1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn tổ chức các loại hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi ở trường mầm non

54 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 483 KB

Nội dung

Tuy nhiên tri giác của trẻ vẫn còn sơ sài, trẻ mới chỉnhận biết được các dấu hiệu có tính chất ngẫu nhiên, bề ngoài và chưa lựa chọn các đồvật theo hình dạng kích thước… Mặc dù các hành

Trang 1

Hướng dẫn tổ chức các loại hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12

đến 36 tháng tuổi ở trường mầm non.

Bài 1 Những vấn đề chung về giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ

12-36 tháng tuổi.

Số tiết: 2 tiết Tiết 1+2

Học ngày 18/09/2016.

1 Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 12- 36 tháng tuổi.

1.1 Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 12-18 tháng tuổi.

Giai đoạn 12-18 tháng tuổi, bước đầu trẻ đã có thể tự di chuyển đôi chân củamình.Trẻ thích được tự mình khám phá thế giới xung quang gần gũi Trẻ bắt đầu tri giácthuộc tính của đồ vật, Lắm được các mối quan hệ đơn giản nhất giữa những đồ vậtthông qua các giác quan: nhìn, nghe, cầm, lắc, gõ, đập, lăn, ném… Trẻ thích chơi những

đồ chơi có tính chất động thích xem tranh, ảnh có màu sắc sặc sỡ, bỏ vào, lấy ra, đóng,mở… tuy nhiên những hành động với những đồ vật của trẻ tuổi này vẫn chưa có chủđịnh Trẻ chưa biết đến các thuộc tính của đồ vật, tri giác còn sơ sài Trẻ mới chỉ nhậnbiết một số dấu hiệu có tính chất ngẫu nhiên bề ngoài của đồ vật

Nhu ầu giao tiếp với người lớm của trẻ 12-18 tháng rất cao Ở trẻ bắt đầu nảy sinhkhả năng bắt chiếc hành động của người lớn Tư duy mang tính trực quan hành động, trẻ

đã biết sử dụng các mối liên hệ giữa các đối tượng để đạt được mục đích như kéo rổ đểlấy quả cam đựng trong đó Mặc dù ngôn ngữ mới được hình thành nhưng trẻ 12-18tháng tuổi có theerv gọi tên một số bộ phận cơ thể như: Mắt mũi, miệng, biết tên gọi củabản thân, một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc… Dần dần ngôn ngữ trở thành một trongnhững phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ Khả năng chú ý,trí nhớ của trẻ còn rất ngắn và chưa bền vững

1.2 Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 18-24 tháng tuổi.

Trang 2

Cảm giác, tri giác của trẻ 18-24 tháng tuổi đã được phát triển nhờ việc trẻ biết đi

và thực hiện được các hành động với đồ vật Việc xuất hiện ngôn ngữ đã giúp cho cảmgiác của trẻ trở nên chính xác và có căn cứ hơn Trẻ phân biệt được màu xanh đỏ, kíchthước to - nhỏ Trẻ bắt đầu tri giác thuộc tính của đồ vật xung quanh, nắm được các mốiquan hệ đơn giản nhất của đồ vật Tuy nhiên tri giác của trẻ vẫn còn sơ sài, trẻ mới chỉnhận biết được các dấu hiệu có tính chất ngẫu nhiên, bề ngoài và chưa lựa chọn các đồvật theo hình dạng kích thước… Mặc dù các hành động với đồ vật còn vụng về song trẻvẫn rất hứng thú với các thao tác, lắp, bỏ đồ vật nhỏ vào trong đồ vật lớn, lấy ra, cấtvào… Trẻ đã nhận biết được một số bộ phận trên cơ thể: Mắt, mũi, miệng, tay, chân;Biết gọi tên đồ dùng quen thuộc, bát, thìa, đĩa, biết sử dụng một số động tác quen thuộcđơn giản: Cầm thìa, bát, cầm ca uống nước… Tuy nhiên sự nhận biết ở trẻ 18-24 thángtuổi còn thiếu chủ định

Ngôn ngữ nói đã hình thành và phát triên nhanh chóng Cuối 24 tháng trẻ đã nóiđược câu 2-3 từ đơn giản có thể nhiều hơn nghững gì diễn đạt Trẻ bắt đầu tư duy bằnglời bên cạnh tư duy, trực quan hành động, biết sử dngj những mối liên hệ có sẵn giữacác sự vật quen thuộc trong các tình huống

Ở trẻ hình thành trí nhớ hình ảnh, khi làm quen với đối tượng mới trẻ tích lũybiểu tượng về màu sắc kích thước khác nhau của chúng, dần dần phát triển trí nhớ gắnvới ngôn ngữ nói Truy nhiên sự ghi nhớ của trẻ 18-24 tháng tuổi còn mang tính khôngchủ định, thời gian ghi nhớ ngắn

1.3 Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 24-36 tháng tuổi.

Ở trẻ 24-36 tháng tuổi cảm, tri giác được phát triển đầy đủ hơn nhờ lắm vững cáchành động với đồ vật và lĩnh hội được phương thức sử dụng với đồ vật Trẻ phản ánhcác thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh đa dạng hơn, phù hợp hơn Trẻ tri giác

ra nét và màu sắc, hình dạng và kích thước cảu đồ vật Khả năng tri giác về không gianmới dừng ở mức lấy bản thân trẻ để làm chuẩn để xác định các hướng không gian trên-dưới, trước- sau Sự nhận thức về biểu tượng số lượng còn chưa rõ ràng khi liên tưởng “

Trang 3

nhiều” đến “ to” ít đến “ bé” Đến cuối 3 tuổi, kiểu tri giác mới- hành động bằng mắtđược hình thành.

Tư duy của trẻ 24-36 tháng gắn chặt với hoạt động và ngôn ngữ Nhờ lĩnh hộiđược ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trẻ có thể nhắc lại bằng lời nói một số thao tác, chuỗi thaotác như: Rửa mặt, đi dép… Nhận biết được từ 4 đến 8 bộ phận cơ thể Ở trẻ hình thành ýnghĩa khái quát của từ VD: “Quả bóng” không chỉ gọi thứ đồ chơi cụ thể của trẻ màcòn chỉ tất cả các quả bóng khác Tuy nhiên khả năng đó của trẻ vẫn còn sơ đẳng, chỉdựa trên những dấu hiệu ngaauc nhiên, bên ngoài Trẻ đã biết xác lập các mối quan hệchưa sẵn có giữa các đồ vật để giải quyết nhiệm vụ đơn giản và bắt đầu biết sử dụngcác thao tác của tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, phân loại, khái quát hóa dướidạng hình thức sơ đẳng nhất: So sánh cái này to hơn cái kia, biết cắt bánh ra tành nhiềuphần Đến cuối 3 tuổi trên cơ sở tư duy trực quan hành động ở trẻ bắt đầu hình thànhmột số yếu tố của kiểu tu duy trực quan – hình tượng

2 Mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12- 36 tháng tuổi.

2.1 Mục tiêu giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12- 36 tháng tuổi.

Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh

Có sự nhạy cảm của các giác quan

Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nóiđơn giản

Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần giũ quenthuộc

2.2 Nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12- 36 tháng tuổi.

a Luyện tập, phối hợp các giác quan

b Nhận biết

- Tên gọi, chức năng một số bộ phận của cơ thể người

- Tên gọi đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi,phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ

Trang 4

- Một số mầu cơ bản( Đỏ, vàng, xanh), Kích thước ( To, nhỏ), hình dạng ( tròn,vuông), Số lượng ( Một, nhiều) Và vị trí không gian( trên- dưới, trước- sau) so với bảnthân trẻ.

