ĐÁNH GIÁ sự HIỂU BIẾT của BỆNH NHÂN và NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN về BỆNH TAI BIẾN MẠCH máu não và PHỤC hồi CHỨC NĂNG vận ĐỘNG sớm tại KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI

53 120 2
ĐÁNH GIÁ sự HIỂU BIẾT của BỆNH NHÂN và NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN về BỆNH TAI BIẾN MẠCH máu não và PHỤC hồi CHỨC NĂNG vận ĐỘNG sớm tại KHOA THẦN KINH   BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một nhóm bệnh gây tử vong và tàn tật cao trên thế giới, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng hoặc nếu sống sót sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề Báo cáo của Tổ chúc Y tế thế giới năm 1996, tỷ lệ TBMMN mới phát hiện hàng năm là 200/100.000 người Ở tuổi 20-40 là 30/100.000 người, ở tuổi trên 85 là 3.000/100.000 Tỷ lệ mới mắc ở nam giới từ 124-388/100.000 người mỗi năm; còn với nữ giới là 61-312/100.000 người mỗi năm Tỷ lệ tử vong do TBMMN ở Hoa Kỳ là 28, còn ở Đông Âu là 200-300 /100.000 người mỗi năm Mức tử vong như vậy đứng hàng thứ ba sau các bệnh tim mạch và ung thư nhưng dự đoán đến năm 2020 TBMMN có thể trở thành bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới [4], [11] Theo phân loại Tổ chức Y học Thế giới thì người bệnh bị TBMMN thuộc loại đa tàn tật, mà chủ yếu là giảm hoặc mất chức năng vận động kèm theo các rối loạn tri giác, nhận thức, tâm lý Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng nhận thấy, di chứng về vận động của TBMMN là 92,62%; di chứng nặng là 27,69%; di chứng vừa và nhẹ là 68,42% Rối loạn chức năng vận động gây ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như khả năng tái hội nhập vào đời sống cộng đồng [2] Hiện nay, do nhân lực Y tế còn chưa đủ để đáp ứng quá trình điều trị, chăm sóc, theo dõi bệnh nhân (BN) trước, trong và sau quá trình nằm viện nên vấn đế chăm sóc bệnh nhân phụ thuộc một phần vào gia đình và bản thân người bệnh Người nhà (NN) bệnh nhân là đối tượng đầu tiên khởi động chuỗi dây truyền công việc cấp cứu và quá trình tập luyên Phục hồi chức năng (PHCN) vận động cho bệnh nhân Như vậy ta thấy vai trò của gia đình bệnh nhân và bệnh nhân rất quan trọng, có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa và hạn chế tối đa các di chứng,sớm đưa bệnh nhân trở lại hòa nhập cộng đồng Muốn làm được điều này đòi hỏi BN và người nhà BN phải có hiểu biết về bệnh TBMMN và PHCN vận động sớm Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ hiểu biết về vấn đề trên Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề 1 tài: “Đánh giá sự hiểu biết của Bệnh nhân và Người nhà bệnh nhân về bệnh TBMMN và PHCN vận động sớm tại khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai năm 2014” Nhằm hai mục tiêu sau: 1.Đánh giá sự hiểu biết của BN và Người nhà BN về bệnh TBMMN 2.Đánh giá sự hiểu biết của BN và người nhà BN về PHCN vận động sớm 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 Đại cương về Tai biến mạch máu não (TBMMN): TBMMN luôn là một thách thức của Y học, một vấn đề thời sự cấp bách.TBMMN là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch.Tỷ lệ mới mắc cao ở Hoa Kỳ 700- 750.000, tử vong 130 nghìn Số sống sót chỉ 10% khỏi hoàn toàn, 25% di chứng nhẹ, 40% di chứng vừa và nặng, cần trợ giúp một phần hoặc hoàn toàn, chi phí 51 tỷ đô la Mỹ (trực tiếp và gián tiếp) là một gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội (Hoa Kỳ, 2001) [4], [9], [11] 1.1 Định nghĩa: TBMMN được định nghĩa như một: hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là lan toả, xẩy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn não”.