1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực khoa học trong dạy học chủ đề con người và sức khỏe

72 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Dạy học theo chủ đề Dạy học theo chủ đề là một xu thế được các quốc gia trên Thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện,nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản ,toàn diện giáo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH – KTNN

======

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Khoá luận được hoàn thành tại khoa Sinh-KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Để hoàn thành đề tài này, không chỉ bằng nỗ lực bản thân mà còn nhờ

sự giúp đỡ của thầy, cô, gia đình và bạn bè.Vậy lời đầu tiên:

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Việt Nga đã tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực

hiện khoá luận

Tôi xin chân thành cảm ơn, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Sinh học, cùng các thầy cô của khoa Sinh- KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã động viên,hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này

Xin chân thành cảm ơn BGH trường THCS Tiên Du 1 ,đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khoá luận

Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi nhỏ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót Kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để vấn đề nêu trong khóa luận được đầy

đủ và hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy Hằng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực khoa học trong dạy học chủ đê Con người và sức khỏe

” này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Việt Nga – Giảng viên Khoa sinh – KTNN, trường

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đề tài và nội dung khóa luận là trung thực chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội ,tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy Hằng

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCL Cán bộ quản lí CTC Chương trình chuẩn GD-ĐT Giáo dục – Đào tạo GQVĐ Giải quyết vấn đề

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

NỘI DUNG 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Lịch sử các vấn đề liên quan đến đề tài 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 7

1.2 Cơ sở lí luận 9

1.2.1 Dạy học theo chủ đề 9

1.2.2 Đánh giá năng lực khoa học 10

1.3 Thực trạng về đánh giá năng lực khoa học thuộc lĩnh vực khoa học ở trường phổ thông 19

Chương 2 XÂY DỰNG CẤU TRÚC VÀ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE” 21

2.1 Quy trình xây dựng chủ đề dạy học 21

2.2.Vận dụng xây dựng chủ đề “Con người và sức khỏe” 21

2.2.1 Lí do chọn chủ đề 21

2.2.2 Xây dựng chủ đề “Con người và sức khỏe” 22

Trang 6

Chương 3 THAM VẤN CHUYÊN GIA 55

3.1 Mục đích tham vấn 55

3.2 Đối tượng tham vấn 55

3.3 Nội dung tham vấn 55

3.4 Kết quả tham vấn 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 61

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH BẢNG Bảng 1.1 Bảng tiêu chí đánh giá NLKH 13

Bảng 2.1 Nội dung chủ đề sức khỏe và con người 31

HÌNH Hình 1.1 Khung về nhu cầu nhận thức trong môn Sinh học 13

Hình 2.1: Cấu tạo da 34

Hình 2.2 Chức năng da 35

Hình 2.3 Mụn trứng cá 37

Hình 2.4 Bệnh thủy đậu 38

Hình 2.5 Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc 40

Hình 2.6 Thân nhiệt bình thường của cơ thể 43

Hình 2.7 Một số nhiệt kế thường dùng 43

Hình 2.8 Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt 45

Trang 8

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và

học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập

đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội” Nhận thức được tầm quan

trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra

sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục trong các trường trung học

1.2 Do thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm Các kiến thức sinh học cần được hình thành bằng phương pháp

Trang 9

quan sát và thực nghiệm Điều này đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, khắc phục kiểu học thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình nhận tri thức

Trong quá trình giảng dạy đa số giáo viên sẽ chọn các phương pháp dạy học truyền thống.Nhưng nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống sẽ không phát huy được tính tích cực của học sinh.Hoạt động dạy và học đạt kết quả cao nhất khi có sự hợp tác,tương tác giữa người dạy và người học nhằm đạt được mục tiêu của bài học.Để làm được điều đó,trước tiên

chúng ta phải có những phương tiện giao tiếp hiệu quả

1.3 Dạy học theo chủ đề

Dạy học theo chủ đề là một xu thế được các quốc gia trên Thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện,nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản ,toàn diện giáo dục và đào tạo.Dạy học tích hợp nhằm định hướng hình thành một số năng lực cho người học,thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh sự trùng lặp về kiến thức giữa các môn học.Do đó vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thể phát triển kĩ năng,năng lực chuyên môn cho học sinh thông qua giải quyết các vấn đề phức hợp.Như vậy,dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học,giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh,góp

phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng các chủ đề khoa học tự nhiên và hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực khoa học của học sinh

3 Phạm vi nghiên cứu

Trang 10

Nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc xây dựng nội dung chủ đề khoa học

tự nhiên và câu hỏi đánh giá năng lực khoa học trong chủ đề “ Con người và sức khỏe”

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung và hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực khoa học trong chủ đề khoa học: chủ đề “Con người và sức khỏe”

4.2 Khách thể nghiên cứu

Chủ đề Con người và sức khỏe

Học sinh lớp 8 THCS

5 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được nội dung chủ đề và bộ câu hỏi đánh giá năng lực khoa học theo chủ đề phù hợp thì sẽ đánh giá đúng được năng lực khoa học cho học sinh THCS và góp phần nâng cao chất lượng dạy học và tính khả thi của định hướng đổi mới chương trình sách giáo khoa

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực khoa học và câu hỏi đánh giá năng lực khoa học của học sinh