- nội dung giáo dục theo độ tuổi chương trình giáo dục mầm non

3 Các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12- 36 tháng tuổi.

3.1 Hoạt động chơi- tập.

a Hoạt độngn chơi- tập có chủ đích của giáo viên

b hoạt động chơi tự chọn theo ý thích của trẻ

3.2 Hoạt động khác.

Ngoài hoạt động chơi tập, giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 12-36 tháng tuổicòn có thể thực hiện trên các hoạt động giáo dục khác ở trường mầm non như: Hoạtđộng dạo chơi ngoài trời, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh…Các hoạt động này có thể thựchiện liunh hoạt đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ Đảm bảo được sự thay đổi linhhoạt giữa các hoạt động có tính chất động và hoạt động có tính chất tĩnh, giúp củng cố

ôn luyện những kiến thức mà trẻ đã được nhận biết qua hoạt động chơi- tập có chủ đíchcủa giáo viên một cách tự nhiên

Bài 2: Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ

12- 36 tháng tuổi.

Số tiết: 4 tiết Tiết 3+4+5+6

Học ngày: 1/10/2016

1 Tổ chức hoạt động chơi- tập

1.1 Chơi tập có chủ định của giáo viên.

1.1.1 Hướng dẫn chung Để giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 12-36 thángtuổi thông qua hoạt động chơi tập có chủ định, giáo viên cần dựa vào ưu thế của hoạt

Trang 5

động này và đặc điểm, khả năng của trẻ ở từng độ tuổi để tổ chức giáo dục một cách phùhợp Thông thường tổ chức chơi- tập có chủ định của giáo viên tuân theo các bước sau.

Bước 1 Tạo hứng thú cho trẻ đến với hoạt động chơi- tập

Bước 2 Cung cấp biểu tượng về đối tượng nhận thức kết hợp hành động “ thaotác mẫu” thông qua rèn luyện và phối hợp các giác quan để trẻ nhận biết

Bước 3 tổ chức luyện tập củng cố

Bước 4 Động viên, khuyến khichsb trẻ liên hệ với thực tế

1.1.2 Hướng dẫn cụ thể theo độ tuổi

1.2 Chơi tự chọn theo ý thích của trẻ

1.2.1 Hướng dẫn chung

Bước 1 Tạo hứng thú lôi cuốn trẻ vào hoạt động chơi tự chọn theo ý thích

Bước 2 Bao quát quá trình trẻ chơi

Trước khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời, giáo viên cần tìm hiểu về các điều kiện vệsinh, thời tiết ở ngoài trời… để lên kế hoạch cho trẻ dạo chơi Thời gian, địa điểm tổchức, xác định đối tượng nhận thức và nội dung hoạt động nhận thức mà trẻ thực hiện ởngoài trời

Trang 6

Khi tổ chức cho trẻ dạo chơi ở ngoài trời:

+ Cho trẻ đến địa điểm dạo chơi Cho trẻ đứng quan sát ở vị trí phù hợp Vị tríquan sát của trẻ cần được an toàn, thoải mái khi trẻ tham gia hoạt động Trẻ quan sát,gọi tên, nghe âm thanh, nhìn màu sắc, vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng thiên nhiên, cuộcsống gần gũi với trẻ

+ Tổ chức cho trẻ quan sát trò chuyện, khuyến khích trẻ quan sát và trả lời cáccâu hỏi của giáo viên về những gì trẻ thích, trẻ quan sát thấy gì? Trẻ cảm thấy như thếnào? Khuyến khích trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh Động viên trẻ chơi cáctrò chơi bằng cách cầm, nắm, sờ, lăc, gõ, lăn…để không chỉ củng cố kiến thức đã đượcnhận biết qua hoạt động chơi tập có chủ đích mà còn góp phần rèn luyện các giác quancho trẻ

Trong quá trình dạo chơi ngoài trời sẽ có những tình huống bất ngờ không nằmtrong kế hoạch, giáo viên cần nhanh chóng phân tích tình huống, nếu thấy ở đó có thểkhai thác phục vụ mục đích giáo dục phát triển nhận thức thì giáo viên cần linh hoạtnắm bắt để dạy trẻ

+ Trẻ chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động theo ý thích của trẻ Nu na nunống, dung dăng dung dẻ… Dạy trẻ chơi sáng tạo qua chơi với nước, chơi với cát, nhặt

lá, tạo dáng cơ thể… Hoặc cho trẻ thực hiện một số động tác chăm sóc, bảo vệ môitrường: Bỏ rác vào thùng, tưới cây…

+ Cho trẻ chơi theo ý thích dưới sự bao quát của giáo viên Trong quá trình baoquát trẻ chơi, nếu thấy trẻ nào không thích chơi hoặc có nhiều biểu hiện mệt mỏi thìgiáo viên thay đổi trò chơi, đồ chơi cho trẻ, thu hút trẻ trò chuyện cùng cô, chơi cùng côhoặc hỏi về những điều mà trẻ quan tâm và có những biện pháp sử lý kịp thời nếu trẻgặp vấn đề về sức khỏe

+ Sau buổi dạo chơi ngoài trời, giáo viên ghi lại những nhận định cá nhaanveefbuổi dạo chơi, ghi lại những ming muốn, cảm nhận của trẻ để rút kinh nghiệm trongnhững buổi dạo chơi sau Động viên khen ngợi trẻ một cách phù hợp

2.1.2 Hướng dẫn cụ thể

Trang 7

* Đối với trẻ 18-24 tháng.

Do trẻ còn nhỏ, giáo viên có thể tận dụng mọi cơ hội để trẻ được luyện tập vàphát triển đồng thời cả hai nội dung luyện tập phát triển các giác quan: Nhìn, sờ, lăc,gõ… đồ vật mà trẻ nhận biết tập nói, tên gọi một số đặc điểm nổi bật của cây, quả, convật quen thuộc… Nếu trẻ chưa biết thì giáo viên nói cho trẻ biết và hỏi lại để củng cố,

ôn luyện Khuyến khích trẻ trực tiếp chỉ vào, sờ vào từng đối tượng nhận biết

Giáo viên có thể cho trẻ luyện các giác quan thông qua nghe các âm thanh khácnhau khi đi daoh chơi ngoài trời như nhe tiếng chim hót, tiếng phương tiện giao thônghoạt động, tiếng còi ô tô, tiếng còi xe máy Cho trẻ nguiwir hương thơm của một số loạihoa quả trong vườn, cho trẻ cảm nhận gió thổi cây cối đung đưa, cảnh mưa rơi, lárụng…

