1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp thí nghiệm để tổ chức cho 5 6 tuổi tìm hiểu môi trường xung quanh (2017)

92 187 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Đề xuất quy trình sử dụng phương pháp thí nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ 5-6 tuổi tìm hiểu MTXQ .... Đây thực chất là việc giáo viên tạo ra môi trường, tạo ra cá

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 10

1 Lí do chọn đề tài 10

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 12

3 Khách thể nghiên cứu của đề tài 12

4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 12

5 Phạm vi nghiên cứu 12

6 Giả thuyết nghiên cứu 13

NỘI DUNG 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 14

1.1 Khái quát về chương trình cho trẻ tìm hiểu MTXQ 14

1.1.1 Quan niệm về môi trường xung quanh 14

1.1.2 Vai trò của môi trường xung quanh với sự phát triển nhận thức toàn diện của trẻ 15

1.1.3 Mục tiêu của việc hướng dẫn trẻ tìm hiểu MTXQ 16

1.1.4 Mục tiêu của chương trình cho trẻ tìm hiểu MTXQ của trẻ 5-6 tuổi 18

1.1.5 Nội dung chương trình cho trẻ tìm hiểu MTXQ của trẻ 5-6 tuổi 20

1.1.6 Đặc trưng của chương trình cho trẻ tìm hiểu MTXQ của trẻ 5-6 tuổi 22

1.2 Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học ở mầm non 23

1.2.1 Khái niệm phương pháp thí nghiệm 23

1.2.2 Vai trò của phương pháp thí nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ tìm hiểu MTXQ 24

1.2.3 Những yêu cầu khi tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi tìm hiểu MTXQ theo phương pháp thí nghiệm 25

1.2.4 Một số thí nghiệm học tập có thể sử dụng cho trẻ tìm hiểu MTXQ 27

1.3 Đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi 28

1.3.1 Đặc điểm tâm lý 28

Trang 2

1.3.2 Đặc điểm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi 32

1.4 Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp, biện pháp của chương trình tìm hiểu MTXQ ở trường mầm non 33

1.4.1.Mục đích khảo sát thực trạng 33

1.4.2 Đối tượng khảo sát 34

1.4.3 Nội dung và phương pháp khảo sát 34

1.4.4 Kết quả khảo sát 34

1.4.5 Nhận thức của giáo viên khi sử dụng phương pháp thí nghiệm để hướng dẫn trẻ tìm hiểu MTXQ 36

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TÌM HIỂU MTXQ 39

2.1 Đề xuất sử dụng phương pháp thí nghiệm 39

2.2 Các nguyên tắc khi tổ chức các thí nghiệm cho trẻ tìm hiểu MTXQ 40

2.3 Lựa chọn nội dung sử dụng phương pháp thí nghiệm trong chương trình giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi tìm hiểu MTXQ 44

2.4 Đề xuất quy trình sử dụng phương pháp thí nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ 5-6 tuổi tìm hiểu MTXQ 47

2.5 Vận dụng phương pháp thí nghiệm để tổ chức một số thí nghiệm cụ thể cho trẻ 5-6 tuổi trong HĐ tìm hiểu MTXQ 48

2.6 Một số giáo án mẫu sử dụng phương pháp thí nghiệm cho trẻ tìm hiểu MTXQ 52

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63

3.1 Mục đích thực nghiệm 63

3.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện 63

3.3 Nội dung thực nghiệm 63

3.4 Quy trình thực nghiệm 63

3.5 Kết quả thực nghiệm 65

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG HÌNH VẼ, S LIỆU

Bảng 1.1 Nội dung của CTLQVMTXQ cho trẻ 5-6 tuổi 20 Bảng 1.2 Vai trò của GV khi hướng dẫn trẻ làm thực nghiệm/ thí nghiệm 25 Bảng 1.3 Mức độ sử dụng phương pháp thí nghiệm 34 Bảng 2.1 Tóm tắt quy trình tổ chức thí nghiệm trong hoạt động tìm hiểu

MTXQ cho trẻ 5-6 tuổi 47 Bảng 3.1 Kết quả thực nghiệm phương pháp thí nghiệm 65

Trang 6

1 Lí do chọ đề tài

MỞ ẦU

Tìm hiểu môi trường xung quanh hay còn gọi là khám phá khoa học làmột trong những nội dung cơ bản, nắm giữ vị trí quan trọng trong chươngtrình giáo dục cho trẻ mầm non Việc tổ chức cho trẻ khám phá, tìm hiểu môitrường xung quanh tạo điều kiện mang cho trẻ gần gũi với sự vật, cung cấpnhững vốn tri thức cơ bản, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn, từ

đó giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, lao động

và thể lực

Trong các hoạt động khám phá- tìm hiểu môi trường xung quanh, trẻđược tích cực sử dụng các giác quan cũng như tình cảm, cảm xúc của trẻ Vaitrò của người giáo viên lúc này rất quan trọng, cô giáo chính là người giántiếp mang thế giới xung quanh lại gần hơn với trẻ Cho trẻ khám phá MTXQchính là việc giáo viên tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động

để trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật, hiện tượngxung quanh trẻ Đây thực chất là việc giáo viên tạo ra môi trường, tạo ra cáctình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sụvật, hiện tượng của môi trường xung quanh, thông qua đó trẻ hiểu biết về đặcđiểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng, cá mối quan hệ qua lại, sự thay đổi vàphát triển của chúng Cô giáo cùng trẻ theo dõi quá trình nảy mầm của hạtđậu, giấy được làm từ gì, quan sát trời khi sắp mưa,… các hoạt động thu húttính tò mò và rèn tính kiên nhẫn cho trẻ

Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của trẻ mầm non nói chung,của trẻ mẫu giáo lớn nói riêng các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chứngminh rằng: Quá trình tìm hiểu MTXQ mang tính chất khám phá, trải nghiệm,theo phương thức “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” Điều này cho thấy nhữngthứ càng gần gũi với trẻ thì trẻ càng dễ học hỏi hơn Sống trong các hoạt động

