1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi

21 2,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục trong trường mầm non là hết sứccần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ, thông qua đó nhâncách của trẻ được hì

Trang 1

I. Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục trong trường mầm non là hết sứccần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ, thông qua đó nhâncách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện, chính vì vậy khi xây dựngmôi trường học tập cần phải hướng vào trẻ để trẻ được chủ động, tích cực thamgia vào các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “Học

mà chơi, chơi mà học”

Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất đểgiáo dục trẻ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương phápdạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phảnbiện và giải quyết vấn đề cho trẻ Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tíchhợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội ngũgiáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Nhiệm vụ năm học

2017 – 2018 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chấtlượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động chotrẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Muốn làm được diều đó cần phải xây dựng một môi trường học tập giúp trẻthích thú khi được tham gia các hoạt động bên trong và bên ngoài lớp học mộtcách tích cực Tuy nhiên, khi xây dựng môi trường bản thân cũng vấp phải nhữnghạn chế nhất định như: lúng túng trong việc bố trí trang thiết bị chưa phong phú,trẻ ít được tham gia vào các góc chơi, thiết kế các góc chưa linh hoạt, khai thácchưa hiệu quả, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn mang tính gò bó trẻ, chưabiết áp dụng hình thức gợi mở lấy trẻ làm trung tâm

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng

môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường

Mầm non Họa Mi”.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu của việc nghiên cứu là giúp cho trẻ được học tập trong một môitrường thuận lợi sạch sẽ an toàn thân thiện đầy tình yêu thương mà ở đó trẻ đượctôn trọng và tự do thể hiện được giá trị của bản thân Đưa ra một sô giải pháp giúptrẻ tiếp xúc với môi trường lớp học an toàn thân thiện mà ở đó trẻ là trung tâmgiúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 2

Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chotrẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Họa Mi

4 Giới hạn của đề tài

- Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

- Học sinh lớp lá 1 trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng Điền

- Thời gian từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách báo, qua mạng internet

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thực hành luyện tập

- Phương pháp điều tra khảo sát

II Phần nội dung

Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở cáchoạt động tìm tòi khám phá của trẻ Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó đểphát triển khả năng, năng lực của mình Trước những vấn đề trên, không chỉ chotrẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờchơi và mọi lúc mọi nơi Cho nên việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp chotrẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được

tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điềumới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỷ năng của trẻ được củng cố và

bổ sung

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm,

xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý Do đó, mỗi trẻ em có hứngthú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công Trẻhọc bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang

Trang 3

hứng thú và đang thực hiện Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻđược trải nghiệm Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp nhữngđiều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc,giáo dục trẻ ở trường mầm non Hiệu quả của những hoạt động này nhằm gópphần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ Có nhiều cách phânloại môi trường giáo dục: Có quan điểm cho rằng, môi trường giáo dục mầm nonbao gồm môi trường tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồnnước, cây xanh, địa điểm trường) và môi trường xã hội (bao gồm: bầu không khígiao tiếp trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa conngười với con người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, vănhóa khác…) Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môitrương vật chất và môi trường xã hội Môi trường vật chất trong trường mầm nonbao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chứccác hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ Môi trường vật chất tạo cho trẻ những

cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thểchất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộnhững điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hìnhthành nhân cách của mình Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây làmôi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ,giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh Môi trường này vừamang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình Việc phân loại môi trường

có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non Theo tôi, môitrường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻhoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt… qua đó, nhân cách trẻ sẽ đượcphát triển tốt và thuận lợi

Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ làphương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi.Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hútđược sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội đểthỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trongtừng thời kì

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Năm học 2017-2018 tôi được giao phụ trách lớp lá 1 với tổng số 44 cháu, 19

nữ 25 nam Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng đa số các cháu còn rụt rèrất nhiều, không dám thể hiện bộc lộ ý kiến cá nhân vì sợ sai Môi trường hoạt

Trang 4

động học tập vui chơi còn nhiều hạn chế Nên tôi thường xuyên thay đổi môitrường học tập trong và ngoài lớp với nhiều đồ dùng đồ chơi hình thức đa dạng vàphong phú nhằm giúp trẻ hứng thú hơn

Bản thân được tham gia tập huấn trong các đượt tập huấn về làm đồ dùng đồchơi, và cũng có chút khéo tay trong việc trang trí sắp sếp xây dựng môi học tậpvui chơi của trẻ, đã tham gia nhiều cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi trong và ngoàilớp học đạt giải cấp trường cấp huyện Có đầu tư nghiên cứu trong việc làm đồdùng đồ chơi, trình bày trang trí môi trường khoa học, đẹp mắt, phong phú, đadạng, thường xuyên thay đổi các đồ dùng đồ chơi sắp xếp môi trường học tập vuichơi mới mẽ để tạo hứng thú cho trẻ, phục vụ cho việc học tập vui chơi của trẻ cóhiệu quả

Tuy nhiên trẻ dễ hứng thú hoạt động nhưng mau chán, chỉ tập trung sự chú ýtrong thời gian ngắn

Đa số trẻ là con em dân nông thôn, ít được tiếp xúc với môi trường ngoài xãhội hiện đại, cơ hội để thể hiện bản thân còn hạn chế nên trẻ còn nhút nhát khitham gia vào hoạt động

Còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm và chưa dành thời gian để phối hợp vớigiáo viên trong việc cho trẻ hoạt động học tập vui chơi ở trường, mà chỉ nặng vềkiến thức về việc hôm nay ở trường con mình học được điều gì mà quên đi rằng ởtrường trẻ còn có nhiều hoạt động khác cần được tham gia

* Khảo sát chất lượng đầu năm

Nội dung

Chưa có Thỉnh thoảng Thường xuyên

Ghi chú

Số lượng Tỉ lệ

Số lượng Tỉ lệ

Số lượng Tỉ lệ

Trang 5

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực

sự cần thiết và quan trọng Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác

tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ,thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện Một môitrường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trờiphù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất củatrẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻhoạt động tích cực, sáng tạo Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô vớitrẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻđược chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè,nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhànghơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo vàbạn bè hơn

Hiện tại, từ những thực trạng trên tôi sẽ tiếp tục khai thác vận dụng các điềukiện thuận lợi khó khăn để từ đó phát triển thêm một số biện pháp, giải pháp khácnhau nhằm khắc phục những hạn chế mà đề tài đã đưa ra

3 Nội dung và hình thức của giải pháp:

a Mục tiêu của giải pháp

Từ những nguyên nhân yếu tố thực trạng trên nên tôi chọn những biện phápgiải pháp nhằm mục đích giúp trẻ có được môi trường thuận lợi nơi đó mình làtrung tâm của sự quan tâm ưu tiên giúp trẻ phát triển toàn diện về 4 mặt Để trẻbước đầu bước vào lớp 1 thuận lợi

Khi thực hiện đề tài này thành công sẽ giúp cho trẻ hứng thú phát huy tínhtích cực vào các hoạt động sinh hoạt và học tập Giáo viên thì ngày càng nâng caotrình độ chuyên môn từ đó làm cho nhận thức của phụ huynh thay đổi về việc chotrẻ đến trường không chỉ được học học ăn ngủ mà còn được tham gia các hoạtđộng khác một cách đầy hứng thú và được tôn trọng

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.

Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú,khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ Muốn làm tốt điều đóbản thân tôi đã đưa ra những biện pháp như sau:

Biện pháp 1: Tạo môi trường

Môi trường trong lớp

Trang 6

- Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động,phù hợp với chủ đề và phù hợp với lứa tuổi Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạtđộng trong lớp đảm bảo an toàn phù hợp với không gian, thuận tiện cho việc sửdụng của cô và trẻ Sắp xếp thiết bị, đồ chơi, theo hướng mở, kích thích sự chú ý

và hứng thú tìm tòi, khám phá của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ được hợp tác trò chuyện

và chia sẻ ý kiến với bạn bè từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển Việc trang trímôi trường trong lớp tôi đã chia thành nhiều mảng khác nhau với nhiều cách sắpxếp khác nhau như:

+ Trang trí các hình ảnh xung quanh lớp:

- Trang trí hình ảnh phù hợp với chủ đề

Ví dụ : Chủ đề : “Tết và mùa xuân” thì tôi đã dùng cành cây khô kết hoa đàohoa mai, treo các dây may mắn, câu đối, gói bánh chưng bánh tét để trang trí gócchủ đề nhằm đặc tả đặc trưng của ngày tết cổ truyền của dân tộc

Hình ảnh trang trí chủ đề Tết và mùa xuân

- Phải trang trí theo hình thức cuốn chiếu theo các chủ đề nhánh của từngtuần

Ví dụ : Chủ đề : “Thế giới thực vật” thì có các chủ đề nhánh là:

+ Nhánh1: Một số loài hoa+ Nhánh 2: Rau củ quả bé thích+ Nhánh 3: Cây xanh và môi trường sống

Trang 7

- Mỗi tuần phải trang trí 1 nhánh với hình ảnh phù hợp với đặc điểm củatừng chủ đề nhánh khác nhau (có thể là sản phẩm của trẻ) Khi trang trí ba chủ đềnhánh xong qua chủ đề khác thì bóc dần từng nhánh một và dán chủ đề mới vào.

- Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, có thể dán tên gọi ở mỗi bứctranh để tích hợp chữ viết vào, khuyến khích sản phẩm của trẻ tự làm

- Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ, không quá cao, không quá thấp.+ Xây dựng các góc hoạt động trong lớp: Trong lớp học không thể thiếu cácgóc chơi của trẻ nên cần đảm bảo đủ số lượng góc cho trẻ chơi Tùy theo khônggian, diện tích của lớp có thể bố trí góc chơi hợp lý Các góc hoạt động chínhđược duy trì thường xuyên Bố trí các góc linh hoạt để có thể di chuyển được Cầnđảm bảo an toàn cho trẻ, có đủ đồ chơi và phương tiện đặc chưng của từng góc

- Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện chotrẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt độngphong phú, đa dạng hơn Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với

đồ vật và rèn luyện kỹ năng

- Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn

ào, các góc cần có không gian hoạt động lớn xen kẻ với các góc cần diện tíchnhỏ

Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xâydựng tránh lối đi lại Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài trời…

- Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận độngcủa trẻ

- Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động

Ví dụ : Sử dụng giá dựng đồ chơi trong lớp quay lại tạo thành ranh giới chogóc chơi Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quansát của giáo viên

- Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thíchhứng thú của trẻ

- Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đềđang thực hiện

Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Tết mùa xuân” góc sách có thể đặt “Thư việnngày xuân” nhưng khi sang chủ đề “Thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “Thưviện của các loại hoa”

Trang 8

Ví dụ: Ở góc phân vai chủ đề tết và mùa xuân tôi đã chuẩn bị các loại rau,hoa quả, vỏ bánh, trái cây, các lon nước ngọt, quần áo đồ chơi để cháu làm gianghàng bán chợ ngày tết

Góc phân vai chủ đề Tết và mùa xuân

- Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn

- Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng dạy học mầm non, đồ chơi sạchsẽ

- Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, chữ số hoặccác hình học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà khôngcần sự trợ giúp của cô, trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình

Trang 9

Ví dụ: Tôi đã ghi ký hiệu lên tất cả đồ dùng như: Sách các loại, bút, sáp màu,

đồ dùng cá nhân như khăn lau mặt, dép đi trong nhà, ly uống nước Đến giờ họchoặc khi cần trẻ chỉ tự lấy và tự cất gọn gàng vào nơi quy định

-Mang tính mở và được bổ sung theo giai đoạn Tùy vào từng chủ đề hay đềtài mà chọn nguyên vật liệu chơi phù hợp nhưng ta phải ưu tiên chọn những đồchơi nguyên vật liệu mà trẻ có thể dùng được ở nhiều chủ đề khác nhau nhằmkích thích tính tư duy sáng tạo ở trẻ

-Mang sắc thái vùng, miền: Nguyên vật liệu của địa phương (đưa ản phẩmcủa địa phương vào)

-Tận dụng nguyên vật liệu dễ tìm phù hợp với địa phương để làm đồ chơicho trẻ (ví dụ: các loại nông sản tại địa phương như bắp lúa để cháu có thể làmhột hạt để sắp thành các chữ cái, các hình học , các loại lá cây để làm đồ chơidân gian như các con vật, các loại mủ đội đầu, các loại đồ chơi cho trẻ chơi) tạomôi trường giáo dục thân thiện, an toàn giúp trẻ được chăm sóc và phát triển tốtnhất

Góc địa phươngvới các nguyên liệu có sẵn tại địa phương

+ Trang trí trong các góc chơi

- Trang trí phải linh hoạt, hấp dẫn trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên giúp trẻ hứngthú trong quá trình hoạt động học tập vui chơi

- Trang trí phải giúp đở và hổ trợ trẻ trong quá trình vui chơi học tập

Trang 10

Ví dụ : Góc học tập tôi đã cắt các chữ cái mà trẻ hay lẫn lộn kết hợp với đó

là hình ảnh gắn liền với chữ cái đó như chữ “b” thì gắn liền với quả bóng, chữ “p”thì tương ứng cái đèn pin hay chữ “d” gắn liền với hình ảnh chú dế dễthương nhằm giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn về chữ cái đó

Hình ảnh trang trí góc học tập

- Khi môi trường trong lớp đã được sắp xếp, muốn trẻ được chơi tích cực,chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi trong các góc hoạt động ngay từ đầu tôiphải biết cách giới thiệu các góc chơi và quản lý tốt qua trình trẻ chơi trong cácgóc Điều này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò chơi, thudọn và cất đồ chơi đúng quy định Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các gócchơi tiến hành chủ yếu vào đầu năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ, chưa quen với đồdùng đồ chơi quanh lớp, chưa biết tên đồ chơi, vị trí đồ chơi và các chỗ để chơi vìvậy tôi phải giúp trẻ biết nơi để các đồ chơi, các góc chơi bắt đầu từ đâu, kết thúc

ở đâu Giới thiệu góc chơi nên tiến hành ngay đầu giờ chơi hoặc vào giờ sinh hoạtchiều Khi trẻ đã quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ chơi thì cứ mỗi đầuchủ đề nên giới thiệu nội dung chơi của từng chủ đề (từng nhánh chủ đề)

- Khi trẻ chơi cô phải bao quát trẻ, động viên, hướng dẫn những trẻ còn nhútnhát Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo hơn

Ví dụ: Cô nhập vai vào người mua hàng: “Chào cô! bán cho tôi bông hoa”,

“Bao nhiêu vậy cô?”, “Cho tôi xin, tôi cám ơn” Trẻ thấy cô làm như vậy trẻ sẽbắt chước cách mua hàng giống cô để giáo dục trẻ phải biết lễ phép, phải biếtcách xưng hô

Ngày đăng: 25/04/2018, 17:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w