Trong quá trình hoạt động giáo viên chú ý đến đặc điểm cá nhân của từng trẻ.Giáo viên quan sát nhưng khả năng, biểu hiện về khả năng của các giác quan ở trẻ nhưkhả năng nhìn, nghe… để có những hỗ trợ kịp thời và điều chỉnh các hoạt động giáo dụcphát triển nhận thức tiếp theo cho phù hợp

* Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi

Ngoài tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ như độ tuổi trước, giáo viênkhuyến khích cho trẻ chơi thao tác vai như: Chăm sóc con vật, bác tạp vụ tưới cây, nhặtlá… nhằm giúp trẻ củng cố, ôn luyện nhận biết tên goi, một số đặc điểm, công dụng củacây, rau, củ, quả, con vật gần gũi…Qua đó hình thành và phát triển ở trẻ , óc tò mò hamhiểu biết, tính tích cực về nhận biết thế giới xung quanh

Cho trẻ chơi với nước, cát… để khuyến khích sự tìm tòi, khám phá, nhận biết têngọi, công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi như: Xẻng để xúc cát,ca cốc để uốngnước…Qua đó phát triển các giác quan ở trẻ

Cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động, tăng cường khảnăng tập trung chú ý, tạo hứng thú nhận biết xung quanhnhuw: Bắt chước tạo dáng, câycao, cỏ thấp, chi chi chành chành

Trang 8

Khuyến khích trẻ thiết lập các mối quan hệ với bạn chơi khi chơi cạnh bạn, cùngbạn một cách hòa thuận

2.2 Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.

Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ngoài hoạt động chơi tập, hoạt động dạo chơingoài trời còn có các hoạt động khác như: Ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân… Các hoạt độngnày đều có thể sử dụng vào quá trình giáo ducjphats triển nhận thức cho trẻ, xuất phát từthực tế và đi vào thực tế cuộc sống của trẻ, qua đó củng cố, luyện tập, khắc sâu nội dunggiáo dục này cho trer12-36 tháng tuổi

2.2.1 Hướng dẫn chung

Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh là hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ

ở trường mầm non đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ Đây là các hoạt động diễn rathường xuyên, giáo viên có thể tận dụng các tình huống trong thực tế giúp trẻ nhận biết

đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, các bộ phận cơ thể hoặc tận dụng mọi cơ hội xung quanh

để luyện tập phát triển các giác quan cho trẻ Việc tổ chức giáo dục phát triển nhận thứccho trẻ 12-36 tháng tuổi qua hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục.Mỗi hoạt động đều có những ưu thế nhất định, do đó tùy theo mùa điều kiện thời tiếtgiáo viên có kế hoạch tổ chức phù hợp như sau:

Hoạt động ăn: Ngoài việc giúp trẻ thực hiện các yêu cầu về vệ sinh trước, trong

và sau khi ăn giáo viên tích hợp giới thiệu tên các món ăn,đồ dùng đồ chơi gần gũi,công dụng, cách sử dụng đồ dùng để ăn.: Thìa, bát, đĩa, khăn…Nhận biết màu sắc, mùi

vị của các laoij thức ăn Khuyến khích trẻ tự xúc ăn, tự uống nước, cầm thìa tay phải.tận dụng các cơ hội để dạy trẻ nhận biết tên gọi, kích thước, hình dạng màu sắc ở các đồdùng, đồ chơi trong lớp

Hoạt động ngủ: Ngoài việc giúp trẻ thực hiện các yêu cầu của hoạt động ngủ trẻđược nhận biết một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động này như: Chăn, gối, giường ngủ,

… Trẻ được nghe những bài thơ, bài hát có những giai điệu nhẹ nhàng có nội dung giáodục phát triển nhận thức một cách gần gũi, cây, hoa, quả, con vật gần gũi… Từ đó lòng

Trang 9

ham hiểu biết, sự tò mò, khám phá, tính tích cực nhận thức dần dần được hình thành ởtrẻ.

Hoạt động vệ sinh: Tận dụng các cơ hội khi rửa tay, chân, mắt, mũi, miệng…chotrẻ Giáo viên vừa làm vừa nói cho trẻ nghe tên gọi từng bộ phận cơ thể, và hỏi để trẻ trảlời Nếu có thể giáo viên nên sưu tầm các bài thơ, bài hát để thu hút sự hứng thú củatrerkhi thực hiện các hoạt động này

2.2.2 Hướng dẫn cụ thể theo độ tuổi

* Đối với trẻ 12-18 tháng tuổi: Giáo viên thường xuyên trò chuyện, giao lưu cảmxúc với trẻ Khi giáo viên giao tiếp với trẻ, giáo viên nên xưng tên của mình và gọi têntrẻ khi giúp trẻ thực hiện các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân để củng cố ôn luyệnkhắc sâu thêm những nhận biết của trẻ về tên gọi của bản thân và những người gần gũixung quanh

* Đối với trẻ 18-24 tháng tuổi: Bên cạnh việc thường xuyên trò chuyện giao lưuvới trẻ khi thực hiện các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân giáo viên chú ý đồng thờithực hiện nội dung nhận biết thế giới xung quanh, gần gũi với việc luyện tập và phốihợp các giác quan cho trẻ như: Luyện vị giác qua cảm nhận các mùi vị các món ăn;Luyện thính giác qua nghe các bài thơ, giai điệu của bài hát khi đi ăn, ngủ; luyện xúcgiác qua thực hiện các thao tác vệ sinh thân thể… khuyến khích trẻ thể hiện sự nhậnbiết bằng lời nói

* Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi

Giáo viên chú ý luyện tập và phối hợp các giác quancho trẻ như luyện vị giác quacảm nhận về mùi vị các món ăn; luyện thính giác qua nghe giai điệu của các bài thơ bàihát khi đi ăn, ngủ; luyện xúc giác qua việc thực hiện các thao tác vệ sinh thân thể…khuyến khích trẻ trò chuyện về các sự vật, hiện tượng xung quanh, cuộc sống gần gũi

mà trẻ quan sát được để ôn luyện, củng cố, mở rộng hoặc gợi mở về những đối tượng

mà trẻ đã và sẽ nhận biết

2.3 Hoạt động đón/ trả trẻ.

Trang 10

2.3.1 Hướng dẫn chung: Đây là hoạt động diễn ra hàng ngày, giáo viên có thể tậndụng các tình huống thực tế giúp trẻ nhận biết các đồ dùng, đồ chơi quen thuộc hoặc tậndụng mọi cơ hội xung quanh để giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ.

