1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam

74 152 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 172,2 KB

Nội dung

và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế cần tiếp tục có những nghiên cứu vềmặt lý luận nhằm nhận thức đúng đắn, đầy đủ nội dung của nguyên tắc này trong hệthống thống các ng

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM NGUYỄN VIẾT CƯỜNG

NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM NGUYỄN VIẾT CƯỜNG

NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên nghành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS ĐINH THẾ HƯNG

HÀ NỘI, năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu tríchdẫn theo nguồn đã công bố Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưađược công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Phạm Nguyễn Viết Cường

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP

LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI 6 1.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội 6 1.2 Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và một số nguyên tắc

khác trong tố tụng hình sự. 17 1.3 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới 21

CHƯƠNG 2 SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG 26 2.1 Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về các

quyền của người bị buộc tội 26 2.2 Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng minh

và chứng cứ trong tố tụng hình sự 27 2.3 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự 30 2.4 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự 34 2.5 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội 42

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM

THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI 54 3.1 Một số yêu cầu bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội 54 3.2 Một số giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực tiễn 56 3.3 Một số giải pháp khác 63

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

: Hội đồng xét xử: Suy đoán vô tội: Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân tối cao: Tố tụng hình sự

: Tiến hành tố tụng: Viện kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đang Cải cách tư pháp trong bối cảnh xây xựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân - một Nhà nước mà ở đó quyềncon người trong đó có quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự được tôntrọng và bảo vệ Một trong những yêu cầu của nhà nước pháp quyền là phải xâydựng cho được hệ thống pháp luật thống nhất, chặt chẽ và đồng bộ Pháp luật tốtụng hình sự với tư cách là cơ sở pháp lý cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tộiphạm nhằm phát hiện xử lý tội phạm, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người cũngcần đáp ứng yêu cầu đó

Pháp luật tố tụng hình sự đáp ứng các đòi hỏi của nhà nước pháp quyền,trước hết thể hiện ở chỗ hệ thống nguyên tắc của nó với tư cách là những quan điểmchỉ đạo làm nền tảng và xuyên suốt các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, hoạtđộng tố tụng hình sự cần được thể hiện đầy đủ, toàn diện và đồng bộ Là các nguyêntắc cơ bản, cốt lõi và quan trọng của tố tụng hình sự Trong hệ thống các nguyên tắccủa tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội đóng vai trò hết sức quan trọng vàcó thể nói đây là một trong những nguyên tắc cơ bản và là trụ cột chính kiến tạo nên

hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nước ta Việc nghiên cứu nguyên tắc này trên cả

ba phương diện: lý luận, lập pháp và thực tiễn có vai trò rất lớn trong việc hoànthiện pháp luật tố tụng hình sự cũng như hoạt động áp dụng nó nhằm đạt được mụcđích của tố tụng hình sự Pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới đã mặcnhiên thừa nhận nguyên tắc SĐVT và coi nó là một trong những nguyên tắc của tốtụng hình sự của quốc gia mình Không loại trừ nước ta, Nguyên tắc suy đoán vô tộiđược pháp luật Việt Nam ghi nhận một cách đầy đủ trong Bộ luật TTHS Việt nam

2015 với tư cách là một nguyên tắc cơ bản

Với tầm quan trong như vậy, nguyên tắc suy đoán vô tội đã được quan tâmnghiên cứu trong khoa học pháp luật trong và ngoài nước từ lâu Tuy nhiên, đểnguyên tắc này được thể hiện đầy đủ, toàn diện và đồng bộ trong pháp luật TTHS

Trang 7

và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế cần tiếp tục có những nghiên cứu vềmặt lý luận nhằm nhận thức đúng đắn, đầy đủ nội dung của nguyên tắc này trong hệthống thống các nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt Nam, đánh giá sự thể hiệnnguyên tắc này trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng nó,đặc biệt là thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội kể từ khi nó được chínhthức ghi nhận đày đủ là một nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam trong Bộ luậtTTHS 2015 Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy vẫn còn tình trạng không nhận thứcđúng đắn, đày đủ nguyên tắc suy đoán vô tội dẫn đến vi phạm nguyên tắc suy đoán

vô tội của các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến tình trạng chẳng những bỏ lọt tộiphạm mà còn làm oan người vô tội Thực tiễn đó đòi hỏi có những giải pháp vềpháp luật cũng như tổ chức thực hiện đúng đắn để đảm bảo cho nguyên tắc suy đoán

vô tội được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, góp phần bảo vệ quyền con ngườitrong TTHS cũng như đảm bảo được mục đích của TTHS Việt nam là: Bảo đảmphát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa,ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phầnbảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm Do đó, việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nguyên tắc SĐVT; nhữngđiểm mới tích cực, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đếnSĐVT trong BLTTHS 2015 Từ đó làm cơ sở đánh giá sự hoàn thiện của nguyên tắcSĐVT thể hiện trong BLTTHS 2015 Bên cạnh đó, đề xuất, đưa ra một số giải phápbảo đảm thực hiện các quy định về SĐVT trong thực tiễn là rất cần thiết hiện nay

Nhận thức như vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong

tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam, hiện nay các công trình, bài viết của các nhà khoa học vềnguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật TTHS vẫn còn hạn chế Các bài viết này

Trang 8

được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau nhưng về cơ bản vẫncùng một nội dung, mục đích chung là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyềncông dân, quyền của người bị buộc tội Bảo đảm các cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng thực hiện đúng quy định BLTTHS trong quá trình tố tụng.

Một số bài viết, công trình nỗi bật cụ thể, như: Luận án tiến sĩ “Bảo vệ quyềncon người bằng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự” của Nguyễn Quang Hiền; Bàiviết “Nguyên tắc suy đoán vô tội” trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2006của PGS TS Nguyễn Thái Phúc; Bài viết “Các nguyên tắc của tố tụng hình sự ViệtNam” của GS TSKH Đào Trí Úc; Bài viết “Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vôtội trong chế định về xét xử của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” của Ts Đinh ThếHưng; Bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội – nguyên tắc hiến định quan trọngtrong BLTTHS năm 2015” của GS.TSKH Đào Trí Úc, Khoa Luật, Đại học Quốcgia Hà Nội, Tạp chí Kiểm sát số 02 (2017); “Bình luận về nguyên tắc tranh tụngtrong BLTTHS năm 2015 Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi" (2015), Tạp chí Kiểmsát, số 09, của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc; Bài viết “Bảo đảm quyền con ngườitrong tố tụng hình sự - Khái quát các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật ViệtNam” Tác giả: PGS TS Trần Văn Độ Viện Nhà nước và pháp luật; "Bảo đảmnguyên tắc "suy đoán vô tội" và tính thống nhất giữa Hiến pháp với Bộ luật hình sự,

Bộ luật tố tụng hình sự" (2013) của Trịnh Tiến Việt…Tác giả Nguyễn Văn Hiện cóbài viết “ Tòa án và việc bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức” – Tạp chíNhà nước và pháp luật, tháng 8/1999 Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội xuấtbản cuốn “Quyền con người” (năm 2011) do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên…vv

Các công trình khoa học, các bài viết của các tác giả trên đã nghiên cứu các vấn

đề về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự nhưng chủ yếu thực hiện trướckhi Bộ luật TTHs 2015 được ban hành Những công trình trên rất có ý nghĩa để thực thiđược đề tài “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực

Trang 9

tiễn, luận văn khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nguyên tắc SĐVT là nguyêntắc cơ bản trong TTHS Việt Nam Từ đó, đưa ra kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiệnpháp luật TTHS cũng như các giải pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc suy đoán vôtội trong thực tiễn tố tụng hình sự Việt nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về SĐVT; các biệnpháp bảo đảm quyền SĐVT của người bị buộc tội

Phân tích, đánh giá sự thể hiện của nguyên tắc SĐVT trong TTHS Việt Nam Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc SĐVT trong quá trình giảiquyết các vụ án hình sự

Đề xuất giải pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các quan điểm lý luận về SĐVT Pháp luật thực định vềnguyên tắc SĐVT trong giải quyết vụ án hình sự (điều tra, truy tố, xét xử) Cácphương thức, giải pháp bảo đảm quyền nguyên tắc SĐVT trong quá trình tố tụng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật thực định về SĐVT; Những tàiliệu, bài viết, công trình đã được nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực SĐVT

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Những quan điểm của Mác-Lênin,

tư tưởng của Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nướcpháp quyền và Cải cách tư pháp

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hệthống, so sánh, phân tích, tổng hợp, ;Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các Hiếnpháp, BLTTHS, các văn bản pháp luật có liên quan, tham khảo các công trình

Trang 10

nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan Trong đó, haiphương pháp nghiên cứu và phân tích là hai phương pháp chủ đạo của luận văn.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về nguyên tắc SĐVT, nhữngyêu cầu đặt ra đối với cơ quan THTT, chủ thể THTT trong hoạt động điều tra, truy

tố và xét xử vụ án hình sự

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đưa ra các giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn, kiến nghị hoàn thiện quyđịnh pháp luật tố tụng trong giai đoạn cải cách tư pháp

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và pháp luật về nguyên tắc suy đoán

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ

NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI

1.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội

1.1.1 Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội

Trong tiếng Anh, thuật ngữ suy đoán vô tội được dịch từ “ presumption of

innocence” trong các tài liệu khoa học hay cụm từ “the right to be presumed innocent” trong các văn kiện quốc tế về quyền con người Chẳng hạn, Tuyên ngôn

phổ quát về quyền con người 1948 nêu “Everyone charged with a penal offence has

the right to be presumed innocent until proved guilty” (khoản 1, Điều 11), và tương

tự, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966 nêu “Everyone charged

with a criminal offence shall have the right to be presumed innocent until proved guilty” (khoản 2 Điều 14).[10]

Nguồn gốc của thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng La tinh

“praesumptino” hay trong tiếng anh “presump” được hiểu là coi vấn đề, hiện tượng

nào đó là đúng đắn cho đến khi chưa có lý do bác bỏ vấn đề, hiện tượng đó Luật

học không sử dụng “presump” theo nghĩa suy đoán, theo từ điển Longman nêu rõ trong lĩnh vực luật, “presump” được hiểu là ‘chấp nhận một điều gì đó là đúng cho

đến khi nó được chứng minh là không đúng’ Đây chính là khái niệm giả định, giả

thiết trong tiếng Việt [10] Như vậy với cách sử dụng thuật ngữ “presump” đã xuất hiện đến hai ý kiến với ý nghĩa khác nhau, “suy đoán” hoặc “giả định” Dưới góc ngữ nghĩa tiếng Việt thì đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau Việc “Suy đoán"

đòi hỏi phải có thông tin, dữ kiện, tài liệu, chứng cứ để khiến con người tin vào mộtđiều gì đó Còn Giả định được hiểu là “cho một cái gì đó là có thật để làm căn cứ đểtiến hành làm cái gì đó”

Theo ngôn ngữ đời thường, suy đoán là dựa vào cái này mà đoán ra cái khác.Trong pháp luật, suy đoán là một trong những kỹ thuật lập pháp, là suy đoán pháp lýnên phải chịu sự ràng buộc của pháp luật

Trang 12

Cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội có từ thời La-mã cổ đại khi người

ta cho rằng trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo và chỉ áp dụng trong tốtụng dân sự.[13] Tư tưởng này chỉ trở thành nguyên tắc pháp luật khi khi cách Cáchmạng tư sản Pháp thắng lợi cùng với đó là đòi hỏi ngày càng gay gắt của xã hội:Cần phải có biện pháp hạn chế, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán xâm phạm thôbạo quyền con người trong tố tụng hình hình sự từ phía nhà nước Suy đoán vô tội

được ví như là nguyên tắc “vàng” trong TTHS, một thành tựu vĩ đại của văn minh

nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người và chứng minh trong TTHS đã đượcthể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về Quyền chính trị,dân sự năm 1966 của Liên hợp quốc Luật TTHS của nhiều nhà nước văn minhcũng đã ghi nhận suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản trong luật TTHS Nguyên tắcnày có những nội dung sau đây:

- Người bị tình nghi, bị can, bị cáo luôn vô tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của toà án

- Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội, người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh sự vô tội của mình

- Mọi nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ đều phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo

- Bản án không được dựa trên những chứng cứ giả định

Hoạt động phát hiện, xử lý mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm,không làm oan người vô tội trong tố tụng hình sự là một dạng của hoạt động nhậnthức Chính vì vậy những quan điểm triết học về nhận thức nói chung cũng ảnhhưởng rất nhiều đến nhận thức trong tố tụng hình sự Lịch sử triết học đã cho thấy,xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là nguồn gốc của mọi tồn tại, ý thức quyếtđịnh vật chất…, các nhà triết học duy tâm cho rằng: Không phải thế giới vật chất màchính các ý niệm tinh thần mới là đối tượng của nhận thức Nhận thức là hoạt độngcủa linh hồn nhằm hồi tưởng lại những ý niệm tuyệt đối nằm ngoài thế giới vật chất.Con người không nhận thức được bản chất mà chỉ nhận thức được những đặc tính

bề ngoài của của sự vật hiện tượng, sự vật Chính những quan niệm duy

Trang 13

tâm về nhận thức này ảnh hưởng đến hoạt động chứng minh, thu thập chứng cứ và

xử lý tội phạm của luật TTHS trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ hay nhà nướcphong kiến Luật TTHS trong nhà nước này cho phép quan toà xử theo quan niệm,

ý chí chủ quan của mình Từ đó, việc kết luận có tội hay không có tội tuỳ thuộc vàoquan tòa với những thủ tục tố tụng phản khoa học, những cách đối xử với người bị tìnhnghi phi nhân tính Ví dụ: Quan niệm hòa đồng giữa công lý và thượng đế cho rằng nếungười phạm tội chịu được những nhục hình tra tấn như căng nọc, nhúng nước sôi, phơinắng, đóng dấu bằng lửa…mà vẫn sống thì quan toà cho đó là ý chí của Thượng đếchứng nhận người này không phạm tội nên tha bổng Với kiểu tố tụng như vậy tất yếu sẽdẫn đến công lý bị xuyên tạc bởi sự vu cáo và thiên vị

Khác với quan điểm duy tâm về nhận thức, lý luận nhận thức Mác-xít khẳngđịnh: Nhận thức là hoạt động của con người thông qua sự tác động qua lại lẫn nhaugiữa con người và thế giới xung quanh Con người hoàn toàn có thể nhận thức đượcthế giới Nhận thức của con người không chỉ dừng lại ở những hiện tượng bề ngoàicủa đối tượng nhận thức mà có thể nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng.Đồng thời, lý luận nhận thức Mác-xít cũng chỉ rõ: Con người không thể ngay tứckhắc nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng Nhận thức là một quá trình từthấp lên cao, từ chưa biết đến biết, từ biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ, từ hiện

tượng đến bản chất… Lê-nin đã tổng kết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu

tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý Trong quá trình nhận thức, con người luôn phải giải quyết các

mâu thuẫn và mục đích cuối cùng là đạt đến chân lý Chân lý là tri thức có nội dungphù hợp với thực tiễn khách quan mà nó phản ánh Lê-Nin đã khái quát lý luận nhận

thức Mác-xít như sau: Trong lý luận nhận thức cũng như trong tất cả các lĩnh vực

khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh từ không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào”.

Cũng giống như hoạt động nhận thức khác, nhận thức trong tố tụng hình sự

Trang 14

phải được bắt đầu bằng những giả thiết chứ không phải là những định kiến sẵn có.Khi có sự kiện pháp lý đem đến sự suy đoán về dấu hiệu tội phạm các cơ quan tiếnhành tố tụng phải đặt giả thiết có thể có hoặc không có tội phạm và người phạm tội.

“Có thể” chứ không phải là “chắc chắn” phạm tội hay vô tội Ngay cả khi một

nhân viên điều tra hay thẩm phán trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội đi chăngnữa thì vẫn không thể vì thế mà không bắt đầu quá trình chứng minh trong tố tụnghình sự bằng sự suy đoán Bởi vì, nhận thức của nhân viên điều tra hoặc thẩm phántrên là nhận thức của cá nhân anh ta về vụ án chứ không phải nhận thức của cơ quantiến hành tố tụng và của người tiến hành tố tụng Mặt khác, nếu cá nhân điều traviên, thẩm phán trực tiếp chứng kiến vụ việc thì địa vị pháp lý của anh ta trong vụ

án phải là người làm chứng chứ không được là người tiến hành tố tụng

Từ phân tích trên, có thể khẳng định nhận thức trong TTHS trước hết phảibắt đầu bằng sự suy đoán: Suy đoán có tội và suy đoán vô tội chứ không phải lànhững định kiến có sẵn là có tội hay vô tội

Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân một nhà nước mà ở đó, quyền con người được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ Điềuđó đòi hỏi hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật TTHS nói riêng cầnphải được hoàn thiện Trong đó, những tư tưởng pháp lý tiến bộ được quốc tế thừanhận như giá trị chung của văn minh nhân loại phải được nghiên cứu và ghi nhận vềmặt lập pháp Vì thế, việc ghi nhận cụ thể, đầy đủ nguyên tắc suy đoán vô tội như lànguyên tắc cơ bản là đòi hỏi cấp thiết của luật TTHS trong nhà nước pháp quyền

-Với tư cách là nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam, nguyên tắc SĐVT làcác quan điểm làm nền tảng, định hướng và chi phối toàn bộ tố tụng hình sự trongđó khẳng định một người luôn vô tội cho đến khi họ được chứng minh là có tội bằngbản có hiệu lực pháp luật của tòa án bằng thủ tục tố tụng công bằng do luật định

Suy đoán vô tội được coi là một trong những thành tựu lớn của khoa họcpháp lý thế giới và được một số nước coi là nguyên tắc trong pháp luật tố tụng hình

sự Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau của các nhà luật học về Suy

Trang 15

đoán vô tội, song tựu lại có thể thấy 02 nhóm qua điểm:

Một là, nhóm quan điểm không thừa nhận: Nhóm này cho rằng nếu không có

lỗi cá nhận cụ thể trong những sự việc cụ thể thì không thể có điều tra và xét xử.Việc suy đoán lúc này mang tính chất có tội, vì nếu không có lỗi thì đã không cóviệc truy cứu trách nhiệm hình sự Nói cách khác, người bị buộc tội bị suy đoán làcó phạm tội và do vậy, luật cần quy định cho họ có nghĩa vụ chứng minh sự khôngphạm tội của mình giống như các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần xác định sự thậtkhách quan của vụ án đúng như những gì xảy ra trong thực tế là đủ mà không cầnđến nguyên tắc suy đoán vô tội

Hai là, nhóm quan điểm thừa nhận: Hoạt động tố tụng hính sự khác với cáchoạt động khác của con người, nơi mà hoạt động nhận thức có thể kết thúc bằngmột kết quả nhận thức mới hoặc có thể chưa đem lại kết quả gì Hoạt động tố tụnghình sự không thể kết thúc mà không có kết quả pháp lý cụ thể Cơ quan tiến hành

tố tụng hình sự không thể kết thúc hoạt động tụng mà vấn đề có phạm tội hay khôngphạm tội vẫn chưa thể kết luận được Nhiệm vụ của tố tụng hình sự là khi kết thúchoạt động tố tụng hình sự phải xác định rõ ràng hoặc người bị buộc tội là có tội haykhông phạm tội Như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xuất phát từ chỗ hoặc

là người bị buộc tội được áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội cho đến khi chứngminh được có phạm tội hoặc là người bị buộc tội bị áp dụng nguyên tắc suy đoán vôtội cho đến khi chứng minh được là không phạm tội Lịch sử phát triển tố tụng hình

sự trên thế giới đã không chấp nhận nguyên tắc suy đoán có phạm tội và đã pháttriển theo hướng nhân đạo và ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội [19]

Từ những quan điểm khoa học pháp lý đó, pháp luật TTHS Việt Nam đã tiếpthu tư tưởng tiến bộ và ghi nhận SĐVT là một trong những nguyên tắc cơ bản củaluật TTHS để bảo đảm quyền con người và hoạt động TTHS

Trước khi BLTTHS 2015 ra đời thì thuật ngữ “suy đoán vô tội” chưa được

quy định chính thức trong bất cứ điều luật điều luật nào Tuy nhiên một phần củanội dung và tư tưởng của nguyên tắc cũng đã được xuất hiện ở một số văn bản quyphạm pháp luật cũ Trước tiên tại thông tư số 2252/HCTP ngày 29/10/1953 cho

Trang 16

rằng “Không nên có định kiến rằng, hễ người bị truy tố là nhất định có tội mà đối

xử như người có tội; bị can trước khi tuyên án được coi như vô tội để toà án có thái

độ hoàn toàn khách quan” BLTTHS năm 1988 ra đời đã quy định rõ hơn nội dung

này tại điều 10: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa

có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” Hiến pháp 1992 kế thừa và

khẳng định lại tinh thần SĐVT một lần nữa tại Điều 72: “Không ai bị coi là có tội

và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.[36]

Trong Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2001 nội dung của nguyên tắc SĐVTđược quan tâm hơn và được quy định tại Điều 72 Chương V của Hiến pháp với têngọi của chương là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” BLTTHS năm 2003 rađời và cũng tiếp tục kế thừa phát huy những thành tựu của các Bộ luật trước, quy

định rõ ràng hơn tại Điều 9, theo đó "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình

phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật" Tại Điều 10

BLTTHS 2003 “Xác định sự thật của vụ án” cũng quy định rõ trách nhiệm chứng

minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT Bị can, bị cáo có quyền nhưng khôngbuộc phải chứng minh là mình vô tội

Bản Hiến pháp 2013 mở ra một trang mới quyền con người khi đặt ra quyđịnh tại Chương II – Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Theo đó “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh

theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Đây là một trong những nội dung chính là thể hiện đầy đủ của một nguyên tắc pháp

lý quan trọng, Nguyên tắc SĐVT Nếu như khoản 1 Điều 72 Hiến pháp cũ quy địnhchỉ cần một điều kiện là có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì một người

bị coi là có tội và chịu hình phạt thì tại Hiến pháp 2013 đã nhấn mạnh và chỉ rõ, mộtngười bị kết tội phải có 02 điều kiện: Một là, phải tuân theo một trình tự luật định vàhai là có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án

Để cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Bộ luật TTHS 2015 được ban hành và ghinhận một nguyên tắc hoàn toàn mới có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động TTHS

Trang 17

và góp phần bảo đảm quyền còn người, đó là “nguyên tắc suy đoán vô tội”.

Nguyên tắc mở ra một định hướng tích cực hơn và được coi là nguyên tắc

“vàng” trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hiện nay Bên cạnh đó, Bộ luậtTTHS 2015 đã có sự tiến bộ khi thay đổi chủ từ nhân xưng “Không ai” thành

“Người bị buộc tội” Cách diễn đạt như vậy, không chỉ đơn thuần là thay đổi thuậtngữ mà sự thay đổi trên đã lột tả hết bản chất của SĐVT Theo đó, các chủ thểSĐVT được xác định rõ gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Khắcphục được những hạn chế của BLTTHS 2003 khi không xác đinh rõ ai là ngườiđược SĐVT Ngoài những chủ thể đầu tiên được SĐVT là bị can, bị cáo, Bộ luậthiện hành đã bổ sung người bị tạm giữ và người bị bắt cũng là hai chủ thể đượcSĐVT (điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS) Người bị tạm giữ, người bị bắt là ngườitại thời điểm tạm giữ hay bị bắt họ chưa có bất cứ lời buộc tội nào từ phía cơ quan

tố tụng, chỉ được biết như là tình nghi và có các căn cứ liên quan đến việc phạm tội.Việc ra các lệnh, quyết định bắt, tạm giữ như là một lời buộc tội gián tiếp đối vớihọ Do đó, việc quy định thêm hai chủ thể này được SĐVT là phù hợp Về cơ bản,

Bộ luật hiện hành đã thể hiện đầy đủ phạm vi của các chủ thể cũng như thời gianđược SĐVT

1.1.2 Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội.

Suy đoán vô tội là nguyên tắc có tính nền tảng của tố tụng văn minh, vì thiếunó chúng ta không thể đến được tư pháp công bằng và nhân đạo BLTTHS 2015quy định nguyên tắc SĐVT rất ngắn gọn (có 90 từ), nhưng hiểu như thế nào là đúng

để thực hiện mới là vấn đề mà cơ quan THTT, người THTT và người tham gia tốtụng cần quan tâm Vì đến nay, chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩmquyền hướng dẫn thực hiện nguyên tắc này Theo nhận thức của chúng tôi, nguyêntắc “Suy đoán vô tội” có các nội dung chính sau đây:

1.1.2.1 Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu luật pháp luật.

Một là, yêu cầu về lỗi phải được chứng minh theo trình tự thủ tục Đây là yêu

Trang 18

cầu đầu tiên của nguyên tắc suy đoán vô tội Theo GS.TSKH Đào Trí Úc, KhoaLuật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì việc điều tra, truy tố và xét xử một người phảiđược tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định [41] Bộ luật TTHSnăm 2015 đã quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục TTHS và ghi nhận là một nguyên

tắc cơ bản của TTHS tại Điều 7, “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực

hiện theo quy định của Bộ luật này…”.

Để đáp ứng được điều kiện về trình tự thủ tục, BLTTHS 2015 đã quy định vàtổng hợp một chương riêng về một số biện pháp điều tra đặc biệt như: Ghi âm bímật, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử (Điều233) Pháp luật tố tụng hình sự đã xác định chặt chẽ những căn cứ để đảm bảo choviệc giữ bí mật nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân được Hiến phápquy định (Điều 21 Hiến pháp năm 2013) Những yêu cầu pháp lý chặt chẽ liên quanđến các lý do hạn chế quyền con người, quyền công dân trong TTHS được cụ thểhóa trong BLTTHS năm 2015 liên quan đến 3 yếu tố; Một là về loại tội; Hai là vềthẩm quyền, Bà là về thời hạn áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt; Bộ luật Tốtụng hình sự cũng quy định nghiêm ngặt việc sử dụng các thông tin, tài liệu thu thập

từ các biện pháp này Mục đích nhằm bảo đảm vụ án được giải quyết một cáchkhách quan, toàn diện, làm rõ các căn cứ xác định có tội và những căn cứ xác định

vô tội Từ những phân tích trên có thể thấy yêu cầu về trình tự thủ tục đảm bảo việckhởi tố, điều tra, truy tố xét xử là đúng quy định pháp luật [41]

Hai là, yêu cầu phải có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật Đây

là hợp phần thứ hai của khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội

Bộ luật thay cụm từ “người phạm tội” bằng các cụm từ “người thực hiệnhành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm” (Điều 179, 180, 280…) nhằmnhấn mạnh, tạo sự nhận thức rõ ràng cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng làchừng nào chưa có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tộivẫn chưa bị coi là có tội; những người có thẩm quyền THTT không được đối xử vớingười bị buộc tội như người có tội

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định Tòa án nhân

Trang 19

dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp Tòa án thực hiện quyền tư pháp thông quahoạt động xét xử để giải quyết các tranh chấp trong xã hội Tòa án chính là cơ quanduy nhất trong bộ máy nhà nước có quyền ra bản án kết tội khi có các căn cứ theoquy định pháp luật Tính duy nhất của Tòa án thể hiện ở chỗ ngoài Tòa án ra, khôngcó bất cứ cơ quan nào khác có thể ra quyết định đó, kể cả Quốc hội, chính phủ vvNhư vậy chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền phán quyết, xác định một người có tộibằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật.

Bản án là một văn bản pháp lý ghi nhận phán quyết của Tòa án đánh dấu sựkết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, và phản ánh những kết quả củaphiên tòa, ý kiến phân tích, kết quả tranh tụng và đánh giá của hội đồng xét xử Bản

án quyết định bị cáo là người có tội hoặc không có tội

1.1.2.2 Trách nhiệm chứng minh lỗi của người bị buộc tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình là vô tội

Trách nhiệm chứng minh tội phạm được quy định tại Điều 15 BLTTHS 2015

theo đó “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” vv

Có thể thấy, quy định trên không chỉ thuộc nội dung nguyên tắc xác định sựthật của vụ án mà thuộc về nội dung của nguyên tắc SĐVT Bởi vì, cùng với việckhẳng định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minhtheo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định và có bản án kết tội của tòa án

đã có hiệu lực pháp luật thì cũng có nghĩa thừa nhận người bị buộc tội không cónghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình Trách nhiệm chứng minh này thuộc

về bên buộc tội Như vậy, để có thể ra một trong các quyết định khởi tố, điều tra,truy tố…đòi hỏi các cơ quan THTT phải có trách nhiệm chứng minh và xác định rõràng các căn cứ là có tội được quy định trong BLHS Trường hợp nếu xác minhkhông đủ các căn cứ để ra một trong các quyết định trên thì cơ quan tố tụng phải raquyết định trả tự do hoặc tuyên bố người bị buộc tội không phạm tội

Trang 20

Về vấn đề quyền chứng minh của người bị buộc tội Người bị buộc tội cóquyền được chứng minh sự vô tội của mình Người bị buộc tội có thể trực tiếp bàochủa để bảo vệ mình hoặc gián tiếp thông qua người khác làm người bào chữa.Quyền chứng minh của người bị buộc tội thể hiện tính công bằng và khách quan củaTTHS nhằm bảo đảm sự bình đẳng và bảo vệ công lý BLTTHS năm 2015 cho phépngười bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đều có quyền đưa ra chứng cứ mà không chỉ

là đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu Họ có quyền trình bày ý kiến của mình về chứng

cứ do các chủ thể tố tụng khác đưa ra, yêu cầu người có thẩm quyền THTT kiểmtra, đánh giá chứng cứ đó

Bên cạnh đó, người bào chữa còn có quyền thu thập chứng cứ, đưa ra chứng

cứ, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tàisản Đây là một trong những điểm mới rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việcgiúp người bị buộc tội tự bảo vệ và thực hiện quyền suy đoán vô tội

1.1.2.3 Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo quy định của BLTTHS thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội

Nguyên tắc SĐVT đã đưa ra một phương án tốt nhất để đảm bảo quyền và lợiích cho người bị buộc tội Tức là nếu không đủ chứng cứ chứng minh bị cáo phạmtội thì tòa án phải tuyên bố người đó không phạm tội Một thực trạng thường hayxảy ra trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng hay cụ thể làchủ thể tiến hành tố tụng thường bắt gặp những trường hợp chứng cứ còn mập mờ,không rõ ràng Dù đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhưng vẫn không thể xácđịnh và thu thập chứng cứ để ra quyết định Sau một thời gian các cơ quan THTTvẫn không thể làm rõ, dẫn đến sự hoài nghi, có mâu thuẫn giữa các chứng cứ, hướnggiải quyết Để chống khuynh hướng buộc tội theo kiểu tư duy: “thà làm oan còn hơnbỏ lọt”, BLTTHS năm 2015 mở ra một hướng mới cho những trường hợp còn tồntại những hoài nghi

Trang 21

Người đã thực hiện một hành vi phạm tội trên thực tế vẫn có thể được tuyên

bố là người không phạm tội nếu các cơ quan THTT không thể chứng minh bằng cácchứng cứ xác thực theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định người đó đã thựchiện hành vi phạm tội Người được tòa án tuyên bố không phạm tội có thể vẫn làngười đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng do không thể chứng minh người đó đãphạm tội nên tòa án buộc phải tuyên bố người đó không có tội

1.1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội

1.1.3.1 Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chứng minh.

Nguyên tắc suy đoán vô tội có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trongquá trình giải quyết vụ án nói chung và quá trình chứng minh nói riêng Nguyên tắcSĐVT giúp hoạt động chứng minh được thực hiện đúng quy định pháp luật, theotrình tự thủ nhất đinh và loại trừ những yếu tố, vấn đề còn nghi ngờ về hành viphạm tội Bởi mọi sai lầm trong chứng minh nhiều đều ảnh hưởng đến quyền và lợiích đến người bị buộc tội, một số trường hợp có thể phải trả giá bằng sinh mệnh củacon người Việc định kiến đối với người bị buộc tội là người có tội là hết sức nguyhiểm Nó đồng nhất người bị buộc tội là người có tội kéo theo đó là việc áp dụngcác biện pháp cưỡng chế tố tụng tràn lan, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con người

mà nhiều trường hợp khi vụ án được xem xét lại thì họ hoàn toàn vô tội Lúc đó, cóbồi thường oan sai đi chăng nữa thì hậu quả đối với họ không thể nói là đã bù đắpđược toàn bộ

1.1.3.2 Ý nghĩa nguyên tắc suy đoán vô tội trong việc bảo vệ quyền con người

Dưới góc độ Quyền con người, nguyên tắc SĐVT có ý nghĩa quan trọng.Một là thể chế hóa được các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nướctrong công tác cải cách tư pháp, cụ thể hóa các Công ước quốc tế nhằm bảo vệquyền con người Hai là, Nguyên tắc SĐVT bảo vệ quyền con người của người bịbuộc tội Trong nguyên tắc SĐVT, việc ghi nhận quyền chứng minh của người bịbuộc tội sẽ đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động TTHS giữa một bên là nhà nướcvới bộ máy điều tra, truy tố xét xử hùng mạnh được thực hiện bằng quyền lực nhà

Trang 22

nước với một bên yếu thế hơn là người bị buộc tội Đảm bảo người bị buộc tộikhông bị phân biệt đối xử khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòaán.

1.1.3.3 Ý nghĩa nguyên tắc suy đoán vô tội trong xây dựng và thực hiện pháp luật.

Nguyên tắc SĐVT mang ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng và thực hiệnpháp luật TTHS Nguyên tắc này thể chế hóa, đường lối chủ trương của Đảng Nhànước trong việc cải cách tư pháp, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, đề caoquyền con người Nguyên tắc SĐVT được Hiến pháp 2013 ghi nhận là một trongnhững nguyên tắc hiến định, Bộ luật TTHS 2015 thể chế tinh thần đó và quy địnhSĐVT cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS Việc ghi nhận chínhthức tên điều luật “Suy đoán vô tội” cho thấy được sự quan tâm và thừa nhận tầmquan trọng của nguyên tắc này trong pháp luật TTHS Tạo ra một hành lang pháp lýtrong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tố tụng, duy trì trật tự và tạo điềukiện cho việc phát huy, bảo đảm các quyền cá nhân Đảm bảo được sự công bằng,được tôn trọng, thực hiện đầy đủ, nghiêm minh

Nguyên tắc SĐVT được quy định tại một điều luật nhất định nhưng tinh thần

và nội dung liên quan đến nguyên tắc luôn được lồng ghép và thể hiện trong suốtquá trình tố tụng Thể chế hóa điều luật trên phạm vi rộng về chủ thể và thời gian.Bên cạnh đó, việc quy định nguyên tắc cũng mang đến sự chờ đợi của nhiều chủ thể

bị buộc tội, được dư luận quan tâm và coi như là một điều luật bảo vệ bên yếu thế.Bảo đảm mọi người được sự tôn trọng, công bằng, khách quan và tính nhân đạo củapháp luật TTHS và hình sự Việt Nam

1.2 Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và một số nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự.

1.2.1 Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa.

Nguyên tắc SĐVT có quan hệ mật thiết với nguyên tắc đảm bảo quyền bàochữa Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng và thiết yếu đối vớingười bị buộc tội Đây là quyền mà pháp luật tố tụng hình sự trao cho họ để có thể

Trang 23

tự bảo vệ, tự biện hộ những lời cáo buộc tự phía các cơ quan điều tra, Viện kiệnsát…Nguyên tắc SĐVT sẽ không có ý nghĩa khi không có nguyên tắc bảo đảmquyền bào chữa Bên cạnh đó, sự tham gia của người bào chữa (đặc biệt là của Luật

sư bào chữa) vào các giai đoạn của TTHS là điều kiện cần thiết để bảo đảm sự bìnhđẳng trên thực tế giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong các giai đoạn của quátrình TTHS nói chung và tại phiên tòa nói riêng Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xửcác vụ án hình sự ở nước ta những năm gần đây cho thấy nhìn chung việc đảm bảoquyền bảo chữa của người bị buộc tội đã được chú trọng hơn (như cho phép ngườibào chữa có mặt ngay từ khi tạm giữ người bị tình nghi) Tuy nhiên, trên thực tếngười bào chữa gặp rất nhiều trở ngại từ phía CQĐT ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ

án Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mớm cung, ép cung,dùng nhục hình dẫn đến làm oan người vô tội đã và đang gây nhiều bất bình và bứcxúc trong dư luận xã hội Mặt khác, theo quy định của BLTTHS thì người bào chữakhông có quyền thu thập chứng cứ mà chỉ có quyền thu thập đồ vật, tài liệu… vàcác đồ vật, tài liệu này có được coi là chứng cứ hay không lại phụ thuộc vào sựđánh giá của các chủ thể tiến hành tố tụng Do đó, sự ra đời của nguyên tắc SĐVT

đã góp phần thống nhất và bổ sung cho ngyên tắc bảo đảm quyền bào chữa, khẳngđịnh người bị buộc tội có quyền được chứng minh mình vô tội

1.2.2 Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc tranh tụng

Nguyên tắc SĐVT khẳng định người bị buộc tội được coi là vô tội khi mà tộiphạm của họ chưa được chứng minh theo một trình tự do luật quy định và chưađược Tòa án xác định bằng một bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật Nguyên tắcnày một mặt khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội;người bị buộc tội có quyền mà không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội củamình; Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình thức trái phápluật khác trong quá trình thu thập chứng cứ và thực hiện các hoạt động tố tụng khác.Mặt khác, nguyên tắc SĐVT cũng xác định Tòa án là chủ thể duy nhất thực hiệnquyền tư pháp (xét xử) và có thẩm quyền đưa ra phán quyết (bản án) nhân danh Nhànước kết luận người bị buộc tội là có tội hay vô tội Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ

Trang 24

không thể khả thi trên thực tiễn nếu vắng thiếu nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trongxét xử với các lý do sau:

Thứ nhất, tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của TTHS giữ vai trò cốt lõi và là

tiền đề khách quan cần thiết để TTHS đạt được mục tiêu là xác định sự thật kháchquan về vụ án

Thứ hai, nguyên tắc tranh tụng phân định rõ ràng, tách bạch các chức năng

cơ bản (buộc tội, bào chữa và xét xử) trong TTHS giữa bên buộc tội, bên bào chữa

và Tòa án, theo đó mỗi nhóm chủ thể này chỉ được thực hiện một chức năng này màkhông được phép vừa buộc tội vừa bào chữa hoặc ngược lại, vừa xét xử vừa buộctội hay vừa xét xử vừa bào chữa

Thứ ba, nguyên tắc tranh tụng phân định hai nhóm chủ thể buộc tội và gỡ tội.

Đồng thời, các bên hoàn toàn bình đẳng với nhau về mặt pháp lý Vì vậy, các chủthể của bên buộc tội và bên gỡ tội phải được bảo đảm các khả năng pháp lý nhưnhau để bảo vệ các lợi ích của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án

Thứ tư, nguyên tắc tranh tụng xác định địa vị độc lập, khách quan và vô tư

của Tòa án với tư cách là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp (xét xử) Tòa ánhay cụ thể là HĐXX chỉ có nhiệm điều hành phiên tòa và bảo đảm các bên buộc tội,

gỡ tội được thực hiện đầy đủ các quyền của mình từ đó đưa ra quyết định, Bản ándựa trên các chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên Tòa

Vì vậy, có thể nói nguyên tắc tranh tụng chính là cơ sở pháp lý không chỉ tạo

sự bình đẳng về thế và lực giữa bên buộc và bên bị buộc tội mà còn đề cao vai tròtrọng tài của Tòa án Nếu không có nguyên tắc này thì sẽ không có sự bình đẳnggiữa bên buộc tội và bên gỡ tội trên thực tế, và khi đó nguyên tắc suy đoán vô tội sẽkhông thể phát huy được hiệu quả của mình

1.2.3 Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc xác định sự thật vụ án

Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tăc xác định sự thật có quan hệ bổsung cho nhau Xác đính sự thât của vụ án là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng

hình sự Việt Nam được quy định tại Điều 15, theo đó: “Trách nhiệm chứng minh tội

phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng…”.Quy định nguyên tắc

Trang 25

xác định sự thật nhằm mục đích không để lọt tội phạm, trừng phạt thích đáng nhữngngười có hành vi phạm tội đồng thời không làm oan người vô tội.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữahai nguyên tắc này, cụ thể: Nếu có nguyên tắc SĐVT thì không phải quy địnhnguyên tắc xác định sự thật vụ án Bởi hai nguyên tắc này mang hai nội dung, ýnghĩa khác nhau Tuy nhiên, theo tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm về mối quan hệ

bổ sung cho nhau của hai nguyên tắc này bởi mô hình tố tụng hình sự của Nước ta

là mô hình thẩm vấn và đề cao tranh tụng trong xét xử Ngoài việc ghi nhận quyềnđược im lặng, quyền bào chữa, quyền được coi là không có tội khi các cơ quanTHTT không thể kết tội,…, thì pháp luật nước ta còn quy định về trách nhiệm củacác cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án

1.2.4 Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc bảo đảm pháp chế

Suy đoán vô tội là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc tôn trọngcác giá trị cao quý của con người (nhân phẩm, danh dự) trong xã hội và coi mộtngười có đủ tư cách công dân với các quyền, nghĩa vụ do Hiến pháp và pháp luậtquy định, khi người đó chưa bị Tòa án (cơ quan có thẩm quyền xét xử) kết tội bằngmột bản án có hiệu lực pháp luật Vì vậy, để loại trừ, ngăn ngừa sự tùy tiện, lộngquyền, áp đặt hay vi phạm pháp luật từ phía cơ quan THTT, người THTT mà Hiếnpháp và Bộ luật TTHS Việt Nam đã quy định rõ các hoạt động TTHS phải tuân thủ

nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa "Mọi hoạt động TTHS của cơ

quan THTT, người THTT và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này" Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc

cơ bản được ghi nhận xuyên suốt quá trình hoạt động cũng như giải quyết vụ án của

cơ quan THTT Nguyên tắc này không chỉ định hướng cho hoạt động TTHS mà cònđịnh hướng cho việc xây dựng pháp luật trong thực tiễn

Nguyên tắc SĐVT có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc bảo đảm pháp chế xãhội chủ nghĩa Ngay trong nội dung đầu tiên của nguyên tắc SĐVT đã đề cập đếnyêu cầu về trình tự thủ tục Có thể thấy rằng mọi quyết hoạt động của cơ quanTHTT, người THTT phải tuân theo những trình tự thủ tục do BLTTHS 2015 quy

Trang 26

định Đây là bước đầu để hoàn thiện một hệ thống pháp luật TTHS không chỉ có ýnghĩa chính trị, xã hội và pháp lý quan trọng, mà còn là "lá chắn thép" trong việcphòng chống oan sai, tôn trọng và bảo vệ các giá trị cao quý của con người SĐVT

và pháp chế là hai nguyên tắc phải được bảo đảm xuyên suốt quá trình THTT, thốngnhất các trình tự thủ tục các hoạt đồng nhằm giải quyết vụ án Tuân thủ nguyên tắcSĐVT và nguyên tắc pháp chế sẽ góp phần cho TTHS đạt được mục đích của mình

là không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội, bảo vệ trật tự xã hội đồngthời bảo vệ quyền con người trong TTHS

1.3 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới

Luật La Mã cổ được biết đến với nguyên tắc suy đoán pháp lý “Praesumptio

boni viri” Đây là tư tưởng chỉ được thừa nhận và áp dụng trong tố tụng dân sự và

được coi là cội nguồn của nguyên tắc SĐVT về sau được lan rộng và áp dụng vào

trong TTHS với nội dung “Chứng minh là công việc thuộc về anh ta - người khẳng

định chứ không phải là người phủ định”.[19]

Cũng như nhiều tư tưởng dân chủ, tiến bộ khác của nhân loại, tư tưởng vềSĐVT không thể được chấp nhận trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ, ở đó nô lệkhông được thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật và vấn đề lỗi của họ khôngbao giờ được xem xét Nhà nước phong kiến tiếp tục áp dụng nguyên tắc suy đoáncó tội, theo đó người bị buộc tội (người bị tình nghi, bị khởi tố hình sự, bị đưa ra xétxử) luôn bị coi là có lỗi và việc áp dụng các biện pháp tra tấn, dùng nhục hình đốivới họ để điều tra được coi là hợp pháp Tư tưởng về SĐVT phát triển mạnh mẽtrong thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản Giai cấp tư sản đã đưa ra nhiều tư tưởngtiến bộ về quyền con người và quyền công dân, trong đó có tư tưởng về SĐVT đểlôi kéo quần chúng nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến Trong thời kỳ đầu,

tư tưởng SĐVT chỉ được giai cấp tư sản sử dụng như một vũ khí để chống lại sựthống trị hà khắc của Nhà nước phong kiến Tư tưởng SĐVT chỉ trở thành nguyêntắc của pháp luật sau khi Cách mạng tư sản Pháp giành thắng lợi

Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền

Trang 27

của Cộng hòa Pháp năm 1789 đã chính thức ghi nhận và tuyên bố SĐVT là một

quyền cơ bản của con người: "Mọi người được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố

phạm tội Nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho phép đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc".[37] Tuyên ngôn này đã đặt

nền móng cho sự hình thành nguyên tắc SĐVT, một nguyên tắc cơ bản, quan trọngcủa TTHS có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của pháp luật quốc tế và tư duypháp lý của các quốc gia

Tại Tuyên ngôn nhân quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc, Suy đoán vô tội được

khẳng định là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc Điều 11 quy định rõ “1) Bị cáo

về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.; 2) Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.” , như vậy một

người được coi là vô tội khi pháp luật có đầy đủ các chứng cứ để kết tội người đó,trong một phiên Tòa công khai

Công ước về Bảo vệ Nhân quyền và tự do cơ bản của Hội đồng Châu Âu

cho biết (Điều 6.2.): "Bị cáo về một tội hình sự được coi là vô tội cho đến khi chứng

minh có tội theo pháp luật" Công ước này đã được thông qua bởi hiệp ước và có giá

trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên Hội đồng Châu Âu Hiện tại (và trong bất

kỳ sự mở rộng nào của EU), mọi thành viên của Liên minh Châu Âu cũng là thànhviên của Hội đồng Châu Âu, vì vậy điều này là viết tắt của các thành viên EU làchuyện đương nhiên Tuy nhiên, khẳng định này được lặp lại nguyên văn trongĐiều 48 của Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu

Đối với pháp luật Quốc gia, nguyên tắc SĐVT đã được quy định trong phápluật hầu hết các nước trên thế giới Tuy nhiên, nội dung của nguyên tắc này đượcghi nhận ở mức độ khác nhau tùy theo từng nước Pháp luật TTHS hầu hết các nước

Trang 28

trên thế giới chỉ ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội với hai nội dung là người bịbuộc tội được coi là không có tội cho tới khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệulực pháp luật và trách nhiệm chứng minh phạm tội thuộc về bên buộc tội

Ở Iran, Điều 37 của Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran tuyên bố: “Vô tội làphải được coi là không có ai, và không ai phải chịu tội danh trừ khi tội lỗi của anh tahoặc cô ta đã được tòa án có thẩm quyền xác lập.”

Tại Ý , đoạn thứ hai của Điều 27 của Hiến pháp nêu rõ: “Một bị cáo sẽ bị coi

là không có tội cho đến khi bản án cuối cùng được thông qua”

Tại Rumani, điều 23 của Hiến pháp quy định rằng: "Bất kỳ người nào sẽđược coi là vô tội cho đến khi bị kết tội bởi phán quyết cuối cùng của tòa án"

Trong Hiến pháp Nam Phi , phần 35 của Dự luật Nhân quyền nêu rõ: "Mọingười bị buộc tội đều có quyền xét xử công bằng, bao gồm quyền được coi là vô tội,giữ im lặng và không làm chứng trong quá trình tố tụng "

Trong hiến pháp Colombia , Tiêu đề II, Chương 1, Điều 29 quy định rằng

"Mọi người được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội theo luật"

Tại Trung Quốc, Điều 12 Luật Tố tụng Hình sự của Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa 1979 (Sửa đổi bởi Phiên họp thứ sáu của Ủy ban Thường vụ Đại hội

Nhân dân toàn quốc lần thứ 13), quy định: “Không ai bị coi là có tội, nếu không bị

xét xử bởi một Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật”; Điều 43 Bộ luật này

cũng quy định: “Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên theo trình tự, thủ tục quy

định trong luật, phải thu thập các loại chứng cứ khác nhau chứng minh sự có tội hay vô tội của nghi can, bị cáo và mức độ nghiêm trọng của tội phạm Nghiêm cấm việc bức cung, dùng nhục hình và thu thập chứng cứ bằng các biện pháp như đe dọa, dụ dỗ, lừa gạt và các biện pháp bất hợp pháp khác.”, dù tên gọi của nguyên

tắc SĐVT chưa được ghi nhận trong pháp luật TTHS của quốc gia này, nhưng hainội dung quan trọng nhất của nguyên tắc này đã được thừa nhận.[1]

Ở châu Âu, tư tưởng về SĐVT đầu tiên được thể hiện trong tác phẩm “Tội

phạm và hình phạt” năm 1764 của Bekaria (người Ý) Cách mạng tư sản Pháp trong

Tuyên ngôn quyền con người và công dân 1789 đã ghi nhận tư tưởng này với tư

Trang 29

cách là một nguyên tắc pháp lý Cụ thể ở Pháp, khi xét xử, phiếu trắng của bồi thẩmToà đại hình phải được coi là thiên về hướng tha bổng Không có kháng cáo (vàkháng nghị) nào chống lại bản án tha bổng của Toà đại hình được chấp nhận trừtrường hợp khi việc phúc thẩm đặc biệt cần thiết để đảm bảo “Giá trị của pháp luật”nhưng không được ảnh hưởng đến tình trạng của bị cáo.

Tại Liên Bang Nga, nguyên tắc SĐVT là một trong những nguyên tắc cở bảntrong BLTTHS, mặc dù trước đây ở Liên Xô cũ luôn có nhiều quan điểm khác nhau

về nguyên tắc này Nguyên tắc SĐVT không được thừa nhận cả ở góc độ lý luậncũng như luật thực định trong một khoảng thời gian tương đối dài ở thời điểm này

Lý do chủ yếu phản đối sự thừa nhận nguyên tắc này là quan điểm cho rằng đây lànguyên tắc của TTHS tư sản không thích hợp với TTHS Xô Viết.[19]

Sau khi Hiến pháp 1936 của Liên Xô ghi nhận về quyền bào chữa của bị canthì lúc này đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền bào chữacủa bị can và suy đoán vô tội Năm 1968 Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô –giáo sư Stragôvích.M.C trong bộ giáo trình nỗi tiếng của mình về TTHS Xô Viết(về sau đã được giải thưởng Lê Nin) đã khẳng định “có đủ cơ sở để bổ sung vàoBLTTHS nguyên tắc suy đoán vô tội” Hiến pháp Liên Xô 1977 lần đầu tiên chính

thức ghi nhận nền tảng cơ bản của nguyên tắc này với diễn đạt “Không ai có thể bị

coi là có tội cũng như phải chịu hình phạt ngoài bản án và trình tự do luật định ”.

Hiến pháp năm 1993 và BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga đã tiếp tục ghi nhậnnguyên tắc này với những bổ sung mới trên cơ sở phát triển của lý luận khoa họcTTHS

Điều 49 Hiến pháp Liên bang Nga quy định "Bị cáo về một tội phạm được coi

là không có tội cho đến khi cảm giác tội lỗi của mình đã được chứng minh phù hợp với luật liên bang và đã được thành lập bởi các câu hợp lệ của một tòa án của pháp luật" Nó cũng nói rằng "Bị đơn sẽ không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình" và "Mọi nghi ngờ hợp lý sẽ được giải thích theo hướng có lợi cho bị đơn".

Điều 14 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 như sau:“1 Bị can được coi là không

có tội, chừng nào lỗi của họ không được chứng minh theo đúng trình tự, thủ

Trang 30

tục do Bộ luật này quy định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật 2 Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng minh sự

vô tội của mình Vấn đề chứng minh tội phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo

vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội 3 Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do

Bộ luật này quy định thì phải được giải thích có lợi cho bị can 4 Bản án kết tội không thể được dựa trên giả định.”

Pháp luật TTHS của những nước trên, ở những mức độ khác nhau đã có sựghi nhận những nội dung của nguyên tắc SĐVT

Kết luận Chương 1

Trong chương 1, luận văn đã nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích khái quátnhưng vấn đề chung nhất về nguyên tắc SĐVT, đưa ra những khái niệm, nhữngquan điểm khoa học khác nhau Viện dẫn, so sánh những văn bản pháp luật khácnhau trong từng giai đoạn lịch sử, từ đó chỉ rõ những bất cập hạn chế, những điểmtiến bộ trong pháp luật TTHS Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới

Luận văn đã đi sâu phân tích, làm rõ các nội dung quan trọng và mối quan hệcủa nguyên tắc SĐVT đối với những nguyên tắc cơ bản khác của luật TTHS Nêulên những ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quy định nguyên tắc SĐVT trong quátrình cải cách tư pháp , hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng của nước ta hiện nay

Trang 31

Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, ngườidịch thuật; (6) Bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóaliên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra theo quyđịnh của Bộ luật này khi có yêu cầu; (7) Bị cáo có quyền trực tiếp hỏi những ngườitham gia tố tụng nếu được Chủ tọa phiên tòa đồng ý; (8) Một số quyền khác

Để người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa, gỡ tội, BLTTHS năm 2015

bổ sung một số quyền của người bào chữa, gồm: (1) Quyền có mặt khi lấy lời khaicủa người bị bắt; Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kếtthúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can thay vì chỉ đượchỏi khi cơ quan tiến hành tố tụng đồng ý như hiện nay; (2) Được cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung vàthời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;(3) Thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu,

đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (4)

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung,giám định lại, định giá lại tài sản; (5) Đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện

Trang 32

pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung các cơ chế để người bào chữa thực hiện tốtviệc bào chữa như: Quy định trách nhiệm của các cơ quan tố tụng phải thông báotrước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng màhọ có quyền tham gia; Quy định cụ thể thủ tục gặp người bị buộc tội đang bị bắt,tạm giữ, tạm giam, thủ tục giao nộp chứng cứ, thủ tục đọc, ghi chép, sao chụp tàiliệu trong hồ sơ vụ án

Đặc biệt Bộ luật TTHS năm 2015 đã bổ sung thêm quyền rất quan trọng củangười buộc tội là quyền Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ralời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội Theo đó, BLTTHS

2015 quy định chi tiết cụ thể về quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người

bị bắt khẩn cấp tại các điều 58 khoản 1 điểm e; điều 59 khoản 2 điểm c; điều 60khoản 1 điểm d; điều 61 khoản 2 điểm h Các điều khoản này quy định, các bị can,

bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khaichống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội Như vậy, có thể hiểu người

bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền chủ động về việc khai báo Những

gì bị can, bị cáo thấy bất lợi cho mình, họ có thể không buộc phải khai báo cũngnhư không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành TTHS

Việc bổ sung các quyền của người bị buộc tội có nghĩa quan trong trong việcđảm bảo quyền SĐVT của người bị buộc tội

2.2 Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự

Điều 85 BLTTHS 2015 lại một lần nữa khẳng định trách nhiệm chứng minhthuộc về cơ quan THTT chứ không phải của người bị buộc tội Một phần nội dungcủa nguyên tắc SĐVT được thể hiện trong điều luật rất rõ, cho thấy được sự quantâm của Bộ luật đến vấn đề này và thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong trongviệc đảm bảo trật tự xã hội Khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm luôn luônthuộc về bên buộc tội, nếu bên buộc tội không chứng minh được tội phạm và ngườiphạm tội thì phải coi người bị buộc tội là không phạm tội Bộ luật TTHS hiện hành

Trang 33

quy định 06 vấn đề cần phải chứng minh khi điều tra truy tố và xét xử Tuy nhiên

tinh thần SĐVT được thể hiện rõ nét nhất tại khoản 1 Điều 85: “Có hành vi phạm

tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội”

Đây là vấn đề đầu tiên cần phải chứng minh trong vụ án hình sự Việc xácđịnh có hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế hay không đóng vai trò quyết định chohoạt động tiếp theo của cơ quan THTT Nếu không có hành vi phạm tội thì sẽ khôngcó quyết định khởi tố và ngược lại Hoạt động chứng minh đó thể hiện ở việc làmsáng tỏ một cách đầy đủ một cách toàn diện, tất cả các tình tiết liên quan đến hành

vi phạm tội, có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động định tội danh của cơ quanTHTT Do đó, việc chứng minh những yếu tố ban đầu trên có ý nghĩa đối với việc giảiquyết đúng đắn vụ án hình sự Hơn nữa, đây là nội dung quan trọng nhất làm cơ

sở cho việc chứng minh các vấn đề tiếp theo và là một trong những đòi hỏi củanguyên tắc SĐVT Cơ quan THTT không chỉ chứng minh việc có hành vi phạm tộithực tế xảy ra hay không mà còn phải chứng minh theo hướng ngược lại, có nghĩa làphải suy đoán Điều này có thể hiểu được khi mà trong thực tế, khi cơ quan THTTmới nhận được nguồn tin tội phạm, việc xác nhận nguồn tin này là đúng hay không

là một câu hỏi được đặt ra Câu hỏi có tội phạm thực tế xảy ra hay không được đặt

ra và được kèm theo xuyên suốt quá trình tố tụng cho đến khi Tòa án ra bản án có

hiệu lực pháp luật Như vậy, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là “những

gì chưa biết nhưng cần phải biết” Cần phải nhận thức như vậy thì hoạt động tố

tụng cũng như quá trình chứng minh ban đầu mới đảm bảo được tính khách quan.Tránh được việc định kiến người phạm tội, suy luận theo hướng có tội Và khikhông có các căn cứ xác định có hành vi tội phạm và người phạm tội hay không thìcác cơ quan THTT cần phải nhanh chóng ra một trong các quyết định là đình chỉ vụ

án hoặc tuyên vô tội Như vậy, để làm rõ các vấn đề cần phải chứng minh và ra cácquyết định chính xác trong vụ quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan THTTcần phải dựa vào các chứng cứ cụ thể với những thuộc tính khách quan, liên quan

và hợp pháp mà không phải cần đến sự suy luận chủ quan

Trang 34

Chứng cứ là những gì có thật, đây là thuộc tính khách quan của chứng cứ.Khi một hành vi tác động vào đối tượng của tội phạm, làm ảnh hưởng, xâm hại đếncác quan hệ xã hội được luật pháp luật hình sự bảo vệ sẽ để lại những dấu vết vậtchất trong thế giới khách quan Những thông tin, sự kiện, đồ vật bị xuyên tạc sai sựthật hoặc do suy luận chủ quan sẽ không được coi là chứng cứ Chứng cứ là căn cứ

để xác định có hay hành vi phạm tội xảy ra hay không và ai là người thực hiện tộiphạm Việc bảo đảm thu thập này giúp chứng cứ có giá trị chứng minh trong quátrình THTT là Chứng minh vô tội và chứng minh có tội Có hai loại chứng cứ làchứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội Mục đích của việc phân chia chứng cứ thànhhai loại buộc tội và gỡ tội nhằm phân loại các giá trị chứng minh của chứng cứ

Theo BLTTHS về nguồn chứng cứ thì tại khoản 2 Điều 87 thể hiện rõ nétnhất tinh thần SĐVT Cụ thể, những gì có thật nhưng không được thu thập theotrình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không đượcdùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự Đây là một nguyên tắc loại trừ chứng

cứ, quy định như vậy vừa rõ ràng, vừa đầy đủ, vừa khắc phục được những biểu hiệntùy tiện, tránh được những trường hợp các cơ quan có thẩm quyền THTT có thể đưanhững tài liệu không được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy địnhlàm chứng cứ của vụ án Qua đó đảm bảo được các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡtội, tránh những hoạt động vi phạm quyền con người ảnh hưởng đến quyền SĐVTcủa người bị buộc tội

Theo Điều 95 BLTTHS 2015 thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người

bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện

tội phạm Điều 98 BLTTHS hiện hành quy định rõ: “Lời nhận tội của bị can, bị cáo

chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.” Việc không coi lời nhận tội của bị can bị cáo là chứng cứ duy nhất để

kết tội nhằm mục đích tránh tình trạng bức cung, mớm cung, dùng nhục hình ép bịcan, bị cáo nhận tội làm sai lệch sự thật khách quan

Trang 35

Một trong những thực tế thường hay diễn ra ở các phiên Tòa, hội đồng xét xử

thưởng có một số câu hỏi theo cách trói buộc bị cáo Ví dụ: Anh chị thấy cáo trạng

có đúng hay không? vv, từ đó, bị cáo thường có tâm lý thú nhận tội Nguyên tắc

SĐVT cho phép bị cáo có quyền im lặng và lời thú tội của bị cáo chỉ được coi làchứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác, khi trách nhiệm chứng minh thuộc

về cơ quan THTT, thì việc xét hỏi bị cáo quá nhiều, đánh giá quá cao lời nhận tộicủa bị cáo mà bỏ qua các chứng cứ khác là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm, viphạm nguyên tắc SĐVT của các cơ quan THTT Trong nhiều vụ án, bị cáo nhận tộibừa vì thiếu hiểu biết pháp luật, nhận tội thay cho người khác Nếu chỉ thoả mãn vớilời nhận tội của bị can, bị cáo để buộc tội họ thì rất có thể dẫn đến xét xử oan người

vô tội Do vậy, lời nhận tội của bị can, bị cáo nhiều khi chỉ là định hướng cho quátrình chứng minh và nó chỉ có giá trị chứng minh khi khi nó phù hợp với các chứng

cứ khác

BLTTHS năm 2015 đã bổ sung các quy định về thu thập chứng cứ cũng nhưcách thức thu thập chứng của người bào chữa Đơn cữ như quy định đề nghị cơquan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và các tình tiết liênquan đến việc bào chữa vv Có thể nhận thất rằng việc quy định như vậy đã tạo tamột phạm vi rông hơn cho người bào chữa trong việc tiếp cần và thu thập các chứng

cứ gỡ tội Người bào chữa được tôn trọng và dần được ghi nhận nhiều hơn trong quátrình giải quyết vụ án Đây là quy định tiến bộ của BLTTHS 2015 nhằm mục đíchmang đến sự khách quan, công bằng trong quá trình tiến hành tố tụng đối với cácchủ thể khác

2.3 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định các biện pháp cưỡng chế

tố tụng hình sự

Dưới góc độ SĐVT, tác giả nhận thấy rằng BLTTHS 2015 đã có nhiều thayđổi tích cực trong việc tôn trọng giá trị quyền con người thông qua các biện phápcưỡng chế TTHS

Trước tiên, nội dung SĐVT được thể hiện ngay tại biện pháp ngăn chặn đầu

tiên tại BLTTHS 2015: “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” Đây là biện pháp

Trang 36

ngăn chặn mới được quy định tại Điều 110 BLTTHS 2015 và thay thế cho biệnpháp “bắt người trong trường hợp khẩn cấp” trong BLTTHS 2003 Có thể nhận thấyrằng, tình thần SĐVT đã được đưa vào trong điều luật, ngay từ việc thay đổi thuậtngữ từ “ bắt người” sang “ giữ người”, vấn đề đặt ra ở đây không phải chỉ việc thayđổi từ ngữ mà bản chất là Bộ luật yêu cầu phải có sự coi trọng quyền con người.Việc bắt người luôn tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể của công dân,một trong các quyền nhân thân quan trọng nhất của con người, không thể bị áp dụngmột cách tùy tiện Dưới góc độ SĐVT nhận thấy quy định thuật ngữ như vậy phầnnào phản ánh lên sự đối xử, định kiến có tội Việc bắt người được tiến hành trước vàsau đó VKS mới phê chuẩn hoặc không phê chuẩn Việc quy định như vậy có thểthấy được sự áp dụng tùy nghi, mang tính chất cứng nhất, luôn áp đặt chủ thể vàomột tình trạng phải chịu TNHS Bộ luật TTHS hiện hành đã thay đổi thuật ngữ “giữngười” đã thể hiện được sự khách quan hơn của pháp luật TTHS Mặc dù các căn cứ

để xác định “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” về cơ bản vẫn giống các căn cứ

để bắt người trong trường hợp khẩn cấp Tuy nhiên điểm tiến bộ ở đây là căn cứ để

“giữ” chứ không phải để “bắt” Trên tinh thần này, thái độ cần thiết của người cóthẩm quyền là phải đối xử với người có liên quan đến việc phạm tội như mọi côngdân bình thường, không định kiến với những tiêu cực trong quá khứ của họ Bởi vì,họ chưa phải là người có tội, mọi quyết định áp dụng đối với họ phải đảm bảo đượcquyền và lợi ích hợp pháp như công dân bình thường

Thứ hai, trả tự do khi chưa có đủ căn cứ để giữ, bắt người bị giữ trong trường

hợp khẩn cấp và tạm giữ

Điều 110 BLTTHS hiện hành quy định rõ ràng 03 căn cứ để áp dụng biệnpháp tạm giữ, Tuy nhiên để đi vào cụ thể như thế nào là có đủ căn cứ xác địnhchuẩn bị phạm tội? dấu vết tìm được có phải là dấu vết của tội phạm hay không? vvTất cả những hoạt động nghiệp vụ cụ thể trên của các chủ thể có thẩm quyền đềumang trong đó một nhận thức, tư duy giả định về vụ việc Nhận thức đó có thể đúnghoặc sai tùy vào cách nhìn nhận sự việc từ chủ thể có thẩm quyền đối với từngtrường hợp Do vậy, tinh thần suy đoán đã được thể hiện vào trong phương hướng

Trang 37

giải quyết của các biện pháp ngăn chặn, cụ thể: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữngười trong trưởng hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người có thẩmquyền phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ nếu có đủ căn cứ hoặc trả

tự do ngay cho họ Quy định này bảo đảm sự đúng đắng của chủ thể có thẩm quyềnkhi ra quyết đinh áp dụng pháp luật và phù hợp với tinh thần suy đoán vô tội của Bộluật Bởi lẽ, mọi vấn đề khi không có đủ căn cứ để buộc tội thì phải suy đoán theohướng có lợi cho người bị buộc tội

Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra lệnh giữ, bắt người bị giữ trongtrường hợp khẩn cấp hoặc tạm giữ thì phải được cơ quan VKS phê chuẩn VKSkiểm sát chặt chẻ các căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong một số trườnghợp phải gặp trực tiếp họ để hỏi và xem xét trước khi phê chuẩn Nếu không phêchuẩn thì người đã ra lệnh phải trả tự do ngay cho người bị giữ, tạm giữ Tinh thầncủa SĐVT như một lần nữa lại được khẳng định, mọi quyết định của cơ quan cóthẩm quyền đối với người bị buộc tội luôn phải có căn cứ xác định và phải được tiếnhành theo trình tự thủ tục Hạn chế được sự áp dụng tùy nghi của chủ thể có thẩmquyền Với sự kiểm sát chặt chẽ như vậy, người bị giữ, tạm giữ sẽ được bảo vệquyền lợi một cách chính đáng, hạn chế được tình trạng vi phạm tinh thần SĐVT.Điều này cho thấy sự đối xử công bằng, sự công khai rõ ràng của pháp luật TTHS,vừa bảo đảm pháp luật TTHS được thực thi đúng đắn, không làm oan sai bỏ lọt tộiphạm nhưng vẫn bảo đảm được quyền của cá nhân, con người Pháp luật cho phépcác chủ thể THTT một thời gian để xác định, làm rõ hành vi của người bị buộc tội làcó phạm tội hay không để ra quyết định xử lý, sau thời gian trên nếu không có căn

cứ thì phải trả tự do cho họ Đây không phải là một nội dung mới trong BLTTHS

2015 nhưng qua đó có thể thấy được sự thể hiện của SĐVT trong tinh thần của điềuluật

Thứ ba, Nguyên tắc SĐVT còn được thể hiện dưới góc độ bảo đảm thu thập

chứng cứ Bảo đảm chứng cứ là bảo đảm căn cứ để buộc tội hoặc gỡ tội của người

bị buộc tội và chủ thể buộc tội Đây là một trong những căn cứ quan trọng để có thể

Ngày đăng: 18/12/2019, 20:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Hoài Bắc (2014), Nguyên tắc suy đoán vô tội và những kiến nghị sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, http://noichinh.vn, ngày06/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nguyên tắc suy đoán vô tội và những kiến nghị sửađổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Tác giả: Phạm Thị Hoài Bắc
Năm: 2014
2. Nguyễn Hòa Bình (2016), Tổng quan nội dung lớn sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, http://kiemsat.vn/, ngày 03/4/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan nội dung lớn sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Tác giả: Nguyễn Hòa Bình
Năm: 2016
3. Nguyễn Ngọc Chí (2015), Nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm tranh tụng trong xét xử trong Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi): Bước tiến vượt bậc về quyền con người, http://baobaovephapluat.vn, ngày 02/6/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm tranh tụngtrong xét xử trong Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi): Bước tiến vượt bậc vềquyền con người
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí
Năm: 2015
4. Trần Văn Độ (2018), Tòa án đã đạt được mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, https://congly.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tòa án đã đạt được mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý
Tác giả: Trần Văn Độ
Năm: 2018
5. Trần Văn Độ (2017), Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự - Khái quát các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, Hội thảo Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, ngày 16/12/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự - Kháiquát các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, Hội thảo Bảo đảmquyền con người trong hoạt động tố tụng
Tác giả: Trần Văn Độ
Năm: 2017
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thờigian tới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội:Về việc thi hành Bộ Luật Hình sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội:"Về việc thi hành Bộ Luật Hình sự
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2015
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết số 110/2015/QH13 của Quốc hội: Về việc thi hành Bộ Luật Tố tụng hình sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 110/2015/QH13 của Quốc hội: Về việc thi hành Bộ Luật Tố tụng hình sự
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2015
10. Bùi Tiến Đạt (2015), “ Vì sao ‘suy đoán có tội’ phổ biến?”, https://vietnamnet.vn/, ngày 20/6/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao ‘suy đoán có tội’ phổ biến
Tác giả: Bùi Tiến Đạt
Năm: 2015
11. Nguyễn Thị Trường Giang (2018), Một số biểu hiện vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội trong báo chí hiện nay, https://kiemsat.vn/, ngày 02/5/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biểu hiện vi phạm nguyên tắc suyđoán vô tội trong báo chí hiện nay, "https://kiemsat.vn/, "ngày
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Giang
Năm: 2018
13. Đinh Thế Hưng, Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xử của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” http://tks.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xử của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam”
14. Phạm Mạnh Hùng (2012), Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, http://tks.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Phạm Mạnh Hùng
Năm: 2012
15. Nguyễn Lê (2015), Giám sát oan sai: Có những điều không ngờ?, http://vneconomy.vn, ngày 10/4/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát oan sai: Có những điều không ngờ
Tác giả: Nguyễn Lê
Năm: 2015
20. Đinh Văn Quế (2012), Có cần ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội?, http://toaan.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có cần ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội
Tác giả: Đinh Văn Quế
Năm: 2012
23. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1988
24. Quốc hội (1989), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1989
25. Quốc hội (1990), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1990
26. Quốc hội (1991), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1991
28. Quốc hội (1992), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1992

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w