6.2 Điều tra thực trạng nhận thức về rèn năng lực NCKH ở trường THCS chuyên ở Việt Nam

6.3 Xác định cấu trúc của năng lực khoa học

6.4 Đề xuất quy trình thiết kế bộ câu hỏi theo chủ đề: “Con người và sức khỏe”

6.5 Xây dựng nội dung chủ đề “Con người và sức khỏe”

6.6 Xây dựng bộ câu hỏi đánh giá năng lực khoa học chủ đề “Con người và sức khỏe”

Trang 11

6.7 Lấy ý kiến chuyên gia về nội dung và bộ câu hỏi chủ đề”Con người

và sức khỏe”

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Các tài liệu về cơ sở lý luận gồm: các tài liệu về lí luận dạy học Sinh học, các tài liệu về hướng dẫn dạy học và tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực, các tài liệu dạy học theo chủ đề trên thế giới và ở Việt Nam, các công trình khoa học khác có liên quan

- Các tài liệu về cơ sở thực tiễn

+ Nghiên cứu chương trình Sinh Học- THCS

+ Nghiên cứu nội dung các kiến thức có liên quan

7.2 Phương pháp điều tra thực trạng

Xây dựng phiếu điều tra trên 15 giáo viên ở trường THCS Tiên Du 1 – Vĩnh Phúc tiến hành điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu

7.3 Phương pháp chuyên gia

Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia phương pháp dạy học, giáo dục học và giáo viên dạy bộ môn Sinh học ở một số trường THCS

7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Đề tài đã tiến hành triển khai thực nghiêm sư phạm trong năm học

2017 – 2018 tại trường THCS Tiên Du 1

8 Các đóng góp mới của đề tài

Xây dựng được chủ đề và hệ thống câu hỏi để kiểm tra đánh giá năng lực khoa học của học sinh THCS trong chủ đề: con người và sức khỏe

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử các vấn đề liên quan đến đề tài

Năm 1981, một tổ chức quốc tế đã được thành lập để việc áp dụng quan

điểm tích hợp trong việc thiết kế chương trình các môn khoa học trên thế giới

Đối với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kì, Singapore, Anh,…Hiện nay có xu hướng tích hợp các môn học truyền thống như “Vật lí, Hoá học, Sinh học” thành môn mới Tuy nhiên, ở Cộng hoà liên bang Đức,

Hà Lan, Thu Điển,… có xu hướng khác thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới

1.1.1.2 Đánh giá năng lực khoa học

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programe for International Student Assessment - PISA) do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) khởi xướng, triển khai từ năm 1997 Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm

Trang 13

tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc (hầu hết ở các nước OECD là 15 tuổi), học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào

Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai PISA tập trung vào đánh giá 3 mảng năng lực chính: Năng lực toán học phố thông (Mathematical literacy); Năng lực đọc hiểu phổ thông (Reading literacy); Năng lực khoa học phổ

Các câu hỏi đánh giá của PISA[1] đều xuất phát từ bối cảnh, tình huống và những vấn đề thực tiễn gắn với cuộc sống cá nhân, cộng đồng hay toàn cầu và

có thể xảy ra hàng ngày Các câu hỏi PISA đề cập nhiều phương diện, nhiều chủ đề Vì thế, đề thi PISA rất phong phú về chủng loại, bao phủ toàn bộ nội dung tương thích trong CT môn học ở trường phổ thông Hơn nữa, chúng được thiết kế dưới dạng các bài tập, đa dạng, sinh động, có minh hoạ bằng hình ảnh, bảng biểu, đồ thị và thách thức người giải bởi lời dẫn hay cách đặt các câu hỏi, từ dễ đến khó

Một vài đặc điểm nổi trội tạo nên tính đặc thù của các câu hỏi PISA, đó là:

+ Tất cả các bước của quy trình cần tập trung vào ĐG NL của HS

+ Tích hợp nội dung toán học trong một tình huống gắn với một bối cảnh thực tế nào đó

Tham gia vào chương trình này, các nước đều có chung một mục đích

là để hoàn thiện và chuẩn hóa nền giáo dục quốc gia nhằm tăng tính cạnh tranh để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu Tôn chỉ của PISA không phải là

để điều tra khối lượng kiến thức học sinh học được trong nhà trường mà điều tra khả năng học sinh ứng dụng như thế nào những kiến thức đã học được từ nhà trường vào những tình huống ứng dụng hữu ích trong cuộc sống

Trang 14

1.1.2 Ở Việt Nam

1.1.2.1.Dạy học theo chủ đề

Từ cuối những năm 80 của thế kỉ 20, vấn đề dạy học theo chủ đề đã được nghiên cứu và từ năm 2000 bước đầu đã được triển khai ở Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông với các mức độ khác nhau

- Ở cấp Tiểu học: Từ năm 1987 Trung tâm nghiên cứu nội dung và phương pháp nay là Trung Tâm nghiên cứu giáo dục phổ thông đã có nhóm nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng môn học tích hợp như môn "Khoa học" , môn "Khoa học xã hội", "Khám phá thế giới" ở một số nước trên thế giới

và bước đầu đề xuất định hướng xây dựng môn Tự nhiên và Xã hội ở Việt Nam

- Ở cấp THCS: Việc nghiên cứu tích hợp các môn học ở THCS cũng đã được nghiên cứu từ cuối những năm 80 của thế kỉ 20 Điển hình như đề tài

"Đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học ở trường THCS" được thực hiện năm 1991 của Bộ Giáo dục – Đào tạo Kết quả đề tài đã bước đầu khái quát các khái niệm tích hợp, một số cách tích hợp môn học và đề xuất định hướng xây dựng môn Khoa học tích hợp và môn Sử- Địa cho cấp THCS

ở Việt nam

- Ở cấp THPT: Việc nghiên cứu tích hợp môn học của một số nước trên thế giới trong giai đoạn này cho thấy việc tích hợp môn học ở THPT chưa có nên chưa đặt vấn đề tích hợp môn học ở THPT Việt Nam

Để từng bước chuẩn bị cho công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề tích hợp trong thời gian gần đây Điển hình như Đề tài cấp Bộ B2008- 37- 60:" Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình Giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015" đã nghiên cứu hệ thống hóa và cập nhật thông tin cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan tới việc vận dụng quan

Trang 15

điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình Giáo dục phổ thông sau năm

2015, đồng thời đã tổng quan và làm rõ hơn xu hướng tích hợp trên thế giới trong đó đã nêu thêm được thông tin mới về việc tích hợp theo những hệ thống kĩ năng/ năng lực chung xuyên suốt hoặc một vấn đề chung xuyên suốt các môn học/ nhóm môn học

Còn nhiều vấn đề xã hội mà HS cần giải quyết như Bảo vệ môi trường, giới tính – sức khỏe sinh sản, năng lượng…Mỗi vấn đề này không chỉ trong một phân môn là có thể giải quyết thấu đáo và triệt để được nên mỗi phân môn lại có trọng trách riêng, đảm nhận việc tích hợp những vấn đề riêng

Nhìn chung, việc nghiên cứu về tích hợp môn học và vận dụng DHTH trong nhà trường phổ thông đã có một kế hoạch, một quá trình tương đối hệ thống và lâu dài trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam Các kết quả nghiên cứu ngày càng đầy đủ và cập nhật hơn với thực tiễn thế giới và thực tiễn Việt nam

và đã có những đóng góp thiết thực mới mẻ về lí luận và thực tiễn, góp phần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

1.1.2.2 Đánh giá năng lực khoa học

Năm 2010, viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã ra quyết định số 69/QĐ-VKHGDVN thành lập Văn phòng PISA Việt Nam Văn phòng PISA Việt Nam đã tiến hành các thủ tục cần thiết để lên kế hoạch triển khai, khảo sát thử nghiệm tháng 5 năm 2011 tại 40 trường thuộc 9 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và đã thu được kết quả khả quan Để chuẩn bị tốt cho kì thi đánh giá chính thức vào năm 2012, đã có rất nhiều các hội thảo, các nghiên cứu về PISA Có thể kể đến như:

Tháng 01 năm 2010, Tổ công tác thực hiện chương trình READ Việt Nam và của Ngân hàng thế giới đã phối hợp tổ chức hội thảo về Chương trình quốc tế đánh giá kết quả học tập của học sinh (PISA) do PGS.TS Margaret

Wu, Đại học Melbourne, Australia trình bày

Trang 16

Tháng 12 năm 2010, tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tiến hành hội thảo về PISA dưới sự chủ trì của GS.TS Nguyễn Lộc – Phó Viện trưởng, Giám đốc văn phòng PISA Việt Nam Văn phòng PISA Việt Nam cũng đã xuất bản nhiều ấn phẩm liên quan đến PISA và các dạng câu hỏi của PISA

Với cách hiểu như trên, chủ đề dạy học có thể là chủ đề trong nội dung một môn học hoặc chủ đề hòa trộn nhiều môn học khác nhau, miễn sao nội dung kiến thức đủ để giải quyết tình huống thực tiễn gắn liền với vốn sống và kinh nghiệm của người học Việc xây dựng chủ dề dạy học dựa trên chuẩn đầu ra chứ không phụ thuộc vào nội dung

1.2.1.2 Vai trò dạy học theo chủ đề

- Dạy học theo chủ đề giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học, đồng thời dạy học theo chủ đề tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp, do đó vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thể phát triển kĩ năng/năng lực cho học sinh thông qua giải quyết các vấn đề phức hợp

1 Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà N ng , trang 236

Trang 17

- Giúp xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn khi lựa chọn nội dung, từ đó có thể dành thời gian cho việc nâng cao kiến thức cho học sinh khi cần thiết

1.2.2 Đánh giá năng lực khoa học

Đánh giá năng lực là hình thức đánh giá người học căn cứ vào các tiêu chí cần đạt được đối với từng loại NL trên từng đối tượng nghiên cứu dựa vào công cụ đánh giá theo một quy trình mang tính chuẩn mực và thống nhất Có thể thực hiện ĐGNL theo tiến trình học tập của HS hay theo các chuẩn đầu ra

về giải quyết được [30]

Trong đánh giá NL của HS phổ thông, công cụ đánh giá NL thường là một hệ thống các nhiệm vụ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp của một lĩnh vực để đảm bảo đo lường được sự phát triển năng lực của mọi đối tượng Các nhiệm vụ dành cho người học cần được gắn với các bối cảnh trong thực tiễn

Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa ĐGNL và ĐG kiến thức,

kỹ năng, mà ĐGNL được coi là bước phát triển cao hơn so với ĐG kiến thức,

kỹ năng ĐG kiến thức, kĩ năng thường chỉ ĐG ở một môn học cụ thể do đó mang tính ĐG đơn lẻ, cụ thể Trong khi đó, ĐGNL có thể ĐG tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học, qua đó đánh giá tổng hợp về cấu trúc nhân cách của HS Để ĐGNL nào đó cần tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn Khi đó học sinh phải vận dụng kiến

Trang 18

thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, và kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề Muốn ĐGNL phải thông qua ĐG kiến thức, kĩ năng, thái độ nhưng ĐG một cách tổng hợp cấu trúc nhân cách Hay nói cách khác, ĐGNL không chỉ là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hoặc hoạt động học tập mà còn bao hàm việc đo lường khả năng tiềm ẩn của HS ĐGNL dựa trên việc miêu tả các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ ràng tới mức GV, HS và các bên liên quan đều có thể hình dung tương đối khách quan và chính xác về thành quả của HS sau quá trình học tập ĐGNL cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của HS NL

1.2.2.2 Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA

Đánh giá của PISA là chương trình đánh giá có sức ảnh hưởng rất lớn đối với GD của các nước tham gia bởi những nội dung sau:

- Phản ánh được kết quả học tập của HS ở lứa tuổi 15, lứa tuổi kết thúc chương trình học bắt buộc và được coi là "tương lai gần" của mỗi quốc gia

- Phản ánh hiệu quả trong chính sách GD, trong cách tổ chức và cách làm GD của mỗi quốc gia

- Phản ánh được vai trò trong sự tham gia của gia đình và xã hội, tính quy định của thị trường lao động đối với GD và hiệu quả học tập của HS

- Giúp cho các quốc gia nhận thức thực trạng GD của mình và có những điều chỉnh phù hợp

Vì những ưu việt như trên có thể thấy, khi vận dụng quan điểm PISA trong đánh giá NLKH của HS sẽ khác với các hình thức đánh giá hiện nay ở các điểm sau:

- Đánh giá PISA là đánh giá quan tâm đến sự phát triển người học từ đó tạo động cơ cho người học, giúp học có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình Cho phép GV nhận dạng và kích thích khả năng sáng tạo của HS

Trang 19

- Đánh giá PISA sẽ đánh giá mức độ nắm vững tri thức khoa học của

HS ở mức độ tích hợp, trong khi đánh giá kiến thức, kĩ năng chỉ đánh giá được tri thức khoa học của HS ở mức độ đơn lẻ

- Đánh giá PISA có khả năng đánh giá mức độ áp dụng tri thức khoa học vào thực tiễn của HS

Tiêu chí đánh giá NL khoa học trong môn Sinh học

Các NL trong NLKH của PISA được xác định thông qua một loạt các động từ xác định nhu cầu nhận thức: nhận biết, giải thích, đánh giá… Tuy nhiên, bản thân các động từ này chưa thể hiện được đầy đủ thứ bậc nhận thức

Vì vậy, trong PISA 2015 đã xác định các mức độ của yêu cầu nhận thức (chiều sâu của kiến thức) trong việc đánh giá NLKH của HS:

+ Thấp (L): Thực hiện nhiệm vụ khoa học theo từng bước

+ Trung bình (M): Sử dụng và áp dụng kiến thức để mô tả, giải thích hiện tượng, chọn phương pháp thích hợp liên quan đến hai hay nhiều bước để

tổ chức, xuất hiện dữ liệu; giải thích hoặc sử dụng bộ dữ liệu

+ Cao (H): Phân tích thông tin, dữ liệu phức tạp; tổng hợp hoặc đánh giá các chứng cứ chứng minh từ các nguồn khác nhau; xây dựng kế hoạch hoặc trình tự các bước để tiếp cận vấn đề

Như vậy, các yếu tố xác định để đánh giá thành tích khoa học bao gồm: + Số lượng và mức độ phức tạp của yếu tố kiến thức theo yêu cầu câu hỏi

+ Mức độ hiểu biết và kiến thức mà HS có thể có từ tri thức khoa học liên quan

+ Các hoạt động nhận thức theo yêu cầu từng câu hỏi: ví dụ: tái hiện, phân tích, đánh giá…

Trang 20

Với 3 thành phần về kiến thức, 3 năng lực thành phần và 3 mức độ nhận thức, chúng tôi xây dựng bảng ma trận gồm các tiêu chí đánh giá NLKH trong dạy học Sinh học theo quan điểm PISA như hình 1.2 và bảng 1.2.:

Hình 1.1 Khung về nhu cầu nhận thức trong môn Sinh học

- A12: Nhớ lại và áp dụng kiến thức SH phù hợp liên quan đến hai hay nhiều bước để giải thích hiện tượng

Trang 21

- A22: Có thể đồng thời xác định câu hỏi KH, phân biệt câu hỏi KH và đề xuất cách khám phá một câu hỏi khoa học nhằm đánh giá và lập kế hoạch nghiên cứu KH Tuy nhiên, còn cần sự hướng dẫn của GV