[4], [11] 1.2 Có hai dạng TBMNN: - Nhồi máu não: là dạng phổ biến của TBMMN xẩy ra khi mạch máu não cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp vữa xơ động mạch… Hình 1 Hình ảnh nhồi máu não - Chảy máu não: ít phổ biến hơn, xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não 3 Hình 2 Chảy máu não 1.3 Các nguyên nhân của TBMMN: - Thiếu máu não: do sự gián đoạn hoặc tắc các mạch máu não gồm: + Tắc mạch: các cục máu đông di chuyển từ tim hoặc các mạch máu ở cổ di trú lên não + Ổ khuyết: tắc các mạch máu nhỏ trong não, thường do tăng huyết áp hoặc đái tháo đường + Huyết khối: cục máu đông hình thành trong các mạch máu não, thường do xơ vữa động mạch - Chảy máu não: chảy máu trong nhu mô não hoặc xung quanh não gồm: + Chảy máu dưới nhện: do vỡ các động mạch não như: phình mạch, dị dạng động tĩnh-mạch, chấn thương…máu chảy bao bọc xung quanh não ở khoang dưới nhện + Chảy máu trong não: Vỡ các mạch máu trong não do các mạch này bị tổn thương bởi tăng huyết áp, đái tháo đường và tuổi cao Khi máu không thể đến các tế bào não, các tế bào sẽ chết trong vài phút tới ít giờ.Vùng tế bào chết được gọi là ổ nhồi máu não.Vùng xung quanh ổ hoại tử được gọi là “vùng nửa tối”, nếu được điều trị tích cực, các tế bào vùng này có cơ hội hồi phục.Thời gian tồn tại vùng nửa tối gọi là cửa sổ điều trị thường là 3-72 giờ, quá thời gian đó các tế bào chuyển sang hoại tử vì vậy điều trị phải càng sớm càng tốt “thời gian là não” Việc điều trị sớm còn phụ thuộc bệnh nhân đến bệnh viện sớm, vì vậy cần quảng bá trong cộng đồng các dấu hiệu cảnh báo TBMMN [4] 4 1.4 Triệu chứng: 1.4.1 Các dấu hiệu cảnh báo TBMMN [1], [11] - Đột ngột yếu và tê liệt mặt, tay hoặc chân, nửa người - Đột ngột hoa mắt hoặc không nhìn được, đặc biệt một bên - Không nói được hoặc nói khó, hoặc không hiểu lời nói - Đột ngột đau đầu dữ dội mà không có nguyên cớ, trước đó không có triệu chứng gì - Đột ngột khó nuốt Người có một trong các triệu chứng trên cần khám chuyên khoa ngay 1.4.2 Đặc điểm xuất hiện của các triệu chứng: [6] - Các triệu chứng nói trên xuất hiện đột ngột (trong vòng vài giây tới vài chục phút).Đây là đặc điểm rất quan trọng của TBMMN - Các triệu chứng có thể nặng tối đa ngay từ đầu và không tiến triển nặng nề thêm (thường là biểu hiện của chảy máu não), hoặc các triệu chứng đã xuất hiện sẽ nặng dần lên trong các phút, các giờ tiếp theo và có các triệu chứng mới xuất hiện thêm (thường là biểu hiện của nhồi máu não) 1.5 Các yếu tố nguy cơ gây TBMMN và cách đề phòng tai biến tái phát (phòng bênh cấp 2) Chia thành hai nhóm: Nhóm không thay đổi và nhóm có thể thay đổi 1.5.1 Nhóm không thay đổi được: Tuổi, giới, chủng tộc và di truyền - Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa đến kết luận TBMMN tăng dần theo lứa tuổi và tăng vọt lên từ lứa tuổi 50 trở lên.Tuổi càng lớn thì bệnh mạch máu càng nhiều, càng tích tụ nhiều yếu tố nguy cơ.