1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng tranh dân gian việt nam trong DHLS việt nam ở trường THPT chương trình lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn) (2017)

127 48 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 3,8 MB

Nội dung

Chính vì vậy khi sử dụng tranh dân gianViệt Nam trong DHLS không những cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và xã hội Việt Nam một cách trực quan, sinh động, gần gũi mà còn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử

Người hướng dẫn khoa học

ThS NINH THỊ HẠNH

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫnThS Ninh Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn thànhkhóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Lịch sử trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội 2, gia đình, bạn bè, luôn ở bên cạnh động viên, tạo điềukiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận của mình

Em xin cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THPT Lạng Giang

1 đã tạo điều kiện để em tiến hành thực nghiệm sư phạm những biện pháp

đề cập trong khóa luận

Em xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thưviện Quốc gia Hà Nội, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ

em tìm hiểu, khai thác nguồn tài liệu cần thiết, đây là một phần quan trọnggiúp cho đề tài nghiên cứu đạt kết quả cao nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 27 tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Đỗ Thị Phương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Giả thuyết nghiên cứu 8

7 Dự kiến những đóng góp mới của khóa luận 8

8 Cấu trúc của khóa luận 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH DÂN GIAN TRONG DH PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 9

1.1 Cơ sở lý luận 9

1.1.1 Khái niệm tranh dân gian Việt Nam 9

1.1.2 Định hướng đổi mới phương pháp DHLS 13

1.1.3 Vai trò ý nghĩa của phương pháp sử dụng tranh dân gian trong DH phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn) 15

1.1.4 Một số yêu cầu cơ bản khi tổ chức dạy học sử dụng tranh dân gian phần lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn) 19

1.2 Cơ sở thực tiễn 23

1.2.1 Thực trạng dạy DHLS ở trường THPT 23

1.2.2 Thực trạng sử dụng tranh dân gian trong DHLS ở trường THPT 25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 30

Trang 5

Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH DÂN GIAN TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH

CHUẨN) 32

2.1 Nguyên tắc sử dụng tranh dân gian trong DH phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn) 32

2.1.1 Đảm bảo tính phù hợp với nội dung bài học 32

2.1.2 Đảm bảo phát huy được tính tích cực của học sinh 32

2.1.3 Đảm bảo sử dụng đúng mức độ 33

2.1.4 Sử dụng tranh dân gian phải kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH khác 33

2.2 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) 34

2.2.1 Vị trí, nội dung 34

2.2.2 Mục tiêu 35

2.3 Hệ thống tranh dân gian sử dụng trong DH phần Lịch sử lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) 37

2.4 Một số hình thức, biện pháp sử dụng tranh dân gian trong DH phần Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn) 48

2.4.1 Sử dụng tranh dân gian cho giờ học trên lớp 48

2.4.2 Sử dụng tranh dân gian cho hoạt động ngoại khóa 56

2.5 Thực nghiệm sư phạm 57

2.5.1 Mục đích, đối tượng và thời gian thực nghiệm 57

2.5.2 Nội dung thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm 58

2.5.3 Phương pháp thực nghiệm 59

2.5.4 Kết quả thực nghiệm 61

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 65

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC

Trang 6

Bảng 1.4 Thống kê mức độ hứng thú và thường xuyên được học tập với

tranh dân gian

Bảng 2.1: Hệ thống bài học có sử dụng tranh dân gian Việt Nam

Bảng 2.2: Hệ thống tranh dân gian Việt Nam sử dụng trong DH phần

Lịch sử lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn)

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp mức độ hứng thú học tập và hiểu bài của HS

trong giờ thực nghiệm

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp mức độ thích thú học tập và hiểu bài của HS

trong giờ đối chứng

Bảng 2.5: Bảng thống kê kết quả kiểm tra của lớp 10A9 và 10A2

Bảng 2.6: Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp 10A9 và 10A2 (theo nhóm

điểm và tỷ lệ %)

Trang 7

1 Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Môn Lịch sử đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục ởnhững quốc gia phát triển trên Thế giới như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Canada,…Đối với các nhà hoạch định chính sách giáo dục ở các nước này, Lịch sửkhông chỉ là một môn khoa học cơ bản mà cũng là một môn học có vị trí hàngđầu trong việc giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thứccộng đồng Ở Việt Nam nhiều học sinh ngại và không thích học môn Lịch sử,việc dạy học Lịch sử còn nhều hạn chế và gặp nhiều khó khăn Hiện tượngnày xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau đòihỏi có những phương hướng giải quyết tích cực Trong đó việc đổi mớiphương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT là một hướng đi căn bản, lâudài, đem lại kết quả to lớn Việc đưa kiến thức Lịch sử đến với học sinh mộtcách trực quan sinh động, gần gũi với đời sống từ đó phát huy tính chủ động,tích cực của các em trong nhận thức Lịch sử là mục tiêu hàng đầu

Bộ môn Lịch sử có đặc trưng là nghiên cứu những sự vật, sự việc đã quakhông lặp lại, không tái diễn Trong học tập lịch sử, học sinh không thể trigiác trực tiếp quá khứ kể cả sự kiện đang diễn ra cũng không thể quan sát toàn

bộ Sử dụng kênh hình trong dạy học phát triển khả năng quan sát, trí tưởngtượng, kĩ năng tư duy của học sinh Đặc biệt là khi sử dụng kênh hình trongcông việc DHLS còn làm cho học sinh tập trung chú ý, hình dung về quá khứLịch sử, suy nghĩ, nhận xét về quá khứ Lịch sử đã qua Đồng thời góp phầngiáo dục tư tưởng, tình cảm, hình thành thái thái độ đúng đắn cho học sinh.Tuy nhiên việc sử dụng kênh hình ở trường THPT hiện nay chưa thực sựđược quan tâm, chưa thực sự đem lại hiệu quả Kênh hình thường được sửdụng với tính chất minh họa, chưa phát huy được tính tích cực nhận thức củahọc sinh Trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay việc sử dụng

Trang 8

kênh hình theo hướng phát huy tính tích cực được coi là một trong những biệnpháp quan trọng Bởi đó chính là sự thể hiện mối liên hệ biện chứng giữaphương tiện nhận thức với chủ thể nhận thức, giúp học sinh có điều kiện tiếpcận gần hơn với đối tượng nhận thức, từ đó lĩnh hội kiến thức một cách vữngchắc hình thành những cảm xúc, tình cảm lịch sử, từ đó phát triển tòa diệnbản thân.

Tranh dân gian Việt Nam là một loại kênh hình, một công cụ dạy họchiệu quả đáp ứng mục tiêu DHLS Do ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinhthần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của con người

vì vậy đề tài trong tranh dân gian hết sức phong phú, phản ánh nhiều mặt củalịch sử - xã hội đương đại đồng thời mang ý nghĩa nhân sinh, nhiều góc độtâm trạng, ước vọng của con người Chính vì vậy khi sử dụng tranh dân gianViệt Nam trong DHLS không những cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch

sử dân tộc và xã hội Việt Nam một cách trực quan, sinh động, gần gũi mà còngiáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn những giá trị mà nhân dân ta xây dựngsong song với việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong thế hệ học sinh hiện nay Về

kĩ năng, việc sử dụng kênh hình nói chung và sử dụng tranh dân gian ViệtNam nói riêng đều mang ý nghĩa rèn luyện tư duy, kĩ năng thực hành, khảnăng quan sát, trí tưởng tượng của học sinh Từ đó, nâng cao khả năng nhậnthức Lịch sử và hiệu quả của việc học Lịch sử nói chung

Phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, SGK Lịch sửlớp 10 (Chương trình Chuẩn) là những nội dung lịch sử học sinh THPT bắtđầu tiếp nhận những kiến thức lịch sử Việt Nam Mặt khác giai đoạn này gắnliền với sự hình thành và phát triển của các dòng tranh dân gian Việt Nam, nộidung các tác phẩm tranh phản ánh chân thực, khách quan, sinh động đời sốngkinh tế,văn hóa, xã hội Việt Nam đương thời Sử dụng tranh dân gian ViệtNam trong dạy học lịch sử giai đoạn này giúp học sinh có nhận thức sâu sắc

Trang 9

về lịch sử Việt Nam, giáo dục cho học sinh tình cả khâm phục sức sáng tạocủa con người, trân trọng phát huy những di sản lịch sử - nghệ thuật của dântộc và những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta.

Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS Việt Nam ở trường THPT chương trình Lịch sử lớp 10 (Chương trình Chuẩn)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thứ nhất, sách chuyên khảo:

Các tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản vềđảm bảo tính trực quan và khẳng định vai trò quan trọng kênh hình trongDHLS Cụ thể:

Tác giả J.A.Coomenxki là người đầu tiên đưa ra yêu cầu “Đảm bảo tính trực quan trong dạy học” coi đây là “nguyên tắc vàng ngọc” Ông cho rằng

dạy học hiệu quả là phải đánh thức mọi giác quan của HS trong quá trìnhnhận thức

Trong cuốn “Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh như thế nào”, tác giả người Liên Xô I.F.Khar La Mốp đã nhấn mạnh vai trò quan

trọng của đồ dùng trực quan trong giảng dạy ở trường phổ thông Đồ dùngtrực quan trong đó có kênh hình có tác dụng gây hứng thú, kích thích tính tíchcực học tập của HS

Tác giả I.Ia.Léc ne cũng nói về vấn đề nay trong cuốn “Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử” chỉ ra rằng dạy học có sử dụng đồ dùng

trực quan sẽ là cơ sở để diễn ra sự tái hiện tri thức và phương pháp hoạtđộng Ông khẳng định sự cuốn hút của phương tiện tạo hình trực quan có ýnghĩa quan trọng

F.P.Kô rôv-Kin đã nêu ra rằng sử dụng đồ dùng trực quan có tác dụng rất

lớn đối với hiệu quả bài học khi nghiên cứu về “Phương pháp dạy học lịch sử

Trang 10

ở trường phổ thông” Ông cho rằng tính trực quan hình tượng là phương tiện

cơ bản và không thể thay thế của việc hình thành các kiến thức về các di tíchkiến trúc và nghệ thuật tạo hình, những phương tiện quan trọng để hình thànhcác biểu tượng về các nhà hoạt động lịch sử và các đại diện điển hình của cácgiai cấp xã hội ở các thời đại khác nhau

Trong cuốn “Chuẩn bị cho học sinh lĩnh hội kiến thức” của

Phe-đo-ren-kô cũng đã khẳng định tầm quan trọng chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trựcquatác giả B.P.Êxipôp trong các công trình nghiên cứu của mình đã khẳngđịnh ý nghĩa của việc đọc sách ngoài giờ lên lớp, ý nghĩa của làm việc vớitranh minh họa Giúp HS hiểu sâu sắc và lĩnh hội rành mạch, vững chắc nộidung của lời văn, vì tranh minh họa tạo ra ở HS những biểu tượng nhất

Trong giáo trình “Giáo dục học” Hà Thế Ngữ đã khẳng định đồ dùng

trực quan là điểm tựa trong nhận thức của HS, từ điểm tựa đó mà HS tưởngtượng, tư duy, nắm được kiến thức, vận dụng nó vào thực tiễn Bởi lẽ, conđường nhận thức của HS đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và

từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn

Các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” cũng nêu ra rằng phương

pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho HS, cụ thể hóa các sựkiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịc sử học sinh Đồng thời các tácgiả đã chỉ ra các loại đồ dùng trực quan, các nguyên tắc và các phương pháp

Tác giả Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng trong cuốn “Rèn luyện kỹnăng nghiệp vụ sư phạm” đã nói tới vai trò của phương pháp sử dụng đồ dùng

Trang 11

trực quan và phương pháp xây dựng, sử dụng các đồ dùng trực quan trong dạyhọc lịch sử.

Cùng với đó, tác giả Trịnh Đình Tùng đã khẳng định những nhân tốquyết định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong cuốn

“Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực hoạtđộng độc lập trong dạy học lịch sử”

Thứ hai là các đề tài khóa luận, luận văn, luận án

Đề tài của hai giảng viên: Hoàng Thị Nga và Ninh Thị Hạnh với đề tài

“Tranh biếm họa trong sách giáo khoa Lịch sử Đức-kinh nghiệm cho sáchgiáo khoa Lịch sử mới ở Việt Nam” cũng khẳng định vai trò của phương pháp

sử dụng tranh ảnh trong DHLS

Trong khóa luận tốt nghiệp của mình, sinh viên Phạm Thị Xuân Lươngtrường Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài “Một số biện pháp sử dụng kênhhình trong SGK để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần Lịch

sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX, lớp 10 THPT (Chương trìnhChuẩn)” cũng đã nhấn mạnh vai trò của phương pháp sử dụng kênh hình,đồng thời đề xuất những phương pháp sử dụng hiệu quả kênh hình trong SGKtrong DHLS

Trong khóa luận tốt nghiệp của mình, sinh viên Võ Thị Ngọc Bích, VõThị Ngọc Hân trường Đại học Đồng Tháp với đề tài “Thiết kế và sử dụng đồdùng trực quan trong DHLS ở chương III phần I SGK Lịch sử 10 (Cơ Bản)trường THPT đã đè xuất một số biện pháp thiết kế và sử dụng đồ dùng trựcquan trong DHLS

Thứ ba là bài viết, bài báo

Vấn đề được đề cập đến trong các tạp chí nghiên cứu giáo dục, thông tinkhoa học, nghiên cứu lịch sử Mỗi bài viết các tác giả đi sâu vào từng khíacạnh khác nhau của vấn đề, nhưng nhìn chung dều khẳng định vai trò, ý nghĩa

Trang 12

của việc sử dụng đồ dùng trực quan:

Tác giả Tạ Khánh Tùng trong bài viết “Mấy ý kiến về sử dụng đồ dùngtrực quan trong dạy học lịch sử”, NCGD số 9/1992 Nêu ra một số phươngpháp sử dụng đồ dùng trực quan trong DHLS

Trong bài viết “Kênh hình - một nguồn kiến thức quan trọng trong dạyhọc lịch sử” (NCGD số 23/2002), tác giả Nguyễn Thị Côi đã khẳng định vaitrò của phương pháp sử dụng kênh hình trong DHLS

Tác giả Nguyễn Thanh Nhàn “Sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử”,NCGD số 25/2002 một lần nữa nhấn mạnh tích hữu dụng của phương pháp sửdụng tranh ảnh trong DH

Như vậy, các nguồn tư liệu đã : khẳng định tầm quan trọng của việc sửdụng đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình nói riêng trong dạy học lịch

sử Liệt kê các nguyên tắc; phương pháp để sử dùng đồ dùng trực quan cũngnhư các loại kênh hình, tranh ảnh trong DHLS

