Vẫn đề là làm thế nào để hoạt động tìm hiểu MTXQ của trẻ đảm bảo được cùng lúc những nhiệm vụ giáo dục đó trong môi trường trò chơi TC.. Trong bối cảnh còn tổn tại nhiều khó khăn thực t
Trang 1
NGUYÊN THỊ QUYNH THU
TO CHUC CHO TRE MAU GIAO 5-6 TUOI TIM HIEU MOI TRUONG XUNG QUANH
QUA TRO CHOI DAY HOC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2017
Trang 2
NGUYÊN THỊ QUYNH THU
TO CHUC CHO TRE MAU GIAO 5-6 TUOI TIM HIEU MOI TRUONG XUNG QUANH
QUA TRO CHOI DAY HOC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS ĐẶNG THÀNH HƯNG
HA NOI, 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu trong luận văn là trung thực Những kêt luận khoa học của luận văn chưa được công bồ trong bất kì công trình nào khác
Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quỳnh Thu
Trang 4Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo,
của các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Đặng Thành Hưng, người hướng dẫn khoa học và giúp đỡ chuyên môn
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thế cán bộ Phòng sau đại học, giảng viên khoa Giáo duc Mam non, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ, động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho tôi học tap, nghiên cứu tại lớp cao học K19 Giáo duc Mam non
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng tập thể giáo viên, nhân viên
và các cháu mẫu giáo trường mầm non Hương Canh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình khảo sát, thực nghiệm để tôi hoàn thành luận văn này
Do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kinh nghiệm công tác giáo duc mam non chưa nhiều nên chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn này có giá trị thực tiễn
Xin chân thành cảm ơn!
Ha Noi, thang 10 nam 2017 Tác giả luận van
Nguyễn Thị Quỳnh Thu
Trang 5LOI CAM DOAN cccscesecccecesssecccescscsssceccscececcsesensacscscscscscuceacasacssscsescucsesceseaceeaeess i
2 Muc àï 1ì014((i 8v 0 a 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu . + 5 css£E* xe xe rxeecesreecee 3
4 Giả thuyết khoa hhỌC <6 SE E9 EEx E333 ưu cv 3
5 NWIGM VU NGHIEN CUU 2.0.0 3
6 ¡048130 2:0 4 (du 050i 0620 iu 0 4
8 Cầu trúc luận văn << sex 19999 9g 9g ng re rreed 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-
6 TUOI TIM HIEU MOI TRUONG XUNG QUANH QUA TRÒ CHƠI DẠY
1.1 Téng quan nghién ctru Van 6 vo.ccescscssseccsesesssccsssceescsssesssscssscesssvscsesesees 6
1.1.1 Những nghiên cứu về Tìm hiểu môi trường xung quanh ở lứa tuổi
mẫu giáo ÏỚT - << < EEEESEx Sư HE E3 HS 1113 130309 6 1.1.2 Những nghiên cứu về trò chơi dạy học ở mẫu giáo 8
1.1.3 Những nghiên cứu về tổ chức cho trẻ mẫu giáo tìm hiểu môi trường
xung quanh qua trò chơi dạy hỌC . << Ă + 12+ S11 ES55ESE555sssx 10
1.2 Lí luận về Tìm hiểu môi trường xung quanh ở lớp mẫu giáo lớn 12
5N Di 0i 6n ố 12
1.2.2 Nguyên tắc và nội dung Tìm hiểu môi trường xung quanh 16
1.2.3 Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi s-«- 18
1.3 Lí luận về trò chơi dạy học ở mẫu giáO - 5 + +xeeeeeeeereeered 21
1.3.1 Một số khái niệm - + +cc++rxeerxtrrerkerrrrkrrrkrrrkrerkrrrked 21
1.3.2 Đặc điểm của trò chơi dạy học ở lứa tuổi mẫu giáo lớn 25
I0 i0 0v 0à 29 1.4 Nội dung và đặc điểm của việc tổ chức cho trẻ mâu giáo 5 — 6 tuổi tìm hiểu mdi trường xung quanh qua trò chơi dạy hỌC . - 5< c5 11 15 54 31 1.4.1 Nội dung tổ chức hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh qua trò
MU Ns 0i 01 31 1.4.2 Đặc điểm tổ chức cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh 34 Kết luận chương Ì «<< s9 EESEx E3 Sư 9E 9E Tư he ce 37
Chương 2 THỰC TRẠNG TÔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUÔI TÌM HIẾU MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH QUA TRO CHƠI Ở MOT SO
TRƯỜNG MẦM NON THUỘC TỈNH VĨNH PHÚC . - 38
2.1 Khái quát vê quá trình khảo sát thực trạng . - 5c << se ssss 38 2.1.1 Mục tiêu, qui mô, địa bàn khảo sát 5< << «<< s<ssssss 38
Trang 62.1.3 Phuong phap va ki thuat khảo sắt 0.0 cssccsssssecesseecessseeecesssneeees 39
2.2 Kết quả khảo Sắt << 9E 39 2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tô chức cho trẻ tìm hiểu môi
trường xung quanh và trò chơi dạy hỌC . - 5 c5 5S 1S 11s 39 2.2.2 Kinh nghiệm thực tế của giáo viên về sử dụng trò chơi dạy học đề tổ
chức cho trẻ tìm hiểu MTTXQ 25+ ©2S+Srxertrterkrrrkrrrrrrerrrrrrrree 42
2.3 Đánh giá chung về thực trạng . - sẻ xxx 50
2.3.1 Thành tựu và hạn chế . -+-++c++++r+rxetrrxerxeerkrerrrrrkrrrked 50
2.3.2 Một số bài học kinh nghiệm + - 2s + SE £E+£xEezsxee 52 Kết luận chương 2 - + + SE 9E E939 gui 56 Chuong 3 CAC BIEN PHAP TO CHUC CHO TRE MAU GIAO 5-6 TUOI
TIM HIEU MOI TRUGNG XUNG QUANH QUA TRO CHOI DAY HOC 57
3.1 Các biện pháp tô chức tìm hiểu môi trường xung quanh qua trò chơi đạy học57
3.1.1 Phân tích chương trình Tìm hiểu môi trường xung quanh ở lớp mẫu
giáO 5-Ó tUÔỐI, G9 9E 91c 9T gi Tưng 57
3.1.2 Lựa chọn và thiết kế một số trò chơi dạy học .-<«c.-~s 61
3.1.3 Xây dựng và áp dụng qui trình tổ chức cho trẻ tìm hiểu môi trường
xung quanh trong quá trình CƠI - 5 5c 2< <5 + S333 53335552553 5555525 64 3.1.4 Sử dụng kết hợp hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân của trẻ khi
tìm hiểu môi trường xung quanh trong môi trường trò chơi - 70
W4 vàn 8 (8c 71
3.2.1 Khái quát về thực nghiệm - + << £E£EEx xe Esrecxrerrxe 71 3.2.2 Kết quả thực nghiỆm - - 2s + Sex xEE* xxx erxrxrsee 74
3.2.3 Nhận xét chung về thực i41) 000010557 77
KÉT LUẬN VÀ KHUYEÊN NGHỊ - 2 - < +EEE*EE£E£EeEsxekeexeersred 80
1 KẾt luận ¿<2 E313 113 1131513151711 71 911.117 T111 x0e 80
2 Khuyến nnglh], - - G- SE EESEx E3 ĐT E9 Tư ghe rrerkg 81 2.1 Đối với các nhà trường mầm non ¿- - + s££+s+ sex £++xecee 81
2.2 Đối với giáo viên mẫu giáO - + «+ sxk*x£kEe+xEkevxgkserxeree 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -2- - 5 2 2+2 +<£sz +: 83 PHU LLỤC 2 5 SEES< SE EEEESEE4 E3 E333 3219719112113 3.1.2 x0e 89 PHU LUC , - - ¿2£ SE <£EE£S#EEEE*SEESEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESCE.Eerkrie 89 PHỤ LỤC 2 - 5-6 ©S< SE +k£ESEE*EEEE* SE E33 EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEECE.rerkri, 93 PHỤ LỤC 3 - 5 (%2 SE +kEESEk4 E333 EE1 E719 E721 E11 211.E xe 98
580806510 1 106
Trang 7
MTXQ Môi trường xung quanh
KPKH Kham pha khoa hoc
Trang 8DANH MUC BANG VA HINH
Bang 2.1 Tam quan trọng của tìm hiểu môi trường xung quanh cho trẻ mẫu
5210 n hoàn “4 40
Bang 2.2 Mức độ tô chức cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tìm hiểu môi trường xung
4010000007 40 Bảng 2.3 Kết quả quan sát khả năng tìm hiểu MTXQ của trẻ qua TCDH 41 Bảng 2.4 Tâm quan trọng của trò chơi đạy học ở MG -5- 42 Bảng 2.5 Mức độ sử dụng trò chơi dạy hỌcC - <5 55s << seses 43
