1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyen đề dạy học dự án THƠ HAIKU của BA – sô

11 155 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 42,48 KB

Nội dung

- Giáo viên tổ chức cho học sinh một cuộc lịch lãm văn hóa, văn chương bằng những trải nghiệm tinh thần: Tham gia một chuyến du lịch Nhật Bản, trên chuyến bay, chúng ta sẽ được tìm hiểu

Trang 1

THƠ HAIKU CỦA BA – SÔ

(Dạy học theo dự án)

A. TỔNG QUAN VỀ BÀI DAY.

I.Tên dự án: Thơ Haiku – gương mặt đại diện của văn học Nhật Bản

II. Tóm tắt nội dung dự án.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh một cuộc lịch lãm văn hóa, văn chương bằng những trải nghiệm tinh thần: Tham gia một chuyến du lịch Nhật Bản, trên chuyến bay, chúng ta sẽ được tìm hiểu về đất nước, con người văn hóa Nhật Bản; Tới Nhật Bản, được giao lưu với các du học sinh Nhật Bản và tìm hiểu về thơ Haiku; Cuối hành trình, mọi người sẽ tham dự một cuộc triển lãm

về thơ Haiku của Baso

- HS đề xuất chia nhóm theo năng lực:

+ Nhóm 1: Giới thiệu về đất nước, con người, văn học Nhật Bản

+ Nhóm 2: Giới thiệu về thơ Haiku

+ Nhóm 3: Giới thiệu về nhà thơ Baso và thơ Haiku của Baso

+ Nhóm 4: Thiết kế, trang trí

III. Thời gian thực hiện.

- Dự án được triển khai và thực hiện trong 7 tuần từ ngày 1.11.2018 đến 20.12.2018

- Trình bày dự án: 20.12.2018

B. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.

I Về kiến thức – kĩ năng.

- HS nắm được những nét cơ bản nhất về đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản; những thông tin cơ bản về thơ Haiku – “gương mặt đại diện” của văn học Nhật Bản; những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Baso – nhà văn góp phần tạo nên tinh thần và diện mạo thơ Haiku

- HS hiểu những đặc điểm của thơ Haiku nói chung qua những yếu tố như quý ngữ, đề tài, cảm hứng, bút pháp…; nắm được cách phân tích thơ Haiku

II Về năng lực – phẩm chất:

1 Năng lực giải quyết vấn đề Học sinh phát hiện vấn đề, tìm kiếm thông tin,

đưa ra và biện luận giải pháp tối ưu, thực hiện giải quyết vấn đề Các vấn đề cần giải quyết:

- Nhóm 1:Giới thiệu về đất nước Nhật Bản, văn hóa, văn học Nhật Bảncần phải lựa chọn những thông tin nào? Trình bày ra sao?

- Nhóm 2:Về thơ Haiku cần giới thiệu những gì? Bằng cách nào?

- Nhóm 3: Cách tổ chức một triển lãm như thế nào? Bố cục không gian, những sản phẩm có liên quan?

Trang 2

- Nhóm 4: Làm thế nào để tạo ra một không gian văn hóa đậm chất Nhật Bản và tinh thần của thơ Haiku

2 Năng lực sáng tạo.

- Học sinh được tự nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn: sách

giáo khoa, sách tham khảo, mạng xã hội…

- Học sinh được đề xuất ý tưởng trình bày

3 Năng lực tự chủ bản thân: Học sinh nhận ra những tác động của hoàn cảnh

đến việc hoàn thành/không hoàn thành tiến độ dự án, từ đó có cách thức khắc phục hiệu quả

4 Năng lực hợp tác.

- Giáo viên chọn ra thủ lĩnh cho các nhóm, sau đó các thủ lĩnh chủ động tuyển thành viên, phân công công việc hợp lý dựa trên năng lực và sở thích cá nhân

- Mỗi cá nhân có ý thức về công việc của mình làm và theo dõi công việc của nhau để hoàn thành tiến độ chung của nhóm

5 Năng lực giao tiếp, trình bày.

-Nhóm 1: Rèn luyện và nâng cao khả năng giao tiếp, trình bày qua việc giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, văn học Nhật Bản

-Nhóm 2,3: Rèn luyện, nâng cao năng lực giao tiếp thông qua quá trình lắng nghe và đối thoại

- Nhóm 4: Kĩ năng rèn luyện trong quá trình lên ý tưởng, thực hiện ý tưởng và trình bày ý tưởng

6 Năng lực cảm xúc và thẩm mỹ:

- Hình thành hứng thú thẩm mỹ với những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, với lối thơ Haiku đậm chất thiền

- Bồi dưỡng trí tưởng tưởng phong phú và năng khiếu của học sinh hướng tới nội dung bài học

C. QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH.

I. Giáo viên giao nhiệm vụ.

GV phổ biến tên dự án, mục tiêu, nội dung của dự án để HS nắm bắt được tinh thần chung

II. Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ.

HS thảo luận cùng nhau về cách thức thực hiện và đề xuất chia nhóm theo năng lực, sở trường Dưới đây là kết quả thảo luận:

Thời gian hoàn thành

Nhóm trưởng

Giới thiệu về Video có âm thanh, thời

Trang 3

(6 HS)

đất nước Nhật

Bản, văn hóa,

văn học Nhật

Bản

lượng 5 phút hoặc bài thuyết trình kèm hình ảnh:

+ Nhật Bản là châu Âu giữa lòng châu Á với nhiều thành tựu văn minh

+ Nhưng Nhật Bản lại là đất nước hình thành và bảo lưu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc

Mọi sinh hoạt văn hóa đều được đẩy lên thành tuyệt kĩ, thành đạo với tinh thần tối giản Thơ Haiku là một trong những sản phẩm tinh anh ấy

Trà My

2

(10 HS)

Du học sinh

Việt Nam tại

Nhật Bản giới

thiệu về thơ

Haiku

Tổ chức một buổi nói chuyện, giao lưu về đặc điểm thơ Haiku:01 trang A0 giới thiệu;01 lịch để bàntheo chủ đề thơ Haiku, tóm tắt được các ý:

-Nguồn gốc: Haiku bắt nguồn từ haikai một thế thơ dân gian được các nhà thơ như Basho, Issa, Buson hoàn thiện, nâng lên thành thi đạo

- Đặc điểm:

+Về đề tài, cảm hứng, Haiku nắm bắt cái đẹp trong khoảnh khắc thực tại về thiên nhiên bốn mùa; và vươn tới thể hiện những triết lí về sự hòa hợp, bình đẳng, vô thường, vô ngã…đậm tinh thần thiền tông;

+Về nghệ thuật: Haiku

15.12 2018

Nguyễn Thị Ánh Dương

Trang 4

tinh gọn hàm súc trong ngôn từ, chứa đầy những khoảng trống hư không, thiên về bút pháp tượng trưng chấm phá…như tranh thủy mặc

+ Cảm thức thẩm mĩ:

Sabi (tịch lặng) wabi (đơn sơ, hiu hắt) Aware(bi ai)

Karumi (thanh)

3

(10 HS) Triển lãm về

thơ Haiku của

Baso

- Một cuốn vở giới thiệu

về nhà thơ Basho

(Cuộc đời, vị trí văn học sử)

- Một số bài thơ của Basho kết hợp với hội họa (tự vẽ, tìm trên web…)

- Tổng hợp, lựa chọn những bài cảm nhận hay về thơ Haiku

4

(5 HS)

Thiết kế, trang

trí bối cảnh

không gian

phù hợp với

nội dung chủ

đề của dự án

- Tạo bố cục cho triển lãm thơ Haiku

- Tranh ảnh, đồ trang trí

có liên quan

- Sản phẩm lưu niệm Bookmarks về thơ Haiku

(Chuẩn bị nội dung giới thiệu cho những lựa chọn thiết kế của nhóm)

15.12.2019

Lê Phạm Hương Lan

Cả lớp

Viết bài cảm

nhận về một

bài thơ Haiku

của Basho có

trong chương

trình học SGK

- 155

- Bài viết

- Khuyến khích trình bày sáng tạo, ấn tượng

- Yêu cầu:

+ Cảm nhận được những khoảnh khắc của

tự nhiên, cuộc sống, tâm hồn cũng như những ý vị triết lí được

Trang 5

nắm bắt, thể hiện trong các bài thơ

+ Thấy được những các sắc thái cảm thức thẩm

mỹ, kết cấu hư không, bút pháp chấm phá, ngôn ngữ tối giản

III. Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

1. Qúa trình chuẩn bị (từ 1.11 đến 15.12)

1

(1.11

đến

10.11)

- Phổ biến dự

án, công bố

hệ thống câu

hỏi định

hướng và

cách thức

đánh giá

- Tổ chức

chia nhóm,

chọn nhóm

trưởng

- Chia nhóm, phân công công việc

- Lập kế hoạch thực hiện công việc trong tuần tiếp theo và báo cáo với giáo viên

- Nghiên cứu vấn đề

- Lên đề cương

2,3

(12.11

đến

24.11)

- Kiểm tra

tiến độ dự

án

- Theo dõi,

giúp đỡ,

định hướng

cho các

nhóm thông

qua bộ câu

hỏi

(Xem bảng

dưới)

- Lựa chọn thông tin nào để giới thiệu về đất nước, văn hóa Nhật Bản

- Sự phát triển của văn học Nhật Bản chia thành mấy giai đoạn, thành tựu

- Xây dựng được khung chương trình của buổi giao lưu

- Có những thông tin

về thơ Haiku và một số tác giả tiêu biểu

-Xây dựng

bố cục của cuốn

vở ghi chép về

Ba so -Tìm được một số bài thơ của ông

- Dự kiến được

bố cục không gian

-Hoàn thành ý tưởng trang trí

4,5,6

- Theo dõi,

giúp đỡ,

định hướng

cho các

nhóm

Tiến hành dựng video

Tập rượt kịch bản chương trình

Lựa chọn cách trình bày, diễn đạt

Hiện thực hóa

ý tưởng

Trang 6

đến

15.12)

tập kịch bản

chương trình

thiện cuốn vở, những bài thơ Haiku kết hợp hội họa

sản phẩm cụ thể

7

(20.12

)

- Tham dự

buổi trình bày

dự án

- Tham gia

đánh giá, tổng

kết dự án

- Tổ chức tour du lịch theo lịch trình

- Đánh giá dự án

- Tham dự tổng kết, rút kinh nghiệm

* Bộ câu hỏi, giáo viên định hướng thêm:

1

? Nói đến Nhật Bản người ta thường nhắc đến điều gì?

? Những giá trị nổi bật của văn hóa Nhật Bản?

? Văn học Nhật Bản chia thành những thời kì nào? Đặc điểm?

2

? Qúa trình hình thành, phát triển của thơ Haiku

? Đặc điểm thơ Haiku (cấu tạo, đề tài, cảm hứng, bút pháp…)

? Những tác giả Nhật Bản nào đã ghi tên tuổi ở thể thơ này?

3

? Những nét chính trong cuộc đời của Baso

? Những tập thơ tiêu biểu?

? Đặc điểm thơ Haiku của Basho

? Lựa chọn những bài Haiku nào của Basho?

4

? Lựa chọn những hình ảnh nào? Vì sao?

? Haiku khi được họa tranh thì nên chú ý điều gì?

? Qùa lưu niệm nào vừa gắn với nội dung, chủ đề, vừa phù hợp với HS

2.Báo cáo sản phẩm (20.12.2018 – 2 tiết).

Hoạt động 1 HS đóng vai là tiếp viên hàng không, giới

thiệu với hành khách về lịch trình bày và gửi tới một

video giới thiệu về đất nước, con người và văn học Nhật

Bản

10 phút

Hoạt động 2: Hành khách được giao lưu với một số du

học sinh Việt Nam tại Nhật Bản để tìm hiểu về thơ

Haiku

15 phút

Hoạt động 3: Tham dự triển lãm về thơ Haiku của

Baso: Tìm hiểu về Baso;một số bài thơ của Basho; Cảm

nhận trao đổi về một số bài thơ Haiku của Basho trong

30 phút

Trang 7

chương trình SGK Ngữ Văn 10.

Hoạt động 4: Tham quan sản phẩm sáng tạo của học

sinh: tranh, ảnh, bài viết, lịch để bàn với chủ đề thơ

Haiku; kẹp sách…

7 phút

Hoạt động 5: Giáo viên cùng HS cùng trao đổi, thảo

luận làm rõ hơn những vấn đề trong thơ Haiku của Nhật

Bản (chất thiền); ảnh hưởng của thơ Haiku đến các quốc

gia khác? Haiku Việt?

20 phút

D. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

1 Thang điểm đánh giá dự án

- Tiến độ thực hiện công việc: Dựa trên kế hoạch thực hiện và báo cáo dự

án của học sinh hàng tuần và mức độ làm việc trong từng tuần: 20% số điểm

Người đánh giá: Giáo viên

- Phần trình bày trên lớp: 30% số điêm Người đánh giá: Giáo viên và học

sinh

- Đánh giá sản phẩm: 50% số điểm Người đánh giá: giáo viên và học

sinh

Chú ý: Với phần 2 và 3, điểm được tính bằng cách chia trung bình số điểm của

giáo viên và các nhóm trưởng

2 Sản phẩm đánh giá

Nhóm 1 + Nội dung triển khai trong video

+ Thiết kế, trình bày, giọng đọc

Mỗi HS một bài cảm nhận về một hoặc những bài thơ Haiku của Basho được giới thiệu trong SGK – 155

Nhóm 2 + Giới thiệu về thơ Haiku (thuyết trình + nội

dung trên giấy A0)

+ Lịch để bàn với chủ đề “Thơ Haiku.”

Nhóm 3

+ Cuốn vở giới thiệu về nhà thơ Basho

+ Một số bài thơ được họa cùng tranh của Baso

+ Cách tổ chức, giới thiệu trong buổi triển lãm

Trang 8

Nhóm 4

+ Tranh ảnh, đồ trang trí, quà lưu niệm có liên quan tới chủ đề và lí giải được sự lựa chọn phù hợp với chủ đề

+ Lựa chọn và trình bày những bài thơ Haiku trong bookmark

2. Tiêu chí đánh giá.

3.1Mẫu Phiếu đánh giá sản phẩm video.

(Dành cho nhóm 1)

80-100 điểm 30-59 điểm 0-30 điểm

ĐIỂM

Có đầy đủ tên chủ đề,

lời dẫn mở đầu và kết

thúc, nội dung

Có đầy đủ tên chủ đề nội dung

Không có tên chủ đề

Nội dung đầy đủ, rõ

ràng,hấp dẫn có tính

chọn lọc

Nội dung cơ bản đầy đủ

Nội dung sơ xài

Thời lượng đảm bảo,

sự phân chia phù hợp

với những nội dung

trình bày

Sự phân chia thời gian chưa phù hợp cho từng phần, chưa thể hiện hết được nội dung

Thời lượngquá dài hoặc quá ngắn, không thể hiện hết nội dung

CHìnhảnhrõnét,chất

lượng cao, phối hợp

màu sắc hài hòa,

người xem dễ theo

dõi

Chất lượng hình ảnh tương đối, người xem

có thề theo dõi được

Hình ánh mờ, người xem khó theo dõi

Âm thanh chính của

clip tốt, rõ ràng, có

nhạc nền phù hợp

vớinội dung

chính của clip tương đối dề nghe

Âm thanh khó nghe

Trang 9

Hiệu ứng clip phù

hợp, sinh động, hấp

dẫn

Quá nhiều hiệu ứng nhưng lộn xộn, gây cảm giác khó chịu

Không có hiệu ứng hoặc có quá

ít hiệu ứng Trình bày đảm bảo

tính khoa học, lôgic

Trình bày còn trùng ý, lặp ý

Trình bày lộn xộn, thiếu khoa học

TÓNG ĐIỂM SẢN PHẮM

3.2Mẫu phiếu đánh giá bài thuyết trình, giới thiệu trực tiếp

(Dành cho nhóm 2 và 3)

100 – 90 điểm 80 - 50 điểm 40 - 10 điểm Điểm/

nhân xét Nộidung

-Nội dung đầy

đủ khoa học,

biết chọn lọc

thông tin chính,

trọng tâm

- Có sự đầu tư

tìm hiểu kĩ

lưỡng

-Nội dung cơ bản đầy đủ, chưa có sự tìm hiểu mở rộng

-Nội dung còn sơ sài, chưa có tính chọn lọc

Hình

thức

- Trình bày văn

bản nói: lưu loát,

hấp dẫn, có điểm

nhấn

-Trình bày văn

bản viết: rõ ràng,

có sự liên kết

chặt chẽ, giữa

các ý, có sáng

tạo

-Trình bày văn bản nói rõ ràng

- Trình bày văn bản viết: đủ ý, các phần của được liên kết tương đối chặt chẽ

- Trình bày văn bản nói còn lúng túng, khó nghe và khó nắm bắt

- Trình bày văn bản viết rời rạc, thiếu liên kềt

Trang 10

dựng

-Chuấn bị đầy

đủ, chu đáo các

thiết bị, sản

phẩm có liên

quan

- Diễn xuất, nhập

vai tốt, gây ấn

tượng

-Sừ dụng hình

ảnh,nhạc, hợp lý,

-Chuân bị khá tốt vồ thiết bị, sản phẩm có liên quan

- Diễn xuất, nhập vai

cơ bản ổn

-Sử dụng hình ảnh, nhạc, hợp lý

-Chuấn bị chua tốt

về thiết bị: máy tính, máy chiếu, âm thanh

-Sử dụng hình ành.nhạc, clip chưa hợp lý

TỔNG ĐIỂM SẢN PHẨM

3.3Mẫu phiếu đánh giá thiết kế bối cảnh và sản phẩm lưu niệm

(Dùng cho nhóm 4)

nhân xét

Thiết

kế bối

cảnh

-Bối cảnh được thiết

kế, trang trí phù

hợp với chủ đề

đem lại ấn tượng

tốt với người tham

gia

- Lý giải được sự

lựa chọn của nhóm

và ý nghĩa của các

hình ảnh, vật dụng

-Bối cảnh được thiết

kế trang trí phù hợp với chủ đề, đem lại

ấn tượng tốt với người tham gia

- Còn lúng túng trong việc lí giải

i cả nh đư ợc thi ết kế

Sản

phẩm

lưu

niệm

- Đảm bảo yêu cầu

về nội dung, chọn

lựa bài tiêu biểu,

chất lượng

-Thiết kế sáng tạo,

ấn tượng

-Đảm bảo yêu cầu về nội dung

- Thiết kế khoa học

- Cơ bản đảm bảo về nội dung song chất lượng chưa bài chưa cao

-Thiết kế đơn giản

TỔNG ĐIỂM SẢN PHẨM

PHỤ LỤC

Trang 11

1. Bài thuyết trình về thơ Haiku.

2. Cuốn sách tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Basho

3. Lịch để bàn theo chủ đề thơ Haiku

4. Những bài viết hay, chất lượng của học sinh về thơ Haiku

Ngày đăng: 23/12/2019, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w