Tất cả các nguồn tài liệu trên là tư liệu tham khảo quý giá để chúng tôi

thực hiện đề tài “Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS Việt Nam ở trường THPT chương trình Lịch sử lớp 10 (Chương trình Chuẩn)”

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Quá trình DHLS ở trường THPT với việc sử dụng tranh dân gian ViệtNam nhằm làm phong phú hơn PPDHLS

Trang 13

dụng phần Lịch sử Việt Nam, SGK Lịch sử lớp 10 (Chương trình Chuẩn)nhằm đề xuất các biện pháp sử dụng tranh dân gian trong DHLS góp phầnlàm phong phú hơn PP sử dụng kênh hình trong DHLS.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận của việc sử dụngtranh dân gian Việt Nam trong DHLS

- Tiến hành điều tra cơ bản đối với GV và HS ở một số trường THPT đểđánh giá thực tế thực trạng sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS

- Sưu tầm lựa chọn các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam có nội dungLịch sử gắn với giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉXIX

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng hiệu quả các tác phẩm tranh dângian Việt Nam vào DHLS tiêu biểu phần Lịch sử Việt Nam, SGK Lịch sử lớp

10 (Chương trình Chuẩn)

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm

5 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận

Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm đường lối của Đảng về nhà nước về lịch sử, giáo dục vàgiáo dục Lịch sử

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sưu tầm những tác phẩm tranh dângian Việt Nam, tổng hợp, phân tích hệ thống, khái quát hóa những tài liệu từsách, báo, tạp chí, về lí luận PPDH, đổi mới PPDH đặc biệt các tác phẩmtranh dân gian Việt Nam có nội dung áp dụng trong DH phần Lịch sử ViệtNam lớp 10 (Chương trình Chuẩn) và các tài liệu có liên quan đến bộ mônLịch sử lớp 10

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm có: Phương pháp điều tra bằngphiếu hỏi và phương pháp thực nghiệm

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: tìm hiểu thực trạng sử dụng

Trang 14

tranh dân gian Việt Nam trong DHLS của GV ở trường THPT,

+ Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện sử dụng tranh dân gian Việt Namtrong DHLS (Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 Chương trình Chuẩn)

6 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu tranh dân gian Việt Nam trong DHLS được sử dụng một cách hợp

lí, linh hoạt theo các biện pháp đề xuất trong đề tài sẽ góp phần làm phongphú hơn trong phương pháp sử dụng kênh hình trong DHLS, nâng cao hiệuquả dạy học trong DHLS ở trường THPT

7 Dự kiến những đóng góp mới của khóa luận

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng tranh dân gianViệt Nam trong DH phần Lịch sử Việt Nam SGK lớp 10 (Chương trình

8 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luậngồm có 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh dân gian Việt

Nam trong DH phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn).Chương 2: Một số phương pháp sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong

DH phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn)

Trang 15

Thực nghiệm sư phạm.

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH DÂN GIAN TRONG DH PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10

THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm tranh dân gian Việt Nam

* Khái niệm

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “tranh dân gian”

Cụ thể:

Trong từ điển Tiếng Việt, định nghĩa tranh dân gian là thể loại tranh

thường có nội dung phản ánh cảnh sinh hoạt của nhân dân, thiên về lối cách

điệu hoá, được lưu truyền lâu đời và rộng rãi trong dân gian [34]

Tranh dân gian là một loại hình trong nền nghệ thuật tạo hình cổ truyền

Việt Nam, đã ra đời từ rất sớm, nhằm đáp ứng các nhu cầu tnh thần, tâmlinh, mỹ cảm của nhân dân lao động

Như vậy, tranh dân gian dân Việt Nam là tác phẩm nghệ thuật ra đời

gắn liền với những giai đoạn lịch sử dân tộc, do nhân dân sáng tạo nên Nộidung của tranh cũng hết sức phong phú, đa dạng Mỗi bức tranh đều mangmột ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của conngười, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ướcmong giản dị cho tới những điều cao quý Dù được thể hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau, nhưng tranh dân gian của các dòng tranh đều có điểm giốngnhau là luôn đề cao cái đẹp, đề cao đạo lý làm người, giáo dục những phẩmchất tốt và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống Nét đặc sắc củatranh dân gian Việt Nam ở chỗ nó xuất hiện và phát triển gắn bó chặt chẽvới đời sống thường nhật của người dân nơi thôn dã cho nên đề tài củatranh hết sức phong phú, phản ánh từ những gì gần gũi, thân thiết nhất vớingười dân cho đến những

điều thiêng liêng cao quý

Trang 17

Trong DHLS, tranh dân gian Việt Nam vừa có giá trị như một nguồn tưliệu Lịch sử đồng thời là phương tiện trực quan quan trọng với vai trò cầu nốigiữa quá khứ và hiện tại Bởi nó có khả năng khôi phục lại hình ảnh củanhững con người, đồ vật, biến cố, hiện tượng Lịch sử một cách cụ thể, sinhđộng Tranh dân gian Việt Nam mang chủ đề lịch sử là các tranh được người

vẽ khi các sự kiện đang diễn ra hoặc đã diễn ra trong một khoảng thờigian qua cảm xúc, tài năng của con người hình ảnh quá khứ được khôiphục lại Tuy đây là tranh ảnh nghệ thuật nhưng chứa đựng nội dung lịch sửsinh động, hấp dẫn

Phương pháp sử dụng tranh ảnh lịch sử nói chung và tranh dân gian ViệtNam nói riêng trong DHLS có tác dụng to lớn trong việc gây hứng thú, pháthuy tính tích cực, chủ động học tập của HS Trong đó tranh dân gian ViệtNam là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự phản ánh khách quan,chân thực nhất về quá khứ Những hình ảnh gần gũi, sinh động có tác dụnggiúp sinh viên dễ dàng tiếp nhận tri thức lịch sử, thông qua đó, các em hứngthú học tập hơn, tạo sự tò mò, say mê học tập nghiên cứu lịch sử, trên cơ

sở đó HS nắm chắc quá khứ lịch sử, gợi cho họ những suy nghĩ về nhiệm vụhiện tại và tương lai

* Lịch sử ra đời và phát triển

Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian pháttriển rất mạnh mẽ, ngày nay được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề vàmột số gia đình làm tranh

Vào thời nhà Lý (thế kỷ XII) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình haythậm chí là cả một làng chuyên làm khắc ván, làm tranh Tới thời kỳ Lê sơviệc in khắc tranh đã được tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của TrungQuốc và sau khi vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp Cùng với

đó là sự phân hoá của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét

Trang 18

Đến đời nhà Mạc (thế kỷ XVI) một thay đổi đặc biệt đã xảy ra, tranh dângian không còn là sản phẩm riêng của những người nông dân nghèo khónữa, mà đã được cả tầng lớp quý tộc ở kinh thành Thăng Long ưa thích,thường sử dụng vào dịp Tết Nguyên Đán.