Bảng 2.6 GV nhận định về tác dụng của việc sử dụng trò chơi dạy học 43
Bảng 2.7 Kinh nghiệm thực tế của giáo viên khi tô chức cho trẻ mẫu giáo 5 —
6 tuôi tìm hiệu về MTXQ qua trò chơi dạy học c5 55c <2 44
Bảng 3.1 Mức độ cải thiện kết quả tìm hiểu MTXQ của trẻ MG 5-6 tuổi qua
TCDH 00001 75
Hình 3.1 So sánh đầu ra lớp TN và lớp ĐC 2 5s +x£sscseeerszed 76
Trang 91 Lí do chọn đề tài
Có nhiều con đường tô chức hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh (LOMTXQ) ở lớp mẫu giáo lớn, trong số đó có trò chơi học tập Ngoài
nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ, thé chat, van động, đạo đức và thẳm mĩ, hoạt
động này có vai trò lớn lao để giáo dục và phát triển nhận thức cho trẻ Vẫn
đề là làm thế nào để hoạt động tìm hiểu MTXQ của trẻ đảm bảo được cùng
lúc những nhiệm vụ giáo dục đó trong môi trường trò chơi (TC) Đó là vẫn đề
đòi hỏi phải xử lí kỹ thuật từ thiết kế cho đến thực hiện các hoạt động của trẻ trong trò chơi sao cho chúng hỗ trợ trẻ tìm hiểu MTXQ có hiệu quả cao
Đã có nhiều luận án, luận văn và bài báo khoa học bàn về vẫn đề dạy
học các chủ đề Làm quen với MTXQ ở lớp mẫu giáo lớn với những mục
đích giáo dục khác nhau Đó là sử dụng Làm quen hay Tìm hiểu MTXQ dé giáo dục kĩ năng sống và những hành vi liên quan [10][45][48], để phát huy tính tích cực, hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn [4][7][11]{[12]I26]I28], để giáo
dục trí tuệ, nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ [9], [13], [18], [27], [31], [32], [36].[38]I42]I43][45][46][51], hoặc để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác như giáo dục môi trường [3], giáo dục dân số [1]{[24], giáo dục giới tinh [8], lam viéc hop tac [5][52][53], giao duc thé chat, van động và dinh dưỡng [23][25] Những nghiên cứu này đề xuất các biện pháp sư phạm tac động đến trẻ và hoạt động của trẻ qua nội dung Làm quen với MTXQ ở mẫu giáo lớn
Cũng có nhiều nghiên cứu về TC và TCDH để giáo dục trẻ mẫu giáo
lớn, từ lí luận [16][17 ][41] cho đến những vấn đề cụ thể nhu day hoc theo chủ đề [6], khám phá thiên nhiên vô sinh [39], trẻ tự tổ chức trò chơi [40]
v.v Những nghiên cứu này đề cập khái niệm, bản chất TC, đặc điểm của
TC học tập trong quá trình giáo dục
Trang 10tuân theo lí thuyết và kĩ thuật rõ ràng nào để lựa chọn và thiết kế TC phù hợp
với nội dung này Do đó cũng sẽ gặp khó khăn khi hướng dẫn trẻ tìm hiểu
MTIXQ trong quá trình chơi, trong môi trường TC Mặt khác, nội dung Tìm
hiểu MTXQ ở trường mầm non vẫn chủ yếu được thực hiện qua học tập theo chủ đề, qua TC đóng vai, qua các tiết học ở góc Các hình thức này chưa phát huy tốt nhu cầu, hứng thú và tiềm năng của trẻ mẫu giáo
Về mặt lí luận, khoa học giáo dục mầm non vẫn còn øặp vướng mặc khi giải thích nhiều khái niệm rất cơ bản như chơi, hoạt động chơi, trò chơi, trò chơi học tập, phương pháp trò chơi, phân loại trò chơi Không ít người vẫn còn lẫn hoạt động giáo dục với hoạt động của trẻ, chẳng hạn trò chơi là hoạt động giáo dục, còn trong khi tham gia trò chơi thì trẻ có những hoạt động khác nhau như nhận thức, giao tiếp, sinh hoạt, chơi, chứ không chỉ có hoạt động chơi Khi coi TC là hoạt động giáo dục, tạo ra môi trường hoạt động của
trẻ thì sẽ không mắc sai lầm như trên TC là môi trường rất hiệu quả để giáo
dục trẻ theo rất nhiều nội dung khác nhau, trong số đó có Tìm hiểu MTXQ
Nhưng nghiên cứu lí luận về hướng dẫn trẻ tìm hiểu MTXQ qua TCDH hiện
nay con it được quan tâm, cần được xem xét sâu sắc hon Cần dựa vảo lí luận
hiện đại về nhận thức, về TCDH đề đôi mới phương pháp giáo dục
Trong bối cảnh còn tổn tại nhiều khó khăn thực tế khi sử dung TCDH
để hướng dẫn trẻ tìm hiểu MTXQ, cũng như một số vấn đề lí luận vẫn chưa được giải quyết triệt để như vậy, đề tài “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tìm hiểu môi trường xung quanh qua trò chơi dạy học ” được lựa chọn đề thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ Giáo dục mâm non
Trang 11hoạt động tìm hiểu MTXQ qua TCDH mà các cháu tham gia ở trường mầm non nhăm góp phân nâng cao kết quả giáo dục trẻ
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong quá trình tìm hiểu
MTXQ ở trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ sư phạm giữa hoạt động tìm hiểu MTXQ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi với những tác động của trò chơi dạy học mà các cháu tham gia
4 Giá thuyết khoa học
Nếu các biện pháp tô chức cho trẻ tìm hiểu MTXQ qua trò chơi đạy học
đảm bảo được các cơ hội để trẻ hoạt động, khuyến khích trẻ quan sát, nhận biết, hiểu và giải thích các đối tượng thuộc MTXQ đã được thiết kế trong trò
choi day hoc thi chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình và kết quả tìm hiểu MTXQ cũng như kết quả giáo dục trẻ nói chung
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lí luận của việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
tìm hiểu MTXQ qua TCDH
5.2 Đánh giá thực trạng tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Tìm hiểu
MTXQ qua TCDH ở một số trường mầm non
5.3 Đề xuất một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi tiến
hành tìm hiểu MTXQ qua TCDH
5.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm khoa học và
phương pháp chuyên gia
Trang 12MTXQ qua TCDH được thực hiện ở 04 trường mầm non (trường mầm non Hương Canh, trường mầm non Tân Phong, trường mầm non Liên Hiệp, trường mâm non Đông Xuân thuộc huyện Bình Xuyên)
- Thực nghiệm khoa học được thực hiện tại 01 lớp mẫu giáo lớn của Trường mâm non Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Phương pháp chuyên gia được tiến hành qua ý kiến đánh giá độc lập của 100 CBQL và giáo viên mẫu giáo thuộc 04 trường kể trên
- Các TCDH được phát triển qua lựa chọn những trò chơi phù hợp có sẵn và bố sung một số trò chơi mới theo điều kiện cụ thể của địa phương
7 Phương pháp nghiên cứu
7.I Các phương pháp nghiên cứu li luận
- Phương pháp phân tích lịch sử-logic để tổng quan, chọn lọc tư liệu khoa học có liên quan đến TCDH, Tìm hiểu MTXQ và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Phương pháp so sánh lí luận để xem xét các nguôn lí thuyết giáo dục
mâm non và kinh nghiệm từ các trường
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống
khái niệm và khung lí thuyết của nghiên cứu
7.2 Cúc phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, quan sát về thực trạng hoạt động tổ chức cho tìm hiểu MTXQ qua TCDH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi ở trường mâm non
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để xem xét và tiếp thu kinh
nghiệm tô chức trẻ tìm hiểu MTXQ qua TCDH ở một số trường mầm non qua phân tích, đánh giá kế hoạch, hồ sơ chuyên môn của các trường
- Phương pháp hồi cứu và phân tích hồ sơ giáo dục, hồ sơ quản lí.