Trang 7

trí tuệ, trẻ sẽ trở nên vui vẻ, chuyên tâm, tự tin, tích cực, được kích thích sự tò

mò ham học hỏi và tinh thần sáng tạo Giáo viên thường xuyên chơi và cùngthảo luận với trẻ, sau đó dần tách ra để cho trẻ tự học và chơi Cùng với sự kếthợp của môi trường lớp học mà từ đó, cuộc sống tinh thần cũng như các hoạtđộng trí tuệ của trẻ sẽ trở nên phong phú và có điều kiện để phát huy Cũngnhư việc tham gia vào hoạt động khám phá MTXQ, trẻ thường rất hào hứng

và sôi nổi Điều này cũng đặt ra cho các nhà giáo dục, các giáo viên trongnghề những câu hỏi: Làm sao để phát huy sự thích thú, say mê và tích cực củatrẻ? Làm sao để trẻ có thể phát huy hết những khả năng vốn có? trả lời chonhững câu hỏi này người giáo viên phải nắm vững kiến thức, các kĩ năng đểvận dụng linh hoạt các phương pháp cũng như các hình thức dạy học hợp lí

Thí nghiệm là một trong những phương pháp mà giáo viên có thể sửdụng để giúp trẻ lĩnh hội các tri thức về MTXQ một cách tích cực và cụ thể.Trong khám phá khoa học việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôntạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ởtrẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát,phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ, chính vì vậy mà phương pháp

sử dụng thí nghiệm luôn đạt kết quả cao trong hoạt động khám phá khoa học.Tuy nhiên thực tế ở nhiều trường mầm non cho thấy, phương pháp thí nghiệmkhông thường được các giáo viên sử dụng, còn mang tính thụ động, số lượngcác thí nghiệm chưa nhiều hoặc các thí nghiệm không phù hợp với độ tuổi vàkhả năng lĩnh hội của trẻ

Giai đoạn 5 - 6 tuổi là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt đối với trẻ, khi

đó hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh và tiến tới giữ vị trí chủ đạo khi trẻ lênlớp một Ở lứa tuổi này, kiểu tư duy trực quan hình tượng được phát triểnmạnh mẽ nhất Chính nhờ vào sự phát triển hoàn chỉnh của tư duy trực quanhình tượng, kết hợp với sự xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ, trẻ có thểkhám phá các mối liên hệ phức tạp bên trong sự vật, hiện tượng và giữa trẻ

Trang 8

với MTXQ Vì thế, ở cuối 5 tuổi trẻ đã có khả năng sử dụng thao tác phánđoán để khám phá sự vật, hiện tượng ở nhiều góc độ khác nhau Để làm thỏamãn các nhu cầu nhận thức về khám phá của trẻ, cũng như giúp trẻ phát triểnmọi mặt thì cần được tiến hành thông qua hoạt động có mục đích, có tươngtác trực tiếp với môi trường xung quanh.

Trong thời kì lên ngôi của khoa học và công nghệ hiện nay, mọi thứkhông ngừng chuyển biến vì vậy nền giáo dục nói chung và giáo dục mầmnon nói riêng cần có những đổi mới không ngừng về phương pháp, nội dungdạy học để có thể đáp ứng nhu cầu khắt khe của thời đại Người giáo viên ápdụng kiến thức của mình để có thể thay đổi linh hoạt, sáng tạo vào quá trìnhgiảng dạy và luôn luôn tiếp thu những phương pháp dạy học mới để truyềndạy cho các thế hệ học sinh của mình những tri thức tốt nhất

Từ những lí do trên em đã chọn đề tài: Vận dụng phương pháp thí nghiệm để tổ chức cho 5-6 tuổi tìm hiểu môi trường xung quanh.

2 Mụ đí i ứu đề tài

- Đề xuất quy trình sử dụng phương pháp thì nghiệm trong hoạt độngtìm hiểu MTXQ của trẻ 5-6 tuổi

3 Khách thể nghiên cứu củ đề tài

- Quá trình dạy học môn: Hướng dẫn cho trẻ làm quen với môi trườngxung quanh

4 ối tượng nghiên cứu củ đề tài

- Sử dụng phương pháp thí nghiệm tổ chức thí nghiệm học tập tronghoạt động tìm hiểu MTXQ của trẻ 5-6 tuổi

5 Phạm vi nghiên cứu

- Trẻ mẫu giáo lớn: 5-6 tuổi

Trang 9

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Nếu xây dựng được tiến trình sử dụng phương pháp thí nghiệm phùhợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong hoạt động hướng dẫn trẻtìm hiểu MTXQ

7 Nhiệm vụ nghiên cứu củ đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc sử dụng phương pháp thí nghiệmhướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi tìm hiểu MTXQ

- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phương pháp thí nghiệm tronghướng dẫn trẻ tìm hiểu MTXQ ở một số trường mầm non

- Đề xuất tiến trình sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 5-6tuổi tìm hiểu MTXQ

- Thực nghiệm sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 5-6 tuổitìm hiểu MTXQ và bước đầu đánh giá thực nghiệm

8 ươ p áp i ứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra

Trang 10

N I DUNG

ƯƠ 1 Ơ Ở LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Khái quát về ươ trì trẻ tìm hiểu MTXQ

1.1.1 Quan niệm về môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh bao gồm tất cả các yếu tố của tự nhiên và xãhội bao quanh trẻ em, có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống, sự tồn tại và phát triển của trẻ em Có thể phân chia MTXQthành môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các sự vật, hiện tượng của giới

vô sinh (không khí, ánh sáng, nước, đất, đá, sỏi ) và giới hữu sinh (động vật,thực vật, con người)

Môi trường xã hội bao gồm môi trường chính trị môi trường sản xuất racủa cải vật chất cho xa hội, môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường vănhoá