[4], [7] - Nam giới bị TBMMN nhiều hơn phái nữ 1.5 đến 2 lần [4] - Ở Mỹ, dân da đen có tần xuất TBMMN gấp 2.3 lần cao hơn dân da trắng [4] - Tiền sử gia đình cũng cho chúng ta định hướng dự phòng Tuổi, giới, tiền sử gia đình là những yếu tố nhận dạng khá quan trọng, mặc dù không thay đổi được nhưng nó giúp cho chúng ta kiểm soát tích cực hơn các yếu tố nguy cơ khác 5 1.5.2 Nhóm có thể thay đổi được: [4], [7] Tái phát xảy ra 5% các ngày đầu, 10% trong ba tháng đầu, 30-40% trong vòng năm năm, vậy phòng bệnh cấp 2 cần tiến hành sớm sau tuần đầu song song điều trị giai đoạn cấp Mục tiêu dự phòng là chống các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được Bảng 1.1: Các yếu tố nguy cơ và đề phòng tái phát TT Các yếu tố nguy cơ 1 Tăng huyết áp 2 Các bệnh lý tim mạch Đề phòng tái phát Kiểm soát huyết áp Phát hiện và điều trị bệnh tim: hẹp van hai lá, 3 4 5 Hút thuốc lá Nghiện rượu Đái tháo đường điều trị rung nhĩ, huyết khối… Bỏ hoặc giảm hút Bỏ hoặc giảm lượng rượu Phát hiện sớm và điều trị bệnh Theo dõi các 6 Béo phì, Tăng lipit máu biến chứng của đái tháo đường Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý: giảm mỡ, tăng thịt Thuốc tránh thai Ít hoạt động thể lực Tăng axit uric nạc, rau xanh, không nhịn, ăn điều độ Tư vấn của thầy thuốc/ thay đổi thuốc Tập thể duc đều đặn Điều chình chế độ ăn hợp lý: giảm đạm 7 8 9 1.6 Cách xử trí tại gia đình bệnh nhân: Khi người nhà phát hiện thấy bệnh nhân (BN) có biểu hiện của các triệu chứng với các đặc điểm xuất hiện như trên, thì Người nhà BN nên và không nên làm các công việc như sau: [1], [11] Nên: - Bất động, theo dõi BN, sơ cứu duy trì nhịp tim và nhịp thở khi cần thiết - Vận chuyển BN càng nhanh càng tốt tới trung tâm y tế gần nhất, tốt nhất là gọi xe cấp cứu chuyên dụng hoặc mời bác sỹ xử trí và hộ tống vận chuyển - Không cho ăn hoặc uống bất kỳ loại gì - Lấy bỏ các vật hoặc lau đờm rãi trong miệng có thể gây nên khó thở Không nên: - Để BN tại nhà chờ đợi sự thuyên giảm tự nhiên của bệnh, hoặc cho rằng BN tuổi đã cao không cần đưa đi bệnh viện cứu chữa 6 - Trì hoãn để đưa bệnh nhân đi khám trong hoàn cảnh tiện lợi (khám theo tuyến, chờ cho đầy đủ các thành viên gia đình, chờ cho trời sáng mới đưa bệnh nhân đi bệnh viện…) - Tự sử dụng các loại thuốc cấp cứu điều trị mà không có đơn của thầy thuốc 1.7 Biến chứng thường gặp của TBMMN - Viêm phổi - Viêm hệ sinh dục, tiết niệu - Loét do tỳ đè - Teo cơ, cứng khớp - Huyết khối tĩnh mạch chi dưới 2 Tổng quan về Phục hồi chức năng (PHCN) vận động sớm 2.1 TBMMN là loại đa tàn tật Nơi đâu trên Thế giới cũng cóngười khuyết tật, ở dạng này hay ở dạng khác, mức độ nặng hay nhẹ, trẻ em hay người lớn.Trong bất kỳ chế độ chíng trị, xã hội nào thì người khuyết tật cũng là một phần không thể tách rời khỏi cộng đồng Người khuyết tật cũng là những công dân trong xã hội.Không ít những người khuyết đã và đang đóng góp rất nhiều cho xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội Theo Tổ chức Y tế Thế giới đã phân khuyết tật đã phân khuyết tật thành bảy nhóm, [5] gồm: Khó khăn về vận động, khó khăn về nhìn, khó khăn về nghe nói, khó khăn về đọc, hành vi xa lạ, mất cảm giác, động kinh Dựa vào bảy nhóm phân loại khuyết tật trên, ta thấy TBMMN thuộc loại đa tàn tật vì ngoài giảm khả năng