Trang 137.3 Cúc phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia để đánh giá các biện pháp tô chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tìm hiểu MTXQ qua TCDH ở trường mam non
- Phương pháp sử dụng thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày
kết quả nghiên cứu
8 Cầu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận của việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tim hiểu môi trường xung quanh qua trò chơi dạy học
Chương 2 Thực trạng tô chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tìm hiểu môi trường xung quanh ở một số trường mâm non thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3 Các biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tìm hiểu môi trường xung quanh qua trò chơi dạy học
Trang 14CHO TRE MAU GIAO 5-6 TUOI TIM HIEU MOI TRUONG
XUNG QUANH QUA TRO CHOI DAY HOC
1.1 Tống quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về Tìm hiểu môi trường xung quanh ở lứa tuổi mẫu giáo lớn
1.1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Ngay từ thế kỷ thứ XVI, J.A.Comenxki (1592-1670) trong cuốn sách
"Thế giới tranh ảnh" đã thê hiện quan điểm của mình về vấn đề này Cuốn sách của ông là bách khoa toàn thư đặc biệt dành cho trẻ nhỏ, ở đó trẻ được
giới thiệu về thế giới với tất cả sự phát triển khoa học thời bấy giờ [41](2008)
Từ những bức tranh và những bài luận ngắn kèm theo, trẻ đã có thể biết
về những công việc đầu tiên của con người trên Trái Đất như: làm vườn, làm
ruộng, dỆt vải; về những cuốn sách, nghệ thuật lời nói, về đạo đức, tính hài
hước, tính nhân văn; về vật lý, hoá học và thiên văn
J.].Rutxo (1712-1778) — nhà giáo dục học người Pháp đã gọi thời kỳ từ
2 đến 12 tuổi là thời kỳ của các giác quan Ông cho rằng tri thức của trẻ được hình thành băng cách tiếp xúc với đồ vật và qua hoạt động thực tiễn Chính trong quá trình tiếp cận với thế giới xung quanh mà tri thức của trẻ được hình thành [41](2008)
LG Pextalozi (1746-1827); P.H.Phrebel (1782-1852); M.Montexxori (1870-1952) cho rằng việc nhận biết thế giới khách quan (về đặc điểm, tính chất) là rất quan trọng đối với trẻ trước tuôi đi học Chính những quan sát,
tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển năng lực, trí tuệ của con người [41](2008).
Trang 15trường xung quanh, kể cả các sự kiện chính trị xã hội nỗi bat Trong chương trình đầu tiên "Chương trình và chế độ sinh hoạt ở trường mầm non" (1932-
1934) có một phân giáo dục chính trị xã hội và một phần làm quen với thiên
nhiên [41](2008)
Hiện nay ở Nga phương pháp làm quen với thiên nhiên được thay bằng
phương pháp giáo dục sinh thái Đây là một xu hướng mới, xuất hiện vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 Những quan điểm cơ bản của giáo dục sinh thái gồm: cơ thể sống và môi trường; quần xã sinh vật và môi trường: Con người và môi trường
Ở một số nước khác trong chương trình giáo dục trẻ, một trong các lĩnh vực có liên quan nhiều đến nội dung, phương pháp tô chức cho trẻ làm quen
với MTXQ có tên là khoa học (Khoa học là cách thức tìm hiểu thế giới xung
quanh thông qua khám phá, thử nghiệm, phát hiện, giải thích, lập luận ) Kết
quả của các hoạt động khám phá môi trường xung quanh là trẻ có được kiến
thức khoa học đơn giản và quan trọng hơn là ở trẻ phát triển các năng lực cơ bản như quan sát, tư duy lôgíc, phán đoán, suy luận [41 ](2008)
1.1.1.2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Có rất nhiều luận án, luận văn và đề tài các cấp nghiên cứu về Tìm hiểu môi trường xung quanh (hoặc Làm quen môi trường xung quanh, Khám phá môi trường xunh quanh) ở mẫu giáo lớn Điều đó thể hiện ở các nghiên cứu của Pham Thi Ngoc Dung [4](2005), cua Tran Thu Hang (1997), của Hoàng
Thị Hoài (2001)[11], của Nguyễn Thị Hòa (2003)[12], của Trần Thị Hồng
Minh (2007)[28] và của Phùng Thị Long (2004)[26] về phát huy hứng thú và tính tích cực của trẻ khi khám phá MTXQ Một số nghiên cứu khác về Tìm hiểu MTXQ đã đề cập các nhiệm vụ giáo dục khác, ví dụ Bùi Thị Thanh Đào
Trang 16giúp trẻ mẫu giáo làm quen với việc đọc sách
Qua hoạt động Tìm hiểu MTXQ Lê Thị Thu Hiền (2009)[10] đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng thoả thuận, Trần Thị Hồng (2010)[13] đề
xuất các biện pháp giáo dục ý thức về bản thân, Nguyễn Vũ Huyền Trân (2012)[48] đưa ra một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ, Nguyễn Thị Xuân Yến (2012)[52] đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng làm việc
theo nhóm, Phạm Thị Yến (2007)[53] bàn về một số biện pháp hình thành kĩ
năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo lớn Vũ Minh Tâm (2000)42] đánh giá thực
trạng khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua Tìm hiểu MTXQ
Nguyễn Thị Thanh Thảo (2013)[43] đề xuất các biện pháp phát triển vốn
động từ cho trẻ MG 5 — 6 tuôi thông qua hoạt động làm quen với MTXQ 1.1.2 Những nghiên cứu về trò chơi dạy học ở mẫu giáo
Trong tác phẩm Trò chơi dạy học cho trẻ mẫu giáo, nhà giáo dục học
Xô viết E.I.U Đanxôva cho rằng: “Nhờ sử dụng các TCHT mà quá trình dạy
học trở thành một hình thức vui chơi vừa sức và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo
Nhiệm vụ dạy học được giải quyết trong quá trình chơi các TC” Với quan niệm đó, trong công trình nghiên cứu này, tác giả đưa ra gần 200 TCHT phổ
biến nhằm phát triển tiếng nói của trẻ và dạy trẻ học tính toán [41](2008)
Ngoài ra trong tác phẩm Các frò chơi và các bài tập phát triển các năng lực trí tuệ, L.A Venger và nhóm tác giả cho rằng phát triển trí tuệ ở trẻ
MG là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển tâm lí chung của trẻ, chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông và cho toàn bộ cuộc sống tương lai của chúng Phát triển trí tuệ là một quá trình phức tạp, đó là quá trình hình thành các hứng thú nhận thức và các năng lực nhận thức, và nội dung cơ bản của nó là phát triên các năng lực nhận thức Trong công trình nghiên cứu này, các tác
Trang 17KQH cho trẻ (Chắng hạn, TC cho trẻ phân loại các đối tượng ) [36](2009)
Todorka Kakacheva va Mara Dernheva trong tác phẩm Các trò chơi học tập trong trường mẫu giáo đã đưa ra những nhóm TCHT, bao gồm:
+ Những TCHT nhằm cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
+ Những TCHT nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
+ Những TCHT nhằm hình thành những biểu tượng và khái niệm toán sơ
đẳng
Những nhóm TC trong nghiên cứu này nhắm phục vụ cho các môn học trong chương trình giáo dục mẫu giáo, như: “Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh”, “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, “Hình thành những biếu tượng
và khái niệm toán sơ dang” [36](2009)
Qua tác phẩm Trò chơi trẻ em, P.G Xamarukôva khẳng định: TCHT là
phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ, nhưng nhiệm vụ giáo dục chủ yếu là phát triển trí tuệ của trẻ Trong công trình nghiên cứu này bà khăng định: trong quá trình chơi các TC, trẻ học tập, các quá trình tâm lý nhận thức được hoàn thiện thêm Trong các TC với những bức tranh và trong một loạt các TC bang ngôn ngữ thực hiện hoàn thiện những thao tác tư duy như so sánh, tổng hợp, phân loại Bà cũng nhận xét răng hầu hết các TCHT hướng tới việc hệ thống hóa kiến thức [41](2008)
Dorothy D Sullivan, Beth Davey trong tác phẩm Các trò chơi như là phương tiện để học tập đã chỉ ra những dạng TC có thê sử dụng cho tích cực hoá các hoạt động học tập và cho việc học có hiệu quả Các tác giả cho rằng các TCHT (Learning Games) là các hoạt động trong đó những người chơi sử dụng toàn bộ kiến thức hoặc toàn bộ kĩ năng như những nguồn lực để thi đua với những bạn cùng chơi khác Khắẳng định vai trò của TCHT đối với việc
Trang 18học, đặc biệt là cá nhân hoá hoạt động học của trẻ, các tác giả đã đưa ra một
số nguyên tắc cho việc thiết kế TCHT song tác giả cũng không đưa ra TC cụ
thể phát triển [41](2008)