Môi trường xung quanh trẻ mầm non là những hoàn cảnh cụ thể (các sựvật, hiện tượng, con người) bao quanh trẻ, có liên quan mật thiết với trẻ ngay

từ khi chúng sinh ra và lớn lên

Cùng với sự lớn lên của trẻ, phạm vi tiếp xúc của trẻ với môi tườngxung quanh ngày càng lớn dần, nhất là lúc trẻ được đến trường mầm non.Những đối tượng mà trẻ thường xuyên tiếp xúc khi còn nhỏ chỉ dừng lại ởphạm vi gia đình nay càng được mở rộng, thế giới qua con mắt của trẻ ngàycàng trở nên phong phú hơn, vốn hiểu biết của trẻ về các sự vật, hiện tượngngày càng tăng dần về cả số lượng lần chất lượng Những điều kiện chăm sóc

và giáo dục trẻ ở gia đình và ở trường mầm non đã tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúcgần hơn, sâu rộng hơn với môi trường xung quanh Như vậy, để có thể giúptrẻ dễ dàng thích ứng với môi trường xug quanh, cần tạo những điều kiện cho

Trang 11

trẻ khám phá các đối tượng xung quanh từ khi chúng sinh ra và lớn lên Việccho trẻ khám phá các đối tượng cần tiến hành trong các hoàn cảnh sống thựccủa chúng, trong các mối quan hệ với các đối tượng khác làm phong phú vốnhiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh.

1.1.2 Vai trò của môi trường xung quanh với sự phát triển nhận thức toàn diện của trẻ

K

h á i n i ệ m : MTXQ được hiểu là tất cả các sự vật, hiện tượng của giới

hữu sinh & vô sinh bao quanh và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, sựtồn tại & phát triển của mỗi cá thể cũng như cả cộng đồng Theo nghĩarộng, có thể hiểu MTXQ là cả hành tinh mà con người đang sinh sống; theonghĩa hẹp, MTXQ là môi trường cụ thể nơi con người sinh ra, lớn lên và trưởngthành

V

a i t r ò c ủ a M T XQ :

- MTXQ là điều kiện sống của trẻ

- MTXQ là đối tượng để trẻ nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá

- Những tri thức về MTXQ mà trẻ khám phá cũng là phương tiện để trẻtiếp thu kiến thức của các môn học khác (toán, ngôn ngữ, văn học, âm nhạc,tạo hình…)

Chương trình cho trẻ làm quen với môi trường xung

quanh:

Cho trẻ LQVMTXQ là một hoạt động rất quan trọng trong việc giáodục trẻ ở trường mầm non Góp phần tích cực vào việc phát triển toàndiện cho trẻ đặc biệt là về các mặt giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, tìnhcảm, thẩm mĩ, thể chất, ngôn ngữ

Khi cho trẻ làm quen với MTXQ trước hết giáo viên giúp trẻ thoả mãntính tò mò, tính ham hiểu biết Thoả mãn nhu cầu được tìm hiểu, khám phá

về MTXQ và phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh,

Trang 12

khái quát Mở rộng vốn kinh nghiệm và góp phần hình thành, rèn luyện nhâncách cho trẻ.

Trang 13

Thông qua quá trình LQVMTXQ, giáo viên đã giúp trẻ củng cố vàchính xác hoá những biểu tượng cũ, cung cấp biểu tượng mới Trang thiết bịcho trẻ vốn hiểu biết sơ đẳng về các sự vật hiện tượng (tên gọi, đặc điểm,tính chất, công dụng của sự vật hiện tượng đó) Dưới sự tổ chức, hướng dẫncủa giáo viên thì những hình ảnh, biểu tượng mà trẻ nhận thức được đơngiản, chính xác, sinh động và hấp dẫn Nhờ đó mà trẻ ghi nhớ và ghi nhớ lâuhơn.

Trong quá trình LQVMTXQ trẻ được tìm hiểu về các đối tượng điểnhình của nhóm sự vật hiện tượng Từ đó, trẻ có được cái nhìn khái quáthơn về các đối tượng và các nhóm đối tượng Đồng thời thấy được mối liên

hệ, sự vận động và phát triển không ngừng của chúng Việc cho trẻ làm quenvới các đối tượng điển hình giúp trẻ có đựợc phương pháp, cách thức để tựtìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh một cách chủ động,tích cực

1.1.3 Mục tiêu của việc hướng dẫn trẻ tìm hiểu MTXQ

V

ề k i ế n t h ứ c:

- Củng cố, làm chính xác hoá những biểu tượng mà trẻ đã có, cung cấpnhững biểu tượng mới Những biểu tượng cũ là cơ sở, nền tảng để xây dựngnhững biểu tượng mới

- Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về các sự vật, hiện tượng, con ngườitrong MTXQ Thế giới xung quanh rất đa dạng và phong phú Ngoài cung cấpbiểu tượng mới cho trẻ thì giáo viên cũng cần mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ,đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên nói chung và cả người lớnxung quanh trẻ

- Cần giúp trẻ tích luy vốn kiến thức một cách hệ thống, tổng hợp vàkhái quát Trong khi tổ chức cho trẻ LQVMTXQ cần giúp trẻ gọi tên chính

Trang 14

trong việc xác định đối tượng và mối quan hệ giữa đối tượng với đối tượng,mối liên quan giữa con người với con người.