Sang thế kỷ XVIII - XIX, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định vàphát triển mạnh mẽ Nghề làm tranh đã lan truyền rộng rãi hầu khắp cảnước Cùng với đó là sự phân hóa, những dòng tranh mới xuất hiện, đượcgọi

tên theo địa danh nơi sản xuất, đã có những phong cách riêng của

mình

Tranh dân gian Việt Nam hiện nay vẫn được lưu giữ và bảo tồn như mộtnét văn hóa đặc sắc của dân

tộc

* Tranh dân gian được phân chia thành các loại cơ bản sau:

Theo nội dung:

Nội dung của tranh cũng hết sức phong phú, đa dạng Mỗi bức tranhđều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạngcủa con

người, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ướcmong giản dị cho tới những điều cao quý Đó có thể là mong ước về mộtcuộc sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh "Mẹ con đàn lợn",hay sự thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi với "Tranh

gà trống" sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của conngười: văn (vẻ đẹp - mào gà), vũ (cứng rắn - cựa gà), nhân (lòng thương yêuđồng loại - khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh -gặp kẻ thù thì kiên quyết chống lại), tn (hàng ngày báo giờ rất đúng) Tranh

gà đẹp và ý nghĩa như thế, nên nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơChợ têt: "Lũ trẻ còn mải ngắm bức tranh gà/ Quên cả chị bên đường đangđứng gọi"

Trang 19

Còn tranh "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hómhỉnh cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội Chuột làm đám cưới phải lo lễvật cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành.

Trang 20

Theo mục đích sử dụng:

Tranh thờ: được các trung tâm làm tranh dân gian dành một tỉ lệ lớn

Sử dụng ở các chùa, đền, điện, phủ và nhà dân để canh gác, trừ tà, yểm quỷ("Vũ Đình - Thiên Ất", "Tiến Tài - Tiến Lộc", "Táo quân - Thổ công",

"Ngũ Hổ" ) Tranh làng Sình (Huế), Đồ Thế (Nam Bộ) - theo mê tín để đốtthế mạng cho người sống;

Tranh chúc tụng: chủ yếu là tranh Tết ("Gà - Lợn", "Thất Đồng", "TamĐa" );

Tranh sinh hoạt: phong phú, vui vẻ, đôi khi có tính châm biếm nhẹnhàng ("Tứ quý", "Tứ dân", "Đánh ghen", "Hứng dừa" );

Tranh minh hoạ - lịch sử: được chọn lọc để miêu tả lý thú ("TruyệnKiều", "Trê - Cóc", "Bà Triệu cưỡi voi", Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo )

Theo nguồn gốc:

Dòng tranh dân gian Đông Hồ: Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ

17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần Dòngtranh này có đề tài rất phong phú, nó phản ảnh hầu như tất cả những gì diễn

ra trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xãhội ở miền nông thôn Bắc Bộ Từ những gì dân dã nhất như hái dừa, đánhghen, gà trống, cho tới những bức tranh thờ: Phú Quý, Nhân Nghĩa

Dòng tranh Hàng Trống: Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gianđược làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón của Hà Nội Dòngtranh này có nhiều điểm riêng biệt so với các dòng tranh dân gian khác Nhờvậy, mà nó đáp ứng được đòi hỏi của khách mua tranh chốn kinh kỳ Các tácphẩm tiêu biểu như: Ngũ Hổ , chợ quê , Phật Bà Quan Âm

* Phương pháp in tranh

Tranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dòng tranh khác nhau nhưng đềuđược dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và baolại

Trang 21

toàn hình Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định

mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khácnhau Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều nhằm làm cho bức tranh thật dễnhìn

Tranh dân gian phục vụ chủ yếu đời sống văn hóa tnh thần củanhân dân, phục vụ việc thờ cúng, trang hoàng cho ngày Tết cho nên cần phải

được dùng ở vùng các dân tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc như người: Tày,Nùng, Dao

Tranh dân gian Việt Nam thường được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy Loạigiấy phổ biến thường được các dòng tranh dùng hơn cả là giấy dó Từ loạigiấy này có thể làm ra giấy điệp, loại giấy mà tranh Đông Hồ sử dụng để inhình Đặc điểm của loại giấy này là độ bền rất cao, mà lại xốp nhẹ, khôngnhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc gòn gẫy, ẩm nát Với đặc tính chống ẩmrất cao, giấy dó giúp cho các bức tranh không bị ẩm mốc, trường tồncùng thời gian

1.1.2 Định hướng đổi mới phương pháp DHLS

Dạy học Lịch sử ở trường phổ thông là quá trình sư phạm phứctạp, trong đó phương pháp dạy học là một yếu tố cơ bản có vai trò quantrọng nhất của quá trình dạy học.trong những năm gần đây, cùng với các bộmôn khác, bộ môn Lịch sử cũng đã chú trọng vào đổi mới phương pháp dạyhọc Bởi đổi mới phương pháp dạy học là một trong những biện pháp quantrọng giúp đào tạo được lớp người tài năng, sáng tạo, có tiềm năng cạnh

Trang 22

tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nềnkinh tế tri thức.

Yêu cầu cơ bản của việc đổi mới PPDHLS ở trường THPT trong nhữngnăm gần đây được định hướng như

sau:

Trang 23

Thứ nhất, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy HS làm trung

tâm Quan niệm dạy học lấy HS làm trung tâm nêu rõ vai trò tổ chức, hướngdẫn, điều khiển của GV trong quá trình nhận thức của HS Còn HS là nhân vậttrung tâm trong quá trình dạy học, được phát huy các năng lực, phẩmchất nhận thức để chiếm lĩnh lấy kiến thức Trong mô hình dạy học truyềnthống, GV giữ vai trò chủ thể, độc quyền cung cấp kiến thức, đánh giá HS,còn HS trở thành những người học thụ động ghi chép, học thuộc lòng những

gì giáo viên dạy trên lớp

Khi sử dụng tranh dân gian Việt Nam Việt Nam trong DHLS, GVhướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm tranh trong tổng thể kiến thức nội dung bàihọc Bên cạnh việc phải phân tch, học sinh phải tm ra được mối liên hệ, cácgiả thuyết liên quan, móc nối giữa hình ảnh và nội dung bài học để phánđoán và đưa ra kết luận.Như vậy, kiến thức lịch sử được tái hiện nội dungkiến thức liên quan đến hình ảnh và qua quá trình suy luận, kiến thức sẽ dễ

đi vào tâm trí của học sinh và được khắc sâu một cách tự nhiên hơn so vớicác phương pháp truyền thống

Thứ hai, DH chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là

một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả mà còn là mục têu của dạyhọc Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rènluyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tựhọc thì sẽ tạo ra được lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi conngười, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy ngày nay người tanhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lục tạo ra sự chuyểnbiến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự họcngay trong trường phổ thông, không chỉ học ở nhà sau bài lên lớp mà tự họctrong tiết học có sự

hướng dẫn của giáo viên

Thông qua việc học tập với tranh dân gian GV sẽ hướng dẫn HS tự họcqua việc khai thác các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam một cách có định

Trang 24

hướng, gắn với các nhiệm vụ cụ thể thông qua các hình thức như: thiết kếphiếu học tập có tranh dân gian, xây dựng webquest, thiết kế poster, sưutập bộ tranh ảnh…Từ đó khuyến thích năng lực tự học trong HS.

