“Suy đoán vô tội là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc tôn trọng các giá trị cao quý của con người (nhân phẩm, danh dự) trong xã hội và coi một người có đủ tư cách công dân với các quyền, nghĩa vụ do Hiến pháp và pháp luật quy định, khi người đó chưa bị Tòa án ( cơ quan có thẩm quyền xét xử) kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự là một trong những quyền con người thể hiện những nhu cầu lợi ích mang tính tự nhiên vốn có của mỗi người bị buộc tội được pháp luật tư pháp hình sự quy định, nhu cầu lợi ích ở đây cụ thể là sự vô tội của bản thân người bị buộc tội khi không có chứng cứ chứng minh là họ có tội. Suy đoán vô tội (Điều 13) là một trong 27 nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015. Suy đoán vô tội được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Ở Việt Nam, việc ghi nhận và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội giúp cho quá trình tố tụng ngày càng tiến bộ, dân chủ, phù hợp với cải cách tư pháp. Vì vậy việc tìm hiểu và nắm vững nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội là rất cần thiết, từ đó chỉ ra ý nghĩa, thực tiễn, tính cấp bách của việc áp dụng nguyên tắc.
Trang 1Bài 5 : Nguyên tắc “suy đoán vô tội” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
A MỞ ĐẦU
“Suy đoán vô tội là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc tôn trọng các giá trị cao quý của con người (nhân phẩm, danh dự) trong xã hội và coi một người có đủ tư cách công dân với các quyền, nghĩa vụ do Hiến pháp và pháp luật quy định, khi người đó chưa bị Tòa án ( cơ quan có thẩm quyền xét xử) kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật
Quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự là một trong những quyền con người thể hiện những nhu cầu lợi ích mang tính tự nhiên vốn có của mỗi người bị buộc tội được pháp luật tư pháp hình sự quy định, nhu cầu lợi ích ở đây cụ thể là sự vô tội của bản thân người bị buộc tội khi không
có chứng cứ chứng minh là họ có tội
Suy đoán vô tội (Điều 13) là một trong 27 nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 Suy đoán vô tội được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại Ở Việt Nam, việc ghi nhận và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội giúp cho quá trình tố tụng ngày càng tiến bộ, dân chủ, phù hợp với cải cách tư pháp Vì vậy việc tìm hiểu và nắm vững nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội là rất cần thiết, từ đó chỉ ra ý nghĩa, thực tiễn, tính cấp bách của việc áp dụng nguyên tắc
B NỘI DUNG
1 Lịch sử hình thành của nguyên tắc suy đoán vô tội
Thực chất suy đoán vô tội xuất từ thế kỷ thứ 6, thời Lã Mã cổ đại hoàng đế
La Mã Justinian đã ban hành một bản tóm lược luật La Mã được gọi là “Digest of Justinian”, trong đó một quy định về nguyên tắc chung liên quan đến chứng
Trang 2minh mà nội dung của nó là: Trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo, bên khẳng định chứ không phải bên phủ định Sau đó, trong các triều đại La Mã, nguyên tắc này được áp dụng trong quá trình xét xử hình sự và bắt đầu khẳng định nghiã vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội và một hệ quả tất yếu là bị cáo luôn được coi là vô tội
Tuy nhiên, suy đoán vô tội chỉ chính thức được xem như một nguyên tắc mang tính công cụ của pháp luật bởi luật gia người Pháp Jean Lemoine nhằm ủng
hộ cho một cách suy luận mang tính pháp lý rằng hầu hết mọi người không phải
là tội phạm và được quy định tại Điều 9 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng hòa Pháp ngày 26/8/1789 trong thời gian cách mạng tư sản Pháp như sau:
“Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội; nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt mức cần thiết cho việc bắt giữ đều
bị luật pháp xử phạt nghiêm khắc” Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng hòa Pháp được coi là mốc son trong lịch sử hình thành và phát triển nguyên tắc suy đoán vô tội Nguyên tắc này đã được công nhận và quy định trong Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc là: “Một người bị buộc tội có hành vi phạm tội được coi là vô tội cho đến khi sự phạm tội của người
đó được xác định một cách hợp pháp trong một vụ xét xử công khai, trong đó có những sự bảo đảm cần thiết cho việc bào chữa của người đó” và trong khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật…” Sau này, tư tưởng về suy đoán vô tội ngày càng có tính quốc tế khi được thừa nhận trong nhiều điều ước quốc tế mà nhiều quốc gia ký kết hoặc gia nhập
Cũng giống như nhiều nguyên tắc khác của pháp luật, suy đoán vô tội chỉ trở thành nguyên tắc của luật tố tụng hình sự trong giai đoạn lịch sử nhất định
Trang 3Ở nước ta, trước Hiến pháp năm 2013 được ban hành, thuật ngữ “suy đoán
vô tội” chưa được các bản Hiến pháp trước đó và pháp luật tố tụng hình sự sử dụng
và ghi nhận chính thức Tuy nhiên, trên cơ sở những tư tưởng tiến bộ về các quyền dân sự và chính trị của con người nội dung của nguyên tắc này đã được đề cập tại Điều 72 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001); Điều 10, Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”
Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 tiếp tục ghi nhận tư tưởng về suy đoán vô tội thông qua quy định tại Điều 9: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” và “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”
Hiến pháp 2013 cũng kế thừa tư tưởng này tại khoản 1 Điều 31 “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” Cụ thể hóa quan điểm tiến bộ này, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 có 27 nguyên tắc cơ bản, trong đó Điều 13 quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật Khi không đủ
và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”
2 Một số khái niệm
– Nguyên tắc
Nguyên tắc của luật tố tụng hình sự được hiểu là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự
– Suy đoán
Trang 4Thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng La tinh “praesumptino”, được hiểu
là coi vấn đề, hiện tượng nào đó là đúng đắn cho đến khi chưa có lý do bác bỏ vấn
đề, hiện tượng đó
– Người bị buộc tội
Bộ luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể về khái niệm ‘’Người bị buộc tội’’ Tuy nhiên tại khoản điều 4 BLTTHS 2015 có quy định về các dạng người bị buộc tội bao gồm:
+ Bị cáo: (Điều 61)
+ Người bị bắt (Điều 58)
+ Người bị tạm giữ (Điều 59)
+ Bị can (Điều 60)
+ Bị cáo (Điều 62)
– Chứng minh trong tố tụng hình sự
Chứng minh trong tố tụng hình sự là việc sử dụng các chứng cứ, các tình tiết phản ánh về vụ án hình sự cần phải được làm rõ để giải quyết các vụ án hình
sự đúng pháp luật
– Bản án kết tội của Tòa án
Bản án kết tội của tòa là một loại văn bản tố tụng đặc biệt do Toà án nhân danh Nhà nước ban hành bởi tập thể HĐXX sau khi kết thúc hoạt động xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm một vụ án cụ thể
3 Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội
Điều 13 Suy đoán vô tội
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Trang 5Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình
tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội
Nguyên tắc suy đoán vô tội đã được chính thức ghi nhận trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 Nguyên tắc suy đoán vô tội có nội dung:
Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định
và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Nguyên tắc này khẳng định chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền phán quyết, xác định một người có tội bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật Chừng nào chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tội vẫn là người vô tội Nói cách khác, thời gian suy đoán vô tội của người bị buộc tội là
từ thời điểm Viện kiểm sát buộc tội đến thời điểm bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật Bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể là bản
án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm Các cơ quan tố tụng một mặt phải đối xử với
họ như người không có tội, mặt khác, phải tạo mọi điều kiện để người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa và các quyền tố tụng khác
Trong pháp luật hình sự, thuật ngữ “người bị buộc tội” trong BLTTHS 2015 dùng để chỉ người đã thực hiện hành vi được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, hành vi của người đó đã cấu thành tội phạm Thuật ngữ “người bị buộc tội” chỉ một thực tế khách quan là một người đã thực hiện tội phạm chứ không phải tùy thuộc vào nhận định chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng Do vậy, thuật ngữ
“người bị buộc tội” khác với thuật ngữ người “bị coi là có tội” trong BLTTHS
2003 Theo quy định nói trên thì một người dù có bị tạm giữ, bị khởi tố bị can,
bị tạm giam, đã bị xét xử sơ thẩm và bản án đó chưa có hiệu lực pháp luật thì vẫn chưa phải là người có tội Họ mới chỉ là người bị tình nghi, người đã có hành vi phạm tội Khái niệm có hành vi phạm tội và có tội là hai khái niệm khác nhau
Trang 6Thực tiễn cho thấy, nhận thức xã hội về điều này còn chưa đúng Thật đáng buồn hơn, ngay cả người tiến hành tố tụng vẫn cho rằng, đã bị khởi tố bị can, đã bị tạm giam… là có tội, vì có tội nên mới bị cơ quan điều tra tạm giam và đối xử với họ như những người có tội!
Thứ hai, nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục luật định
Tại Điều 15 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về ngyên tắc xác định sự thật vụ án như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh
là mình có tội.”
Có thể thấy, quy định trên không chỉ thuộc nội dung nguyên tắc xác định sự thật của vụ án mà thuộc về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội Bởi vì, cùng với việc khẳng định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định
và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì cũng có nghĩa thừa nhận người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình Để xác định một người là người phạm tội, trên cơ sở đó tiến hành truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh được người đó là người thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó Trên thực tế, có thể một người đã thực hiện tội phạm Về khách quan, họ là người phạm tội, nhưng nếu không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi được luật hình sự coi là tội phạm, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó Chứng minh tội phạm là một quá trình Quá trình đó diễn ra ở cả giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử
Trang 7Như vậy, đồng nghĩa với việc tại phiên toà bị cáo có quyền im lặng tức là không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử BLTTHS 2015 tuy không quy định quyền im lặng của người bị buộc tội thành một nguyên tắc riêng nhưng việc quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” tại điểm d khoản 1 Điều 58; điểm c khoản 2 Điều 59; điểm d khoản 2 Điều 60
và điểm h khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015 đã mặc nhiên thừa nhận quyền im lặng của những người này
Ở các nước có hệ thống tố tụng theo kiểu tranh tụng thì nguyên tắc này được xác định rõ ràng và được đảm bảo thực thi trong thực tế một cách nghiêm chỉnh Khi cảnh sát bắt giữ một người, thì câu đầu tiên cảnh sát nói là: “Anh có quyền im lặng, bất cứ điều gì anh nói có thể là bằng chứng chống lại anh trước tòa …” Pháp luật tố tụng hình sự của Nhật Bản còn quy định rõ: Người bị bắt giữ có quyền không khai báo gì khi họ chưa được tiếp xúc với luật sư Việc được quyền im lặng ngay từ khi bị bắt giữ ban đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm cho nguyên tắc suy đoán vô tội được thi hành trong thực tế Thời gian ban đầu khi
bị bắt giữ, người bị tình nghi thường rất hoang mang, lo sợ cho thân phận của mình
… Họ rất dễ bị chi phối và có khi bị lệ thuộc bởi hoàn cảnh khách quan Nhất là khi họ bị dụ cung, ép cung … và thực tế cho thấy nhiều người đã buộc phải theo sự gợi ý của Điều tra viên để khai nhận những việc không xảy ra trong thực tế (Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang; ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận; ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình là điển hình) Việc tiếp xúc với luật sư ngay từ ban đầu sẽ làm cho người bị bắt giữ yên tâm, luật sư sẽ tư vấn cho họ về việc khai báo cũng như việc có mặt của luật sư sẽ hạn chế việc làm sai trái của điều tra viên (nếu có) Đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người không phạm tội
Trang 8Để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, trên cơ sở đó truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được người bị buộc tội là người thực hiện hành vi phạm tội nào đó được quy định trong BLHS Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó Điều này đồng nghĩa với việc, nếu hoạt động tố tụng không chứng minh được người đó đã thực hiện tội phạm thì không thể truy cứu, kết tội họ Chứng minh tội phạm là một quá trình diễn ra ở cả ba giai đoạn điều tra – truy tố – xét xử Ba giai đoạn này độc lập nhưng lại có cơ chế giám sát, chế ước,
bổ sung cho nhau nhằm bảo đảm việc kết tội được chính xác, không làm oan người không phạm tội Từng chủ thể của giai đoạn tố tụng phải có nghĩa vụ chứng minh tội phạm ở giai đoạn của mình phụ trách và chịu trách nhiệm về việc chứng minh đó
Thứ 3, việc truy tố, xét xử phải tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
Nội dung này nhấn mạnh yêu cầu về mặt thủ tục pháp lý, là dấu hiệu quan trọng nhất của chế độ pháp quyền, theo đó, thủ tục công khai, minh bạch là đòi hỏi
số một cho việc bảo vệ quyền con người chống lại sự truy bức tùy tiện
Công ước của Liên hợp quốc đã nêu trên khẳng định: “Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền tự do đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà pháp luật đã quy định” (Điều 9.1)
Theo tinh thần đó, tại nhiều điều luật cụ thể, BLTTHS năm 2015 đã nhấn mạnh các yêu cầu nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục, coi đó cũng là một nguyên tắc của tố tụng hình sự Điều 7 của BLTTHS xác định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định” Chứng cứ sẽ vô hiệu (Điều 87), hồ sơ phải được trả
Trang 9lại để điều tra bổ sung (Điều 236 và 280), bản án bị hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại khi xét xử phúc thẩm (Điều 358) và trong thủ tục giám đốc thẩm (khoản 3 Điều
371, Điều 388) nếu phát hiện có vi phạm thủ tục tố tụng
Trong giai đoạn điều tra, truy tố nếu không chứng minh được bị can đã thực hiện hành tội phạm mà thời hạn điều tra đã hết thì cơ quan có thẩm quyền phải
ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại điều 230 và điều 248 của BLTTHS 2015
Trong giai đoan xét xử nếu không đủ căn cứ để xác định bị cáo có tội thì Hội đồng xét xử ra bản án tuyên bố bị cáo vô tội
Thứ tư, phải đảm bảo xem xét các tình tiết vụ án 1 cách khách quan, đầy đủ
Khách quan là dựa vào sự thật trước mắt, tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức, ý muốn con người
– Đảm bảo xem xét vụ án tình tiết vụ án một cách khách quan thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện không bị chi phối bới ý chí của người khác và không xem xét vụ án một cách phiến diện
– Đảm bảo xem xét tình tiết vụ án vụ án một cách đầy đủ là bất cứ vụ án nào cũng phải được chứng minh theo thủ tục đầy đủ theo quy định của luật tố tụng hình sự tránh tình trạng rút gọn nhằm đẩy nhanh quá trình điều tra làm bỏ sót tình tiết quan trọng vụ án làm vụ án sai lệch so với sự thật gây ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
=> Đảm bảo xem xét tình tiết vụ án một cách khách quan đầy đủ nhằm xác định sự thật vụ án một cách đúng đắn chính xác nhất, từ đó xem xét bị cáo có tội hay không có tội để đưa ra một bản án xét xử đúng người đúng tội
Trang 10Trong thực tế hiện nay có nhiều trường hợp nhằm đẩy nhanh quá trình điều tra vụ án đã xảy ra nhiều vụ bức cung nhục hình đã vi phạm nghiêm trọng đến thủ tục điều tra, gây ra nhiều vụ oan sai.vậy để đảm bảo tình tiết vụ án ược xem xét một cách khách quan đầy đủ thì cơ quan diều tra cũng có vai trò rất quan trọng
4 Thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc
Trong thực tế hoạt động tố tụng hình sự có nhiều người bị buộc tội, bị truy
tố trước Tòa án nhưng Tòa án không kết tội, bản án của Tòa án đã tuyên bố người
bị buộc tội không phạm tội như cáo trạng đã truy tố Có người bị buộc tội đã có bản án có hiệu lực pháp luật nhưng người bị kết án đó vẫn được quyền suy đoán là mình vô tội, đó là khi họ bị kết án oan Ví dụ như: Án oan Nguyễn Thanh Chấn, án oan Huỳnh Văn Nén,…
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn:
Đây là một vụ án oan, theo đó ông Nguyễn Thanh Chấn (sinh năm 1961 tại Bắc Giang) đã bị kết án chung thân về tội giết người Ông chỉ được trả từ do vào tháng 11.2013 sau khi hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú Tính đến thời điểm
đó ông đã phải ngồi tù hơn 10 năm Đây là một trong những vụ án oan gây nhiều
dư luận trong xã hội bởi nhiều người cho rằng cơ quan điều tra đã dùng nhục hình, bức cung để buộc nghi phạm nhận tội Từ vụ án oan của ông Chấn, Ủy ban tư pháp Quốc hội đã yêu cầu phải rà soát kỹ những đơn thư kêu oan, nhất là các trường hợp có mức phạt tù 20 năm, chung thân, tử hình…
Theo Báo cáo tổng kết công tác Tòa án hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao thì năm 2013, Tòa án trong cả nước tuyên án 21 người không phạm tội và năm
2015 đã tuyên án 22 người không phạm tội Kết quả này cho thấy, không phải người buộc tội nào cũng là người bị kết tội và việc đưa nguyên tắc suy đoán vô tội chính thức trở thành một quy định trong BLTTHS 2015 đã đang góp phần làm cho quá trình tố tụng ngày càng tiến bộ, dân chủ, phù hợp với cải cách tư pháp