Khi đón và trả trẻ giáo viên thường xuyên trò chuyện vui vẻ, tình cảm, xưng têncủa mình và gọi tên trẻ qua đó củng cố những nhận biết của trẻ về những sự vật hiệntượng xung quanh trẻ Giáo viên tập cho trẻ gọi tên những người gần gũi như tên mình,tên bố mẹ, ông bà, anh chị, giáo viên, các bạn trong nhóm bằng cách gợi ý

Đốn/ trả trẻ trong môi trường phong phú, sinh động với các bài thơ bài bài hát gắnliền với những nội dung mà trẻ được nhận biết nhằm hình thành tính tích cực nhận thức

ở trẻ

Cho trẻ chơi tự do với đồ dùng đồ chơi, xem tranh ảnh, theo sở thích hoặc chơitrò chơi dân gian, trò chơi vận động nhẹ nhàng… Trong quá trình chờ đợi được đón về,trẻ không bị nhàm chán với trò chơi theo ý thích, trẻ còn được chơi trò chơi thao tác vai,hoạt động với đồ vật

Khuyến khích trẻ trò chuyện về những sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sốnggần gũi mà trẻ quan sát được để ôn luyện, củng cố, mở rộng hoặc gợi ,mở những đốitượng mà trẻ đã hoặc sẽ nhận biết

2.3.2 Hướng dẫn cụ thể theo độ tuổi

Đối với trẻ 12-18 tháng tuổi: Giáo viên đốn và trả trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở,xưng tên mình và gọi tên trẻ, tập cho trẻ chào cô, chào bố mẹ Cô trao đổi nhanh về tìnhhình sức khỏe của trẻ, về thói quen của trẻ, đặc biệt chú ý hơn với những trẻ mới đi học.Giáo viên gần gũi, tiếp xúc, làm quen với trẻ khi đón dần trẻ vào nhóm bằng cáchkhuyến khích trẻ chơi với những đồ dùng đồ chơi, qua đó giúp trẻ nhận biết tên gọi,một số đặc điểm nỏi bật của đồ dùng, đồ chơi

Đối với trẻ 18-24 tháng tuổi

Ngoài việc thực hiện đón trả trẻ như các độ tuổi giáo viên có thể thu hút trẻ vàolớp học bằng cách cho trẻ tập chơi các trò chơi thao tác vai, trò chơi phản ánh sinh hoạt

để qua đó trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật cảu đồ dùng, đồ chơi

Trang 11

Đối với trẻ 24-36 tháng : Giáo viên có thể thu hút trẻ vào lớp học bằng cáchkhuyến khích trẻ chơi với bạn, chơi cạnh bạn Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi thao tácvai., trò chơi phản ánh sinh hoạt để qua đó trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bậtcủa đồ dùng, đồ chơi.

Để có thể giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ giáo viên có thể lưu ý một số vấn

đề sau

Giáo viên cần linh hoạt tích hợp các bài thơ, câu đố… sáng tạo và thay đổi hìnhthức hoạt động giáo dục phát triển nhận thức nhằm phát huy tính tích cực nhận thức,tăng cường khả năng ngôn ngữ, nhận biết thế giới xung quanh của trẻ ở mọi lúc, mọinơi

Cần kịp thời khen ngợi động viên trẻ

Cần tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, linh hoạt sử dụng cácphương pháp, biện pháp giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 12-36 tháng tuổi

BÀI 3 NỘI DUNG NUÔI DƯỠNG THEO ĐỘ TUỔI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC MẦM NON

Số tiết: 2 tiết Tiết 7 + 8

Học ngày: 15/10/2016

1 Xây dựng thực đơn cho bữa ăn của trẻ tại trường mầm non.

1.1 Nguyên tắc và các bước xây dựng thực đơn

* Nguyên tắc xây dựng thực đơn:

- Xây dựng thực đơn phù hợp nhu cầu và chế độ ăn của lứa tuổi

- Xây dựng thực đơn theo từng ngày, tuần, tháng, và theo mùa để dễ điều hòathực phẩm

Trang 12

- Xây dựng thực đơn cho nhiều ngày cần thay đổi món ăn Khi thay đổi cần đảmbảo thay thế thực phẩm cùng nhóm hoặc phối hợp các thực phẩm thay thế để đạt đượcgiá trị dinh dưỡng tương đương

- Thay đổi thực đơn không đơn thuần là thay đổi thực phẩm mà cần thay đổi cảdạng chế biến của cùng 1 loại thực phẩm ( luộc, rán, xào, kho…)

- Xây dựng thực đơn cho bữa chính, bữa phụ cho phù hợp mức đóng góp Trongmột ngày nên sử dụng thực phẩm giống nhau cho các chế độ ăn để tiện cho việc tiếpphẩm

* Các bước xây dựng thực đơn

- Xác định số ngày trẻ ăn trong tuần và số bữa ăn trong ngày của từng chế độăn( số bữa chính, số bữa phụ )

- Chọn thực phẩm giàu đạm động vật, thực vật

- Chọn các loại rau theo mùa

- Chọn cách chế biến thành món ăn cho từng chế độ Chế độ ăn cơm cần đảm bảo

có hai món ( món canh và món mặn )

- Chọn món ăn cho bữa phụ ( bữa chiều )

1.2 Lựa chọn thực phẩm để có thực đơn cân đối hợp lí

-Lựa chọn đủ bốn món thực phẩm khi xây dựng thực đơn cho các món ăn chính

- Thực phẩm giàu chất bột đường: chủ yếu là gạo, ngoài ra có thể thay thế bánhphở bánh đa, gạo, bánh mì, mì sợi, miến khoai tây, ngô, khoai lang, sắn…

- Thực phẩm giàu chất đạm: Toota nhất chọn các thực phẩm tươi sống có chấtlượng tốt và phối hợp với nhau như: cá tươ có thêm thịt lợn; trứng + thịt, tôm + thịt; lạc,vừng + thịt; đậu phụ + thịt; đâuk hạt + thịt

- Thực phẩm giàu chất chất béo: Tốt nhất là dùng dầu thực vật, hoặc mỡ lợn, lạcvừng, bơ

-Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng cần thiết hàng ngày Để có nhiềuvitamin A, C … Nên dùng các loại rau quả có màu đỏ, vàng, xanh đậm như rau muống,

Trang 13

rau ngót , rau rền, cà chua,cà rốt, bí đỏ, bí xanh, gấc, củ cải to, đậu quả, cải xanh… vàcác loại quả chín: chuối cam, đu đủ, xoài dưa hấu… cho trẻ ăn hằng ngày.

* Lựa chọn thực phẩm thay thế phù hợp với địa phương

Khi xây dựng thực đơn, tùy địa phương và tiền ăn có thể lựa chọn các thực phẩmthay thế mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn củatrẻ

2 100g mỡ nước 100g dầu thực vật hoặc bơ

150g lạc vừng100g thịt bò100g trứng ( 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà,hoặc 10 quả trứng chim cut )

150g thịt gà, vịt, chim.100g tôm + 15g dầu mỡ150g tép+ 15g dầu mỡ

200g cá + 15 g dầu mỡ

300 g cua+ 15 g dầu mỡ1kg trai hoặc trùng trục + 15g dầu mỡ150g lạc vừng

300g đậu phụChú ý: Nơi có tập quán ăn ng: cần xay ngô thành bộ, nên cho thêm đạu đỗ, dầu ăn hoặc

mỡ để bữa ăn có chất lượng hơn Nên hầm nhừ để các thức ăn có thể hấp thụ tốt hơn.Nếu thay gạo bằng các loại thực phẩm khác nên phối hợp với tương tự như trên

Gà, cá, tôm, cua….tính theo con còn sống ( chưa làm sạch) và phối hợp bổ xungthêm dầu mỡ như bảng trên