Thứ ba, đổi mới phương pháp kiểm tra- đánh giá kết quả của người

học Hoạt động đó của học sinh còn được thể hiện qua việc củng cố, kiểm trađánh giá các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm chuyển hóa thành vốn tri thức, kĩnăng, kĩ xảo của học sinh và khi cần có thể tái hiện hoặc vận dụng được Việc

sử dụng kênh hình nói chung và tranh dân gian nói riêng để hỗ trợ cho quátrình củng cố, ôn tập kiến thức, kĩ năng đã có cũng như kiểm tra đánh giá kếtquả học tập của học sinh là hoàn toàn có thể và đem lại hiệu quả cao

Khi học tập với tranh dân gian HS có những biểu tượng về "các sự kiện

đã diễn ra", cần tạo ra trong nhận thức của học sinh những hình ảnh cụ thể,sinh động rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời giankhông gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan niệm xã hội cụthể Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong phần Lịch sử Việt Nam từ nguồngốc đến giữa thế kỉ XIX trong kiểm tra, đánh giá giúp HS cảm thấy “nhẹnhàng”, hứng thú với việc kiểm tra và nâng cao hiệu quả dạy học

Như vậy, việc sử dụng tranh dân gian trong DH đáp ứng được những đòihỏi của định hướng Đổi mới, phát huy tính tích cực của HS, nâng cao hiệuquả DH

1.1.3 Vai trò ý nghĩa của phương pháp sử dụng tranh dân gian trong DH phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn)

Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS có ý nghĩa sư phạm tolớn, đặc biệt trên ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ

Về mặt kiến thức, tranh dân gian Việt Nam có khả năng tập trung,

thích thú của học sinh đối với những vấn đề chính trị xã hội, những sự kiện và

xu hướng phát triển của xã hội Bởi lẽ trước hết tranh dân gian Việt Namcũng là

Trang 25

một loại hình kênh hình chính vì vậy mà nó có tính trực quan cao, ngoài ra thìtranh dân gian Việt Nam lại có yếu tố vui tươi, dí dỏm, gần gũi với đời sống xãhội có sức thu hút học sinh mà những tranh ảnh thông thường không cóđược.

Tranh dân gian Việt Nam xuất hiện cùng thời gian và có liên hệ trực tiếpvới các sự kiện lịch sử, chính vì vậy nó đóng vai trò như một kênh tư liệu rấthữu ích Những nội dung kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội được phản ánhtrong các tác phẩm tranh chính là hiện thực lịch sử Việt Nam trong mỗithời kì mà nó ra đời Những hiện thực lịch sử đó được thể hiện kín đáoqua sự sáng tạo của chính người dân lao động nên nó mang tnh chân thực

và khách quan Chính vì vậy, việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam để giảngdạy cho những giai đoạn lịch sử xác định là hoàn toàn có cơ sở

HS khi xem xét tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, muốn khai thác nộidung chủ đề được muốn đề cập, bắt buộc học sinh phải đặt nó trong tổngthể kiến thức nội dung bài học Bên cạnh việc phải phân tích, học sinh phảitìm ra

được mối liên hệ, các giả thuyết liên quan, móc nối giữa hình ảnh và nộidung bài học để phán đoán và đưa ra kết luận.Như vậy, kiến thức lịch sửđược tái hiện nội dung kiến thức liên quan đến hình ảnh và qua quá trìnhsuy luận, kiến thức sẽ dễ đi vào tâm trí của học sinh và được khắc sâumột cách tự nhiên hơn so với các phương pháp truyền thống Có thể thấyviệc sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS khi kết hợp với quan sát,miêu tả và lời nói của giáo viên thì những kiến thức đó được cung cấp mộtcách toàn diện giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những kiến thức lịch sử

Về kĩ năng, tranh dân gian Việt Nam hết sức hồn nhiên, trực cảm Nội

dung, hình thức đều độc đáo: ý tứ và bố cục, nét vẽ và bảng màu, lạithêm cảm quan hài hước sâu sắc trong xử lí đề tài Việc sử dụng tranh dângian Việt Nam trong DHLS hướng đến mục tiêu phát triển kĩ năng tư duy,

Trang 26

phân tch, so sánh, đánh giá, liên hệ các sự kiện với thực tế; rèn luyện kỹnăng khai thác

Trang 27

thông tin về diễn biến, nhân vật, tính chất, ý nghĩa của các cuộc chiến tranh

và cách mạng qua các tác phẩm tranh Đồng thời, khi sử dụng tranh dângian trong DHLS, giúp HS hình thành kỹ năng khai thác tranh ảnh, tư liệutrong quá trình học tập

Ngoài ra với phương pháp sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS

sẽ có khả năng ích thích sự thảo luận và tranh luận ở trong lớp học thông quacác hình thức tổ chức, phương pháp dạy học Nội dung mà tranh tranhdân gian Việt Nam được đưa ra hướng tới những vấn đề xã hội có tínhchất thời sự, những người nổi tiếng, những sự kiện xu hướng phát triển của

xã hội và những chủ đề nội dung cần bình luận đánh giá Điều đó giúp chongười học cảm thấy sự thú vị sâu sắc của những vấn đề mà trước đây cácphương pháp dạy học khác trước đây chưa đáp ứng được Chính vì vậy tranhdan gian Việt Nam được xem là một công cụ dạy học phục vụ đắc lực chocông cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Về mặt thái độ, buổi ban đầu, tranh được vẽ hoặc khắc in một màu đơn

giản mang tnh chất tín ngưỡng huyền bí Sau đó, nội dung và hình thứctranh dần dần biến đổi, mở rộng, không chỉ thỏa mãn nhu cầu tn ngưỡng

và trang trí trong nhà, mà còn tinh thần đạo đức, phản ánh những ước aohạnh phúc đời thường, đáp ứng khát vọng thẩm mỹ chân thực, hồn nhiên

Trang 28

Điểm khác biệt của tranh dân gian Việt Nam tạo nên từ chất liệu màu

vẽ, giấy, bố cục lẫn nội dung sâu sắc mà chính những người dân thể hiện nênhọc sinh không chỉ đơn thuần quan sát tranh và liên hệ đến nội dung kiếnthức mà thấy được nét văn hóa truyền thống dân tộc cũng như nét nghệthuật đặc sắc của các dòng tranh dân gian Việt Nam

Từ đó phát huy tính tch cực giúp HS có thái độ đúng đắn trước nhữngvấn đề lịch sử

Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS tạo điều kiện cho HS có

cơ hội bày tỏ quan điểm, nhận thức tình cảm của mình về các vấn đề đượcthể hiện trong tác phẩm tranh cũng như những sự kiện, hiện tượng, nhân vậtlịch sử được đề cập đến Qua đó giáo dục HS lòng biết ơn và ý thức học tập,noi gương các anh hùng dân tộc

Bồi dưỡng cho các em niềm tự hào và ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huycác giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, góp phần bảotồn các làng nghề truyền thống và những giá trị nghệ thuật đặc sắc của dântộc…

Giúp HS có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thànhkhái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyệncho HS say mê tìm hiểu lịch sử, phát triển tư duy lịch sử cho các em

Giúp các em thấy được ý thức trách nhiệm của mình đối với bảnthân, gia đình và đất nước, xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúngđắn để đạt được kết quả cao

Đặc biệt việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS góp phầnquan trọng làm cho bài giảng lịch sử hấp dẫn, sinh động gây hứng thú họctập cho HS Điều này lại có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tìnhcảm cho HS trong DHLS

Như vậy, việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS có vai trò, ýnghĩa rất quan trọng trên cả ba mục têu kiến thức, thái độ và kĩ năng Nó giúp

Trang 29

cho HS không chỉ “biết” mà còn “hiểu” về Lịch sử Việt Nam thông qua các tácphẩm tranh sinh động, gần gũi, đồng thời nhận thức sự phát triển của xãhội một cách thống nhất, có mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đờisống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử mà nhân dân lao động ở mỗigiai đoạn lịch sử muốn gửi gắm Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLSgóp phần vào việc phát huy tnh tch cực chủ động học tập của các em vì các

em phải huy động kiến thức đã học các môn khác để hiểu sâu sắc sự kiện lịch

sử, giúp các em vận dụng một cách thông minh, sáng tạo trong học tập

1.1.4 Một số yêu cầu cơ bản khi tổ chức dạy học sử dụng tranh dân gian phần lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn)

