1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên xe MAZDA 3 2012

61 407 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 4,6 MB

Nội dung

Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên xe MAZDA 3 – 2012 Đề tài: “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên xe Mazda 3 – 2012” được thực hiện nhằm mục tiêu: Tìm hiểu hệ thống điều hòa trên ô tô Mazda 3 – 2012. Đưa ra và hướng dẫn phân tích sơ đồ mạch điện điều hòa không khí của xe Mazda 3 – 2012. Nghiên cứu và xây dựng phương án kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí. Khai thác được kết cấu và nắm bắt được quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa của xe Mazda 3 – 2012.

Trang 1

LỜI NHẬN XÉT

Hưng Yên, ngày 20 tháng 12 năm 2019

Giáo viên hướng dẫn

ThS Nguyễn Văn Huỳnh

Trang 2

1

MỤC LỤC

LỜI NHẬN XÉT 1

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 4

1.1 Lý do chọn đề tài 4

1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5

1.4 Phạm vi nghiên cứu 5

1.5 Phương pháp nghiên cứu 5

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5

1.7 Giới hạn của đề tài 5

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỀ TÀI 6

2.1 Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí 6

2.1.1 Chức năng của hệ thống điều hòa không khí 7

2.1.1.1 Chức năng sưởi ấm 7

2.1.1.2 Chức năng làm mát 7

2.1.1.3 Chức năng hút ẩm, lọc gió 7

2.1.1.4 Chức năng loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn 8

2.1.2 Phân loại hệ thống điều hòa không khí 8

2.1.2.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt 8

2.1.2.2 Phân loại theo phương pháp điều khiển 9

2.1.2 Yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí 10

2.1.3 Cấu tạo chung của hệ thống điều hòa không khí 11

2.1.4 Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí 11

2.2 Hệ thống điều hòa không khí trên xe Mazda 3 - 2012 12

2.2.1 Một số bộ phận của hệ thống điều hòa không khí 12

2.2.2 Sơ đồ mạch điện 13

CHƯƠNG III: KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE MAZDA 3 - 2012 17

3.1 Thông số kỹ thuật của hệ thống 17

3.2 Một số hư hỏng thường gặp và phương pháp xử lý 18

3.3 Phương pháp tháo/lắp 22

3.3.1.Tháo dàn ngưng điều hòa 22

3.3.2.Tháo máy nén A/C 26

3.3.3.Tháo ống cao áp và thấp áp 28

Trang 3

3.3.4 Tháo cảm biến nhiệt bức xạ mặt trời 30

3.3.5 Tháo một số cảm biến khác 31

3.3.6 Tháo cụm truyền động khí nạp 32

3.3.7 Tháo quạt giàn lạnh 32

3.3.8 Quy trình tháo cụm giàn lạnh điều hòa 38

3.3.9 Quy trình tháo chi tiết máy nén 43

3.4 Phương pháp chẩn đoán 44

3.4.1 Chẩn đoán qua cổng DLC-3 44

3.4.2 Chẩn đoán bằng cách dùng đồng hồ đo áp suất 46

3.4.2.1 Hệ thống làm việc bình thường 46

3.4.2.2 Lượng môi chất không đủ 46

3.4.2.3 Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng kém 47

3.4.2.4 Hơi ẩm trong hệ thống làm lạnh 47

3.4.2.5 Sụt áp trong máy nén 48

3.4.2.6 Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh 48

3.4.2.7 Không khí ở trong hệ thống làm lạnh 48

3.4.2.8 Độ mở của van giãn nở quá lớn 49

3.5 Phương pháp kiểm tra sửa chữa bằng 49

3.5.1 Phương pháp kiểm tra sửa chữa bằng quan sát và lắng nghe 49

3.5.2 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa một số cảm biến 51

3.5.2.1 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa máy nén A/C 51

3.5.2.2 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa điều chỉnh khe hở buly máy nén A/C 51

3.5.2.3 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cảm biến nhiệt độ trong xe 52

3.5.2.5 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cảm biến nhiệt độ môi trường 53

3.5.2.6 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cảm biến nhiệt độ giàn lạnh 54

3.5.2.7 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cảm biến bức xạ mặt trời 55