Trang 14

1.3 Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn

- Đối với trẻ ăn chế độ ăn cơm, mỗi bữa chính cần cho trẻ ăm một món thức ănmặn và một món canh Khi xây dựng thực đơn có thể chọn thực phẩm chính cho món ănmặn và một món can Khi xây dựng thực đơn có thê chọn thực phẩm chính cho món ănmặn của 5 bữa chính là 1 trong những thực phẩm sau: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm,hoặc cua, lạc vừng sau đó thêm các thực phẩm khác vd: thịt xào rau và canh riêu cá, thịt

bò hầm với khoai tây, đậu hạt,rau các loại, rau xào và canh thịt nấu chua, đậu phụ nhồithịt và canh tôm nấu bí, muối lạc vừng và canh thịt rau, gà om nấm và canh cua nấurau…

Món ăn cần thay đổi theo mùa thực phẩm và thời tiết Mùa hè cần nấu canh chua,riêu cá hoặc riêu cua, phở, mì, bánh đa, mì gạo…Mùa đông nên cho trẻ ăn các món ăn

có nhiều năng lượng để chống rét như súp thịt rau xào trứng đúc thị … món canh nên itnước hơn mùa hè

Bữa phụ tùy theo mùa có thể là: Cháo cá hoặc thịt, mì hoặc bánh đa gạo nấu cua,bánh mì với súp thịt ra, chè đậu đường, quả chín, khoai lang ( nướng hay luộc)vớinuawoacs quả tươi hay sữa đậu nành Dù là bữa ăn phụ cũng đảm bảo chất lượng.Không cho trẻ ă bữa ăn phụ bằng vài cái kẹo, vài quả táo hoặc vài cái bánh quy nhỏ

Bố tri tổ chức bữa ăn cho trẻ tại lớp đảm bảo sạch sẽ hợp lý và an toàn với trẻ

Bài 4: TỔ CHỨC BỮA ĂN TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Số tiết: 3 tiết Tiết 9+10+11

Học ngày: 31/10/2016

I Yêu cầu cơ bản về bếp trong trường mầm non

1 yêu cầu về cơ sở vật chất

- Địa điểm bếp ăn phải cách xa nguồn ô nhiễm có nguy cơ gây ô nhiễm thực

phẩm

Diện tích đảm bảo 0,3 – 0,35m vuoongcho 1 trẻ

Trang 15

- Thiết kế bố trí các khu vực của bếp như: Khu tiếp nhận, sơ chế thực phẩm sống,khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản, chia thức ăn; kho nguyên liệu thực phẩm, kholưu trữ bảo quản thực phẩm, khu vực rửa tay và nhà vệ sinh phải có phân khu cách biệ.

+ Để thuận lợi cho việc thực hiện chế biến thực phẩm bếp an trong trường mầmnon phải được thiết kế theo quy tắc 1 chiều

+ Các khu vực phải có biển roc ràng Bảo đảm đường đi của thực phẩm theo mộtchiều từ khi tiếp nhận thực phẩm sống đến khâu chia thức ăn

Tiếp nhận thực phẩm – >Sơ chế thức phẩm –> Chế biến thực phẩm –>Chia

vệ sinh để kẹp,gắp, xúc thức ăn khi chia thức ăn chín Có đủ dụng cụ đựng thức ăn dụng

cụ ăn uống đảm bảo sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hằng ngày; trang bị găng tay sạch

sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn

- Có tủ lạnh để cất giữ thực phẩm và lưu mẫu thức ăn cho trẻ ăn bán trú

- Có đủ nước sạc để suwr dụng, chất lượng nước phải được cơ quan y tế kiểmđịnh Dụng cụ chứa nước đảm bảo sạch, không thôi các chấy gây độc và định kì thaurửa

2 Yêu cầu về nhân viên nhà bếp

- Có kiến thức về nấu ăn và vệ sinh an toàn thuwcjphaamr

- Khỏe mạnh – không mắc bệnh truyền nhiễm, được khám sức khỏe định kì

- Thường xuyên mặc quần áo công tác khi đi làm Không để móng tay dài Không

ăn uống hút thuốc khi làm việc, không khạc nhổ trong khu vực nấu ăn

- Thực hiện rửa tay theo quy định:

+ Rửa tay sau khi ăn: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống, chạm tay vàothùng rác, sau mỗi lần nghỉ…

Trang 16

+ Rửa tay trước khi: Chế biến, tiếp xúc với thực phẩm, chia thức ăn cho trẻ.

+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch Tuân thủ các bước theo quy định

3 Yêu cầu về nguyên tắc lưu mẫu thức ăn

Mục đích: Lưu mẫu thức ăn nhằm phục vụ cho quá trình điều tra nếu xảy ra ngộđộc thực phẩm

- Đảm bảo 3 yêu cầu sau:

+ Có đủ dụng cụ để lưu mẫu, dụng cụ phải được rửa sạch, khử trùng, có lắp đậy.Mỗi loại thức ăn phải để trong một hộp riêng Không nên dùng đồ nhựa đồ lưu mẫu thứcnóng

+ Có đủ mẫu tối thiểu: thức ăn đặc khoảng 150 gam, thức ăn lỏng khoảng 250 ml.+ Đủ thời gian lưu mẫu là 24 giờ

+ Mẫu lưu bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh ( 0 đến 5 độ C)

Lưu ý: Người lưu mẫu cần ghi đầy đủ ngày, giờ, tên người lấy mẫu thức ăn vàniêm phong khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra vẫn phải giữ niêm phong chỉ mở khi có sựchứng kiến của các cơ quan chức năng

II Yêu cầu nguồn cung cấp thực phẩm

1 Hợp đồng thực phẩm

- Để có nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn các trường mầm nonphải có hợp đồng cung cấp thực phẩm với các cá nhân hoặc cơ sở có độ tin cậy nhằmcác mục đích sau đây:

Được cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm mộtcách thường xuyên và được bảo đảm bằng sự cam đoan có tính phát lý trước pháp luậtcủa bên cung cấp thực phẩm; cụ thể tên người sẽ giao thực phẩm hàng ngày cho nhàtrường

Đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định

Lưu ý: Những nơi không có nguồn cung cấp thực phẩm có định thì cách tốt nhấtvận động phụ huynh cấp ( hoặc đóng gói ) thực phẩm tươi sạch an toàn cho bữa ăn củatrẻ tại trường

Trang 17

- Mặc dù có hợp dodpnhf cun cấp thực phẩm nhưng người tiếp nhận thực phẩmtại trường mầm non phải có trách nhiệm và phái kiến thức có thể nhận biết được cácthực phẩm tươi sachjhoawcj không đảm bảo về vệ sinh an toàn.

3 Sơ chế và chế biến thực phẩm

3.1 Sơ chế thực phẩm

* Sơ chế thực sống

- Khi đã có thực phẩm tươi, phải sơ chế và cho chế biến ngayy.