Phương pháp sử dụng tranh ảnh lịch sử nằm trong hệ thống các phương

pháp dạy học lịch sử, là một phương pháp đặc thù của dạy học lịch sử Trongquá trình dạy học lịch sử, người giáo viên phải dựa vào nội dung của từng bàihọc cụ thể để lựa chọn và sử dụng các phương pháp thích hợp Việc sử dụngtranh dân gian Việt Nam trong DHLS phải tuân theo những nguyên tắc vàphương pháp qui định của môn học Khi sử dụng tranh dân gian, người giáoviên phải kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác, có như vậy chấtlượng giờ dạy mới cao Phương pháp này có vai trò to lớn trong việc tạo biểutượng lịch sử, giúp nhận thức lịch sử chính xác, khách quan và sinh động choHS

Để sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong dạy học Lịch sử được hiệuquả, GV có thể thực hiện theo các bước sau:

* Khâu chuẩn bị:

- Xây dựng kế hoạch tiến hành bài học :

+ Bước 1: Xây dựng nội dung và mục têu bài học Đây là cơ sở để lựachọn tranh dân gian phục phụ trong DH Tranh dân gian Việt Nam nhằm giúphọc sinh khắc sâu kiến thức, do đó chỉ nên sử dụng khi dạy những nội dung

Trang 30

kiến thức quan trọng, là nội dung kiến thức trọng tâm giáo viên muốnnhấn

Trang 31

mạnh đến trong bài học Hay nói cách khác, sử dụng tranh dân gian Việt Namtrong DHLS trên nguyên tắc dảm bảo tính phù hợp với nội dung bài học Đây

là nguyên tắc quan trọng đầu tiên và không thể thiếu trong DHLS Cơ sở củaviệc lựa chọn các tác phẩm tranh têu biểu phải căn cứ vào mục tiêu và nộidung bài học, phải hướng đến các mục tiêu về kiến thức, thái độ, tưtưởng, tình cảm, kĩ năng tuy nhiên ở những mức độ khác nhau

+ Bước 2: Lựa chọn tranh dân gian Khi lựa chọn GV cần lưu ý các nộidung sau:

Xuất xứ của bức tranh, ảnh: thời gian và hoàn cảnh xuất hiện

Những nhân vật chính có mặt trong bức ảnh: Họ là ai? Đại diện chothành phần xã hội hoặc tổ chức chính trị, xã hội nào?

Cách thể hiện các nhân vật lịch sử của tác giả bức tranh hay ảnh có điểm

gì nổi bật

Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn sinh viên tm hiểu kĩ bức tranh, ảnhqua gợi ý sau:

Từng nhân vật được thể hiện trong tư thế như thế nào?

Trang phục của các nhân vật ra sao? Trang phục có phản ánh địa vị,hoàn cảnh xuất thân của nhân vật hay không, nếu có, phản ánh điều gì?

Ngoài những nhân vật têu biểu, bức tranh, ảnh còn có những cảnh, convật hay đồ vật nào? Sự xuất hiện của cảnh- vật làm bức tranh, ảnh có thêm ýnghĩa gì?

Thái độ của sinh viên (cảm tưởng) sau khi quan sát và tìm hiểu kĩ bứctranh?

Lựa chọn tranh phải phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh.Nếu sử dụng một tranh dân gian phức tạp có thể đưa đến sự kích thích tìmhiểu, nhưng cũng là một khó khăn khi nó quá sức với học sinh, từ đó dẫn đếnviệc không đạt được mục têu dạy học dự kiến cho nội dung đó Khi sử dụng

Trang 32

tranh dân gian Việt Nam trong dạy học phải mang tnh thẩm mỹ, tnh giáo dục

và đảm bảo độ tin cậy

+ Bước 3: Xây dựng kế hoạch, dự kiến Vạch ra kế hoạch, dự kiến cácphương pháp, cách khai thác, sử dụng có hiệu quả tranh dân gian trong quátrình dạy học.Điều này đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt của giáo viên sử dụngtranh dân gian Việt Nam cần kết hợp với việc giao nhiệm vụ học tập cho họcsinh, tránh tình trạng chỉ sử dụng tranh với mục đích minh họa cho nội dungkiến thức, làm phân tán sự chú ý của học sinh Giáo viên có thể thiết kế hệthống câu hỏi, bài tập, phiếu học tập kết hợp với việc sử dụng tranh.Nhiệm vụ học tập cần nâng mức từ dễ đến khó: yêu cầu học sinh quan sáttranh, vận dụng tổng hợp kiến thức Định hướng học sinh về chuẩn bị trướcbài học, tm hiểu tài lệu , tranh dân gian có liên quan đến bài học để hiểusâu sắc hơn về các kiện liên quan cũng như mối liên hệ giữa chúng

* Tổ chức dạy học trên lớp

Sau khi đã hoàn thành khâu chuẩn bị trên đây một cách tốt nhất, chuđáo nhất giáo viên cần sử dụng tranh dân gian theo tuần tự hợp lí để đạtđược hiệu quả tốt nhất

Bước 1: Giáo viên cần hướng dẫn quan sát tranh để xác định một cách

khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác bằng cách đặt những câu hỏigới mở như:

+ Các sự kiện hay vấn đề quan trọng trong tranh đó là gì?

+ Ai là nhân vật chính trong tranh đó?

+ Có những biểu tượng trong tranh đó không?

+ Vậy chúng đại diện cho những nhân vật nào?

Bước 2: Giáo viên cần đặt ra vấn đề để học sinh phát hiện nội dung

được thể hiện trong tranh dân gian Việt Nam:

+ Ýnghĩa Lịch sử của các vấn đề được nêu ra trong tranh dân gian?

Trang 33

+ Bạn có thể phát biểu chủ đề của bức tranh dân gian đó không, haythông tin nào trong tranh mà tác giả muốn truyền đạt?

Bước 3: Sau khi học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh sau

khi đã quan sát, xâu chuỗi sự kiên liên quan, kết hợp gợi ý của giáo viên và

tm hiểu nội dung bài học.Giáo viên phai đưa ra những nhận xét , bổ sung ýkiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác

* Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng tranh dân gian Việt Nam.

- Với mục têu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” việc tự

học của học sinh có ý nghĩa quan trọng

Tự học là một bộ phận của việc học tập, tự học chính là quá trình tựrèn luyện kiến thức và kĩ năng của mình, nhất là đối với việc tự học bằngtranh dân gian

Giáo viên chú ý khâu này bằng cách giao cho học sinh tìm kiếmnhững tranh dân gian theo chủ đề và tự mình khám phá ý nghĩa của nhữngbức tranh đó

Đây cũng là một dạng bài tập nhận thức gắn liền với việc khai thác kiếnthức từ tranh dân gian có chủ đề Lịch sử

Đối với từng nội dung cụ thể trong bài cần cân nhắc khắc sâu mà giaonhiệm vụ tự học cho học sinh một cách phù hợp nhất

Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh dân gian trên sách báo, tạpchí, internet phục vụ nội dung bài học, thiết kế sản phẩm học tập (ấn phẩm,bản in, làm phim, dựng trang web ) về nhân vật, sự kiện Lịch sử, hiện tượngLịch sử có sử dụng tranh dân gian nói riêng và các kênh hình khác nói chung…Ngoài ra giáo viên cũng có thể sử dụng tranh dân gian Việt Nam trongkiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Đây là biện pháp làm giảm sựcăng thẳng, nặng nề của học sinh khi kiểm tra đánh giá

Trang 34

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng dạy DHLS ở trường THPT

Thực hiện mục têu giáo dục phổ thông, Lịch sử cùng các môn học khácđều đóng những vai trò nhất định trong việc cung cấp những kiến thức cơbản, bồi dưỡng các chức năng tư duy, hành động, thái dộ ứng xử của HStrong đời sống xã hội Trong đó, do đặc trưng riêng mà môn Lịch sử còn gópphần quan trọng trong việc hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dụclòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng Phát huytrong thế hệ HS lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm của bản thân trong côngcuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và không ngừng đổi mới

Giáo sư- Nhà giáo nhân dân-Phan Huy Lê-chủ tịch hội khoa học Lịch sửViệt Nam đã nhận định: “Vấn đề đánh giá thực trạng dạy, học môn Lịch sửhiện nay không phải bây giờ mới đặt ra nhưng giờ đây đã được dư luận quantâm rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sau kì thi đạihọc vừa qua Kết quả tuyển sinh môn Lịch sử thật sự gây “sốc” đối vớitoàn xã hội: Tỷ lệ thí sinh có điểm thi dưới trung bình chiếm 80% trong đó

có hơn

60% thí sinh có điểm thi dưới 1(1/10) Qua đó cho thấy kiến thức Lịch sử củahọc sinh bậc phổ thông, đặc biệt là các bậc trung học phổ thông quá yếu” Đó

là một vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm

Hiện trạng này phản ánh hiện thực DHLS ở trường THPT trong nhữngnăm qua còn nhiều hạn chế và nó xuất phát từ những nguyên nhân chủyếu sau đây:

Về phía giáo viên, một số các thầy cô chưa thực sự quan tâm đúngmức tới việc đổi mới PPDHLS và hướng đổi mới là phát huy tnh tch cực, độclập nhận thức của HS trong học tập Một số GV nhận thức được mấu chốtcủa đổi mới PPDH là lấy người học làm trung tâm, song về phương pháp pháthuy tnh tch cực trong nhận thức của HS thì chưa đạt hiệu quả Thứ nữa làkhông ít GV,

Trang 35

nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… còn lạm dụng việc đọcchép, nhồi nhét kiến thức cho HS, không rèn luyện cho các em năng lựcđộc lập chiếm lĩnh kiến thức và trang bị phương pháp học tập tốt Đây chính

là một thực tế đáng buồn hiện nay, dẫn tới tnh trạng HS không thích học Lịchsử

Về phía người học, HS nhận thức chưa đúng về phương pháp học tậpkhi cho rằng Lịch sử là môn chỉ cần học thuộc lòng và thực tế là trong nhiềunăm gần đây, tnh trạng HS, sinh viên “ngán” học môn Sử, sợ thi môn Sử

và sự yếu kém về tri thức lịch sử khiến xã hội lại bàn đến nỗi lo “mất gốc”của giới trẻ Đặc biệt, từ khi Bộ GD&ĐT thực hiện chủ trương “Hai không”,xiết chặt kỷ cương trong thi cử thì những hiểu biết mơ hồ, những nhận thứclệch lạc về kiến thức lịch sử càng có dịp “phát lộ” Số lượng HS yêu thích vàđam mê với bộ môn Lịch sử ngày càng ít, “số lượng HS thi vào các trườngkhối C hiện nay rất ít khoảng 15% - 20%, song chỉ khoảng một nửa trong số

đó thực sự có khả năng và hứng thú với các môn khoa học xã hội” Nhiều emkhông có sự quan tâm đúng mức khi học tập môn Lịch sử Tình trạng HSnhớ nhầm sự kiện tràn lan, không hiểu Lịch sử, không vận dụng bài học kinhnghiệm quá khứ vào việc rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tư tưởng và lối sống.Quan niệm “môn chính”, “môn phụ” trong trường phổ thông đã chi phối

và ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy học Lịch sử Tâm lí đó đã ăn sâu vàotrong tiềm thức của xã hội, ngay cả trong suy nghĩ của không ít thầy cô, cán

bộ quản lí trong và ngoài ngành giáo dục Đi cùng suy nghĩ đó là cách ứng xửlệch chuẩn làm cho bộ môn Lịch sử được nhìn nhận và đánh giá không đúngvới vị thế vốn có của nó Lối học “ứng thí” đang trở nên phổ biến đối với họcsinh cuối cấp phổ thông, học sinh tập trung chủ yếu vào các môn đại học, dovậy môn Lịch sử dù là môn thi tốt nghiệpvẫn không thể thu hút sự quan tâmthích thú của học sinh trong kì ôn thi cuối cấp

Như vậy, thực trạng của việc dạy học Lịch sử ở trường THPT hiện nayrất cần sự quan tâm chú ý của toàn xã hội Trong đó việc tm ra nhữngcon

Trang 36

đường, biện pháp nâng cao hiệu quả của bộ môn là một việc làm “cốtyếu” Và cũng đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều diễn đàn… Được tổchức để nhìn vào thực trạng, đi tìm nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho côngviệc dạy- học môn Lịch sử hiện nay.

1.2.2 Thực trạng sử dụng tranh dân gian trong DHLS ở trường THPT

Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi đã khảo sát 9 GV; 212 HS vềthực trạng việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS ở trường THPTtrên các địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc

Mục đích điều tra:

Phát phiếu điều tra thực tế việc DHLS ở các trường phổ thông vàtình hình sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong việc DHLS, là cơ sở lựa chọn,tập hợp tài liệu tối ưu và đề xuất các biện pháp khai thác các tác phẩm tranhdân gian một cách hợp lí để đạt được hiệu quả cao trong dạy và học môn Lịchsử

Nội dung điều tra:

- Về phía GV, đề tài tập trung vào một số vấn đề sau:

+ Ý kiến đề xuất của GV về việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam trongDHLS ở trường THPT đạt hiệu quả

- Về phía HS, đề tài tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

+ Mức độ hứng thú học tập của HS với bộ môn Lịch sử nói chung và cácphương pháp sử dụng tranh ảnh lịch sử của GV trong giờ học Lịch sử

+ Mức độ tham gia của HS vào các hoạt động ngoài giờ học Lịch sử

Trang 37

Mức độ tham gia của HS vào các hoạt động ngoài giờ học Lịch sử

+ Mức độ hứng thú của HS với cách triển khai giờ học Lịch sử nội khóa

bàn Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc với tổng số 9 GV

STT Tỉnh/ Thành phố Trường THPT Số GV được hỏi ý

Trang 38

vấn GV giảng dạy Lịch sử tôi đã thu được kết quả thực tế như sau:

thiết Cần thiết

Khôngcần thiết

Thườngxuyên

Thỉnhthoảng

Khôngbao giờ

Bảng 1.2 Nhận định và mức độ về sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS của GV ở trường THPT

Nhìn chung, dựa vào bảng 1.2 có thể thấy quan điểm của GV trong việc

sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS: Có 77,8 % GV cho rằng việc

sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS là cần thiết,rất cần thiết Có22,2% GV cho rằng việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS làkhông cần thiết Điều này chứng tỏ thực tế các GV dạy LS đã nhận thức việc

sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS là rất quan trọng

Về mức độ thực tế sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS, có66,7% GV không thường xuyên sử dụng tranh dân gian Việt Nam trongDHLS Số GV sử dụng thường xuyên rất ít (chỉ chiếm 11,1%) Có tới 66,7 % GVkhông bao giờ sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS, chỉ tậptrung dạy những kiến thức trong sách giáo khoa đã viết Đây là một điểm hạnchế trong dạy học của GV

Về vai trò của việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS: Tất cảcác GV đều cho rằng sử dụng tranh dân gian Việt Nam sẽ góp phần làm sinhđộng, phong phú cho bài giảng, thu hút, hấp dẫn và gây hứng thú học tập củahọc sinh, giúp học sinh hiểu được bản chất các sự kiện lịch sử

Về những khó khăn trong quá trình sử dụng tranh dân gian Việt Namtrong DHLS thì phần lớn GV đều cho rằng thời gian tiết học ít nên khi GVđưa kênh hình vào giảng dạy thì sẽ gây tình trạng quá tải, không đảm bảovề

Trang 39

thời gian, việc đưa tranh dân gian Việt Nam trong dạy học nhiều thầy cô sửdụng mang tnh chất minh họa chưa làm nổi bật được nội dung tác phẩmtranh và kiến thức bài học được nhắc đến.