vận động BN còn có nhiều rối loạn khác kèm theo như rối loạn về ngôn ngữ, rối loạn nhận thức, rối loạn cảm giác, thị giác [2], [3] Tất cả các rối loạn trên đều cần được phục hồi nhưng PHCN vận động thường phổ biến và được quan tâm nhiều hơn vì có liên quan chặt chẽ tới hoạt động sống và lao động hành ngày của người bệnh sau TBMMN 7 2.2 Ưu tiên PHCN vận động Nhiều công trình điều tra và nghiên cứu khoa học cho kết quả: 50% bệnh nhân TBMMN sống sót để lại di chứng, trong đó: 92,96% di chứng về vận động; 68,42% di chứng vừa và nhẹ; 27,69% di chứng nặng; 50% bệnh nhân phụ thuộc về các hoạt động tự chăm sóc; 71% giảm khả năng lao động; 66% mất khả năng lao động; 62% giảm các hoạt động xã hội; 92% người bệnh liệt nửa người đang sống tại gia đình và cộng đồng vẫn có nhu cầu tập luyện PHCN [2], [3] Các di chứng do TBMMN, đặc biệt di chứng về vận động là gánh nặng không chỉ đối với bản thân người bệnh và gia đình họ mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia mà họ đang sống 2.3 Những khó khăn mà người bị TBMMN gặp phải: 2.3.1 Di chuyển / cử động: - Do yếu hoặc bị liệt một bên nửa người, BN sẽ khó khăn khi lăn trở ở giường; khó thay đổi tư thế Kể cả khi nửa người không liệt hẳn thì đi lại vẫn gặp khó khăn do rối loạn thăng bằng hoặc mất cảm giác nửa người bên liệt - Khó lăn sang hai bên, nhất là lăn sang bên lành - Khó ngồi dậy và ngồi cho vững - Khó đứng dậy và đi lại.- Ngoài khó khăn khi di chuyển, BN còn khó thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày do cử động tay và thân mình khó Các hoạt động bao gồm: ăn uống, rửa mặt đánh răng, thay quần áo, tắm giặt 2.3.2 Co cứng /co rút / biến dạng: - Co cứng: Là các cơ bị cứng kể cả khi nghỉ ngơi, cản trở vận động bình thường Nắn bắp cơ thấy rắn chắc hơn bình thường.BN bị liệt nửa người sau thời gian vài tháng thường bị co cứng cơ.Khi cử động chi bên liệt thấy cử động bị cứng, bị khó như bị cản lại Tất cả các bệnh nhân đều bị co cứng theo một kiểu như nhau nên người ta gọi đây là mẫu co cứng của người liệt nửa người + Các cơ ở người bên liệt co cứng và co ngắn hơn so với bên lành, nên cổ bị ngả sang bên liệt, thân mình cũng nghiêng sang bên liệt + Tay liệt: do bị co cứng các cơ gập, khép và xoay trong; nên khớp vai, khớp khuỷu và cổ tay, bàn tay bị gập và khép và xoay trong + Hông bên liệt khi đi bị kéo cao hơn bên lành 8 + Khớp háng, khớp gối và cổ chân bị duỗi nên khi đi chân liệt có cảm giác dài hơn chân lành, hông bên liệt buộc phải nhấc cao hơn - Co rút cơ: Tất cả các cơ bị co cứng một thời gian dài sau đó dễ chuyển thành co rút.Cơ và mô mềm co ngắn lại gây hạn chế vận động của khớp, đau khi cử động.Các cơ gấp ở tay và cơ duỗi ở chân hay bị co rút - Cứng khớp /biến dạng khớp: Cơ bị co cứng rồi co rút, làm hạn chế vận động của khớp.Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cứng khớp.Các khớp bị cứng đầu tiên là khớp vai, khớp háng và khớp cổ chân ở bên liệt.Cứng các khớp khác xuất hiện muộn hơn + Khớp vai và cánh tay bị khép chặt vào thân mình, rất đau khi cử động lên phía trên đầu + Cổ chân gấp mặt lòng, khiến người bệnh đứng và đi nhón gót 2.3.3 Giao tiếp: Khoảng 25%-30% BN bị liệt có nguy cơ bị khó khăn về giao tiếp (nói khó, nói không rõ tiếng hoặc thất ngôn) - Hiểu lời nói kém: phải nói đi nói lại nhiều lần - Diễn đạt bằng lời nói kém - Đọc và viết kém: BN bị TBMMN tự viết mấy dòng hoặc đọc thành tiếng khó 2.3.4 Hoạt động hàng ngày: Các hoạt động: ăn uống, chải đầu, đánh răng, tắm giặt, thay quần áo, đi vệ sinh có thể không tự làm một mình Người bị TBMMN có thể cần trợ giúp bằng dụng cụ hoặc sự giúp đỡ của người khác 2.3.5 Công việc: Phần lớn BN bị TBMMN đều đang ở độ tuổi lao động hoặc mới nghỉ hưu Sau khi hồi phục cần quan tâm tới việc làm tạo thu nhập để người bệnh có thể sống một cách độc lập 2.3.6 Cuộc sống gia đình và xã hội: Cứ ba BN bị TBMMN thì có hai BN là đàn ông.Vì vậy, vai trò gánh vác việc gia đình, chăm sóc con cái bị thay đổi Trách nhiệm đó dồn lên vai người vợ Do vậy, việc hỗ trợ tâm lý cho gia đình và cho người khuyết tật là cần thiết 9 2.3.7 Tâm lý: Hầu hết những người sau khi bị TBMMN đều trở nên trầm cảm, lo âu về bệnh tật, sợ bệnh tái phát Số khác thì ì trệ, không tham gia vào tập luyện; còn những người khác lại ỉ lại, chờ đợi sự chăm sóc, phục vụ của gia đình và người thân Bản thân gia đình họ cũng lo lắng, không biết phải hỗ trợ như thế nào Do vậy, nhân viên y tế cần chăm sóc và hướng dẫn gia đình họ cùng tập luyện, tự làm các hoạt động tự chăm sóc; động viên người bệnh 2.4 Định nghĩa PHCN - WHO định nghĩa: PHCN là tổng hợp các biện pháp y học, kinh tế xã hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi để làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, giúp người khuyết tật có cơ hội bình đẳng để hội nhập hoặc tái hoà nhập xã hội [2], [3], [5] - Các khái niệm khác về PHCN: + PHCN là huấn luyện người khuyết tật thích nghi với môi trường sống, tác động vào môi trường và xã hội PHCN là để trả lại các chức năng đã bị giảm hoặc mất hoặc giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng khuyết tật của mình + Thuật ngữ “phục hồi chức năng” chỉ một quá trình nhằm giúp cho người tàn tật đạt được và duy trì tối đa các cấp độ chức năng về thể chất, giác quan, trí tuệ, tâm thần và xã hội, qua đó cung cấp cho họ những công cụ để thay đổi cuộc sống, hướng tới sự độc lập ở mức cao nhất [2] + PHCN có thể bao gồm các biện pháp cung ứng hay phục hồi các chức năng, bù đắp sự mất mát hay thiếu hụt một chức năng hoặc một hạn chế về chức năng Quá trình PHCN không chỉ bao gồm việc chăm sóc y tế ban đầu, nó gồm hàng loạt các biện pháp và hoạt động từ PHCN chung và căn bản tới những hoạt động có định hướng mục tiêu, ví dụ như PHCN nghề nghiệp (Quy tắc tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc về Bình đẳng hoá các cơ hội cho người tàn tật của Đại hội đồng Liên hiệp quốc năm 1993) [2] 2.5 Tác dụng của PHCN đối với TBMMN - Độc lập hoạt động trên giường và xe lăn - Sử dụng đôi tay tối đa - Đi lại và lên xuống cầu thang 10 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường và toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn Điều Dưỡng khoa Khoa học sức khỏe trường Đại học Thăng Long đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Ths.Bs Hà Hữu Quý, là người thầy hướng dẫn, mặc dù rất bận rộn với công việc nhưng thầy đã giành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp tài liệu và những kiến thức quý báu giúp tôi thực hiện đề tài này Với tất cả lòng thành