- A23: Từng bước xác định câu hỏi KH, phân biệt câu hỏi KH và đề xuất cách khám phá một câu hỏi

KH nhằm đánh giá và lập kế hoạch nghiên cứu KH

A3: + Chuyển đổi

- A33: Từng bước chuyển đổi dữ liệu, phân tích, diễn giải dữ liệu nhằm giải thích dữ liệu và bằng chứng

- B13: Từng bước xác định, sử dụng và tạo ra các mô hình giải thích hiện tượng KH phù hợp

B2: Đánh giá những - B21: Xây dựng kế hoạch và trình tự đánh giá những

Trang 22

- B32: Kết hợp 2 hay nhiều bước trong việc xác định các giả định, bằng chứng và lý luận trong văn bản

- C12: Kết hợp 2 hay nhiều bước trong việc đưa ra và chứng minh các giả thuyết phù hợp với hiện tượng

KH hoặc từng bước giải thích được hiện tượng KH liên quan đến tiềm năng trong khoa học xã hội

- C13: Từng bước đưa ra và chứng minh các giả thuyết phù hợp với hiện tượng KH hoặc từng bước giải thích được hiện tượng KH liên quan đến tiềm năng trong khoa học xã hội

C2: Mô tả và đánh - C21: Nhanh chóng mô tả và đánh giá một loạt các

Trang 23

- C22: Kết hợp 2 hay nhiều bước trong việc mô tả và đánh giá một loạt các cách mà các nhà KH sử dụng

để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu và tính khách quan, khái quát của giả thuyết

- C23: Từng bước mô tả và đánh giá một loạt các cách mà các nhà KH sử dụng để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu và tính khách quan, khái quát của giả thuyết

C3: + Phân biệt giữa

lập luận dựa trên

- C32: Kết hợp 2 hay nhiều bước để phân biệt hoặc đánh giá giữa lập luận dựa trên bằng chứng KH và lập luận dựa trên các căn cứ khác

- C33: Từng bước phân biệt hoặc đánh giá giữa lập luận dựa trên bằng chứng KH và lập luận dựa trên các căn cứ khác

Từ bảng tiêu chí trên, chúng tôi có thể xác định mức độ NLKH của HS qua từng câu hỏi đánh giá NLKH theo quan điểm PISA và mô tả được NLKH của học sinh sau mỗi bài kiểm tra

Trang 24

Để phát triển các mục tiêu của PISA, đồng thời dựa trên lý thuyết về sự phát triển năng lực, dự thảo PISA 2015 đề xuất mô tả chi tiết và cụ thể hơn về NLKH Các mô tả này không phải thay đổi các mô tả được nêu ở PISA 2012

mà mở rộng thêm mức độ “1b” để mô tả mức độ HS có NL khoa học thấp nhất Cụ thể:

Mức độ 6: HS ở cấp độ này có thể sử dụng tri thức để giải thích, đánh

giá và đưa ra các yêu cầu khoa học và diễn giải dữ liệu trong một loạt các tình huống phức tạp đòi hỏi yêu cầu cao của nhu cầu nhận thức Họ có thể đưa ra kết luận từ nhiều vùng dữ liệu khác nhau, trong nhiều hoàn cảnh và cung cấp mối quan hệ nhân quả Họ luôn phân biệt được các câu hỏi khoa học và phi khoa học, giải thích mục đích điều tra và kiểm soát các biến có liên quan Họ

có thể chuyển đổi dữ liệu, giải thích dữ liệu phức tạp và chứng minh độ tin cậy và tính chính xác của các số liệu khoa học Ở mức này HS có thể xử lý các tình huống không quen thuộc và phức tạp Họ có thể phát triển lý luận phê bình và đánh giá các giải thích, mô hình, giải thích các dữ liệu và thiết kế thử nghiệm đề xuất trong một loạt các bối cảnh cá nhân, địa phương và toàn cầu

Mức độ 5: HS ở cấp độ này có thể sử dụng tri thức để giải thích, đánh giá

và đưa ra các yêu cầu khoa học và diễn giải dữ liệu trong một số tình huống (không phải tất cả các trường hợp đều cần yêu cầu cao của nhu cầu nhận thức)

Họ có thể đưa ra kết luận từ vùng dữ liệu phức tạp, trong nhiều hoàn cảnh và cung cấp mối quan hệ nhân quả Họ luôn phân biệt được các câu hỏi khoa học và phi khoa học, giải thích mục đích điều tra và kiểm soát các biến có liên quan Họ

có thể chuyển đổi dữ liệu, giải thích dữ liệu phức tạp và chứng minh độ tin cậy

và tính chính xác của các số liệu khoa học Ở mức này HS có thể xử lý các tình huống không quen thuộc và phức tạp Họ có thể phát triển lý luận phê bình và đánh giá các giải thích, các mô hình, giải thích các dữ liệu và thiết kế thử nghiệm

Trang 25

đề xuất trong một số nhưng không phải tất cả hoàn cảnh cá nhân, địa phương và toàn cầu

Mức độ 4: HS ở cấp độ này có thể sử dụng tri thức để giải thích, đánh

giá và đưa ra các yêu cầu KH và diễn giải dữ liệu trong một số tình huống của cuộc sống nhưng chủ yếu ở mức độ trung bình của nhu cầu nhận thức Họ có thể đưa ra kết luận từ vùng dữ liệu phức tạp, trong nhiều hoàn cảnh và cung cấp mối quan hệ nhân quả Họ luôn phân biệt được các câu hỏi KH và phi

KH, kiểm soát các biến trong một số nghiên cứu khoa học chứ không phải tất

cả Họ có thể chuyển đổi dữ liệu, giải thích dữ liệu phức tạp và chứng minh

độ tin cậy và tính chính xác của các số liệu khoa học Ở mức này HS có thể

xử lý các tình huống không quen thuộc Họ có thể lập luận đơn giản để đặt câu hỏi và phê bình, phân tích giải thích, các mô hình, giải thích các dữ liệu

và thiết kế thử nghiệm đề xuất trong một số hoàn cảnh cá nhân, địa phương và toàn cầu

Mức độ 3: HS có thể sử dụng tri thức để giải thích, đánh giá và đưa ra

các yêu cầu khoa học, diễn giải dữ liệu trong một số tình huống cần ít nhất một mức độ trung bình của nhu cầu nhận thức Họ có thể rút ra một vài kết luận khoa học từ các nguồn dữ liệu khác nhau, trong nhiều hoàn cảnh và có thể mô tả, giải thích mối quan hệ nhân quả đơn giản.Họ có thể phân biệt được câu hỏi khoa học và phi khoa học, kiểm soát một số biến trong nghiên cứu khoa học thử nghiệm của mình, có thể chuyển đổi, giải thích dữ liệu đơn giản

và đưa ra nhận xét Ở mức này HS có tư duy khoa học và lý luận thường áp dụng cho các tình huống quen thuộc, có thể thiết kế thử nghiệm trong một số hoàn cảnh của cá nhân, địa phương và toàn cầu

Mức độ 2: HS có thể sử dụng tri thức để giải thích, đánh giá và đưa ra

các yêu cầu KH, diễn giải dữ liệu trong một số tình huống quen thuộc, cho rằng đòi hỏi mức độ thấp của nhu cầu nhận thức Phân biệt được câu hỏi KH

Trang 26

và phi KH Phân biệt các biến độc lập và phụ thuộc trong thí nghiệm riêng của mình Họ có thể chuyển đổi và mô tả dữ liệu đơn giản, xác định các lỗi đơn giản HS có thể phát triển một phần lập luận đặt câu hỏi và nhận xét về những giá trị của lời giải thích, diễn giải dữ liệu và thiết kế thử nghiệm đề xuất trong một số hoàn cảnh cá nhân, địa phương và toàn cầu

Mức độ 1a: HS có thể sử dụng một số ít tri thức để giải thích, đánh giá và

đưa ra các yêu cầu khoa học, diễn giải dữ liệu trong một vài tình huống quen thuộc, cho rằng đòi hỏi mức độ thấp của nhu cầu nhận thức Họ có thể sử dụng một vài nguồn dữ liệu đơn giản, trong một vài hoàn cảnh và có thể mô tả một số mối quan hệ nhân quả rất đơn giản Họ có thể phân biệt được câu hỏi khoa học

và phi khoa học đơn giản; xác định các biến độc lập trong một nghiên cứu khoa học cho hay trong một thiết kế thí nghiệm đơn giản của riêng mình Họ có thể chuyển đổi một phần và mô tả dữ liệu đơn giản và áp dụng chúng trực tiếp đến một vài tình huống quen thuộc Họ có thể bình luận về những giá trị của lời giải thích, diễn giải dữ liệu và thiết kế thử nghiệm đề xuất trong một số hoàn cảnh cá nhân, địa phương và toàn cầu rất quen thuộc

Mức độ 1b: HS sử dụng rất ít tri thức để cung cấp lời giải thích, đánh giá và

thiết kế các yêu cầu khoa học và diễn giải dữ liệu trong một vài tình huống quen thuộc đòi hỏi mức độ nhận thức thấp Họ xác định được các mẫu đơn giản trong nguồn dữ liệu đơn giản từ các tình huống quen thuộc Họ có gắng để chuyển đổi

và mô tả dữ liệu đơn giản và áp dụng chúng trực tiếp lên một vài tình huống quen thuộc

1.3 Thực trạng về đánh giá năng lực khoa học thuộc lĩnh vực khoa học ở trường phổ thông

Để điều tra thực trạng đánh giá chất lượng học sinh ở trường phổ thông

và cụ thể là thực trạng về cách xây dựng câu hỏi khi soạn giáo án của các thầy

Trang 27

cô giáo, tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, trao đổi, dự giờ, tham khảo bài soạn của giáo viên trực tiếp giảng dạy (20 GV) trường: THCS Tiên Du 1

Qua kết quả thu được chúng tôi thấy rằng việc xây dựng câu hỏi đánh giá hiện nay ở các trường phổ thông do giáo viên thực hiện vẫn chưa được sử dụng nhiều

Đa số giáo viên (90%) đã biết đến việc xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực nhưng chưa có ai có thể áp dụng một cách thường xuyên và sử dụng chưa được chính xác các mức độ câu hỏi đây là mặt hạn chế trong việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh và vạn dụng phương pháp dạy học và kiểm tra đánh gia theo phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học

Bên cạnh các giáo viên đã biết đến câu hỏi đánh giá năng lực khoa học cũng còn một bộ phận không nhỏ các giáo viên chưa biết đến nó (5%), hoặc biết rồi nhưng chưa hiểu (10%) hay biết mà không sủ dụng (50%), chưa phân biệt được chính xác đánh giá năng lực và đánh giá nội dung

Việc xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực học sinh hiện nay được các thầy cô giáo nhận định là gặp rất nhiều khó khăn có thể kể đến như: Chưa được tập huấn và bồi dưỡng bài bản về kĩ năng xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực học sinh (50%) hay trình độ học sinh không sử dụng nhiều câu hỏi ở mức cao hoặc thấp quá trong bài soạn (60%) Các thầy cô còn rất mơ hồ về việc tại sao lại cần phải đánh giá năng lực hay nói cách khác là chưa nhận biết được tầm quan trọng của nó

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng để thực hiện được việc xây dưng câu hỏi đánh giá theo năng lực học sinh một cách đồng bộ và hiệu quả là một vấn

đề không hề đơn giản cần có sự cố gắng nỗ lực rất lớn

Trang 28

Chương 2 XÂY DỰNG CẤU TRÚC VÀ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CON NGƯỜI VÀ SỨC

KHỎE”

2.1 Quy trình xây dựng chủ đề dạy học

Bước 1 Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với nhau

Bước 2 Xác định bài học theo chủ đề, bao gồm tên bài học và thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên

Bước 3 Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho chủ đề

Bước 4 Xác định mục tiêu của chủ đề, bao gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ, định hướng năng lực hình thành

Bước 5 Xây dựng nội dung chủ đề Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu để xây dựng nội dung phù hợp

2.2.Vận dụng xây dựng chủ đề “Con người và sức khỏe”

2.2.1 Lí do chọn chủ đề

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhận thấy rằng sức khỏe con người đang đứng trước những thách thức và nguy cơ như: môi trường sống đang bị đe dọa nghiêm trọng; dịch bệnh, thiên tai ngày càng xuất hiện nhiều; vệ sinh an toàn thực phẩm không được kiểm soát chặt chẽ… Những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực và trí lực của con người Chính vì thế, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm tới việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.Từ thực trạng đó,tôi quyết định lựa chọn chủ đề “ Con người và sức khỏe” để đưa vào các bài giảng cho đối tượng học sinh phổ thông, để các em có khả năng vận dụng những kiến thức đã học một cách khoa học từ đó bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh khỏi những mối nguy tới sức khỏe

Trang 29

2.2.2 Xây dựng chủ đề “Con người và sức khỏe”

Bước 1 Rà soát chương trình, sách giáo khoa SH lớp 8 để tìm ra các

nội dung kiến thức về các cơ quan trong cùng một hệ cơ quan, hoạt động cùng nhau để cùng thực hiện một chức năng nhất định

Bước 2 Xác định bài học theo chủ đề con người và sức khỏe, bao gồm

- Trình bày được chức năng của hệ vận động (hệ cơ xương)

- Quan sát mô hình/ hình ảnh kể tên được các cơ quan của

hệ vận động

- Dựa vào sơ đồ/ hình vẽ, mô tả được hình thái và cấu tạo các cơ quan của hệ vận động Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động

- Trình bày được một số bệnh/ tật liên quan đến hệ vận động

và một số bệnh về sức khoẻ học đường liên quan hệ vận động (ví dụ: cong vẹo cột sống) Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan, hệ vận động và cách phòng chống các bệnh

- Phân tích được vai trò của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp Tự đề xuất một chế

Trang 30

học đường độ luyện tập cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và thể

hình

- Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và các bệnh học đường để bảo vệ bản thân và tuyên truyền/ giúp đỡ cho người khác

- Vận dụng hiểu biết về lực (vật lý), tính chất hóa học của các chất để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương; giải thích tác hại của bệnh loãng xương

- Điều tra và khảo sát được tỷ lệ học sinh trong trường bị các bệnh về vận động

- Thực hành: Biết cách băng bó khi người khác bị gãy xương

- Trình bày được chức năng của hệ tiêu hóa

- Quan sát mô hình/ hình vẽ và vẽ được sơ đồ khái quát hệ tiêu hóa ở người

- Kể tên được các cơ quan của hệ tiêu hóa Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa

- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của các cơ quan và hệ tiêu hóa

- Trình bày được chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi, hình thức lao động khác nhau; điều hòa hoạt động tiêu hóa, dinh dưỡng

- Nêu được nguyên tắc lập khẩu phần thức ăn cho con người Thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân

Trang 31

sinh thực

phẩm

và những người trong gia đình

- Nêu được một số bệnh và cách phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa (bệnh răng, miệng; bệnh dạ dày; bệnh đường ruột;….)

- Vận dụng hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hóa để phòng/ chống các bệnh về tiêu hóa cho bản thân và gia đình

- Trình bày được một số vấn đề về an toàn thực phẩm, cụ thể:

+ Nêu được khái niệm an toàn thực phẩm Trình bày được một số điều cần biết về vệ sinh thực phẩm

+ Nêu được một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Lấy được ví dụ minh họa Kể tên được một số loại thực phẩm dễ bị mất an toàn do sinh vật, hóa chất, bảo quản, chế biến

+ Kể tên được một số hóa chất (độc tố, kim loại nặng,…), cách chế biến, bảo quản, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm; Cách bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn

+ Trình bày được một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm và cách phòng chống các bệnh này

- Vận dụng hiểu biết về an toàn thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình

- Thực hiện được dự án điều tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương

- Thực hiện được dự án điều tra một số bệnh đường tiêu hóa trong trường học hoặc tại địa phương (bệnh sâu răng/ bệnh

dạ dày,…)

Trang 32

- Trình bày được chức năng của máu và hệ tuần hoàn

- Nêu được các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương), qua

đó giải thích được máu là mô liên kết

- Nêu được khái niệm nhóm máu Phân tích được vai trò hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn

- Quan sát mô hình/ hình vẽ và vẽ được sơ đồ khái quát hệ tuần hoàn ở người

- Kể tên được các cơ quan của hệ tuần hoàn Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn

- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của một số cơ quan của hệ tuần hoàn (tim, hệ mạch)

- Phân biệt được bạch cầu, kháng nguyên, kháng thể

- Nêu được vai trò vaccine (vacxin) và vai trò của tiêm vaccine trong việc phòng bệnh

- Dựa vào sơ đồ, trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người Giải thích được vì sao con người sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh

- Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống các bệnh

- Vận dụng hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ cơ thể bản thân và gia đình

- Giải thích được ý nghĩa của truyền máu, cho máu và tuyên truyền cho người khác

- Thông qua thực hành:

Trang 33

+ biết cách cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột qụy; + biết cách băng bó vết thương khi chảy nhiều máu;

+ biết cách đo huyết áp

- Thực hiện được dự án/ Bài tập: Điều tra huyết áp của học sinh trong trường/ Điều tra bệnh cao huyết áp/ Tiểu đường tại địa phương

- Tìm hiểu phong trào hiến máu ở địa phương

- Trình bày được chức năng của hệ hô hấp

- Quan sát mô hình/ hình vẽ và vẽ được sơ đồ khái quát hệ

hô hấp ở người

- Kể tên được các cơ quan của hệ hô hấp Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp

- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của

Trang 34

+ làm tờ áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá

- Trình bày được chức năng của hệ bài tiết

- Dựa vào hình ảnh/ mô hình, kể tên được các cơ quan của

hệ bài tiết nước tiểu

- Dựa vào hình ảnh, kể tên được các bộ phận cấu tạo thận

- Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó

- Vận dụng hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe

- Thực hiện dự án/ bài tập: điều tra bệnh về thận như sỏi thận, viêm thận,…

- Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể

- Phân tích được vai trò của sự duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể: nồng độ glucose, nồng độ muối trong máu, urea, acid uric, pH,…

Trang 35

- Dựa vào hình ảnh kể tên được 2 bộ phận của hệ thần kinh

là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh)

- Quan sát hình vẽ và mô tả được cấu tạo tế bào thần kinh và dây thần kinh

- Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng/ chống các bệnh đó

- Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác

- Nêu được chức năng của các giác quan thị giác và thính giác

- Dựa vào hình ảnh/ sơ đồ, kể tên được các bộ phận của cầu mắt Giải thích được sự tạo ảnh và khả năng điều tiết thủy tinh thế

- Dựa vào hình ảnh/ sơ đồ, kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong Trình bày được chức năng thu nhận sóng âm của tai

- Trình bày được một số bệnh về thị giác và thính giác và cách phòng chống các bệnh đó (Ví dụ: bệnh về mắt: cận thị, viễn thị,…)

- Vận dụng hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình;

Trang 36

- Đánh giá quan điểm nên hay không nên uống nhiều bia, rượu và kinh doanh bia, rượu với sức khỏe con người

Thực hiện được dự án điều tra về các bệnh/ tật về mắt trong trường học (cận thị, viễn thị,…) và tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt

- Cơ chế tác động của hormone

- Nêu được một số bệnh liên quan đến nội tiết (đái tháo đường, bướu cổ do thiếu iode,…) và cách phòng chống các bệnh đó; Nêu được một số ứng dụng nội tiết trong chăn nuôi, y – dược

- Vận dụng hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình

- Thực hiện được các dự án/ bài tập: điều tra bệnh tiểu đường ở địa phương, bướu cổ, bệnh ở tuyến yên,

Ngày đăng: 23/12/2019, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Quang Bảo, Nguyễn Đức Thành, 2003, Lí luận dạy học Sinh học, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học Sinh học
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
3. TS. Nguyễn Thị Việt Nga, Năng lực khoa học và cấu trúc năng lực khoa học theo quan điểm Pisa, tạp chí khoa học số đặc biệt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực khoa học và cấu trúc năng lực khoa học theo quan điểm Pisa
4. Trần Bá Hoành, 1997, Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trong giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Nguyễn Kì, 1995, Phương pháp dạy học tích cực, NXB Giáo dục 6. Hoàng Phê, từ điển Tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tích cực", NXB Giáo dục 6. Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Giáo dục 6. Hoàng Phê
2. Nguyễn Đức Dũng, 2012, tập bài giảng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, Đại học sư phạm Hà Nội Khác
7. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w