3.5.2.8 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện lạnh 56

3.6 Phương pháp kiểm nghiệm 57

3.6.1 Kiểm tra lại chế độ hoạt động A/C 57

3.6.2 Kiểm tra lại bằng nhiệt kế 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

TƯ LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 4

3

LỜI NÓI ĐẦU

Hòa trong bối cảnh phát triển chung của ngành công nghiệp thế giới Ngành công nghiệp ô tô ngày càng khẳng định hơn nữa vị thế vượt trội của mình so với các ngành công nghiệp khác Những bản xe mới lần lượt ra đời, kết hợp giữa những bước đột phá

về công nghệ kỹ thuật và những nét sáng tạo thẩm mỹ tạo nên những chiếc xe đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng

Ngày nay, một chiếc xe ô tô không những phải đảm bảo về tính năng an toàn cho người sử dụng mà nó còn phải đảm bảo cung cấp được các thiết bị tiện nghi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Một trong số đó là hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Ở Việt Nam ô tô đã trở thành một phương tiện giao thông thông dụng của người dân Các hãng xe lớn như: Mazda, Toyota, Ford, Mecerdes, Honda, Daewoo, Huyndai, Nissan, Isuzu đều đã có mặt trên thị trường Đồng nghĩa với việc nhu cầu sửa chữa hệ thống điều hòa ngày càng lớn Trong thời gian học tập tại trường chúng em được trang bị những kiến thức về chuyên ngành và để đánh giá quá trình học tập và rèn luyện,

chúng em được khoa giao cho nhiệm vụ hoàn thành đồ án với nội dung: “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên xe MAZDA 3 – 2012” Với kinh nghiệm và kiến thức còn ít nhưng với sự chỉ bảo tận tình của thầy ThS

Nguyễn Văn Huỳnh em đã hoàn thành đồ án với thời gian quy định

Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy ThS Nguyễn Văn Huỳnh và các thầy trong bộ môn đã tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hưng Yên, ngày 20 tháng 12 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Trang 5

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Ngày ô tô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện tham gia giao thông thông dụng Ô tô hiện đại nhằm cung cấp tối đa về mặt tiện nghi cũng như tính an toàn cho con người khi sử dụng Các tiện nghi được sử dụng trên xe hiện đại ngày càng phát triển, hoàn thiện và giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo nhu cầu khách hàng như: nghe nhạc, xem truyền hình, google map, camera hành trình, hỗ trợ lái, điều khiển trên vô lăng… Một trong những trang bị tiện nghi phổ biến đó là hệ thống điện lạnh trên ô tô Ngày nay hệ thống điện lạnh ô tô ngày càng phát triển và hoàn thiện nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của con người Nó tạo ra một cảm giác thoải mái khi sử dụng xe trong bất kì thời tiết nào Đặc biệt nó giải quyết được vấn đề khí hậu ở Việt Nam, khí hậu khắc nghiệt, không khí bụi bẩn ô nhiễm Tuy nhiên hệ thống càng hiện đại, khả năng tiếp cận

nó càng khó khăn khi xảy ra những hư hỏng Một sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về tất hệ các hệ thống trên ô tô

Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô” là rất cần thiết Đề tài được hoàn thành sẽ là cơ sở

giúp cho em sau này có thể tiếp cận với những hệ thống điện lạnh được trang bị trên các

xe ô tô hiện đại Em mong rằng đề tài sẽ góp phần nhỏ vào công tác giảng dạy trong nhà trường Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành ô tô và các bạn sinh viên chuyên ngành khác có sở thích về ô tô

1.2 Mục tiêu đề tài

Đề tài: “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên xe Mazda 3 – 2012” được thực hiện nhằm mục tiêu:

- Tìm hiểu hệ thống điều hòa trên ô tô Mazda 3 – 2012

- Đưa ra và hướng dẫn phân tích sơ đồ mạch điện điều hòa không khí của xe Mazda 3 –

Trang 6

5

1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống điều hòa không khí

Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu trên xe ô tô Mazda 3 - 2012

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô Mazda 3 - 2012

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu gồm 3 phương pháp chính:

Một là, tìm hiểu về số liệu và tài liệu tham khảo về hệ thống điện – điện lạnh ô tô, tài liệu đào tạo kỹ thuật viên của hang Mazda

Hai là, hoàn thiện bản thuyết minh về kết cấu, nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí ô tô từ đó nghiên cứu và xây dựng phương án kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa

Ba là, nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện mô hình điều hòa không khí ô tô tại xưởng thực tập

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài giúp cho sinh viên năm cuối có thể củng cố kiến thức, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành, cũng như những kiến thức ngoài thực tế xã hội, đề tài còn giúp cho học sinh nâng cao khả năng tự tìm tòi, sáng tạo Đề tài xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe ô tô Mazda 3 - 2012 không chỉ giúp cho chúng em tiếp cận với thực tế mà còn giúp cho chúng em tìm hiểu sâu hơn về hệ thống điều hòa không khí nói chung Những kết quả thu được sau khi hoàn thành đề tài này là giúp cho chúng em - những sinh viên của lớp ĐT K14.2 có thể hiểu sâu rộng về kết cấu, điều kiện làm việc, một số hư hỏng cũng như các phương pháp kiểm tra chuẩn đoán các hư hỏng thường gặp của hệ thống điều hòa

1.7 Giới hạn của đề tài

Do điều kiện và thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm thức hạn chế nên đề tài của em chỉ chỉ nghiên cứu và phân tích đặc điểm hệ thống điều hòa trên xe ô tô Mazda 3 - 2012

Đề tài tập trung nghiên cứu về mặt lý thuyết cở bản Phần nghiên cứu các hệ thống điều khiển và các cụm thiết bị chính trong hệ thống điều hòa còn hạn chế

Trang 7

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỀ TÀI 2.1 Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí

Hệ thống điều hòa không khí điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe giúp cho hành khách trên xe cảm thấy dễ chịu trong những ngày nắng nóng mà còn giúp giữ độ

ẩm và lọc sạch không khí Ngày nay, hệ thống điều hòa không khí trên xe còn có thể hoạt động một cách tự động nhờ các cảm biến và các ECU điều khiển Hệ thống điều hòa không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe

Để làm ấm không khí đi qua, hệ thống điều hòa không khí sử dụng ngay két nước như một két sưởi ấm Két sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc

Để làm mát không khí trong xe, hệ thống máy lạnh ô tô hoạt động theo một chu trình khép kín Máy nén đẩy môi chất ở thế khí có nhiệt độ cao áp suất cao đi vào dàn ngưng

Ở dàn ngưng môi chất chuyển từ thể khí sang thể lỏng Môi chất ở dạng lỏng này chảy vào bình chứa (bình sấy khô) Bình này chứa và lọc môi chất Môi chất lỏng sau khi đã được lọc chảy qua van giãn nở, van giãn nở này chuyển môi chất lỏng thành hỗn hợp khí - lỏng có áp suất và nhiệt độ thấp Môi chất dạng khí - lỏng có nhiệt độ thấp này chảy tới dàn lạnh Quá trình bay hơi chất lỏng trong dàn lạnh sẽ lấy nhiệt của không khí chạy qua dàn lạnh Tất cả môi chất lỏng được chuyển thành hơi trong dàn lạnh và chỉ có môi chất ở thể hơi vừa được gia nhiệt đi vào máy nén và quá trình được lặp lại như trước

Như vậy để điều khiển nhiệt độ trong xe, hệ thống điều hòa không khí kết hợp cả két sưởi

ấm và dàn lạnh đồng thời kết hợp điều chỉnh vị trí các cánh hòa trộn và vị trí của van nước

Để điều khiển thông khí trong xe, hệ thống điều hòa không khí lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ chênh áp được tạo ra do chuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên Sự phân bổ áp suất không khí trên bề mặt của xe khi nó chuyển động, một số nơi có áp suất dương, còn một số nơi khác có áp suất âm Như vậy cửa hút được bố trí

ở những nơi có áp suất dương và cửa xả khí được bố trí ở những nơi có áp suất âm Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút không khí đưa vào trong xe Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng vị trí như trong hệ thống thông gió tự nhiên Thông thường, hệ thống thông gió này được dùng chung với các hệ thống thông khí khác (hệ thống điều hòa không khí, bộ sưởi ấm)

Trang 8

7

2.1.1 Chức năng của hệ thống điều hòa không khí

2.1.1.1 Chức năng sưởi ấm

Két sưởi ấm được dùng như một

bộ trao đổi nhiệt để làm nóng

không khí Két sưởi lấy nước làm

mát của động cơ đã được hâm

nóng bởi động cơ và dùng nhiệt

độ này để làm nóng không khí

nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy

nhiệt độ của két sưởi là thấp cho

đến khi nước làm mát nóng lên

Do đó ngay sau khi động cơ khởi

động két sưởi không làm việc như

là một bộ sưởi ấm Hình 2.1 Nguyên lý hoạt động của bộ sưởi ấm

2.1.1.2 Chức năng làm mát

Dàn lạnh làm việc như là một bộ

trao đổi nhiệt để làm mát không

khí trước khi đưa vào trong xe Khi

bật công tắc HỆ THỐNG ĐIỀU

HÒA KHÔNG KHÍ, máy nén bắt

đầu làm việc đẩy môi chất lạnh (ga

điều hòa) tới dàn lạnh Dàn lạnh

được làm mát nhờ chất làm lạnh và

sau đó nó làm mát không khí được

thổi vào trong xe từ quạt gió

Hình 2.2 Nguyên lý hoạt động của chức năng làm

độ ẩm trong xe bị giảm xuống Nước dính vào các cánh tản nhiệt đọng lại thành sương và được chứa trong khay xả nước Cuối cùng, nước này được tháo ra khỏi khay của xe bằng một vòi nhỏ

Trang 9

b, Chức năng lọc gió

Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của hệ thống điều hòa không khí để làm sạch không khí trước khi đưa vào trong xe Bộ lọc gồm hai loại: Bộ lọc chỉ lọc bụi và bộ lọc lọc bụi kết hợp khử mùi bằng than hoạt tính

Hình 2.3 Bộ lọc không khí Hình 2.4 Bộ lọc gió kết hợp khử mùi 2.1.1.4 Chức năng loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn

Khi nhiệt độ ngoài trời thấp, nhiệt độ và độ ẩm trong xe cao Hơi nước sẽ đọng lại trên mặt kính xe, gây cản trở tầm nhìn cho người lái Để khắc phục hiện tượng này hệ thống xông kính trên xe sẽ dẫn một đường khí thổi lên phía mặt kính để làm tan hơi nước

2.1.2 Phân loại hệ thống điều hòa không khí

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô được phân loại theo vị trí lắp đặt và theo phương thức điều khiển

2.1.2.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt

bằng mô tơ quạt Gió từ bên

ngoài hoặc khí tuần hoàn bên

trong được cuốn vào Không

khí đã làm lạnh (hoặc sấy)

được đưa vào bên trong Hình 2 iểu ph a t ước

Trang 10

9

i ké nh 6

Kiểu kép là kiểu kết hợp

giữa kiểu phía trước với dàn

lạnh phía sau được đặt trong

khoang hành lý Cấu trúc

này không cho không khí

thổi ra từ phía trước hoặc từ

phía sau Kiểu kép cho năng

suất lạnh cao hơn và nhiệt độ

đồng đều ở mọi nơi trong xe

Hình 2.6 iểu kép

+ Ki u kép treo trần (Hình

2.7)

Kiểu này được sử dụng trong

xe khách Phía trước bên

trong xe được bố trí hệ thống

điều hòa kiểu phía trước kết

hợp với dàn lạnh treo trần

phía sau Kiểu kép treo trần

cho năng suất lạnh cao và

nhiệt độ phân bố đều

Hình 2.7 iểu kép t eo t ần

2.1.2.2 Phân loại theo phương pháp điều khiển

i bằng tay nh 8

Kiểu này cho phép điều khiển

nhiệt độ bằng tay các công tắc và

nhiệt độ đầu ra bằng cần gạt

Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công

tắc điều khiển tốc độ quạt, điều

khiển lượng gió, hướng gió

Hình 2.8 iểu bằng tay

Trang 11

i tự động nh 9

Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ mong muốn,

bằng cách trang bị bộ điều khiển điều hòa và ECU

động cơ Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ không

khí ra và tốc độ động cơ quạt một cách tự động dựa

trên nhiệt độ bên trong xe, bên ngoài xe, và bức xạ mặt

trời báo về hộp điều khiển thông qua các cảm biến

tương ứng, nhằm điều khiển nhiệt độ bên trong xe theo

2.1.2 Yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí

a, Nhiệm vụ

Điều hòa không khí là một hệ thống quan trọng trên xe Nó không những điều khiển nhiệt

độ trong buồng lái, tuần hoàn không khí trong xe giúp cho hành khách trên xe cảm thấy

dễ chịu trong những ngày nắng nóng mà còn giúp giữ độ ẩm và lọc sạch không khí Ngày nay, điều hòa không khí trên xe còn có thể hoạt động một cách tự động nhờ các cảm biến

và các ECU điều khiển Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe Để làm ấm không khí đi qua, hệ thống điều hòa không khí sử dụng ngay két nước như một két sưởi ấm Két sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên Vì lý do này, ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc

Trang 12

11

2.1.3 Cấu tạo chung của hệ thống điều hòa không khí

Thiết bị lạnh nói chung và thiết bị lạnh

ô tô nói riêng bao gồm các bộ phận và

thiết bị nhằm thực hiện một chu trình

lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và

thải nhiệt ra môi trường bên ngoài

(Hình 8) Thiết bị lạnh ô tô bao gồm

các bộ phận: A- Máy nén, B- thiết bị

ngưng tụ (dàn nóng), F - bình lọc và

tách ẩm, thiết bị giãn nở (van tiết lưu),

G- thiết bị bay hơi (dàn lạnh), và một

số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ

thống hoạt động có hiệu quả nhất

Hình 2.10 Sơ đồ hệ thống máy lạnh ô tô

2.1.4 Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí

Hệ thống máy lạnh ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây (Hình 2.10)

+ Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén (A) dưới áp suất cao và dưới nhiệt độ bốc hơi cao, giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến bộ ngưng tụ (B) hay dàn nóng ở thể hơi + Tại bộ ngưng tụ (B) nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát dàn nóng, môi chất

ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp

+ Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc hay bộ hút ẩm (C), tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất

+ Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lỏng chảy vào bộ bốc hơi (Dàn lạnh) (G), làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh Do giảm áp nên môi chất từ thể lỏng biến thành thể hơi trong bộ bốc hơi

+ Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô, có nghĩa là làm mát khối không khí trong cabin

Không khí lấy từ bên ngoài vào đi qua dàn lạnh (Bộ bốc hơi) Tại đây không khí bị dàn lạnh lấy đi nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ của không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài Tại dàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất

ở thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp

Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy nó sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh dàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác) Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm, tạo nên không khí lạnh Môi chất lạnh ở thể hơi, dưới nhiệt độ cao và áp suất thấp được hồi về máy nén

Trang 13

2.2 Hệ thống điều hòa không khí trên xe Mazda 3 - 2012

2.2.1 Một số bộ phận của hệ thống điều hòa không khí

Hình 2.11 Cụm điều khiển hệ thống điều hòa không khí trên xe Mazda 3 - 2012

Hình 2.13 Dàn nóng điều hòa Mazda 3 Hình 2.12 Máy nén Mazda

3/12V/7PK/R134

Hình 2.14 Van tiết lưu Hình 2.15 Dàn lạnh điều hòa Mazda 3

Hình 2.16 Quạt gió dàn lạnh Hình 2.17 Quạt gió dàn nóng

Trang 14

13

2.2.2 Sơ đồ mạch điện

Trang 16

15

Trang 18

17

CHƯƠNG III: IỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE MAZDA 3 - 2012 3.1 Thông số kỹ thuật của hệ thống

gió lạnh

Trang 19

3.2 Một số hư hỏng thường gặp và phương pháp xử lý

- Thiếu môi chất lạnh hoặc bị xì gas

- Nạp thêm gas

- Tìm chỗ bị xì

- Nếu cần thiết nên hút chân không và nạp gas lại

- Hệ thống bị xì gas

Ngưng không cho máy nén hoạt động

- Tìm kiếm chỗ bị xì gas, và khắc phục chỗ

- Van tiết lưu phun quá nhiều môi chất lỏng vào trong dàn lạnh

- Kiểm tra van tiết lưu khắc phục sửa chữa, nếu áp suất phía ống hút vẫn không giảm xuống ta nên thay mới van tiết lưu

- Gió thồi ra nóng chứ không lạnh

Có lẫn không khí

ẩm trong hệ thống

- Hệ thống bị nghẽn do chất ẩm đóng băng tai van tiết lưu

- Phin lọc không còn hút ẩm được nữa

- Xả gas toàn bộ hệ thống

- Thay phin lọc mới

- Hút chân không thật

kỹ và nạp gas lại

Trang 20

- Van tiết lưu làm tắt nghẽn dòng môi chất

- Bầu cảm biến nhiệt bị xì mất môi chất

- Xả gas hệ thống, tháo van làm sạch hoặc thay cái mới, hút chân không nạp gas lại cho

- Dây curoa máy nén trùng hay bị đứt

- Tháo máy nén để kiểm tra

- Sửa hoặc thay mới nếu cần thiết

- Kiểm tra dầu bôi trơn

- Thay mới phin lọc

- Đường ống hút nóng

- Thấy bong bóng qua mắt gas

- Dàn nóng không giải nhiệt được

- Kiểm tra lượng gas và kiểm tra xem dàn nóng

có bị nghẽn dầu không

- Đường ống phía

cao áp bị nghẽn

- Đường ống dẫn lỏng phía cao áp động sương

- Không đạt độ lạnh

- Dàn nóng nóng hơn lúc bình thường

- Nghẽn phin lọc

- Nghẽn đường ống phía cao áp

- Đường ống bị gấp

- Kiểm tra lại đường ống phía cao áp

- Thay phin lọc mới

- Hút chân không

- Nạp gas lại cho hệ

thống

Trang 21

- Dầu bôi trơn tồn

đọng lại trên hệ

thống

- Không đạt độ lạnh

- Máy nén hoạt động nóng hơn bình thường

- Dầu bôi trơn quá nhiều trên đường ống, chiếm chỗ một phần diện tích thành ống làm giảm khả năng trao đổi nhiệt dẫn đến giảm năng suất lạnh

- Bố trí hệ thống hồi dầu

- Châm dầu đúng lượng qui định

Quạt dàn lạnh

không hoạt động

- Không lạnh

- Quạt lồng sóc không chạy

Bộ ngắt mạch cảm biến hỏng

- Mô tơ quạt hỏng

- Hư rơ le nhiệt

- Bị đứt cầu chì hoặc cầu nối an toàn

- Kiểm tra mô tơ quạt, cầu chì, rơ le nhiệt, cảm biến Có thể thay mới nếu cần thiết

- Lúc lạnh lúc

không

Không khí thổi ra từng quãng, khi thì lạnh khi thì không

Bộ ly hợp từ trường của máy nén bị trượt

- Van tiết lưu hỏng hoặc có không khí

ẩm trong hệ thống

- Đấu sai hệ thống dây điện

Kiểm tra bộ ly hợp, van tiết lưu

- Hút chân không và nạp môi chất lại

- Đấu lại hệ thống dây điện

- Gió lạnh chỉ thổi

ra khi xe chạy ở

tốc độ cao

- Kém lạnh khi xe chạy ở tốc độ thấp khi chạy ở vận tốc lớn mới đủ lạnh

Dàn nóng bị tắt nghẽn - Dây curoa máy mén bị trượt - Môi chất lạnh thiếu hoặc dư - Có không khí trong hệ thống

- Dàn lạnh bị nghẽn hay bám tuyết trên mặt

- Vệ sinh dàn lạnh, chú

ý các tấm thu nhiệt - Khắc phục chỗ bị xì

Trang 22

21

ngoài - Bị xì hở trong hộp bọc hay ống phân phối không khí lạnh

- Cửa gió hút vào

- Có tiếng ồn gần

quạt

- Khi cho hệ thống hoạt động thì tại vị trí dàn lạnh phát sinh ra tiếng ồn, ngay cả khi chỉ có quạt dàn lạnh hoạt động

- Động cơ quạt quay không đúng -

Có vật lạ bám vào quạt - Mô tơ bật không đúng - Mô

tơ quạt bị hỏng chi tiết chuyển động

Bật mô tơ quạt tới vị trí (LO – MED – HI) nếu

có tiếng ồn hay mô tơ quay không đúng, khắc phục hoặc thay mới

- Kiểm tra không gian xung quanh quạt có vật

lạ hay bị kẹt không

- Đèn báo của hệ

thống lạnh chớp

Đèn báo của hệ thống lạnh chớp

- Dây curoa của máy nén bị trượt - Hỏng hộp cung cấp điện chính

- Do dầu máy nén trộn lẫn với gas và thoát ra cùng với gas tại chỗ bị rò gas

- Xiết chặt lại các chi tiết hay thế khi cần để chấm dứt sự rò rỉ môi chất

Trang 23

3.3 Phương pháp tháo/lắp

3.3.1.Tháo dàn ngưng điều hòa

Các bước Thao tác cụ thể Hình ảnh hướng dẫn

- Tháo bộ làm sạch không khí

- Di chuyển tấm chắn bùn theo hướng mũi tên như trong hình

- Tháo các bu lông và dây buộc

- Tháo nắp số 1 theo hướng mũi tên như trong hình

4 Tháo ba đờ

sốc trước

- Tháo vít A và ốc vít

B

Trang 24

- Ngắt kết nối đầu nối đèn sương mù phía trước

5 Ngắt kết

nối ống tản

nhiệt khỏi bộ

tản nhiệt

Trang 25

6 Tháo bộ

phận quạt làm

mát

- Nhả các tab bên trái

và bên phải ở phía dưới của bộ tản nhiệt bằng cách nhấn chúng theo hướng hiển thị trong hình

- Nhấc bộ phận quạt làm mát để tháo nó ra khỏi khu vực chèn bên trái và bên phải ở phía trên của bộ tản nhiệt

- Tháo bộ phận quạt làm mát từ bên dưới khoang động cơ

7 Tháo bộ tản

nhiệt

- Tháo bình dự trữ nước làm mát

- Tháo ống nước làm mát dưới

- Tháo ống nước làm mát trên

- Nhấc bộ tản nhiệt và tháo nó ra khỏi các lỗ lắp đặt bộ tản nhiệt trên bảng liệm

- Di chuyển bộ tản nhiệt và bình ngưng sang phía động cơ

- Nhả các tab bên trái

và bên phải ở phía dưới của bộ tản nhiệt bằng cách nhấn chúng theo hướng hiển thị trong hình

Trang 26

25

- Nhấc bình ngưng để tháo nó ra khỏi khu vực chèn bên trái và bên phải ở phía trên của bộ tản nhiệt

- Đặt bộ ngưng tụ ngoài bộ tản nhiệt

- Tháo bộ tản nhiệt từ bên dưới khoang động

Trang 27

3.3.2.Tháo máy nén A/C

Các bước Thao tác cụ thể Hình ảnh hướng dẫn

1 Tháo đai

truyền động

- Xoay bộ căng đai tự động theo hướng trong hình và tháo đai truyền động

2 Tháo

khung ống

nước

Lưu ý: Nếu độ ẩm hoặc

vật liệu lạ đi vào chu trình làm lạnh, khả năng làm mát sẽ giảm xuống

và tiếng ồn bất thường hoặc sự cố khác có thể xảy ra Luôn cắm các phụ kiện mở ngay sau khi tháo bất kỳ bộ phận chu trình làm lạnh

3 Tháo clip - Tháo giắc đầu nối

Trang 28

- Tháo ống làm mát (HI)

- Tháo đai ốc và bảo vệ

- Tháo bu lông B

- Tháo máy nén A/C Không cho phép dầu máy nén tràn ra

5 Lưu ý Do đặc tính hấp thụ độ

ẩm cao của dầu máy nén,

nó có thể hấp thụ độ ẩm nếu để trong một thời gian dài do đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động A/C Xả dầu máy nén và nạp lại trong vòng 10 phút của nhau

1 Xoay trục máy nén A/C mới sáu đến tám vòng quay trong khi thu dầu lạnh trong thiết bị đo sạch Sử dụng dầu làm lạnh này để nạp lại máy nén mới Không cho phép dầu lạnh bị nhiễm bẩn

2 Xoay trục máy nén A/C cũ sáu đến tám vòng quay trong khi thu dầu lạnh trong một thiết bị đo

Trang 29

sạch, riêng biệt

3 So sánh lượng dầu

đó Lượng dầu thoát ra từ máy nén A/C mới phải lớn hơn lượng cũ

4 Đổ cùng một lượng dầu đã xả từ máy nén A/C cũ trở lại máy nén A/C mới

bể dự trữ chất làm mát trở nên trống rỗng

- Tháo theo thứ tự được chỉ định (Tháo vòi >>> Bình dự trữ nước làm mát)

Trang 30

29

4 Tháo tấm

chắn bùn

- Tháo giắc cảm biến áp suất môi chất lạnh

- Tháo ốc vít, ốc vít

và capnut

- Kéo tấm chắn giật gân phía sau theo hướng mũi tên hiển thị trong hình, sau

- Tháo ống thấp áp (LO)

Ngày đăng: 24/12/2019, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w