kính, tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn đến các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ trong hội đồng đã thông qua đề tài và hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các anh chị, các bạn đồng nghiệp Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Bạch Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành nghiên cứu Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính yêu đến cha mẹ và những người thân trong gia đình đã giành cho tôi tình thương vô bờ để tôi có điều kiện học tập và thành công như ngày hôm nay Hà Nội, Ngày 05 tháng 11 năm 2014 Lê Thị Hồng Nhung LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: - Bộ môn Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long - Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm đề tài tốt nghiệp một cách khoa học, chính xác và trung thực Các số liệu, kết quả trong đề tài này đều có thật, thu được từ quá trình nghiên cứu của chúng tôi, chưa được đăng tải trong tài liệu khoa học nào Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2014 Lê Thị Hồng Nhung DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân CMN : Chảy máu não NMN : Nhồi máu não NN : Người nhà NNBN : Người nhà bệnh nhân PHCN : Phục hồi chức năng PTTH : Phổ thông trung học TBMMN : Tai biến mạch máu não THCS : Trung học cơ sở MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1 Đại cương về Tai biến mạch máu não (TBMMN): 3 1.1 Định nghĩa: .3 1.2 Có hai dạng TBMNN: .3 1.3 Các nguyên nhân của TBMMN: .4 1.4 Triệu chứng: 5 1.4.1 Các dấu hiệu cảnh báo TBMMN [1], [11] 5 1.4.2 Đặc điểm xuất hiện của các triệu chứng: [6] 5 1.5 Các yếu tố nguy cơ gây TBMMN và cách đề phòng tai biến tái phát (phòng bênh cấp 2) 5 1.5.2 Nhóm có thể thay đổi được: [4], [7] 6 1.6 Cách xử trí tại gia đình bệnh nhân: 6 1.7 Biến chứng thường gặp của TBMMN .7 2 Tổng quan về Phục hồi chức năng (PHCN) vận động sớm 7 2.1 TBMMN là loại đa tàn tật 7 2.2 Ưu tiên PHCN vận động 8 2.3 Những khó khăn mà người bị TBMMN gặp phải: 8 2.3.1 Di chuyển / cử động: 8 2.3.2 Co cứng /co rút / biến dạng: .8 2.3.3 Giao tiếp: 9 2.3.4 Hoạt động hàng ngày: 9 2.3.5 Công việc: 9 2.3.6 Cuộc sống gia đình và xã hội: 9 2.3.7 Tâm lý: .10 2.4 Định nghĩa PHCN 10 2.5 Tác dụng của PHCN đối với TBMMN 10 2.6 Mục đích của PHCN: [5] 11 2.7 PHCN vận động sớm trong TBMMN: 11 2.7.1 Nguyên lí và nguyên tắc phục hồi 11 2.7.2 Những yêu cầu trong PHCN vận động sớm .11 3 Các yếu tố liên quan đến hiểu biết của Bệnh nhân và Người nhà 13 CHƯƠNG 2 15 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .15 2 Đối tượng nghiên cứu: 15 2.1 Tiêu chuẩn chọn lựa 15 2.2 Tiêu chuẩn loại trừ 15 3 Phương pháp nghiên cứu 15 3.3 Thu thập số liệu .15 3.3.1 Nội dung và các thông số nghiên cứu 15 3.3.2 Phương thức đánh giá mức độ hiểu biết của BN và Người nhà BN 16 3.4 Xử lý số liệu 16 3.5 Khía cạnh đạo đức của đề tài 16 CHƯƠNG 3 17 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 1 Đặc điểm về TBMMN của BN 17 1.1 Đặc điểm về chẩn đoán 17 1.2 Đặc điểm về số lần TBMMN 17 2 Đặc điểm chung về BN và Người nhà người bệnh .18 3 Hiểu biết của BN và NNBN về bệnh TBMMN và PHCN vận động sớm 19 3.1 Hiểu biết của BN về bệnh TBMMN và PHCN vận động sớm 19 3.2 Hiểu biết của NNBN về bệnh TBMMN và PHCN vận động sớm 19 4 