Các công trình nghiên cứu TCHT vừa điểm trên cho thấy, có nhiều cách nhìn nhìn nhận về TCHT, TCHT được quan tâm từ lâu và chiếm một vị trí quan trọng trong việc giáo dục và dạy học cho trẻ MN Đặc biệt những công trình nghiên cứu của các nhà sư phạm Xô viết cũng như một số công trình của các nhà tâm lí học và giáo dục học phương Tây đều khăng định TCHT là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ, trong đó nhiệm vụ giáo dục chủ yếu của nó là phát triển trí tuệ cho trẻ
Tuy vậy, những hệ thống TCHT được đưa ra trong các công trình nghiên cứu này thường được sử dụng như là một trong những biện pháp dạy học để giải quyết nhiệm vụ củng cố, hệ thống hóa kiến thức Trong các công
trình nghiên cứu trên, tuy có đề cập đến phương diện phát triển các chức năng
tâm lý của trẻ MG qua các TC học tập, nhưng vẫn chỉ chú ý nhiều đến việc rèn luyện, phát triển các giác quan và một số năng lực chú ý, ghi nhớ, ngôn ngữ, và chưa đề cập nhiều đến việc phát triển các thao tác tư duy, đặc biệt là khái quát hóa
1.1.3 Những nghiên cứu về tổ chức cho trẻ mẫu giáo tìm hiểu môi trường xung quanh qua trò chơi dạy học
Ở nước ta, vẫn đề trò chơi nói chung và TCDH nói riêng đã được nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học quan tâm nghiên cứu Trong giáo trinh “ Tâm lý học trẻ em” “Giáo dục học trẻ em”, “Tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh”, phần lý luận về TCHT luôn giữ một vị trí quan trọng
Các tác giả đã đề cập đến bản chất của trò chơi Nhiều tác giả như Nguyễn
Thị Ngọc Chúc, Phan Quỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Km Oanh, Phan Kim Liên, Đặng Thu Quỳnh, Nguyễn Hạnh, Nguyễn Thị Thanh Thủy,
Trang 19Nguyễn Thị Vân Lâm đã sưu tầm, biên soạn và thiết kế các trò chơi cho trẻ
MG, trong đó có TCDH tìm hiểu về MTXQ (Dẫn theo Nguyễn Thị Thanh
Thao (2013)[43])
Các TCDH được các tác giả đề cập đến thường dùng để củng cố kiến
thức, rèn luyện giác quan, phát triển các năng lực trí tuệ và phát triển ngôn
ngữ cho trẻ Tuy nhiên các trò chơi thường được sưu tầm biên soạn chung chung cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau và cho các độ tuôi khác nhau, thậm chí có nhiều tài liệu không hướng dẫn rõ độ tuôi định hướng cho giáo viên cách lựa chọn và sử dụng như tuyển tập TC của tác giả Nguyễn Thị
Hạnh và Nguyễn Thị Vân Lâm [41](2008)
Chú ý hơn đến việc nghiên cứu của TCDH theo xu hướng đổi mới và
hòa nhập với các nước trong khu vực, nhóm tác giả Nguyễn Thạc, Nguyễn
Ngọc Trâm, Trần Lan Hương đã sưu tầm và biên soạn từ chường trình giáo
dục sớm Kidsmart IBM “Tuyền tập trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo” Đi
kèm với TCDH là những lời gợi ý mang tính chất gợi mở, tạo cơ hội cho cả
mẫu giáo 5-6 tuổi Nguyễn Thị Hòa (2003)[12] đề xuất các biện pháp tô chức
trò chơi học tập nhắm phát huy tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) Tác giả đã sưu tầm và thiết kế được 30 TCHT dành cho trẻ mẫu giáo 5
— 6 tuổi Trương Thị Xuân Huệ (2005)[14] đã xây dựng và sử dụng trò chơi phát triển nhăm hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuôi Vũ
Thị Ngân (2007)[29] xem xét việc sử dụng trò chơi như là phương pháp phát
Trang 20triển khả năng khái quát hoá của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Phan Thị Lan Anh
(2010){2] đã nghiên cứu sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng tiên đọc,
viết của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non v.v
Những nghiên cứu sử dụng TCDH hay TCHT trên đã phát triển được nhiều biện pháp giáo dục về MTXQ và đa dạng các trò chơi khác nhau có giá trị tham khảo và cần được kế thừa trong những nghiên cứu tiếp theo, cũng
như có thể áp dụng trong thực tiễn trường mầm non
1.2 Lí luận về Tìm hiểu môi trường xung quanh ở lớp mẫu giáo lớn
1.2.1 Một số khái niệm
1.2.1.1 Môi trường xung quanh
Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân cho răng: MTXQ bao gồm tất cả các yếu tố của tự nhiên và xã hội bao quanh trẻ em, có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hường trực tiếp đến đời sống, sự tổn tại và phát triển của trẻ em (2008)[35] Theo Hoang Thi Phuong (2006)[37], MTXQ la tat ca những gi bao quanh chúng ta như tự nhiên, con người, các đồ vật Khái niệm này có thể nhìn nhận theo nghĩa chúng ta như tự nhiên, con người, các đồ vật Khái niệm này có thể nhìn nhận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rong, MTXQ la tất cả các sự vật, hiện tượng, con người có trong hành tinh mà chúng ta đang sống Theo nghĩa hẹp, MTXQ là hoàn cảnh cụ thể (các sự vật, hiện tượng, con người ) bao quanh một đối tượng có liên quan mật thiết với nó” Lê Thị Ninh (2006)[33] cho rang: MTXQ 1a toan bộ sự vật và hiện tượng của giới hữu sinh và vô sinh được thu hút vào quá trình của đời sống xã hội ở mot giai doan lịch sử nhất định và tạo thành điều kiện cần thiết cho sự tổn tai va phát triển của xã hội
Qua các quan điểm trên về MTXQ, có thể thấy răng:
- Môi trường xung quanh bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội bao quanh con người Có thê hiệu nó theo nghĩa rộng (tât cả các yêu
Trang 21trong hành tỉnh hay vũ trụ) hoặc nghĩa hẹp (các yếu tố bao quanh một đối tượng cụ thể)
- Các yếu tô của MTXQ có mỗi quan hệ tác động qua lại với nhau
- MTXQ có ảnh hưởng sâu sac đến sự tổn tại và phát triển của con
người trong môi trường đó
Đó là bàn về khái niệm MTXQ theo nghĩa rộng của khoa học môi trường hoặc theo triết học Tuy nhiên trong giáo dục mâm non, đặc biệt trong khuôn khô một lĩnh vực hoạt động rất cụ thể của trẻ mẫu giáo thì cách hiểu
này chưa thích hợp Từ đó, khái niệm MTXQ trong luận văn được hiểu theo
nghĩa giáo đục tương ứng với lứa tuổi mẫu giáo như sau: MTXQ là khách thể nhận thức và rung cảm của trẻ hợp thành từ tất cả các yếu tổ tự nhiên và xã hội bao quanh trẻ, tôn tại trong sự tác động qua lại với nhau, có ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ của trẻ và sự phát triển trẻ nếu giữa trẻ và những yếu tô đó có sự tương tác lẫn nhau
1.2.1.2 Tìm hiểu môi trường xung quanh
Tìm hiểu MTXQ được nhắc đến băng các mệnh đề khác nhau nhưng
nội hàm như nhau Có người gọi là Làm quen với MTXQ, người khác gọi
Khám phá MTXQ, hoặc có thể gọi Làm quen với MTXQ, đều cũng một nghĩa
và ý Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân cho rằng: Khám phá khoa học về MTXQ chính là việc giáo viên tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để cho trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ (2008)[35] Hoạt động KPMTXQ là một trong những hoạt động rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ MN, góp
phân tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ Nhiệm vụ của việc
cho trẻ KPMTXQ không chỉ là góp phần hình thành những biểu tượng đúng đăn về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh mà còn rèn luyện và phát triển tư duy cho trẻ để trẻ có khả năng tự tìm hiểu, khám phá thế giới như một
Trang 22chủ thể độc lập Từ khái niệm “hoạt động”, “khám phá môi trường xung quanh” họ giải thích: Hoạt động KPMTXQ là quá trình tác động giữa trẻ với
MTXQ nhằm làm rõ quy luật tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong môi trường đó để thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình
Trong luận văn, khái niệm Tim hiểu MTXQ có nghĩa là nhiệm vụ giáo đục và phát triển nhận thức cũng như giá trị ở người học do nhà trường mâm non tiễn hành dựa vào hoạt dong kham phá khoa học trong môn học và ngoài môn học, nhằm mục tiễu giáo dục trí tuệ, nhận thức khoa học và giáo đục toàn diện (đạo đức, lối sống, văn hóa, thấm mĩ, công dân ) về quan hệ với MTXO Tìm hiểu môi trường xung quanh bao hàm các hoạt động giáo dục trong dạy học môn môi trường xung quanh, trong các hoạt động học có mục đích và hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan và các hoạt động khác của trẻ trong và ngoài nhà trường đưới nhiều hình thức khác nhau
1.2.1.3 Tổ chức cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh
Thuật ngữ “tổ chức” có thể được hiểu là sự sắp xếp, bố trí điều kiện,
phương tiện vật chất, những hoạt động của trẻ trong sự điều hành của nhà GD theo yêu cầu nhiệm vụ đã đề ra nhằm đạt mục tiêu của hoạt động Có thể hiểu khái niệm Tổ chức cho trẻ tìm hiểu MTXQ” như sau:
Tổ chức cho trẻ tìm hiểu MTXO là việc giáo viên thiết kế và tiến hành các hoạt động để tạo điều kiện, khuyến khích, hướng dân trẻ tích cực tìm kiếm, khám pha cdc sự vật hiện tượng xung quanh nham dat được mục tiêu GD đã dé ra qua chính hoạt động và giao tiếp của trẻ
Tổ chức cho trẻ MG 5 — 6 tuổi tìm hiểu MTXQ được thực hiện thông qua
hoạt động ở mọi lúc mọi nơi và hoạt động học có chủ định Mỗi hình thức tô chức
đều có những ưu điểm riêng, giáo viên cần tận dụng linh hoạt các hình thức để giúp cho việc học khoa học của trẻ đạt hiệu quả tốt nhất Học ở mọi lúc, mọi nơi rat can thiét va phù hợp với trẻ nhỏ Giáo viên cần tận dụng mọi điêu kiện, hoàn
Trang 23cảnh sẵn có để cho trẻ quan sát, hoạt động Thông qua hoạt động ở góc khoa học, cần cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, khuyến khích mọi trẻ đều tham gia Ở góc khoa học, cần khuyến khích trẻ sưu tầm, làm các thí nghiệm, đọc sách khoa học cho trẻ nghe Thông qua hoạt động ở các thời điểm khác như hoạt
động ngoài trời, lao động, tạo hình, trò chơi cần tạo cơ hội đề trẻ vận dụng hiểu
biết vào các hoạt động đó và khuyến khích trẻ tiếp tục tìm hiểu, khám phá nếu trẻ
vẫn có nhu cầu Giáo viên cần kích thích, duy trì hứng thú của trẻ trong quá trình
hoạt động Sau mỗi lần tham gia hoạt động, khuyến khích trẻ chia sẻ với cô với
bạn về những điều đã phát hiện, khám phá được, cũng như những điều muốn tiếp tục tìm hiểu Giáo viên cần kiểm tra kết quả hoạt động đề kịp thời khích lệ, trợ
giup tré
Thông qua hoạt động học có chủ định, giáo viên giúp trẻ học, tiếp thu kiến thức và kĩ năng theo quy trình, có mục đích, có kế hoạch và được dự định từ trước So với các hình thức khác, tiết học có ưu thế hơn trong việc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức: những biểu tượng mà trẻ thu được thường chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn; những kiến thức mà trẻ đã tích lũy trong những hình thức khác được củng có, khái quát, hệ thống hóa và mở rộng hơn Các kĩ năng nhận thức và kĩ năng xã hội của trẻ được rèn luyện tích cực hơn, đồng bộ, tập trung hơn
Trẻ cần hành động với đối tượng, tác động vào đối tượng, trải nghiệm trực
tiếp với đôi tượng và tiếp tục hành động cho đến khi trẻ hài lòng với kết quả thu
được Trên cơ sở đó, giáo viên hiểu trẻ hoc nhu thé nao dé 1a nguoi tro giup VIỆC
học của trẻ, khuyến khích trẻ suy nghĩ và hành động dựa trên những ý tưởng, mà
không phải là người giảng giải kiến thức cho trẻ Điều đó cũng có nghĩa là trẻ cần
được lôi cuốn vào các quá trình thăm dò, thử nghiệm, khám phá thể giới và trau
dồi các kĩ năng: quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, phỏng đoán, suy luận thích hợp với các tình huống của hoạt động cụ thể Quá trình tổ chức tìm hiểu MTXQ thường gồm các hoạt động:
Trang 24- Lập kế hoạch hoạt động và trải nghiệm dé phát triển nhận thức của trẻ trong tit cả các thời điểm của chế độ sinh hoạt một ngày, theo nhóm nhỏ và nhóm lớn
- Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các
đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau
— _ Trẻ khám phá và nhận ra những đặc trưng của vật sống, đồ vật và những
sự việc quan sát được bằng cách sử dụng tất cả các giác quan cách thích hợp
Trẻ xem xét tỉ mỉ nét gidng nhau và khác nhau của sự vật, hiện tượng Trẻ quan sát, xem xét, thao tác, suy luận để phát triển tư duy khoa học
—_ Trẻ tự khám phá, trải nghiệm và bảy tỏ ý kiến của mình
— Khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến MTXQ
— Sử dụng những câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghĩ của mình
— Trẻ hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân trẻ vì những công việc đó có thé sẽ là bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học 1.2.1.4 Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Theo Luật giáo dục trẻ từ 0 -72 tháng tuổi thuộc giai đoạn giáo dục mâm non, trong đó các bé học mẫu giáo từ 36 -72 tháng tuổi Như vậy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là những trẻ học mẫu giáo tại trường mầm non có tuổi từ 60-72 tháng, thuộc năm học cuối cùng trong giai đoạn giáo dục mâm non Sở
đĩ cần xác định như vậy vì có những trẻ ở độ tuổi đó không đi học trường
mâm non, hoặc có những trẻ đi học trường mâm non song không thuộc lứa tuổi này Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cũng ở thời kì chuyển tiếp giữa giáo dục mầm non và giáo dục phố thông Cuối độ tuổi đó các cháu sẽ bước vào lớp 1 Theo
tập quán, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn được gọi là trẻ mẫu giáo lớn
1.2.2 Nguyên tắc và nội dung Tìm hiểu môi trường xung quanh
1.2.2.1 Nguyên tắc
Trang 25- Đảm bảo thực hiện các dạng hoạt động khác nhau của trẻ trong trò
chơi là nhận thức, giao tiếp, chơi và học tập
- Đảm bảo nội dung giáo dục tích hợp các hiện tượng vật lí, hóa học, sinh học, toán học, địa lí, văn hóa trong trò chơi
- Dam bảo tính khoa học: nội dung giáo dục đảm bảo sự cơ bản, tĩnh giản, chính xác, hiện đại, cập nhật, được sắp xếp và phát triển hợp lí trong luật chơi, nhiệm vụ chơi và các qui tắc chơi
- Đảm bảo tính sư phạm: nội dung trò chơi phải thể hiện sự tích hợp, liên môn, giàu cơ hội trải nghiệm, có định hướng nhận thức rõ ràng
- Đảm bảo tính nghệ thuật của tác động sư phạm: Tìm hiểu môi trường
xung quanh nhằm giáo dục khả năng nhận thức về thế giới bên ngoài và tác
động của nó đến con người, vì vậy tác động giáo dục phải mang tính thâm mĩ,
kích thích tính tò mò, ham học hỏi và hiếu kì ở trẻ
1.2.2.2 Nội dung
Nội dung tìm hiểu MTXQ được thiết kế dựa trên các căn cứ: đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng; sự phong phú, đa dạng của các sự vật hiện tượng, mỗi quan hệ của các sự vật hiện tượng với nhau và với môi trường sống: sự thay đổi và phát triển
của chúng Giáo viên cần căn cứ vào trình độ, khả năng hứng thú của trẻ và điều
kiện hoàn cảnh của trường để lựa chọn nội dung phù hợp cho trẻ khám phá
Nội dung cho trẻ tìm hiểu MTXQ bao gồm: Tìm hiểu MT thiên nhiên gồm
động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh, các hiện tượng và quá trình tự nhiên; Tìm hiểu thế giới đồ vật gồm đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông và các vật phẩm văn hóa khác; Tìm hiểu cuộc sống xã hội gồm bản thân trẻ, trường MN,
nghề nghiệp của người lớn, con người, gia đình, quê hương, đất nước, văn hóa dân
tộc và các quan hệ xã hội
Một số chủ đề cụ thể trong nội tìm hiểu MTXQ của trẻ tập trung vào các vân đê của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội như: con người, đô
Trang 26vật, động vật và thực vật, một số hiện tượng tự nhiên; bản thân, gia đình, họ
hàng và cộng đồng; truờng MN, một số nghề phổ biến, danh lam, thăng cảnh
và các ngày lễ, hội Các hoạt động tìm hiểu MTXQ được tổ chức theo nội
dung các chủ đề ở trường Mầm non, Bản thân, Gia đình, Thế giới động vật,
Thế giới thực vật, Tết và mùa Xuân, Phương tiện và luật lệ giao thông, Nước
và hiện tượng tự nhiên, Nghề nghiệp, Quê hương - Đất nước —- Bác Hồ,
Trường Tiểu học Trong quá trình tham gia hoạt động, dưới sự hướng dẫn của
GV, trẻ nhận biết, gọi tên các đối tượng và phát hiện các dấu hiệu, đặc điểm của đối tượng cũng như các mối liên hệ, quan hệ giữa các đối tượng với nhau Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể quan sát nhiều đối tượng cùng một lúc, so sánh
Sự giống và khác nhau của 2 hoặc nhiều đối tượng, phân nhóm các đối tượng theo một hoặc một vài dấu hiệu tiêu biểu; sử dụng thành thạo ngôn ngữ mạch
lạc dé thé hiện kết quả khám phá, trao đổi, giải thích các sự vật, hiện tượng
xung quanh Trẻ không chỉ biết nhận xét, trả lời câu hỏi của GV mà còn tự đặt câu hỏi cho bạn bè, đưa ra những thắc mắc của mình
1.2.3 Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.3.1 Đặc điểm sinh học
- Trẻ đạt khoảng 106,4 đến 116,1 cm chiều cao, đạt 16 đến 20,7 kg cân nặng đối với bé trai và 104,8 đến 114,6 cm chiều cao, 15 đến 19,5 kg cân nặng đối với bé gái
- Hệ cơ quan trong cơ thể dân hoàn thiện và phát triển đặc biệt hệ thần
kinh và hệ tuần hoàn