Có một số GV đã chú ý đến việc sử dụng tranh dân gian Việt nam trongDHLS nhưng đa số, mọi công việc hoàn toàn do GV tự làm, còn HS chỉ thụđộng ghi chép, tiếp nhận các thông tn, quan điểm nhận xét, đánh giá mà GV

đã cung cấp Nhiều GV vẫn áp dụng lối dạy thầy đọc, trò ghi ít sử dụng các câuhỏi gợi mở, định hướng cho HS tiếp cận nguồn kiến thức một cách chủ độngkhiến HS không hứng thú với việc học tập, kiến thức tiếp thu được không bềnvững và cảm thấy giờ học lịch sử rất nặng nề, khô khan

Cuối cùng 98% GV nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng tranhdân gian Việt Nam trong DHLS Vì vậy cần đề xuất tăng cường thêm hệthống tài liệu tham khảo, sử dụng các phương pháp phù hợp vừa có thể cungcấp đầy đủ kiến thức vừa tạo được thích thú học tập cho HS Góp phần nângcao kết quả học tập môn , giúp các em HS yêu thích và thực sự coi trọng mônLịch sử

Trang 40

các nội dung sau: mức độ hứng thú với việc sử dungjtranh dân gian, mức độđược hướng dẫn, sử dụng tranh dân gian trong học tập.

Nội

dung

Khi GV sử dụng tranh dân gian

Việt Nam trong DHLS

Mức độ làm việc với tranh dângian Việt Nam trong môn Lịch sửHấp dẫn,

dễ hiểu

Bìnhthường

Khôngquan tâm

Thườngxuyên

Thỉnhthoảng

Khôngbao giờ

212 158 74,5 49 23 5 2,5 16 7,5 67 31,6 129 60,9

Bảng 1.4 Thống kê mức độ hứng thú và thường xuyên được học tập với tranh dân gian

Qua khảo sát cho thấy hầu hết HS hầu hết đều cho rằng biện pháp này

có tác dụng làm cho bài học lịch sử cụ thể, sinh động, hấp dẫn hơn, các em

dễ hiểu, nhớ nhanh và lâu hơn các sự kiện, hiện tượng lịch sử Thông qua đócác em thấy rất thích thú khi được đánh giá các nhân vật, sự kiện và hiệntượng lịch sử, tự thấy được những suy nghĩ, đánh giá của bản thân đượccông nhận và có sức thuyết phục đối với cá nhân và tập thể lớp

Trong phiếu điều tra dành cho HS THPT, tôi có câu hỏi để tìm hiểu tácdụng của việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong học tập môn Lịch sửđối với các em HS Khi tổng kết kết quả có 74,5% trả lời thấy hấp dẫn dễ hiểunếu GV sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS Chỉ có 23% cảm thấybình thường Những con số này đã chứng tỏ được tác dụng của sử dụngtranh dân gian Việt Nam để gây cho HS sự thích thú trong học tập

Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS rất quan trọng Tuy nhiêntrên thực tế có tới 39,1% HS rất ít khi được GV cho vận dụng, khai thác tácphẩm tranh dân gian Việt Nam trong học tập môn Lịch sử Khi điều tra vềmức độ HS được GV sử dụng tranh dân gian Việt Nam vào giảng dạy mônLịch sử tôi đã thu được kết quả: có 7,5% HS có GV thường xuyên sử dụng

Ngày đăng: 06/01/2020, 08:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo Dục & Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phát triển môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phát triển mônLịch sử
Tác giả: Bộ Giáo Dục & Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội 3. Bộ Giáo Dục & Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập 1,2 chươngtrình chuẩn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiệnchương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử", NXB Giáo dục, Hà Nội3. Bộ Giáo Dục & Đào tạo, "Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập 1,2 chương"trình chuẩn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
4. Nguyễn Văn Ánh, Trần Thái Hà, Trịnh Đình Tùng (2007), Tư liệu lịch sử 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu lịch sử 10
Tác giả: Nguyễn Văn Ánh, Trần Thái Hà, Trịnh Đình Tùng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiệnchương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Lịch sử
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
6. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tực lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ GD và ĐT - vụ giáo viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tính tích cực, tính tực lực của học sinh trong quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Năm: 1995
7. Nguyễn Thị Côi (1998), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Trường Đại học sư phạm- ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử
Tác giả: Nguyễn Thị Côi
Năm: 1998
8. Phạm Thị Chỉnh (2005), Lịch sử mỹ thuậtViệt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử mỹ thuậtViệt Nam
Tác giả: Phạm Thị Chỉnh
Nhà XB: NXB Đại học sưphạm
Năm: 2005
9. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các con đường, biện pháp nâng cao dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
10. Nguyễn Thị Côi (2005), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử lớp 10, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sửlớp 10
Tác giả: Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2005
11. Phạm Văn Hà (2008), Thực trạng dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông- Nguyên nhân và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học (ngày 27/3/2008), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng dạy và học Lịch sử trong trường phổthông- Nguyên nhân và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học (ngày27/3/2008)
Tác giả: Phạm Văn Hà
Năm: 2008
12. Nguyễn Kì (1995), Phương pháp giáo dục tch cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tch cực lấy người học làm trung tâm
Tác giả: Nguyễn Kì
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
13. Phan Ngọc Liên (2005), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (một số chuyên đề), NXB ĐH SP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (một số chuyên đề)
Tác giả: Phan Ngọc Liên
Nhà XB: NXB ĐH SP
Năm: 2005
15. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1998), Phát huy tnh tch cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tnh tch cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở
Tác giả: Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
16. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002), Phương pháp dạy học lịch sử (tập I,II), NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp dạy học lịch sử (tập I,II)
Tác giả: Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2002
17. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học tập 1, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập 1
Tác giả: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
18. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học tập 2, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập 2
Tác giả: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
19. Tạ Khánh Tùng (1998), Mấy ý kiến về đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB GD Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ý kiến về đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Tác giả: Tạ Khánh Tùng
Nhà XB: NXB GD Số 2
Năm: 1998
20. Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Văn Ánh, Trần Thái Hà (2006), Tư liệu lịch sử 10, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu lịch sử 10
Tác giả: Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Văn Ánh, Trần Thái Hà
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2006
21. Lê Thanh Đức (2001), Tranh dân gian Việt Nam, NXB Mỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh dân gian Việt Nam
Tác giả: Lê Thanh Đức
Nhà XB: NXB Mỹ Thuật
Năm: 2001
22. Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ (1984), Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ
Nhà XB: NXB Văn Hóa
Năm: 1984

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w