1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch chống phá cách mạng việt nam về chính trị

50 323 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 662,88 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRẦN THỊ HƯƠNG PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NA

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

TRẦN THỊ HƯƠNG

PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG

VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

TRẦN THỊ HƯƠNG

PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG

VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học

ThS: Hoàng Xuân Vinh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy Hoàng Xuân Vinh giảng viên trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2

Đồng thời, tôi nhận được sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của các thầy trong trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - trường đại học sư phạm Hà Nội 2, sự động viên khích lệ của gia đình và những người thân trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó

Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự góp ý phê bình của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả đề tài

Trần Thị Hương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực của bản thân

Nội dung khóa luận tốt nghiệp này không trùng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Trần Thị Hương

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

7 Kết cấu khóa luận 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC “ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 5

1.1 Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội 5

1.1.1 Khái niệm “Diễn biến hòa bình” 5

1.1.2 Sự hình thành, phát triển 7

1.1.3 Đặc trưng của chiến lược “Diễn biến hòa bình” 8

1.2 Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam 9

1.2.1 Mục tiêu và phương châm chiến lược 9

1.2.2 Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu 10

1.2.2.1 Thủ đoạn về chính trị 10

1.2.2.2 Thủ đoạn về kinh tế 10

1.2.2.3 Thủ đoạn về tư tưởng văn hóa 11

1.2.2.4 Thủ đoạn trên lĩnh vực xã hội 12

1.2.2.5 Thủ đoạn trên lĩnh vực vực đối ngoại 13

1.2.2.6 Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh 14

Trang 7

1.2.3 Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm trong phòng, chống chiến

lược “Diễn biến hòa bình” 14

1.2.3.1 Mục tiêu 14

1.2.3.2 Nhiệm vụ 15

1.2.3.3 Quan điểm 15

1.2.3.4 Phương châm 15

Tiểu kết chương 1 17

CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNGVIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ 18

2.1 Khái niệm chính trị 18

2.2 Tình hình cách mạng việt nam trước những thách thức mới 18

2.3 Âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng việt nam của các thế lực thù địch về chính trị 20

2.3.1 Tập chung chống phá, phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên của cách mạng Việt Nam, vai trò lãnh đạo của đất nước, của Đảng cộng sản Việt Nam 20

2.3.2 Đẩy mạnh các hoạt động chia rẽ nội bộ, xây dựng lực lượng ngầm và tổ chức đảg phái chính trị chống đối 22

2.3.3 Chủ nghĩa đế quốc câu kết với bọn phản động trong nước tổ chức các “ chiến dịch” xuyên tạc, đòi xét lại lịch sử nhằm hạ uy tín của Đảng, lôi kéo quần chúng của Đảng 23

Tiểu kết chương 2: 25

CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CHỐNG PHÁ NƯỚC TA VỀ CHÍNH TRỊ 26

3.1 Nội dung, biện pháp đấu tranh phòng chống 26

3.1.1 Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 26

3.1.1.1 Về độc lập dân tộc: 27

3.1.1.2 Về chủ nghĩa xã hội 28

3.1.1.3 Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 29

Trang 8

3.1.2 Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với nhiệm vụ 30

3.1.3 Giữ vững ổn định chính trị đất nước 32

3.1.4 Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống tham nhũng 33

3.1.5 Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ chức của hệ thống chính trị trong đấu tranh chống diễn biến hòa bình 34

3.2 Sinh viên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với đấu tranh phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị 35

3.2.1.Đặc điểm sinh viên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học sư phạm hà nội 2 35

3.2.1.1 Đặc điểm sinh viên 35

3.2.1.2 Đặc điểm của sinh viên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh 37

3.2.2 Trách nhiệm của sinh viên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh với đấu tranh phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị 38

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trong các học viện, nhà trường 38

3.2.2.2 Tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho sinh viên 38

3.2.2.3 Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên 39

3.2.2.4 Xây dựng lực lượng nòng cốt trong sinh viên 39

Tiểu kết chương 3 40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Là một công dân Việt Nam, một con người Việt Nam thì cần phải biết lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Đó là những điều cơ bản mà chúng ta đã được học trong các chương trình học của mình qua môn lịch sử và giáo dục quốc phòng Qua đó ta có thể hiểu thêm rất nhiều

về lịch sử, về các chính sách của bọn thực dân đô hộ, xâm chiếm nước ta

Có thể nói tới đó là chiến lược "DBHB" của các thế lực thù địch áp đặt lên đất nước ta, nhằm đồng hóa nhân dân ta về mọi mặt, lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự do Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến bộ Nó hình thành từ những năm cuối thập kỉ 40, đầu thập kỉ

50 và hoàn chỉnh ở thập kỉ 80 của thế kỉ XX Với nội dung chính là sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh, kết hợp với răn đe quân sự để ngầm phá từ bên trong tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, dân quyền; kích động mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, chủng tộc; truyền bá mô hình chính trị, kinh tế, tư tưởng và các lối sống tư bản,

Tại hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa XI) về xây dựng Đảng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: „„Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống xa cách người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ tới người nghèo không ? Nhà triết học cổ điển Đức Phơ - bách đã từng nói rằng, người sống trong lâu đài nghĩ người khác ở nhà tranh Mai kia trong đảng này sẽ là Đảng của ai? Có giữ được bản chất là Đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”

Những chính sách đó đã đồng hóa Đảng và nhân dân ta, Có lẽ tôi không thể hiểu hết được ý nghĩa sâu sa của nó, nhưng tôi hiểu một khi người

Trang 10

đứng đầu không còn sức lực để chống chọi thì tất cả sẽ sụp đổ Nên tôi muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này, đặc biệt là trên mặt trận chính trị

Để thực hiện mục tiêu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc với ý chí phục thù và tham vọng của kẻ xâm lược đã không từ một thủ đoạn phá hoại nào nhằm làm cho ta suy yếu, từng bước xa rời mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa theo xu hướng phương Tây, đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị Chống "DBHB" trên lĩnh vực chính trị là một nội dung quan trọng hàng đầu trong đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước

ta Bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị đất nước, giữ vững độc lập dân tộc và XHCN là mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của Đảng và nhân dân ta trong đấu tranh chống „„DBHB” trên lĩnh vực chính trị Để làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của CNĐQ và các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị, toàn Đảng toàn dân, toàn quân cần phải quán triệt và thực hiện tốt các biện pháp mà Đảng và nhà nước đề ra Đối với quân đội, để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó thì một trong những vấn đề cơ bản là “phải làm thất bại chiến lược “DBHB”, vô hiệu hoá mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch tạo cớ để can thiệp vũ trang”, xây dựng quân đội vững mạnh mọi mặt, trong đó lấy chất lượng chính trị làm cơ sở

Xuất phát từ ảnh hưởng tác động của chiến lược „„DBHB” trên đất

nước ta nên tôi đã chọn đề tài „„Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình

của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam về chính trị ”

Nghiên cứu làm rõ những âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “DBHB”; những biện pháp phòng chống chiến lược “DBHB”, nhất là âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá về chính trị, từ đó xác định trách nhiệm của

Trang 11

sinh viên trong đấu tranh phòng chống âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận về thưc tế âm mưu “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực chính trị, liên hệ trách nhiệm của bản thân đối với học sinh, sinh viên

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những nội dung cơ bản chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực chính trị

- Nghiên cứu những nội dung và biện pháp đấu tranh phòng chống chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam

về chính trị

- Xác định trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống chiến lược

“DBHB” của các thế lực thù địch

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung phòng chống chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam về chính trị

4.2 Phạm vi nhiên cứu

Phòng chống chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam về chính trị trong giai đoạn từ những năm 40,50 của thập kỉ XX đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp lí luận

Tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan đến “DBHB”, đặc biệt là nội dung phòng chống chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam về chính trị

Trang 12

5.2 Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Nghiên cứu các tư liệu lịch sử, các phim tài liệu về “DBHB”

5.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu tiến hành tổng hợp lại những nội dung chiến lược “DBHB”

7 Kết cấu khóa luận

Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Những nội dung cơ bản của chiến lược “Diễn biến hòa bình” Chương 2: “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam về chính trị

Chương 3: Phòng, chống chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam về chính trị

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC “ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1.1 Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội

1.1.1 Khái niệm “Diễn biến hòa bình”

Diễn biến hòa bình trong lịch sử nhân loại được xác định ra đời cách đây khoảng 2000 năm và được hiểu là hoạt động nhằm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi quyền lãnh đạo ở một quốc gia, vùng lãnh thổ mà không dung bạo lực, vũ trang “DBHB” ngày nay là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN, từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự do CNĐQ và các thế lực phản động tiến hành Nó được hình thành từ những năm cuối thập kỉ 40 đầu thập kỉ

50 và hoàn chỉnh ở thập kỉ 80 của thế kỉ XX Nội dung chính là: sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội, đối ngoại, an ninh,… kết hợp với răn đe quân sự để ngầm phá từ bên trong, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do dân chủ, nhân quyền; kích động mâu thuẫn, tôn giáo, dân tộc, chủng tộc; truyền bá mô hình chính trị, kinh tế, tư tưởng và lối sống của CNTB; khuyến khích tư nhân hóa về kinh tế và đa nguyên chính trị; triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của nhà nước hiện hành, làm trầm trọng thêm quá trình khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo nên sức ép ngày càng lớn buộc lãnh đạo nhà nước phải từng bước chuyển hóa, thay đổi đường lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho nhà nước đối lập, làm cho thể chế chính trị tiến bộ, cách mạng bị thủ tiêu DBHB

Trang 14

đó trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình nhà nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô Ngày nay, CNĐQ và các thế lực phản động đang đẩy mạnh DBHB đối với các nước XHCN còn lại DBHB do các thế lực thù địch tiến hành đã và đang là một trong bốn thách thức - mối

đe dọa của cách mạng Việt Nam

Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam của Viện Khoa học

Xã hội Việt Nam:

“DBHB” là chiến lược của CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và

đi đến xóa bỏ chế độ chủ nghĩa xã hội Đối tượng của chiến lược DBHB là các nước có khuynh hướng phát triển phi TBCN Bản chất của chiến lược

“DBHB” là chống XHCN Nội dung cơ bản là phá hoại các nước XHCN về các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Phương thức và thủ đoạn chủ yếu là tạo dựng và thúc đấy những nhân tố phản động, chống đối từ bên trong, đẩy đối phương vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hóa chế độ chính trị theo con đường phát triển TBCN hoặc bị chính các thế lực chống đối dung bạo lực lật đổ

“DBHB” thường tiến hành là tổng hợp nhiều biện pháp buộc đối phương trong cùng một lúc phải đối phó với nhiều thế lực, nhiều hoạt động chống đối, thúc đấy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội thành khủng hoảng chính trị, tạo ra tính thế bạo loạn lật đổ chế độ

Những ý tưởng ban đầu về “DBHB” do các nhà hoạch định chiến lược phương Tây soạn thảo từ cuối những năm 40 thế kỉ XX, sau được tiếp tục bổ sung, cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX, được nâng lên và hoàn chỉnh thành chiến lược Trong điều kiện mới của so sánh lực lượng trên thế giới, chiến lược

“DBHB” được tiến hành chủ yếu bằng các thủ đoạn phi quân sự, nhằm

“chuyển hóa hòa bình” các nước XHCN theo TBCN Sau biến động ở Liên

Trang 15

Xô và các nước XHCN Đông Âu, phương Tây công khai tuyên bố chiến lược

“kiềm chế” sang chiến lược “mở rộng” với hai nội dung cơ bản: “dân chủ hóa về chính trị” và “tự do hóa về kinh tế” Vấn đề “nhân quyền” và “dân chủ” được coi là vũ khí lợi hại

1.1.2 Sự hình thành, phát triển

Sau thế chiến thứ hai, XHCN từ một nước Liên Xô đã phát triển thành một hệ thống Địa vị, uy tín quốc tế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng cao, thực sự là thành trì, chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc và XHCN thế giới Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc phát triển rộng khắp ở các nước Á, Phi, Mỹ - Latin Phong trào cộng sản và công dân quốc tế cũng phát triển mạnh mẽ Các phong trào trên tạo nên ba dòng thác cách mạng tiến công vào CNĐQ, làm thay đổi căn bản cục diện tình hình thế giới, mở ra một thời đại mới

Cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc trên thế giới lúc này được thể hiện tập chung ở đấu tranh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN CNĐQ buộc phải tìm mọi cách để ngăn chặn XHCN và phong trào giải phóng dân tộc đang lên cao “DBHB” lúc đầu chỉ là một phương thức, thủ đoạn để ngăn chặn XHCN, theo thời gian nó trở thành một bộ phận chủ yếu trong chiến lược toàn cầu hóa của Mỹ trong các thời kì và phát triển thành một chiến lược nhằm xóa bỏ CNXH với tư tưởng “chiến thắng không cần chiến tranh” Cụ thể:

+ Thời kỳ 1947 -1988: Hệ thống XHCN còn đang vững mạnh, CNĐQ thực hiện chiến lược “ngăn chặn”; chiến lược này đặt cơ sở cho sự hình thành chiến lược “DBHB” Ở thời kì này, bên cạnh các biện pháp quân sự là chủ yếu, lần đầu các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa,… được sử dụng đồng bộ để ngăn chặn ảnh hưởng, làm suy yếu Liên Xô và các nước XHCN + Thời kỳ 1989 - 1993: Hệ thống XHCN xuất hiện sự rạn nứt, suy yếu

và sụp đổ Chiến lược “vượt lên ngăn chặn” ra đời Đây là một chiến lược tiến

Trang 16

công, đối tượng chủ yếu nhằm vào Liên Xô và các nước XHCN, dựa trên cơ

sở duy trì sức mạnh răn đe, tiến hành tổng hợp các thủ đoạn, biện pháp chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội khiến cho các nước này tự diễn biến và tan rã từ bên trong

+ Từ năm 1993 đến nay: Mỹ thực hiện chiến lược “dính líu, khuyếch trương” là bước phát triển mới của chiến lược “DBHB” ở thời kỳ sau khi Liên

Xô tan rã, các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, nhằm xóa bỏ các nước XHCN còn lại, hình thành trật tự thế giới mới Trong đó kinh tế được chọn làm “đòn bẩy”, chính trị - tư tưởng là “mũi nhọn”, với sự “hỗ trợ” của ngoại giao và

“răn đe” quân sự “DBHB” ở thời kỳ này được tiến hành trên cơ sở trực tiếp

“dính líu” với từng nước để từng bước chuyển hóa, xóa bỏ chế độ XHCN

1.1.3 Đặc trưng của chiến lược “Diễn biến hòa bình”

Một là, sử dụng các biện pháp phi vũ trang để chống phá các nước XHCN và phong trào độc lập dân tộc Bằng phương thức hòa bình, từng bước gây ảnh hưởng có lợi tới xóa bỏ chế độ XHCN, dập tắt phong trào cách mạng, phong trào độc lập dân tộc Đây là cuộc chiến tranh không đại bác, xe tăng, máy bay, tàu chiến, không mùi thuốc sung nhưng cực kì nguy hiểm

Hai là, thông qua các “công cụ mềm” như ngoại giao, kinh tế, văn hóa rồi đến chính trị để làm sụp đổ các nước XHCN Các thế lực thù địch sử dụng các biện pháp, thủ đoạn “phi quân sự” là chủ yếu để tác động làm suy yếu, sụp đổ chế độ XHCN nhưng chúng vẫn coi trọng sức mạnh quân sự để răn

đe, làm áp lực hậu thuẫn cho các thủ đoạn trên

Ba là, sự tác động của bên ngoài tạo sự chuyển hóa, diễn biến từ bên trong Khác với các cuộc chiến tranh thông thường bằng vũ lực, “DBHB” chủ yếu dung lực lượng con người , phương tiện của đối phương đánh phá từ bên trong nội bộ đối phương với sự hỗ trợ từ bên ngoài làm cho đối phương mơ

hồ, mất cảnh giác, ngộ nhận về bản chất phản động của CNĐQ, làm cho đối phương tự diễn biến, biến đổi, suy yếu, sụp đổ nhanh chóng

Trang 17

Bốn là, không phá hoại, hủy diệt của cải vật chất một cách rầm rộ bằng

vũ lực Các thế lực thù địch thực hiện ý đồ chiến lược một cách khôn khéo, che đậy bằng nhiều thủ đoạn lắt léo, tinh vi, xảo quyệt, bằng cách quyến rũ, mua chuộc vật chất, núp dưới danh nghĩa viện trợ nhân đạo, từ thiện, đòi mở rộng dân chủ, tự do không giới hạn, thực hiện đa nguyên, đa đảng, xâm nhập, thao túng, khống chế về kinh tế để làm mục rỗng nội bộ, sụp đổ chế độ XHCN, nhịp điệu phát triển „„thẩm thấu hòa bình”, từ từ, ít khốc liệt, không rầm rộ, tàn phá như chiến tranh nhưng hiệu quả lớn hơn chiến tranh vũ lực Năm là, chiến lược “DBHB” mang tính toàn cầu, không giới hạn về thời gian, không gian Chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc mang tính toàn cầu, là chiến lược phá hoại toàn diện trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội, quân sự, ngoại giao,… và không có giới hạn thời gian, không gian, đẩy đối phương suy yếu dẫn đến rối loạn nội bộ rồi sụp đổ

1.2 Chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam

1.2.1 Mục tiêu và phương châm chiến lược

- Mục tiêu: Sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách thù địch chống phá không đạt kết quả, các thế lực thù địch đã thay đổi giải pháp chiến lược, thực hiện bình thường hóa quan hệ với Việt Nam Song mục tiêu nhất quán của chúng là không thay đổi, thống nhất với mục tiêu chung của chiến lược

“DBHB” trên toàn cầu Mục tiêu cụ thể của chúng ở Việt Nam là:

+ Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phi chính trị hóa, vô hiệu hóa quân đội, công an tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam + Đưa Việt Nam vào quỹ đạo của CNTB, phục vụ cho quyền lợi của các nước lớn ở khu vực

- Phương châm: “mềm - ngầm - sâu”, chống phá toàn diện trên các lĩnh vực

Trang 18

Để thực hiện phương châm trên, biện pháp chiến lược của chúng ta là

sử dụng tổng hợp các thủ đoạn, tiến công toàn diện: lấy tư tưởng là khâu “đột phá”, kinh tế là “mũi nhọn”, dân tộc - tôn giáo là “ngòi nổ”, ngoại giao là “hỗ trợ”, quân sự là “răn đe”; kết hợp chặt chẽ giữa “DBHB” với bạo loạn lật đổ

và răn đe quân sự; sẵn sang gây chiến tranh khi cần thiết

Từ phương châm và biện pháp chiến lược trên cho thấy, đặc trưng chủ yếu của chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ của địch ở Việt Nam là:

“DBHB” luôn kết hợp chặt chẽ với bạo loạn lật đổ và ly khai

Hết sức coi trọng thúc đẩy “tự diễn biến” từ bên trên, bên trong để làm

“chệch hướng” và dẫn tới sự sụp đổ chế độ XHCN

Triệt để lợi dụng các vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” để kích động bạo loạn lật đổ, ly khai

Với ý đồ đó, các thế lực thù địch đã thực hiện một loại các bước đi như:

“ngoại giao thân thiện”, “chi phối đầu tư”, “khoét sâu nội bộ”,… nhằm tạo cầu nối để tiếp cận nội bộ ta

1.2.2 Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu

tế, luật về thương mại để ép ta điều chỉnh về pháp luật, cải cách chính trị

+ Thông qua đầu tư, viện trợ để xâm nhập các ngành kinh tế quan trọng, địa bàn nhạy cảm, thúc đẩy tư nhân hóa,… tiến tới chi phối, làm lệch hướng dẫn tới thay đổi bản chất XHCN của nền kinh tế, tạo tiền đề về kinh tế,

xã hội để chuyển hóa chính trị

Trang 19

+ Thông qua viện trợ, giúp đỡ của các tổ chức “phi chính phủ” để xâm nhập, móc nối, hỗ trợ các phần tử phản động, cơ hội bên trong nội địa ở các địa bàn nhạy cảm; kích động sự bất mãn, nuôi dưỡng tư tưởng sung bái và đi theo phương Tây trong nhân dân, chức sắc tôn giáo, học sinh, sinh viên, cán

bộ địa phương…

+ Sử dụng lợi ích kinh tế để chia rẽ, chuyển hóa cán bộ Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang…

+ Lợi dụng chính sách cởi mở, đổi mới của ta, núp dưới danh nghĩa

“dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” để chống phá Việt Nam + Làm cho nền kinh tế Việt Nam mất đi tính độc lập, tự chủ, từng bước

lệ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt là hệ thống tiền tệ và đầu tư

+ Khuyến khích hỗ trợ cho kinh tế tư nhân phát triển, cùng với đó là việc hạn chế sức cạnh tranh của kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, làm cho kinh tế nhà nước mất vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân

1.2.2.3 Thủ đoạn về tư tưởng văn hóa

+ Tăng cường chống phá trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm xóa bỏ nền tư tưởng của Đảng, của cách mạng Việt Nam, các giá trị văn hóa dân tộc, tang cường thâm nhập văn hóa tư sản phương Tây vào nước ta

+ Tuyên truyền, xuyên tạc nhằm loại bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thúc đẩy “tự diễn biến” làm suy yếu hệ thống chính trị, hình thành đa nguyên

đa Đảng, tiến tới làm sụp đổ chế độ XHCN Việt Nam

Trước hết chúng ta phải tìm cách phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, loại bỏ vai trò lãnh đạo xã hội của Việt Nam, xuyên tạc nội dung và bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh Chống lại quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc nội dung và bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh Chống lại quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng

Trang 20

Cộng sản Việt Nam Phủ nhận những thành tựu cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; vu cáo, quy kết mọi khó khan, yếu kém của thực trạng xã hội cho Đảng ta và hệ thống chính trị, từ đó xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi “đa nguyên”, đa đảng; đòi “tự do dân chủ, tự do báo chí, tự do bầu cử” Bôi đen, hạ uy tín những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; lợi dụng “chống tham nhũng”, góp ý kiến xây dựng Đảng để kích động, phân hóa, chia rẽ nội bộ, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang,…

+ Đẩy mạnh sự xâm nhập về văn hóa, gieo giắc lối sống văn hóa tư sản, văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực vào Việt Nam Kích thích tư tưởng thực dụng, lối sống hưởng lạc, chạy theo đồng tiền, hành vi phi nhân tính, tôn sung phương Tây, từ đó làm phai nhạt dần mục tiêu, lý tưởng, tha hóa ngay trong đội ngũ cán bộ đảng viên để làm tha hóa xã hội

+ Thông qua con đường hợp tác văn hóa, giáo dục với Việt Nam để tuyên truyền tư tưởng phương Tây không chỉ trong giới trẻ, con cái cán bộ có chức, có quyền mà còn gieo rắc cả trong đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân quan niệm: “không hợp tác với Mỹ thì đất nước ta không phát triển được, dân ta còn khổ”

1.2.2.4 Thủ đoạn trên lĩnh vực xã hội

+ Phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ, bất ổn và rối loạn về

xã hội, tiếp tục lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng, tôn giáo, dân tộc để chống phá ta một cách quyết liệt

+ Tạo ra các điểm nóng về xã hội cũng như các điểm nóng về chính trị

xã hội, tạo sự bất ổn xã hội từ nhỏ đến lớn, lan rộng và kéo dài, từ mâu thuẫn nội bộ nhân dân thành chống đối chính quyền Tiếp tục kích động vấn đề dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số

+ Xây dựng và phát triển lực lượng chống đối từ bên trong Lợi dụng nững khó khăn, yếu kém, sai lầm của ta và với sự hỗ trợ, can thiệp từ bên

Trang 21

ngoài để tiến hành bạo loạn lật đổ ly khai trên một vùng, hoặc một số vùng của đất nước

+ Tăng cường hoạt động truyền đạo trái phép, kết hợp hoạt động nhân đạo của các tổ chức NGO, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm quần chúng, kích động tư tưởng ly khai dân tộc, cản trở, hạn chế thậm chí vô hiệu hóa chính

1.2.2.5 Thủ đoạn trên lĩnh vực vực đối ngoại

+ Tiếp tục chống phá đường lối độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, lợi dụng các diễn đàn công ước, luật pháp quốc tế để bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế

+ Ra sức lợi dụng quá trình chúng ta mở rộng hoạt động đối ngoại, giao lưu, hội nhập quốc tế để đẩy mạnh các hoạt động “DBHB”, thực hiện chính sách hai mặt đối với Việt Nam Chúng sử dụng thủ đoạn vừa tinh vi, mềm dẻo,

có tính đe dọa đòi hỏi chúng ta phải có chính sách mở rộng hơn, thông thoáng hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhưng thực chất là làm cho chúng có điều kiện ngày càng bám sâu hơn vào cơ chế xã hội chúng ta để chống phá, lợi dụng những bất đồng về chế độ chính trị giữa Việt Nam và các nước láng giềng nhằm gây chia rẽ, mất đoàn kết

+ Thực hiện chính sách “ngoại giao nhân quyền, lợi dụng các diễn đàn quốc tế để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Đảng, nhà nước ta, vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, dân tộc để cô lập ta trên trường quốc tế; kêu gọi, gây sức ép với cả nước, các tổ chức phi chính phủ ủng hộ, hỗ trợ các hoạt động chống phá, ly khai bên trong lãnh thổ Việt Nam

+ Dưới chiêu bài về “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc”, chính quyền Mỹ ra các văn bản vu cáo và can thiệp vào nội bộ Việt Nam, vi phạm độc lập chủ quyền của đất nước ta, đồng thời tạo cơ sở cho chính quyền

Mỹ can thiệp, hỗ trợ về các mặt cho lực lượng phản động người Việt ở trong

và ngoài nước hoạt động chống phá Việt Nam

Trang 22

1.2.2.6 Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh

+ Gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá hoại sức mạnh quốc phòng, an ninh nước ta,tạo cớ cho các hành động can thiệp bằng vũ lực khi có thời cơ

+ Âm mưu phi chính trị hóa, vô hiệu hóa quân đội và công an là âm mưu cơ bản, nội dung chính yếu trong lĩnh vực chống phá lực lượng vũ trang Việt Nam của các thế lực thù địch Với luận điệu là: “quân đội, công an chỉ là quốc gia dân tộc, không cần phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào”, “cần phải chuyên nghiệp hóa quân đội và công an càng sớm càng tốt”, “cần phải học tập kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang theo mô hình của quân đội tư sản”

+ Tăng cường tiếp xúc, gặp gỡ với một số cán bộ quân đội và công an của ta thông qua việc trao đổi các đoàn quân đội và công an thăm viếng lẫn nhau Đề nghị ta tham gia tập trận chung, giúp nhau huấn luyện chống khủng

bố, tham gia tổ chức quân sự an ninh chung nào đó để thông qua đó nắm chắc

hơn quân đội, công an của ta

1.2.3 Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm trong phòng, chống chiến lược “ Diễn biến hòa bình”

1.2.3.1 Mục tiêu

Làm thất bại chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ của địch, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ

sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội và nền văn hóa Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI khẳng định: “Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “DBHB”, BLLĐ”

Trang 23

Vấn đề đặt ra cho mục tiêu chiến lược là phải giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, lâu dài cho sự nghiệp xây dựng đất nước; phải lấy việc giữ vững ổn định chính trị làm nền tảng để đấy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, để củng cố quốc phòng an ninh

1.2.3.2 Nhiệm vụ

Từ nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương 3 khóa VII của Đảng đến Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định: Nhiệm vụ phòng, chống “BDHB”, BLLĐ là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh hiện nay; đồng thời

là nhiệm vụ thường xuyên,lâu dài trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta Nhiệm vụ chung trong phòng, chống “DBHB”, BLLĐ là chủ động tiến công địch trên mọi lĩnh vực, không để xảy ra mất ổn định chính trị xã hội, BLLĐ và các tình huống phức tạp khác, ngăn chặn, làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của đế quốc và các thế lực thù địch; bảo vệ vững chắc Đảng, chính quyền và chế độ XHCN

1.2.3.4 Phương châm

Một là, giữ vững ổn định chính trị bên trong, chủ động phòng ngừa, kết hợp giữa xây và chống

Trang 24

Đây là phương châm chỉ đạo chung cho cho cả phòng chống “DBHB”, BLLĐ Phương châm này thể hiện tính chủ động, tích cực trong phòng chống chiến lược “DBHB”, BLLĐ, lấy ngăn ngừa, đẩy lùi là yêu cầu hàng đầu nhằm đánh bại âm nưu và thủ đoạn của địch

Với tư tưởng chủ đạo “trong ấm, ngoài êm”, Đảng ta coi sự ổn định vững mạnh bên trong vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện căn bản để ngăn ngừa, đẩy lùi “DBHB”, BLLĐ của địch Vì vậy, xây dựng đất nước ta vững mạnh

về mọi mặt, đồng thời cảnh giác đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của kẻ thù luôn là hai mặt cơ bản trong các giải pháp phòng chống của ta

Hai là, khi bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp các biện pháp, các mặt đấu tranh, xử lý kiên quyết, nhanh chóng không để lan rộng, kéo dài

Phương châm này chỉ đạo phương thức đấu tranh và hành động của ta trong xử lí BLLĐ của địch

Để thực hiện tốt phương châm trên cần thường xuyên chủ động phát hiện và nắm chắc mọi ý đồ, hoạt động của địch ở trong và ngoài nội địa; bám sát địa bàn, có dự kiến kế hoạch, phương án và chuẩn bị sẵn lực lượng chống phá bạo loạn ở từng cấp, đồng thời tổ chức luyện tập thường xuyên để sẵn sàng giải quyết kịp thời, nhanh gọn khi tình huống xảy ra

Trang 25

Tiểu kết chương 1

“Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản của CNĐQ và các thế lực

thù địch nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội chủa các nước tiến bộ,trước hết

là các nước XHCN và các nước không theo sự lãnh đạo của chúng từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự mà trong đó Việt Nam là trọng điểm Nắm được bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “DBHB”, đồng thời hiểu được những chủ trương, chính sách của Đảng ta về phòng chống chiến lược

“DBHB” Đó là cơ sở để chúng ta nghiên cứu rõ bản chất của chiến lược

“DBHB” chống phá cách mạng Việt Nam về trên lĩnh vực chính trị và có các biện pháp để phòng chống nó

Ngày đăng: 23/12/2019, 16:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Quang Định (2005), “DBHB”và các cuộc đấu tranh chống “DBHB” ở Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “DBHB”và các cuộc đấu tranh chống “DBHB” "ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Quang Định
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2005
2. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (1994),Quyết tâm làm thất bại chiến lược“DBHB” của các thế lực thù địch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: lược“DBHB” của các thế lực thù địch
Tác giả: Ban tư tưởng văn hóa Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1994
3. Bùi Phan Kỳ (1993), Âm mưu và hoạt động “DBHB” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam - dự báo tình hình và các giải pháp, tạp chí CAND 3/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm mưu và hoạt động “DBHB” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam - dự báo tình hình và các giải pháp
Tác giả: Bùi Phan Kỳ
Năm: 1993
4. Cốc Văn Khang (1994), Cuộc đọ sức giữa hai chế độ - Bàn về chống “DBHB”, NXB Chính trị quốc gia - Tổng cục II - Bộ quốc phòng, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc đọ sức giữa hai chế độ - Bàn về chống “DBHB”
Tác giả: Cốc Văn Khang
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - Tổng cục II - Bộ quốc phòng
Năm: 1994
5. Dương Thông (1993), Nâng cao cảnh giác cách mạng, quyết tâm đánh bại âm mưu thủ đoạn “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, Tạp chí CAND 3/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao cảnh giác cách mạng, quyết tâm đánh bại âm mưu thủ đoạn “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta
Tác giả: Dương Thông
Năm: 1993
6. Lê Quang Thành (1993), Mấy vấn đề về chống chiến lược “DBHB” lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, Tạp chí CAND 3/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về chống chiến lược “DBHB” lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
Tác giả: Lê Quang Thành
Năm: 1993
7. Một số vấn đề về “DBHB” và chống “DBHB” ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia - 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về “DBHB” và chống “DBHB” ở nước ta
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - 1999
8. Nguyễn Anh Luân (1993) chủ biên, Chiến lược “DBHB” - NXB Tổng cục II Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 6/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược “DBHB”
Nhà XB: NXB Tổng cục II Bộ Quốc phòng
9. Báo Quân đội Nhân dân (2011), Chống “DBHB” - Nhiệm vụ quan trọng, 5/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống “DBHB” - Nhiệm vụ quan trọng
Tác giả: Báo Quân đội Nhân dân
Năm: 2011
10. Vũ Hiền, Trần Quang Nhiếp (2000), Báo chí trong cuộc đấu tranh chống “DBHB”, NXN Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí trong cuộc đấu tranh chống "“DBHB”
Tác giả: Vũ Hiền, Trần Quang Nhiếp
Năm: 2000
11. Xây dựng chế độ dân chủ và hệ thống chính trị XHCN ở nước ta, Học viện Chính trị quân sự, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chế độ dân chủ và hệ thống chính trị XHCN ở nước ta

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w