Trang 15

ề kỹ n ăn g :

- Kỹ năng về mặt nhận thức, rèn luyện các thao tác của tư duy,phát triển các quá trình nhận thức, rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp,khái quát các đối tượng, các nhóm đối tượng

- Kĩ năng ngôn ngữ: Góp phần mở rộng vốn từ, hệ thống hoá và tíchcực hoá vốn từ cho trẻ Có thể giúp trẻ mở rộng hoặc hệ thống hoá vốn từ,thêm chủ đề hoặc từ loại để trẻ biết sắp xếp các từ, vốn từ theo loogic, trật

tự nhất định Kỹ năng diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, với thái độ mạnh dạn, tựtin, biết lắng nghe và bày tỏ thái độ tôn trọng khi người khác trình bày

- Ngoài ra còn rèn luyện cho trẻ làm quen với các kĩ năng khác như: kỹnăng vận động, kỹ năng ứng xử, kỹ năng hợp tác,…

- Hình thành và rèn luyện các thói quen có văn hoá, văn minh như: thóiquen vệ sinh, lễ phép trong giao tiếp, kỹ năng lao động tự phục vụ, chăm sóccây cối và kỹ năng học tập

Trang 16

1.1.4 Mục tiêu của chương trình cho trẻ tìm hiểu MTXQ của trẻ 5-6 tuổi

Mục tiêu cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo lớn

- KN chung: quan sát, chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng

- KN tư duy: phân biệt, so sánh, phân tích, tổng hợp, phân loại, phânnhóm, xếp nhóm

- Kĩ năng ngôn ngữ: làm giàu vốn từ, khả năng diễn đạt

- Kĩ năng nghiên cứu: thí nghiệm, sưu tầm tư liệu, xử lí thông tin

- Kĩ năng xã hội: Thuyết trình, lắng nghe, hợp tác nhóm, tự phục vụ,vượt qua các tình huống khó khăn của lứa tuổi,

- Kỹ năng tích hợp: toán, tạo hình, âm nhạc, văn học,

Trang 17

* Mụ ti u đối với các chủ đề:

Trang 18

- Chương trình môn MTXQ được xây dựng theo 9 chủ đề chính củachương trình GDMN Do vậy thiết kế mục tiêu cho trẻ làm quen với MTXQcũng chính là việc thiết kế mục tiêu cho trẻ khám phá 9 chủ đề, theo cácchủ đề nhánh Do vậy ta có thể quan niệm mỗi 1 nhánh trong chủ đềtương ứng với 1 bài và được thực hiện ở trên lớp học từ 1-3 tiết Mỗi 1 bàihọc tìm hiểu MTXQ có mục tiêu được thiết kế theo mô hình như sau:

* Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi của sự vật hiện tượng

- Trẻ biết được đặc điểm bên ngoài như: màu sắc, kích thước, hình dạngcủa sự vật hiện tượng Trẻ biết cấu tạo của sự vật hiện tượng, vị trí và chứcnăng của các bộ phận ấy

- Trẻ biết được vai trò, ích lợi, tác dụng, tác hại của sự vật, hiện tượngđối với con người, đối với môi trường sống

- Trẻ biết các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với đời sống conngười, với môi trường, cách chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ hoặc phòng tránhnhững tác hại của các sự vật hiện tượng

* Kĩ năng:

Sau bài học trẻ hình thành và phát triển được các kĩ năng sau:

- Kĩ năng chung: Quan sát, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng

- Nhóm kĩ năng riêng( phụ thuộc vào từng bài cụ thể):

+ Kĩ năng tư duy: phân biệt, so sánh, phân loại, phân nhóm các sự vậthiện tượng dựa vào 1 dấu hiệu nào đó

+ Nhóm kĩ năng ngôn ngữ: phát triển về từ, mở rộng vốn từ, hệ thốnghoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ Phát triển khả năng diễn đạt ( về câu): nói

đủ câu, diễn đạt câu có thêm thành phần phụ và diễn đạt câu có sắc thái biểu

Trang 19

+ Nhóm kĩ năng xã hội: Trẻ phát triển 1 số kĩ năng xã hội như: kĩ nănglàm việc, hợp tác theo nhóm, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, bày tỏ ýtưởng, bảo vệ ý kiến, lắng nghe tích cực, tôn trọng sự khác biệt cá nhân,

1.1.5 Nội dung chương trình cho trẻ tìm hiểu MTXQ của trẻ 5-6 tuổi

Bảng 1.1: Nội dung của CTLQVMTXQ cho trẻ 5-6 tuổi

- Tham quan các khu vực trong trường

- Thảo luận về:

+ Tên, địa chỉ của trường đang học

+ Các khu vực trong trường và công việc của các cô, các bác trong khu vực đó

+ Các khu vực trong lớp học, các hoạt động trong lớp

+ Tên và một số đặc điểm nổi bật của cácbạn trong lớp

- Phân biệt đồ dùng, đồ chơi cá nhân

- Các nhóm thực phẩm, lợi ích đối với sức

Trang 20

khoẻ và sự phát triển của cơ thể bé.

- Phân biệt đồ dùng, dụng cụ của các nghề

5 Thế giới thực vật

- Đặc điểm, lợi ích, điều kiện sống của một

số loại cây, rau, hoa quả quen thuộc Qúatrình phát triển của cây, quan hệ giữa môitrường sống và cây

- Sự thay đổi của lá cây theo mùa

- Mối liên hệ giữa cây cối, con vật với môitrường sống và con người

- Trò chuyện về thời tiết mùa xuân, ngàyTết

Trang 21

6 Thế giới động vật

- Một số con vật gần gũi; lợi ích/ tác hại của

nó đối với đời sống con người

- Phân loại con vật theo đặc điểm môitrường sống

- Thực hành chăm sóc con vật nuôi; thamquan sở thú, trang trại chăn nuôi

7 Nước và một số hiện

tượng tự nhiên

- Nước và đặc tính của nước

- Thảo luận về các hiện tượng thời tiết: bầutrời, nắng, mưa, gió, bão…

- Các hiện tượng thời tiết theo mùa, sự khácnhau giữa các mùa và thứ tự các mùa

- Ảnh hưởng của thời tiết mùa đến conngười, cây cối, con vật

- Tham quan phong cảnh thiên nhiên, cảnh vật theo mùa

- Một số phương tiện giao thông, tên gọi,đặc điểm, lợi ích, nơi hoạt động

- Phân biệt một số dịch vụ giao thông

- Một số luật giao thông dành cho người đibộ

9 Quê hương- đất nước

- Trò chuyện về thủ đô Hà Nội

- Trò chuyện về quê hương, làng xóm nơi trẻsống

10 Trường tiểu học

- Tham quan trường tiểu học

- Làm quen với các đồ dùng học tập lớp 1

- Các hoạt động ở trường tiểu học

1.1.6 Đặc trưng của chương trình cho trẻ tìm hiểu MTXQ của trẻ 5-6 tuổi

- Chương trình cho trẻ LQVMTXQ nói chung và chương trình cho trẻ

LQVMTXQ lớp mẫu giáo lớn nói riêng đều mang tính thực tiễn bởi nội dung

Trang 22

môn học và đối tượng khám phá của trẻ là những sự vật hiện tượng hàngngày xuất hiện tự nhiên xung quanh trẻ Những kiến thức này vừa giúp trẻ cónền tảng để khẳng định bản thân trong cuộc sống vừa tạo tiền đề vững chắc