Đặc điểm liên quan giữa hiểu biết của BN và NN về TBMMN 21 4.1 Nơi ở .21 4.1.1 Nơi ở của BN 21 4.1.2 Nơi ở của NNBN .21 4.2 Nghề nghiệp 22 4.2.1 Nghề nghiệp của BN 22 4.2.2 Nghề nghiệp của NN 22 4.3 Trình độ văn hóa .23 4.3.1 Trình độ văn hóa của BN 23 4.3.2 Trình độ văn hóa của NN 23 4.4 Nguồn thông tin 24 4.4.2 Nguồn thông tin của NN 24 5 Đặc điểm liên quan hiểu biết của BN và NN với PHCN 25 5.1 Nơi ở .25 5.1.1 Nơi ở của BN 25 5.1.2 Nơi ở của NN 25 5.2 Nghề nghiệp 26 5.2.1 Nghề nghiệp của BN 26 5.2.2 Nghề nghiệp của NN 26 5.3 Trình độ văn hóa .27 5.3.1 Trình độ văn hóa của BN 27 5.3.2 Trình độ văn hóa của NN 27 5.4 Nguồn thông tin 27 5.4.1 Nguồn thông tin của BN 27 5.4.2 Nguồn thông tin của NN 28 5.5 Quan điểm của BN và NN nên PHCN vận động sớm khi nằm viện hay không .29 CHƯƠNG 4 30 BÀN LUẬN 30 1 Đặc điểm nghiên cứu theo chẩn đoán và số lần TBMMN của BN 30 1.1 Đặc điểm nghiên cứu theo chẩn đoán .30 1.2 Đặc điểm nghiên cứu theo số lần TBMMN 30 2 Đặc điểm chung của BN và Người nhà BN 30 2.1 Tuổi 30 2.2 Giới 31 2.3 Trình độ văn hóa-nghề nghiệp-nơi ở .31 3 Đặc điểm hiểu biết của BN và NNBN về TBMMN và PHCN vận động sớm 31 3.1 Hiểu biết của BN về TBMMN và PHCN vận động sớm 31 -TBMMN là bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư và có nguy cơ tai biến tái phát cao, PHCN vận động sớm để tự phục vụ bản thân, hòa nhập cộng đồng, điều này đòi hỏi BN cần có hiểu biết về vấn đề này, nhưng kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy 33,8% BN có hiểu biết về TBMMN và 44,6% BN có hiểu biết về PHCN vận động Tỷ lệ này còn quá thấp, đây cũng là nguy cơ gây tai biến tái phát do thiếu hiểu biết về bệnh và liệt không hồi phục do PHCN vận động muộn 31 3.2 Hiểu biết của NN về TBMMN và PHCN vận động sớm 32 -NN tuy không phải là BN nhưng họ lại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chăm sóc phòng chánh các biến chứng cho BN Vì vậy khi NN hiểu biết về bệnh và PHCN vận động sớm thì họ sẽ chăm sóc cho BN tốt hơn Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 16,9% NN hiểu về bệnh và 38,5% có hiểu biết về PHCN vận động sớm Tỷ lệ này còn quá thấp Như vậy việc chăm sóc, phòng tái phát cho BN chưa được NN chú ý đến Vì vậy khi họp hội đồng tại khoa Thần kinh BV Bạch Mai cần tuyên truyền về tầm quan trọng của bệnh TBMMN và PHCN vận động sớm Khoa Thần kinh nên kết hợp với khoa PHCN để thảo luận, hướng dẫn BN và NN cách tập luyện PHCN vận động trong những buổi họp, sinh hoạt hàng tuần 32 4 Đặc điểm liên quan giữa hiểu biết của BN và NN về TBMMN 32 5 Đặc điểm liên quan hiểu biết của BN và NN với PHCN 33 - BN bị TBMMN là loại đa tàn tật vì ngoài giảm khả năng vận động, BN còn có nhiều rối loạn khác kèm theo như rối loạn nghe, nói, rối loạn nhận thức… tuy nhiên PHCN vận động được ưu tiên và quan tâm nhiều hơn do liên quan chặt chẽ tới hoạt động sống và lao động hàng ngày của BN TBMMN Vì vậy mà kết quả nghiên cứu cho thấy: 33 + 38% BN và 33% NN sống ở nông thôn có hiểu biết về PHCN vận động sớm 33 + 41% BN và 35% NN làm nghề lao động chân tay có hiểu biết về PHCN vận động sớm .33 + 48% BN và 29% NN tốt nghiệp PTTH có hiểu biết về PHCN vận động sớm 33 Ta thấy, BN và NN đều thực sự quan tâm tới PHCN vận động sớm để giúp BN tái hòa nhập cộng đồng 33 + 69% BN hiểu