- Sơ chế trên bàn hoặc kệ, tránh để thực phẩm xuống đất hoặc sát đất

- Lựa chọn phần ăn được, loại bỏ các vật lạ lẫn vào thực phẩm như sạn, xương,kim loại, thủy tinh, lông, tóc …

- Các lọa thực phẩm đông lanhjphair làm tan băng giá hoàn toàn và rửa sạch trướckhi chế biến, nấu nướng ( nên hạn chế tối đa dùng thực phẩm đông lạnh)

- Rau phải rửa kĩ dưới vòi nước chảy hoặc rửa 3 lần trở lên Nếu lượng rau nhiềuphải chia thành nhỏ ra rửa làm nhiều đợt Sau đó nên ngâm khoảng 30 phút rồi rưa lạimột lần nữa

- Đối với các loại quả phải rửa sạch, gọt vỏ trước khi sử dụng

* Để riêng thuwcjphaamr sống và chín

Trong thực phẩm sống đặc biệt là thịt, gia cầm và hải sản có thể chứa các vi sinhvật nguy hại, chúng có thể truyền sang thực phẩm khác trong quá trình chế biến và bảoquản Vì vậy:

- Không để lẫn thịt, gia cầm, hải sản ssoongs với thực phẩm khác

Trang 18

- Các dụng cụ dao, thớt … Để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín phải

* Chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ

- Đối với chế độ ăn cháo ( trẻ 12 – 18 tháng ): Nấu cháo sánh, nhừ với nhiều loại

thực phẩm khác nhau Cháo nấu cho trẻ mới chuyển từ ăn bột sang ăn cháo nghiền qua

rá ( lưới ) hoặc xay nên đum sôi lại trước khi cho trẻ ăn

- Đối với chế độ ăn cơm nát ( trẻ từ 18- 24 tháng ): Thực phẩm thái miếng nhỏ

và vừa ăn, phù hợp với trẻ chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm để cho trẻ tập nhai phù hợpvới trẻ trên 2 tuổi, cơm mềm dẻo, thức ăn chín tới, thơm ngon, nóng, hấp dẫn, cả mùi vị

và màu sắc Khi chế biến thức ăn cho trẻ nên phối hợp nhiều loại thức ăn để các loạithực phẩm bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tiêu hóa, hấp thu giúp cho khẩu phần ăcủa trẻ chở lên hoàn chỉnh

Thay đổi cách chế biến và phối hợp thực phẩm để trẻ ăn ngon và hết suất, coitrọng và sử dụng thực phẩm đủ vitamin A ( cà rốt, cà chua, cá biển, rau màu xanh thẫm

….) giàu chất béo ( dầu mỡ, lạc, vừng ) cho trẻ, nhất là về mùa đông Đối với rau quả,tùy từng loại rau quả mà lượng rau cho vào bột, cháo có thể thay đổi cho phù hợp vớitrẻ Ví dụ: rau ngót xay cho 1 thìa, nhưng bí xanh xay cho 3 thìa và bột hoặc cháo Chú

ý lượng thực phẩm thay thế tương đương để đảm bảo chất lượng bữa ăn Bữa phụ củatrẻ có thể là sữa, nước quả, quả chín nghiền hoặc cắt miếng nhỏ, chè đậu hay bún, phở

* Chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo

Trang 19

Chế biến thực phẩm phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năng tiêu hóa củatrẻ như: Cơm mềm dẻo, thức ăn chín tới, thơm, ngon, nóng hấp dẫn cả mùi vị và màusắc, thực phẩm thái chín nhỏ và vừa ăn với trẻ.

Luôn thay đổi cách chế biến món ăn: Cùng một loại thực phẩm có thể kho hoặcrim, chưng, hấp, xào, ninh, hầm, rán….đặc biệt lưu ý đến khẩu vị của trẻ ăn hết suất

* Lưu ý trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ

- Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ

+ Sử dụng nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối… đac qua xử lý hoặclắng lọc

+ Nước phải trong không màu không mùi, không vị lạ Nếu nguồn nước có nghingờ nên đề nghị cơ quan y tế kiểm tra

- Đun, nấu kĩ

+ Khi đun kĩ thực phẩm, mọi phần của thực phẩm đều nóng và nhiệt độ trung tâm

70 độ C sẽ tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật nguy hại, đảm bảo an toàn cho người tiêudùng Đặc biệt chú ý các thực phẩm như thịt băm, thịt quay, hỗn hợp nhiều loại thịt vàgia cầm nguyên con

+ Đun, nấu kĩ thực phẩm, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng và hải sản

+ Các món chế biến như súp hầm … phải đun sôi sao cho nhiệt độ ở trung tâmmiếng thịt phải đạt 70 độ C Đối với thịt và gia cầm, sau khi nấu phải đảm bảo nướctrong miếng thịt trong và không màu hồng

+ Dùng nước đã đun sôi ddeere uống hoặc pha chế nước giải khát, làm kem, nướcđá

- Lưu ý khi sử dụng dầu ăn, mỡ

+ Dầu ăn, mỡ phải được để trong dụng cụ có nắp đậy kin, tránh tiếp xúc vớikhông khí Tránh để dầu ăn, mỡ ở nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng

Trang 20

+ Không đựng dầu ăn, mỡ trong các đồ đựng bằng đồng, gang, sắt tây nên đựngbằng bình thủy tinh sẫm màu để chỗ khô ráo, thoáng gió, nhiệt độ luôn giữ khoảng 17 –

22 độ C

- Dùng trong thời hạn nhất định Khi có mùi hôi hoặc khét phải bỏ ngay Tuyệtđối không dùng loại dầu ăn hoặc mỡ đã qua sử dụng

4 Chia và giao thức ăn cho các lớp

- Để đảm bảo an toàn, nên chia và giao thức ăn cho các nhóm lớp khi thức ăn cònnóng, vừa nấu chín xong

- Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như các loại hoa quả chối, cam, dưa

… Và các loại quả khác thì cần chia và cho trẻ ăn ngay khi vừa bóc vỏ hay cắt ra

- Không sử dụng thức ăn còn lại từ hôm trước cho trẻ ăn

- Chia nước uống về các nhóm lớp trong bình đựng nước sạch, bằng vật liệuchuyên dùng chứa đựng thực phẩm Nước uống đun sôi cho trẻ uống nên sử dụng trongngày ( 24h )

* Lưu ý khi chia và giao thức ăn cho các lớp

- Nhân viên nhà bếp phải đội mũ đeo khẩu trang và mặc quần áo công tác khi chiathức ăn

- Chia thức ăn bằng dụng cụ chia, gắp thức ăn, không dùng tay trực tiếp chia thứcăn

- Dụng cụ đựng thức ăn phải có nắp đậy để tránh bụi bẩn khi mang veef các nhómlớp

BÀI 5: TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ TẠI CÁC NHÓM LỚP

Số tiết: 3 tiết Tiết 12+13+14

Học ngày: 1/11/2016

I Yêu cầu về tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhóm lớp

1 Cơ sở vật chất

- Có đủ bàn cho trẻ ăn

Trang 21

- Sắp xếp chỗ ngồi của trẻ hợp lý ( trẻ bé ngồi riêng, trẻ lớn ngồi riêng)

- Bố trí sắp xếp các bàn ăn để giáo viên có thẻ quan sát, theo dõi, thuận tiện cho

cả nhóm, lớp

+ Mỗi trẻ có khăn mặt riêng và kí hiệu riêng

+ Đủ ca, cốc, thìa bát sạch ( ca,cốc không sứt mẻ)

- Bình nước đậy có nắp đậy sạch sẽ, không có cặn bẩn Cốc uống nước sạch: vệsinh ca, cốc hàng ngày

- Khăn mặt của trẻ sạch không hôi mốc Khăn đước giặt hàng ngày bằng xàphòng và phơi ra khô

-Nhà vệ sinh sạch ( không có ruồi nhặng, không ó mùi hôi, khai ), cống rãnh khô,thoát nước, vệ sinh xung quanh lớp sạch sẽ

2 Yêu cầu nhiệm vụ của giáo viên

- Giáo viên phải thường xuyên mặc quần áo công tác khi làm việc Móng tay cắt

ngắn, đầu tóc gọn gàng Hiện tại không mắc bệnh lây nhiễm nếu mắc bệnh truyền nhiễmthì tạm thời nghỉ việc hoặc bố trí làm các công việc khác để không tiếp xúc với trẻphòng sự lây bệnh

Thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi chia thức ăn cho trẻ, sau khi

đi vệ sinh Thường xuyên đeo khẩu trang đội mũ khi chia thức ăn cho trẻ

- Thức ăn được che đậy cẩn thận trước và sau khi chia về lớp Chia thức ăn bằngdụng cụ , không bốc thức ăn khi chia Cho trẻ ăn ngay sau khi chia Không cho trẻ ănthức ăn đã qua 2 giờ kể từ khi nấu xong

- Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng ( nhóm bé ) Đối với nhóm lớn khitrẻ tự rửa phải có sự giám sát của giáo viên tại các thời điểm trước khi ăn., sau khi đi vệsinh và khi tay bẩn

- Luôn chăm sóc, nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể quần áo trẻ sạch sẽ, không

có mùi hôi khai

- Vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn ( rửa mặt, lau mineengj, lau tay )

Trang 22

- Phát hiện được các cháu nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, biết cách xử lí và cóghi chép.

Giáo dục, nhắc nhở trẻ về nội dung phòng tránh ngộ độc do ăn uống ( ăn chín,uống nước đã đun sôi không tự ý uống nước )

II Tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhóm lớp

1 Đối với trẻ ăn bột, cháo

* Trước khi cho trẻ ăn:

Kê bàn và ghế có tay vịn cho trẻ, lau bàn bằng khăn ẩm

- Chuẩn bị đầy đủ, thìa ( nên chuẩn bị dư vài cái so với số trẻ hiện có ) , lau mặtsạch, ẩm đặt vào đĩa ở trên bàn, cốc đựng nước đã đun sôi để nguội ( ấm ), đặt trongkhay để trên bàn

- Cho trẻ đi vệ sinh, lau mặt, lau tay, và đeo yếm ăn … Nếu trẻ còn ngủ thì trẻ nàodạy và tỉnh táo thì cho ăn trước, không đánh thức đồng loạt

* Trong khi ăn:

- Cách thử bột cháo: Dùng thìa riêng xú một thìa bột ( cháo ) để nếm thử độ mặn,nhạt và độ nóng, khi thử thấy hơi ấm cho trẻ ăn là vừa

- Cách ngồi cho trẻ ăn:

+ Trẻ ngồi chưa vững: Cô bế trẻ ngồi như cho ăn sữa, sao cho chân trẻ không đạpvào bát Xúc cho từng trẻ ăn

+ Trẻ đã ngồi vững: Cho trẻ ngồi vào ghế có tay vịn Cô ngồi đối diện xúc cho 2trẻ nhóm bột ăn một lần ( cho 4 -5 trẻ ăn cháo 1 lần )

+ Cho trẻ ngồi ăn ở vị trí sao cho trẻ ngồi ăn không bị phân tán khi ăn và cô cóthêt quan sát trẻ khác đang chơi Chú ý đặt bát xa tầm với của trẻ không chạm tay hoặclàm đổ bát

- Cách xúc cho trẻ ăn:

+ Xúc từng thìa vơi và gọn miếng Nếu bột, cháo còn nóng xúc trên mặt và xungquanh trước

Trang 23

+ Đưa thìa vừa tầm, không đưa quá sâu vào miệng trẻ Trong khi ăn, nếu miệngtrẻ bị dính bột hoặc cháo thì lau bằng khăn ẩm.

* Sau khi ăn:

- Lau miệng, lau tay, và cho trẻ uống nước

- Trẻ 8 – 9 tháng tuổi trở lên cần tập cho uống nước bằng cốc, chén, dần dần trẻ tựbưng cốc uống

2 Đối với trẻ ăn cơm lát cơm thường.

- Kê bàn và ghế cho trẻ và lau bàn bằng khăn ẩm

- Chuẩn bị đủ bát, thìa ( nên chuẩn bị dư vài cái so với số trẻ hiện có ) khăn mặtsạch và ẩm để vào đĩa đặt trên bàn

- Chia dư thêm một suất ăn ( phòng khi ăn hết xuất trẻ còn muốn ăn thêm hoặc trẻđánh đổ cơm hay thức ăn )

- Cho trẻ đi vệ sinh, lau mặt, lau tay và đeo yếm ăn… Nếu trẻ còn ngủ thì trẻ nàodạy và tỉnh táo thì cho ăn trước, không đánh thức đồng loạt

* Trong khi ăn:

- Xếp trẻ chưa xúc thạo ngồi riêng bàn để tiện chăm sóc, mỗi bàn 4-6 trẻ Bàn nàochuẩn bị xong thì cho ăn trước, không để trẻ ngồi đợi lâu quá 10 phút hoặc đợi nhau ămđồng loạt

- Nên chia món mặn vào bát của trẻ rồi xới cơm vào bát và trộn đều cho trẻ ăn,sau đó chan canh

* Sau khi ăn:

Hướng dẫn hoặc nhắc nhở trẻ lau miệng và lau tay Tập cho trẻ tự bưng cốc, uốngnước, hướng dẫn trẻ uống từ từ, từng ngụm để không sặc hoặc làm đổ, ướt áo

- Nhắc nhở trẻ không đùa nhiều hoặc chạy nhảy mạnh sau khi ăn

3 Một số điểm cần lưu ý về chế độ ăn, chăm sóc ăn dối với trẻ nhà trẻ.

- Cho trẻ ăn chuyển dần từ thức ăn nghiền - > mềm - > thức ăn miếng Sau đó chotrẻ ăn chung với gia đình

Trang 24

- Thời điểm chuyển từ chế độ ăn bột sang chế độ cháo hoặc từ cháo sang cơm nát,cơm thường tùy thuộc vào từng trẻ Những trẻ quá yếu hoặc phát triển chậm so với độtuổi, có thể chuyển chế độ ăn chậm hơn một vài tháng Ngược lại có những trẻ có thểchuyển chế dộ ăn sớm hơn so với độ tuổi Những trẻ bị mệt hoặc đầy bụng, nên cho trẻ

ăn nhẹ như cháo, mì … và không nhất thiết phải ép trẻ ăn cơm

- Kiên trì tập cho trẻ quen dần với các loại thực phẩm chế biến ở nhà trẻ, nhất làtrẻ mới đi nhà trẻ hoặc mới tập ăn cháo, cơm

- Trong khi cho trẻ ăn, cần quan tâm đến đặc điểm của từng trẻ như: Trẻ mới tập

ăn, trẻ ăn chậm, trẻ mới đi nhà trẻ, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy Cần nói năng dịu dàng, nhẹnhàng, vui vẻ, và động viên trẻ ăn hết suất, tránh dọa nạt, ép trẻ khi trẻ không muốn ănhoặc bị nôn trớ Nếu bữa nào trẻ kém ăn, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân để báo chonhà bếp hay y tế và gia đình trẻ biết để chăm sóc trẻ tốt hơn

- Không nên cho trẻ ăn, uống khi trẻ ho, khóc hoặc ngủ gật, tránh hóc và sặc Khitrẻ ăn uống không được bịt mũi hoặc ngáng mồm, bắt trẻ nuốt

- Lúc trẻ vừa ngủ dậy hoặc chơi xong, cần cho trẻ uống nước Khi đang ăn, nếutrẻ đi vệ sinh thì cần thay và rửa sạch ngay cho trẻ

3 Tổ chức bữa ăn cho trẻ mẫu giáo tại lớp

* Trước khi ăn

- Hướng dẫn trẻ rửa sạch tay trước khi ăn

- Hướng dẫn trẻ kê xếp bàn ghế, cho 4 – 6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh bàn

dễ dàng

- Chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc uống nước đủ cho số lượng trẻ

- Trước khi chia thức ăn, cô giáo cần rửa tay sạch bằng xà phòng, quần áo đầu tócgọn gàng Cô chia thức ăn ra từng bát, chộn đều, cho trẻ ăn ngay khi thức ăn còn ấm.Không để trẻ ngồi đợi lâu

* Trong khi ăn

- Cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, nói năng dịu dàng,động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất

Trang 25

- Cần chăm sóc tạo, quan tâm hơn đối với những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặcmới ốm dậy Nếu tháy trẻ ăn kém, cần tìm hiểu nguyên nhân, báo cho nhà bếp hoặc y tếhay bố mẹ biết để chủ động chăm sóc trẻ tốt hơn Đối với trẻ xúc cơm chưa thạo, ănchậm hoặc biếng ăn, giáo viêm có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn nhanh hơn.

- Trong khi trẻ ăn, cần chú ý đề phòng trẻ bị sặc, hóc

* Sau khi ăn: Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa ghế vào nơi quy định, uông nước, laumiệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh( nếu trẻ có nhu cầu)

BÀI 6: PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

VÀ THỪA CÂN BÉO PHÌ CHO TRẺ EM MẦM NON.

Số tiết: 4 tiết Tiết 15+16+17+18

2 Nguyên nhân của suy dinh dưỡng.

- Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa,cho trẻ ăn không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất haygặp là do bà mẹ thiếu kiến thức khoa học về dinh dưỡng hoặc không có thời gian chămcon

Trang 26

- Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóanhiều lần, biến chứng do các bệnh viêm phổi, sởi lị.

- Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạchậu, có lien quan đến kinh tế, văn hóa dân trí Đây là mô hình bênh taatj đặc trưng củacác nước đang phát triển

3 Những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

- Trẻ em từ 6 – 18 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất vì lứa tuổi nàytrẻ bắt đầu ăn bổ sung và dần bú mẹ

- Trẻ đẻ thấp cân ( dưới 2500g )

- Trẻ không được bú mẹ trong năm đầu

- Trẻ thường xuyên bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tiêu chảy, viêm phổi

- Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật xứt môi, hở hàm ếch…

- Trẻ sống trong gia đình đông con kinh tế khó khăn

4 Hậu quả của suy dinh dưỡng.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh: Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Suy dinh dưỡng

là điều kiện thuận lợi để các bệnh này xảy ra kéo dài, mắc bệnh làm cho trẻ ăn uốngkém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng lềhơn

- Chậm phát triển thể chất: Ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ Nếu tình trạng suydinh dưỡng kéo dài đến tời gian dậy thì của trẻ, chiều co của trẻ càng bị ảnh hưởng trầmtrọng hơn Chiieeuf cao của trẻ đượcquy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính làđiều kiện cần thiết trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình

- Chậm phát triển tâm thần: Trẻ bị suy dinh dưỡng thường thiếu nhiều chất trong

đó có nhiều chất cần thiết cho sự phát triển của não và trí tuệ của trẻ Trẻ bị suy dinhdưỡng thường chậm chạp, lờ mờ vì vậy giao tiếp xã hội kém, kéo theo giảm khả năngtiếp thu trong học tập

- Nguy cơ khác: Làm giảm khả năng lao động Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản

5 Sử trí khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trang 27

- Phòng chóng thiếu vi chất bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinhdưỡng sẵn có tại địa phương.

- Chế độ ăn cân đối hợp lí phối hợp nhiều loại thực phẩm lên chia nhỏ bữa ăn đểtrẻ ăn được nhiều hơn và chế biến mềm nhừ để trẻ ăn được nhiều hơn

- Với những trẻ bị dinh dưỡng, vì bữa chính trẻ có thể không ăn hết xuất, nếu cóthể tăng them một bữa phụ cho đến khi cân nặng của trẻ được bình thường

- Hằng ngày theo dõi trẻ ăn ở trường, ngày nào trẻ ăn không tốt cần trao đổi vớicha mẹ trẻ vào cuối ngày để cha mẹ trẻ tăng cường bữa ăn ở nhà

- Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ,cách chế biến bữa ăn ở nhà đẻ trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt nhất cả ở trường và ở nhà

6 Phòng chống suy dinh dưỡng.

- Vận động nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lí

- Xây dựng thực đơn bữa ăn học đường hợp lí, với những khu vực có nhiều trẻ bịsuy dinh dưỡng khi tính toán thực đơn sử dụng tỉ lệ chất béo hợp lí

Theo dõi tăng trưởng với chuẩn tăng trưởng của WHO NĂM 2006 để phát hiệnsớm tình trạng suy dinh dưỡng khi tính toán thực đơn sử dụng tỉ lệ chất béo tối đa theonhu cầu khuyến nghị

- Theo dõi đường phát triển của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng nếu đường phát triểncủa trẻ nằm ngang hay đi xuống điều này có nghĩa là trẻ phát triển không tốt Cần tìmnguyên nhân phối hợp với gia đình để có biện pháp can thiệp sớm, kịp thời chăm sócphòng chống suy dinh dưỡng

* Lưu ý các giai đoạn nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng.

- Thời gian trẻ cai sữa mẹ: Không nên cai sữa cho trẻ khi trời đang quá nóng hoặcquá lạnh khi trẻ đang bị ốm hoặc biếng ăn Cần chế biến kĩ và thay đổi khẩu vị cho trẻ

đỡ chán

- Giai đoạn chuyển chế độ ăn từ bột sang cháo, từ cháo sanh cơm mà trẻ chưa cóthể thích nghi kịp

Ngày đăng: 22/12/2019, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w