để trẻ chuyển sang bậc học tiếp theo

- Nội dung, kiến thức dạy cho trẻ tuy đơn giản và dễ hiểu nhưng đượclựa chọn kỹ càng để đối tượng trẻ khám phá mang tính điển hình, đủ sức kháiquát cho một nhóm đối tượng khá

- Củng cố tri thức đã có, mở rộng sự hiểu biết của trẻ về môi trườngxung quanh cho trẻ

- Kích thích hứng thú và phát triển tính ham hiểu biết của trẻ về môitrường xung quanh

- Chương trình cho trẻ 5-6 tuổi LQVMTXQ tập trung vào phát triển ởtrẻ hình thức trực quan tư duy hình tượng, phát triển hình thức tư duylogic đơn giản: trẻ chủ động tìm tòi kiến thức trong các hoạt động, phát huykhả năng phân tích tổng hợp, khả năng thực hành Biết nêu ra dấu hiệuriêng biệt và dấu hiệu chung của đối tượng và có khả năng khái quát

1.2 Sử dụ p ươ p áp t í iệm trong dạy học ở mầm non

1.2.1 Khái niệm phương pháp thí nghiệm

Theo giáo trình “Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh” của TS Hoàng Thị Oanh và TS Nguyễn Thị Xuân:

“Thí nghiệm là việc tổ chức cho trẻ hành động, tác động vào đối tượng, làm thay đổi đối tượng nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó trong tự nhiên” (1; tr69)

Theo giáo trình “Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh” của Hoàng Thị Phương thì “Thí nghiệm được coi

Trang 23

đòi hỏi sự tác động tích cực lên đối tượng (sự vật, hiện tượng), làm thay đổi nó cho phù hợp với mục đích đặt ra” (2; tr110)

Từ đó phương pháp thí nghiệm “Là cách thức tổ chức của giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện hay tái tạo lại một số hiện tượng thực tế nhằm kiểm chứng để đi tới khẳng định, bác bỏ hay chỉnh sửa một giả thuyết khoa học nào đó”.

Phương pháp thí nghiệm là một trong những phương pháp dạy họcthực hành, là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm hayhướng dẫn trẻ mô phỏng, tái tạo các quá trình, sự vận động, phát triển một

số sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan nhằm phát triển, kiểmnghiệm các đặc điểm, tính chất của đối tượng

Thí nghiệm có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học và trongdạy học Thí nghiệm là một phần của hiện thực khách quan được thực hiệnhoặc tái tạo lại trong điều kiện đặc biệt trong đó con người có thể chủ độngđiều khiển các yếu tố tác động vào quá trình xảy ra để phục vụ các mục đíchnhất định Thí nghiệm giúp con người kiểm chứng, làm sáng tỏ các giả thuyếtkhoa học

1.2.2 Vai trò của phương pháp thí nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ

tìm hiểu MTXQ

Phương pháp thí nghiệm là một trong những phương pháp nằm trongnhóm phương pháp thực hành Nó đưa mọi sự vật xung quanh đến gầnhơn với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ nhận biết một cách chính xác các thuộctính, đặc điểm, quá trình sinh trưởng của các sự vật, hiện tượng và các mốiquan hệ, liên hệ giữa chúng Đây là những thuộc tính của sự vật, hiện tượng

mà trẻ không thể nhận biết được một cách nhanh chóng và hiệu quả bằngquan sát thông thường

Trang 24

Củng cố và phát triển khả năng quan sát, so sánh , đối chiếu, phán đoán

và tính ham hiểu biết cho trẻ

Cung cấp, làm chính xác hoá tri thức cho trẻ về đặc điểm, tính chất,làm sáng tỏ mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa các sự vật, hiện tượng, giữachúng với môt trường xung quanh

Rèn luyện các quá trình tâm lý như: cảm giác, tri giác, tưởng tượng, tưduy, ngôn ngữ… Củng cố các ki năng nhận thức như: quan sát, so sánh, phânloại, giao tiếp, suy luận, dự đoán…

Góp phần phát triển tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức cho

trẻ Giáo dục ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, môi

trường

Thí nghiệm được sử dụng như một phương pháp giải quyết nhiệm vụnhận thức xuất hiện trong quá trình chơi, lao động hoặc trên giờ họckhi không thể sử dụng các phương pháp khác (quan sát, đàm thoại)

1.2.3 Những yêu cầu khi tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi tìm hiểu MTXQ theo phương pháp thí nghiệm

*Vai trò củ V i ướng d n trẻ làm thực nghiệm/ thí nghiệm

Bảng 1.2: Vai trò của GV khi hướng dẫn trẻ làm thực nghiệm/ thí nghiệm

Quan sát Cung cấp: công cụ, vật liệu, không gian, đối tượng…

Dự đoán Gợi ý: Chúng ta tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu…

Hỏi:

Trang 25

Thí nghiệm

-

-Cái gì đang xảy ra?

Con đang tìm cái gì?

Làm thế nào để biết được điều này?

Con thấy chúng như thế nào? Chúng khác nhau ở điểmgì?

Trang 26

-Vì sao con nghĩ thế?

Con có thể làm thí nghiệm này như thế nào?

Mở rộng:

- Còn cách nào nữa không?

- Con có thể làm theo cách nào nữa không?

Giải thích

Hỏi ý kiến của trẻ và yêu cầu trẻ giải t í ý tưởng:

- Con thấy chúng như thế nào?

- Chúng giống nhau/ khác nhau ở điểm nào? Tại sao?

- Tại sao con nghĩ như vậy?

- Tại sao con nghĩ rằng điều đó đã xảy ra?

- Làm thế nào để con thực hiện được việc này?

 Thí nghiệm phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với lứa tuổi của trẻ Thí nghiệm phải rõ ràng, thu hút sự tập trung của trẻ Thí

nghiệm cần đảm bảo cho tất cả các trẻ đều được quan sát trongquá trình làm thí nghiệm

 Các thí nghiệm phải đảm bảo đủ thời gian quy định Phải được bố tríđịa điểm, thời gian, không gian hợp lý Số lượng thí nghiệm trong một

Trang 27

bài nên ở mức độ vừa phải, có sự phối hợp chặt chẽ giữa thí nghiệm với bài giảng tránh trường hợp lạm dụng thí nghiệm quá nhiều.

 Thí nghiệm phải an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ Các đồ dùng, nguyên vật liệu dùng trong thí nghiệm phải an toàn với trẻ

 Trong khi tiến hành thí nghiệm giáo viên vừa phải hướng dẫn, gợi ý khi trẻ còn lúng túng vừa phải bao quát lớp tránh những nguy hiểm xảy ra

- Hạt có nảy mầm được thành cây không?

- Hạt nảy mầm như thế nào?

- Cây cần gì để phát triển?

- Nếu không tưới nước cho cây thì điều gì sẽ xảy ra?

- Cây này sống ở đâu? Trên cạn hay dưới nước?,,

Trẻ tìm hiểu về quá trình sinh trưởng của cây cối Điều kiện phát triển,các yếu tố ngoại cảnh tác động vào sự phát triển đó

*Thí nghiệm với động vật:

- Con này thích ăn gì nhất?

- Con này phản ứng với âm thanh, ánh sáng như thế nào?

- Con này sinh ra và lớn lên như thế nào?

- Con này sống trên cạn hay dưới nước?

- Con này có cần thức ăn, nước uống, không khí không?

*Thí nghiệm với các nguyên vật liệu của thiên nhiên vô sinh và những đồ vật gần gũi xung quanh:

Trang 28

- Thí nghiệm với không khí (không khí có ở khắp nơi, sự cần thiết củakhông khí với sự sống, ô nhiễm không khí…)

*Thí nghiệm với các hiện tượng tự nhiên:

- Hiện tượng trời mưa, quá trình hình thành mưa, khám phá các loại mưa…

- Hiện tượng gió, tác dụng của gió, tác hại của gió bão

- Hiện tượng cầu vồng

- Tác dụng của ánh sáng với cuộc sống

*Thí nghiệm với đồ vật:

- Vật nào chìm, vật nào nổi?

- Vật chìm như thế nào?

- Vật nào trong suốt? vật nào đựng được nước?

- Vật nào tạo ra gió?

tâm lý (nhận thức, tình cảm và ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ

sở ban đầu về nhân cách con người.

1.3.1.1 Hoạt động học tập

Trang 29

Học tập ở mẫu giáo lớn vẫn là " Học mà chơi, chơi mà học" Học theonghĩa là chơi theo một trình tự hành động gần giống như học, bởi lẽ việc thiết

kế " Học mà chơi" thể hiện:

Nội dung học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của "tiết học

" là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động

Các trình tự học tập diễn ra giống với tiết học, nhưng không nghiêmngặt, căng thẳng như tiết học Nhưng tiết học vẫn đủ các bước lên lớp như: tổchức lớp, tiến hành tiết dạy ( vào bài, nêu câu hỏi đặt vấn đề, giảng giải kháiniệm), kết thúc tiết dạy bằng cách cho trẻ nhắc lại những khái niệm đã học( củng cố bài)

Những chức năng tâm lý diễn ra trong " tiết học " giống như tiết học ởlớp một, học sinh phải chú ý nghe cô hướng dẫn, giảng giải, phải sử dụng cáchình thức nhớ, các thao tác tư duy diễn ra theo yêu cầu của tiết học Ý thứcđược huy động đến mức tối đa để hiểu bài

Quan hệ bạn bè trong khi " Học mà chơi " cũng được thiết lập gần nhưquan hệ bạn bè ở lớp một, quan hệ cô và trẻ cũng tương tự như cô giáo vàhọc sinh ở lớp một nghĩa là cô có thể đứng "giảng bài" nhưng cũng có thểngồi cùng trẻ để giải thích, phân tích chứng minh Ngôn ngữ của cô vừa mạchlạc, rõ ràng vừa diễn cảm, đặc biệt ở môn truyện, thơ lại kèm cả tranh,ảnh

Các "tiết" học âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, khám phá khoa học đãkhơi dậy hứng thú học tập thật sự đối với trẻ

Tóm lại: Trẻ mẫu giáo lớn tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội những trithức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp một Trẻdần dần nhận thức được nhiệm vụ học tập, bổn phận, trách nhiệm củahọc sinh phải làm gì cho cô giáo vui lòng, bạn bè yêu mến

Trang 30

- Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ biết hướng

ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tựphục vụ

- Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút, đối tượng chú ýhấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ

- Có thể phân phối được chú ý vào 2,3 đối tượng cùng một lúc, tuynhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động

- Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt

Sự phân tán chú ý ở trẻ còn mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ được doxung lực bản năng chi phối Do vậy cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫnhơn

- Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ đã chú ý nhiều Từ

âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy nghĩ, cảm xúc bêntrong óc trẻ

Cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò chơi và các tiết học

1.3.1.3 Sự phát triển ngôn ngữ

Lứa tuổi 5-6 tuổi mẫu giáo lớn là thời kì bộc lộ tính nhạy cảm cao nhấtđối với các hiện tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngônngữ của trẻ đạt đốc độ khá nhanh, và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ

em đều sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hàng ngày

Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ theo các hướng:

- Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: Trẻ biết đọcdiễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói

- Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển

- Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 5 - 6 tuổi là:

Trang 31

giải thích cho các bạn.

Trang 32

- Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh) do giao tiếp với người xung quanhbằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung cảnh.

- Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nêncâu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng

- Tính địa phương trong ngôn ngữ nền văn hoá của địa phương, cộngđồng thể hiện rõ trong ngôn ngữ của trẻ ( nói ngọng, nói mất dấu )

- Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ, đặcbiệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm, trẻ thích thể hiện những hiểu biết củamình với những người xung quanh

- Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngôn ngữ

ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói củangười lớn

Trang 33

Trẻ có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xem việc gì sẽ xảy ra và nghĩ ralời giải thích cho những gì trẻ quan sát được, mặc dù trẻ vẫn chưa đủ khảnăng sử dụng suy luận lô-gic và trừu tượng.

Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thíchtheo nhiều cách khác nhau

Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻthích Thích chơi theo nhóm 5 – 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ

Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc cóthực để giải thích các khái niệm đó

Thích vẽ và viết để ghi lại các sự việc

1.3.2 Đặc điểm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi

H

ệ th ầ n k i n h :

Hệ thần kinh tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ương vàngoại biên đã biệt hoá, chức năng phân tích và tổng hợp của vỏ não đãhoàn thiện, số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hìnhthành phản xạ có điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh Do đó trẻ có thểnói được những câu dài, có biểu hiện ham học hỏi và có ấn tượng sâu sắctới những hiện tượng, con người xung quanh

H

ệ v ận đ ộn g :

Các chức năng chủ yếu của cơ thể dần hoàn thiện Đặc biệt là chức năng vận động phối hợp động tác Cơ lực phát triển nhanh vì vậy trẻ

đã làm được những động tác đòi hỏi tính khéo léo, gọn gàng Các kĩ năng

kĩ xảo được phát triển hơn, trẻ có thể làm được những công việc tương đối khó, phức tạp và một số công việc tự phục vụ như: tự ăn, tự mặc quần áo, tự tắm rửa,… V ề th ể c h ấ t :

 Biến đổi chủ yếu về số lượng hơn là biến đổi về chất lượng

Trang 34

 Trẻ chậm lớn hơn so với thời kì bú mẹ, mỗi tháng cân nặng của trẻ tăng

từ 100- 200g, đến 6 tuổi cân nặng trung bình của trẻ từ 18- 20kg Tỷ lệ

mỡ trẻ thấp nhất so với lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy hơn

 Chiều cao mỗi tháng tăng từ 1cm- 1,5cm; đến 6 tuổi trẻ cao từ 115cm

105-H

ệ h ô h ấ p :

Hệ hô hấp của trẻ đã phát triển nhưng chưa được hoàn thiện hoàn toànnhư người trưởng thành Vì vậy trẻ cần phải hít thở nhiều hơn để nhận đủ oxicần thiết Trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, do đó cầnphải giáo dục trẻ phòng bệnh Không nên cho trẻ thực hiện những vậnđộng quá sức vì các vận động đó làm cho các cơ đang vận động thiếu ôxi

Ở thời kì này, thể chất, trí tuệ và tính khéo léo của trẻ phát triển nhanh Lúcnày trẻ đã biết chơi tập thể với nhau, học thuộc được những bài hát, bài thơngắn Trẻ có thể tham gia những hoạt động đòi hỏi sự tập trung, chú ýcao

hơn

Dựa vào những đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) màngười lớn cần có nội dung và các phương pháp phù hợp để chăm sóc và giáodục trẻ phát triển khoẻ mạnh Bởi khi trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh nó sẽ

là nền tảng và điều kiện tốt nhất để trẻ giúp trẻ có năng lực tham gia vàoquá trình học tập, khám phá môi trường xung quanh

1.4 Thực trạng của việc sử dụ á p ươ p áp, biện pháp của

ươ trì tìm hiểu MTXQ ở trường mầm non

1.4.1.Mục đích khảo sát thực trạng

Trong giáo dục hiện nay, việc lựa chọn phương pháp, biện pháp giảng

Trang 35

vẫn sử dụng các phương pháp kiểu truyền thống như giảng giải thuyết trình,phương

Trang 36

pháp quan sát, đàm thoại hay sử dụng trò chơi, câu đố…giáo viên mầm nonchưa hoặc ít sử dụng các phương pháp hiện đại như phương pháp thảo luậnnhóm, dạy học nêu vấn đề Qua trao đổi với giáo viên học cho rằng nhữngphương pháp đó rất khó thực hiện, không dễ dàng phối hợp với trẻ, trẻ khôngtập trung, không phối hợp với cô ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng nhưgiảng dạy của giáo viên Khảo sát thực trạng nhằm xác định thực trạng tổchức dạy học tìm hiểu MTXQ ở trường mầm non Trên cơ sở đó đề xuất biện

pháp “Vận dụng phương pháp thí nghiệm để tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi tìm hiểu MTXQ”.

1.4.2 Đối tượng khảo

sát

Đối tượng: Để phục vụ cho quá trình xây dựng đề tài chúng tôi tiếnhành khảo sát một số giáo viên trường mầm non Đại Mạch- Đông Anh- HàNội

Số lượng: 20 giáo viên

1.4.3 Nội dung và phương pháp khảo

sát

Nội dung: Thực trạng tổ chức dạy trẻ 5-6 tuổi tìm hiểu MTXQ

Phương pháp: Phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát

1.4.4 Kết quả khảo

sát

Qua tiến hành điều tra bằng phiếu với số phiếu là 20, đồng thời

có phỏng vấn một số giáo viên trường mầm non Đại Mạch- Đông Anh- HàNội chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 1.3 Mức độ sử dụng phương pháp thí nghiệm

Mức độ sử dụng phương

Thườngxuyên

Thỉnhthoảng Hiếm khi

Khôngbao giờ

Trang 38

Qua bảng trên ta thấy:

- 20% GV không hướng dẫn trẻ, để trẻ tự thực hiện thí nghiệm Ở mức

độ này chỉ nên cho trẻ thực hiện những thí nghiệm đơn giản, đã có hiểu biết

từ trước Tuy nhiên khi thực hiện các thí nghiệm khó hơn mà GV khônghướng dẫn trẻ cũng như không thực hiện mẫu cho trẻ quan sát sẽ dẫn đến trẻkhông biết thực hiện thí nghiệm, không làm đúng quy trình hoặc khôngtìm ra kết quả của thí nghiệm

- 25% GV chỉ cho trẻ quan sát cô thực hiện thí nghiệm rồi nêu kết quả

mà không có sự hướng dẫn về cách làm cho trẻ, trẻ không được thựchiện Điều này sẽ dẫn đến trẻ không nắm rõ quy trình, cách thực hiện thínghiệm từ đó kỹ năng thực hiện thí nghiệm của trẻ kém

- 75% GV thực hiện thí nghiệm, nêu cách làm, hướng dẫn quy trình chotrẻ, sau đó trẻ quan sát và nêu phán đoán, kết quả của thí nghiệm Ở mức độnày, người giáo viên sẽ là trung tâm của thí nghiệm Trẻ chỉ là người quan sát,nêu phán đoán và kết quả mà không được trực tiếp tham gia vào thí nghiệm,không được trải nghiệm vào sự thay đổi của đối tượng Qua phỏng vấn một

số giáo viên cho rằng khi tổ chức cho cả trẻ cùng làm thí nghiệm thì sẽphải chuẩn bị nhiều đồ dùng hơn, tốn kém hơn, bao quát lớp khó hơn, một

số thí nghiệm gây mất vệ sinh và nguy hiểm cho trẻ Đây cũng là một trongnhững nguyên nhân làm cho trẻ khó tiếp thu, lĩnh hội kiến thức về MTXQ.Trẻ trở nên thụ động, nhanh quên, nhanh chán, không tập trung vào bài học

Trang 39

- 35% giáo viên thường xuyên thực hiện thí nghiệm sau đó hướng dẫn

để trẻ thực hiện Trẻ thực hiện rồi nêu phán đoán, kết quả của thínghiệm Cách làm này tuy chiếm tỉ lệ chưa cao nhưng đã cho thấy một sốgiáo viên đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức cácthí nghiệm học tập cho trẻ để trẻ có thể dễ dàng lĩnh hội tri thức, củng cốcác kỹ năng, phát huy tính tích cực cho trẻ

1.4.5 Nhận thức của giáo viên khi sử dụng phương pháp thí nghiệm để hướng dẫn trẻ tìm hiểu MTXQ

Qua quá trình điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến của một số giáo viên ởtrường mầm non Đại Mạch- Đông Anh- Hà Nội về việc cần thiết khi sử dụngphương pháp thí nghiệm khi hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ thì hầu hết cácgiáo viên đều cho rằng: Đây là phương pháp quan trọng và cần thiết Bởi, khi

sử dụng phương pháp thí nghiệm sẽ đem đến một sự hấp dẫn kì lạ, sự tò

mò, hiếu kì ở trẻ Thôi thúc trẻ khám phá, làm sáng tỏ các sự vật, hiệntượng Từ đó trẻ yêu thích các sự vật xung quanh trẻ, trẻ gần gũi với thiênnhiên hơn cũng như sẽ hứng thú tham gia vào các giờ học khám phá MTXQhơn Thông qua phương pháp thí nghiệm trẻ tự cho mình làm một nhà khoahọc thực sự, trẻ tự mình tìm ra kết quả, hiểu rõ hơn về bản chất của sự vậthiện tượng Từ đó mà trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn

Tuy nhiên, một số giáo viên khác cho rằng sử dụng thí nghiệm trongdạy học là không quan trọng, không cần thiết Bởi lẽ, phương pháp thí nghiệmchiếm nhiều thời gian, sử dụng nhiều phương tiện, đồ dùng học tập Ngoài

ra, giáo viên nghĩ phương pháp này không đảm bảo an toàn với trẻ, khóthực hiện, trẻ khó tham gia vào hoạt động nhóm và sẽ không đạt kết quảcao Các giáo viên thường ngại tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ vàthường tích hợp trong giờ hoạt động chung

Trang 40

Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng phương pháp thí nghiệm

sẽ phát huy được tính tích cực của trẻ Trẻ say mê hoạt động, hứng thú vớigiờ

Ngày đăng: 06/01/2020, 12:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Hoàng Thị Oanh- TS Nguyễn Thị Xuân (2006): Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phươngpháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh
Tác giả: TS. Hoàng Thị Oanh- TS Nguyễn Thị Xuân
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2006
2. Hoàng Thị Phương: Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn cho trẻlàm quen với môi trường xung quanh
Nhà XB: NXB ĐHSP
3. GS.TS khoa học Tạ Thị Thuý Loan- Trần Thị Loan: Giáo trình sinh lí học trẻ em, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lí học trẻem
Nhà XB: NXB ĐHSP
4. Lê Thu Hương: Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 5-6 tuổi), NXB Giáo Dục Việt Nam (2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trongtrường mầm non theo chủ đề (trẻ 5-6 tuổi)
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam(2014)
5. Đào Thanh Âm (2005): Giáo dục học mầm non, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2005
6. Nguyễn Ánh Tuyết (2005): Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2005
7. Bộ giáo dục và đào tạo: Chương trình giáo dục mầm non, NXB giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục mầm non
Nhà XB: NXB giáo dụcViệt Nam
8. Nguyễn Thị Lan: Giáo trình phương pháp thí nghiệm, Hà Nội- 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp thí nghiệm
9. TS. Lê Trường Sơn Trấn Hải: Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất mầm non, tài liệu lưu hành nội bộ, ĐHSPHN2Một số trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp giáo dục thể chấtmầm non, tài liệu lưu hành nội bộ

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w