- Ở thời kì này trẻ có sự phát triển tốt về sức khỏe, là yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức của trẻ
Hệ tuần hoàn: Tim của trẻ có tốc độ phát triển khá nhanh Tim của trẻ
có trọng lượng nặng gấp 5 lần lúc mới sinh, tim trẻ đập nhanh hơn gấp 5 lần lúc mới sinh nhưng đập chậm hơn so với các lứa tuôi trước nhưng vẫn còn
Trang 27khá nhanh so với người lớn Thành phần máu của trẻ cũng tăng lên và biến đổi về chất, huyết sắc tố 80 - 90%, hồng cầu 4,5 - 5 triệu đơn vị, bạc cầu 7 -
10 nghìn, tiểu cầu 200 - 300 nghìn
Hệ thần kinh: Sự hoạt động của trẻ giai đoạn này là phát triển nhanh rõ
nhất trong cả đời người Song ở lứa tuổi này do khả năng hưng phân và ức
chế của hệ thần kinh chưa ổn định nên nếu trẻ làm việc kéo đài sẽ bị mệt mỏi
Hệ hô hấp: Hệ hô hấp của trẻ phát triển, tuy nhiên chưa đầy đủ như ở
người lớn Vì vậy trẻ hít thở nhiều hơn đề nhận đủ lượng oxy cần thiết
Như vậy, ở thời kỳ này các cơ quan và hệ cơ quan của trẻ phát triển
mạnh nên người lớn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, rèn luyện cơ thể trẻ giúp cho các cơ quan hệ cơ quan phát triển [37]
Đây chính là điều kiện bên trong giúp trẻ cảm nhận và tìm hiểu MTXQ
1.2.3.2 Đặc điểm tâm lí
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự
nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 5 - 6 tuổi nhưng chất lượng mới hơn Thể
hiện ở:
Mức độ phong phú của các kiểu loại
Mức độ chủ định các quả trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hon
Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn
Độ nhạy cảm của các giác quan được tính nhạy hơn
Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển
Ở đây chỉ đề cập tới quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng
nhất, đó là tư duy Sự phát triển tư duy ở độ tuôi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa Đặc tính chung của sự phát triển
tư duy ở độ tuổi mẫu giáo lớn:
Trang 28Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ Tư đuy của trẻ dần dần mắt đi tính duy kỷ, tiến đần đến khách quan, hiện thực hơn Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ xã hội Ý thức rõ
về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi
Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về câu tạo và chức năng hoạt
động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm
đẻo Ở trẻ 5 - 6 tuôi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng dược phát triển ở trẻ Loại tư duy này giúp trẻ đến gân với hiện thực khách quan
- Vai chơi: là vị trí, bổn phận, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của trẻ khi nhập vai Đó là những chuẩn mực hành vi ứng xử phù hợp với lòng mong đợi của những người xung quanh, ở vai quan hệ
Ngoài ra, ở giai đoạn này thì nhu cầu giao tiếp cũng phát triển, trẻ có hành vi ứng xử như quan tâm đến bạn bè, biết nhường nhịn để bạn cho chơi,
biết đòi hỏi ở bạn những gì cần thiết Khái niệm bình đăng, hợp tác dần dần hình thành ở bạn bè Trẻ có nhu cầu giúp đỡ người lớn, biết sử dụng nhiều
phương tiện giao tiếp để đạt hiệu quả với những người xung quanh như ngôn
ngữ, ánh mắt
1.2.3.3 Đặc điểm phát triển xã hội
Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè Đời sống xúc cảm, tình
cảm ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dân theo các mỗi quan hệ giao tiếp với những người xung quanh
Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vi trí xã hội khác nhau, được hình thành như: Tình cảm rnẹ con, ông
Trang 29bà,anh chi em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người lạ Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn đễ dao động, mang tính chất tình huống
Trong các hoạt động nhận thức, giao tiếp, học tập hay vui chơi, trẻ lứa tuổi này đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi: một xã hội trẻ em được hình thành “Xã hội trẻ em” này khác xa so với xã hội người lớn bởi sự độc đáo: hợp rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi,
chơi và thực Cấu trúc xã hội trẻ em này rất phức tạp, trong đó mỗi đứa trẻ có một vị trí nhất định Vị trí ấy được thê hiện ở chỗ bạn bè trong nhóm đối xử
với các em như thế nào Vị trí trong nhóm bạn cùng tuổi ảnh hưởng một cách sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của trẻ
Trong các trò chơi, không có sự phối hợp với nhau giữa các thành viên thì không thành trò chơi, ở lứa tuổi này việc chơi của các em tương đối thành thạo và chơi với nhau trong nhóm bạn đã trở thành nhu cầu cấp bách Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ em, do đó người lớn cần tổ chức tốt hoạt động của nhóm trẻ ở lớp mẫu giáo cũng như ở
gia đình, khu tập thể, xóm dân cư để tạo môi trường lành mạnh có tác dụng
giáo dục tích cực đối với trẻ
1.3 Lí luận về trò chơi dạy học ớ mẫu giáo
1.3.1 Một số khái niệm
1.3.1.1 Chơi
- Chơi là một trong những hoạt động của con người, có mặt trong đời
sống con người ở mọi lứa tuôi, mặc dù hình thức chơi thay đổi khi một người
lớn lên già đi Khi chơi, cả người lớn lẫn trẻ em đều say mê, vui vẻ, thoải mái Đối với người lớn, hoạt động chơi chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống của họ Còn đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lửa tuôi này
Trang 30- Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chơi”, có thế điểm qua một vài định nghĩa như:
+ “Chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi” (Dẫn theo Đặng Thành
+ “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ thúc đây là những yếu tô bên trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết
theo đuổi những mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá
trình đó Bản thân quá trình chơi có sức cuốn hút tự thân và các yếu tô tâm lý
của con người trong khi chơi nói chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự
do, cởi mở, thư giãn, có khuynh hướng thể nghiệm những tâm trạng hoặc tạo
ra sự khuây khỏa cho mình” (Dẫn theo Đặng Thành Hưng (2000)[16))
Có thể nói rang rất khó để có khái niệm chung cho hiện tượng “chơi” trong toàn bộ phạm vi hoạt động rộng lớn của con người vì hình thức thể hiện của chơi vô cùng đa dạng về nội dung và hình thức
1.3.1.2 Tro choi
Một số nhà tâm lý — giáo dục học theo trường phái sinh học như K.Gross, S Hall, V Stern cho rằng, trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa J Piaget cho răng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ (Dẫn theo Đặng Thành Hưng (2000)[16]).
Trang 31Theo Đặng Thành Hưng: trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa Cụ thể:
+ Một là kiểu loại phố biến của chơi Nó chính là chơi có luật (tập hợp
quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh
hoặc tính thách thức đối với người tham gia
+ Hai là những thứ công việc được tô chức và tiến hành dưới hình thức
chơi, như chơi băng chơi, chăng hạn: học bằng choi, giao tiếp bằng chơi, rén luyện thân thể đưới hình thức chơi Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc,
nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và thiết kế, nếu không có những thứ đó
thì không có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản Như vậy, trò chơi là tập hợp
các yêu tô chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là
phương tiện tô chức tập hợp đó
Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức
và thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ có sự
chơi đơn giản Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có
tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tô chức tập hợp đó Tóm
lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện, bất giác không gọi là trò chơi (2000){16]
1.3.1.3 Hoạt động chơi
Hoạt động chơi là hình thái đặc biệt của sự chơi và chỉ có ở con người Quá trình chơi diễn ra ở 2 cấp độ: cấp độ hành vi và cấp độ hoạt động Với tư
cách là hoạt động, sự chơi diễn ra theo nhu cầu của chủ thể, được điều khiển
bởi động cơ bên trong quá trình chơi Yếu tố động cơ là căn cứ phân biệt rõ hoạt động chơi với những dạng hoạt động khác Hoạt động chơi là dạng chơi
có ý thức, cả nội dung văn hóa xã hội, dựa trên các chức năng tâm lý cấp cao
và chỉ có ở người, không có ở động vật (2000)[16].