về PHCN vận động qua sách báo và 67% NN biết qua Iternet chiếm tỷ lệ cao nhất Điều này cho thấy,truyền thông có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao kiến thức cho BN và NN Cần phải thông báo cho BN và NN các trung tâm PHCN tại địa phương, tại cộng đồng Nâng cao kiến thức,cơ sở hạ tầng tại các trung tâm PHCN gíúp BN phục hồi lại các chức năng vốn có cúa bản thân, giúp BN độc lập trong cuộc sống, tự tin tái hòa nhập cộng đồng 33 - Quan điểm của BN và NN nên PHCN vận động sớm trong khi nằm viện .33 KẾT LUẬN 34 KIẾN NGHỊ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các yếu tố nguy cơ và đề phòng tái phát 6 Bảng 3.1 Tỷ lệ chẩn đoán TBMMN 17 Bảng 3.2 Tỷ lệ số lần TBMMN 17 Bảng 3.3: Thông tin chung về BN và Người nhà .18 Bảng 3.4 Hiểu biết của BN về TBMMN và PHCN vận động sớm 19 Bảng 3.5 Hiểu biết của NN về bệnh TBMMN và PHCN vận động sớm 19 Bảng 3.6: Liên quan giữa hiểu biết của BN về TBMMN với Nơi ở 21 Bảng 3.7: Liên quan giữa hiểu biết của NN về TBMMN với nơi ở 21 Bảng 3.8: Liên quan giữa hiểu biết của BN về TBMMN với Nghề nghiệp 22 Bảng 3.9: Liên quan giữa hiểu biết của NN về TBMMN với nghề nghiệp 22 Bảng 3.10: Liên quan giữa hiểu biết của BN về TBMMN với trình độ văn hóa 23 Bảng 3.11: Tỉ lệ hiểu biết của NN về TBMMN với trình độ văn hóa .23 Bảng 3.12: Liên quan giữa hiểu biết của BN về TBMMN với nguồn thông tin 24 Bảng 3.13: Liên quan giữa hiểu biết của NN về TBMMN với Nguồn thông tin 24 Bảng 3.14: Liên quan giữa hiểu biết của BN về PHCN vận động với nơi ở BN25 Bảng 3.15: Liên quan giữa hiểu biết của NN về PHCN vận động sớm với Nơi ở 25 Bảng 3.16: Liên quan giữa hiểu biết cua BN về PHCN vận động sớm với nghề nghiệp 26 Bảng 3.17: Tỷ lệ hiểu biết của NN về PHCN vận động sớm với Nghề nghiệp 26 Bảng 3.18: Liên quan giữa hiểu biết của BN về PHCN vận động với trình độ văn hóa 27 Bảng 3.19: Tỷ lệ hiểu biết của NN về PHCN vận động sớm với Trình độ văn hóa 27 Bảng 3.20: Liên quan hiểu biết của BN về PHCN vận động với nguồn thông tin 27 Bảng 3.21: Liên quan giữa hiểu biết của NN về PHCN vận động sớm với Nguồn thông tin 28 Bảng 3.22: Quan điểm của BN và NN về PHCN vận động sớm khi nằm viện 29 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ chẩn đoán TBMMN 17 18 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ số lần TBMMN 18 Biểu đồ 3.3: Hiểu biết của BN về TBMMN và PHCN vận động sớm 19 Biểu đồ 3.4 Hiểu biết của NN về bệnh TBMMN và PHCN vận động sớm .20 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1 Hình ảnh nhồi máu não 3 Hình 2 Chảy máu não 4 ... (64.6%) Hiểu biết BN NNBN bệnh TBMMN PHCN vận động sớm 3.1 Hiểu biết BN bệnh TBMMN PHCN vận động sớm Bảng 3.4 Hiểu biết BN TBMMN PHCN vận động sớm Mức độ hiểu biết Mức độ hiểu biết BN Chưa hiểu biết. .. BN hiểu PHCN vận động sớm, cao hiểu biết TBMMN 3.2 Hiểu biết NNBN bệnh TBMMN PHCN vận động sớm Bảng 3.5 Hiểu biết NN bệnh TBMMN PHCN vận động sớm Mức độ hiểu biết Mức độ hiểu biết 19 Mức độ hiểu. .. “Đánh giá hiểu biết Bệnh nhân Người nhà bệnh nhân bệnh TBMMN PHCN vận động sớm khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai năm 2014” Nhằm hai mục tiêu sau: 1.Đánh giá hiểu biết BN Người nhà BN bệnh TBMMN

Ngày đăng: 25/12/2019, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan