1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài giảng Phòng chống chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam CĐ Nghề số 23

26 810 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 271 KB

Nội dung

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Chiến lược Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội; Chiến lược Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam,...Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

BỘ QUỐC PHÒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 23



-BÀI GIẢNG

PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH", BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

(Dùng cho giảng dạy sinh viên trình độ Cao đẳng, Trung cấp)

Thừa Thiên Huế, 30 tháng 04 năm 7

1

Trang 2

BỘ QUỐC PHÒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 23



-BÀI GIẢNG

PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH", BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

(Dùng cho giảng dạy sinh viên trình độ Cao đẳng, Trung cấp)

Huế, năm 2017

2

Trang 3

B NỘI DUNG GIẢNG DẠY

I Chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội

1 Chiến lược “Diễn biến hòa bình”

a) Khái niệm:

“Diễn biến hoà bình” còn có những tên gọi khác nhau như “Chuyển hoá hoà bình” (Peaceful change), “Biến đổi hoà bình” (Peaceful transformation), “Cạnh tranh hoà bình” (Peace competition), “Chiến thắng không cần chiến tranh”, “Cuộc đại chiến thế giới không có khói súng” …

Theo từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: "Diễn biến hoà bình" là chiến lược

cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước

XHCN từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế

lực phản động tiến hành.1

* Nội dung chính của chiến lược "DBHB" là:

- Kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh , để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước XHCN.

- Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên về chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động

- Coi trọng khích lệ lối sống tư sản và từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng

xã hội chủ nghĩa ở một bộ phận học sinh, sinh viên

- Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản

b) Sự hình thành và phát triển của chiến lược "Diễn biến hoà bình"

Chiến lược “DBHB” đã ra đời, phát triển cùng với sự điều chỉnh phương thức, thủ đoạn chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa Chiến lược "DBHB" của chủ nghĩa đế quốc

và các thế lực thù địch hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.

* Giai đoạn từ 1947 – 1988: đây là giai đoạn manh nha hình thành chiến lược

"diễn biến hoà bình" được bắt nguồn từ nước Mĩ

- Tháng 3 năm 1947, chính quyền Truman đã trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Kennan đã bổ sung, hình thành và công bố thực hiện chiến lược "ngăn chặn"2 chủ nghĩa cộng sản

1 Bộ quốc phòng, Trung tâm từ điển BKQS, Từ điển BKQSVN, Nxb QĐND, H 2004, tr 303

2 Nội dung ngăn chặn:

Viện trợ kinh tế nhằm phục hưng nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản;

Lợi dụng “chủ nghĩa dân tộc” chia rẽ khối đoàn kết của phong trào cộng sản quốc tế;

Bằng thủ đoạn chính trị, kinh tế và ngoại giao buộc Liên Xô thay đổi cách nhìn đối với các chuẩn tắc quan

hệ quốc tế

(Hãy cảnh giác cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng, Nxb CTQG-1994, tr.15)

3

Trang 4

- Tháng 4 năm 1948, Quốc hội Mĩ chính thức phê chuẩn kế hoạch Mác San3, tăng viện trợ để khích lệ lực lượng dân chủ, cài cắm gián điệp vào các đảng cộng sản để phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Tây

Âu, hướng họ phụ thuộc vào Mĩ

- Tháng 12 năm 1957, Tổng thống Aixenhao đã tuyên bố "Mĩ sẽ giành thắng lợi bằng hoà bình" và mục đích của chiến lược để làm suy yếu và lật đổ các nước XHCN.

- Từ những năm 60 đến 80 của thế kỉ XX, nhiều đời tổng thống kế tiếp của Mĩ như Kennơđi, Giônxơn, Níchxơn, Pho, đã coi trọng và thực hiện biện pháp

"DBHB" để chống lại làn sóng cộng sản, lật đổ các nước XHCN Đặc biệt, từ sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ đã từng bước thay đổi chiến lược chuyển từ tiến công bằng sức mạnh quân sự là chính, sang tiến công bằng "DBHB" là chủ yếu Từ vị trí

là thủ đoạn kết hợp với chiến lược "ngăn chặn", đã phát triển thành một chiến lược

cơ bản, ngày càng hoàn thiện để chống các nước cộng sản.

TÓM LẠI: Thời kỳ này hệ thống XHCN còn đang vững mạnh, Mỹ thực hiện chiến lược “ngăn chặn”; chiến lược này dặt trên cơ sở cho sự hình thành chiến lược

“diễn biến hòa bình” Ở thời kỳ này, bên cạnh các biện pháp quân sự là chủ yếu, lần đầu tiên các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa … được sử dụng đồng bộ để ngăn chặn ảnh hưởng, làm suy yếu Liên Xô và các nước XHCN.

* Giai đoạn từ năm 1989 đến nay:

- Từ năm 1989 -1993:

+ Hệ thống XHCN đã xuất hiện sự rạn nứt, suy yếu và sụp đổ nên chiến lược

“vượt trên ngăn chặn” đã ra đời Đây là chiến lược tiến công, đối tượng chủ yếu nhằm vào Liên Xô và các nước XHCN; Như vậy trong giai đoạn này, chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực thù địch đã tiến hành 3 chiến lược: ngăn chặn, vượt trên ngăn chặn4 và mở rộng dính líu5, với mục tiêu chính trị xuyên suốt là xóa bỏ CNXH.

3 Tháng 6.1947, Ngoại trưởng Mỹ Macsan đã đề xuất kế hoạch viện trợ khẩn cấp nhằm khôi phục kinh tế châu Âu

và được QH Mỹ thông qua gọi là “Kế hoạch Macsan” Trong các năm từ 1948-1952, Mỹ đã viện trợ hơn 13 tỷ USDcho các nước Tây Âu Song, các nước nhận viện trợ phải chấp nhận các yêu cầu của Mỹ như: huỷ bỏ hàng rào thuếquan, nới lỏng giám sát về ngoại hối; chịu sự giám sát của Mỹ về sử dụng viện trợ; bảo hộ cho đầu tư của Mỹ; giảmquan hệ buôn bán với các nước XHCN, từ bỏ kế hoạch “quốc hữu hoá”; thậm chí phải loại bỏ các bộ trưởng là đảngviên Cộng sản ra khỏi chính phủ liên hiệp … Hơn thế nữa, Mỹ đã sử dụng chương trình viện trợ theo “kế hoạchMacsan” để can thiệp công khai vào các cuộc bầu cử ở các nước có phong trào Cộng sản lớn mạnh như Pháp,Italia…”Kế hoạch Macsan” đã góp phần quan trọng vào việc khôi phục kinh tế Châu Âu sau chiến tranh; đồng thời,củng cố chế độ TBCN ở đây, ngăn chặn sự phát triển của CNCS, ngăn ngừa cách mạng ở Tây Âu Mặt khác, thôngqua viện trợ, Mỹ đã can thiệp vào nội bộ, khống chế các nước Tây Âu, mở rộng hơn địa vị của Mỹ và hơn nữa thúcđẩy sự liên kết giữa Mỹ và Tây Âu, hình thành các liên minh kinh tế, chính trị, quân sự đối đầu với Liên Xô và hệthống XHCN [Trang15] Phòng, chống “DBHB” và “cách mạng màu” ở VN; GS.TS Phạm Ngọc Hiển; NxbCTQG-2010

4 Năm 1989, chiến lược “vượt trên ngăn chặn” với nội dung chính :

-Công kích chủ nghĩa Mác và tư tưởng cộng sản, thổi phồng “dân chủ” của Mỹ, “tự do” của phương Tây;-Về chính trị, mục tiêu chiến lược xây dựng “châu Âu tự do thống nhất hoàn chỉnh”;

-Về kinh tế, áp dụng phương châm “phân biệt đối xử” đối với các nước XHXN Đông Âu, kết hợp viện trợkinh tế với khuyến khích tự do hóa thị trường và dân chủ hóa chính trị, trọng điểm Ba Lan và Hunggari;-Về an ninh và giải trừ quân bị, có thái độ linh hoạt hơn cùng với Liên Xô tìm cách kiềm chế cân bằng quân

bị ở mức độ thấp nhất

(Hãy cảnh giác cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng, Nxb CTQG-1994)

4

Trang 5

+ Dựa trên cơ sở duy trì sức mạnh quân sự răn đe, tiến hành tổng hợp các thủ đoạn, biện pháp về: chính trị - tư tưởng, kinh tế, văn hóa - xã hội khiến cho các nước này TỰ DIỄN BIẾN 6 và tan rã từ bên trong.

sự9 Chiến lược “diễn biến hòa bình” hiện đang được tiến hành trên cơ sở trực tiếp

“dính líu” với từng nước để từng bước chuyển hóa, xóa bỏ chế độ XHCN.

5 Tháng 2.1992, Mỹ lại tiếp tục cho ra đời chiến lược “Dính líu và khuếch trương” là sự tiếp nối của “Vượt trên ngănchặn” là bước phát triển mới của “DBHB” Nội dung chủ yếu của chiến lược này là phát huy “thắng lợi” ban đầulàm tan rã Liên Xô và sụp đổ chế độ XHCN ở các nước Đông Âu, đẩy CNXH vào thoái trào, đẩy mạnh hơn nữa

“DBHB” nhắm xoá bỏ nốt các nước XHCN còn lại; hỗ trợ cho cái gọi là “các nước dân chủ mới” (các nước trướcđây thuộc Liên Xô và Đông Âu) củng cố thành quả của “DBHB”, hướng các nước này vào quỹ đạo, chịu ảnh hưởngcủa Mỹ và phương Tây [Trang 41] Phòng, chống “DBHB” và “cách mạng màu” ở VN; GS.TS Phạm Ngọc Hiển;Nxb CTQG-2010

6 Những năm 80 (Thế kỷ XX), CNĐQ chọn Ba Lan, Hung ga ri làm đột phá khẩu thực hiện DBHB ở Đông

Âu Đến năm 1989, do bị DBHB và sự yếu kém về nhiều mặt nên chế độ XHCN ở các nước này bị sụp đổ, các lựclượng đối lập lên cầm quyền Mỹ chủ trương viện trợ kinh tế cho Ba Lan và Hung -ga-ri nhằm mục đích hậu thuẫncho chính phủ “dân chủ mới lên”, giúp đỡ các chính phủ này thoát khỏi khó khăn về kinh tế Ví dụ như tháng4/1989, Công đoàn kết Ba Lan giành được địa vị cầm quyền, Mỹ đã tuyên bố cung cấp viện trợ kinh tế cho Ba Lan,quyết định cho hưởng Quy chế tối huệ quốc về buôn bán và đầu tư, cung cấp viện trợ 1 tỷ USD dùng vào việc giảmmón nợ 39 tỷ USD của Ba Lan Mỹ cũng gợi ý nếu Hung-ga-ri loại bỏ chính quyền vô sản, Mỹ sẽ:

# Kiến nghị phương Tây giúp đỡ kinh tế và kỹ thuật cho Hung-ga-ri

# Kiến nghị quốc hội Mỹ thông qua món tiền 25 triệu USD làm quỹ phát triển kinh tế tư doanh

# Sau khi quốc hội Hung-ga-ri thông qua luật mới về định cư ở nước ngoài, Mỹ sẽ bãi bỏ thực hiện dự luật

bổ sung Jackson Vanik về luật mậu dịch năm 1974 đối với Hung-ga-ri

# Miễn thuế với Hung-ga-ri ở một số lĩnh vực

# Uy quyền cho Hiệp hội đầu tư tư nhân hải ngoại mở rộng hoạt động đầu tư sang Hung-ga-ri (Tạp chíThông tin KHQS chuyên đề: quân đội với nhiệm vụ phòng chống chiến lược DBHB; tháng 5/2005)

7 Thực chất là phá hoại cơ sở hạ tầng (nền tảng kinh tế bao gồm toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội phù hợp với sựphát triển nhất định của lực lượng sản xuất, trong quan hệ với kiến trúc thượng tầng xây dựng trên đó …Suy chocùng là sự chuyển đổi cơ chế lãnh đạo, quản lý KT-XH theo hướng XHCN sang cơ chế lãnh đạo, quản lý KT-XHtheo hình mẫu của nước TBCN [Trang 50] Phòng, chống “DBHB” và “cách mạng màu” ở VN; GS.TS Phạm NgọcHiển; Nxb CTQG-2010

8 Thực chất là xoá bỏ kiến trúc thượng tầng (hệ tư tưởng và các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan nhà nước tươngứng với hệ tư tưởng đó) dưới chế độ XHCN; đồng thời xác lập kiến trúc thượng tầng theo hình mẫu của chế độTBCN ở các nước XHCN Có thể nói, hoạt động phá hoại tư tưởng là mặt trận hàng đầu trong cuộc tiến công chốngphá CNXH hiện thực bằng “DBHB” của các thế lực thù địch Hoạt động chống phá tư tưởng tạo ra những tiền đề,nhân tố và điều kiện có tính chất quyết định cho việc xoá bỏ chế độ XHCN từ bên trong [Trang 46] Phòng, chống

“DBHB” và “cách mạng màu” ở VN; GS.TS Phạm Ngọc Hiển; Nxb CTQG-2010

9 Theo cách hiểu của các chiến lược gia ở Mỹ và phương Tây hiện nay không phải răn đe quân sự thông thường mà

là răn đe hạt nhân… Chiến lược “răn đe” của Mỹ muốn thực hiện được phải có 3 yếu tố “phải có sức mạnh; phải cóquyết tâm sử dụng sức mạnh đó và phải làm cho đối phương hiểu rằng Mỹ có sức mạnh và Mỹ có quyết tâm sửdụng sức mạnh”

[Trang 55] Phòng, chống “DBHB” và “cách mạng màu” ở VN; GS.TS Phạm Ngọc Hiển; Nxb CTQG-2010

5

Trang 6

TÓM LẠI: Những năm gần đây, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục ra sức sử dụng chiến lược "DBHB" Chúng cho rằng, phải làm xói mòn tư tưởng, đạo đức và niềm tin cộng sản của thế hệ trẻ để "tự diễn biến", tự suy yếu, dẫn đến sụp đổ, tan rã chế độ XHCN ở một số nước còn lại

c) Đặc trưng của chiến lược “diễn biến hòa bình”:

- Một là, sử dụng biện pháp phi vũ trang để chống phá các nước XHCN và

phong trào độc lập dân tộc Bằng phương thức hòa bình, từng bước gây ảnh hưởng

có lợi tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN, dập tắt phong trào CM, phong trào độc lập dân tộc Đây là cuộc chiến tranh không có vũ khí, không mùi thuốc súng nhưng cực kỳ nguy hiểm.

- Hai là, thông qua các “công cụ mềm”: ngoại giao, kinh tế, văn hóa rồi đến

chính trị để làm sụp đổ các nước XHCN Tuy bọn địch sử dụng các biện pháp, thủ đoạn “phi quân sự” là chủ yếu để tác động làm suy yếu và sụp đổ chế độ XHCN nhưng chúng vẫn coi trọng sức mạnh quân sự để răn đe, làm áp lực hậu thuẫn cho các thủ đoạn trên.

- Ba là, sự tác động của bên ngoài tạo sự chuyển hóa, diễn biến từ bên trong.

Chủ yếu dùng lực lượng con người, phương tiện của đối phương đánh phá từ trong nội bộ đối phương với sự hỗ trợ từ lực lượng bên ngoài; làm cho đối phương mơ

hồ, mất cảnh, tự diễn biến, biến đổi suy yếu, sụp đổ nhanh chóng.

- Bốn là, không phá hoại, hủy diệt của cải vật chất một cách rầm rộ bằng vũ

lực Bọn địch thực hiện ý đồ chiến lược một cách khôn khéo, che đậy bằng nhiều thủ đoạn lắt léo, tinh vi, xảo quyệt bằng cách quyến rũ, mua chuộc vật chất, núp dưới danh nghĩa viện trợ nhân đạo, từ thiện, đòi mở rộng dân chủ, tự do không giới hạn, thực hiện đa nguyên, đa đảng, xâm nhập, thao túng, khống chế về kinh tế để làm mục rỗng nội bộ, sụp đổ chế độ XHCN, nhịp điệu phát triển “thẩm thấu hòa bình” từ từ, ít khốc liệt, rầm rộ, tàn phá như chiến tranh vũ lực nhưng hiệu quả lớn hơn chiến tranh vũ lực

- Năm là, chiến lược “DBHB” mang tính toàn cầu, không giới hạn về thời gian,

không gian.

2 Bạo loạn lật đổ:

a Khái niệm: bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức

do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với

nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội TTATXH) hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương10.

(ANCT-b Hình thức của bạo loạn, gồm có:

- Bạo loạn chính trị,

- Bạo loạn vũ trang;

- Bạo loạn chính trị kết hợp với bạo loạn vũ trang, trong đó bạo loạn chính trị

là chủ yếu.

c Quy mô bạo loạn lật đổ :

- Có thể diễn ra ở nhiều mức độ (từ thấp đến cao);

- Từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn

- Phạm vi địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung

10 Bộ quốc phòng, Trung tâm từ điển BKQS, Từ điển BKQSVN, Nxb QĐND, H 2004, tr 63

6

Trang 7

ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực, địa bàn mà cơ

sở chính trị của địa phương yếu kém

d Lực lượng tiến hành bạo loạn lật đổ:

- Lực lượng phản động nội địa (3):

+ Bọn phản động đội lốt tôn giáo, dân tộc ở các địa phương;

+ Các phần tử cơ hội chính trị, bất mãn nhen nhóm thành các tổ chức công khai, hợp pháp, dưới danh nghĩa các hội, đoàn;

+ Bọn thoái hóa biến chất, lưu manh và một số quần chúng bị lừa gạt, ép buộc tham gia.

- Lực lượng bên ngoài (3):

+ Các tổ chức phản động lưu vong sống ở nước ngoài được sự huấn luyện, trang bị, chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp của CNĐQ và các thế lực thù địch, có thể được đưa về nước trước hoặc ngay khi xảy ra bạo loạn.

+ Lực lượng quân sự của CNĐQ và các thế lực thù địch ngoài vai trò răn đe, khi cần và có điều kiện có thể sử dụng lực lượng phản ứng nhanh trực tiếp tham gia chi viện, hỗ trợ cho bọn phản động trong nước để đánh chiếm một số vị trí trọng điểm, những mục tiêu chiến lược;

+ Có thể chi viện hỏa lực vũ khí công nghệ cao cho lực lượng lật đổ đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu của ta

TÓM LẠI:

Mặt mạnh của địch là chủ động về không gian, thời gian; là người bản xứ nên lực lượng phản động nội địa hiểu rõ về phong tục, tập quán, địa bàn, hoàn cảnh tâm lý, đặc tính dân tộc để lôi kéo kích động Có sự chỉ đạo, hỗ trợ của các thế lực phản động bên ngoài cả lực lượng, vật chất, phương tiện, trong điều kiện cụ thể có thể có cả hành động quân sự.

Song, địch có những mặt yếu sau:

+ Sử dụng nhiều thành phần lực lượng tham gia bạo loạn, tổ chức thường thiếu thống nhất;

+ Chỉ đạo, chỉ huy giữa các lực lượng gặp nhiều khó khăn, kinh nghiệm hạn chế;

+ Do mục đích, quyền lợi khác nhau nên dễ phát sinh mâu thuẫn;

+ Lực lượng vũ trang phản động lúc đầu thường hạn chế về số lượng, trang

bị, khó đối phó với lực lượng vũ trang;

+ Quần chúng nhân dân bị địch lừa gạt, lôi kéo kích động, nếu ta vận động tuyên truyền tốt dễ bị phân hóa có lợi cho ta

KẾT LUẬN: Bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động gắn liền với chiến lược "DBHB" để xoá bỏ CNXH Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch thường kích động những phần tử quá khích, làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội ở một số khu vực và trong một thời gian nhất định (thường chỉ diễn ra trong không gian hẹp và thời gian ngắn) tiến tới lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc nhà nước XHCN.

II Chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam

7

Trang 8

1 Âm mưu, mục tiêu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến hoà bình" đối với Việt Nam

để xâm lược Việt Nam không thành công, chúng đã chuyển sang chiến lược mới như "bao vây cấm vận kinh tế", "cô lập về ngoại giao"11 kết hợp với "DBHB", bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

11 Đến năm 2012, Việt Nam phải trải qua 30 năm chiến tranh, chia cắt, mất hàng chục năm khắc phục hậuquả chiến tranh và tìm tòi cơ chế, bị bao vây cấm vận, bị hụt hẫng về vốn đầu tư, thị trường do sự đổ vỡ chủ nghĩa

xã hội ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, rồi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở trong nước và tác động của các cuộckhủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trăm năm mới có Mặc dù vậy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn Về mặt chính trị, đối ngoại, Việt Nam đã trở thành mộtnước hoàn toàn độc lập, có quyền tự quyết định vận mệnh của mình Việt Nam đã là thành viên của Liên hiệp quốc,tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á, có quan hệ ngoại giao với trên 170 nước, có quan hệ buôn bán với trên

200 nước và vùng lãnh thổ, tham gia hầu hết các tổ chức và định chế quốc tế, đã trở thành thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO), thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Vị thế của ViệtNam trong khu vực và trên trường quốc tế ngày càng tăng Về kinh tế, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của năm 2011 gấpnhiều lần trước Cách mạng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988chỉ đạt 86 USD - là một trong mấy nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục qua các năm sau đó vàđến năm 2011 đã đạt 1.375 USD, đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước có thu nhập trung bình(thấp) Tăng trưởng GDP của Việt Nam tính đến năm 2011 đã đạt 31 năm liên tục, chỉ thua kỷ lục 33 năm hiện doTrung Quốc nắm giữ Nếu bình quân thời kỳ 1977-1980, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,4%/năm, thấp xa so với tốc

độ tăng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm mạnh, nếu tính bình quân thời kỳ

1977-1985 cũng chỉ tăng 3,7%/năm, cao hơn không bao nhiêu tốc độ tăng dân số, nếu bình quân thời kỳ 1986-1990 chỉđạt 4,4%/năm, thì bình quân thời kỳ 1991-2011 đạt 7,34%/năm, thuộc loại cao trong khu vực, châu Á và trên thếgiới Như vậy, quy mô kinh tế năm 2011 gấp khoảng 20,8 lần năm 1955, gấp khoảng 5,5 lần năm 1985 và gấp trên4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 (bình quân 1 năm thời kỳ 2001-2011 đạt 7,14%) Cơ cấu kinh tế đó có

sự chuyển dịch quan trọng: tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản đã giảm từ 40,2%(1985) xuống còn 22,02% (2011), của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 27,4% lên gần 40,79%, củanhóm ngành dịch vụ tăng từ 32,4% lên đạt 37,19% trong thời gian tương ứng!

Nông nghiệp có sự biến đổi thần kỳ, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp và thiếu hụt lớn,sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào

an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thuỷ sản với khối lượng lớn đứng thứ hạngcao trên thế giới

Sản xuất công nghiệp trước Cách mạng còn rất sơ khai Cả nước chỉ có 200 xí nghiệp, với 90nghìn công nhân, chủ yếu phục vụ sự vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ mạt của thực dân Số sản phẩm chỉđếm trên đầu ngón tay với sản lượng còn rất ít ỏi Đến nay cả nước có gần nửa triệu doanh nghiệp, trên 4,2 triệu cơ

sở cá thể, với gần 1,5 triệu lao động Sản phẩm công nghiệp vừa nhiều gấp bội về số loại, vừa gấp nhiều lần về sảnlượng

Thương mại trước Cách mạng còn rất nhỏ bé phân tán Ngày nay, việc mua bán ở trong nước đãđược tự do hoá, hàng nghìn siêu thị, trung tâm thương mại được hình thành Số nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam

có quan hệ buôn bán nếu năm 1986 mới có 43 thì đến nay đã lên đến trên 200 Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 cóthể vượt qua mốc 100 tỷ USD Tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170%, đứngthứ 5 thế giới

Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 7/2012 đăng ký đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷUSD Vốn ODA từ 1993 đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD

Về mặt xã hội, tổng quát nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã đạt được ba sự vượttrội: chỉ số đã tăng lên qua các năm; thứ bậc về HDI tăng lên qua các năm; chỉ số và thứ bậc về tuổi thọ và học vấncao hơn chỉ số về kinh tế

Báo điện tử của Thời báo kinh tế Việt Nam

http://vneconomy.vn/2012083112062680P0C9920/kinh-te-viet-nam-67-nam-qua-cac-con-so.htm

8

Trang 9

- Lợi dụng thời kì nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, từ năm 1975

- 1994 do hậu quả của chiến tranh để lại và sự biến động chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu12, các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh “DBHB” đối với Việt Nam.

- Từ năm 1995 đến nay, trước những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, thì các thế lực thù địch lại tiếp tục điều chỉnh thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta Chúng đã tuyên bố xoá bỏ "cấm vận kinh tế" và bình thường hoá quan hệ ngoại giao để chuyển sang thủ đoạn mới, đẩy mạnh hoạt

12Cùng chịu tác động mạnh mẽ của chiến lược "diễn biến hòa bình” và "cách mạng màu” do các thế lực thùđịch tiến hành, song sự sụp đổ, tan rã của Liên Xô có những điểm khác với các nước Đông Âu Đối với các nước

như Ba Lan, Hung-ga-ri, An-ba-ni, Tiệp Khắc, CHDC Đức…, các thế lực thù địch tập trung thúc đẩy " cách mạng

đường phố” với "công nghệ biểu tình” gây áp lực, kết hợp với tác động làm tha hóa và phân hóa nội bộ Đảng cầm

quyền và Nhà nước XHCN, dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng về chiến lược, chấp nhận chế độ đa đảng và thành

lập chính phủ liên minh có phe đối lập tham gia Đồng thời chúng thực hiện kịch bản "cách mạng pháp luật” và

"công nghệ bầu cử” để giành quyền lãnh đạo, kiểm soát các cơ quan quyền lực Nhà nước cho lực lượng đối lập thân

phương Tây TBCN Còn đối với Liên Xô, các thế lực thù địch lựa chọn kịch bản tích cực, kiên trì, thận trọng từngbước vượt qua "tấm màn sắt”, can dự ngày càng sâu rộng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, tập trung thúc đẩy

"tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” ở bên trong và từ bên trên, dẫn tới cuộc "cách mạng cung đình” làm sụp đổ và tan

rã Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết

Sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô chủ yếu là do những sai lầm nghiêm trọng về chiến lược của Đảng Cộng sảnLiên Xô (ĐCS), trước hết là trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp chiến lược Ngay từ những năm 80của thế kỷ XX, ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã không tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh loại bỏ nhữngphần tử cơ hội, thực dụng trong đội ngũ cán bộ chủ chốt (Năm 1959, lần đầu tiên có 4 người của Liên Xô sang học

ở Mỹ Sau này hai người trong số đó là A.Y-a-kốp-lép, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng phụ trách

công tác tư tưởng-lý luận và tướng tình báo C.Da-ni-lô-vích đã trở thành những "Điệp viên ảnh hưởng” của CIA, là

đạo diễn chính của công cuộc cải tổ làm sụp đổ và tan rã Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết; năm 1975, ba-chốp đã tiếp xúc với Matlock là người "phụ trách Đại sứ quán Mỹ ở Mát-xcơ-va”, từ đó trở thành đối tượng màphương Tây TBCN tiếp cận và lợi dụng) Khi M Goóc-ba-chốp làm Tổng bí thư ĐCS Liên Xô (1985-1991), ông ta

M.Goóc-cùng cộng sự đã nhân danh "cải tổ” để thực hiện sự thay đổi lớn về nhân sự trong đội ngũ cán bộ, dùng mọi thủ

đoạn loại bỏ những người cộng sản kiên trung ra khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và quân đội, có 8 ủyviên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, hơn 20 bộ trưởng và hàng chục lãnh đạo cấp bộ, 92,5%trong 150 bí thư khu ủy, thành ủy, tỉnh ủy bị cách chức hoặc thay thế; trong ba năm 1987-1989 có khoảng 50% cán

bộ cơ quan chiến lược của quân đội, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến dịch-chiến lược và 30% tướng lĩnh bị cáchchức hoặc cho ra quân với lý do "tư tưởng bảo thủ, không ủng hộ cải tổ”, thay thế họ là những phần tử "cấp tiến”; từ

1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo có ảnh hưởng lớn tại Liên Xô được thay thế bởi nhữngngười ủng hộ chủ trương "tây hóa” của M.Goóc-ba-chốp, từ đó các tờ báo này đã "quạt gió châm lửa” khuynh đảo

dư luận, làm cho nhiều người ngộ nhận, say đắm và quá ảo tưởng đối với phương Tây TBCN M.Goóc-ba-chốpcũng lũng đoạn đội ngũ cán bộ cao cấp trong Đảng và Nhà nước, tước bỏ dần các khả năng hành động đúng đắn của

họ, góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô

Các phần tử cơ hội, thực dụng về kinh tế và chính trị nắm giữ những trọng trách trong ban lãnh đạo Đảng vàNhà nước Liên Xô đã phản bội lý tưởng XHCN và lợi ích dân tộc, phản bội tư tưởng của V.I.Lê-nin về xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, nhất là xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo và làm tan rã ĐCS Liên Xô,làm cho quân đội bị "phi chính trị hóa” Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCS Liên Xô (từ 28-6 đến01-7-1988), M.Goóc-ba-chốp đã báo cáo về "Tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội XXVII ĐCS Liên Xô và nhiệm

9

Trang 10

động xâm nhập như: "dính líu", "ngầm", "sâu, hiểm" nhằm chống phá cách

mạng Việt Nam.

b) Mục tiêu của các thế lực thù địch:

Nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược "DBHB" đối với Việt Nam là ráo riết đẩy mạnh âm mưu

- Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản tiến tới xoá bỏ chế độ XHCN;

- Đưa Nước ta vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào CNĐQ

c) Thủ đoạn chủ yếu:

Ở Việt Nam, CNĐQ cho rằng không thể áp dụng hoàn toàn các biện pháp thủ đoạn ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu mà cần phải điều chỉnh biện pháp, thay đổi thủ đoạn cho phù hợp Để đạt được mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kì thủ đoạn chống phá nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm độc và nhiều thủ đoạn tinh vi khó nhận biết,

cụ thể

vụ đi sâu cải tổ”, trong đó đưa ra phương án cải tổ với mục tiêu xây dựng "CNXH dân chủ nhân đạo” Điều này vềthực chất là phủ nhận triệt để chủ nghĩa Mác - Lê-nin, áp dụng thể chế chính trị TBCN, thực hiện đa đảng qua cáigọi là "phân chia lại quan hệ quyền lực giữa Đảng với Xô Viết”, giải tán 23 ban trực thuộc Trung ương Đảng, tiếntới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS Liên Xô với tư cách Đảng cầm quyền Hội nghị này là bước ngoặt cơ bản thayđổi thể chế chính trị của Liên Xô Trong báo cáo tại Đại hội XXVIII của ĐCS Liên Xô (7-1990), M.Goóc-ba-chốpcông khai bài xích nguyên tắc tập trung dân chủ Điều lệ Đảng do Đại hội thông qua chính thức xóa bỏ nguyên tắcquan trọng nhất về tổ chức và hoạt động của Đảng Ngày 24-8-1991, M.Goóc-ba-chốp tự ý tuyên bố giải tánBCHTW Đảng và từ chức Tổng bí thư Ngày 29-8-1991 với tư cách là Tổng thống Liên Xô, M.Goóc-ba-chốp ralệnh giải thể các cơ quan chính trị và từ 1-9-1991 chấm dứt các hoạt động của Đảng trong quân đội, làm cho quânđội bị "phi chính trị hóa” Ngày 25-12-1991, M.Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống và bàn giao nút bấmtoàn bộ kho vũ khí hạt nhân cho B.En-sin, đánh dấu sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô

Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng mắc sai lầm nghiêm trọng trong hoạch định và tổ chức thựchiện chiến lược phát triển KT-XH, không hợp lòng dân Cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, Liên Xô đã thực hiện chiến

lược cải cách kinh tế theo Chương trình kinh tế 500 ngày của Sta-ta-lin và chương trình kinh tế mang tên "Cuộc mặc cả vĩ đại” của Y-a-vô-lin-xki - sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa các phần tử cơ hội, thực dụng trong cơ quan

tham mưu chiến lược của Liên Xô với Trung tâm Ha-vớt của Mỹ, đưa nền kinh tế ngả theo quỹ đạo của CNTB, dẫntới sự phân hóa xã hội và xung đột xã hội ngày càng sâu sắc, làm gia tăng những khó khăn và sự bức xúc, bất bình,suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Trong khi đó, tầng lớp đặc quyền là các phần tử thoáihóa, biến chất lạm dụng chức vụ mưu lợi riêng trong đội ngũ cán bộ ngày càng lộng hành, làm tổn hại nghiêm trọng

uy tín của Đảng và Nhà nước XHCN Hiện tượng độc quyền không chỉ thể hiện ở lĩnh vực phân phối, mà còn tronghoạch định, thực thi các chính sách, bố trí sử dụng cán bộ, uốn cong luật pháp để mưu lợi riêng cho bản thân, cho

"nhóm lợi ích” và "tập đoàn lợi ích đặc biệt”, đồng thời né tránh sự kiểm tra, giám sát của kỷ luật Đảng và pháp

luật Nhà nước Căn bệnh này trở nên đặc biệt nghiêm trọng dưới thời M.Goóc-ba-chốp, làm cho bộ máy của Đảng

và Nhà nước XHCN bị tha hóa, biến chất, làm rạn vỡ quan hệ giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, khiến đông đảocán bộ, đảng viên và nhân dân không tin Đảng, thờ ơ lãnh đạm với các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các chủ trương,chính sách của Đảng không ra khỏi điện Krem-lin

Trung tướng, PGS.TS Nguyễn Tiến Bình http://quocphonganninh.edu.vn/index.aspx?

Menu=1348&Chitiet=1689&Style=1

10

Trang 11

* Thủ đoạn về chính trị:

- Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ "đa nguyên chính trị, đa

đảng15 đối lập", "tự do hoá" mọi mặt đời sống xã hội, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ XHCN ở Việt Nam

13Trước hết, chúng tấn công vào lý luận kinh tế Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đòn tấn công này nhằm vào

niềm tin cộng sản của nhân dân lao động Chúng cho rằng, khi niềm tin cộng sản bị đánh mất, thì chúng dễ bề thựchiện âm mưu lật đổ nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên thực tế

Thứ hai là, xuyên tạc đường lối của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Chúng

cho rằng, kinh tế thị trường và CNXH không thể dung hòa, do đó phát triển kinh tế thị trường là từ bỏ chủ nghĩa xãhội Như vậy là từ vấn đề kinh tế, các thế lực thù địch đang tiến tới vấn đề chính trị để hoàn tất sớm âm mưu diễnbiến hòa bình

Thứ ba, thông qua chiến lược “chiếm lĩnh đầu tư, chi phối thị trường”, cổ vũ cho “tư nhân hóa tài sản, tài

nguyên”, mở rộng kinh tế tư nhân, thu hẹp và làm suy yếu thành phần kinh tế nhà nước, cổ vũ cho mô hình kinh tếphương Tây Đòn này nhằm vào thực thể của nền kinh tế nước ta, mục tiêu là làm chệch hướng XHCN của nền kinh

tế nước ta, tạo cơ sở kinh tế, chính trị-xã hội để chúng kết hợp chặt chẽ DBHB và bạo loạn lật đổ

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/5/5/5/98852/Default.aspx Đại tá, PGS.TS Hoàng MinhThảo

14Định hướng XHCN đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên các nguyên tắc và quy luật phổ biến

của kinh tế thị trường, đồng thời phát huy chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN để tác động vào thị trường

hướng vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Cụ thể hơn, đó là việc bảo đảm công bằng

xã hội, hạn chế sự phân cực giàu nghèo, bất công xã hội

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/5/5/5/133124/Default.aspx

15Đa nguyên chính trị xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấutranh bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tưsản Đó là một khuynh hướng xã hội học - triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổchức chính trị khác nhau trong xã hội Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có nhiều đảng chính trị có khả nănggiành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau

Trong các quốc gia có thể chế chính trị đa đảng, một đảng nào đó chiếm được đa số (sau thắng lợi bầu cử),nhưng chưa đạt đến mức độ tuyệt đối thì phải liên minh với một số đảng khác tạo thành một liên minh cầm quyền.Khi đó giữa các đảng có sự dàn xếp với nhau, điều hòa về các vị trí chủ chốt trong nội các, điều hòa về chính sách

và quyền lực Đảng nào chiếm số lượng cử tri đông nhất thì đảng đó có nhiều đại biểu trong quốc hội, có nhiều ghếtrong chính phủ, chiếm nhiều vị trí chủ chốt trong chính quyền nhà nước

11

Trang 12

- Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng

- Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.

* Thủ đoạn về tư tưởng - văn hoá:

- Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

Hai trường hợp cơ bản trình bày trên đã và đang diễn ra trong đời sống chính trị thế giới hiện đại Cuộc đấutranh giữa hai khuynh hướng đa đảng và một đảng đã và đang diễn ra rất quyết liệt, thực chất đó là biểu hiện củacuộc đấu tranh giai cấp, phản ánh tính chất gay go, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay

Các thế lực thù địch rêu rao "đa nguyên chính trị”, "đa đảng đối lập” như là "khuôn vàng, thước ngọc” của dân

chủ mà chúng ta phải tuân theo Các thế lực đó cho rằng: "Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là thenchốt của chế độ dân chủ” Quan điểm này được khoác cái vỏ "vì dân chủ”, "vì dân, vì nước”, lợi dụng những khókhăn, phức tạp và cả khuyết điểm của chúng ta trong quá trình thực thi dân chủ để chống phá, nên nó càng trở nênnguy hiểm

Tính nguy hiểm của thủ đoạn này biểu hiện ở chỗ:

Thứ nhất, luận điểm "đa nguyên chính trị”, "đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ

gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân.Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng, thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sựthiếu thống nhất về chính trị tư tưởng trong XH; sự hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin của quần chúng nhân dân đốivới sự lãnh đạo của Đảng

Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xóa bỏ nền dân

chủ xã hội chủ nghĩa, "lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa Dù không trực tiếp nóichúng ta phải thực hiện dân chủ tư sản, nhưng cái cách "khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, đã cho thấy thực chất

đó là hướng nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản

Thứ ba, đó là luận điểm phản khoa học và phi lịch sử Bởi vì, trên thực tế không có thứ dân chủ chung

chung trừu tượng, trong thời đại ngày nay chỉ có thể là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa Cái gọi là “ đa

đảng” như trong xã hội phương Tây thực chất là sự chi phối của đảng tư sản, là biểu hiện sự tranh chấp giữa các

nhóm chính trị khác nhau của chính giai cấp tư sản Nếu nước ta thực hiện đa đảng thì các thế lực thù địch muốn đađảng như thế nào, chắc chắn rằng chúng không muốn đa đảng mà ở đó lại có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

http://quocphonganninh.edu.vn/index.aspx?Menu=1348&Chitiet=1272&Style=1; PGS.TS Nguyễn MạnhHưởng

12

Trang 13

- Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên16 từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.

* Thủ đoạn trong lĩnh vực tôn giáo - dân tộc17

-Tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, mà trực tiếp là quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

- Lợi dụng những thiếu sót, sai lầm trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn

giáo để gây mâu thuẫn, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

16Xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nhưng sinh viên Việt Nam đều có những hoài bãolớn, tập trung về các khu vực thành phố và trung tâm kinh tế để học tập và sinh sống Họ là lực lượng trẻ, tiênphong, đang trong giai đoạn phát triển mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần Hầu hết sinh viên say mê học tập nâng caotrình độ, nắm bắt các tri thức của nhân loại và luôn khát khao hoàn thiện mình về mọi mặt Sinh viên là nhữngngười trẻ, vừa rời ghế trường phổ thông, rời khỏi sự quản lý, kèm cặp của thầy cô giáo và bố mẹ về sống chungtrong ký túc xá hoặc nhà trọ, bước vào cuộc sống tập thể, tự lập, tự quản Tuy có thế mạnh là nhanh nhạy trong việctiếp thu các thông tin mới trong khoa học cũng như những luồng tư tưởng mới trong xã hội, nhưng hầu hết sinh viêncòn hạn chế trong khả năng phân tích và chọn lọc thông tin Chính vì vậy, lực lượng này dễ bị kích động, lôi cuốnvào những hoạt động không lành mạnh… Đây chính là điểm yếu của sinh viên mà các thế lực thù địch đã chọn làmđối tượng để thực hiện ''DBHB'' nhằm lôi kéo, tạo lực lượng chống phá cách mạng nước ta Rất dễ dàng nhận thấy,khi nhằm vào đối tượng sinh viên, chiến thuật của chúng vẫn là "mềm, ngầm, sâu"; tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.Chúng thông qua internet, điện thoại di động, đặc biệt là các trang web đen… để đưa các ấn phẩm văn hóa đồi trụy,phản động vào sinh viên “Mưa dầm thấm lâu”, những văn hóa phẩm độc hại, những tư tưởng xấu, lối sống vô tráchnhiệm… cứ dần dần len lỏi vào các ký túc xá sinh viên, lôi kéo, kích động họ, tạo ra sự bất ổn về chính trị tư tưởng,gây ra những vụ gây rối trật tự an ninh trong đời sống sinh viên và trong xã hội.

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/5/5/5/143074/Default.aspx

17Các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc để phá hoại khối đại đoàn kết, kíchđộng chống đối, nhằm gây mất ổn định CT-XH, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của ta Một trong những tổchức được các thế lực triệt để lợi dụng để chống phá Việt Nam là FULRO, một trong những nhân vật được xem

“tiên phong” thực hiện mưu đồ này là Lok Ksor (ở Mỹ) Trong dịp kỷ niệm CM Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 vừaqua, thêm một hành động chống phá của chúng đã bị ta phát hiện, ngăn chặn kịp thời Điểm đáng chú ý trong âmmưu của chúng là tuyên truyền: “Đất Tây Nguyên là của người Thượng”, kích động người dân tộc thiểu số ở TâyNguyên “đuổi người Kinh về đồng bằng” Đây không chỉ là luận điệu cố tình phủ nhận chính sách dân tộc của Đảng,Nhà nước ta, mà còn nhằm chia rẽ mối đoàn kết giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số, tạo ra các vụ đòi đất,biểu tình, bạo loạn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển KT-XH, giữ vững ANCT, TTATXH Âm mưu, thủđoạn trên không phải là mới, mà đã được TD Pháp tiến hành trong hai cuộc chiến tranh xâm lược các nước trên bánđảo Đông Dương (1858-1945) và (1945-1954) Với việc phân chia lãnh thổ, chia rẽ đồng bào dân tộc thiểu số vớiđồng bào Kinh, luận điệu TD Pháp tung ra là “Đất cao nguyên là của người Thượng”, “Cấm người Kinh lên TâyNguyên làm ăn sinh sống”… đã gây cho phong trào cách mạng ở Tây Nguyên trong những năm 1945-1954 một sốkhó khăn, làm sứt mẻ phần nào khối đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung là

TD Pháp http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/124363/Default.aspx

13

Ngày đăng: 08/06/2020, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w