Trang 32Hoạt động chơi không đồng nhất với trò chơi Động cơ của hoạt động chơi không năm ở kết quả thu được mà nằm ngay trong quá trình chơi Còn động cơ hoạt động khi tham gia trò chơi luôn nằm ở kết quả chơi Trong trò chơi trẻ có thể có nhiều hoạt động khác, không chỉ có hoạt động chơi: nhận thức, giao tiếp, học tập và động cơ của chúng nằm ở kết quả
Tóm lại, hoạt động chơi cả ở trẻ em và người lớn đều có cùng bản chất
tự nhiên, ngây thơ, vô tư vì nó là một trường hợp của chơi nhưng đây là dạng
chơi ở người có ý thức, có động cơ xã hội và văn hóa, có nội dung nhận thức, tình cảm, đạo đức, thấm mỹ Hoạt động chơi đương nhiên là chơi nhưng không phải mọi hiện tượng chơi nào cũng là hoạt động chơi — có nhiều hiện
tượng chơi chỉ là hành vi hay động thái biểu hiện những khả năng và nhu cầu
bản năng của cá thể sinh vật hoặc người
1.3.1.4 Tro choi giao duc
Một số nhà tâm lí — gido dục học theo trường phái sinh học như K.Gross, S.Hall, V.Stern cho rang, chơi là do bản năng qui định, chơi chính
là sự giải tỏa năng lượng dư thừa Còn J Piaget cho rằng, chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ Trong
nhiều tài liệu còn biểu hiện sự nhằm lẫn giữa chơi (Play) và trò chơi (Games),
giữa trò chơi và hoạt động chơi Điều này đã được chỉ rõ trong những nghiên
cứu của P la Elkonhin và Đặng Thành Hưng (Dẫn theo Đặng Thành Hưng
(2000){16])
Đặng Thành Hưng (2000)[{16] giải thích bản chất của trò chơi giáo dục
Đó là loại trò chơi có tác động và giúp người tham gia cải thiện tâm lí, kĩ
năng, thể chất, kinh nghiệm Đối với nhà giáo dục, trò chơi là công việc của
họ (nghĩa thứ 2), nhưng đối với trẻ thì trò chơi là tập hợp những hành vi chơi theo qui tắc nào đó (nghĩa thứ nhất) Trò chơi nào không thỏa mãn những tiêu
chí đó thì không phải trò chơi giáo dục, mà chỉ đơn giản là phương tiện để
Trang 33giải trí, tiêu khiển hay giết thì giờ mà thôi Theo ông, những trò chơi giáo đục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp dé day hoc, tuc la tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi được gọi là trò chơi day hoc
1.3.2 Đặc điểm của trò chơi dạy học ở lứa tuổi mẫu giáo lớn
1.3.2.1 Vai trò, chức năng của trò chơi giáo dục
1 Vai trò
- TC giáo dục giúp nâng cao hứng thú học tập cho trẻ, đặc điểm cơ bản của giáo dục mầm non là trẻ học mà chơi, chơi mà hoc, TC được sử dụng rất nhiều trong quá trình giáo dục trẻ Việc sử dụng hợp lí TC sẽ làm tăng hứng thú học tập của trẻ, làm cho việc học đối với trẻ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn TC là phương tiện giáo dục quan trọng, trước hết là phương tiện giúp nhà giáo tổ chức môi trường hoạt động của trẻ nhằm nhiều mục đích như giáo dục trí tuệ, giáo dục vận động và thể chất, giáo dục đạo đức và tham mi
- TC là môi trường hoạt động của trẻ, giúp trẻ tiếp thu những tri thức, học và rèn luyện kĩ năng, trải nghiệm các quan hệ và giá trị một cách nhẹ nhàng, thoải mái và trực tiếp trong quá trình tìm hiểu MTXQ Thông qua TC,
trẻ phải giải quyết một số nhiệm vụ của trí lực, lĩnh hội kỹ năng về ngôn ngữ,
chính xác hóa các biểu tượng về MTXQ, vì nhiệm vụ chơi chính là nhiệm vụ
nhận thức dưới hình thức chơi và chính nhiệm vụ này đặt ra yêu cầu bắt trẻ
phải phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại và khái quát hóa
Tóm lại, TC có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ, nó là phương tiện giúp trẻ tiếp nhận các biểu tượng một cách dễ dàng nhất Chính
vì thế, GVMN cân thiết kế, thu thập và tổ chức hiệu quả, phong phú, đa dạng
các TC nhằm giáo dục trẻ
2 Chức năng
Trang 34- Xây dựng đội chơi: Đó là những trò chơi được sử dụng để cải thiện
mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể Các thành viên sẽ họp lại thành nhóm và làm việc theo nhóm
- Cải thiện khả năng giao tiếp: Loại trò chơi này được thiết kế và sử
dụng để người chơi thấy được cái họ cần cải thiện trong khả năng giao tiếp Khi một chương trình về kỹ năng giao tiếp người chơi cần phải đảm bảo tất cả
khứ để giải đáp những câu hỏi đánh đó Bởi vì trò chơi đỗ có thể được xây
dựng cho tất cả những lĩnh vực học tập trong nhà trường, nên có thể sử dụng chúng như những biện pháp để giúp trẻ tập đượt tri thức đã học trước đây và băng cách đó nâng cao hiệu suất trí nhớ của trẻ
- Rèn luyện tính sáng fgạo: Hiểu theo nghĩa phát kiến ra một biến thể mới của hoạt động Rõ ràng là các kiểu trò chơi khác biệt nhau ở mức độ độc đáo mà nó khuyến khích hoặc hạn chế Những phương án khác của trò chơi
thích hợp nhất cho việc kích thích tính sáng tạo là giải trí bằng đồ hoạ, vẽ
tranh, viết truyện, làm thơ, nghĩ ra các trò đùa, câu đỗ, mô tả những phát kiến tưởng tượng
- Học những kỹ năng phán đoán: Chỉ một loại năng lực lường trước những dữ liệu của các hành động có thể xảy ra trong tương lai ở trong một tình huống, và đánh giá những nhân tố nào quyết định xác suất lớn nhất xảy ra
điều gì đó.
Trang 35- Học các kỹ năng phán đoán, đánh lừa: Chỉ một loại năng lực đánh lạc hướng người khác bằng cách tỏ ra dự định một hành động này nhưng thực
tế lai thực hiện một hành động khác Năng lực này là sự mở rộng của năng lực
dự đoán các sự kiện, nó đòi hỏi phải ước định được mình có thể dùng những
cử chỉ biểu đạt nào để đánh loại được các đối thủ, khiến cho họ phán đoán những sai lầm về những hoạt động sau đó của mình
- Học và rèn luyện hành vì có luật: Có nghĩa là cá nhân hiểu các luật
lệ, quy tac chi phối hoạt động, tuân theo luật, tôn trọng những thoả thuận đã
nhất trí với nhau để tránh vi phạm luật và làm theo những gì đã nhất trí Mọi
trò chơi có thể kích thích những tiến bộ hướng tới những mục tiêu này nhất là trò chơi giáo dục
- Học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại: Có nghĩa
là cá nhân tán thành những phản ứng được chấp nhận về mặt xã hội trước sự
thăng và bại Bất cứ hoạt động nào hề có mục đích vươn tới hoặc có đối thủ
để chiến thắng, đều tạo ra những cơ hội tốt để bồi dưỡng thái độ này
- Cai thiện kỹ năng fự quản: Thông qua các trò chơi cho phép người
tham gia biết được họ có thể cải thiện kỹ thuật tự đánh giá bản thân ở chỗ nào
Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến việc cải thiện khả năng tổ chức của người tham gia (2000)[16]
1.3.2.2 Nguyên tắc của trò chơi giáo đục
Trò chơi giáo dục phải thỏa mãn những nguyên tắc chủ yếu sau:
- Tính giáo dục
Trò chơi phải giúp người tham gia cải thiện và phát triển thể chất, tâm
lí hoặc kinh nghiệm xã hội của mình, mặt khác có ảnh hưởng tương tự đến người khác Những yếu tố đó chính là tác động giáo dục Để thỏa mãn nguyên tắc này, trò chơi phải đảm bảo giá trị thâm mĩ, yêu cầu đạo đức (không trái với chuân mực đạo đức, ví dụ trò chơi chọi trâu, chém lợn là không ôn về
Trang 36thâm mĩ và đạo đức), có nội dung giáo dục nhất định phù hợp với mục tiêu
giáo dục, vừa sức và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, có luật chơi lành
mạnh và rõ ràng v.v
- Tính an toàn
Nguyên tắc này đòi hỏi trò chơi không gây nguy hiểm và rủi ro về sức
khỏe, chấn thương cơ thể, tổn thương tâm lí và phản cảm Ngay về mặt tình cảm nếu không an toàn cũng nguy hiểm, chẳng hạn tham gia chơi mà thù ghét nhau, từ đó nảy sinh nhu cầu và hành vi thiếu lành mạnh Tham gia trò chơi
mà trẻ bị ám ảnh với những ấn tượng xấu, sợ hãi hoặc nhút nhát đi, thì cũng
vi phạm nguyên tắc này
- Tính trải nghiệm
