệm này dễ thực hiện mà lại đem được hiệu quả khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học với nước trong trường mầm non Đồng thời cũng giúp trẻ luôn chủ động, tích cực tìm tòi, khám phá những cái mới lạ về sự vật hiện tượng thế giới xung quanh trẻ 5.3 Các giá trị làm lợi khác: Đề tài giúp giáo viên có sự sáng tạo, tìm tòi, học hỏi, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động Bên cạnh đó còn được trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật chăm sóc và giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển trí tò mò, tính ham hiểu biết, kích 14 thích trẻ khám phá, sáng tạo và say mê tìm tòi, đáp ứng được đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Quyên Trần Thị Minh Hường 15 ẢNH MINH HỌA CHO SÁNG KIẾN Phụ lục 1: Bé đang khám phá về những giọt nước thấm và không thấm 16 Phụ lục 2: Các bé đang làm thí nghiệm trứng chìm hay nổi trong nước khi có muối và không có muối Phụ lục 3: Bé thử đoán xem vật nào chìm , vật nào nổi nhé! 17 Phụ lục 4: Các bé thử nghiệm xem những chất nào tan được trong nước và những chất nào không tan trong nước nhé 18 Phụ lục 5: Bé đang trải nghiệm về sự biến đổi của nước 19 Phụ lục 6: trẻ làm thí nghiệm về nước sạch và không sạch 20 ... nhận sáng kiến: ? ?Sáng tạo thí nghiệm nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trời cho trẻ 4- 5 tuổi trường Mầm Non Thị Trấn Cát Hải? ?? Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ công tác tổ chức hoạt. .. hoạt động thí nghiệm giúp trẻ trải nghiệm, khám phá nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trời cho trẻ 4- 5 tuổi trường Mầm Non Thị Trấn Cát Hải ngày hiệu Nội dung: Từ thực trạng tổ chức. .. nghiệm nước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trời cho trẻ 4- 5 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Cát Hải? ??đã áp dụng có hiệu cho lớp mẫu giáo trường mầm non thị trấn Cát Hải tất lớp trường bạn địa

Ngày đăng: 11/06/2021, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w