Cho dù trò chơi thường được thực hiện bởi nhóm, thì nó vẫn phải tạo ra môi trường và cơ hội trải nghiệm cho mỗi trẻ Các cháu phải thực sự hoạt động và làm chủ các quan hệ giao tiếp trong quá trình tham gia trò chơi, tức là trải nghiệm những sự kiện thực tế trong trò chơi Điều đó có nghĩa phải phân
công nhiệm vụ cá nhân và đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi trẻ Không có
trải nghiệm cá nhân thì trò chơi mất chức năng giáo dục
- Tính cuốn hút và tham gia
Trò chơi phải có sức hấp dẫn và thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt
động nhóm, mặc dù mỗi trẻ có nhiệm vụ cá nhân Sự tham gia của trẻ đến
mức cao sẽ tạo ra môi trường làm việc hợp tác Vì vậy tính cuốn hút ở đây không chỉ có nghĩa là gây hứng thú, làm cho trẻ thích thú với những hiện tượng bê ngoài Điều đó là cần thiết nhưng chưa đủ Nội dung, luật chơi và môi trường tiến hành trò chơi cần phải tạo ra những tác động đa dạng đến hoạt động và giao tiếp của trẻ
Trang 371.3.3 Phân loại trò chơi giáo dục
1.3.3.1 Nguyên tắc phân loại
Phân loại trò chơi giáo dục là vẫn đề quan trọng trong lí thuyết và thực tiễn sử dụng trò chơi Những nguyên tắc phân loại không cố định, mà phụ thuộc vào cách tiếp cận khoa hoc cu thé, nghĩa là không có một nguyên tắc duy nhất nào cả Trong sách báo và thực tiễn GDMN thường phân loại trò
chơi theo một số dấu hiệu chứ chưa hẵn là nguyên tắc (2000)[16], ví du:
- Nguôn gốc trò chơi: trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại
- Phương tiện, vật liệu: trò chơi kĩ thuật và trò chơi tự nhiên
- Tính chất trò chơi: có thi đầu va khong thi dau
- Không gian: trò chơi trong nhà, trong lớp và ngoài lớp
- Nội dung và luật chơi: trò chơi toán học, trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi ngôn ngữ, trò chơi nghệ thuật v.v
1.3.3.2 Các loại trò chơi giáo dục chủ yếu
Đặng Thành Hưng (2000)[16] căn cứ vào 3 chức năng chung nhất của con người là nhận thức, biểu cảm và vận động dé phân chia các trò chơi giáo dục thành 3 nhóm cơ bản:
Nhóm 1: Trò chơi phát triển nhận thức
Đây là loại trò chơi đòi hỏi người tham gia phải sử dụng các chức năng nhận thức, thực hiện các hành vi và hành động nhận thức để tiễn hành các nhiệm vụ chơi, hoàn thành các luật và quy tắc chơi, tuân thủ những yêu cầu
và mục đích chơi, nhờ vậy mà cải thiện và phát triển được khả năng nhận
thức, quá trình và kết quả nhận thức của mình Trò chơi phát triển nhận thức lại được phân thành:
+ Các trò chơi phát triển cảm giác và tri giác
+ Các trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ
+ Các trò chơi phát triển tưởng tượng và tư duy
Trang 38Nhóm 2: Trò chơi phát triển các giả trị
Là những trò chơi có nội dung văn hóa, xã hội, trong đó các quan hệ chơi phóng tác hoạc lý tưởng hoá các quan hệ đạo đức, thâm mỹ, kinh tế, gia đình, xã hội, chính trị, pháp luật, quân sự hiện thực và các quy luật hay quy tắc chơi được định hướng vào việc kích thích, khai thác các thái độ, tình cảm tích cực, động viên ý chí và nhu cầu xã hội, khuyến khích sự phát triển các
phẩm chất cá nhân của người tham gia Một số trò chơi đòi hỏi khả năng đánh
giá sự vật hay hành vi, hành động, tính cách con người, khả năng giải đấp những tình huông khác nhau
Nhóm 3: Trò chơi phát triển vận động
Các trò chơi phát triển vận động là loại trò chơi được chơi hơi khác những trò chơi vận động, nó có vi phạm rộng hơn Trò chơi vận động trực tiếp đòi hỏi các vận động phải tuân theo luật hay quy tắc, và nội dung chơi chủ yếu là vận động Nó đương nhiên có chức năng phát triển vận động Còn trò chơi phát triển vận động vừa gồm các trò chơi vận động vừa gồm những trò chơi khác
Chương trình GDMN đã chỉ ra những trò chơi cụ thể ở mẫu giáo:
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề (phản ánh sinh hoạt)
Trang 391.4 Nội dung và đặc điểm của việc tô chức cho trẻ mâu giáo 5 — 6 tuổi tìm
hiểu môi trường xung quanh qua trò chơi dạy học
1.4.1 Nội dung tổ chức hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh qua trò chơi dạy học
1.4.1.1 Tổ chức hoạt động nhận thức của trẻ trong trò chơi
Trong TCDH trẻ có hoạt động nhận thức Vì thế GV phải tổ chức hoạt động nhận thức của trẻ qua quan sát, nhận diện, hiểu, ghi nhớ, giải thích lại các sự vật, hiện tượng Đặc biệt quan trọng trong hoạt động nhận thức là đánh
giá GV cần tô chức quá trình nhận thức của trẻ qua 4 dạng khác nhau: tìm tòi
thông tin, xử lí đữ liệu, áp dụng vào việc hiểu và giải thích các hiện tượng,
đánh giá kết quả và quá trình nhận thức của mình
1.4.1.2 Tổ chức hoạt động giao tiếp của trẻ trong trò chơi
Nội dung và luật chơi trong TCDH luôn có tác dụng khuyến khích trẻ giao tiếp, bởi vì đó là môi trường hoạt động của nhóm trẻ Ngay cả trong một
số trò chơi cá nhân thì trẻ cũng phải giao tiếp với đồ vật, học liệu và các yếu
tố môi trường GV cũng phải tô chức giao tiếp giúp trẻ học các mẫu hành vi
giao tiếp, phát triển kĩ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng giao tiếp với thiên nhiên, trước hết là giao tiếp phcụ vụ học tập và rèn luyện
1.4.1.3 Tổ chức hoạt động ngôn ngữ của trẻ trong trò chơi
Hầu hết các TCDH đều tạo ra môi trường hoạt động và phát triển ngôn ngữ Trẻ phải sử dụng ngôn ngữ và lĩnh hội ngôn ngữ trong giao tiếp và nhận thức, trong các quan hệ hợp tác, cùng nhau làm việc và cùng nhau tiến hành các nhiệm vụ chơi Nhờ nội dung, luật chơi và các đối tượng khác nhau như
đồ chơi, đối tượng nhận thức, giao tiếp mà các cháu học hỏi được rất nhiều
vốn từ và tri thức sinh động về động vật, thực vật, các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ xã hội và con người, văn hóa, kĩ thuật, nghệ thuật
Trang 401.4.1.4 Tổ chức hoạt động thể chất và vận động của trẻ trong trò chơi
Hầu hết những TCDH đều đòi hỏi vận động và yêu cầu ử dụng sức
mạnh thê chất, kể cả sức khỏe cơ bắp lẫn sức khỏa tỉnh thần Ngay cả những
TCDH có chức năng phát triển nhận thức, giá trị v.v cũng đòi hỏi trẻ phải
vận động và huy động các tố chất thể lực Vì vậy trong TC tìm hiểu MTXQ,
GV phải tổ chức cho trẻ học và rèn luyện những hàn vi, kĩ năng vận động cơ
thể, các hành vi vận động tinh, giúp trẻ thể hiện những ưu thế về thế chất và
hạn chế những nhược điểm của mình Các hoạt động thể chất thường phải tiến hành trong khi chơi là chạy, nhảy, đi, xoay người, sử dụng tay chân khi thao tác với đồ chơi và vật dụng, khi cùng làm việc với các bạn trong nhóm
1.4.1.5 Tổ chức các hành vi sinh hoạt của trẻ trong trò chơi
Tuy tham gia TCDH nhưng trẻ cũng có cơ hội làm quen và rèn luyện nhiều thói quen hành vi sinh hoạt, chẳng hạn như lấy và uống nước, ăn, giữ gìn trang phục, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh chấn thương khi di chuyên hay hành động, tránh mưa, năng và lạnh, giữ gìn cơ thể khi tiếp XÚC VỚI ngoại
cảnh Vì vậy khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu MTXQ qua TCDH, GV cũng phải
lưu ý hướng dẫn trẻ học hỏi và rèn luyện những thói quen và kĩ năng sinh
hoạt đúng đắn, hiệu quả, có ích đối với các cháu về mặt thể chất, sức khỏe, tâm lí, văn hóa, đạo đức và nghệ thuật thâm mĩ
1.4.1.6 Tổ chức các hình thức hướng dẫn trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh qua tro choi day hoc
Tổ chức các HĐ của trẻ ở trường MN nói chung, tô chức cho trẻ tìm hiểu MTXQ nói riêng được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau Việc
xác định hình thức tổ chức cụ thể dựa trên sự phân tích đặc điểm của mỗi
cách phân loại hình thức tổ chức GD trẻ MN Trên cơ sở đó xác định ưu thế của mỗi loại và hạn chế của nó trong mối quan hệ với mục đích hướng dẫn trẻ
tìm hiểu MTXQ Có hai hình thức chủ yếu là: